Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vấn đề bình đẳng giới trong truyện ngắn nữ việt nam sau 1975 (qua tuyển tập truyện ngắn 1975 1995)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------

LÊ THỊ THÚY HẰNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN 1975 – 1995)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------LÊ THỊ THÚY HẰNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN 1975 – 1995)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Khắc Sính

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


Cơng trình đƣợc hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC SÍNH
Phản biện 1: TS. Lê Thị Hường
Phản biện 2: TS. Bùi Bích Hạnh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN
vào ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Khắc Sính. Những nội dung nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào trong và ngồi
nước.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Thúy Hằng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 2
2.1. Các nghiên cứu lý thuyết “nữ tính”, “nữ quyền” nói chung ........................... 2
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về “nữ tính”, “nữ quyền” trong văn học Việt
Nam ............................................................................................................................ 5
2.2.1. Trong văn học Việt Nam nói chung ............................................................... 5
2.2.2. Trong các cơng trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn nữ .......................... 7
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 10
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 10
Chương 1.................................................................................................................. 11
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ................................................................. 11
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU1975 ............................................................. 11
1.1GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM .......................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về nữ tính, nữ quyền ................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm về nữ tính, nữ quyền trong văn học Việt Nam ............................ 15
1.2. BỨC TRANH NỮ TÍNH NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT
NAM SAU 1975 ...................................................................................................... 25
1.2.1. Hiện thực đất nước, con người sau 1975 ..................................................... 25
1.2.2. Nữ tính, nữ quyền trong truyện ngắn Việt Nam sau1975 .......................... 26
1.2.2.1. Nỗi đau của số phận ngƣời phụ nữ sau chiến tranh.............................. 27
1.2.2.2. Tình ngƣời và những mối quan hệ nhiều chiều ...................................... 29
1.2.2.3. “Chuyện về Hạ” - dấu nối của nữ tính-nữ quyền trong truyện ngắn sau
năm 1975 .................................................................................................................. 36



Chương 2.................................................................................................................. 40
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU 1975
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC NHÂN VẬT ............... 40
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NỮ
LIÊN QUAN ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI ................................................................ 40
2.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ, đồng đều về đội ngũ .............................................. 40
2.1.2. Những đổi thay căn bản trong tư duy nghệ thuật ....................................... 41
2.2. TỔ CHỨC KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ................................ 43
2.2.1. Kết cấu tâm trạng .......................................................................................... 43
2.2.2. Kết cấu mảnh vỡ ............................................................................................ 47
2.2.3. Kết cấu mở ..................................................................................................... 49
2.3. TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ ............................ 51
2.3.1. Dạng nhân vật “trải nghiệm giới tính nữ” .................................................. 52
2.3.2. Dạng nhân vật trải nghiệm tình yêu nữ giới ................................................ 58
2.3.3. Dạng nhân vật với những nỗi niềm riêng khơng dễ nói ra ......................... 63
Chương 3.................................................................................................................. 72
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU1975
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT 72
3.1. NGƠN NGỮ TRẦN THUẬT ......................................................................... 72
3.1.1.

Ngơn ngữ của người trần thuật nữ ........................................................... 72

3.1.1.1. Ngôn ngữ kể ............................................................................................... 72
3.1.1.2. Ngơn ngữ tả ................................................................................................ 74
3.1.1.3. Trữ tình ngoại đề ....................................................................................... 75
3.1.2. Ngôn ngữ của nhân vật nữ ........................................................................... 76
3.1.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .................................................................................... 77

3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại .................................................................................... 78
3.1.3. Ngôn ngữ thân thể và hệ từ thông tục ......................................................... 79
3.2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT NỮ GIỚI ..................................................... 83
3.2.1. Giọng đắm say, ngọt ngào ............................................................................. 83
3.2.2. Giọng đau đớn, điên dại ................................................................................ 85
3.2.3. Giọng lạnh lùng, tỉnh táo .............................................................................. 87


3.2.4. Giọng hoài nghi, chất vấn ............................................................................. 88
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Dù phương Tây hay phương Đông, dù trước đây hay bây giờ, tuy mức độ
có khác nhau, sự biểu hiện cũng khơng giống nhau, nhưng nhìn chung vấn đề bình
đẳng giới vẫn chưa đi đến giới hạn cuối cùng. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” hay
bất bình đẳng giới nói chung vẫn cịn tồn tại trong quan niệm xã hội, cho dù xã hội
ấy là văn minh hiện đại hay dã man. Văn chương viết về thân phận người nữ trong
lịch sử văn học thế giới khá nhiều song thường là do nam giới viết về nó chứ khơng
nhiều lắm việc tự nó viết về mình. Bởi vậy khơng thể tránh khỏi cái nhìn từ “trên
xuống”, từ “ngồi vào”, chủ yếu là ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình hoặc bộc lộ cái nhìn
thương cảm về số phận như một sự “ban ơn”. Thảng hoặc có những tiếng nói bênh
vực thì cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay và cũng thường mới dừng lại ở lòng
trắc ẩn. Rất hiếm khi xuất hiện các nhà văn nữ viết về hiện thực đời sống bình đẳng
giới hay viết về chính thân phận mình kiểu như Bronthy (Anh), Elfriede Jelinek
(Áo), Julia Kritéva (Bulgarie, Pháp), Marguerite Duras (Pháp), hay Đoàn Thị Điểm,

Hồ Xuân Hương, Đoàn Lê, Dạ Ngân… ở Việt Nam. Phải đến thời kỳ hiện đại (từ
cuối thế kỷ XIX), đội ngũ nhà văn nữ mới xuất hiện một cách rầm rộ và tiếng nói
của họ mới có vị thế rõ rệt trên văn đàn mỗi nước. Nhưng sức mạnh của tiếng nói ấy
cũng ở mức độ khác nhau tùy theo nền văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc.
2. Ở Việt Nam, trong lịch sử văn học có sự vênh lệch khá lớn giữa nhà văn
nam với nhà văn nữ. Nằm trong quan niệm phương Đông, đặc biệt là ảnh hưởng
Nho giáo của Trung Quốc, thân phận người phụ nữ luôn là thân phận “kẻ dưới” (từ
ca dao Việt với motif “thân em” cho đến nền văn học viết, tình hình cũng khơng
được cải thiện hơn là bao). Mãi đến thời kỳ 1945-1975 trong thể chế đời sống mới
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người phụ nữ mới thực sự được giải phóng,
được tham gia vào mọi lĩnh vực cơng tác xã hội, bộc lộ năng lực cụ thể và đóng góp
rất lớn vào cơng cuộc giải phóng đất nước cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
một nửa nước. Từ đó, xã hội mới hiểu hơn vai trị của người phụ nữ là không thể
không ghi nhận. Trên mặt trận văn nghệ, nền văn học cách mạng Việt Nam cũng đã
khẳng định những đóng góp to lớn của văn học viết về giới nữ nói chung, đặc biệt là
của chính các nhà văn nữ viết về đất nước, con người, sự nghiệp cách mạng và càng
về sau càng thể hiện tiếng nói về số phận của chính mình. Lịch sử văn học, theo đó,
đã hình thành đơng đảo các thế hệ nhà văn nữ, tạo nên một lực lượng hùng hậu
chiếm lĩnh văn đàn không thua kém nam giới: Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc
Tú, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Trang, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh
Nhàn….Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử bây giờ (cả nước đánh “hai đế quốc to” là
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc) và đặc điểm
lịch sử văn học (nền “văn học sử thi”) nên chủ yếu vẫn là ngợi ca “tính nữ”. Chỉ đến


2

sau 1975, với các thế hệ của những Võ Thị Hào, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thanh Song Cầm, Đoàn
Minh Phượng, Lý Lan, Phong Điệp, Phan Huyền Thư, Ly Huyền Ly, Vi Thùy

Linh… việc phản ánh bình đẳng giới mới biểu hiện đầy đủ và rõ rệt hơn.
3. Vấn đề bình đẳng giới trong văn học Việt Nam đã được nói đến khá nhiều
và khá lâu. Chung quy, thuật ngữ này đề cập đến hai phương diện lớn: “nữ tính” - là
thuộc tính của giới nữ gồm, ngợi ca vẻ đẹp bên ngồi (vóc dáng mềm mại, dun
dáng, mái tóc đen mượt, làn môi đỏ thắm, làn da trắng hồng) và phẩm chất cao quý
bên trong (sự dịu dàng, thủy chung, nhân hậu, tính vị tha, nhường nhịn và khi cần
cũng hết sức quyết liệt). Các hình tượng văn học như chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức),
Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu), Phước (Hoa rừng - Dương
Thị Xuân Quý)… là những biểu hiện sinh động. Tuy nhiên sau năm 1975, nhất là từ
1986 đến nay, hiện thực đất nước, con người đã thay đổi; văn học nước ta cũng chịu
ảnh hưởng của các quan niệm, lý thuyết du nhập, trong đó có lý thuyết Nữ quyền
luận, dẫn đến sự đổi thay của những quan niệm giá trị khiến cho khái niệm “tính
nữ” cũng khơng cịn giữ nguyên nội hàm như cũ mà đã có những dịch chuyển, biến
đổi theo hướng khai thác sâu hơn vào thế giới bản nguyên để thể hiện những góc
cạnh, cung bậc cảm xúc cũng như những khát vọng, địi hỏi có thực và đích thực
của người nữ, đồng thời đấu tranh giành bằng được những quyền của giới mình,
trong đó có những quyền về chính trị, kinh tế, sắc tộc, giới tính, tự do hơn nhân, tự
do thân thể… Đây chính là biểu hiện của phương diện “nữ quyền” trong thực tế và
trong văn học của các cây bút nữ Việt Nam và trở thành đối tượng nghiên cứu rất
được quan tâm, đặc biệt là nửa sau thế kỷ XX ở trên thế giới và từ sau 1986 ở Việt
Nam.
Từ những lý do trên, cùng với sự tiếp thu những thành tựu sáng tác của văn
học nữ và các lý luận về “nữ tính”, “nữ quyền”, chúng tơi chọn đề tài Vấn đề bình
đẳng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam sau 1975 (qua Tuyển tập truyện ngắn
1975 - 1995) làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu lý thuyết “nữ tính”, “nữ quyền” nói chung
- Trong trào lưu Chủ nghĩa giải cấu trúc, nhất là khuynh hướng “giải cấu
trúc cánh tả” với các tên tuổi lớn như Jacques Derrida, Jacques Lacan, Julia
Kristeva… bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận (“giải” những bế tắc, hạn chế

