Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.63 KB, 5 trang )

Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592)
1
1. Nhà Mạc được thành lập
Mạc Đăng Dung: 1527 - 1529
Mạc Đăng Doanh: 1529 - 1539
Mạc Phúc Hải: 1539 - 1547
Mạc Phúc Nguyên: 1547 - 1562
Mạc Mậu Hợp: 1562 - 1592
Vào đầu thế kỷ 16, nhà Lê suy yếu dần. Dưới triều vua Lê Tương Dực (1510 1516) việc triều chính hết sức rối ren. Vua ham chơi bời bỏ bê việc nước, bên
ngoài giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong đám giặc ấy có Trần Cao là mạnh nhất.
Trần Cao tụ tập được nhiều người, lập thành quân đội, có khi đến đánh tận sơng
Nhị Hà, st chiếm thành Thăng Long.
Tình hình căng thẳng đến thế mà Lê Tương Dực khơng màng để ý đến. Một thuộc
tướng là Trịnh Duy Sản bất mãn, đang đêm đen quân vào giết Lê Tương Dực đi để
lập vua khác (1516). Sau đó, cả triều đình lẫn Trịnh Duy Sản đưa lên rồi giết đi
mấy lần vua. Kinh đơ rối loạn, có khi khơng biết ai là vua nữa.
Cuối cùng, Lê Chiêu Tông được đưa lên ngơi, nhưng vì nội loạn phải vào trú ở
Tây Kinh (1516). Qua năm 1519, đại thần Mạc Đăng Dung rước được vua về lại
Kinh thành rồi tóm thâu mọi quyền hành và loại trừ dần dần các đại thần có thế


lực khác.
Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) vốn người Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải
Phòng), là cháu bảy đời của Mạc Đỉnh Chi. Lúc cịn nhỏ, gia đình rất nghèo, làm
nghề đánh cá. Sau này nhờ sức mạnh hơn người, thi đỗ Đô lực sĩ, làm đến chức
Đô chỉ huy sứ dưới triều Lê Uy Mục.
Sau khi giúp vua Lê Chiêu Tơng trở về lại được Kinh thành thì uy quyền của Mạc
Đăng Dung rất lớn, lấn át cả vua, hống hách ra vào cung cấm, các quan có ai can
gián thì sai người giết đi.
Vua Lê Chiêu Tơng thấy thế lo sợ, tìm cách giết Mạc Đăng Dung, nhưng âm mưu
không thành, vua phải bỏ chạy trốn lên Sơn Tây (1522). Tại đây Lê Chiêu Tông


lại bị một thuộc tướng buộc phải về Thanh Hóa. ở Kinh thành, Mạc Đăng Dung
lập hồng đệ Xn lên ngơi, đó là Lê Cung Hoàng. ổn định xong việc ở Kinh
thành, vào năm 1524 Mạc Đăng Dung đem quân vào đánh Thanh Hóa, bắt được
vua Chiêu Tông và giết đi.
Ba năm sau (1527), Mạc Đăng Dung ép triều thần thảo bài chiếu truyền ngôi cho
nhà Mạc rồi lên làm vua, lập triều đại mới, đặt niên hiệu là Minh Đức.
Để trừ hậu loạn, Mạc Đăng Dung cho giết vua Lê và bà Thái hậu đi. Các quan
trong triều, các bậc khoa giáp tự tử để giữ chữ trung của Nho giáo rất nhiều.
Để vổ yên lòng người, Mạc Đăng Dung giữ lại hầu hết luật lệ của nhà Lê. Cơng
việc gì cũng theo lệ trước mà giải quyết.
Mạc Đăng Dung còn truy tặng cho những người tuẫn tiết vì nhà Lê, đồng thời tìm
con cháu của các quan đại thần cũ mời ra phong quan tước, mong họ về giúp


mình.
Làm vua được ít lâu, đến năm 1529 Mạc Đăng Dung truyền ngơi cho con là Mạc
Đăng Doanh cịn mình thì tự xưng là Thái Thượng Hồng.
Nhà Minh nhân dịp Đại Việt gặp nội loạn, đem quân đến đóng gần cửa Nam
Quan, truyền hịch hứa sẽ thưởng quan tước và hai vạn bạc cho ai bắt được cha con
Mạc Đăng Dung đồng thời sai người sang bảo Mạc Đăng Dung vội vàng sai sứ
sang hàng.

Năm 1540, quân Minh tiến đến ải Nam Quan, Mạc Đăng Dung sợ hãi, bèn cùng
các quan lại cả thảy hơn 40 người tự trói mình đến ải Nam Quang lạy phục xuống
đất, nộp đổ điền thổ và sổ dân đinh, rồi lại xin dăng đất năm động để sáp nhập vào
đất Khâm Châu của Trung Quốc. Ngồi ra, họ Mạc cịn đem vàng bạc tặng riêng
cho quan nhà Minh nữa. Nhờ thế, nhà Minh phong cho Mạc Đăng Dung chức Đô
thống sứ, hàm quan nhị phẩm nhà Minh.
2. Cuộc nổi dậy của nhóm Phù Lê
Trong suốt thời kỳ trị vì, nhà Mạc phải đối phó vất vả chống các nhóm phù Lê.

