Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Dấu ấn hậu hiện đại trong mình và họ của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

DƯƠNG THANH THƠNG

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG
“MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2017

1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG
“MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
TS. BÙI BÍCH HẠNH


`
Người thực hiện:
DƯƠNG THANH THƠNG
(Khóa 2012 – 2017)

Đà Nẵng, tháng 5/2017

2

Đà Nẵng, tháng 5/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Dương Thanh Thông, sinh viên lớp 12SNV, khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, xin cam đoan rằng: Cơng trình
này do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, TS. Bùi Bích Hạnh.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong cơng trình này.
Người thực hiện

Dương Thanh Thơng

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo TS. Bùi Bích
Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ trong suốt qua trình
hình thành và hồn thành khóa luận.
Tơi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn; thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ, động viện tơi hồn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Tác giả
Dương Thanh Thông

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
5.1. Vận dụng lí thuyết hậu hiện đại ................................................................. 8
5.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống ............................................................... 8
5.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu ................................................................ 9
5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành .......................................................... 9
5.5. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................... 9
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 9
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM SAU 1986 VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN
BÌNH PHƯƠNG ............................................................................................. 10
1.1. Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ...................... 10
1.1.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 - diện mạo đổi mới............................. 10
1.1.2. Một số khuynh hướng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam

sau 1986........................................................................................................... 11
1.2. Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương .................................... 15
1.2.1. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ........................... 15
1.2.2. Kỹ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn đam mê cách tân ....................... 21
CHƯƠNG 2:DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG “MÌNH VÀ HỌ”
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NHÌN TỪ TƯ DUY NGHỆ THUẬT ..... 29
2.1. Cảm quan về chiến tranh .......................................................................... 29

3


2.1.1. Một thời kì hào hùng bị“mất dấu” ........................................................ 29
2.1.2. Một góc nhìn khác về chiến tranh ......................................................... 34
2.2. Cảm quan về đời sống đương đại - một hiện thực “trần trụi”.................. 36
2.2.1. “Chấn thương tinh thần” - hội chứng của người lính thời hậu chiến.... 36
2.2.2. Cảm thức “đổ vỡ” trong đời sống con người đương đại....................... 40
2.3. Cái nhìn đa diện về con người ................................................................. 43
2.3.1. Con người bản năng .............................................................................. 43
2.3.2. Con người bạo lực và hận thù ............................................................... 46
2.3.3. Con người hoài nghi, mất phương hướng ............................................. 54
2.3.4. Con người cơ đơn, phi nhân tính........................................................... 56
2.3.5. Con người tự thú, sám hối ..................................................................... 67
CHƯƠNG 3:DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG “MÌNH VÀ HỌ”
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC
BIỂU HIỆN ..................................................................................................... 71
3.1. Kết cấu...................................................................................................... 71
3.1.1. Kết cấu phân mảnh ................................................................................ 71
3.1.2. Kết cấu lồng xoắn.................................................................................. 74
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 76
3.2.1. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã ............................................................... 76

3.2.2. Ngôn ngữ “giễu nhại” ........................................................................... 79
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 81
3.3.1. Giọng điệu hoài nghi ............................................................................. 81
3.3.2. Giọng điệu triết lý ................................................................................. 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa hậu hiện đại là hiện tượng văn hóa độc đáo và có ảnh hưởng
sâu rộng lớn đến nhiều lĩnh vực triết học, mỹ học và nghệ thuật của thế kỷ
XX. Trong văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại đem đến những sự đột phá. Các
cây bút hậu hiện đại từ nhiều nơi trên thế giới đã làm một cuộc cách mạng về
quan niệm và lối viết, thực hiện cuộc xâm lấn vào tất cả những gì lâu nay vẫn
“trói buộc” hoạt động sáng tạo. Trào lưu hậu hiện đại vì thế đã trở thành một
trào lưu có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu.
Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã có bước chuyển chuyển mình mạnh
mẽ, đặc biệt là từ giai đoạn sau 1986 đến nay. Nhu cầu đổi mới để đưa nền
văn học dân tộc hội nhập vào dòng chảy của văn học nhân loại đã trở thành
nhu cầu bức thiết của các nhà văn có trách nhiệm. Hàng loạt các cây bút xuất
hiện hoặc chuyển đổi lối viết tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn học.
Không ít cây bút đã lựa chọn cách viết theo xu hướng hậu hiện đại. Chúng ta
có thể tìm thấy dấu vết trong thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, Trần Dần, Vi
Thùy Linh…, trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư và
đặc biệt trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Đoàn
Minh Phượng…
Với nền văn học hiện đại, tiểu thuyết luôn được coi là thể loại quan

trọng, là nơi biểu hiện tập trung nhất trình độ tư duy văn học, nơi kết tinh
quan trọng nhất thành tựu của một thời đại. Nguyễn Bình Phương là một
trong số những cây bút tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam sau đổi
mới, được xem là nhà văn mặc áo lính chun nghiệp và có nhiều đóng góp
trong việc đưa văn học Việt Nam hội nhập vào văn học thế giới. Những sáng
tác của ông ngay từ đầu đã bộc lộ một tư duy nghệ thuật là một lối viết mới
mẻ. Theo thời gian, sự cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương càng rõ nét. Nhà văn mạnh dạn vận dụng kỹ thuật viết hậu hiện đại
5


