Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.55 KB, 20 trang )

Chính luận
Khái quát chung
I) Quan niệm chung về chính luận
1. Quan niệm 1: Chính luận là một nhóm thể tài báo chí. Nó có chung
hình thức là thông tin lý luận. Chính luận bao gồm một số thể tài độc lập (bản
thân nó chứa đựng phương pháp, bản chất riêng không phụ thuộc vào thể tài
khác): xã luận, bình luận, tiểu luận, chuyên luận, điểm báo,...
2. Quan niệm 2: Trong thực tế, những quan niệm về chính luận và các thể
tài trong nhóm chính luận hiện nay không thống nhất. Cụ thể:
- Không thống nhất trong bản thân những người nghiên cứu báo chí
- Không thống nhất giữa báo chí của ta với thế giới. Trên TG không
có nhóm chính luận mà có từng thể tài cụ thể. Còn ở VN, bản thân xã luận,
bình luận... là một thể loại riêng nhưng được xem xếp vào một nhóm là chính
luận. Nhưng trong đó các thể tài có tính chất, bản chất khác nhau.
3. Quan điểm 3: Mặc dù còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất nhưng ở
những điểm cơ bản thì nó có được sự thống nhất như: về phạm vi, nó đề cập

1


đến những cái khái quát mang tính tiêu biểu, chỉ ra hướng vận động; thống nhất
về đối tượng tác động.
Trong tác phẩm chính luận, các sự kiện riêng rẽ nhưng được xem xét một
cách có hện thống, có logic.(Xem xét trong mối quan hệ biện chứng)
II) Khái niệm và đặc điểm của thể loại.
1. Khái niệm:
Chính luận là nhóm thể tài báo chí dùng lý lẽ để soi sáng sự kiện, giúp
công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực, phùd hợp với
quan điểm, tư tưởng, ý đồ của tác giả.
2. Đặc điểm:
Chính luận mang đặc điểm chung của báo chí. Ngoài ra, chính luận còn


có những đặc điểm riêng sau:
a. Chính luận báo chí là nhóm thể tài báo chí dùng lý luận để soi sáng sự
kiện.
- Mục đích: nhằm thay đổi nhận thức, tư duy lý luận của công chúng chứ
không phải để cung cấp thông tin.
b. Chính luận báo chí coi là một dạng văn nghị luận.( là một dạng văn mà
ở đó người ta dùng lý lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, làm rõ vấn đề nào đó nhằm để
cho người đọc, người nghe hoạt động theo.)

2


- Chính luận thể hiện trực tiếp quan điểm của chủ thể sáng tạo để công
chúng hiểu và hoạt động theo.
- Biểu hiện: + Lối tư duy trong văn nghị luận khác với lối tư duy trong
căn phản ánh (lối tư duy hình tượng). Trong chính luận là lối tư duy logic, nó
dựa trên những dữ kiện, phán đoán để tư duy.
+ Hình thức: thông thường, lối thể hiện của của văn là tình
tiết, diễn biến được thể hiện, triển khai theo mạch cảm xúc. Còn trong văn
chính luận, nó lại diễn biến theo diễn biến của sự kiện đó hoặc diễn biến theo
trình tự nhận thức và theo cách khai triển vấn đề. Cụ thể, nếu trong văn học
được thể hiện qua các tình tiết, hành động, lời nói thì trong chính luận, chủ đề
tác phẩm được thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận chứng, luận cứ. Nói cách
khác, văn nghị luận là văn được thể hiện qua phương pháp nghên cứu khoa học
rất chặt chẽ.
- Có 2 loại chính luận: chính luận nghệ thuật và chính luận báo chí. Tuy
nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối.
c. Chính luận thể hiện rõ nét, tập trung tư tưởng tác giả.
- Bản thân báo chí là phương tiện định hướng tư tưởng. Bởi lẽ chính luận
báo chí là nhóm những thể tài không phản ánh hình thức mà phản ánh bên

trong, làm thay đổi nhận thức của của công chúng về sự kiện ấy. Do đó tác giả
phải bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình để định hướng cho nhận thức hoạt
động. Nói cách khác, chính luận báo chí là xem xét, soi sáng những sự kiện

3


bằng lý luận, mà đặc trưng của lý luận có tính chất định hương, chỉ đường. Do
đó tác giả các phải bày tỏ quan điểm, thái độ.
- Thái độ, quan điểm của tác giả được bày tỏ bao nhiêu thì càng có khả
năng định hướng bấy nhiêu.
d. Những sự kiện trong tác phẩm chính luận được soi sáng bởi tư duy lý
luận, tư duy logic.
III) Vai trò của chính luận trong hoạt động báo chí:
Có thể nói rằng, chính luận là nhóm thể tài có vai trò quan trọng trong
hoạt động sáng tạo báo chí. Nó có khả năng giáo duc, tuyên truyền, lý luận cho
công chúng. Cụ thể:
-