Triều thần nhà Lê, phần tự tử theo vua, phần về mai danh ẩn tích. Phần cịn lại tích
cực chiêu tập người đứng lên phù Lê. Cuộc phù Lê lúc đầu gặp nhiều thất bại,
nhiều tôn thất nhà Lê bị giết chết. Cuối cùng phong trào phù Lê dưới sự lãnh đạo
của Nguyễn Kim, đóng được căn cứ tại Sầm Châu (Lào) và phát triển lực lượng
Nguyễn Kim là người làng Gia Miêu, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa. Ơng là con
trai của Nguyễn Hoằng Dụ, đại tướng của nhà Lê, đã có cơng bảo vệ thành Thăng


Long khi loạn Trần Cao nổi lên.
Nguyễn Kim được vua Lào cho nương náu ở Sầm Châu. Ông chiêu mộ hào kiệt
rồi cho người tìm ra con út của vua Lê Chiêu Tơng và tơn lên làm vua. Đó là Lê
Trang Tông (1533). Họ ở chiến khu Sầm Châu tám năm trường, đến năm 1540
mới đủ thực lực và thời cơ để trở về, tiến đánh lấy được Nghệ an rồi thâu phục
được Tây Đơ (Thanh Hóa - 1543).
Nhóm phù Lê làm chủ được phía Nam, được sách sử gọi là Nam triều (từ Thanh
Hóa trở vào). Trong khi ấy nhà Mạc vẫn cầm quyền ở Thăng Long, và được gọi là
Bắc Triều.
Các hào kiệt kéo về Nam hưởng ứng rất đông như Phùng Khắc Khoan, Lương
Hữu Khánh, Trịnh Kiểm... thanh thế của Nam triều ngày càng lớn, chỉ chờ cơ hội
là tràn ra đánh Bắc triều.
3. Thế cuộc Nam Bắc triều
Trong khi lực lượng của Nam triều đang phát triển thì Nguyễn Kim bị một hàng
tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuôc độc chết trong một cuộc hành
quân tiến đánh Bắc triều. Tất cả binh quyền lọt vào tay người con rể lạ Trịnh
Kiểm.
Trịnh Kiểm liền tổ chức hậu cứ vững mạnh, lập hành điện tại đồn Vạn Lại (Thanh
Hóa) để cho vua Lê ở rồi lo chấn chỉnh lực lượng, giữ thế thủ ở Thanh Hóa. Trong
nội bộ Nam triều có nhiều thay đổi. Vua Lê Trang Tông mất vào năm 1548, Thái
tử Duy Huyên được Trịnh Kiểm lập lên làm vua chỉ 8 tháng, thì cũng mất. Trịnh
Kiểm kiếm một người cháu họ xa của Lê Thái Tổ lập lên làm vua. Người này ở



ngơi được 16 năm thì bị Trịnh Tùng giết (Trịnh Kiểm đã mất vào năm 1570). Một
người khác trong họ Lê được họ Trịnh đưa lên, đó là Lê Thế Tơng.
Trong khi ấy, về phía nhà Mạc thì cũng trải qua mấy lần đổi ngôi. Đến đời Mạc
Phúc Nguyên, lực lượng của phe này đã tương đối ổn định lại thêm có Mạc Kính
Điển, chú của Mạc Phúc Ngun là một vị tướng thao lược. Vì thế nhà Mạc toan
tính việc đánh Nam triều, đồng thời Nam triều cũng chuẩn bị tấn cơng ra Bắc. Phía
Bắc triều đánh vào Thanh Hóa 10 lần. Phía Nam triều tiến ra Bắc đánh cả thảy sáu
lần, nhưng hai bên bất phân thắng bại.
Cán cân lực lượng hai bên thay đổi từ sau khi Mạc Kính Điển chết (1580). Quân
Nam triều lại càng ngày càng mạnh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Tùng. Trịnh Tùng
nhiều lần đem quân ra đánh Bắc triều và đến năm 1592 thì bắt được vua Mạc là
Mạc Mởu Hợp, đem giết đi rồi rước vua Lê Thế Tông về Thăng Long.
Tàn quân nhà Mạc chạy lên mạn Bắc và được sự ủng hộ của nhà Minh nên tập hợp
được lực lượng và hùng cứ ở đất Cao Bằng. Từ đấy, tuy phía họ Trịnh đã làm chủ
Thăng Long nhưng khơng thể nào kiểm sốt được vùng Cao Bằng.



×