trong sáng tác của mình. Chính điều này đã khiến khơng ít các tác phẩm của
ơng trở thành tâm điểm của dư luận khi xuất bản. Vì vậy, chọn lựa nghiên cứu
đề tài dấu ấn hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương sẽ
giúp bạn đọc nhận ra đặc trưng cá tính sáng tạo của tác giả đồng thời thấy
được sự cách tân trong tư duy nghệ thuật của nhà văn qua các thời đoạn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đi tìm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết
“Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương, từ đó thấy được phong cách nghệ
thuật của nhà văn, qua đó thấy được tiến trình hội nhập của văn học Việt Nam
vào dịng chảy của văn học nhân loại.
Nhiệm vụ: Chỉ ra được những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong
tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương trên bình diện tư duy và
hình thức nghệ thuật tác phẩm, từ đó nhận ra sự khác biệt của Nguyễn Bình
Phương với các nhà văn cùng thời.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, ngay từ khi mới xuất hiện các sáng tác của Nguyễn Bình
Phương đã trở thành một hiện tượng, mà đặc biệt hơn cảlà cuốn tiểu thuyết
“Mình và họ” đã trở thành “cơn gió lạ” trên văn đàn Việt Nam. Với lối viết
mới, táo bạo theo khuynh hướng hậu hiện đại tác phẩm đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học.
Nguyễn Đức Toàn trong luận văn Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà đã chỉ ra được những đặc
điểm rất cơ bản của khuynh hướng hậu hiện đại trong các tiểu thuyết Trí nhớ
suy tàn, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình
Phương.
Cũng trong luận văn Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, đã khẳng định rằng “Đọc Nguyễn Bình Phương, người
ta bàng hoàng đau đớn về thân phận con người. Tiểu thuyết của anh dung
6


chứa và thể hiện sinh động bao câu chuyện tâm thức của con người thời đại.
Chúng tôi cho rằng dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương thể hiện trước tiên ở kiểu cảm quan đời sống đặc thù biểu hiện qua
những thế giới nghệ thuật độc đáo.”
Đào Cư Phú với Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương cũng đã rất cao những sáng tác của Nguyễn Bình Phương và đưa ra
kết luận rằng: “Qua việc chỉ ra những đặc sắc và những cách tân mới mẻ về
nghệ thuật biểu hiện cùng một số hạn chế nhất định nêu trên, chúng ta cũng
có thể khẳng định tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang đậm dấu ấn của tiểu
thuyết hậu hiện đại thế giới, bởi nhà văn đã làm nổi bật được các đặc điểm
chủ chốt của văn học hậu hiện đại là “cảm thức hậu hiện đại” và “những kĩ
thuật hậu hiện đại”.
Nhìn một cách khái quát qua lịch sử nghiên cứu vấn đề dấu ấn hậu hiện
đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tơi nhận thấy những thể
nghiệm về tiểu thuyết của nhà văn chưa được nghiên cứu một cách chuyên
sâu, đúng hướng. Có người tiếp cận theo khuynh hướng đạo đức học – có
người lại đọc tác phẩm Nguyễn Bình Phương theo các hướng giải mã văn bản
truyền thống – Đó là những cách tiếp cận không tương hợp. Một số bài viết

đã khẳng định được Nguyễn Bình Phương đã bứt phá ra khỏi của lối mòn của
cách viết tiểu thuyết truyền thống, để tìm những thể nghiệm mới mẻ về nội
dung cũng như nghệ thuật viết tiểu thuyết. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là những
nhận định mang tính chất riêng lẻ, cảm tính; chưa có được cái nhìn tồn diện
về đóng góp cũng như những hạn chế của ngòi bút này. Qua các bài viết tơi
chưa thấy được có nhà nghiên cứu, phê bình nào đề cập đến những biểu hiện,
những ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại thế giới một cách sâu sắc, cụ thể,
thật rõ nét nhất trong một tác phẩm của tác giả Nguyễn Bình Phương – hướng
đi mà tác giả khóa luận lựa chọn nghiên cứu.

7


Vì những lý do trên, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu đề tài:
“Dấu ấn hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương” là một
hướng nghiên cứu có ý nghĩa đích thực khoa học. Đó là con đường khách
quan và khoa học để đánh giá về những đóng góp của nhà văn trong tiến trình
tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tiểu thuyết“Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương.
Phạm vị nghiên cứu: Tập trung vào việc phân tích dấu ấn hậu hiện đại
trong tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương trên phương diện tư
duy nghệ thuật và phương thức nghệ thuật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các thao
tác tư duy khoa học của những phương pháp chủ yếu sau:
5.1. Vận dụng lí thuyết hậu hiện đại
Lí thuyết hậu hiện đại bao gồm một hệ thống quan điểm về khoa học văn
học, đó là những mối quan hệ giữa văn bản văn học với các hình thái ý thức
xã hội, thẩm mĩ hậu hiện đại… Vận dụng phương pháp này khảo sát để chỉ ra

những dấu ấn hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương.
5.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương bao gồm tập hợp
nhiều yếu tố hậu hiện đại với các sắp xếp tổ chức rất đa dạng. Do đó, sử dụng
phương pháp này để xây dựng một hệ thống luận điểm về hậu hiện đại dựa
trên cơ sở tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương. Đồng thời, khi
tiến hành thao tác tìm dữ liệu, người viết sử dụng phương pháp này hệ thống
để đảm bảo tính chính xác và đặt các dữ liệu vào một hệ thống cùng tiêu chí
để chứng minh làm rõ các luận điểm.

8


5.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu
Phương pháp này được áp dụng để người viết có cơ sở kiến tạo các luận
điểm và để đánh giá những giá trị nghệ thuật chung của tiểu thuyết “Mình và
họ”. Đồng thời, đối chiếu với mhững văn bản, thể loại khác hẳn nhằm giải mã
và làm nổi bật dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Mình và họ” của
Nguyễn Bình Phương.
5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Để nghiên cứu tác phẩm “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương dưới
góc nhìn hậu hiện đại, cần sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu văn
văn hóa, phê bình phân tâm học…để nắm bắt những biểu hiện đa dạng của
dấu ấn hậu hiện đại. Tất cả những phương pháp trên đây được sử dụng phối
hợp với nhau một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu.
5.5. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này dùng để phân tích các bình diện khác nhau của tác
phẩm rồi từ đó khái quát lại những đặc điểm tiêu biểu nhất để làm rõ dấu ấn
hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương.
6. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1. Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 và
hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
Chương 2. Dấu ấn hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình
Phương nhìn từ tư duy nghệ thuật
Chương 3. Dấu ấn hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình
Phương nhìn từ phương thức biểu hiện