của Chủ nghĩa cấu trúc trước đó) thì một trong những đóng góp to lớn của khuynh
hướng này đưa ra khái niệm “Phê bình nữ quyền” và địi hỏi phải giải quyết rốt ráo
nó. Các nhà nữ quyền này, một mặt, bảo vệ luận đề về bản chất “trực giác”, “nữ
tính” của “sự viết” (văn học) khi khẳng định sự viết khơng phục tùng “logic nam
tính”; phê phán những “khn thước” được gọi là “tâm thức đàn ông” đã và đang
thống trị trong văn học (1), mặt khác, họ mạnh mẽ khẳng định “vai trò đặc biệt, đặc
quyền của phụ nữ trong việc tạo lập cấu trúc ý thức con người”(2), từ đó đề xuất
ngun tắc một phê bình mang tính nền tảng lúc bấy giờ rằng: sẽ là một “văn hóa
sai lầm” nếu lấy tâm lý học đàn ơng làm luận điểm nổi trội hơn tâm lý học phụ nữ!
[(1và 2), 33]


3

- Liên quan đến “lối viết nữ”, các nhà nữ quyền luận phương Tây (chủ yếu ở
Pháp) đã đề xuất và đặc biệt quan tâm đến phương diện tự thuật và ngôn ngữ thân
thể. Biểu hiện của phương diện này là việc các nhà nữ quyền luận đề cao tinh thần
và chú trọng đến diễn ngôn thân thể thông qua kinh nghiệm dục tính nữ (điều mà
sau này các nhà văn nữ Việt Nam rất ưa chuộng khi vận dụng nó vào thể loại tự sự
hư cấu hay tiểu thuyết tự truyện). Rất nhiều nhà nữ quyền luận là các nữ triết gia,
nữ lý luận gia, nữ luật gia đã nêu lên những tun ngơn về giải phóng nữ giới thông
qua các hoạt động và viết các tác phẩm như Julia Kristéva (Tính nữ và lối viết,
1977), Béatrice Didier (Lối viết nữ giới, 1981), Hélène Cixous (Giữa lối viết,
1986)… đã nói lên tinh thần đó.
- Nữ GS. Judith Lorber trong bài viết Sự đa dạng của chủ nghĩa nữ quyền và
những đóng góp vào sự bình đẳng giới, [39] đã lược thuật và phân tích cụ thể 3 giai
đoạn của phong trào nữ quyền trong lịch sử. Theo bà, “Đợt sóng thứ nhất” của
phong trào này là thế kỷ XIX khi châu Mỹ nói chung, Hoa Kỳ nói riêng chỉ thừa
nhận quyền bình đẳng thuộc về đàn ơng, cịn đàn bà được xếp chung với đàn ông nô
lệ, đầy tớ nam là những kẻ khơng được hưởng quyền bình đẳng. Vì thế họ đấu tranh

địi các quyền này, cụ thể là quyền đi bỏ phiếu, quyền “sở hữu thân thể” của người
đàn bà. “Đợt sóng thứ hai” xuất hiện thời Hậu chiến (1949) khi phong trào nữ
quyền đã mang tên gọi hẳn hoi: Phong trào giải phóng phụ nữ, có lãnh tụ phong
trào (S.de Beauvoir), có tun ngơn, có những quyền cụ thể địi hỏi, có sách xuất
bản nội dung của phong trào: cuốn sách Giới thứ hai (Le Deuxième Sexe) của S.de
Beauvoir vạch rõ sự bất công của nhà nước đối với phụ nữ. Lúc này các nước
phương Tây vẫn giữ lập luận: đàn ông là người thiết lập những tổ chức và giá trị
còn đàn bà là kẻ Khác (the Othe), đàn ơng là người hành động cịn đàn bà là kẻ phản
ứng và vì thế, đàn ơng là “giới thứ Nhất” còn đàn bà là “giới thứ Hai”. Simone de
Beauvoir kịch liệt lên án quan niệm vô lý này. Bà cho rằng việc sinh ra “đàn ông”,
“đàn bà” không phải là hiện tượng sinh học mà chỉ là sự “sáng tạo” (!) của xã hội:
“Người ta không sinh ra làm đàn bà mà đúng hơn trở thành đàn bà” [69]. Thời kỳ
đương đại (những năm 90/ XX lại nay) được coi là “Đợt sóng thứ ba”, cịn gọi là
giai đoạn Hậu - nữ quyền: Giai đoạn tiềm ẩn những áp chế ngầm đối với phụ nữ từ
những chiến lược chính trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, các mưu đồ tồn cầu
hóa (vấn đề chủng tộc, sắc tộc ngay trong từng nước). Trên tổng thể, từ thập kỷ 90/
XX lại nay, những cuộc đấu tranh nữ quyền, ngoài tiếp tục những vấn đề cũ chưa
được giải quyết triệt để, đồng bộ ở các nước, thì đã bước sang “tập trung đặc biệt
vào tính vật chất của thân thể, coi bản sắc giới chỉ như là một sự trình diễn, đồng
thời có một sự chuyển dần từ nghiên cứu phụ nữ đến sự mở rộng sang lý thuyết
đồng tính và nghiên cứu giới” (GS. Chris Weedon, Lý thuyết và phê bình nữ quyền
từ 1990 đến nay, Tạp chí Sơng Hương, số 320). Trong cơng trình của mình, Judith
Lorber cũng đã có lập luận tương đối thống nhất với nữ GS. này khi bà cho rằng:
“Một số trong những lý thuyết nữ quyền bây giờ đang được gọi là đợt sóng thứ ba”


4

là các vấn đề về tính dục (sex), dục tính (sexuality) và giới tính (gender) và sự giao
thoa đa phức của nó.

- TS. Trần Huyền Sâm trong chuyên luận Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu
thuyết nữ Việt Nam đương đại đã dành 136/ 276 trang để tổng quan vấn đề nữ
quyền ở Pháp trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Chẳng hạn, các chương: Dẫn luận
về phê bình nữ quyền và lối viết nữ giới; Simone de Beauvoir và phong trào giải
phóng nữ giới ở Pháp; Phê bình nữ quyền hậu cấu trúc ở Pháp. Cuối cùng, chuyên
luận vận dụng những lý thuyết ấy để soi chiếu tinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại, từ hai góc nhìn: dạng thức trần thuật, và, phương diện diễn
ngôn. Đặc biệt, chuyên luận dành khá nhiều trang cho các nhà Nữ quyền luận tiêu
biểu Simone de Beauvoir, Julia Kristéva, Hélène Cixous. Nhìn chung, chuyên luận
của Trần Huyền Sâm là một sự tổng quan đầy đủ và chọn lọc về lịch sử nữ quyền ở
phương Tây, cụ thể là ở Pháp. Đặc biệt, trên cơ sở lý thuyết này, tác giả chuyên
luận đã vận dụng để làm sáng tỏ hơn phương thức trần thuật và diễn ngôn của tiểu
thuyết nữ Việt Nam gần đây. Có nhiều chỗ trong chuyên luận được tác giả viết rất
táo bạo mà xác đáng: “Simone de Beauvoir là một người đàn bà ngoại cỡ: ngoại cỡ
về tư tưởng nữ quyền, ngoại cỡ về tình yêu - khoái lạc. Đàn bà trên cõi đời này
hiếm ai có thể đạt đến tầm vóc của bà. Tuy nhiên, thái độ hiện sinh của Simone de
Beauvoir là bài học cho bất kỳ phụ nữ nào muốn vươn đến tự do, bằng việc xác lập
một vị thế tự chủ trong cuộc sống” [63, tr.74]; hoặc: “Điều đáng trân trọng là các
nhà văn nữ sinh trước 1975 ln có ý thức vượt thốt sự kìm hãm của hồn cảnh, họ
tranh đấu, dấn thân để được sống là chính mình”, “Viết với các nhà văn trẻ được
xem là một thái độ hiện tồn, một cuộc chơi, một cuộc phiêu lưu để “chứng tỏ bản
thân”. Họ sẵn sàng dấn thân vào những chủ đề nhạy cảm như tính dục, đồng tính
luyến ái…” [63, tr.151].
- Trong tiểu luận Bình đẳng đối với nữ giới ở Việt Nam - thực trạng và giải
pháp của học viên Hồ Vũ Linh Đan (Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Đại học
Cần Thơ) cũng đã giới thiệu tương đối đầy đủ (về mặt xã hội học) các vấn đề: Giới
và bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới, Nguồn gốc của bất bình đẳng giới, Rào cản
trong việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ. Đồng thời, cơng trình cũng nêu lên
thực trạng về bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục đào
tạo, khoa học cơng nghệ, văn hóa, y tế, gia đình. Nhưng có lẽ do quy mơ một tiểu

luận nên cơng trình chưa đề xuất được giải pháp nào để khắc phục thực trạng bất
bình đẳng giới ở Việt Nam.
Nói về nghiên cứu nữ tính và nhất là nữ quyền trên thế giới và ở Việt Nam,
còn phải đề cập tới những cơng trình khác nữa như: Bí ẩn nữ tính của Betty Friedan;
Lý thuyết và phê bình nữ quyền: từ phê bình xã hội đến phân tích diễn ngơn của
Davidow Ellen Messer; Phê bình nữ quyền của Selden Raman; hoặc Phẩm hạnh
người đàn bà; Chức vụ người đàn bà của Đạm Phương nữ sĩ…


