Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.12 KB, 55 trang )

PHÒNG GD&ĐT CẨM KHÊ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠ XÁ 1
---------------  ---------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠ XÁ 1 - CẨM KHÊ - PHÚ THỌ

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Lớp: 4A

Phú Thọ, tháng 5 năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:................................................................................1
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài:..........................................................2
4. Giả thuyết khoa học:..................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:..........................................................................2
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài:...................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:.....................................................................................6
1.1.1. Trên thế giới:.....................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam:......................................................................................................7
Vấn đề nâng cao chất lượng học tập không chỉ được các nhà nghiên cứu nước ngoài
quan tâm mà nó cịn là đề tài khiến các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các nhà
giáo dục trong nước tìm hiểu và nghiên cứu...............................................................8


1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:........................................................................9
1.2.1. Lý luận chung về biện pháp:.............................................................................9
1.2.2. Lý luận chung về chất lượng:..........................................................................10
1.2.3. Lý luận chung về Luyện từ và câu:.................................................................11
1.2.4. Lý luận chung về chất lượng học Luyện từ và câu:........................................12
1.2.5. Lý luận chung về HS lớp 4:............................................................................13


1.2.6. Lý luận chung về các biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho
HS lớp 4:...................................................................................................................15
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA
HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠ XÁ 1 – CẨM KHÊ – PHÚ THỌ
2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu:..................................................17
2.1.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu:.............................................................17
2.1.2. Vài nét về trường Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ:........17
2.2. Thực trạng chất lượng học Luyện từ và câu của HS lớp 4 – trường Tiểu học Tạ
Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ:......................................................................18
2.2.1. Thực trạng nhận thức của HS về vai trị, sự cần thiết của bộ mơn Tiếng Việt –
phân môn Luyện từ và câu:.......................................................................................19
2.2.2. Thực trạng mức độ yêu thích của HS lớp 4 trường Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện
Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ đối với phân môn Luyện từ và câu:.................................20
2.2.3. Thực trạng mức độ làm bài tập Luyện từ và câu của HS lớp 4 trường Tiểu học
Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ:..............................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:..............................................................................................23
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG
TIỂU HỌC TẠ XÁ 1 – HUYỆN CẨM KHÊ – TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Cơ sở khoa học đề ra biện pháp:...........................................................................24
3.1.1. Cơ sở lí luận:...................................................................................................24

3.1.2. Cơ sở thực tiễn:...............................................................................................24


3.2. Hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho HS lớp 4
trường Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ:......................................26
3.2.1. Sử dụng trò chơi học tập trong quá trình học tập phân mơn Luyện từ và câu
lớp 4:.........................................................................................................................26
3.2.2. Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu trong bài tập Luyện từ và câu lớp 4:........27
3.2.3. Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hóa vốn từ Luyện từ và câu lớp 4:.........27
3.2.4. Nâng cao kiến thức về từ, câu, kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu
cho HS lớp 4 khi học Luyện từ và câu:.....................................................................28
3.2.5. Giúp HS tích lũy vốn từ vựng khi học Luyện từ và câu:................................29
3.3. Thử nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho HS
lớp 4 trường Tiểu học Tạ Xá 1 – Cẩm Khê – Phú thọ:................................................30
3.3.1. Mục đích thử nghiệm:.....................................................................................30
3.3.2. Đối tượng và địa điểm thử nghiệm:................................................................30
3.3.3. Nội dung thử nghiệm:.....................................................................................30
3.3.4. Tổ chức thử nghiệm:.......................................................................................30
3.3.5. Kết quả thử nghiệm:........................................................................................31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...............................................................................................33
1. Kết luận:...................................................................................................................35
2. Kiến nghị:.................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................37


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nguyên GS Bùi Trọng Liễu (Đại học Paris – Pháp) từng nhận xét: “Lấy đâu ra
những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để đảm bảo tiếp tục được sự phát triển,
nếu họ khơng được ra lị từ một nền Giáo dục đào tạo lành mạnh?” Điều này đã từng