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU
1986 VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG
1.1. Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Cuộc sống giống như một trò chơi, và trị chơi thì ln ln biến động.
Điều hiển nhiên “sống là đổi”. Và văn chương cũng khơng nằm ngồi đường
biên ấy cùng với sự cách mạng hóa tư tưởng 1986 đã là tiền đề mang chất
thiết yếu để các nhà văn Việt Nam tiếp cận các “luồng” lý thuyết mới trên thế
giới để vận dụng sáng tạo và thay đổi tư duy nghệ thuật của chính mình.
1.1.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 - diện mạo đổi mới
Luận xét trên khía cạnh triết học “duy vật biện chứng”, một tư tưởng có
chiều sâu hay một khối vật chất tổng thể muốn tồn tại và phát triển, đều phải
có căn nguyên sâu xa. Văn học cũng khơng thể nằm ngồi chiều kích đó. Xới
tung lịch sử thực tiễn văn học của nước nhà qua từng thời đoạn có thể chân
diện một cách rất rõ. Nếu như hiện thực văn học Việt Nam trước 1975 là một
hiện thực lồng lộn trên con đường một chiều đi xây dựng chủ nghĩa xã hội và

đấu tranh thống nhất tổ quốc… trái lại thời đoạn sau 1975 lại là ngồn ngộn
của một hiện thực xã hội đầy rẫy sự hỗn tạp, rối rắm, bất trắc và đầy lâm nguy
của xã hội đương đại. Các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư,
Đoàn Minh Phượng, Phạm Thị Hồi… chạm nổi lên rõ chiều hướng này.
Hịa trộn cùng với một thực xã hội mang tính chất đa dạng hóa như vậy,
các nhà tiểu thuyết mang xu hướng “mốt” thời thượng “Hậu hiện đại” đều có
lăng kính riêng của mình khi soi chiếu vào đối tượng con người. Tạ Duy Anh
thể hiện con người của mình với tổng hòa của những sự xấu xa, bỉ ổi, dâm
10


dục, cuồng loạn, đôi khi con người tựa gần như “Con thú hoang”. Đoàn Minh
Phượng chỉ xoay quanh những chủ đề này nhưng bà lại có những kỹ thuật
“chơi” mới lạ hơn, con người của bà là những con người đầy những khắc
khoải của sự bất trắc, tan vỡ, không điểm tựa, cũng nhục dục nhưng đầy sám
hối. Đặc điểm chính trong quan niệm nghệ thuật của các cây tiểu thuyết cũng
mang một nội lực khá rõ họ đi nhanh nói thẳng vấn đề cốt sao cho “ Toạc
móng lợn” nhất là chuyện “hot” của tình ái, họ thường khơng có khía
cạnh“né”.
Đồng hành cùng với sự phơi bày khá mới về hiện thực xã hội và con
người, các nhà tiểu thuyết mang xu hướng hậu hiện đại ln ln tìm kiếm,
đào sâu những phương cách thể hiện rất riêng nhằm khắc lên cái “khác” của
mình. Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư hay của các cây bút khác ln có
nhiều tuyến truyện song hành với nhau, nhiều tuyến ngược – xuôi, xoắn ốc,
nhiều nhân vật cố ý bị bỏ lửng hoặc chỉ là những “điểm mờ”, lối kể cũng rất
lạ “nhảy cóc”, sự sáng tạo độc đáo cũng qua các góc nhìn khá “dị”. Nguyễn
Việt Hà cũng như hầu hết các tay bút khác rất “kị” trong việc phân tích tâm lý
nhân vật của mình. Đặc biệt điểm nhìn và góc nhìn liên tục được tráo đổi. Các
nhân vật có đôi lúc tưởng chừng nhưăn nhập,họ là người viết thay thế. Trong
phạm trù này nổi lên hư ảnh tài hoa của Tạ Duy Anh, bằng hoa tay của mình,

nhà văn đã rất tinh trong việc khai thác linh hoạt các điểm nhìn, sự chồng xếp
khơng có thứ tự của khơng - thời gian, sự kiện từ nhiều góc quay khác nhau.
Nhiều ẩn hoài bên trong của nhân vật từ đấy được cắt vụn, giải phẫu từ một
khối đóng hộp, nhờ vậy mà các chiều bao la sâu thẳm tâm thức con người
cũng như các điểm nhỏ được khai sáng, nhiều thực chứng được kiểm nghiệm.
1.1.2. Một số khuynh hướng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1986
Mỗi một vùng lãnh thổ, quốc gia, dân tộc trên thế giới đều mang trong
mình những diện mạo rất riêng mà khơng hề có sự lặp lại trùng khớp. Văn
11


chương cũng vậy nó dựa vào cái căn cơ đó mà phát huy tổng thể. Việt Nam
cũng không nằm ngoại lệ, bộ mặt của văn học Việt Nam cũng mang trong
mình những nét chạm trổ rất riêng của người “Việt”.Văn học Việt Nam mang
dáng dấp của phong cách hậu hiện đại cũng lọt tõm trong cái khung ấy.Mang
tâm thế của một dân tộc bị xâm lược, nô lệ trải dài nhưng những dấu ấn đậm
nét mang hồn “Việt” chưa bao giờ tắt nguội. Hòa theo trào lưu của nhịp thở
hậu hiện đại khi mà nền nghệ thuật hiện đại mới manh nha còn khá nhiều
tranh chấp và dang dở. Khi mà các lý thuyết luận về triết học, mỹ học, ngơn
ngữ… luận về hiện đại và hậu hiện đại cịn chưa được thẩm thấu một cách
tinh yếu đầy đủ thì cái “thượng tầng về kiến trúc” xã hội còn mang nhiều
khúc gãy thì điều kiện để văn chương thăng hóa trên văn đàn thế giới là điều
viễn vơng khó đạt. Vì vậy văn học Việt Nam muốn tự mình đi trên con đường
“độc mã” hay tiếp nối tinh hoa văn hóa nhân loại đều phải dựa vào cơ sở thực
tiễn là lý thuyết văn học hiện đại hiện hành. Quy theo cách nhìn nhận khá
chuẩn xác của nhà nghiên cứu Hồng Ngọc Hiến nhận định thì “Chủ nghĩa
hậu hiện đại trước hết là một phản ứng của chủ nghĩa hiện đại do đó phải tìm
hiểu về chủ nghĩa hiện đại thì mới cảm nhận được chủ nghĩa hậu hiện đại”.
Từ những nhu cầu bức thiết đó cũng như dựa trên cơ sở luận chung của lý

