Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu luyện thi môn triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.47 KB, 18 trang )

Câu 1 : Trình bày điều kiện tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin
Nguyễn Đức Duyệt CNTriết K08
Trết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra
đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế
giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con
người.
- Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội.
Đối với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau:
1. Điều kiện kinh tế - xã hội.
1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện
cách mạng công nghiệp
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm
cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng
cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành
cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng
công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở
kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc
lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột
giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư
sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vơ sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vơ sản
với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc
khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nổ
tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX,
là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị. Nước Đức
nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp.
Trong hồn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản khơng cịn đóng vai trị là giai cấp cách mạng. Ở


Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai
cấp vơ sản nên khơng cịn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn
giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách
mạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát
triển của phong trào cơng nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ
mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vơ sản địi hỏi
phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải
xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra
nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng
những quan điểm triết học.


2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên
2.1. Nguồn gốc lí luận :
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã
kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học
tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.
Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết
học Phoiơbắc. Qua đó, hai ơng đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn
học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm
nhuần quan điểm duy vật. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen
và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã
kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử
khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông
xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống
nhất một cách hữu cơ.

Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Smít và
Đ.Ricácđơ khơng những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà cịn là tiền đề lý luận
để hình thành quan điểm triết học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và
S.Phuriê là một trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăng ghen đã kế
thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng!.....
2.2 Tiền đề khoa học tự nhiên :
Cùng với tiền đề kinh tế xã hội ,nguồn gốc lý luận thì những thành tựu của khoa học tự nhiên
có vai trị hết sức quan trọng,khơng thể thiếu trong việc hình thành thế giới quan duy vật khoa
học của triết học Mác.Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên đó ,Ăngghen nêu bật ý
nghĩa của 3 phát minh lớn đối với sự hình thành triết học Mác : một là :thuyết tế bào ra đời
(1836-1839).Hai là:Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng (1842-1845).Ba là : Thuyết
tiến hóa của Đác-uyn(1959).
Cả 3 phát minh ấy có ý nghĩa cung cấp căn cứ khoa học cho những kết luạn duy vật về cấu tạo
vật chất,về tự thân vận động,và sự chuyển hóa của các hình thức vận động của thế giới vật
chất,và sự phát triển tất yếu lâu dài của giói tự nhiên hưu sinh,mà không cần đến Chúa hay bất
cứ lực lượng siêu nhiên nào.
Câu 2:Thực tiễn là gì? Vai trị của thực tiễn đối với nhận thức?
1. Khái niệm thực tiễn
Thực tiến la tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của
con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh
thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đơng bản năng của động vật.
- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những
giai đoạn lịch sử nhất định.
- hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính trị - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặc gần giống

môi trường sống bên ngồi: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng).


- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trị quan trọng nhất, là cơ
sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó
thực tiễn đóng vai trị là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ
sở của chân lý.
a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức
- Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho
con người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt
động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn , con người dung cac song cụ, các phương tiện để tác
động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật
vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri
thức về thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn, con ngườidần tự hồn thiện bản than mình, các giác quan
của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con
người về thế giới.
- Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đơng lực cơ
bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều
trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do
thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa học phải
giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa học mới ra đời để
đấp ứng yêu cầu của thực tiễn như KH vật liệu mới, KH đại dương, KH vũ trụ…)
- Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các cơng cụ, phương tiện có tác
dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con người về
thế giới.

b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích của mọi nhận thức khơng phải vì
bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì
nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng
vào thực tiễn.
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhận thức của con
người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng không nằm trong lý luận, trong
nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở
thành chân lý.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn khiêpr nghiệm mới
biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thơng qua quy tắc logic vẫn có thể biết
được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những ngun tắc đó cũng đã
được chứng minh từ trong thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:
Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực
tiễn có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.
Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác
bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn khơng đứng yên một chỗ mà
biến đổi và phát triển liên tục, nên nó khơng cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một
cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
VD:
(1):nhờ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng mà con người có những hiểu biết nhất định
về svật hiện tượng đó.


