Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân lọai tiêu đề văn bản báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 6 trang )

THỬ PHÂN LOẠI TIÊU ĐỀ CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ

Tiêu đề các văn bản báo chí hết sức đa dạng cả về hình thức cũng như nội
dung, vì thế việc tìm ra một tiêu chí chung để phân loại chúng rất khơng đơn
giản. Tuy nhiên, xuất phát từ một góc nhìn tổng thể về các phương diện ý
nghĩa - chức năng, chúng ta vẫn có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản
dưới đây:
1. Tiêu đề xác nhận
Đúng như tên gọi, tiêu đề loại này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xác nhận
sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, hồn cảnh,... nào đó trong thực tế
khách quan. Đối với thể loại tin, nhất là các tin ngắn, tin vắn, tiêu đề xác
nhận thường là một thông báo trọn vẹn và khá cụ thể, chẳng hạn: " Xuất bản
quốc doanh trung Quốc thua lỗ " ( Hà Nội mới cuối tuần, 17 / 4 / 1999 ); "
Việt Nam có hơn 45 nghìn máy vi tính khơng tương thích với năm 2000 " (
Lao động, 19 / 4 / 1999 ); " 8000 người hồi hương được học nghề miễn phí "
( Văn hố, 18 / 4 / 1999 ); " 87.000 lượt khách du lịch tới Vũng Tàu trong 5
ngày Tết " ( Người lao động,6 / 2 / 2003 );... Ở đây, tác giả chỉ nêu sự kiện
với một thái độ điềm đạm khách quan, nhường mọi sự bàn luận, đánh giá
cho độc giả. Còn đối với các bài viết lớn dưới dạng bút ký, ghi chép, phóng
sự,... tiêu đề xác nhận thường chỉ dừng lại ở sự gọi tên cảnh huống, đối
tượng,... Ví dụ: " Trong đêm giao thừa " ( Hà Nội mới chủ nhật, 19 / 2 /1999
); " Qua Kẻ Noi " ( Lao động, 22 / 2 / 1999 ); " Bức tranh kinh tế thế giới
năm 1998 " ( An ninh thế giới, 28 / 1 / 1999 ); " Đoàn bay Việt Nam " ( Lao
động, 28 / 4 /1999 ); " Tết Hà Nội " ( Lao động Thủ đô, Tết Quý Mùi 2003 );
" Đêm cuối năm ở cuối tuyến săn sóc đặc biệt " ( Người lao động, 6 / 2 /


2003 );... Những tiêu đề như vậy mới đủ sức gợi và tầm khái quát, phù hợp
với tầm vóc của tác phẩm lớn.
2. Tiêu đề câu hỏi
Các tiêu đề câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các báo. Chúng


vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan
tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phía dưới, và điều này có
nghĩa là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là
muốn tìm tịi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh. Chính vì lý do đó
mà tiêu đề - câu hỏi thường thu hút được sự chú ý không nhỏ của độc giả.
Ví dụ: " Nguyễn Duy - ly thân hay tiếp thị thơ? " ( Lao động, 4 /3 / 1998
); " Ảnh viện - đẹp hay không đẹp " ( Hà Nội mới cuối tuần, 28 / 2 / 1998 ); "
Giám thị cũng có phong bì? " ( Tiền phong, 9 / 7 / 1998 ); " Đủ sức đóng
tàu, sao vẫn đi mua tàu ở nước ngoài ? " ( Nhân dân, 14 / 3 / 1999 ); " Vì
sao các ca sỹ Huế đi lập nghiệp ở nơi xa ? " ( Văn hoá, 9 / 5 /1999 ); " Vì
sao năm nay khơng thi " người đẹp vùng quan họ? " ( Thể thao và Văn hoá,
11 / 2 / 2003 );...
3. Tiêu đề kêu gọi
Thực chất , các tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi
độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động,.. cần thiết ( theo quan
điẻm của người viết ) nào đó. Do các tiêu đề loại này luôn thể hiện một cảm
xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác động khơng nhỏ
tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó, trong lịng họ nảy sinh ý
muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả.
Ví dụ: " Xin đừng vội quên! " ( Hà Nội mới chủ nhật, 9 / 8 /1998 ); "
Không nên phấn đấu học nghị quyết " vượt kế hoạch!" ( Nhân dân, 4 /1 /
1999 ); " Hãy giúp những người bệnh này kéo dài thêm sự sống! " ( Lao
động, 8/ 2 / 1999 ); " Hãy bảo vệ di sản văn hoá Nam Tư " ( Văn hoá, 9 / 5 /


1999 ); " Hãy cứu những con bò rừng cuối cùng " ( Lao động, 20 / 2 /2003 );
" Đừng để chuyện xưa lặp lại " ( Gia đình, số 9 /2002 );...
4. Tiêu đề trích dẫn
Ở đây, chúng tơi chỉ bàn đến các tiêu đề là lời trích dẫn trực tiếp. Cịn các
tiêu đề trích dẫn gián tiếp nằm trong phạm vi của loại tiêu đề xác nhận.

