Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết vỏ quả cà tím (solanum melongena l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 45 trang )

-1-

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

-------  -------

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT
TRONG DỊCH CHIẾT VỎ QUẢ CÀ TÍM
(Solanum melongena L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Tiến
Lớp: 08CHD

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-2-

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cà tím được xem là một loại rau quả ăn được ưa chuộng, thuộc họ Cà, trái
dạng dài và có màu tím. Cà tím được dùng rất phổ biến trong dân gian và chế biến
rất nhiều món ăn ngon như: món Cà nướng sốt hành, Cà chiên, nước sốt,.. Ngồi ra


Cà tím cịn dùng để chữa bệnh như: chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị
bệnh thận, lợi tiểu, chữa viêm gan vàng da, chữa viêm phế quản cấp, táo bón, căng
thẳng thần kinh, động kinh, làm giảm cholesterol trong máu, trợ tim…
Cà tím - tên khoa học là Solanum melongena L., thuộc giới Plantae, bộ
Solanales, họ Cà (Solanaceae), chi Solanum, loài S. melongena. Tên khác: Cà dái
dê, Cà dê, Cà tím dài, Eggplant, Aubergine,…
Cà tím có nguồn gốc từ Ấn Độ và được nhập vào Châu Âu từ thế kỷ XV,
hiện nay được trồng phổ biến ở các vùng phía Nam Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.
Ở nước ta được trồng từ lâu đời và trồng phổ biến ở khắp cả nước.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu chiết xuất, hoạt tính chữa bệnh và ứng
dụng của Cà tím. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi như: Nghiên cứu của
Viện Sinh học của Đại học bang São Paulo tại Brazil đã cho thấy Cà tím có hiệu
quả trong điều trị cholesterol máu cao; cơng trình nghiên cứu của Viện Đại học
Massachusetts của Mỹ về chất chiết từ Cà tím có tác dụng ức chế men α – amylase
tụy và α – glucosidase là 2 men có tác dụng thoái biến tinh bột và chuyển hoá thành
glucose; nghiên cứu của Liz Applegate về Cà tím có tác dụng tốt cho tim hoạt động;
các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong Cà tím
cũng có nicotin; các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng
Cà tím là loại rau củ có lượng vitamin PP kỷ lục; nghiên cứu của các nhà khoa học
Nhật Bản về Cà tím có khả năng phịng ngừa bệnh ung thư do chứa nhiều chất
chống ơxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ở trong nước
có cơng trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của Cà tím như: G.S Đỗ Tất Lợi
với cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; TS. Trương Thị Dẹp với
“Thực vật dược”,…

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN



-3-

Nhận thấy những ứng dụng to lớn của Cà tím trong chữa bệnh do đó việc
nghiên cứu để xây dựng một qui trình chiết tách các hợp chất từ vỏ quả cà tím, từ đó
xác định thành phần và những hoạt tính sinh học của nó là một vấn đề cần thiết. Vì
lý do trên tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa
học các hợp chất trong dịch chiết vỏ quả Cà tím (Solanum melongena L.)”, nhằm
góp phần nâng cao giá trị khoa học và giá trị sử dụng của cây Cà tím trong y học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Vỏ quả Cà tím nghiên cứu được lấy ở khu trồng hoa màu tại thơn Quảng
Huế, xã Đại Hịa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng qui trình chiết tách các hợp chất hố học có trong dịch chiết vỏ quả Cà
tím.
- Xác định thành phần hố học, cấu trúc các hợp chất hóa học có trong dịch chiết vỏ
quả Cà tím và hoạt tính sinh học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lí thuyết
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài.
- Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô, các anh các chị học viên cao học,
các bạn cùng ngành.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu
- Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định độ ẩm
- Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng tro
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng các kim
loại nặng trong vỏ quả Cà tím
- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS để:
+ Khảo sát dung môi chiết

+ Khảo sát các điều kiện chiết tối ưu: Tỉ lệ R-L, thời gian chiết
- Chiết bằng phương pháp chiết soxhlet

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-4-

- Phương pháp sắc ký khí kết nối khối phổ GC-MS nhằm xác định thành phần hóa
học các hợp chất trong các dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những thơng tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành phần
hóa học các hợp chất có trong vỏ quả Cà tím được lấy tại Quảng Huế, Đại Lộc,
Quảng Nam.
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm giúp cho việc ứng dụng vỏ quả Cà tím ở phạm vi rộng một cách khoa học.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng vỏ quả Cà
tím.
- Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên.
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 44 trang trong đó có 9 bảng và 21 hình. Phần mở đầu (3 trang),
kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (1 trang) và phần phụ lục. Nội
dung của đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1- Tổng quan (18 trang)
Chương 2- Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (2 trang)
Chương 3- Kết quả và thảo luận (18 trang)


SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-5-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu quả Cà tím [1], [2], [3], [4], [5], [7], [8], [12], [13]
1.1.1. Đặc tính sinh thái
1.1.1.1. Tên gọi [1], [2], [3], [4], [13]
- Tên khoa học: Solanum melongena L., tên này có nguồn gốc từ một tên gọi trong
tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống Cà tím.
- Tên khác: Cà tím dài, Cà Dái Dê, Cà Dê, Nuy qua, Eggplant (Hoa Kỳ, Australia
và Canada), Aubergine (Anh), Ngồi ra cịn có tên gọi là “Người đàn ơng nghèo của
thịt” vì Cà tím giàu chất dinh dưỡng.
1.1.1.2. Vị trí phân loại [4]
Giới (regnum)

Plantae

(khơng phân hạng)

Angiospermae

(khơng phân hạng)

Eudicots


(khơng phân hạng)

Asterids

Bộ (ordo)

Solanales

Họ (familia)

Solanaceae

Chi (genus)

Solanum

Lồi (species)

S. melongena

1.1.1.3. Phân bố, trồng hái [3], [4], [7], [12], [13]
- Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Cà tím được nhập vào Châu Âu từ thế kỷ XV, nay
được trồng phổ biến ở các vùng phía Nam Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Ở Việt
Nam được trồng từ lâu đời và trồng phổ biến ở khắp cả nước.
- Cà tím có thời gian sinh trưởng thơng thường 50-60 ngày và trồng được quanh
năm. Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy khơng nên trồng vào
mùa mưa vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian cây cho thu hoạch.