(2):thực tiễn luôn thúc đẩy nhận thức,nhờ trải qua thực tiễn mà con người nhận thức
đc nhiều điều.như trải qua khó khăn,thì fải làm gì để vượt qua nó
(3):lí luận thì fải liên hệ với thực tiễn,khi nhận thức đc thì fải có n~ việc làm để vận
dụng.Vd như học trên lớp lí thuyết bạn cần vận dụng vào đời sống mới thấy ý nghĩa
của nó.chứ k chỉ là lí thuyết sg.
(4):nhờ có thực tiễn mà con người có thể tự kiểm tra kết quả của nhận thức,hoàn thiện

nhận thức chưa đầy đủ.Vd:ai cũng sẽ có những sai lầm,và nhờ có n~ việc làm thực tế
bạn sẽ có thể nhận ra và khắc fục sai lầm đó...

Câu 3.Nội dung quy luật sự biến đỏi về chất- lượng.Ý nghĩa phương pháp luận.
Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự
vận động, phát triển.
Nội dung quy luật :chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là
nó chứ khơng phải là cái khác. Cái gì làm cho sự vật là nó chứ khơng phải là cái khác
thì đó là chất của sự vật. Chất của sự vật chỉ bộc lộ thơng qua các mối quan hệ Ví dụ:
Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thơng qua mối quan hệ với người khác. Ví
dụ: Anh A sống tốt vì anh A gúp đỡ mọi người. Chất của sự vật bộc lộ thơng qua
những thuộc tính của nó Ví dụ: ngồi những thuộc tính giống lồi vật con người có
thuộc tính khác với lồi vật là: Biết chế tạo và xử dụng công cụ lao động. Chất của sự
vật không chỉ quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn tạo bởi phương thức
liên kết. Ví dụ: cũng là các phân tử các bon nhưng phương thức liên kết của than trì
khác với phương thức liên kết của kim cương. - Lượng là một phạm trù triết học dùng
để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mơ, trình độ,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, cũng như của các thuộc tính của sự
vật. Nếu như chất là cái làm cho nó là nó, thì lượng là cái chưa làm cho nó là nó Ở
đây chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn là lượng của sự vật, bởi vì chiều cao, cân nặng,
trình độ vẫn chưa làm cho anh A khác với anh B. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ
mang tính tương đối, bởi sự phân biệt đó phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của sự vật


với các sự vật khác.Ở mối quan hệ này thì là chất song sang mối quan hệ khác nó lại
đóng vai trò là lượng.
Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt : lượng và chất. Chúng gắn
bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau trong đó lượng là cái thương xuyên biến đổi,

chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sự vật chuyển
hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ, *Sự chuyển hố cũng có thể diễn ra sau một
q trình tích luỹ những thay đổi về lượng trong một khoảng giới hạn nhất định, mới
dẫn tới sự thay đổi về chất. Thí dụ : Trạng thái ("chất") của nước tương ứng với nhiệt
độ toC ("lượng") của nó. Trong khoảng OoC < toC < 100oC thì nước vẫn ở trạng thái
lỏng ("chất cũ"). Chỉ khi tới giới hạn toC = 100oC và tiếp tục cung cấp nhiệt lượng để
duy trì nhiệt độ đó, nước mới chuyển sang trạng thái hơi ("chất mới"). Khoảng giới
hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật được
gọi là độ. - Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó,
sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Phạm trù Độ cũng
nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong thí dụ trên, khoảng từ OoC
đến 100oC là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. (Lưu ý : phạm trù độ trong triết
học khác với khái niệm độ trong đời sống hằng ngày). Tại điểm giới hạn (trong thí dụ
trên là OoC và 100oC). Độ tiếp tục biến đổi tới một giới hạn nhất định để làm thay
đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới hạn gọi là Điểm nút .Điểm nút là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về
chất của sự vật.Sự vật phát triển thơng qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một
đường nút của những quan hệ về độ trong quá trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay
đổi vế chất của sự vật được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học
dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự
thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra. Bước nhảy có thể là bước nhảy tiến bộ,
cũng có thể là bước nhảy thối bộ, tuỳ theo sự tích luỹ về lượng trước đó trong các