thuyết thực tiễn muốn hậu hiện đại nền văn học Việt Nam phải thực hiện một
cuộc “song mã” đôi đường nhưng nhập làm một giữa cái nền là vừa hiện đại
hóa nền văn học vựa hậu hiện đại hóa chính nó thì mới mong sao nền Văn học
Việt Nam mới “chạy kịp” hịa mình vào thời cuộc chung văn học thế giới.
Dễ dàng nhận ra một cách chân phương nhất nền văn học Việt Nam
hiện hành đang chỉ mới đứng lại ở điểm xuất phát là sự trộn phối có tiếp biến
giữa hai phân nhánh là hiện đại và hậu hiện đại nhưng điểm bất đồng mang sự
mâu thuẫn nội tại là hậu hiện đại lại là căn cốt. Lột chân cho quang ý thì chủ
nghĩa hậu hiện đại trong nền Văn học Việt Nam hiện hành mang rõ đặc trung
mang tính chất “nguyên hợp” trong bản thể luận. Thật phi logic nếu không
12


qua bước đi chập chững là hiện đại và có những trải nghiệm, bước đi vững
chãi qua sự thanh lọc của lịch sử minh chứng thì rõ ràng sự đi đến đích sẽ
thiếu đi sự bền vững lâu bền và xa hơn là thành tựu rực sáng.
Ơm đồm khơng bằng tách bạch lý luận cho minh bạch. Đi ngược lại các
giai đoạn văn học trước lấy giai đoạn văn học (1930 - 1945) làm tiền đề thì
đây là giai đoạn mang tính chất hiện đại hóa đầu tiên nền văn học Việt Nam
dưới sự ràng buộc áp chế mang tính chất xâm lược của thực dân Pháp. Lần
thứ hai sau đổi mới 1986 có thể nhận định rõ mang tính chất khách quan khoa
học thì đây là lần đổi mới mang tính chất tự giác, mang yếu tố cách mạng hóa
văn chương hồn tồn mang ý nghĩa ưu việt cho sự phát triển hưng vượng của
nền văn học nước nhà. Điều đáng tự hào là mặc dù mang danh nghĩa “ đi sau”
lạc hậu so với thời đại nhưng những kết quả mang lại từ trào lưu hậu hiện đại
quả là đáng nể. Đối sánh với thành tựu giai đoạn 1930 – 1945 đã có q nhiều
ngơi sao tỏa sáng cũng gây nên những áp lực không nhỏ cho công cuộc hậu
hiện đại văn chương về sau. Thật xác với nhận định của nhà thơ Inisara: “Nếu
không tiếp nhận ngay từ hôm nay, tôi e rằng chúng ta tiếp tục chương trình
làm kẻ trễ tàu thời đại”.

Từ lý thuyết hậu hiện đại, đã có rất nhiều các tác phẩm ra đời đi tiên
phong cho trào lưu sáng tác này. Đã có rất nhiều các nhận định mang tính
chất hồ nghi, cách viết theo lối hậu hiện đại ở nước ta chỉ là một đóm lửa
khéo bùng lên rồi lụi tàn hay sẽ là một bước đệm quan trọng tiệm cận cho
những bước nhảy vọt về sau.
Dựa vào các phương pháp nghiên cứu và khảo sát diện rộng các tác
phẩm sáng tác theo lý thuyết hậu hiện đại có thể dễ dàng chân diện được
trong đời sống của Văn học Việt Nam giai đoạn này song hành cùng với nhau
hai khuynh hướng hậu hiện đại chính. Khuynh hướng tiên phong là sự kết hợp
giữa các thủ pháp viết hậu hiện đại một cách hỗn dung với các tác phẩm mang
đặc trưng truyền thống của Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú,
13


Nguyễn Việt Hà, Y Ban … hoặc là các gương mặt như Nguyễn Huy Thiệp,
Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài… chủ yếu là các sáng tác thiên lệch về thể loại
truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhưng chủ yếu là các truyện ngắn lịch sử và tiểu
thuyết lịch sử mang nội hàm nịng cốt. Cơng tâm mà nói đây là những chủ đề
khơng mới, khơng hồn tồn hậu hiện đại, chính các cây bút cũng chưa bao
giờ coi tác phẩm của mình chính thống là hậu hiện đại. Nhưng khơng thể phủ
nhận những đóng góp của những sáng tác này trong đời sống của Văn học
Việt Nam. Mặc dù các tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở “vỉa” của hậu hiện đại
là “yếu tố” hoặc là “dấu ấn” nhưng nó cũng là bước đi tiên phong, manh nha
đầu tiên cho trào lưu hậu hiện đại phát triển ở nước ta về sau.
Khuynh hướng thứ hai là một khuynh hướng mang tính chất tồn vẹn
trong mình nội hàm căn bản của bản thể hậu hiện đại trong các sáng tác của
mình. Đây là sự hịa mình đổi mới kiên quyết của các cây bút đương thời
muốn mang một diện mạo mới – hậu hiên đại phong cách Việt hóa. Nổi lên
với các cây bút như: Bùi Chát, Inisara, Đặng Thân, Trần Tuấn… Các sáng tác
của cây cây bút trên nằm gói gọn với các thể loại thơ, thơ văn xuôi, kịch