được đem ra bàn cãi và đã được sự đồng thuận, vì trong thời đại thông tin và xã hội tri
thức hiện nay địi hỏi những con người có trình độ học vấn cao. Và cuộc sống sẽ trở
nên văn minh hơn khi nền giáo dục phát triển vững chắc. Để có được sự phát triển đó
thì đào tạo nhân lực là một trong những điều rất được chú trọng, đặc biệt là giáo dục
cho HS ở lứa tuổi Tiểu học, vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “trẻ em như búp trên
cành” – là mầm non tương lai của đất nước. Ở Tiểu học, Tốn và Tiếng việt là hai
mơn học chủ đạo, không chỉ quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường mà
còn phục vụ cho cuộc sống sau này. Trong chương trình mơn Tiếng việt ở Tiểu học,
Luyện từ và câu được tách thành một phân mơn độc lập, có vị trí ngang bằng với các
phân mơn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn,.. Ngồi ra Luyện từ và câu cịn
được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng việt. Như vậy, nội dung dạy về
Luyện từ và câu nói riêng và các mơn học ở Tiểu học nói chung chiếm một tỉ lệ đáng
kể. Điều đó phần nào nói lên ý nghĩa quan trọng của phân môn Luyện từ và câu ở
Tiểu học.
Hơn nữa, thông qua phân môn Luyện từ và câu, HS được rèn luyện về khả năng
dùng từ chính xác, đúng chính tả. Để làm tốt bài tập Luyện từ và câu, HS phải tổng
hợp cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và phải vận dụng các kiến thức về Tiếng việt
trong quá trình làm bài. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn HS lớp 4 chưa hoàn thiện
được hết các kỹ năng của mình, các em chưa biết cách dùng từ sao cho đúng, cho phù
hợp với từng văn cảnh cụ thể. Đồng thời đối với HS trường Tiểu học Tá Xá 1 – huyện
Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ - một xã đặc biệt khó khăn của huyện thì việc kết hợp và
1


hoàn thiện các kỹ năng trên để học tập phân mơn Luyện từ và câu nói riêng và mơn
Tiếng việt nói chung địi hỏi phải có phương pháp và chiến lược lâu dài, cụ thể.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng học Luyện từ và câu cho HS lớp 4 trường Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê
– tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu đề tìa này nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng học
Luyện từ và câu cho HS lớp 4 – trường Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh
Phú Thọ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho HS lớp 4.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Trên 115 HS lớp 4 trường Tiểu hcọ Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ.
4. Giả thuyết khoa học:
Hiện nay, việc HSTH đặc biệt là HS lớp 4 vận dụng thành thạo các kỹ năng vào
q trình học mơn Tiếng việt nói chung và phân mơn Luyện từ và câu nói riêng cịn
nhiều hạn chế và chưa mang lại hiệu quả cao.
Nếu phân tích được thực trạng học Luyện từ và câu của HS lớp 4 thì sẽ đề xuất
và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho HS
lớp 4 – trường Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
2


Nghiên cứu những vấn đề lí luận về biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện
từ và câu cho HS lớp 4 nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
Tìm hiểu thực trạng học Luyện từ và câu của HS lớp 4 trường Tiểu học Tạ Xá 1
– huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ. Phân tích thực trạng và rút ra nguyên nhân của
thực trạng đó.
Đề xuất một số biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu
cho HS lớp 4.
Tổ chức trải nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các nội dung và hình thức tổ
chức đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận:

6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
a. Mục đích:
Tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lý thuyết, từ đó nắm
vững bản chất của các vấn đề liên quan đến chất lượng học Luyện từ và câu của HS
lớp 4. Đồng thời tìm được các mặt, các vấn đề khác nhau, các quá trình khác nhau của
hiện thực giáo dục.
b. Cách tiến hành:
Tìm kiếm, đọc và phân tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài thành các đơn vị
kiến thức, trên cơ sở phân tích lại tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống, thấy được
mối quan hệ tác động biện chứng giữa chúng, từ đó hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc lý
thuyết.

3


Xây dựng lại cấu trúc của đề tài sao cho phù hợp với nội dung, xu hướng khách
quan trong hình thức chủ quan của hoạt động sư phạm giữa thầy và trị. Thơng qua đó
tiến hành suy diễn hình thành các khái niệm, hệ thống các phạm trù, tiến tới tạo thành
các lý thuyết khoa học.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm:
a. Mục đích:
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm bổ sung cho lí luận và thấy được đặc
điểm, bản chất, quy trình và biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho
HS lớp 4.
b. Cách tiến hành:
Trước hết phải xác định đối tượng quan sát trên cơ sở mục đích của đề tài, đồng
thời xây dựng kế hoạch quan sát (thời gian, địa điểm, số lượng, đối tượng, phương
tiện quan sát,…)
Tiến hành quan sát đối tượng theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Quan sát trực

tiếp bằng cách sử dụng mắt thường để theo dõi sự chuyển biến của đối tượng, thu thập
thêm thông tin về đối tượng. Quan sát gián tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện kỹ
thuật như camera, kính hiển vi,…
6.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục:
a. Mục đích:
Thu thập rõ ràng hơn các thơng tin về đối tượng, tìm hiểu rộng rãi các số lượng,
hiện tượng để từ đó hiểu sâu hơn về mức độ học tập của HS với phân môn Luyện từ
và câu, xác định tính phổ biến, nguyên nhân, chuẩn bị cho bước nghiên cứu tiếp theo.
4