SVTH: LÊ VĂN TIẾN


GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-6-

- Thu hái: kể từ khi gieo đến 50 – 60 ngày có thể thu hoạch. Cứ 2 - 3 ngày thu hái 1
lần.
1.1.2. Đặc tính thực vật [1], [4], [8], [13]
- Thân tiết diện tròn, thân non màu lục hay lục tím và đầy lơng phân nhánh hình
sao, thân già nâu xám, nhiều nốt sần. (hình 1.1)
- Lá đơn, mọc so le, đoạn mang hoa có hiện tượng lơi cuốn lá nên mỗi mấu có một
lá to và một lá nhỏ. Phiến lá dài 8-18 cm, ngang 6-10 cm, hai mặt đầy lông mịn, mặt
trên màu lục sậm hơn mặt dưới, đầu thuôn nhọn, đáy không đối xứng, hai bên lệch
một đoạn 5-20 mm; bìa có thùy cạn hình lơng chim; gân hình lơng chim nổi rõ ở
mặt dưới, mặt trên gân giữa màu lục hay tím.
- Cuống lá dài 2-4 cm, hình trụ, mặt trên hơi phẳng, đầy lơng mịn.
- Cụm hoa ngồi nách lá, thường ở đoạn phía trên của lóng, gồm 1 hoa ở gốc đính
sát vào thân (hoa gốc), 2 hay 3 hoa còn lại phía trên (hoa ngọn) xếp thành xim ngắn
trên một cuống dài 10-20 mm, màu lục tím, đầy lơng mịn. Hoa gốc và hoa
ngọn giống nhau ở phần lớn các đặc điểm, nhưng cũng có những điểm khác biệt.
- Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu tím, cuống màu lục tím, cong hướng xuống phía
dưới, đầy lơng mịn. Lá đài 5, màu lục tím, mặt ngồi đầy lơng mịn, có một gân dọc
ở giữa nổi rõ, dính nhau khoảng một nửa phía dưới thành ống hình chén có 5 cạnh;
phía trên chia thành 5 phiến hình tam giác, đều nhau, ngang 2 mm, phía đầu thn
hẹp, tiền khai van. Cánh hoa 5, dính nhau phía dưới thành ống ngắn, hẹp và màu
lục, phía trên loe rộng và màu tím. Phần loe rộng đầy lơng mịn ở mặt ngồi, gồm 2
phần: phần dưới do các phiến dính nhau, phần trên chia thành 5 phiến rời hình bầu
dục đầu nhọn, tiền khai van, giữa phiến có một phần dọc màu tím nhạt hơn, ngang
3-5 mm, giữa phần tím nhạt này có một gân dọc màu tím sậm.

- Khi hoa nở phần loe rộng xịe ra xếp vng góc với phần hẹp của ống tràng (kiểu
tràng hình bánh xe). Nhị 5 rời dài bằng nhau, đính ở đáy ống tràng và xếp xen kẽ
với cánh hoa. Chỉ nhị vàng nhạt, nhẵn; bao phấn thuôn, vàng sậm, xếp chụm vào
nhau thành một ống thẳng đứng bao quanh vịi nhụy, hạt phấn mở có một rãnh dọc
ở giữa. Lá noãn 2 và đặt lệch so với mặt phẳng đối xứng của hoa, màu vàng nhạt,
hình bầu dục, rất lồi; bầu trên, trắng ngà, gần cầu, phía đầu có lơng trắng thưa, có 4

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-7-

thùy; vịi nhụy 1, hình sợi, thẳng, đầy lơng mịn màu trắng; đầu nhụy 1 có hình cầu,
màu lục sậm, chia 2 thùy cạn.
- Quả mọng đơn lẻ, thn, phía đầu nhỏ hơn phía đáy, dài 17-19 cm hay hơn, đường
kính 4-5 cm hay hơn, vỏ láng bóng, màu tím sậm khi chín; cuống dài 4-5 cm hay
hơn; lá đài đồng trưởng trên quả, dày, dài 3 cm. (hình 1.2)
- Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn, hình dĩa, có một đường viền màu vàng nhạt xung quanh
bìa.

Hình 1.2. Quả Cà tím

Hình 1.1. Cây Cà tím

1.2. Tổng quan về thành phần hóa học [1], [5], [8], [12], [13]
- Trong cây có chứa -amino-4-ethyl glyoxalin

- Lá chứa 1,2,3,4-tetrahydroxunortropan, 4-ethyl-1,2-benzenediol carpestin, bsitosterol, solasodin, solamargin, solasonin, acid ursolic.....

- Quả Cà tươi chứa khoảng 90% nước, protit (0-1,4%), chất béo (0,05-0,10%),
vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3. Ngồi ra đã tìm thấy trong Cà tím có acid
cafeic, cholin và trigonellin.
- Màu tím của Cà do các sắc tố anthoxynozit chủ yếu là chất violanin thủy phân
thành 2 phân tử glucoza, rhamnoza và ete p.cumaric của delphinidol.
- Hạt chứa diosgenin, togenin, melongosid L.M.N.O.P (steroid saponin),…
H3C

O
NH2

N

OH

S
+

N

N

Cl
NH2

-

CH3

N


Niacinamide (B3)

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

Vitamin B1

Anthocyanin

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-81.3. Tổng quan về tác dụng sinh học, công dụng [1], [3], [5], [6], [8], [10], [12],

[13], [14]
1.3.1. Tác dụng sinh học của quả Cà tím
 Tác dụng chống oxy hóa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra chất chống oxyhố violantine trong Cà dái dê cũng tham gia ngăn chặn sự oxy-hóa lipoprotein
LDL.
 Tác dụng chống ung thư máu
Riêng với giống Cà tím (Cà dái dê) ở phương Tây người ta cũng đã nghiên
cứu nhiều và được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP
cao nhất. Có tài liệu nói vitamin PP chứa trong cà tím là 72g. Người ta còn phát
hiện vitamin E trong cà và hàm lượng các chất khoáng thường cao hơn hẳn các loại
rau quả khác. Đặc biệt hơn ở Cà còn chứa chất nightshade soda có tác dụng chống
ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa. Ngay ở Nhật Bản các
chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong Cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất
có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì vậy có ý kiến đã khun
nên sử dụng nước ép Cà tím khi người bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi
phẫu thuật ung thư.