đường phố, thơ trình diễn… mặc dù các sáng tác này được đánh giá là chiều
sâu chưa sâu, nhưng đánh giá công bằng thì đây mới chỉ là những sự thử sức
ban đầu mang tính chất thử nghiệm.
Chỉ trong một quãng hành trình khá ngắn gần hai mươi năm vừa song
hành giữa tiếp nhận lý thuyết và thực hành cách hành văn theo lối hậu hiện
đại, nền văn học Việt Nam đã có những bước chuyển mình khá mới mẻ,
những thành tựu thật đáng ghi nhận, mặc dầu những bước đầu con mang
nhiều sự hồ nghi, trắc trở. Không thể phủ nhận được những năm từ cuối thế
kỷ XX cho đến đầu những năm của thế kỷ XXI, hậu hiện đại là một trào lưu
mang lại khá nhiều cảm hứng và sự hưng phấn trong cách viết của các tay bút
phê bình và sáng tác của nền văn học Việt Nam. Sống mà khơng hịa nhập sẽ
bị tuột hậu, từ sự hịa mình mang tính chất “có ý thức” văn học Việt Nam
14


đang đi trên một con đường khá đúng đắn dẫu sẽ có mn vàn trắc trở. Nhưng
một vấn đề mới lại được manh nha liệu ta hịa nhập nhưng có hịa tan vĩnh
viễn, lai căng hóa mất nguồn, hịa nhập có tiếp biến hay sẽ kiên quyết đi theo
con đường đã tiền định, điều này còn phụ thuật rất nhiều vào các nhà cầm bút
có lịng tự tơn dân tộc.
1.2. Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
1.2.1. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phương là một trong những cây bút còn “trẻ” trên văn
đàn Việt Nam. Trẻ ở đây không chỉ là trẻ ở tuổi đời mà còn trẻ ở cách tư duy
nghệ thuật trong cách hành văn của mình. Đi vào đời tư của nhà tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương, ơng là một bản thể vừa mang trên mình cái chất của
người lính với ngịi súng nóng ran trên vai cũng vừa là một nhà tiểu thuyết
với ngịi bút sắc nhọn. Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn
Bình, sinh ngày 29 tháng 12 năm 1965 tại thị xã Thái Nguyên. Thời loạn
chiến sự, Nguyễn Bình Phương cùng gia đình sơ tán về ngụ cư ở xã Linh

Nham thuộc huyện Đồng Hưng, tỉnh Thái Nguyên.Đến vào khoảng năm 1979
ông mới quay về sống sở tại ở thành phố Thái Nguyên.
Tư duy nghệ thuật được hiểu là: “Dạng hoạt động trí tuệ của con người
hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Phù hợp với chức năng
phi đối xứng của bán cầu đại não và lý thuyết về hai kiểu nhân cách thì tư duy
nghệ thuật dựa trên một nền tảng tâm sinh lý khác hẳn với tư duy lý luận. Bản
chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế
giới bằng hình tượng quy định. Sự chun mơn hóa lối tư duy này tạo thành
đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó.”
Hiểu theo một cách khác thì: “Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của
hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ
thẩm mỹ. Phương diện của nó là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan
được.Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu của tư duy nghệ thuật là ngồi tính
15


giả định, ước lệ nó hướng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm
tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể có), có thể dự cảm thấy theo xác
suất, khả năng và tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của
nghệ thuật thường mang tính chất phổ quát hơn, triết học cao hơn so với sự
thật cá biệt. Bằng trí tưởng tượng sáng tạo vốn có là chất xúc tác của hoạt
động tư duy nghệ thuật nghệ sĩ xây dựng các giả thuyết làm sáng tỏ các bộ
phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng” chưa biết (…).
(…) Đặc điểm của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng,
tính ẩn dụ. Trên cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và
quan niệm nghệ thuật, lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng
tư duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng biết cảm nhận một cách
nhạy bén về về viễn cảnh lịch sử, thời đại, dự báo tương lai và tài năng sáng
tạo nghệ thuật. [13, tr324]
Khi đã lỡ vùi mình vào nghiệp bút nghiêng – nghiệp khổ ải cho đời

mình, cây tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như lớp lớp thế hệ cầm bút
đi trước, ơng ln có ý thức sâu sắc nhất về trách nhiệm, về sứ mạng của
mình trước cuộc đời, trước tha nhân và bản ngã. Đã trót dấn thân Nguyễn
Bình Phương cũng tự tạo cho mình những niêm luật, quy tắc rất nghiêm ngặt
nhưng không thiếu chữ “mới” trên hành trình tư duy sáng tạo nghệ thuật của
chính mình. Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn báo chí, Nguyễn Bình Phương
đã tun thệ rất dõng dạc tun ngơn của mình: “Tơi chỉ có một nhận thức
bào thù là cố gắng viết cho nó gần sát với quan niệm của mình về văn chương
vậy thơi”[26]. Nguyễn Bình Phương hiếm hoi nói về tư duy nghệ thuật của
mình trong cách hành văn, nhưng có lẽ đây cũng chính là tiền đề manh nha
đầu tiên cho con đường đi đến đích nghệ thuật của nhà văn.
Nguyễn Bình Phương - một cây bút tiểu thuyết mang dáng dấp của trào
lưu hậu hiện đại, tương xứng với điều đó là cách nhìn nhận về hiện thực xã
hội con người của ông cũng rất khác so với các nhà văn đương thời. Cũng
16


trong một bài báo Nguyễn Bình Phương cũng đã đưa ra chính kiến của cá
nhân mình nhận xét về hiện trạng thật sự của các cây tiểu thuyết nước nhà:
“Xét trên bình diện chung thì cả một quãng thời gian khá dài tiểu thuyết của
ta xem ra có dấu hiệu dư thừa những sự kiện mang tính cộng đồng mà cịn ít
sự kiện cá thể. Những biến cố lớn của dân tộc tràn ngập trong các tiểu thuyết
với đầy đủ cơ số, bom đạn, thương vong, thiệt hại, trong khi nội tâm con
người cũng dã từng có, đã có những cuộc chiến khủng khiếpkhông kém lại
chịu số phận hiu hắt, gần như vắng mặt trong các trang viết ở thể loại
này”[15]. Điều này đã thơi thúc là ngịn lửa trong lịng để Nguyễn Bình
Phương tìm ra cho mình một ngã rẻ riêng biệt để viết. Và cũng theo Nguyễn
Bình Phương thì: “Cuộc sống dân tộc của ta đang ở đâu thì tiểu thuyết phải
đang ở đấy”[15]. Thế chỗ những trang hào hùng bằng cái đại tự sự thì Nguyễn
Bình Phương lại chọn riêng cho mình cái lối chơi riêng ở sân nhỏ tiểu tự sự.