Các số liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng về đối tượng, là căn cứ để
đề xuất các giải pháp khoa học và giải pháp thực tiễn.
b. Cách tiến hành:
Trước hết phải xây dựng kế hoạch điều tra, mẫu phiếu điều tra. Từ đó chọn mẫu
điều tra đại diện cho số đông, chú ý tới những đặc trưng của phân mơn Luyện từ và
câu, rồi tìm hiểu về kết quả học Luyện từ và câu của HS lớp 4.
Cũng có thể trực tiếp phỏng vấn HS hoặc sử dụng hệ thống Anket để trưng cầu
ý kiến của HS về những khó khăn khi học tập phân môn Luyện từ và câu.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
a. Mục đích:
Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết những tình
huống giáo dục xảy ra trong các tiết học nói chung và trong tiết học Luyện từ và câu
nói riêng. Tổng kết những nguyên nhân để loại trừ sai lầm, loại trừ những khuyết
điểm có thể lặp lại.
Nghiên cứu con đường thực hiện có hiệu quả giúp nâng cao chất lượng học
Luyện từ và câu của HS lớp 4. Tổng kết các sáng kiến của cấc nhà sư phạm tiên tiến.
b. Cách tiến hành:
Chọn điển hình tốt hoặc xấu của thực tiễn việc dạy học phân môn Luyện từ và
câu, từ đó trên cơ sở quan sát, phân tích và nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu tồn diện

các mặt của sự kiện. Hệ thống lại hoàn cảnh xảy ra sự kiện, nguyên nhân và hệ quả
của sự kiên, rút ra kinh nghiệm sư phạm cần thiết cho bản thân để có những đề xuất
và giải pháp phù hợp giúp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho HS lớp 4.
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
5


a. Mục đích:
Thu nhận thơng tin về sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong nhận thức
của HS lớp 4 đối với phân môn Luyện từ và câu bằng một số tác nhân điều khiển và
đã được kiểm tra.
b. Cách tiến hành:
Xác định nhóm thực nghiệm và đối chứng (được lựa chọn ngẫu nhiên và có số
lượng, trình độ ngang bằng nhau, được kiểm tra chất lượng ban đầu để khẳng định
điều đó).
Tiến hành thực nghiệm trong điều kiện hồn tồn giống nhau. Nhóm thực
nghiệm sẽ được tổ chức thực nghiệm bằng các biện pháp đề xuất giúp nâng cao chất
lượng học Luyện từ và câu cho HS lớp 4. Sau đó xem xét, theo dõi diễn biến của đối
tượng có đúng với giải thuyết, hình thức tổ chức đã đề xuất hay khơng. Nhóm đối
chứng sẽ khơng thay đổi bất cứ điều gì khác thường, điều đó là cơ sở để so sánh, kiểm
định hiệu quả của những thay đổi ở nhóm thực nghiệm.
Quan sát, so sánh và đối chiếu kết quả của hai nhóm một cách khách quan theo
từng giai đoạn. Phân tích và xử lý các kết quả khảo sát, đó là cơ sở để khẳng định giải
thuyết, rút ra những bài học cần thiết và đề xuất ứng dụng vào thực tế. Kết quả thực
nghiệm là kết quả khách quan nhất trong các kết quả nghiên cứu bằng các phương
pháp khác nhau.
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng học tập là một phạm trù lớn, nhưng trong đề tài này tôi chỉ nghiên
cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu.

7.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
6


Do điều kiện cịn nhiều hạn chế khơng thể nghiên cứu hết HSTH từ khối lớp 1
đến khối lớp 5 nên trong đề tài này tôi chỉ chọn nghiên cứu trên 115 HS lớp 4 trường
Tiểu học Tạ Xá 1 – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ.
7.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trên HS khối 4 trường Tiểu học Tạ Xá 1 –
huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1.1. Trên thế giới:
Học tập không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống của mỗi chúng ta
mà nó cịn ảnh hưởng tới thực tại và tương lai của đất nước. Chính vì vậy, việc nâng
cao chất lượng giáo dục và dạy học luôn là một trong những vấn đề bức xúc của mọi
cấp học, mọi thời đại, mọi nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục đã có khơng ít nhà nghiên cứu tìm tịi và
xây dựng các biện pháp, cách thức học tập để giải quyết vấn đề làm thế nào nâng cao
chất lượng học tập cho HS, nhằm hướng đến một nền giáo dục có chất lượng cao,
phát triển đồng đều ở tất cả các môn học.
Ngay từ thời cổ đại hay trong xã hội chiếm hữu nô lệ - khi nền giáo dục vừa
mới hình thành thì người ta đã chú ý đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Các nhà
giáo dục tiêu biểu thời kì này đã đề xuất những tư tưởng giáo dục, dạy học nhaèm
nâng cao chất lượng cho người học, góp phần giúp nền giáo dục ngày càng phát triển,
đó là các nhà giáo dục như: Đêmơcrit (460-370 TCN) với tư tưởng giáo dục về sự