5

Bất bình đẳng giới, dù hiện nay đã gần hai thập niên đầu ở thế kỷ XXI,
nhưng vẫn còn nhiều nhức nhối. Quả là ngạc nhiên khi chỉ nhìn một mặt thôi (nạn
hiếp dâm) trên thế giới đã thấy danh sách 10 nước có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất mà
đứng đầu đang là các nước có nền văn minh tiên tiến! Thứ tự xếp hạng: Mỹ (99%),
Nam Phi (chỉ trong năm 2012 đã có 65.000 vụ cưỡng hiếp), Thụy Điển (tháng 4
năm 2009, tội phạm tình dục đã tăng 58% trong khoảng 10 năm), Ấn Độ (bình quân
22 phút có 1 vụ hãm hiếp), Anh (hàng năm có 85.000 phụ nữ bị hãm hiếp ở Anh và
Xứ Wales), Đức (chỉ riêng thống kê năm 2013 đã có 6.507.394 ca hãm hiếp), Pháp
(có bình qn 75.000 vụ cưỡng hiếp trong 1 năm), Canada (tổng số trường hợp ghi
nhận bị hãm hiếp tới 2.516.918), Sri Lanka (14,5% số phụ nữ từng bị hãm hiếp
trong cuộc đời họ, 96,5% đàn ông tham gia hãm hiếp mà không chịu hậu quả pháp
lý nào), Ethiopia (gần 60% phụ nữ đã bị bạo lực tình dục)! (nguồn: PNNews,
05/7/2017). Rõ ràng là nhức nhối và khủng khiếp! Tuy nhiên, do giới hạn của luận
văn cũng như khan hiếm của tài liệu nên chúng tôi tạm dừng ở các cơng trình nêu
trên.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về “nữ tính”, “nữ quyền” trong văn học
Việt Nam
2.2.1. Trong văn học Việt Nam nói chung
- GS. Hồng Ngọc Hiến trong bài viết “Tơi khơng chúc bạn thuận buồm xi

gió”, sau khi “đánh giá” những nhân vật nam trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
“hầu hết là đốn mạt, chí ít là những kẻ bất đắc chí, vơ tích sự, nói chung là khơng ra
gì”, đã dành một đoạn rất dài viết về các nhân vật nữ (nàng Bua, nàng Sinh, chị
Thắm, Xuân Hương...). Ngược lại với các nhân vật nam, “trong các nhân vật nữ, có
những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là sự hiện thân của
nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ” [23, tr.237]. Từ đây GS. đã vạch ra rất nhiều
những “tiêu chí” của thuật ngữ “tính nữ”.
- TS. Lê Thị Hường trong bài viết “Khuôn diện tiểu thuyết của các nhà văn
nữ Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI nhìn từ một số lý thuyết hiện đại” (in trong
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Văn học Việt Nam trong xu hướng tồn cầu hóa, NXB
TT&TT, 2016) cho rằng: “Trong xu thế hội nhập, một hiện tượng nổi rõ, dễ nhận
dạng là sự hình thành dịng văn học nữ, tập hợp được nhiều thế hệ nhà văn với
những phong cách độc đáo” (tr. 192). Từ nhận định: “Các lý thuyết hiện đại xâm
nhập vào cảm thức, sáng tác các nhà văn nữ bởi sự đón nhận, đồng thuận trong cái
nhìn về con người, trong quan niệm viết”, tác giả bài viết vận dụng thuyết Phân tâm
học của Sigmund Freud soi chiếu vào sáng tác của các nhà văn nữ Về cái viết (viết
như là sự thăng hoa vô thức; viết là ném một tiếng gọi; viết- sự hiện sinh của xác
thịt), Về thân phận (cảm thức về cô đơn/ lưu đày, với tiểu thuyết nữ Việt, vấn đề
thân phận được đặt ra rốt ráo, thẳng thắn mà cũng lấp lánh nhân tình).
- Cũng trong bài viết “Văn xi nữ lưu đầu thế kỷ XX nhìn từ một số phương
diện của trần thuật học (khảo sát qua 3 tác giả: Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo
Hòa, Phan Thị Bạch Vân)” (tlđd, tr.794), TS. Trần Văn Trọng nhìn nhận từ 3


6

phương diện của lý thuyết trần thuật học (Ngôi kể, điểm nhìn; Xây dựng nhân vật;
Cốt truyện, kết cấu) để khảo sát văn xuôi 3 tác giả nữ đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra
kết luận: “về mặt nghệ thuật, các cây bút Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hịa,
Phan Thị Bạch Vân này chưa có nhiều đổi mới như các nhà văn nam giới cùng thời

mà đóng góp của họ chủ yếu ở mặt nội dung tư tưởng và ý nghĩa phong trào”
(tr.803).
- Trần Huyền Sâm trong hai cơng trình mang tính chun biệt về giới nữ:
Chun luận Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, NXB
Phụ nữ, 2016 [63] và bài viết “Vấn đề chối bỏ thân thể trong tiểu thuyết nữ Việt
Nam - Nhìn từ lý thuyết phê bình nữ quyền” (tlđd) đã dành rất nhiều trang viết công
phu về lịch sử Nữ quyền luận, đặc biệt là về việc nhà văn nữ Việt Nam dưới tác
động của thuyết Nữ quyền luận ra sao từ phương diện dạng thức trần thuật và diễn
ngôn. Chuyên luận dành sự khảo sát hàng chục nhà văn nữ ở trong nước cũng như
ngoài nước, tập trung chú ý vào sự khảo sát một số tác giả viết tự truyện: Lê Vân
với Lê Vân yêu và sống, Nguyễn Song Thanh Cầm với Cánh chim trong bão tố, Dạ
Ngân với Gia đình bé mọn, Đồn Lê với Tiền định. Tuy nhiên, do tính mục đích của
cơng trình nên tác giả chỉ tập trung vào thể loại tự truyện. Ở bài viết “Vấn đề chối
bỏ thân thể trong tiểu thuyết nữ Việt Nam - Nhìn từ lý thuyết phê bình nữ quyền”,
tác giả tập trung chú ý vấn đề nữ quyền trong một trạng huống cụ thể ở người nữ:
vấn đề chối bỏ thân thể (nạo thai). Sau khi phân tích khá nhiều về: Phê bình nữ
quyền và cuộc chiến chống thuyết độc tôn dương vật; Quan niệm của Ki-tô giáo và
Phật giáo về việc nạo thai ở phụ nữ; Diễn ngôn về nỗi đau “chối bỏ thân thể”: vấn
đề nạo thai trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, tác giả đi đến: “Có thể khẳng
định rằng, phần lớn văn bản nữ giới luôn hằn sâu những sự kiện vừa nêu. Nỗi sợ hãi
“mất phẩm tiết” và sự sám hối vì đã chối bỏ một phần thân thể của mình đã trở
thành cảm thức xuyên suốt trong sáng tác nữ giới. Đây là một trong những nội dung
quan trọng mà lý thuyết nữ quyền quan tâm (…) Đối với Việt Nam, quan điểm trinh
tiết gắn liền với phẩm tiết thì “quyền” của phụ nữ chỉ dừng lại trên những văn bản
của luật lệ” [tlđd, tr.347]. Đồng thời tác giả cũng không quên khi nhắn nhủ: “So với
thế giới, ít ra trong tương quan với Pháp, việc nghiên cứu nữ quyền luận của chúng
ta quá hạn hẹp” [tlđd, tr.347].
- Tác giả Đặng Thị Thái Hà trong bài Con đường chính thống hóa lý thuyếtphê bình nữ quyền [17], sau khi nêu việc M. Foucault khẳng định “trật tự của sự
vật” (tức là sự hiện diện của diễn ngôn) đã đề cập đến hiện trạng: “Sự áp chế của
nam giới trong trật tự giới bao giờ cũng kéo theo nó là loạt diễn ngơn thống trị về

nam quyền, làm cho nó trở thành một quyền lực tất yếu, định hướng và ép buộc
diễn ngôn về những “cái Khác” (phi-nam tính) và cuối cùng, đẩy mọi diễn ngơn của
những “cái Khác” ấy ra vị trí ngoại vi”. Từ đây tác giả cho rằng: “Xem xét văn xuôi
trong bối cảnh đương đại nói riêng, chính vì thế, cũng khơng thể bỏ qua mối tương
quan với những hệ thống lý thuyết - phê bình nữ quyền đã/ đang được hình thành và