Các cạnh khía của đời sống, đời tư cho dù là nhỏ nhắn trong cuộc sống con
người đều tất thảy được nhà văn đào xới, bới sâu, lật tẩy một cách trắng trợn
nhất để cốt sao cho những tấm lớn của hiện thực đó bong lở ra, vỡ vụn, tách
bạch để hiện thực con người đang hiện tồn được phơi bày một cách trần
truồng nhất. Dường như đây chính là chương trình tác chiến chiến lược nhất
mà Nguyễn Bình Phương đang dùng để chế ngự hiện thực đang hiện sinh một
cách đầy lâm nguy trước thực tại xã hội đang đỗ vỡ của con người. Với tiên
chỉ này mà mỗi đứa con tinh thần của ông khi được thai nghén ra đời đều
mang trong mình cái dáng dấp hình hài vơ cùng lập dị so với thời cuộc tiểu
thuyết đương thời.
Với nhân sinh quan và thế giới quan khác lạ của bản ngã và chịu sự
thẩm thấu của hiện thực, Nguyễn Bình Phương đã tự kiến thiết cho mình một
nền móng của tư duy nghệ thuật mới mẻ về con người. Với một sinh thể khối
động như con người và tĩnh như chiều kích sâu thẳm bên trong con người
Nguyễn Bình Phương đã giải phẫu sinh thể ấy một cách tồn diện. Ơng cho
17


rằng con người sinh thể ấy: “Tính cách đa dạng, không theo một chiều, yêu
ghét đúng với bản chất người nơng thơn. Sự tha hóa của con người, những
dục vọng bùng nổ, những hành động phi lí, phi nhân tính được thể hiện một
cách nghệ thuật trong tiểu thuyết.”[22]. Tiếp nhận các tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương, điều độc đáo là con người trong các sáng tác của ông không
dừng lại ở chiều đơn tuyến của trục tung thời gian mà nó hịa trộn cả hai chiều
kích tung hồnh bổ ngang, cắt thẳng của những lát cắt không gian và thời gian
vơ tiền định của con người. Chính vì thế các kiểu nhân vật của ơng có tính
cách rất đa dạng hóa, biến ảo khơn lường khiến bạn đọc như đang thật sự chơi
một trị chơi suy đốn thiếu hồi kết. Họ là những con người có nhân tính pha
trộn giữa song sắc đen – trắng. song tính tốt – xấu bị bao quát bởi chiều sâu
tâm lý của vô thức hữu thực…

Đặc biệt các trang viết của Nguyễn Bình Phương bám chặt lấy nhau
giữa ngôn từ và hiện thực bị khuất lấp. Hiện thực đó gắn liền từ nơng thôn đi
xa hơn nữa là một chặng đến thị thành với những hỗn tạp chứa nhiều tạp chất
cặn bã của xã hội mà phơng nền chính hiện lên là con người. “Con người là
tổng hòa của những mối quan hệ”, con người trong các tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương khơng rơi lạc ở giữa luận đề ấy. Họ là những mối quan
hệ được gắn với nhau có khi rất nhạt nhưng không đứt gãy. Hành vi hay trạng
thái tâm lý của họ cũng dựa vào điểm tựa là những mối quan hệ ấy mà tồn
tại. Hay sát nghĩa, hơn con người trong các sáng tác của ông luôn bị dằn co dữ
dội, có một sự sống lơ lững vơ trọng lượng giữa biển đời chơi vơi và mất
khuất lúc nào khơng hay.
Có thể khẳng định rằng thay đổi tư duy, đổi mới cách nhìn về hiện thực,
về con người, các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam, trong đó có Nguyễn
Bình Phương, đã sáng tạo tiểu thuyết của những tiếng gọi của trò chơi, bản
hòa tấu của nhiều giọng điệu”[22]. Hay nói cách khác có thể ví cách tư duy
nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương giống như: “Thanh âm trong trẻo giữa
18


một bản đàn mànhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” của Nguyễn Tuân. Bên lề cái
cách lạ trong tư duy nghệ thuật về hiện thực và con người của Nguyễn Bình
Phương. Ơng cũng rất trăn trở nhiều vấn đề sâu xa khi ngẫm về văn chương:
“Khơng có sự sáng tạo nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”[12]. Với lập trường này,
Nguyễn Bình Phương đã tự mình dấn thân đi trên một hành trình đơn độc cơi
lẻ trong việc tìm ngả rẻ riêng cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nói là làm
đúng với bản chất của người Việt Nam, ông cũng như một số nhà văn cùng
thời dã rất dũng cảm đương đầu với thử thách chông gai để phát triển và hiện
tồn: “ Mỗi thử nghiệm nếu không làm xuất hiện những đỉnh cao, thật cao
trong sáng tạo thì nó cũng ít nhất làm cánh đồng văn học nghệ thuật được đa
dạng hơn, nhãn quan của những người làm văn nghệ đưuọc mở rộng hơn,