thích ứng giữa giáo dục với tự nhiên; Xôcrat (469-390 TCN) với phương pháp giảng
dạy mới mang tên “Xôcrat”; hay như phương pháp “đỡ đẻ” của Aristote (384-322
TCN);…
Cùng với sự phát triển của xã hội, nền giáo dục trên toàn thế giới khơng ngừng
cải tiến, đổi mới về cả nội dung, hình thức, phương pháp, góp phần tạo nên những
bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập. Nhiều nhà giáo dục đã
đặt ra câu hỏi hcọ về cái gì, học như thế nào và làm sao để người học nắm bắt những
tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Họ chính là Rabơle, Mơngtennhơ, J.J
Rutxơ, Macarenco, Usinki,… Và không thể không nhắc đến nhà giáo dục vĩ đại, tiêu
8


biểu cho văn hóa, giáo dục phương Đơng, đó là Khổng Tử (551-479). Ông đã khẳng
định rằng: để nâng cao chất lượng học tập cho HS trong quá trình dạy học người GV
phải quan tâm đến một số phương pháp dạy học như: phương pháp thân giáo, phương
pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng. Và
cũng theo khổng tử: trong học tập, người học muốn nắm được tri thức cao hơn nữa thì
họ cần phải có những phẩm chất sau: nhẫn nại với việc học, khiêm tốn cầu thị, tích
cực chủ động trong học tập, sáng tạo, thường xuyên ôn luyện củng cố và hcọ phải kết
hợp với suy nghĩ.
Ngày nay thời đại công nghệ số, ngưỡng của thế kỉ 21 với biết bao nhiêu thay
đổi mới mẻ và đầy biến động, bất cứ ai cũng khẳng định được vai trò to lớn của giáo
dục. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục được quan tâm hơn bao giờ hết.
Một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu việc nâng cao chất lượng học tập ở các
môn học khác nhau như các cơng trình nghiên cứu của:
A.Z Retco với đề tài “Nâng cao chất lượng hcọ tập môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
trong luận án bảo vệ thạc sĩ năm 1950.
A.T Richart với đề tài nghiên cứu “Việc nâng cao chất lượng học tập mơn Tốn
trong nhà trường phổ thơng” năm 1971.
Một số cơng trình khác lại nghiên cứu cách thức, biện pháp để nâng cao hiệu

quả, chất lượng học tập như:
Rubakin với tác phẩm “Tự hcọ như thế nào” năm 1997.
Hay như cơng trình nghiên cứu đã được chuyển thành tác phẩm giáo dục nổi
tiếng hiện nay “The learning Revolution” (Cuộc cách mạng trong học tập). Tác phẩm
đã được dịch ra bằng 11 thứ tiếng trên thế giới và là cuốn sách bán chạy nhất năm
1999 của hai tác giả: Jeannette Vos (quốc tịch Mỹ, người đã nhận được học vị Tiến sĩ
Giáo dục nhờ kết quả nghiên cứu hơn 7 năm phương pháp hcọ tập nhanh) và Gorden
9


Dryden (phát thanh viên người New Zealand, một chuyên gia giỏi về truyền thơng đa
phương tiện).
Một số nhóm các tác giả khác như: L.X Vưgôtxki, X.L Rubinstein, A.N
Lêônchiep, P.Ia Galperin và J.Piaget lại nghiên cứu về “Tính tích cực trong học tập
của học sinh”.
Trong mọi thời kì lịch sử khác nhau, ở nền giáo dục của quốc gia nào cũng đều
mong cầu sự phát triển, mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao
hơn nữa. Vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập vẫn mãi
mãi là “mảnh đất” nghiên cứu vô hạn mà chúng ta càng đào xới, càng khám phá thì nó
lại càng phát triển và có sức hấp dẫn mạnh mẽ, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vuẹc không
giống nhau ở nhiều quốc gia.
1.1.2. Ở Việt Nam:
Vấn đề nâng cao chất lượng học tập không chỉ được các nhà nghiên cứu nước
ngồi quan tâm mà nó cịn là đề tài khiến các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các nhà
giáo dục trong nước tìm hiểu và nghiên cứu.
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu kĩ về việc nâng cao chất lượng học tập ở các
cấp học và ở những môn học khác nhau:
Tác giả Quốc Chấn (Giảng viên ĐHSP Huế) với đề tài “Nâng cao chất lượng
giờ học ở nhà cho học sinh THCS” năm 1970.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Nhân với đề tài “Nâng cao chất lượng mơn