trường hợp cụ thể khác nhau. Các hình thức của bước nhẩy :Bước nhầy đột biến là
bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn lamg thay đổi chất của toàn bộ kết cấu
sự vật. VD: lượng uranium 235 đuợc tăng đên giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ
nguyên tử.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích lũy
dân dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.

VD: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có q trình tích lũy
kiến thức nâu dài suốt 4 năm.
Căn cứ vào các hình thức của bước nhẩy có bước nhày toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố cấu
thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của sự
vật.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó khơng tồn tại
một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất
mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là
lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mơ, nhịp độ và mức độ phát triển
mới của lượng.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về
lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín
muồi.
- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến
đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm
nút nhưng không thực hiện bước nhảy.
- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước
nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện
một cách kịp thời.
- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều
kiện chin muồi.
Câu 4 :Nội dung nguyên lý về sự phát triển.ý nghĩa phương pháp luận. ( có thể
phân tích thêm phần nội dung này nếu thời gian dài )


Nội dung nguyên lý về sự phát triển :

Quan niệm siêu hình:
+ Phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng, khơng có sự thay đổi về chất.
+ Phát triển như là 1 quá trình tiến lên liên tục khơng có những bước quanh co thăng
trầm phức tạp.
Quan niệm biện chứng:
+ Phát triển là 1 quá trình tiến lên từ thấp đến cao, q trình đó vừa dần dần, vừa nhảy
vọt, cái mới ra đời thay thế cái cũ. + Phát triển là quá trình thay đổi dần dần về lượng
dẫn đến thay đỏi về chất diễn ra theo đường xoáy ốc.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật ( mâu thuẫn bên
trong )
+ Phát triển không bao hàm mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát sự vận động
đi lên cái mới thay thế cái cũ.
+ Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực.
- Giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố làm nảy sinh các hợp chất phức
tạp, xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu.
- Giới hữu cơ thể hiện ở khả năng thích nghi.
- Vấn đề xã hội: sự phát triển của tư duy thể hiện khả năng con người làm chủ thế
giới.
Tính chất của sự phát triển:
Tính khách quan:
Phát triển là thuộc tính vốn có của sự vật.
Tính phổ biến:
Phát triển diễn ra ở cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tính đa dạng:
- Mỗi sự vật hiện tượng có q trình phát triển khơng giống nhau .
- Q trình phát triển chịu sự tác động khác nhau có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm.
Ý nghĩa phương pháp luận:


+ Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải có quan điểm phát triển khi xem xét

đánh giá các hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động, sự biến đổi.
+ Phải nhìn thấy cái mới, xu thế tất yếu của sự phát triển có thái độ ủng hộ cái mới tạo
điều kiện cho cái mới ra đời.
+ Quan điểm phát triển là cơ sở và niềm tin cho thái độ lạc quan khoa học của người
cách mạng.
+ Cần chống lại quan điểm nóng vội duy ý chí muốn xóa bỏ cái cũ khi chưa có đủ
điều kiện, quan điểm bảo thủ trì trệ gây cản trở cho sự phát triển.

⇒ Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng
của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Cịn vận động
thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi
xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với
mơi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn
thiện khả năng nhận thức của con người.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi
xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển (như đã nói ở trên phát
triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao).
Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình
thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với
đối tượng.
Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp
thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt
xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi
ích.
Câu 6 : Tồn tại xã hội.Ý thức xã hội. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội:
Ý thức xã hội :
là toàn bộ dời sống tinh thần của xã hội bao gồm tình cảm, tập quán truyền thống, quan
điểm lý luận... phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác
nhau của lịch sử xã hội.