tâm lý của người đọc được bao dung hơn, từ đó dễ chấp nhận những cái
mới”[23]. Lối nghĩ này thật táo bạo khác người nhưng đó lại là một luận đề
rất hợp lý và lơgic.
Như vậy, sáng tạo phải luôn luôn song hành cùng với q trình kiếm
tìm và cái đích là cái mới. Nguyễn Bình Phương là một nhà văn khá đặt biệt
và ơng cũng rất dị ứng với cái cũ. Với bản thân Nguyễn Bình Phương thì việc
sáng tạo trong văn chương cũng chính là “người vượt qua những định nghĩa
để tiến tới một định nghĩa khác”. Là một nhà văn có cái tâm muốn bao trọn
tất cả nên Nguyễn Bình Phương ln tự ý thức, nỗ lực trên từng con chữ dòng
viết. Chính vì vậy mà các sáng tác của ơng ln mới từ cái nhìn hiện thực,
nhân vật, cốt truyện, khơng thời gian và cho đến việc sử dụng ngôn từ, có thể
thấy rằng với kết quả đạt được thì q trình lao lực của Nguyễn Bình Phương
với nghệ thuật quả là một q trình rất cật lực.
Khơng chỉ có con đường tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cịn thử sức
ở chặng đường thi thơ, cũng chính vì điều này mà cũng dễ hiểu rằng các sáng
tác tiểu thuyết của ông chất thơ khá tràn và đơi khi cịn lấn sân sang mang âm
hưởng của ca kịch. Cũng theo nhận định của ông: “ranh giới giữa các thể
19


loại đã đã bị xóa nhịa… Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến
tới một định nghĩa khác”[22]. Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo
Nhân trong các sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có sự xâm thực
của hai cấp độ: “Thứ nhất, tư duy thơ, tư duy kịch lây lan trong nhiều tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phươngđều mang dáng dấp của một kiểu loại hình,
thể loại khác”.[18]
Bị chi phối theo cái mới, cái lạ nên Nguyễn Bình Phương có lối tư duy
về nghệ thuật cũng rất khác: “Nghệ thuật tiểu thuyết là sự kết nối các điểm
chính với nhau chứ khơng phải là sự nhẫn nại đi theo tuần tự, đều đặn của
thời gian và sự kiện”[12]”. Ơng cũng chính là chun gia trong việc sắp xếp

cốt truyện theo lối kiểu phân mảnh vỡ vụn. Chính sự rã của cốt truyện này
khiến cho người tiếp nhận dễ bị mắc nghẹn và khó tiêu hóa một cách nhuận
trường trôi chảy các sáng tác của ông. Điều này cho thấy sự phá cách không
hề nhỏ của Nguyễn Bình Phương trong việc từ bỏ lối viết cũ xưa truyền thống
đơn tuyến một chiều từ đó thể hiện một nỗ lực phi thường của nhà văn trong
việc muốn nhào nặn ra một hiện thực xã hội và con người thật lạ. Điều này
đòi hỏi người tiếp nhận phải biết chơi cái trò chơi kỳ quái cùng tác giả phải
am hiểu và có căn bản của lý thuyết hậu hiện đại, chính cái qi đó đã tạo nên
nhiều luồng trái chiều hoặc cùng chiều trong tâm lý độc giả. Và có lẽ ngả rẽ
đó của Nguyễn Bình Phương khá phù hợp với tâm thế đương đại đầy khuất
mắt mâu thuẫn trong xã hội ngày nay.
Bên cạnh lối tư duy mới mẻ đầy sáng tạo về hiện thực và con người,
Nguyễn Bình Phương cũng đã có những phát kiến vơ cùng táo bạo: “Văn
chương bản thân nó phải là chân trời tự do thì ta cứ nương theo thế, đừng bó
nó”[22]. Tự do khơng có nghĩa là hồn tồn khơng bị trói buộc. “Cái chân
trời tự do ấy địi hỏi phải có giới hạn” và giới hạn mà Nguyễn Bình Phương
muốn bao trọn là đối thể con người. Nhưng tự do khơng có nghĩa là phóng
khống man dại nếu đi lệch rất dễ bị sa lầy. Tác giả đã chọn lối tư duy mới về
20


hiện thực và con người theo trào lưu hậu hiện đại thì điều tất yếu đó sẽ là
điểm tựa vững chải cho các sáng tạo về sau. Nếu lệch một tí sẽ cả hành trình
sẽ chệch hướng, nhưng có đơi lúc sự trật hướng lại là một tương lai mới. Ông
cũng như bao thế hệ các nhà cầm bút đi trước đều tâm niệm: “tiểu thuyết là
lãnh địa của những cuộc chơi, ở đó nhà văn mặc sức tung phá bút lực, đạp
đổ, giải thiêng những gì gọi là gạo cội trong văn chương truyền thống, những
gì được coi là chân lý đã tồn tại bao đời để đến gần hơn với hiện thực rối ren,
thối nát của cuộc sống đương đại”. Sự tự do Di-gan này còn man dại hơn nữa
trong cách cầm bút của Nguyễn Bình Phương, trong hầu hết các tác phẩm

không hiểu tự do hay cố ý mà ngịi bút của ơng bng thả khơng theo một trật
tự khn khổ nào hay đó lại là sự ký thác những ẩn khuất sâu thẳm bên trong
của ông”.
Nguyễn Bình Phương ln thắc mắc với suy tư: “Tiểu thuyết cần có
thêm những bước mạo hiểm” và sự mạo hiểm đó đã được ơng minh chứng rất
rõ ràng qua các sáng tác của mình. Nhưng ơng có vẻ như là một chứng nhân
của sự ngoại lệ của lẽ thường ấy. Trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Bình
Phương ơng ln tìm tịi đột phá sau cho mỗi đứa con là mỗi hình hài nhân
thể khác nhau bằng một diện mạo thật dị lập khác xa so với anh chị em nó,
bằng nhiều kỹ thuật hiện đại viết khác nhau, hoặc lối chơi kết cấu đầy mê
hoặc mờ ảo, ngôn ngữ đơi khi đã thốt ly ra khỏi ngơn ngữ mà chỉ là những
lời câm. Có khẳng định rằng bằng lối dị trong tư duy nghệ thuật của mình
Nguyễn Bình Phương đang dần dần tạo cho mình một phong cách viết rất
riêng, một chỗ đứng rất đơn độc nhưng độc tôn trên văn đàn Việt Nam đương
đại.
1.2.2. Kỹ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn đam mê cách tân
Không thể phủ nhận Nguyễn Bình Phương thật sự là một người nghệ sĩ
tài hoa. Ơng khơng độc hành với con đường tiểu thuyết mà còn lấn sân sang
thơ. Và thơ cũng là bước khởi hành, dấu chân dấn bước đầu tiên của người
21