7

tiếp nhận. Nó liên quan sâu sắc đến việc đặt ra và mở rộng những lối phê bình với
những cách tiếp cận mới, và quan trọng hơn, nhu cầu về lối viết mới đối với những
cây bút nữ”.
- Tác giả Nguyễn Trọng Hiếu trong bài “Yếu tố vô thức trong truyện ngắn
của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại” (tlđd) cũng đã nhìn nhận: “Là những cây
bút nữ, nên điều mà họ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân phận
của những người cùng giới được đan cài trong những câu chuyện thường ngày,
những vấn đề về tình u, gia đình, tính dục, và đặc biệt là yếu tố vô thức (…).
Phần lớn truyện ngắn của các nhà văn nữ hướng vào cõi riêng tư, tâm linh vô thức,
những cảm xúc bộc phát, những hành vi sai lạc, bất ngờ, để phơi bày bao nỗi sâu
kín trong tâm hồn, phản ánh bi kịch của con người dưới góc độ tâm lý, tạo nên giá
trị nhân văn cho tác phẩm” (tr.347).
Vấn đề “Tính nữ”, “Nữ quyền” được bàn đến trong lịch sử văn học và nghiên
cứu văn học đã có lịch sử hàng trăm năm, đặc biệt nổi lên khoảng hơn sáu mươi
năm nay (tính từ cuộc cách mạng về nữ quyền ở Pháp, khi Simone de Beauvoir viết
Giới thứ hai, 1949) nên trong khuôn khổ một luận văn không thể nào điểm hết
được. Gần gũi hơn cũng phải kể đến các cơng trình của Nguyễn Đăng Điệp, “Vấn
đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại”, Tham luận
tại Hội thảo quốc tế: Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và
quốc tế, 2006. Nguyễn Việt Phương, 2012, Nhận diện chủ nghĩa nữ quyền Pháp thế
kỷ XX qua một số đại diện tiêu biểu của nó, . Nguyễn

Thị Minh Thương, Ảnh hưởng của lý luận thân thể của Foucault đối với chủ nghĩa
nữ quyền, . Hồ Khánh Vân, 2010, Ý thức nữ quyền và sự
phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học
dân tộc đầu thế kỷ XX, . v.v…
2.2.2. Trong các cơng trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn nữ
Số lượng các cơng trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn nữ cũng khá đồ sộ
và rất phong phú. Có thể kể đến
- Nhà văn Hồ Anh Thái có 3 bài viết về sáng tác truyện ngắn của nữ giới
[73], đó là các bài: Đồn Lê “chị tôi” (tr.34) viết về người phụ nữ đa tài: diễn viên
múa, đạo diễn, họa sĩ, nhà văn… (mà cũng đa cảm, đa đoan, đa khổ…) Đoàn Lê.
Nhưng bài viết như là một sự ghi lại cuộc trò chuyện giữa Hồ Anh Thái với tác giả,
trong đó đề cập đến các truyện ngắn của chị như Giường đơi xóm Chùa, Nghĩa địa
xóm Chùa, Lên ruồi, Người đẹp xóm Chùa,…để kết lại “Chị là nhà văn, văn xuôi
mới đúng là chị, đúng nhất”. Bài Lê Minh Khuê - người đàn bà “viễn thị” viết về
“nhà truyện ngắn” viết vắt ngang hai thời kỳ trước và sau năm 1975 (tr. 60). Điểm
qua sáng tác của Lê Minh Khuê trước 1975 (Bạn bè tôi, Những ngôi sao xa xôi, Anh
kỹ sư dạo trước…) để nói cái “trong trẻo hồn nhiên đến lạ kỳ” trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê; và những truyện ngắn sau 1975 (Thợ làm móng tay, Bi kịch nhỏ, Đồng
đơ-la vĩ đại, Cơn mưa cuối mùa…) để nói về cái “tâm trạng xã hội qua những thời


8

kỳ khác nhau” nên trong truyện của chị gần đây “đã trở nên hơi duy lý, hơi lạnh”.
Bài thứ ba của Hồ Anh Thái viết về hai nữ nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú và
Nguyễn Thị Thu Huệ: Hai nữ văn sĩ ở một nhà (tr.111). “Nữ văn sĩ mẹ” Ngọc Tú
nổi tiếng với hàng vạn trang tiểu thuyết Đất làng, Hạt mùa sau, Buổi sáng, Chỉ còn
anh và em… “Cuốn nào cũng dày dặn như cục gạch trên giá sách”; đồng thời là một
biên tập viên thiện nghệ của tạp chí Tác phẩm văn học trước kia cho đến tạp chí
Nhà Văn khi về hưu. “Nữ văn sĩ con” Thu Huệ là một “cây” truyện ngắn nổi tiếng

với những Hậu thiên đường, Tình yêu ơi, ở đâu?, Bảy ngày trong đời, Của để
dành…“cũng là kể chuyện, nhưng chuyện có duyên, ngôn ngữ linh hoạt, ào ào
không tiếc lời”; đồng thời là biên tập viên điện ảnh, viết kịch bản phim sắc sảo, nổi
tiếng, ấn tượng.
- PGS.TS Nguyễn Thị Đức Hạnh trong bài viết: “Những tác phẩm tiêu biểu
của một cây bút nữ” [19, tr.209] viết về tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tú trên cả hai thể
loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. “Trên 40 năm cầm bút, dù viết truyện ngắn hay tiểu
thuyết, viết về một nỗi lòng, một mảnh đời, hay nhiều con người, trong những bối
cảnh hạn hẹp hay bộn bề, Nguyễn Thị Ngọc Tú vẫn luôn luôn đảm bảo được tính
chân thực. Bởi chị thường chỉ viết về những gì được nghe, được trải nghiệm và đã
nghiền ngẫm suy nghĩ” (tr.216) như là một sự tổng kết đời văn Nguyễn Thị Ngọc
Tú của cơng trình nghiên cứu này.
- Bùi Việt Thắng trong cuốn sách Bình luận truyện ngắn [74] đã có hàng
chục bài viết về nhà văn cùng các truyện ngắn của họ viết về tính nữ, đặc biệt là các
nhà văn nữ viết về chính giới mình. Có thể đề cập đến một số bài tiêu biểu. Bài
“Trong tấm gương - truyện ngắn” khi nhận xét về giải nhất cuộc thi truyện ngắn do
báo Văn nghệ và Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức (1991) trao cho truyện Kẻ
sát nhân lương thiện của Lại Văn Long “là xứng đáng”, “Nhưng nếu được quyền so
sánh, liên hệ thì tơi cho rằng nếu so với Thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban (…) thì rõ
ràng cái “tầm” và “tính vĩnh hằng nghệ thuật”, thấp hơn” (tr.162-163). Trong bài
“Người đàn bà tóc trắng” (Tập truyện của Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội Nhà văn
1993), khi phân tích hình ảnh hai người đàn bà Mật và Ân, cưới chồng được một
ngày rồi hai người con trai ra đi biền biệt, duy nhất một lần trở về lại gặp cảnh éo le
“ông nọ bà kia” và thế là, đời họ chỉ cịn chuỗi ngày tháng vơ tận mỏi mịn chờ
chồng. Họ già, lú lẫn, quên hết tất cả, chỉ nhớ duy nhất một điều: ngày tết nấu nồi
bánh chưng thật đầy đợi hai người đàn ông về ăn tết cùng, hơn 30 năm khơng năm
nào họ qn điều đó, cũng ngần ấy năm bánh ấy phải đổ bỏ. Quả là “Nguyễn Quang
Thiều là nhà văn có ý thức chắt chiu cái đẹp của đời sống. Nhưng cái đẹp trong tác
phẩm của anh luôn mang bộ mặt buồn” (tr.306). Ở bài “Năm truyện ngắn dự thi của
một cây bút nữ trẻ”, Bùi Việt Thắng viết về 5 truyện ngắn dự thi và đoạt giải A

cuộc thi tiểu thuyết và tập truyện ngắn của NXB Hà Nội của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Nhận xét về nữ tác giả này, anh cho rằng “Truyện ngắn của Thu Huệ hấp dẫn rộng
rãi bạn đọc trước hết vì giàu chất đời” (tr.321), “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường


9

cơ đơn, dường như tác giả quan niệm nó là một “mặt trái của tình u thương”
(tr.323), “Thu Huệ có lối văn táo tợn - cái táo tợn nhiều khi gây cảm giác ít “tính
nữ”. Nhưng đã là “tạng” thì lại là chuyện khác, chúng ta chấp nhận” (tr.324) vv…
Ngoài ra, Bùi Việt Thắng cịn là nhà nghiên cứu có nhiều bài viết khác liên quan
đến việc bàn về tính nữ, về nhà văn nữ như: Một giọng nữ trầm trong văn chương;
“Cơ gái hồng hơn” của Việt Hùng; Ấn tượng truyện ngắn trẻ; Khả năng lớn của
thể loại nhỏ; Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân; Những vùng lặng của Phạm Sông
Hồng; Một thể nghiệm mới của Lê Minh Khuê; Duyên văn; Sức bền của ngòi bút…
- TS. Nguyễn Thanh Tú trong bài viết “Bi kịch hóa trần thuật - Một phương
thức tự sự” (trên cứ liệu Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Và khi tro bụi của
Đoàn Minh Phượng) đã nêu lên và so sánh các dạng thức “bi kịch hóa” trong tác
phẩm của hai nhà văn nữ này như: Bi kịch hóa tình huống; Bi kịch hóa khơng-thời
gian; Bi kịch hóa hồn cảnh, tâm lý, tính cách nhân vật để dẫn đến kết luận: “cách
kể bi kịch hóa trần thuật đã góp phần làm nên thành công của Cánh đồng bất tận và
Và khi tro bụi. Một cách kể mang đậm dấu ấn của “tôi”, nhân vật - người kể
chuyện” (tr. 483-484).
Những cơng trình trên, do tính mục đích riêng của nó, nên hoặc là chỉ bàn
chuyên về lý thuyết mang tính xã hội học hoặc chỉ nhắc đến vấn đề “nữ tính”, “nữ
quyền” chứ chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể, hoặc nếu đi vào vấn đề cụ thể thì lại chú
trọng vào thể loại khác.Nhưng đây sẽ là những chỉ dẫn rất cần thiết cho luận văn
của chúng tôi trong việc nghiên cứu về sáng tác của riêng giới nữ được tập hợp
trong một tuyển tập, trong đó dành riêng 19 truyện ngắn của nhà văn nữ. Tiếp thu
thành tựu ở những công trình đi trước, chúng tơi mạnh dạn tiến hành đề tài luận văn

này.
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là vấn đề bình đẳng giới trong các truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam
(luận văn đi sâu vào 2 phương diện cụ thể của vấn đề bình đẳng giới: nữ tính và nữ
quyền).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Là các truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn nữ được tuyển chọn qua Tuyển tập
truyện ngắn 1975-1995, gồm 2 tập: tập I (1995), tập II (1996), NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội.
Ngồi ra, để có cái nhìn tồn diện hơn về đối tượng nghiên cứu, luận văn
tham khảo thêm một số truyện ngắn nữ in ở các tập truyện khác hoặc tiểu thuyết mà
luận văn có khảo sát truyện ngắn của họ như Dạ Ngân (Gia đình bé mọn), Đồn Lê
(Tiền định), Võ Thị Hảo (Góa phụ đen), Nguyễn Thị Thu Huệ (37 truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ)
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình triển khai vấn đề, người viết sử dụng các phương pháp và thao tác sau
đây:


10

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích những yếu tố nội dung và nghệ thuật
trong các truyện ngắn, từ đó tổng hợp lại, đưa ra cái nhìn bao quát, đồng thời tìm
hiểu các nhận định, đánh giá của giới phê bình, chun mơn và các nhà văn xung
quanh vấn đề được nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tìm chỗ tương đồng và khác biệt trong các sáng
tác của nhà văn nữ trong giai đoạn 1975 - 1995 so với các giai đoạn văn học trước
và sau nó về phạm vi nữ tính đến nữ quyền trong truyện ngắn.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nghiên cứu vấn đề nữ tính đến nữ quyền trong

truyện ngắn nữ từ 1975 -1995 như một chỉnh thể hoàn chỉnh.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: phân tích cấu trúc bên trong của tác phẩm
nghệ thuật.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là một cơng trình hệ thống hóa tương đối đầy đủ vấn đề bình
đẳng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam ở một thể loại (truyện ngắn) trong một
giai đoạn (1975-1995). Luận văn chỉ ra quá trình phát triển từ nữ tính đến nữ quyền
biểu hiện qua truyện ngắn nữ 1975-1995.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với những ai quan tâm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
luận văn được triển khai thành ba chương sau đây:
Chương 1: Vấn đề bình đẳng giới trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Chương 2: Bình đẳng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam sau 1975 nhìn từ
phương diện kết cấu và tổ chức nhân vật.
Chương 3: Bình đẳng giới truyện ngắn nữ Việt Nam sau 1975 nhìn từ
phương diện ngơn ngữ, giọng điệu trần thuật.


11

Chương 1.
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
Bình đẳng giới là một khái niệm lớn của thế giới từ trước thế kỷ XX và ở
Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX, nhất là từ 1986 lại nay, gồm hai phương diện nữ
tính (“tính nữ”, “thiên tính nữ”) và nữ quyền. Luận văn chúng tơi cố gắng làm rõ 2
phương diện này qua các nội dung.
1.1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm về nữ tính, nữ quyền

Nữ tính là một khái niệm chỉ thuộc tính của một giới - giới nữ. Đứng về
phương diện sinh học, từ lâu, bằng trực giác, con người đã cho rằng trong tự nhiên
có 2 “giống”: giống đực, thường có vóc dáng lớn hơn, được gán cho “sứ mệnh”
phải làm công việc nặng nhọc: kiếm sống, đánh nhau, duy trì nịi giống,..và “giống
cái”, thường có vóc dáng nhỏ hơn, được mặc định với “nghĩa vụ” giữ tổ (hang),
sinh con và nuôi nấng chúng. Cùng với đó, tự nhiên cũng gán cho các lồi ấy thuộc
tính: con đực có tư chất mạnh mẽ, màu lông sặc sỡ để quyến rũ con cái, cịn con cái
thì thường là mảnh mai, mềm mỏng, e ấp. Trong quan hệ, tự nhiên cũng dường như
mặc định con đực thường chủ động tỏ tình, tự coi là giữ địa vị thống trị con cái. Tuy
nhiên, cá biệt cũng có nhiều lồi trong trong tự nhiên có hiện tượng đảo lộn vai trị:
một số lồi con cái khi sinh nở xong thì con đực có nghĩa vụ giữ con để con cái đi
kiếm ăn (sư tử), thậm chí khi con đực ở thế bị động thì cịn bị con cái ăn thịt nó (cua
lột xác); thành ngữ “sư tử cái” chỉ người đàn bà hung dữ, áp chế chồng…có phải
cũng từ đây sinh ra chăng?! Trong thế giới lồi người, gần như là sự mơ phỏng, sao
chép tự nhiên. Từ thời nguyên thủy (dù là chế độ mẫu hệ), đã mặc định sự phân
công trong việc kiếm ăn: đàn ông đi săn bắt thú, đàn bà hái lượm hoa quả; đàn ông
gắn với cung tên, đàn bà gắn với gùi, giỏ; đàn ông lo công việc lớn, nặng nhọc, đàn
bà lo nuôi nấng con cái; đàn ông thường đi xa, đàn bà thường quẩn quanh bếp núc.
Cũng vậy, đàn ơng là người chủ động tỏ tình cịn đàn bà ở thế chấp nhận. Tục ngữ,
thành ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, hay “Trâu đi tìm cọc chứ khơng
phải cọc đi tìm trâu” là muốn nói thế chăng?!
Từ đặc tính sinh học đó, khi đã hình thành xã hội được tổ chức từ bậc thấp
lên cao, thậm chí cho đến tận thế kỷ XXI này, từ trên thế giới cho đến Việt Nam, xã
hội mặc nhiên gán cho người phụ nữ các “thuộc tính nữ” mà thường gọi là nữ tính.
Người có nữ tính là người có các phẩm chất (phẩm hạnh) như: đẹp, dịu dàng, duyên
dáng, đảm đang, chu đáo, khéo léo, mềm mỏng, thủy chung, chịu thương chịu khó,
yêu thương chồng con, nặng về cảm tính; đối lập với nam tính là mạnh mẽ, quyết
liệt, lạnh lùng, lý trí, rộng lượng, thơ bạo… Từ đó sinh ra quan niệm đàn ơng thuộc
về tính dương- sự cứng rắn, đàn bà thuộc tính âm - sự mềm mại. Đời sống phải có
dương có âm mới tạo ra sự hài hòa, sự cân bằng. Thế nên trong gia đình, người ta