 Tác dụng kháng viêm
Theo y học cổ truyền, Cà tím có vị ngọt, tính lạnh, khơng độc, tác dụng điều
hịa thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng
chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ
rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi…
 Tác dụng khử béo
Tại Áo, nhóm chuyên gia Trường đại học Graz đã chứng minh tác dụng khử
chất béo của loại Cà tím, được thể hiện rõ khi sử dụng cà tím với các thức ăn động
vật. Cà tím cịn tác dụng chống ứ đọng cholesterol và urê huyết nên rất có lợi trong
điều trị các bệnh tim mạch, chứng huyết áp cao, béo phì vì cho năng lượng thấp (ví
dụ như Cà pháo trong 1kg chỉ cho 24,4 kcalo hay Cà bát là 441 kcalo, Cà dái dê 454
kcalo), đái tháo đường, thống phong (gout).

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-9-

 Tác dụng giảm cholesterol trong máu
Tại Hoa Kỳ, một tạp chí có đăng tải bài “12 cách giảm cholesterol trong
máu” đã xếp ăn Cà là biện pháp hàng đầu. Người ta đều xác nhận rằng cà tím có tác
dụng kích thích tiết mật và tụy khiến khả năng tiêu hóa được tăng cường, lại giúp
nhuận tràng, giải độc, có lợi cho bệnh gan mật. Ngồi ra cịn có cơng hiệu lợi tiểu,
chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh thận. Trong thực nghiệm
cũng cho thấy khi động vật được uống nước ép Cà tím thì gây động kinh nhân tạo
đã không phát bệnh. Bởi thế người ta khuyên những người dễ bị kích động tâm thần
mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng nên uống 1 ly nhỏ nước ép Cà tím.
 Tác dụng làm chậm chuyển hóa một số thuốc mê và thuốc giãn cơ trong phẫu

thuật
Trong Hội nghị các nhà gây mê của Hoa Kỳ tại Orlando vào tháng 10/1998
cũng đã thông báo rằng: Nếu người bệnh ăn nhiều Cà tím, Cà chua, khoai tây, sẽ
làm chậm chuyển hóa một số thuốc mê và thuốc giãn cơ trong phẫu thuật, do các
glycoalcaloid của họ Cà (Solanaceae) đã gây ức chế các men acetylcholinesteraza
và butylcholinesterase là những men làm giảm hóa thuốc mê.
 Tăng tiết dịch tiêu hoá.
Cà dái dê làm tăng tiết mật và dịch tụy, giúp tiêu hoá thức ăn. Cholesterol
trong mật nhũ hố chất béo để có thể hấp thụ qua thành ruột. Trypsin trong dịch tụy
thủy phân protein thành albumin và aminoacid. Mật cịn làm tăng nhu động ruột.
1.3.2. Cơng dụng – Cách dùng
1.3.2.1. Cơng dụng
Người ta thường dùng Cà tím trong trường hợp thiếu máu, tạng lao (tràng
nhạc), táo bón, giảm niệu, tim dễ kích thích; cũng dùng chữa các chứng xuất huyết
(đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, tiểu ra máu, lỵ ra máu), chữa sưng tấy, làm
giảm cholesterol trong máu, giúp ăn ngon, trị đau gan, trợ tim. Lá trị viêm phế quản,
bí tiểu; trênin vitro, chống siêu khuẩn R.D; dùng ngoài đắp để làm dễ chịu các vết
bỏng, áp xe, bệnh nấm, trĩ. Hột lợi đàm, trị hen suyễn và ho khan. Rễ trị suyễn,
phấn khích. Delphinidin (trong quả) chống giai đoạn truyền lan của ung thư
fibrosarcom HT-1080

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-10-

1.3.2.2. Cách dùng:
 Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng

Lấy quả Cà già bổ ra phơi khơ trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn,
ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.
 Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu
Lấy quả Cà già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa
với giấm pha loãng
 Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón
Lấy Cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Sau
trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi
ngày ăn một lần, cần ăn 5-7 ngày liền.
 Chữa ho lâu năm khơng khỏi
Cà tươi 30-60g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày
ăn 2 lần (theo Ẩm thực phương Đông trị bệnh của Hồng Minh Viễn năm 1998 của
Trung Quốc).
 Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da)
Lấy Cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
 Chữa bệnh ngoài da và niêm mạc
Bầm máu, lở loét, chảy máu ở lợi, chín mé ở tay, nứt đầu vú, lấy quả cà đốt
thành than rồi tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
 Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí Tropical doctor tháng 4/1982)
Lấy quả Cà khơ và quả me chín, cả hai thứ lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml
nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.
 Chữa táo bón
Đơng y cho rằng táo bón có nhiều nguyên nhân nhưng thường do âm suy nên
rút hết nước vào cơ thể, phân khô cứng.Chất xơ làm phân tăng thể tích và khơng
đóng tảng. Chất nhầy làm phân trơn nhuận. Người âm suy và táo bón thì da khơng
trơn nhuận. Nếu chỉ dùng mỹ phẩm chăm sóc cái vỏ ngồi mà khơng ngăn chặn táo
bón thì da không thể mịn màng tươi mát.