Tiêu đề - trích dẫn tạo cảm giác rằng nguồn tin của tác giả là hồn tồn
chính xác, đáng tin cậy. Nói cách khác, đây là những bài nói về những con
người, những sự việc có thật mà chính tác giả dược chứng kiến. Chủ thể của
những lời nói được trích dẫn thường là các nhân vật nổi tiếng, được nhiều
người quan tâm nên các tiêu đề loại này cũng có hiệu quả tâm lý khá cao vì
chúng tạo điều kiên cho độc giả được tiếp xúc với họ một cách gián tiếp và
thu nhận được thêm những thông tin mới về họ. Ví dụ:
" Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: " Khơng viết văn, tơi biết làm gì? " ( Lao động,
27 / 3 / 1999 ); " Ngọc Châu: " Hồn truyền thống hồ vào đời sống của tơi "
( Tuổi trẻ và hạnh phúc, số 9 / 1999 ); " Nhà thơ Trần đăng Khoa: " Tháng
10 này tôi sẽ cưới vợ " ( Lao động Thủ đô, 22 / 5 /1999 );" Tổng thống
Saddam Hussein: " Nhân dân Iraq không muốn chiến tranh " ( Người lao
động, 6 / 2 /2003 ); " Eriksson: " Rooney là Pele của tơi " ( Thể thao và văn
hố, 11 / 2 /2003 )...
Bên cạnh đó, cũng càn phải nói thêm rằng, trong một số trường hợp chủ
thể của lời nói được trích dẫn khơng xuất hiện ở tiêu đề. Bằng cách này, tác
giả bài viết đã kích thích một cách khá hiệu quả trí tị mị của độc giả, khiến
họ phải đọc tiếp ngay xem đối tượng đó là ai. Ví dụ:
" Nếu thất bại, tơi sẽ rút lui " ( An ninh thế giới, 24 / 7 / 1998 ); " Nhiều
người Việt Nam giữ vai trò quan trọng... " ( Nhân dân, 7 / 3 /1999 ); " Hãy
cứu lấy Harry Potter... " ( Thế giới, số 9 / 2001 );


Nhìn chung, các tiêu đề - trích dẫn được dùng chủ yếu trong các bài
phỏng vấn.
5. Tiêu đề bình luận
Đây là loại tiêu đề mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về
con người hay sự việc nào đó. Ví dụ:
" Xứng đáng là một giải " độc nhất vơ nhị " ( Văn hố, 18 / 4 /1999 );
Vẫn là bệnh nóng vội " ( Lao động, 26 / 5 / 1999 ); " Bông hoa Thủ đô giữa

núi rừng Tây Bắc " ( Nhân dân, 17 / 7 / 1998 ); " Những dấu hiệu buồn cho
một miền đất học " ( Tiền phong, 17 / 6 /1999 ); " Lại thêm một sai lầm nữa
của NATO " ( Lao động, 24 / 4 / 1999 );" Đốm sáng giữa bóng đêm " ( Thể
thao và Văn hoá, 11 / 2 /2003 ); " Một cái Tết được xem là an toàn, nhưng...
" ( Người lao động, 6 / 2 / 2003 ); " Lễ hội cầu trâu - nét đặc sắc văn hoá
vùng Đất Tổ " ( Hà Nội mới, 22 / 2 /2003 );...
Thực tế khảo sát cho thấy, trong các tiêu đề bình luận, thành tố ngơn ngữ
chủ chốt thường là tính từ mang sắc thái đánh giá ( độc nhất vơ nhị, nóng
vội, buồn, đặc sắc,... ). Song, cũng có khơng ít trường hợp thành tố " hạt
nhân " là các loại từ khác, chẳng hạn như danh từ hoặc danh ngữ ( bông
hoa, sai lầm, đốm sáng,... ).
6. Tiêu đề giật gân
Các tiêu đề giật gân dược dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả. Chúng
rất hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả
phải đọc toàn bộ bài báo nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của mình, cho dù nội
dung của nó thực ra chưa hẳn đã là thú vị.
Có thể chia các tiêu đề giật gân thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất
gồm các tiêu đề nêu đích danh sự việc giật gân, ví dụ: Thi hành án tử hình
bằng... phạt cười ", " Cụ già 92 tuổi mọc... răng khôn " ( An ninh thế giới,
25 / 9 /1998 ); " Vì hút thuốc - có thể bị ngồi tù " ( Văn hoá, 15 / 4 /1998 ); "