Cấu trúc của ý thức xã hội: bao gồm hai yếu tố:
+ Tâm lý xã hội: là tồn bộ tình cảm, tâm trạng truyền thống, xã hội được hình thành một
cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày của con
người.
+ Hệ tư tưởng là quan niệm, tư tưởng đã được hệ thống hóa thành lý luận thành các học
thuyết khác nhau về xã hội.
Mối quan hệ của các yếu tố tạo thành ý thức xã hội (mối quan hệ của tâm lý xã hội và hệ
tư tưởng). Giống nhau (thống nhất nhau) ): Cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều được sinh
ra từ tồn tại xã hội và đều phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất-xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa
con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất,
kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện
trong quá trình hình thành xã hội lồi người và tồn tại khơng phụ thuộc vào ý thức xã hội.


Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật chất; điều kiện tự
nhiên-môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó phương thức sản xuất vật
chất là thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc
v.v cũng có vai trị nhất định đối với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền
thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận v.v nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý thức xã hội là những quan hệ
tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử. Ý thức xã hội có
cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường
và ý thức lý luận (khoa học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã
hội (ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học v.v).
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội , do tồn tại xã hội quyết định :
Quan niệm duy tâm coi tinh thần , tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết

định tiến trình phát triển của mọi xã hội .
Chủ nghĩa duy vật thì khẳng định rằng:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội như thế nào ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì
những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật ... sớm
muộn sẽ biến đổi theo.
Vì vậy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm,
tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất
quyết định.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội khơng hồn tồn thụ động,
nó có tính năng động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây :
* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội . Do sức mạnh của thói quen, tập
quán truyền thống, do những lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách
duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã hội mới tiến bộ hơn.
* Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học .
Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học, khoa học, nghệ thuật có thể đóng vai trị
dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người.
* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. Những quan điểm và lý luận của mỗi
thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài
liệu lý luận của các thời đại trước, tức là có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời
đại trước.
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp quyền, đạo đức,
triết học, nghệ thuật, tơn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối
tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội, nhưng giữa chúng có mối quan
hệ với nhau .
Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những tính chất và những mặt

khơng thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật
chất .
* Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :
Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã
hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ý thức tiến bộ - cách mạng : Thúc đẩy xã hội phát triển


Ý thức lạc hậu : ngăn cản sự phát triển của xã hội .
Tóm lại : Ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối
của nó. Vì vậy nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc, sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trị của ý thức xã
hội, khơng thấy vai trị của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm .
Ý nghĩa phương pháp luận :
1. Khi nghiên cưú các hiện tượng ý thức, không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà
phải đi sâu phát hiện những mâu thuẫn của đời sống xã hội là nảy sinh các hiện tượng ý
thức ấy .
2. Muốn khắc phục các hiện tượng ý thức cũ – xây dựng ý thức mới phải chú ý tạo lập
được hiện thực đời sống, nó là mảnh đất tốt nảy sinh, tồn tại phát triển các hiện tượng ý
thức .
3. Coi trọng cuộc cách mạng văn hóa-tư tưởng, có tác động rất mạnh trở lại hiện thực cuộc
sống. Có ý nghĩa đối với q trình hình thành nền văn hóa mới con người mới .
Câu 7 :Phân tích điều kiện ra đời ,đặc trưng và ưu thế của SX hang hóa :
* Điều kiện ra đời, tồn tại của kinh tế hàng hoá
Sản xuất hàng hoá ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
- Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề
khác nhau. Do có phân công lao động xã hội, mỗi ngành chỉ sản xuất ra một vài thứ
sản phẩm. Song nhu cầu tiêu dùng của xã hội lại bao hàm nhiều thứ khác nhau làm
cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.

- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất, sự tách biệt này
do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Trong lịch sử, tính tách
biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chi phối. Sau đó, trong điều kiện của sản
xuất lớn với sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, thì sự tách biệt kinh tế
giữa những người sản xuất, giữa các doanh nghiệp thuộc cùng chế độ sở hữu có tính
tự chủ kinh doanh qui định. Điều này làm cho chủ thể sản xuất có sự độc lập nhất
định, sản phẩm làm ra thuộc quyền chi phối của họ, người này muốn dùng sản phẩm
lao động của người khác phải thông qua trao đổi mua bán hàng hoá.
* Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hố
- Về đặc trưng của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hố có hai đặc trưng sau:
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán. Trong lịch sử loài người tồn tại


hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất. Sản xuất hàng
hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
+ Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính
chất xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm
làm ra để cho xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của
người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân.Tính chất tư nhân có thể
phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản
xuất hàng hóa.
- Về ưu thế của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hố có những ưu thế sau:
+ Thúc đẩy sự phát triển của phân cơng lao động xã hội, làm cho chun mơn hóa
ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng và sâu sắc.
Từ đó, nó phá vỡ tính tự túc, tự cấp, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa
phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội
đáp ứng đầy đủ hơn.

+ Quy mô sản xuất được mở rộng dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội, điều đó
tạo điều kiện cho việc ứng dụng thành tựu khoa học của sản xuất.
+ Dưới tác động của các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như: quy luật giá trị,
cạnh tranh cung cầu buộc người sản xuất năng động sáng tạo, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế.
+ Sự mở rộng và giao lưu kinh tế làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ngày càng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó
như phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường
sinh thái...


Câu 4: Phân tích nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ.

1. Nguồn gốc của tiền tệ.
Để tìm hiểu nguồn gốc của tiền tệ, ta hãy xem xét quá trình phát triển của các hình
thái biểu hiện của giá trị:
Đầu tiên là hình thái giản đơn, ngẫu nhiên của giá trị. Hình thái này xuất hiện khi xã
hội nguyên thủy tan rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi. Ở
đây, giá trị của hàng hoá này chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hố khác và quan hệ
trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi được hình
thành ngẫu nhiên. Ví dụ như 20 vuông vải = 1 cái áo. Cái áo ở đây đóng vai trị vật
ngang giá - hình thái phơi thai của tiền tệ.
Khi quan hệ trao đổi trở thành quá trình đều đặn, thường xun, thúc đẩy sản xuất
hàng hố ra đời và phát triển thì hình thái thứ hai là hình thái đầy đủ hay mở rộng của
hàng hố ra đời. Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hố nào đó được
trao đổi với nhiều hàng hố khác một cách thơng thường phổ biến. Ở đây, giá trị của
hàng hoá được biểu hiện ở nhiều hàng hố khác nhau đóng vai trị làm vật ngang giá.
Đồng thời tỷ lệ trao đổi khơng cịn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao
động quy định. Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hố được biểu hiện cịn

chưa hồn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực tiếp hàng - hàng. Ví dụ như 20 vuông
vải = 1 cái áo, = 10 đấu chè, = 40 đấu cà phê, = 0,2 gam vàng...
Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hố phát triển hơn, địi hỏi phải có vật ngang giá
chung, hình thái thứ ba xuất hiện: Hình thái chung của giá trị. Ở hình thái này, giá trị
của mọi hàng hố được biểu hiện ở một hàng hố đóng vai trò làm vật ngang giá
chung - "vật ngang giá phổ biến". Các hàng hoá đều đổi thành vật ngang giá chung,
sau đó mới mang đổi lấy hàng hố cần dùng. Vật ngang giá chung trở thành môi giới.
Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hố nào cũng có thể trở thành vật ngang giá
chung, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung. Ví dụ như 1 cái áo hoặc 10
đấu chè hoặc 40 đấu cà phê hoặc 0,2 gam vàng = 20 vuông vải.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các
vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thơng nhất thì hình thái thứ tư ra đời:
hình thái tiền. Giá trị của tất cả các hàng hoá ở đây đều được biểu hiện ở một hàng
hố đóng vai trị tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hố đóng vai trị tiền tệ nhưng dần dần
được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng. Ví dụ như:
10 vuông vải hoặc 1 cái áo hoặc 10 đấu chè = 0.02 gam vàng.
Như vậy, tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
2. Bản chất của tiền:


Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các
loại hàng hố. Nó là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản
xuất giữa những người sản xuất hàng hố.
3. Tiền có 5 chức năng. Nó là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thơng, phương tiện
cất trữ, phương tiện thanh tốn và tiền tệ thế giới.
Trước hết, tiền là thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của
các hàng hố khác. Khi đó, giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
nhất định gọi là giá cả hàng hoá. Giá cả hàng hố là hình thức biểu hiện bằng tiền của
giá trị hàng hố. Giá cả hàng hố có thể lên xuống xung quanh giá trị nhưng tổng số
giá cả luôn bằng giá trị.

Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hố, tức là tiền đóng vai trị là một phương tiện
lưu thơng. Khi ấy, trao đổi hàng hố vận động theo công thức H - T - H'. Đây là cơng
thức lưu thơng hàng hố giản đơn. Với chức năng này, tiền xuất hiện dưới các hình
thức vàng thoi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị
do nhà nước phát hành buộc XH cơng nhận. Tiền giấy khơng có giá trị thực (không kể
đến giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền). Khi thực hiện chức năng này, tiền giúp
quá trình mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm việc mua bán tách rời nhau
cả về không gian lẫn thời gian nên nó bao hàm khả năng khủng hoảng.
Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng.
Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được
chức năng lưu trữ. Ngoài ra, tiền làm phương tiện cất trữ cịn có tác dụng đặc biệt là
dự trữ tiền cho lưu thơng.Khi kinh tế hàng hố phát triển đến một mức độ nào đó tất
yếu sẽ sinh ra mua bán chịu và tiền có thêm chức năng phương tiện thanh tốn như trả
nợ, đóng thuế... Tiền làm phương tiện thanh tốn có tác dụng đáp ứng kịp thời như
cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc khơng đủ
tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả năng khủng hoảng tăng lên. Trong quá trình thực
hiện chức năng thanh toán, loại tiền mới - tiền tín dụng - xuất hiện, có nghĩa là hình
thức tiền đã phát triển hơn.
Chức năng cuối cùng của tiền là tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện khi bn
bán vượt ra ngồi biên giới quốc gia, hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước. Khi
thực hiện chức năng này, tiền thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện
lưu thơng, phương tiện thanh tốn, tín dụng, di chuyển của cải từ nước này sang nước
khác. Thực hiện trức năng này phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được cơng nhận là


phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này sang tiền của nước
khác tuân theo tỷ giá hổi đoái, tức là giá cả của một đồng tiền nước này được tính
bằng đồng tiền của nước khác.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hố, tiền có 5 chức năng.
Những chức năng này có quan hệ mật thiết và thơng thường tiền làm nhiều chức năng

một lúc.
CÂU 9 :hê thống xhcn và thanh tuu của no :
Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc
đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.
Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ được thiết lập.
Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân
chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền
dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của
nhân dân.
Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ đảm bảo quyền làm chủ trên thực tế cho nhân dân
lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà hơn thế nữa nó cịn thúc đẩy trào lưu đấu
tranh cho nền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.
- Trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của
chủ nghĩa xã hội trên qui mơ lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nước Nga trước cách mạng Tháng Mười so
với các nước phát triển khác bị lạc hậu từ 50 năm đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ
cùng thời. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu
cường của thế giới. năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản
lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ. Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, Liên
Xơ đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể
trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân
lao động. Trước cách mạng Tháng Mười, ¾ nhân dân Nga mù chữ, chỉ 20 năm sau,
nạn mù chữ đã xóa xong. Vào cuối năm 1980, Liên Xơ là một trong những nước có
trình độ học vấn cao nhất thế giới. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã
đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ,
có tiềm lực qn sự và cơng nghiệp qc phịng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật, khoa học và cơng nghệ cũng có những thành tựu rất to lớn.
- Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống

chính trị thế giới, đóng vai trị quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dan tộc và thời đại quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết


lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đường xã hội
chủ nghĩa, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều mặt, các nước xã hội
chủ nghĩa đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. năm
1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế
giới, tới nay chỉ cịn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới. Tính đến nay, hàng trăm
nứoc đã giành được độc lập. Trên một trăm nước tham gia vào Phong trào không liên
kết.
- Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trị quyết định đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.
- Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của chủ
nghĩa xã hội đã đáu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội...Với
sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây phải nhượng bộ và cháp
nhận thực tế rất nhiều yêu sách đó.
Tóm lại, từ tháng 11 năm 1917 cho đến sự kiện tháng 8 năm 1991, chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm, ở các nước Đông Âu hơn 40 năm kể từ năm 1945.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua một thời kỳ phát triển rực rỡ, có những thành
tựu to lớn và đã phát huy tác dụng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển lịch sử của lồi
người.
Cau 10 : co chế thị trường ưu điểm và khuyết điểm :
Cơ chế thị trường là bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự giác hoạt
động của người tiêu dùng với nhà sản xuất. cơ chế thị trường tự phát sinh và
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Ở đâu có sản xuất và
trao đổi hàng hóa thì ở đó có thị trường và có cơ chế thị trường hoạt động.
Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà khơng có cơ chế
nào hồn tồn có thể thay thế được. Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều

tiết nền kinh tế thị trường, tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những khuyết
tật vốn có của nó. Để nghiên cứu những vấn đề này, chúng tơi nhóm sinh viên
của lớp Ngân hàng E cao đẳng 24 xin trình bày một số ý kiến về ưu điểm và
khuyết tật của cơ chế thị trường và những giải pháp để khắc phục những
khuyết tật đó.
I. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
Cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết của nền kinh tế thị trường do tác
động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị
trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, sự điều tiết lẫn nhau của
các yếu tố giá cả, cung - cầu, cạnh tranh… trực tiếp phát huy tác dụng trên thị
trường để điều tiết nền kinh tế thị trường.


Ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (1986) cơ chế quản lý tập trung,
quan liêu bao cấp đó là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Với đặc trưng cơ bản
là hoạt động kinh tế đều được chỉ đạo từ một trung tâm là ủy ban Kế hoạch
dùng mệnh lệnh hành chính thay cho thị trường, trong phân phối dùng chế độ
cấp phát bằng hiện vật, tem phiếu, với đặc trưng này cơ chế tập trung làm cho
các chủ thể kinh tế khơng phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong sản
xuất kinh doanh. Nền kinh tế nước ta ln trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Sau khi thực hiện chính sách đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nưỡc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đã có bước
chuyển biến rõ rệt. Đặc trưng cơ bản của cơ chế mới này là hầu hết các quan
hệ kinh tế được thể hiện trên thực tế dưới hình thức hàng hóa dịch vụ và vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
II. ƯU ĐIỂM CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
Một là: cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do kinh tế của họ. Nhờ vậy mà có thể
động viên được các nguồn lực xã hội, sử dụng chúng một cách tiết kiệm qua
đó khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của nền kinh tế.

Các chủ thể kinh tế tự quyết định q trình sản xuất kinh doanh, tự
hạch tốn kinh doanh, tự tổ chức sản xuất theo luật định, tự bù đắp chi phí và
tự chịu trách nhiệm với hiệu quả sản xuất kinh doanh, tự do liên kết kinh
doanh cho nên họ có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Thúc đẩy sự tìm tịi học hỏi, có quyền tự chủ nâng trình độ cao, hiệu quả kinh
doanh, quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ, quản lý đến
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng dần dẫn đến hiệu quả kinh tế ngày
càng được nâng cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.





×