quan niệm sinh con phải “có nếp có tẻ” mới là đẹp. Ngày nay dù khoa học đã rất


12

phát triển (thế giới phẳng, tồn cầu hóa, thời đại cơng nghệ 4.0…) nhưng người ta
vẫn cịn lưu giữ quan niệm ấy dưới một thuật ngữ khác: “cân bằng giới tính”!
GS Hồng Ngọc Hiến trong bài viết [24, tr.231] nhân bàn về truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đã khái lược các thuộc tính (mà GS gọi là thiên tính nữ) của thế
giới nhân vật đàn bà qua các phẩm hạnh:
- “Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái đẹp”: cái đẹp ngoại hình mỗi
người một vẻ nhưng tất cả đều phải đẹp, đồng thời trong cái ngoại hình đẹp ấy là
một thiên tính làm mẹ với “tình cảm hồn nhiên muốn che chở, đùm bọc, cứu giúp”,
- “Thiên tính nữ cịn là tinh thần vị tha và đức tính hi sinh”. Từ câu nói của
Sinh khi được hỏi cảm tưởng của cô khi về làm dâu nhà này: “Khổ chứ. Nhục lắm.
Vừa đau đớn vừa chua xót. Nhưng thương lắm”, là biểu hiện của sự vị tha nhưng
cũng bộc lộ sự nhẫn nhịn, đức hi sinh.
- “Thiên tính nữ cũng phong phú bao la như tâm hồn phụ nữ”, GS Hoàng
Ngọc Hiến cho rằng “ta tin ngay cuộc đời này có thể cải tổ được, sự tình này, dẫu
có tồi tệ hơn nữa, vẫn có thể cứu vãn được (…). Đó là sự siêu thăng trong tâm linh
con người” có trong vẻ đẹp của Sinh, của Hồ Xuân Hương “hiện thân của những gì
quá cao lớn”, gọi là CON NGƯỜI.
Với quan niệm như thế, tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “Thiên tính nữ
lớn hơn nhân loại, có khi cịn cổ xưa hơn nhân loại” và “Ai đó đã từng hi vọng:
“Cái đẹp cứu vãn thế giới”, đọc Nguyễn Huy Thiệp thì tin rằng thiên tính nữ sẽ cứu
vãn thế giới” [24, tr.240]. Dù nói “đọc Nguyễn Huy Thiệp” nhưng chắc ai cũng
nghĩ: đấy cũng là thiên tính nữ nói chung trong văn học.
Tuy nhiên, quan niệm về nữ tính khơng phải là “nhất thành bất biến”. Mỗi
thời đại, tùy theo nền văn minh, tình hình lịch sử, nền văn hóa, tơn giáo, quan niệm
giá trị… sẽ kéo theo sự bổ sung, phát triển của tính nữ. Ví dụ, tính nữ trong thời đại

phong kiến ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng của Nho giáo với những luật lệ, định kiến
khắt khe đã cấm đốn, bó hẹp cuộc sống của người phụ nữ, biến họ trở thành con
người của gia đình với những luân lý lễ giáo và các quan niệm giá trị theo kiểu
phong kiến: trọng nam khinh nữ (“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”), hay đạo lý
“tam tòng tứ đức”, quan niệm khắt khe đến tàn nhẫn về trinh tiết… dường như chỉ
hạn định người phụ nữ trong cái việc sinh con đẻ cái để duy trì dịng giống nhà
chồng, gánh vác “giang sơn nhà chồng”, hiếm khi được tham gia cơng việc lớn lao
ngồi xã hội… Chính những định kiến, ràng buộc này đã là những rào cản của năng
lực và khát vọng người phụ nữ. Nhưng từ giai đoạn 1945 đến nay, trước quan niệm
mới của một thể chế mới, trong một xã hội mới, người phụ nữ được nhổ bỏ những
rào cản, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực để tham gia vào công tác xã hội, đặt
lên vai họ những trách nhiệm lớn lao, cao cả hơn… khiến phụ nữ Việt Nam xứng
đáng được tôn vinh “giỏi việc nước, đảm việc nhà” khơng thua gì nam giới. Thậm
chí, nói như bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hịa XHCN Việt
Nam: “Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ quốc gia, có những vấn


13

đề của quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ mà sự hi sinh của Huyền Trân
Công chúa là một thực tế” (Lưu bút của bà Trương Mỹ Hoa tại đền thờ Huyền Trân
Công chúa - Huế). Trong thực tiễn đời sống cũng như trong văn học nghệ thuật Việt
Nam từ giai đoạn này về sau đã xuất hiện biết bao tấm gương dũng liệt và hình
tượng đẹp đẽ vô ngần về người phụ nữ. Những Võ Thị Sáu, Ngô Thị Tuyển, Trần
Thị Lý, Nguyễn Thị Định (đánh giặc), Nguyễn Thị Bình, Tơn Nữ Thị Ninh (chính
trị), GS.Trần Hồng Vân, PGS.TS Lê Thị Kim Phụng, GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng
(khoa học), Xuân Quỳnh, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Ngọc Tú (văn chương)… các hình
tượng văn học chị Sứ (Hịn Đất), má Bảy (Gia đình má Bảy), Nguyệt (Mảnh trăng
cuối rừng)… là những ví dụ.
Tuy nhiên, khi nói nữ tính là mới chỉ đề cập đến một mặt của người phụ nữ

mà thơi. Nó cho thấy hàm lượng về “thuộc tính” nhiều hơn chứ chưa cho thấy một
sự đấu tranh để giành lại các “quyền” của giới mình. Nữ quyền mới thực sự là một
cuộc cách mạng, một sự chiến đấu quyết liệt và dai dẳng mang tầm vóc thế giới
nhằm địi hỏi sự bình đẳng trong các phương diện chính trị, kinh tế, việc làm, chế
độ hưởng thụ, tự do tôn giáo, tình yêu… và các quyền riêng của giới: quyền nạo
thai, quyền sở hữu thân thể, bảo vệ phụ nữ và em gái khỏi bạo lực gia đình vv…
Lịch sử đấu tranh Nữ quyền, hay là phong trào hoạt động xã hội nhằm gắn nữ
tính với nhân quyền, như đã nói, trải qua một thời gian rất dài, được phân chia ra 3
thời kỳ (hay còn gọi là “3 làn sóng”).
- Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ XVIII đến nửa đầu XX), là cuộc tranh đấu địi
quyền bình đẳng giới trên các bình diện chính trị, xã hội, hơn nhân gia đình mà cụ
thể là các quyền được bầu cử, được tham gia công việc xã hội như đàn ông, được
học những ngành để hành nghề bình đẳng chứ khơng phải cấm kỵ, được tự do trong
hôn nhân cũng như được ly dị. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tên tuổi: Théroigne
de Méricourt, Claire Lacombe, Claire Démar và nhất là Margurite Durand (18641936) với Bản tuyên ngôn về quyền của phụ nữ và công dân; bà cũng là người thành
lập báo La Fronde, tờ báo riêng của phụ nữ. Nhờ những hoạt động năng nổ và kiên
quyết của phong trào này, lần đầu tiên phụ nữ Pháp được công nhận quyền công
dân (được đi bỏ phiếu bầu cử).
- Thời kỳ thứ hai (giữa thế kỷ XX đến thập niên 70/ XX), bên cạnh những
vấn đề chính trị, cuộc đấu tranh cịn hướng đến những bình diện riêng của phụ nữ
như quyền thân thể, vấn đề tình dục, vấn đề nạo thai…
Bởi vì lúc này tuy đã được thừa nhận về pháp luật nhưng trong cấu trúc xã hội vẫn
cịn nhiều bất bình đẳng (sự phân biệt nam - nữ trong nhà trường, trong cơng sở,
trong gia đình, trong nội các của chính quyền Charles de Gaulle). Với những nhà nữ
quyền Francoise Sagan, Antoni Fouque và tiêu biểu là Simone de Beauvoir làm
phong trào đấu tranh bùng cháy, nhất là khi tác phẩm Giới thứ hai của S.de
Beauvoir xuất hiện. Thời kỳ này phong trào nữ quyền đạt được một sự kiện quan
trọng: quyền được nạo thai (quyền mà trước đó chính quyền và tơn giáo cấm kỵ).



14

“Kể từ đây, địa vị người phụ nữ, nhân vị đàn bà đã được chính thức thừa nhận bằng
văn bản pháp lý” trên một số lĩnh vực [69, tr.34].
- Thời kỳ thứ ba (thập kỷ 80/ XX đến nay), phong trào nữ quyền lan rộng và
đặt ra những vấn đề ở tầm vĩ mơ. Điểm chính mà những chủ nghĩa nữ quyền gần
đây từng nhấn mạnh về bất bình đẳng giới là rằng nó khơng phải là vấn đề cá nhân,
nhưng bị ăn sâu vào cấu trúc của những xã hội. Bất bình đẳng giới được xây dựng
thành tổ chức về hơn nhân và gia đình, cơng việc và kinh tế, chính trị, những tơn
giáo, những nghệ thuật và những sản phẩm văn hóa khác (…). Những giải pháp đã
được đặt khung thành chính trị nữ quyền. Chúng hiện xuất từ những lý thuyết nữ
quyền về cái sản sinh bất bình đẳng giới” [39]. Những vấn đề về tính dục (sex), dục
tính (sexuality), giới tính (gender) là những chủ nghĩa nữ quyền thách thức “điều
mọi người đều biết” về tính dục và nó cũng là một trong những điểm tiêu biểu của
thời kỳ thứ ba. Các tên tuổi tiêu biểu của thời kỳ này là Antoinette Fouque, Luce
Irigaray, Monique Wittig, Julia Kristeva… Điểm đặc biệt là sự hình thành khuynh
hướng Phê bình nữ quyền mà mục đích của nó là “giải cấu trúc những quan điểm
cực đoan của các nhà triết học phân tâm, đặc biệt là chủ nghĩa tôn sùng dương vật”
[69, tr.34].
Như vậy, có thể thấy “Chủ nghĩa nữ quyền (Chủ nghĩa nữ giới, chủ nghĩa
duy nữ) là một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục tiêu xác định,
xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho
phụ nữ” [39]. Những người theo chủ nghĩa nữ quyền trong các thời kỳ chính là
những người kiên trì và kiên quyết vận động, ủng hộ cho quyền bình đẳng của phụ
nữ bao gồm quyền bỏ phiếu, được giáo dục, được trả lương như nhau, quyền sở hữu
tài sản, tham gia các cơ quan công quyền, tự do tôn giáo, quyền sinh sản, quyền
tránh thai và nạo thai, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực gia đình hoặc quấy
rối tình dục, tấn cơng tình dục… Những vấn đề trên khơng chỉ cịn tồn tại ở các
vùng, các lãnh thổ còn nền văn minh dã man, nghèo đói, lạc hậu hoặc tơn giáo hà
khắc…mà cịn có ở ngay các nước được coi là văn minh tiến bộ như Hoa Kỳ. Cho