Các nam ca sỹ ngày càng đẹp ... gái " ( Thể thao và Văn hoá, 17 / 6 /2001 );
" Nữ sinh lớp 7 làm mẹ nhi đồng " ( Nông nghiệp Việt Nam, 25 / 4 / 20021 );
" Về thành phố ... mua cỏ " ( Lao động, 24 / 5 /2002 ); " Cô bé 2 tuổi cắn
chết rắn hổ mang; " Cháu nội đại văn hào Tsekhov khơng biết nói tiếng Nga
", " Bán đấu giá đất trên mặt Trăng " ( Tạp chí Nhà báo, Nga, số 6 /1996
);... Nhóm thứ hai quy tụ các tiêu đề cung cấp tín hiệu về sự việc giật gân
cịn chư được gọi tên cụ thể, ví dụ: " Thật quá sức tưởng tượng! ", " Chuyện
thật như bịa! ";... Rõ ràng, các tiêu đề thuộc nhóm thứ hai, bằng cách diễn

đạt của mình, đã báo trước cho độc giả rằng bài báo mà anh ta sắp đọc sẽ
liên quan tới một chuyện khó tin, bất ngờ, và do vậy, rất lý thú.
7. Tiêu đề gợi cảm
Các tiêu đề loại này được tạo lập bởi những cách diễn đạt, lối nói mới lạ,
độc đáo, giàu hình ảnh, vì thế rất sinh động và hấp dẫn. Ví dụ:
" Nâng niu tất cả chỉ quên mình " ( Nhân dân hằng tháng, số tháng 5 /
1998 ); Quýt là, cam chịu " ( Hà Nội mới chủ nhật, 21 / 6 / 1998 ); " Tinh
thần thể dục " ( Văn hoá, 11 / 2 / 1998 ); " Ai về chợ Cạn xem tuồng " ( Tuổi
trẻ chủ nhật, số 16 / 1999 ); " Đoạn trường ai có... đi tàu mới hay " ( An
ninh thế giới, 28 / 1 / 1999 ); " Lửa đã cháy... và rừng đã chết... ai có ngủ
khơng? " ( Gia đình và Xã hội, số 34 / 2002 ); " Trẻ cậy cha, già cậy ai? " (
Giáo dục và Thời đại " (11/ 2 / 2001 ); " Những điều trơng thấy mà ... ( Thể
thao và Văn hố, 12 / 5 / 1198 );... Nguồn gốc của sự gợi cảm trong các tiêu
đề nói trên là vơ cùng phong phú, đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành
ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca...; là sự vay mượn từ ngữ, cách diễn đạt từ các
tác phẩm văn học nghệ thuật; là lối chơi chữ hay dùng ẩn dụ;...
Nếu so sánh các tiêu đề gợi cảm với các tiêu đề bình luận, dễ dàng nhận
thấy là giữa chúng có mối quan hệ khá mật thiết: khơng ít tiêu đề có chức
năng gợi cảm lại mang ý nghĩa bình luận và ngược lại. Ví dụ:


" WTO - như rắn không đầu " ( Văn hoá, 9 / 5 /1999 ); " Tuyển lao động
theo kiểu " đem con bỏ chợ " ( Lao động, 7 / 5 /1999 ); " Nghề cá Bình
Thuận : Buồm chưa thuận, gió chưa xi " ( Lao động, 22 / 5 /1999 ); " Đèn
gas : đầu Ngô, mình Sở " ( Gia đình và Xã hội, số 100 / 2001 );...
Như vậy là có khá nhiều cách đặt tiêu đề khác nhau cho các văn bản báo chí.
Tuy nhiên, việc lựa chọn cách này hay cách khác lại phụ thuộc vào từng tình
huống, từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể. Song, dù thế nào đi chăng nữa, mỗi
tiêu đề nên vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa khêu gợi được trí tị mị
của người đọc. Khơng phải tình cờ, một trong những chun gia nghiên cứu

báo chí hàng đầu của Nga, Phó giáo sư Marina Shostak đã ví tiêu đề của bài
báo tựa như cổng vào một nơi nào đó dành cho cơng chúng. Cổng được
trang hoàng đẹp đẽ, hấp dẫn sẽ khiến du khách muốn vào thưởng ngoạn
cảnh vật ở sâu bên trong. Còn những chiếc cổng tầm thường, thiếu thẩm mỹ
sẽ rất dễ bị bỏ qua..



×