Văn học lớp 7”.
Cũng có nhiều tác giả phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
học tập, từ đó làm cơ sở đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng học tập:

10


Năm 1970, tổ Tâm lý học của Viện Giáo dục do Tiến sĩ Hà Vĩ chủ trì đã nghiên
cứu sự ảnh hưởng của tác động tâm lý đến việc hình thành và lĩnh hội khái niệm.
Nghiên cứu bằng phương pháp chủ yếu là cấu trúc lại giờ học, biến đổi phương pháp
giáo dục theo tinh thần từ hoạt động vật chất dẫn đến hoạt động tinh thần để lĩnh hội
khái niệm, giúp q trình học tập mơn học tốt hơn.
Giáo dục càng đổi mới thì càng có nhiều hơn những cơng trình nghiên cứu nhằm
tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng học tập:
Năm 1991, GS – Tiến sĩ Bùi Văn Huệ có bài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng
giảng dạy Tâm lý học”. Cơng trình nghiên cứu này đã được đăng trên Báo Nghiên cứu
giáo dục năm 1991, số 3.
Năm 1999, tác giả Bùi Quang Huy có luận văn Tiến sĩ với đề tài “Tổ chức
thảo luận nhóm trong quá trình dạy học”.
Năm 2001, tác giả Trần Văn Khanh nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS THPT ở thành phố Hải Phịng”.
Và cịn hàng nghìn các cơng trình nghiên cứu khác của các tác giả, các nhóm
tác giả trong nước.
Phần lớn các đề tài nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề nâng cao chất lượng một cách
khá sâu rộng như: thực trạng chất lượng giảng dạy và học tập; các yêý tố ảnh hưởng
đến chất lượng học tập; đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng,
… Các cơng trình nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng học tập được xem xét ở
nhiều môn học và các cấp học khác nhau như: môn Đạo Đức, Toán, Sinh học, Tâm lý
học,.. ở các cấp I, II, III và ở các trường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên cho tới hiện
nay, tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng học môn

Tiếng việt, cụ thể là phân môn Luyện từ và câu cho HSTH. Vì vậy trong đề tài này, tôi

11


đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một số biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và
câu cho HS lớp 4.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:
1.2.1. Lý luận chung về biện pháp:
1.2.1.1. Khái niệm:
Theo “Từ điển Tiếng việt tường giải và liên tưởng” của tác giả Nguyễn Văn Đạm:
“Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định”.
Trong cuốn “Từ điển Tiếng việt” do Hoàng Phê chủ biên thì: “Biện pháp là cách
làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Như vậy, biện pháp được hiểu là những cách thức cụ thể, là thủ thuật của GV tác
động vào quá trình hoạt động học tập của HS nhằm làm cho hoạt động có hiệu quả tốt
nhất trong điều kiện giáo dục nhất định.
1.2.1.2. Hệ thống các biện pháp:
Dựa theo đặc điểm của từng lĩnh vực, hệ thống các biện pháp có thể chia thành:
biện pháp mạnh, biện pháp nhẹ, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự.
Tuy nhiên tùy vào từng lĩnh vực mà hệ thống các biện pháp lại khác nhau. Ví
dụ:
Luật: biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự,…
Văn học – nghệ thuật: biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa, biện pháp nói
giảm nói tránh,…
Quân sự: chiến thuật dàn hàng, giữ khoảng cách, cơ động, bảo vệ,…
Y học: giải phẫu, trị liệu, chăm sóc sức khỏe,…
12