nghệ sĩ trên con đường văn nghiệp của mình. Nguyễn Bình Phương biết làm
thơ từ khá sớm với rất nhiều các tập thơ như: Khách của trần gian (1986),
Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biết (2001), thơ
Nguyễn Bình Phương (2005), Buổi câu hờ hững (2011). Và vào thời điểm
2010 thơ của ông cùng với một số nhà thơ đã thành danh trên thi đàn Việt
Nam được chọn dịch trong tuyển rập thơ Việt Nam được xuất bản ở Thụy
Điển 3/2010. Với tập thơ Buổi câu hờ hững Nguyễn Bình Phương đã vinh dự
được nhận giải nhất hội nhà văn Hà Nội 2012. Nhưng không dừng lại ở đó,

với thiên chức của một người nghệ sĩ, ơng ln boăn khoăn về sứ mệnh của
mình với cuộc đời. Chính sự dằn vặt đó đã vật lộn trong ơng biết bao điều đớn
đau và ông đã làm một cuộc đại cách mạng bản thân của mình với chữ nghĩa
thơ văn bằng cách thử sức mình ở thể loại tiểu thuyết.
Thơ cũng như tiểu thuyết nhà thơ luôn luôn: “Boăn khoăn đi tìm lẽ yêu
đời” tìm cái mới cái dị cho những sáng tạo của mình. Khơng khó để nhận ra
các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chất thơ ln ướt đấm, chất thơ đó
cũng rất gần như là chiếc bóng của những tiểu thuyết của ơng. Thiết nghĩ
muốn đọc thấu các sáng tác tiểu thuyết của ơng địi hỏi phải truy nguyên tìm
về các sáng tác thơ ca của ông ở giai đoạn khởi nguyên ban sơ: “Thơ và đời
tuy hai mà một – Thơ và tiểu thuyết tuy một mà hai” đó là sự nhập nhằn rất
khó chiết khấu trong các sáng tcs của ông.
Thơ là khởi tiểu thuyết là đích nhưng gạch nối giữa hai đoạn đầu cuối
đó lại là những vùng xen canh giữa các hạt giống mang tên truyện ngắn, bút
ký, tiểu luận. Đơn cử như truyện ngắn Đi (1999), bút ký Lững thững với ngàn
năm (2009). Tuy nhiên những sáng tác này cũng chỉ là những nếp rìa ven bờ
chưa có gì gọi là phá cách so với các ấn phẩm đương thời. Được trình diện
với cơng chúng với cái nhãn mác hồnh tráng “nhà thơ” Nguyễn Bình
Phương nhưng đời khơng ai đốn mị được chữ ngờ. Rẽ sang truyện ngắn
không vừa ý, quẹo sang bút ký không vừa tầm, rồi lại viết tiểu luận cũng
22


chẳng công tâm. Cuối cùng bến tàu rộng lớn vô hạn định của tiểu thuyết đã
làm cho con tàu Nguyễn Bình Phương thích rong chơi phải cập bến và mắc
neo vĩnh viễn. Chỉ có thể loại tiểu thuyết, nơi đây thì tài hoa của Nguyễn Bình
Phương mới chín rộ và phát huy tột bật. Đi tiên phong trình làng là cuốn tiểu
thuyết: Bả giời (1991, Nxb Quân đội nhân dân), từ đây Nguyễn Bình Phương
bắt đầu tiến cơng tồn lực bút lực của mình vào thể loại tiểu thuyết. Và rồi các
sáng tác của ông ở thể loại này ra đời ngày càng dồn dập với một mật độ ngày

một dài hơi hơn như: Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ
suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Xe lên xe xuống. Có thể khẳng định rằng chỉ
trong vào hai thập kỷ, Nguyễn Bình Phương đã có tám tiểu thuyết được ấn
hành xuất bản đến với bạn đọc.Có thể thấy rằng chỉ có đến với mảnh đất tiểu
thuyết thì bút lực của Nguyễn Bình Phương mới có một luồng sinh khí mạnh
mẽ đến như thế.
Đồng hành với lối cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cịn
có các cây viết tiểu thuyết cùng thời với ông. Nhưng lối viết cách hành văn
cũng như kỹ thuật xử lý Nguyễn Bình Phương rất độc so với các cây bút khác
đương thời. Điều này cũng dễ hiểu khi trong tâm lý của người tiếp nhận các
ấn phẩm của Nguyễn Bình Phương chưa bao giờ thật sự là dễ đọc. Bởi quy tụ
ở các sáng tác của ông là tinh hoa và tư duy của tiểu thuyết đương đại thế giới
hòa lại, trong đó điểm lên là tiểu thuyết Mới, tiểu thuyết mini và tiểu thuyết
hậu hiện đại thời thượng.
Đi từ chất qi muốn lạc lồi khơng phải là một bản thể sao chép,
không giống bất kỳ một sinh thể khác cùng với ý thức cá nhân và lịng tự tơn
rất cao.Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn đổi thay ngay từ chính bản thân
của mình, từ đó mà ơng đưa ra nhận định: “Tiểu thuyết Việt Nam và tiểu
thuyết các nước khác, về bản chất lẽ ra chẳng cần một phép so sánh nào cả.
Tiểu thuyết của chúng ta đã quá đủ chững chạng, quá đủ từ tốn, quá đủ tự tin
với con đường nó đang đi”[15]. Nếu như nhìn nhận một cách chủ quan có lẽ
23


×