SVTH: LÊ VĂN TIẾN


GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-11-

 Giảm cholesterol, giảm thân trọng
Gan tiết mật, cholesterol là thành phần quan trọng cuả mật. Ruột có cholesterol
cuả mật và trong thực phẩm (thịt, trứng). - Chất béo cần nhờ cholesterol nhũ hoá
mới ngấm được vào máu. Chất nhày cuả cà dái dê ngoại hấp cholesterol. Chất này
bị khoá hoạt tính nên khơng hồn thành chức năng, chất béo khơng được nhũ hố
nên ở lại ruột. Cả cholesterol và chất béo lưu lại trong ruột để rồi di chuyển xuống
ruột già và bài xuất theo phân. Cơ thể không được tiếp tế cholesterol và chất béo,
chẳng những thế mật còn kéo theo cholestrol. Kết quả là cholesterol và chất béo
trong máu đều giảm. Ăn Cà dái dê chính là cách giảm cholesterol-huyết và
triglycerid-huyết an toàn nhất. Một quả cà tím nướng có khả năng hấp thụ 83g chất
béo trong 70 giây, cao gấp 4 lần khoai.
Không được tiếp tế thêm, cơ thể tiêu thụ mỡ dự trữ nên thân trọng giảm. Điều
cần biết là nên giảm thân trọng từ từ để cơ thể co thới gian thích nghi. Nếu giảm cân
nhanh thì sẽ lên cân trở lại mấy hồi. Thân trọng tăng giảm nhanh và nhiều lần sẽ
gây xáo trộn sinh lý.
 Chữa cao huyết áp, tiểu đường, mập phì
Cà dái dê có khả năng sinh nhiệt thấp kèm với chất xơ và chất nhày nên giảm
cân tốt. Nên thêm cà dái dê vào thực đơn cuả ngườii mập phì, cao huyết áp, tiểu
đường.
 Phụ trị bệnh tim mạch
Chất béo không tan trong huyết tương nên phải núp dưới dạng kết hợp với
cholesterol và apoprotein gọi là lipoprotein. Lipoprotein lại chia ra nhiều loại nhưng
chỉ có 2 loại làm chúng ta lưu tâm là lipoprotein LDL (low density) và HDL (hignh
density). Lipoprotein LDL dư thưà (nhân dân gọi là máu nhiễm mỡ) dễ bị oxy-hoá,
tăng kết đọng tiểu cầu (tạo cục máu) và gây xơ động mạch. Động mạch bị giòn

cứng và giảm khẩu độ, dẫn tới cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Nếu tảng
xơ động mạch hoặc cục máu di chuyển tới tim gây gây đột tử (nhân dân gọi là chết
không kịp ngáp), nếu lên não sẽ gây tai biến não. Chất nhày cuả cà dái dê làm giảm
triglycerid và cholesterol cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các tài liệu cuả
Đại học Berkeley, Johns Hopkins, Harvard, Tufts gần đây còn cho biết, thực đơn

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-12-

nhiều chất xơ và kali cũng giảm nguy cơ đột tử và tai biến não (xem bài Chuối,
Món ăn-bài thuốc q5). Chất chống oxy-hoá (violantine) trong cà dái dê cũng tham
gia ngăn chặn sự oxy-hóa lipoprotein LDL.
 Thơng tiểu và thải urê
Thực đơn nhiều thịt làm tăng urê-huyết. Purine trong thịt và đậu nành tích tụ
gây bệnh thống phong với triệu chứng đau khớp ; điểm đau di chuyển từ khớp này
sang khớp khác chứ khơng ở một vị trí như bệnh thấp khớp. Cà dái dê thông tiểu,
tăng thải urê và acid uric.
 Điều trị bệnh dạ dày
Lượng chất nhầy trong Cà tím cịn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày.
Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng Cà tím phơi khơ làm thuốc giảm
đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng Cà tím để chữa đau
bụng do tiêu hóa.
 Phịng chống ban tía ở người già
Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban
tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn
Cà tím.

 Giúp bỏ thuốc lá
Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong
Cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g Cà tím có hiệu quả tương tự
như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà
tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.
 Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hơi miệng
Chế kem Cà tím: Muối trộn Cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất
3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy Cà ra để ráo nước phơi
trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần
dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột Cà đổ lên bàn chải để đánh
răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).
1.4. Các phương pháp kĩ thuật
1.4.1. Các phương pháp phân hủy mẫu phân tích

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-13-

Muốn phân tích một chất nào đó, trước hết ta phải chuyển chất đó vào dung
dịch, đặc biệt đối với đối tượng phân tích là chất rắn.Có 2 cách chuyển vào dung
dịch: Phương pháp “ướt” và phương pháp “khô”.
Phân loại:
1. Phương pháp “ướt”
2. Phương pháp “khô”
3. Phương pháp thủy nhiệt
4. Phương pháp clo hóa
5. Phương pháp vơ cơ hóa các chất hữu cơ

Để xác định các nguyên tố vô cơ trong các hợp chất hữu cơ trong cơ thể
động vật, thực vật, muốn chuyển hợp chất hữu cơ vào dịch, trước hết ta phải chuyển
các chất đó thành chất vơ cơ. Cách đó gọi là vơ cơ hóa.
 Vơ cơ hóa theo đường lối “khơ”:
Cách này thường dùng và đơn giản nhất. Ta đem nung mẫu ở 400-550oC
trong chén platin hay thạch anh, các chất hữu cơ bị đốt cháy, trong tro cịn lại các
chất vơ cơ khó bay hơi. Cần chú ý rằng trong quá trình nung sẽ mất một số nguyên
tố do bay hơi như các halogen, thủy ngân, lưu huỳnh…cũng có thể chỉ cần đốt cháy
các chất hữu cơ trong bình kín, dưới áp suất cao hoặc phân hủy bằng cách nung
chảy đối với chất vô cơ, nhưng phải thêm chất oxi hóa như : KNO3, Na2O2.
 Vơ cơ hóa bằng đường lối “ướt “:
Cách này ít dùng vì khơng thuận tiện, nó chỉ dùng khi khơng dùng lối khơ
được. Có thể phân hủy hợp chất hữu cơ bằng H2SO4 đặc, hỗn hợp H2SO4+HNO3…
hoặc thêm H2O2, KMNO4 để làm tăng nhanh q trình phân hủy.
 Vơ cơ hóa bằng lối khơ ướt kết hợp: là sự kết hợp của 2 phương pháp vơ cơ
hóa theo đường lối “khơ” và vơ cơ hóa bằng đường lối “ướt “.
1.4.2. Phương pháp chiết
1.4.2.1. Giới thiệu chung
Chiết là dùng dung môi thích hợp có khả năng hịa tan chất đang cần tách và
tinh chế để tách chất đó ra khỏi mơi trường rắn hoặc lỏng khác. Thường người ta
dùng một dung mơi sơi thấp và ít tan trong nước (vì các chất hữu cơ cần tinh chế