đến nay ở các xứ sở Hồi giáo, đàn bà vẫn không được đi bỏ phiếu, không được rời
xứ sở khi đàn ông chưa cho phép, không được lái xe hơi vv… Dù luật Anh, Mỹ
ngày nay không bắt buộc song phần đông những người phụ nữ xứ sở này vẫn đổi
tên chuyển sang họ chồng sau kết hôn, bởi nếu không đổi, dư luận xã hội Mỹ vẫn
coi việc họ làm là “hành vi bất thường”. Khảo sát năm 2013 ở Mỹ vẫn có 90% phụ
nữ khi kết hơn chuyển sang họ chồng, số liệu năm 1994 ở Anh là 94% nhưng đến
năm 2013 “chỉ” cịn có 54% (Nguồn: Huf fington post, Time, BBC, Vietnam Net,
11/6/2017). Ở Việt Nam chúng ta, rất nhiều quyền về phụ nữ đã được thể chế hóa
thành luật, thành chế độ… nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Tuy nhiên, đâu đó,
đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn chịu
nhiều thiệt thòi: luật chưa thực sự đến với họ, chế độ còn xa vời đối với họ mà gần


15

hơn với họ là nạn bạo hành, nạn thất học, nạn mua bán phụ nữ, nạn ấu dâm trẻ em
vị thành niên…
Rõ ràng, Phong trào giải phóng phụ nữ vẫn còn phải tiếp tục thêm nhiều thời
gian nữa trên mọi châu lục, mọi quốc gia và vùng lãnh thổ mới hi vọng thân phận
người phụ nữ được bình đẳng trước xã hội một cách đúng nghĩa. Điều này không
chỉ là cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị mà cịn đòi hỏi rất nhiều lĩnh vực khác
chung sức tham gia, trong đó văn học và các nghệ thuật khác giữ vai trị quan trọng,
cần thiết.
1.1.2. Đặc điểm về nữ tính, nữ quyền trong văn học Việt Nam
Nữ tính, nữ quyền được thể hiện ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau
nhưng có thể nói, do đặc trưng của nó, khơng ở đâu nữ tính, nữ quyền được thể hiện
một cách trọn vẹn, có chiều sâu như trong văn học.
Trong văn học Việt Nam từ lâu đã có dấu hiệu của sự phản ánh về vấn đề bất
bình đẳng giới, nhất là ở phương diện nữ tính. Từ bấy đến nay, theo tiến trình văn
học, mức độ đậm nhạt có thể khác nhau, sắc thái (“tiêu chí”) nữ tính có thể khơng

giống nhau,…nhưng có thể nói, phương diện phản ánh vấn đề nữ tính chưa bao giờ
bị đứt gãy trong bất cứ giai đoạn lịch sử văn học nào. Tiếp cận vấn đề nữ tính, nữ
quyền trong văn học có thể từ hai hướng: 1) Đồng đại (nêu đặc điểm của tính nữ, nữ
quyền và minh chứng nó xun suốt qua lịch sử văn học) và 2) Lịch đại (điểm qua
các giai đoạn trong tiến trình văn học, ở mỗi giai đoạn nêu các biểu hiện nữ tính, nữ
quyền được phản ánh trong văn học giai đoạn ấy). Luận văn của chúng tôi tiếp cận
vấn đề theo hướng thứ 2. Cụ thể
- Trong nền văn học dân gian
Nền văn học dân gian (Folklore) ở bất cứ dân tộc nào cũng vô cùng phong
phú về loại hình, thể loại và do đặc điểm của nó (truyền miệng, nhuận sắc, dị bản)
nên những gì cịn lại đến nay là những tác phẩm có giá trị bất chấp thời gian. Văn
học dân gian ở đâu cũng sẽ là ngọn nguồn tinh túy, quý giá cho văn nghệ sĩ các thế
hệ học tập để sáng tác của họ thành công, bởi vậy họ không ngần ngại bộc lộ niềm
tự hào khi học tập được những tinh hoa của văn học dân gian (A.S. Pushkin, S.
Esenin… ở Nga, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… ở Việt Nam). Trong tình hình ấy, nền
văn học dân gian Việt cũng khơng phải ngoại lệ. Đặc điểm tính nữ trong văn học
dân gian được thể hiện ở rất nhiều thể loại, luận văn xin đề cập đến hai thể loại sau
+ Trong ca dao: đề tài về người phụ nữ chiếm một dung lượng khá lớn trong
nhiều chủ đề của kho tàng văn học dân gian. Ca dao viết về người phụ nữ trước hết
là ngợi ca vẻ đẹp của giới này. Vẻ đẹp ấy thể hiện mn hình vạn trạng: “Cổ tay em
trắng như ngà/ Con mắt em liếc như là dao cau/ Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái
khăn đội đầu như thể hoa sen”; “Răng đen nhoẻn miệng em cười/ Dẫu trời nắng nực
vẫn nguôi cơn nồng”… Nhưng trong xã hội cũ, người phụ nữ luôn bị xem là kẻ
“thấp cổ bé họng”, “phụ nhân nan hóa”… nên chùm ca dao có motif “thân em” chỉ
thân phận người nữ cũng vô cùng nổi bật: “Thân em như cái giếng bên đàng/ Người


16

khôn rửa mặt người phàm rửa chân”; “Thân em như hạt mưa sa/ Hạt rơi xuống

giếng hạt sa ngoài đồng”; “Thân em như cây quế giữa rừng/ Thơm tho ai biết ngát
lừng ai hay”… Thân phận như thế trong xã hội như thế chắc chắn người phụ nữ sẽ
không được làm chủ số phận mình mà phải chịu cảnh lênh đênh “mười hai bến
nước”, may mắn được vào bến nào thì cũng hết sức cực khổ: “Có con phải khổ vì
con/ Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”. Tuy nhiên “có chồng” mà phải rơi
vào phận lẽ mọn thì càng bi thảm hơn: “Làm lẽ như chổi chùi chân/ Chùi rồi lại vứt
ra sân/ Gọi mụ hàng xóm có chân thì chùi”… Thế nhưng dù đẹp như thế mà phải
chịu khổ đau như thế thì trong bản tính “thiên tính nữ”, người phụ nữ vẫn sống vị
tha, chung thủy: “Trăm năm lòng gắn dạ ghi/ Nào ai thay nút đổi khuy cũng đừng”;
“Thương nhau gặp khúc sơng vơi/ Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thủy chung”;
“Nghe tin anh đau đầu chưa khá/ Em băng rừng bẻ lá về xông/ Sống sao cho trọn
nghĩa vợ chồng/ Cơn gió nam em quạt, ngọn gió lồng em che”… Tuy nhiên, “già
néo đứt dây”, khi bị đẩy vào tận cùng của chốn khổ đau, người phụ nữ vẫn không
thể không cất lên tiếng kêu não nùng cho thân phận: Từ nhẹ nhàng, than thở:
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lịng” đến chán
chường, hờn trách, pha chút giễu nhại: “Chồng em vừa xấu vừa đen/ Vừa kém con
mắt vừa hèn chân đi…”; “Chồng người đi ngược về xi/ Chồng em ngồi bếp để
b…chấm tro”… Và trong tình cảnh ấy, người phụ nữ, dù chưa thật quyết liệt song
cũng đã lóe lên, bừng dậy nỗi khát khao rất đỗi con người: “Lấy chồng chẳng biết
mặt chồng/ Đêm nằm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng”; “Hai tay cầm hai quả hồng/
Qủa chát phần chồng quả ngọt phần trai/ Đêm nằm than ngắn, thở dài/ Thương
chồng thì ít thương trai thì nhiều”…
+ Ở truyện dân gian: bên cạnh các chủ đề như ca dao viết về người phụ nữ,
truyện dân gian còn dành một khối lượng khá lớn ngợi ca trí thơng minh, sắc sảo
của giới này bằng cách đặt người phụ nữ (người vợ) bên cạnh người đàn ông (người
chồng), tạo ra sự đối sánh vợ - chồng theo motif chung là vợ khôn- chồng dại, vợ
dạy- chồng nghe, vợ thông minh- chồng đần độn!… Chị nọ rất khôn nhưng rủi thay
lấy phải anh chồng quá dại. Dệt vải xong, chị đưa chồng đi bán nhưng anh ta rao
suốt ngày mà chả ai mua. Đến tối, may mắn có người đàn ông mua cho nhưng chưa
trả tiền mà bảo mai đến lấy ở chỗ “chợ đông không ai bán, chỗ kèn thổi tị te, chỗ

cây tre một mắt”. Hơm sau chàng ngốc tìm mãi khơng ra, tối về nhà hỏi vợ, được vợ
“giải” cho rằng đó là ơng thầy giáo dạy ở “trường học” (chợ đông không ai bán),
gần trường có “đám sậy” (gió thổi nghe như tiếng kèn thổi tị te), sân trường có
trồng “đám hành” (cây tre một mắt). Anh chàng đến tìm quả nhiên gặp đúng đối
tượng! Thầy tấm tắc khen người vợ giỏi và gửi bông hoa nhài cắm trên cục phân
trâu bảo chồng về đưa vợ. Người vợ lập tức “giải” ra ý nghĩa món q: vợ khơn
chồng dại chẳng khác gì “bơng hoa nhài cắm bãi cứt trâu!”, định tự tử… rồi được
cứu sống cũng bằng trí thơng minh. Rất nhiều truyện có chung motif như thế (Gái