Như vậy, có rất nhiều các biện pháp khác nhau phục vụ cho nhiều lĩnh vưcj
khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng của hầu hết các biện pháp đều là cải thiện vấn
đề, giải quyết và giúp vấn đề theo hướng tích cực hơn.
1.2.1.3. Hệ thống các biện pháp giáo dục:
Cũng như các ngành, các lĩnh vực khác, ngành giáo dục có những biện pháp
chun biệt để phục vụ cơng tác giảng dạy:
Biện pháp giáo dục truyền thống: GV chủ động truyền đạt kiến thức, kỹ
năng còn người học tiếp nhận tri thức một cách thụ động. GV làm mẫu còn HS làm
theo, GV độc quyền đánh giá và cho điểm.
Biện pháp giáo dục hiện đại: GV là người tổ chức, hướng dẫn cịn HS phải
chủ động tìm kiếm và lĩnh hội tri thức một cách độc lập, sáng tạo, sau đó GV khẳng
định lại vấn đề. HS tự đánh giá và điều chỉnh, làm cơ sở để GV cho điểm cơ động.
1.2.2. Lý luận chung về chất lượng:
1.2.2.1. Khái niệm:
Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tinh bản chất của sự vật,
chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác.
Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngồi
qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với
sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật, sự vật
trong khi vẫn cịn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó.
Sự thay đổi chất lượng kéo theo thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của
sự vật bao giờ cũng gắn liền với quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại
ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số
lượng.
13


1.2.2.2. Đặc điểm của chất lượng:
Chất lượng được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu, bởi vậy nên nhu cầu biến động
thì chất lượng cũng sẽ biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.

Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc
tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Chất lượng khơng chỉ là thuộc tính của sản phẩm mà có thể áp dụng cho một
hệ thống, một quá trình.
Chất lượng khơng tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt
các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn
phải quản lí đúng đắn các yếu tố này, phải có hiểu biết và kinh nghiệm về quản lí và
đánh giá chất lượng.
1.2.3. Lý luận chung về Luyện từ và câu:
1.2.3.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân mơn Luyện từ và câu:
Phân môn Luyện từ và câu là một phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng ở trường
Tiểu học. Ngồi việc xây dựng thành phân mơn độc lập, các kiến thức về kỹ năng, từ
và câu còn được tích hợp trong các phân mơn cịn lại của mơn Tiếng việt và cả những
mơn học khác.
Vị trí quan trọng của phân môn này được quy định bởi tầm quan trọng của từ và
câu trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy, dạy Luyện từ và câu cho HS là phải làm giàu
vốn ngôn từ cho HS, phải chú trọng số lượng từ, tính đa dạng và tính năng động của
từ. Dạy cho HS từ ngữ phải gắn liền với việc dạy câu, dạy các qui tắc kết hợp từ thành
câu, qui tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Nhiệm vụ của phân môn này là tổ chức cho HS thực hành làm giàu vốn từ, giúp
HS có thêm những từ mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy được nhiều nghĩa và
14


sự chuyển nghĩa của từ. Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu giúp HS rèn luyện các
kỹ năng cơ bản về ngữ pháp, sử dụng dấu câu, các kiểu câu phù hợp với mục đích nói,

1.2.3.2. Chương trình phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học:
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho HSTH các lý thuyết về từ và câu như
sau:

Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm: lớp 2, 3
Các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa): lớp 3
Cấu tạo của tiếng: lớp 4
Từ đơn, từ ghép, từ láy: lớp 4
Từ loại (danh từ, động từ, tính từ): lớp 4
Các bộ phận của vần, cách đánh dấu thanh trên vần: lớp 5
Từ loại (đại từ, quan hệ từ): lớp 5
Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, nhiều nghĩa: lớp 5
Ôn tập về cấu tạo từ: lớp 5
Về thực hành, phân môn Luyện từ và câu mở rộng vốn từ cho HSTH ở nhiều
chủ điểm. Ví dụ như: Em là học sinh, Bạn bè, Măng non, Mái ấm, Ước mơ, BắcTrung- Nam, Bốn mùa, Trung thực- Tự trọng,…
1.2.3.3. Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người, vậy nên việc
dạy tiếng Việt trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc giao tiếp. Tức là những ngữ
điệu được đưa vào chương trình giảng dạy phân mơn Luyện từ và câu phải là những
15


ngữ điệu sinh động, chân thực, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, phù
hợp với ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp của HSTH.
Việc phân tích từ ngữ phải hướng đến mục đích chỉ ra chức năng của chúng,
cách tạo lập chúng để HS vận dụng vào hoạt động sản sinh lời nói dễ dàng hơn,
thường trực hơn, rút ngắn khoảng cách giữa ngữ pháp nhà trường và ngữ pháp đời
sống.
Chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu – đó là hệ thống
nhiệm vụ mà HS phải làm, phải thực hiện trong quá trình hcọ tập. Chú ý đến các bài
tập tình huống nói, tạo ra các tình huống giả định kích thích hứng thú giao tiếp của
HS. Việc rèn kỹ năng cho HS phải phù hợp với từng văn cảnh để đạt hiệu quả giao
tiếp cao.
Dạy lý thuyết về từ và câu cho HS cần gắn với thực hành, phải làm sao để giúp