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-14-

thường ít tan trong nước), chất đó sẽ chuyển phần lớn lên dung mơi và ta có thể

dùng phễu để tách riêng dung dịch thu được ra khỏi nước.
Bằng cách lặp đi lặp lại việc chiết một số lần, ta có thể tách hồn tồn chất
cần tinh chế vào dung mơi đã chọn, sau đó cất loại dung mơi và cất lấy chất tinh
khiết ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Người ta cũng thường chiết từ một hỗn hợp rắn bằng một dung môi hoặc hỗn
hợp dung môi với một dụng cụ chuyên dùng đặc biệt gọi là bình chiết Soxhlet.
Dung mơi được đun nóng, cho bay hơi liên tục chảy vào bình chứa hỗn hợp cần
chiết tách, nó sẽ hòa tan chất rắn cần tinh chế và nhờ một ống xiphong, dung dịch
chảy xuống bình cầu bên dưới, dung môi nguyên chất lại tiếp tục được cất lên. (hình
1.3).

Hình 1.3. Bộ chiết soxhlet
1.4.2.2. Kĩ thuật chiết soxhlet
 Nguyên tắc:
Chiết soxhlet là một kiểu chiết liên tục đặc biệt thực hiện nhờ một trang thiết
bị của nó. Kiểu chiết này cũng giống như kiểu chiết lỏng –lỏng nên về bản chất của
sự chiết vẫn là định luật phân bố chất trong 2 pha không trộn vào nhau. Song ở đây
pha mẫu là ở trạng thái lỏng, bột, hoặc dạng mảnh hoặc dạng lá. Cịn dung mơi chiết
(chất hữu cơ) là dạng lỏng.
Ví dụ: chiết lấy tinh dầu melton từ lá cây bạc hà bằng dung môi hữu cơ nhexan hay benzen. Chiết các thuốc trừ sâu hoặc bảo vệ thực vật trong mẫu rau quả,
mẫu đất bằng n-hexan. Vì thế đây là kiểu chiết của hệ chiết có thể là cả đồng thể và
dị thể, mà chất phân tích nằm trong mẫu rắn, bột, lá, sợi…
 Các trang thiết bị và ví dụ:

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-15-


Trang thiết bị của kỹ thuật chiết soxhlet là 2 loại:
1. Hệ soxhlet thường và đơn giản
2. Hệ soxhlet tự động (Auto-soxhlet)
Cách chiết theo hệ (1) là đơn giản vận hành bằng tay. Còn cách (2) là vận
hành một cách tự động. Kĩ thuật này chủ yếu sử dụng để chiết tách chất hữu cơ nằm
trong pha rắn hay bột hay mảnh nhỏ, hay các vật liệu khô (lá cây). Vì thế nên nó là
hệ chiết dị thể.
Ví dụ: Chiết soxhlet thường lấy một số hóa chất bảo vệ thực vật từ mẫu rau quả:
Lấy 10g mẫu đã được nghiền nhỏ và trộn đều vào cốc chiết của hệ chiết. Thêm 2530g Na2SO4 khan, 30ml dung mơi chiết n-hexan có 20% Cl2H2. Sau đó tiến hành
chiết trong 180 phút.
Kĩ thuật này có ưu điểm là chiết triệt để nhưng những điều kiện chiết phải
nghiêm ngặt thì mới có kết quả tốt. Vì thế hệ thống vận hành chiết tự động cho kết
quả tốt hơn nhưng phải có hệ thống trang bị hồn chỉnh. Nó thích hợp chiết các chất
hữu cơ từ các đối tượng mẫu khác nhau. Chất phân tích có trong mẫu rắn, bột, mẫu
xốp khơ (lá cây)…kĩ thuật này được ứng dụng chủ yếu để tách các hợp chất hữu cơ
từ mẫu lá cây, rau quả hoặc mẫu đất như ví dụ trên.
1.5. Phương pháp phân tích vật lý
1.5.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
1.5.1.1. Giới thiệu phương pháp
Đây là phương pháp phân tích dựa trên sự so sánh độ hấp thụ bức xạ đơn sắc
(mật độ quang) của dung dịch nghiên cứu với độ hấp thụ đơn sắc (mật độ quang)
của dung dịch tiêu chuẩn có nồng độ xác định.
Phương pháp này được dùng chủ yếu để xác định lượng nhỏ các chất, tốn ít
thời gian so với phương pháp khác. Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích
định tính: Vì một dung dịch màu chỉ hấp thụ những tia sáng có bước sóng nhất định
(max).
Theo nguyên tắc chung, để xác định một chất bất kì, ta có thể tìm cách đo
một tín hiệu bất kỳ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với chất đó. Phương pháp
phân tích đo quang có nhiệm vụ nghiên cứu cách xác định các chất dựa trên việc đo


SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-16-

đạc những tín hiệu bức xạ điện từ và tác dụng tương hỗ của bức xạ này với chất
nghiên cứu.
Các phương pháp phân tích đo quang cổ điển chỉ mới dựa trên quan hệ của
những ánh sáng khả kiến –VIS tức là vùng bức xạ nhạy cảm với mắt người có bước
sóng 400nm-700nm) với chất nghiên cứu nên vẫn được gọi là phương pháp so màu.
Ngày nay, phương pháp phân tích đo quang dùng để khảo sát cả một vùng
bức xạ điện từ rộng lớn từ tử ngoại (có vùng bước sóng từ 10nm) đến hồng ngoại
(10-2 cm), và có thể tới các vùng có bước sóng bé hơn nữa (như ở các phương pháp
phổ tia X hoặc các vùng có bước sóng lớn hơn nữa (như ở các phương pháp cộng
hưởng spin-electron-miền sóng viba-và cộng hưởng từ hạt nhân).
Lưu ý: Để một hơp chất có màu, khơng nhất thiết bước sóng nhất định của nó phải
nằm vùng khả kiến mà chỉ cần cường độ hấp thụ ở vùng khả kiến đủ lớn. Nói một
cách khác tuy cực đại của vân hấp thụ nằm ngoài vùng khả kiến nhưng do hấp thụ
trãi rộng sang vùng khả kiến nên hợp chất vẫn có màu. Tất nhiên để có được sự hấp
thụ thấy được ở vùng khả kiến thì bước sóng nhất định của chúng phải gần với vùng
ranh giới của vùng khả kiến.
Phương pháp này cho phép nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử và
sự hấp thụ bức xạ do đó dẫn tới làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu tạo và màu sắc
của các chất.
1.5.1.2. Kĩ thuật thực nghiệm
Những bộ phận chủ yếu của máy phổ UV-VIS là: Nguồn phát xạ bức xạ, bộ
tạo đơn sắc, bộ phận chia chùm sáng, bộ phận đo và so sánh cường độ ánh sáng rồi

chuyển thành tín hiệu điện (detectơ) và bộ phận ghi phổ (hình 1.4).
Sơ đồ khối tổng quát của một thiết bị đo quang như sau:

Nguồn
bức xạ
liên tục

Bộ phận
tạo tia
đơn sắc

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

Cuvet
đựng
dung dịch

Detectơ

Chỉ thị
kết quả

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-17-

Hình 1.4. Máy đo phổ UV-VIS
Để phát bứt xạ tử ngoại ta dùng đèn detectơ, còn để phát bức xạ khả kiến
người ta dùng đèn W/I2. Bộ tạo đơn sắc (thường dùng lăng kính thạch anh hoặc

cách tử) có nhiệm vụ tách riêng từng dãi sóng hẹp (đơn sắc). Bộ phận chia chùm
sáng sẽ hướng chùm tia đơn sắc luân phiên đi tới cuvet đựng dung dịch mẫu và
cuvet đựng dung mơi. Bộ phận phân tích (detectơ) sẽ so sánh cường độ chùm sáng
đi qua dung dịch (I) và đi qua dung mơi (I0). Tín hiệu quang được chuyển thành tín
hiệu điện. Sau khi được phóng đại, tín hiệu sẽ được chuyển sang bộ phận tự ghi để
vẽ đường cong sự phụ thuộc của lg I0/I vào bước sóng. Nhờ sử dụng máy vi tính, bộ
tự ghi cịn có thể chia ra cho những số liệu cần thiết như giá trị max, min cùng với
giá trị độ hấp thụ A(D).
Cơ sở của phương pháp phân tich quang phổ là định luật Lămbe-Bia:
A= lg(I0/I)= lC
Trong đó:

A là độ hấp thụ (cịn gọi là mật độ quang và kí hiệu là D)
C là nồng độ chất tan tính ra mol/lit
l là bề dày cuvet đựng mẫu tính ra đơn vị cm
 là hệ số hấp thụ mol đặc trưng cho cường độ hấp thụ của chất nghiên

cứu ở bước sóng đã cho. Khác với vùng hồng ngoại, ở vùng tử ngoại - khả kiến định
luật Lămbe-Bia được tuân thủ vì vậy giá trị  thường được xác định chính xác và có
tính lặp lại.
Dung môi dùng để đo UV-VIS phải không hấp thụ ở vùng cần đo. Để nghiên
cứu vùng tử ngoại gần người ta dùng các dung môi như n-hexan, xyclohexan,
methanol, etanol, nước…là những chất chỉ hấp thụ ở vùng tử ngoại xa. Khi quan

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-18-


tâm đến sự hấp thụ ở vùng khả kiến thì ngồi các dung mơi kể trên có thể dùng các
dung mơi khơng màu bất kì như chloroform, dioxan, benzen. Dung môi để đo UVVIS phải được tinh chế cẩn thận, vì một lượng chất nhỏ tạp chất cũng làm sai lệch
kết quả nghiên cứu.
1.5.2. Phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS
1.5.2.1. Đặc điểm của phổ AAS
Nếu ta chiếu một chùm tia sáng có bước sóng xác định vào đám hơi
nguyên tử thì các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng ứng đúng
với những tia bức xạ mà có thể phát ra được trong quá trình phát xạ. Phổ sinh ra
trong quá trình này gọi là phổ hấp thụ nguyên tử.
Nghiên cứu sự phụ thuộc cường độ một số vạch phổ hấp thụ của một nguyên
tố vào nồng độ C của nguyên tố đó trong mẫu phân tích, người ta nhận thấy trong
vùng nồng độ C nhỏ, mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ hấp thụ và số nguyên tử
của nguyên tố tuân theo định luật Lămbe-Bia: D= lC.
1.5.2.2. Nguyên tắc của phép đo AAS
Trên cơ sở của sự xuất hiện phổ hấp thụ nguyên tử, chúng ta thấy phổ hấp
thụ nguyên tử chỉ sinh ra được khi nguyên tử tồn tại ở trạng thái khí tự do và trong
mức năng lượng cơ bản. Do vậy, muốn thực hiện được phép đo AAS cần phải thực
hiện các cơng việc sau:
1. Hóa hơi mẫu phân tích, đưa vật mẫu về trạng thái khí.
2. Nguyên tử hóa đám hơi đó, tức là phân ly các phân tử để tạo ra các đám hơi
các nguyên tử tự do của các nguyên tố cần phân tích ở trong mẫu có khả năng
hấp thụ bức xạ đơn sắc. Hai cơng việc này được gọi là q trình ngun tử hóa
mẫu. Đây là giai đoạn quan trọng nhất và ảnh hưởng đến quyết định kết quả của
phép đo AAS vì nó tạo ra mơi trường hấp thụ ngun tử của phép đo.
3. Chọn nguồn phát tia sáng có bước sóng phù hợp với nguyên tố phân tích (bức
xạ cộng hưởng) và chiếu vào đám hơi đó, như vậy phổ hấp thụ sẽ xuất hiện.
4. Thu toàn bộ chùm sáng sau khi đi qua môi trường hấp thụ, phân ly chúng
thành phổ và chọn 1 vạch phổ cần đo của nguyên tố phân tích để hướng vào khe
đo, để đo cường độ của nó.


SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-19-

5. Thu và ghi lại kết quả đo của cường độ vạch phổ hấp thụ bằng thiết bị ghi và
xử lý thích hợp.
1.5.2.3. Trang thiết bị của máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
1. Nguồn đơn sắc: là nguồn phát ra chùm bức xạ đơn sắc của nguyên tố cần
phân tích, nguồn này sẽ chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do và nó phải thõa mãn các
yêu cầu sau:
- Nguồn phát ra tia sáng bức xạ đơn sắc phải là các tia bức xạ nhạy của
nguyên tố phân tích. Chùm tia phát xạ phải có cường độ ổn định, lặp lại được nhiều
lần đo khác nhau trong cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần
thiết cho mỗi phép đo.
- Phải tạo ra được chùm tái phát xạ thuần khiết, chỉ bao gồm một số vạch
nhạy của ngun tố phân tích, phổ nền của nó phải khơng đáng kể.
- Phải có cường độ cao nhưng bền theo thời gian.
2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích
Bộ phận ngun tử hóa mẫu chuyển mẫu cần phân tích từ trạng thái ban đầu
thành dạng hơi của các nguyên tử tự do dưới tác dụng của nhiệt độ. Đám hơi của
nguyên tử tự do này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ
nguyên tử.
3. Hệ quang học và detectơ
Phần này có nhiệm vụ thu, phân ly toàn bộ phổ của mẫu và chọn vạch phổ
hấp thụ cần đo để hướng vào nhân quang điện (detectơ) để đo cường độ của vạch
phổ, khuếch đại và đưa ra bộ phận chỉ thị kết quả. Như phần này có 2 bộ phận: hệ

quang và hệ điện tử.
4. Bộ phận chỉ thị kết quả đo phổ AAS:
Bộ phận này có thể là 1 điện kế chỉ năng lượng hấp thu của vạch phổ,hay 1à
máy tự ghi để ghi lại cường độ vạch phổ dưới dạng các pic, có thể là máy hiện số
digital hay máy in (printer) để in ngay kết quả đo trên giấy.
Đây là 4 bộ phận cơ bản quan trọng của 1 hệ thống máy đo phổ AAS (hình
1.5).

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-20-

Hình 1.5. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
1.5.3. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ GC-MS
1.5.3.1. Phương pháp sắc ký khí (GC)
Sắc ký khí là một trong những phương pháp quan trọng nhất hiện nay dùng
để tách, định lượng, xác định cấu trúc các chất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
Sắc ký khí là một phương pháp chia tách trong đó pha động là một chất khí
(được gọi là khí mang) và pha tĩnh chứa trong cột là một chất rắn hoặc chất lỏng
phủ trên bề mặt chất mang trơ dạng rắn hay phủ đều lên thành phía trong của cột.
Pha động trong GC là chất khí nên chất phân tích cũng phải được hóa hơi để
đưa vào cột sắc ký, thường hóa hơi dưới 2500C.
Pha tĩnh có thể là chất rắn được nhồi vào cột hay một màng phim mỏng
bám lên trên bề mặt chất mang trơ, hoặc có thể tạo thành một màng mỏng bám
lên mặt trong của thành cột (cột mao quản).
Tùy thuộc vào bản chất pha tĩnh chia thành hai loại sắc ký khí:

- Sắc ký khí rắn (gas solid chromatography – GSC): Chất nhồi cột thương là
silicagel, rây phân tử hay than hoạt tính. Chất phân tích được hấp phụ trực tiếp trên
pha tĩnh là các tiểu phân rắn.
- Sắc ký khí lỏng (gas liquid chromatography – GLC): Chất lỏng bao bọc
quanh bề mặt một chất rắn trơ, gọi là chất mang, tạo nên một lớp phim mỏng. Cơ
sở tách ở đây chính là sự phân bố của mẫu trong và ngoài lớp phim mỏng này.
Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà không bị
phân hủy hay là trong khi phân hủy cho sản phẩm phân hủy xác định dưới thể hơi.

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-21-

Có 2 loại kĩ thuật phân tích:
- Giữ cho nhiệt độ khơng đổi trong suốt q trình phân tích, phương
pháp này khó tách hồn tồn
- Thay đổi nhiệt độ trong q trình phân tích,phương pháp này tuy tốn thời
gian nhưng triệt để.
1.5.3.2. Phương pháp khối phổ (MS)
 Nguyên tắc của phương pháp khối phổ
Dựa vào chất nghiên cứu được ion hóa trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới
chân khơng bằng những phương pháp thích hợp thành những ion (ion phân tử,ion
mảnh) có số khối khác nhau, sau đó những ion này được phân tách thành những dãy
ion theo cùng số khối m (chính xác là theo cùng tỷ số khối trên điện tích ion, m/e)
và xác suất có mặt của mỗi dãy ion có cùng tỉ số m/e được ghi lại trên đồ thị có trục
tung là xác suất có mặt (hay cường độ), trục hồnh là tỉ số m/e gọi là khối phổ đồ.
Phổ khối lượng được ghi lại dưới dạng phổ vạch hay bảng, trong đó cường