17

ngoan dạy chồng, Vợ khuyên chồng dại…). Đó là một kiểu khẳng định vẻ đẹp trí
tuệ người phụ nữ bằng lối nói hóm hỉnh, độc đáo!
- Trong nền văn học viết Trung đại
Đây chính là thời kỳ người phụ nữ bị trói buộc trong lễ giáo phong kiến một
cách rõ rệt nhất. Vì thế, biểu hiện của tính nữ trong văn học vẫn tiếp tục cảm hứng
về vẻ đẹp và thân phận khổ đau của người phụ nữ như trong nền văn học dân gian
nhưng đã mang một vài sắc thái khác.
Một điểm đáng chú ý, theo chúng tôi, văn học Trung đại đề cập đến khá
nhiều hình tượng liệt nữ: những người đàn bà ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác
(đánh kẻ thù xâm lược, giữ trinh tiết thờ chồng, hi sinh vì nghĩa lớn dân tộc… trở
thành những tấm gương bất hủ). Những bài thơ, phú, vãn, truyện Nôm… ngợi ca
các tấm gương oanh liệt, ngời sáng, truyền tụng mãi về sau, trở thành những hình
tượng văn học đẹp, bất khuất của người phụ nữ. Đó là những Triệu Thị Trinh với
khí phách “muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đơng”,
xé phanh thây giặc mới hả. Đó là Phạm Ngọc Trần, vợ cả chủ tướng Lê Lợi, người
tâm phục và u ơng ngay tự buổi đầu, hăng hái qn mình lo chuyện lương thảo
cho nghĩa quân mà, nói như người anh trai Phạm Vấn của cô là hăng say lo việc
qn lương “khơng chỉ do lịng thương dân thương nước mà cịn có sự giục giã của

trái tim nóng bỏng tình yêu thanh nữ” [75, tr.166]. Phạm Ngọc Trần muốn noi
gương bà Hồng Thái Hậu, nàng tình nguyện nhảy xuống vực Nầm nơi dịng nước
sâu thẳm, xốy cuồn cuộn, nơi có lũ cá ăn thịt người đơng nhung nhúc để hiến tế
trong lễ xuất quân ra Bắc của Lê Lợi. Đó là Ngọc Hân Cơng chúa với mối tình đầy
thi vị và lãng mạn cùng nỗi đau thương và thủy chung với Quang Trung Nguyễn
Huệ qua bài Ai tư vãn bất hủ của bà. Đặc biệt là Huyền Trân Công chúa, người phụ
nữ đã hi sinh mình vì xã tắc vững bền, giang sơn mở cõi. Nếu khơng có Huyền
Trân, nước Việt ta thời ấy không thể nào yên ổn (thậm chí là bị xâm lăng) bởi sự
quấy rối của Chế Mân. Một mình Huyền Trân đã làm được cho triều Trần hai sự
nghiệp không dễ ai làm nổi: chẳng những ngăn người Chăm quấy phá, đe dọa đất
Việt mà còn mở rộng đất Việt ra hai châu của cõi phía Nam. Quả là, nói như bà
Trương Mỹ Hoa: “Có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ
mà sự hi sinh của Huyền Trân Công chúa là một thực tế”. Hai người phụ nữ ấy quả
thật phản ánh một cách tiêu biểu phẩm giá thiên tính nữ trong đời sống cũng như
trong văn học Việt Nam trung đại. Cũng là liệt nữ nhưng trong truyện Nôm, mỗi
người lại chọn một cách biểu hiện khác nhau: Người con gái Nam Xương (Nam
Xương nữ tử truyện) trẫm mình để tỏ nỗi oan phụ chồng; cơ con gái út trong Lan
Quận cơng phu nhân lại kiên trì chấp nhận đói khổ ni chồng thi cử, trải bao kỳ
hỏng thi vẫn không nản, đến khi chồng “đỗ thi Hội, đến khi thi Đình đỗ đầu trong
hàng giáp thứ hai” mới thôi; cô ca sĩ họ Nguyễn trong Ca nữ họ Nguyễn lại có “con
mắt tinh đời” nhìn ra cậu trai nghèo khổ, tình nguyện đến với chàng. Xã hội lúc ấy
mà cô dám “Chàng không phụ thiếp, thiếp sẽ tự tìm đến chàng”. Từ đấy cơ lấy tiền


18

mình mua quần áo, vải lụa trân trọng tặng chàng, “cứ dăm ba tháng một lần cô đến
thăm nơi Lân ở”, “lưu lại ban đêm thì, may vá, nấu nướng giúp Lân”… cho đến khi
chàng đỗ đạt, làm đến Thượng thư, tước Quận công nhưng nghe lời cha, Lân lấy vợ
khác. Ca nương khơng hề trách cứ, chỉ nói “Đó là số mệnh của thiếp, đâu phải lỗi ở

chàng”. Gặp lại cô trong cảnh “dắt mẹ già phiêu bạt chốn Trường An”, Lân hối hận
hậu tạ tiền bạc nhưng cô rất khảng khái không hề lấy, bởi “những thứ tiền bạc này
đâu đủ phúc để tiêu dùng” v.v…
Nửa đầu thế kỷ XVIII, tính nữ trong văn học đã bắt đầu thể hiện một nét
mới: sự khẳng định giới một cách mạnh mẽ biểu hiện qua sự “chọc ngốy” những gì
được coi là đạo lý trong quan niệm xã hội; đặt để vị trí người phụ nữ ngang hàng
(thậm chí là hơn) vị trí người đàn ơng (“Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh
hùng há bấy nhiêu”); ngang nhiên bênh vực những người đàn bà lỡ “cả nể cho nên
hóa dở dang”- một tội mà xã hội ấy trừng phạt rất thảm khốc và ghê tởm (“Quản
bao miệng thế lời chênh lệch/ Khơng có, nhưng mà có, mới ngoan”); cất lên tiếng
thét, chửi thẳng vào cái quan niệm “truyền thống” của giai cấp phong kiến (trai năm
thê bảy thiếp gái chính chuyên một chồng) tồn tại hàng ngàn năm (“Kẻ đắp chăn
bông, kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”); giễu nhại lũ đàn ông ngu
dốt nhưng lại huênh hoang (“Lại đây cho chị dạy làm thơ”; “Này này chị bảo cho
mà biết”); đập thẳng vào mặt những mỹ từ giai cấp phong kiến ưa dùng để trang trí
cho địa vị của chúng (thiên tử, minh quân, thế thiên hành đạo, quan phụ mẫu…),
rằng, tất cả chỉ là “Chúa dấu vua yêu một cái này”. Nói cho lắm rốt cuộc cũng chỉ là
“một cái này” thôi! Cực kỳ thâm và độc! Đấy chính là Bà Chúa Thơ Nôm (chữ của
Xuân Diệu) Hồ Xuân Hương.
- Trong nền văn học viết từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Sau những chập chững ban đầu với việc “làm quen” với chữ quốc ngữ, tới
khoảng những năm 30 của thế kỷ này, các nhà văn đã vững vàng trong việc sáng tác
thơ ca và văn xuôi bằng tiếng mẹ đẻ. Thời gian này đã có rất nhiều truyện viết về
người phụ nữ như Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu hoặc các sáng tác của
những nhà văn nữ Nam Bộ như Tây phương mỹ nhơn, Nhi nữ tạo anh hùng, Vì
nghĩa qn mình… của Huỳnh Thị Bảo Hịa; Phụ nghĩa tào khang, Gương nữ kiệt,
Để thảm cho hoa… của Phan Thị Bạch Vân; đặc biệt là các truyện Kim Tú Cầu,
Hồng phấn tương tri, Chung Kỳ Vinh… của Đạm Phương nữ sử. Mặc dù xét về các
kỹ thuật viết văn như sử dụng ngôi kể (đa số là người kể xưng “tôi” hơi đơn điệu),
xây dựng nhân vật (nhân vật thường lộ rõ tính tư tưởng “nữ kiệt”, “nữ hiệp”), kết

cấu (thường dùng lối kể tuyến tính hoặc chương hồi) hay ngơn ngữ truyện vẫn cịn
“dấu tích” Trung đại (văn biền ngẫu, sử dụng từ ngữ đôi chỗ “sáo” và ngây
thơ),…không thể tránh khỏi của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ. Thế nhưng,
những đóng góp này là khơng hề nhỏ bởi tác phẩm của họ đã nồng nhiệt ngợi ca
người phụ nữ với những nét đẹp truyền thống, tiếp tục cái nhìn nhân đạo sâu sắc đã


×