HS nghe, nói, đọc, viết tốt hơn. Những kiến thức về lý thuyết không nên biên soạn ở
dạng khái niệm mà phải được xây dựng thành các qui tắc, hướng dẫn HS thực hiện
các hành động lời nói.
1.2.4. Lý luận chung về chất lượng học Luyện từ và câu:
1.2.4.1. Chất lượng học tập:
Chất lượng học tập là việc tiếp thu, tu dưỡng, rèn luyện của người học qua quá
trình truyền tải nội dung tri thức của người GV để đạt được mục tiêu học tập mà môn
học đã đề ra, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thời đại.
Chất lượng học tập các môn học trong nhà trường chỉ có thể có được khi nhà
trường nói chung và GV, HS nói riêng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạy và học. Tùy
theo yêu cầu của xã hội, tùy theo tính chất và mục tiêu mơn học, trình độ phát triển
tâm sinh lí lứa tuổi HS ở những điều kiện khác nhau, từng môi trường, từng môn học
khác nhau.
16


Trong phạm trù giáo dục, chất lượng dạy và học luôn là một vấn đề được bàn
cãi nhiều qua diễn đàn hội thảo hoặc các cuộc tranh luận từ nhiều năm nay. Chất
lượng giáo dục nói chung, dạy và học nói riêng chính là sự biểu hiện tập trung ở nhân
cách, trình độ học vấn, khối lượng kiến thức của HS – người được giáo dục đào tạo.
1.2.4.2. Các tiêu chí biểu hiện chất lượng học Luyện từ và câu:
Tiêu chí đánh giá chất lượng học tập phân mơn này của HS được xem xét đối
chiếu với mục tiêu môn học đề ra. Cụ thể, được đánh giá bằng nguồn tri thức, kỹ năng
và thái độ được hình thành ở người học.
Để xác định được chất lượng học Luyện từ và câu của HS thì phải có sự quan
sát, kiểm tra và đánh giá tồn bộ q trình của người học – đây là một khâu quan
trọng trong quá trình dạy học.
HS là nhân vật trung tâm của quá trình, có tác động khơng nhỏ giúp giáo dục
phát triển khơng ngừng. Kết quả kiểm tra HS sẽ đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng của HS so với mục tiêu đề ra của mơn học. Qua đó HS sẽ củng cố, bổ sung

hoàn thiện tri thức bằng phương pháp tự học bằng hệ thống tư duy của mình hoặc trao
đổi với GV, bạn học. Mặt khác, thông qua kết quả kiểm tra, GV giảng dạy cũng sẽ tự
đánh giá được năng lực chuyên môn và sư phạm, nhân cách và uy tín của mình đối
với HS. Trên cơ sở đó, khơng ngững nâng cao và hồn thiện trình độ.
1.2.5. Lý luận chung về HS lớp 4:
1.2.5.1. Lý luận chung về HS:
a. Nhiệm vụ của HS:
Kính trọng thầy cơ giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ
bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Thực hiện điều lệ, nội quy của
nhà trường; chấp hành, tuân thủ theo đúng quy định đề ra.
17


Hoàn thành đầy đủ nhiêmh vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của nhà
trường và thầy giáo, cô giáo.
Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh mơi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Tham gia các hoạt động của trường, lớp, bảo vệ, giữ gìn tài sản của nhà
trường, tham gia lao động cơng ích và các hoạt động xã hội.
b. Mục đích học tập của HS:
Xác định mục đích học tâp đúng đắn: “Vì tương lai của bản thân gắn liền
với tương lai của dân tộc” để có thể học tập tốt, nỗ lực để trở thành con ngoan trị giỏi,
người cơng dân tốt phát triển tồn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
Học tập để có đủ tri thức, năng lực để tự lập nghiệp vì cuộc sống của mình,
của gia đình và những người xung quanh.
1.2.5.2. Lý luận chung về HS lớp 4:
a. Khái niệm:
HS lớp 4 chủ yếu trong độ tuổi 9-10, học tại các trường Tiểu học. Về cơ
bản, HS lớp 4 đã hình thành nhiều nhận thức, hoạt động học cũng bước đầu phát triển,
là tiền đề để chuyển sang giai đoạn, cấp học kác cao hơn là THCS.
b. Đặc điểm tâm lý của HS lớp 4:

HS lứa tuổi này có sự tin tưởng người lớn tuyệt đối. Do vậy, thông qua
những hoạt động về giáo dục, sinh hoạt vui chơi, người lớn cần tạo ra sự gần gũi, xóa
bỏ mọi rào cản về tuổi tác và tâm lý, giúp các em hòa đồng hơn.
Các em cũng rất giàu trí tưởng tượng và ơm ấp nhiều giấc mơ. Nếu người
lớn khéo léo biết nương theo trí tưởng tượng của trẻ thì có thể chuyển những sự viển
vơng đó thành nhân cách tốt đẹp cho các em.
18


HS lớp 4 cũng là lứa tuổi rất đa cảm, dễ xúc động. Tâm hồn các em còn
hết sức trong sáng, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Vậy nên cần tránh cho các em phải
đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh, những hình ảnh dã man bạo lực hay
những biến cố trong gia đình và trường học. Ở lứa tuổi này, người sống với các em
phải là một “bề trên” theo nghĩa rộng nhất, nghiêm minh, công bằng mà bao dung,
biết khích lệ và nâng đỡ.
Tuy nhiên đây cũng là độ tuổi mà HS đang rất hiếu động. Các em sẽ luôn
tay luôn chân chứ không thể ngồi im, hoặc sẽ ngồi trật tự nhưng chỉ trong một thời
gian ngắn. Trong học tập, các em sẽ rất hào hứng cuốn theo các ý tưởng, kiến thức lý
thú mới lạ và không ngừng đặt ra những câu hỏi thắc mắc. Mặt khác, các em đã khơng
cịn thỏa mãn với câu hỏi “tại sao” mà chuyển sang câu hỏi khó hơn “làm thế nào”,
tức là có xu hướng tìm hiểu khách quan hơn, sâu sắc hơn. Dù vậy nhưng các em chưa
thể tập trung tư tưởng để quan sát và phân tích một cách kiên nhẫn.
1.2.6. Lý luận chung về các biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và
câu cho HS lớp 4:
1.2.6.1. Biện pháp nâng cao chất lượng học tập:
Là tìm hiểu, đề xuất những cách thức, cách giải quyết phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả học tập, đáp ứng nhu cầu cần giải quyết của vấn đề học tập.
1.2.6.2. Biện pháp nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho HS lớp 4:
Sử dụng những biện pháp giáo dục truyền thống hoặc biện pháp giáo dục
hiện đại để cỉa thiện tri thức, nâng cao hiệu quả học tập giúp thỏa mãn yêu cầu của

phân môn Luyện từ và câu – phân mơn có vị trí quan trọng trong bộ môn Tiếng việt ở
Tiểu học.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS lớp 4, nghiên cứu và đề
xuất các cách giải quyết phù hợp với chương trình Luyện từ và câu lớp 4. Đồng thời
19


giúp các em tiếp thu tri thức một cách tối ưu nhất, đạt được mục tiêu học tập mà môn
học đã đề ra, đáp ứng nhu cầu của thời đại, xã hội.
Thơng qua các cách giải quyết đó để đánh giá về tri thức và kỹ năng của HS
lớp 4, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm để từ đó có phương hướng thay đổi, phát
huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các em.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Dựa theo tiêu chí của đề tài, khái niệm cơng cụ đề tài của tơi là:
Q trình nghiên cứu, tìm hiểu về nhận thức và kỹ năng của HS lớp 4 trong hạot
động học tập phân môn Luyện từ và câu. Những năng lực, kiến thức của mỗi cá nhân
20


để các em có thể chủ động lĩnh hội tri thức và có được sự say mê khi học phân mơn
này.
Căn cứ vào nhiệm vụ, mục đích học tập của HS lớp 4 và mục tiêu học tập của
phân môn Luyện từ và câu để xây dựng hệ thống các biện pháp hỗ trợ việc học phân
môn này đạt được kết quả cao hơn.
Thu thập thêm thông tin về HS lớp 4 và chương trình Luyện từ và câu lớp 4
nhằm khái quát được những biểu hiện của HS đối với mơn học này. Từ đó làm cơ sở
để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất và là căn cứ để đánh giá, phân
tích kết quả học tập của HS.
Các khái niệm cơ bản trong đề tài này đều nhằm mục đích hồn thiện khái niệm

cơng cụ của đề tài, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc nghiên cứu và tiến hành
điều tra đối tượng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA
HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠ XÁ 1 – CẨM KHÊ – PHÚ THỌ
2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu:
21


×