độ vạch được đo bằng phần trăm so với đỉnh có cường độ cao nhất. Đỉnh ion phân
tử thường là đỉnh cao nhất, tương đương với khối lượng phân tử của hợp chất khảo
sát.
Phổ khối lượng không những cho phép xác định chính xác phân tử lượng, mà
căn cứ vào các mảnh phân tử tạo thành, ta cũng suy ra được cấu trúc phân tử .Xác
suất tạo thành mảnh phụ thuộc vào cường độ lien kết trong phân tử cũng như vào
khả năng bền hóa các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau. Các mảnh có độ
bền lớn sẽ ưu tiên tạo thành, các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất. Có những mảnh có
khối lượng đặc trưng gọi là mảnh chìa khóa, chúng cho phép phân tích các phổ khối
lượng dễ dàng.
1.5.3.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS
Phương pháp GC-MS dựa trên cơ sở “nối ghép” máy sắc ký khí (GC) với
máy phổ khối lượng (MS).
Việc liên kết hai kĩ thuật đó đã tạo ra một công cụ mạnh mẽ để tách biệt và
nhận biết các hợp chất. Nhờ có sự liên kết chặt chẽ này người ta có thể thu được
phổ khối lượng đủ chấp nhận đối với tất cả các hợp phần mà sắc ký lỏng tách ra

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-22-

được, kể cả những hợp phần với khối lượng chỉ cỡ vài picogam và có mặt trong vài
giây.

Hình 1.6. Máy sắc ký khí ghép khối phổ
1.5.4. Thử hoạt tính sinh học
Thử hoạt tính sinh học của các hợp chất hóa học có trong vỏ quả Cà tím là

thử khả năng ức chế lại vi sinh vật của các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong
vỏ quả Cà tím. Thử hoạt tính sinh học như: thử hoạt tính kháng sinh, hoạt tính
chống oxy hóa, ung thư,...
Tác dụng của vỏ quả Cà tím được đánh giá dựa trên hàm lượng hoạt tính sinh
học có trong vỏ quả Cà tím và khả năng ứng dụng sinh học của các hợp chất có hoạt
tính sinh học có trong vỏ quả Cà tím.
Vì vậy, thử hoạt tính sinh học nhằm phát hiện trong vỏ quả Cà tím có các
hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học để góp phần phịng chữa bệnh cho con người
nâng cao giá trị y học của quả Cà tím trong cuộc sống.

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-23-

CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu
Quả Cà tím (Solanum melongena L.) được thu mua tại khu trồng hoa màu
thơn Quảng Huế - xã Đại Hịa – huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam.
2.2. Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
2.2.1. Hóa chất
Chloroform, etanol 96%, n-hexan, etylacetat, FeCl3, H2SO4, NaOH,..
2.2.2. Thiết bị thí nghiệm
Bếp cách thủy, cân phân tích, tủ sấy, tủ nung, máy cơ quay chân khơng, bộ
chiết soxhlet, bếp điện, cốc thủy tinh, bình tam giác, ống nghiệm, cốc sứ, bình hút
ẩm, máy đo quang UV – VIS, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), máy sắc kí
khí kết hợp với khối phổ GC-MS.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phân tích trọng lượng
Áp dụng phương pháp phân tích trọng lượng để phân tích các yếu tố sau:
- Khảo sát độ ẩm
- Khảo sát hàm lượng tro
2.3.2. Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử
Xác định hàm lượng kim loại nặng trong vỏ quả Cà tím.
2.3.3. Phương pháp chiết chất rắn
Chiết soxhlet bột vỏ quả Cà tím khơ trong dung mơi etanol và chloroform.
2.3.4. Phương pháp vật lý
- Khảo sát dung môi chiết, khảo sát tỉ lệ rắn lỏng, khảo sát thời gian chiết
bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS.
- Định danh thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết vỏ quả Cà tím
bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ GC – MS.
- Thử hoạt tính sinh học: Hoạt tính kháng sinh và hoạt tính chống oxy hóa
DPPH.

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-24-

2.4. Quy trình nghiên cứu

Quả Cà tím
Gọt lấy vỏ, phơi khô, xay nhỏ

Xác định hàm lượng kim

loại nặng

Bột vỏ quả Cà
tím

Xác định độ ẩm, hàm
lượng tro

Ngâm chiết

Khảo sát chọn
dung mơi chiết

Khảo sát tỉ lệ rắn – lỏng

Chiết soxhlet

Khảo sát thời gian chiết

Dịch chiết

Đo GC-MS

Thử hoạt tính sinh học

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

Định danh thành phần hóa
học các hợp chất trong
dịch chiết vỏ quả Cà tím


GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


-25-

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xử lý nguyên liệu
Quả Cà tím sau khi được thu mua tươi về rửa sạch, gọt mỏng lấy vỏ (hình
3.1), đem phơi đến khơ, xay nhỏ đến độ mịn cần thiết và cho vào lọ đựng nguyên
liệu để bảo quản (hình 3.2).

Hình 3.1. Vỏ quả Cà tím tươi

Hình 3.2. Vỏ quả Cà tím khơ đã xay nhỏ

3.2. Xác định một số chỉ số vật lý
3.2.1. Xác định độ ẩm trong vỏ quả Cà tím khô

 Nguyên tắc: Sấy nguyên liệu ở 1000C đến khối lượng khơng đổi. Từ đó
suy ra khối lượng nước tự do trong nguyên liệu.
* Cơ sở của phương pháp: Nguyên liệu có thể xem như hỗn hợp cơ học
gồm chất khô tuyệt đối và nước tự do: m = m0 + w.
Trong đó: m: khối lượng chung của nguyên liệu.
m0: khối lượng của chất khơ tuyệt đối (khơng có ẩm).
w: khối lượng nước chứa trong nguyên liệu (nước tự do).
Độ ẩm của mỗi mẫu là hiệu số của tổng khối lượng chén và mẫu trước khi
sấy so với tổng khối lượng chén và mẫu sau khi sấy.
W = m1- m2

Độ ẩm được tính theo cơng thức:
W(%) 

m1  m2
100%
m

Độ ẩm trung bình là trung bình cộng độ ẩm của 4 mẫu.

SVTH: LÊ VĂN TIẾN

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN


×