Là nhóm thể tài có khả năng chuyển tải thông tin tổng

hợp, khái quát cao.
-

Có khả năng chuyển tải thông tin mang tính định hướng,

chiến lược.
-

Tạo ra cho công chúng 1 tầm nhận thức mới cao hơn, khái


quát hơn.
Bình luận
I) Quan niệm chung về bình luận

4


- Bản chất của bình luận là thể hiện bình phẩm, đánh giá của mình về sự vật,
sự việc, con người... và thể hiện quan điểm, thái độ của mình.
- Không phải là khi có báo chí thì mới xuất hiện bình luận. Bình luận vốn là
phương pháp được con người sử dụng để lựa chọn thông tin và định hướng cho
người khác.
-Khi có báo chí thì báo chí nhận thức được vai trò cũng như ý nghóa to lớn của
bình luận nên mới coi bình luận là một trong những thể tài thông tin quan trọng của
mình.
- Cùng sự phát triển của xã hội thì các nhu cầu thông tin, thưởng thức các giá
trị được tạo ra. Và thể tài bình luận ngày càng được rèn dũa và hoàn thiện hơn.
Ngày nay nó trở thành 1 thể tài mang tính chiến đấu rất cao của báo chí.
II) Sự hình thành và phát triển của bình luận.
- Bình luận là một thể tài báo chí xuất hiện tương đối muộn so với những thể
tài báo chí khác trên thế giới. Nửa đầu thế kỷ 19, thể tài này mới xuất hiện trên
báo chí của nước tiến bộ ở Châu Âu. Theo Karenstorkal thì bình luận xuất hiện đầu
tiên ở Anh và Pháp. Tuy nhiên trong thời gian mới xuất hiện thì bình luận cũng
chưa phát huy được sức mạnh của nó. Theo tác giả của cuốn “Cách viết một bài
báo” của NXB TTXVN (Hà Nội-1987) trang 96 cho rằng: “ Bình luận có tác dụng
soi sáng, giải thích một sự kiên, 1 vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó.”
- Sau đó, bình luận phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở
mỗi nước, người ta lại sử dụng và có quan niệm về bình luận theo một cách riêng.
5



- Công chúng được làm quen với chuyên mục : Toàn cảnh TG, Toàn cảnh
Châu Âu.
- Thể loại bình luận có nhiều điểm tương đồng với thể loại văn nghị luận nên
những nhà văn tham gia vào sáng tạo thể loại này nhiều.
- ở đầu thế kỷ 20, bình luận phát triển rộng rãi ơe nhiều nước trên TG. ở VN
xuất hiện muôn hơn. Khi xuất hiện ở VN, nó là 1 thể loại hoàn chỉnh của báo chí.
Trong thực tế đời sống thì bình luận đã xuất hiện từ lâu đời cùng sự phát triển của
con người chứ không phải chỉ khi có báo chí mới có bình luận.
- Do cách tiếp xúc với thể loại này khác nhau nên những nhà nghiên cứu báo
chí ở nước ta có nhiều cách gọi khác nhau.
- Trước đây, về lý luận, ta kế thừa lý luận của báo chí của Liên Xô, Trung
Quốc; sau này học giả VN mới nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm.
- Đối với thể loại bình luận, để có tên gọi bình luận thì nó phải trải qua tên
gọi khác nhau ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong tác phẩm “Nghề nghiệp và
công việc của nhà báo”- Hội nhà báo VN năm 1961 dùng thuật ngữ “Ngôn luận
báo chí” để chỉ thể loại này. Vào những năm 1973-1974 của thế kỷ trước rất nhiều
tài liệu về lý luận báo chí theo xu hướng của Nga gọi thể loại này là luận văn. Sau
giải phóng Miền Nam (1976), học giả Lưu Q Kỳ gọi thể loại này là Nghị luận.
Thực ra nghị luận là tên gọi một thể loại văn trong văn học; thuật ngữ này xuất
hiện ở nước ta từ thời phong kiến. Sau đó khi cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí”
của trường Tuyên Huấn TW-1978 gọi đây là Bình luận báo chí.

6


III) Khái niệm và đặc điểm.
1. Khái niệm:
- Bình luận là một thể tài của báo chí, nó có nhiệm vụ diễn đạt tư tưởng của

cơ quan báo chí và một vấn đề đời sống nào đó, rút ra được kết luận để từ đó giúp
người đọc hiểu và hành động theo 1 hệ thốngquan điểm nhất định. Nhưng cũng có
quan điểm cho rằng bình luận là một cách bàn luận về một vấn đề thời sự xã
hộinào đó bằng tổng hợp các phương pháp như: phân tích, giải thích, chứng minh...
nhằm định hướng cho công chúng theo một quan điểm nhất định.
- Xuất phát từ vai trò của thể loại này mà nhiều ý kiến cho rằng bình luận là
thể loại hữu hiệu để giáo dục. Như vậy bình luận được hiểu trước hết là một thể tài
độc lập, nó sử dụng phương pháp thông tin tổng hợp. Mục đích của nó là tạo ra 1
cách hiểu chung nhất cho công chúng về vấn đề thời sự xã hội.
- Như vậy, bình luận là 1 phương pháp vừa là 1 cách đánh giá, bàn luận về
một sự kiện, vừa là thể tài báo chí có khả năng chỉ ra bản chất của quan hệ nhằm
định hướng hành vi cho công chúng.
2. Đặc điểm:
Cũng giống như thể tài các báo chí khác, bình luận có những đặc điểm chung
của báo chí và có những đặc điểm của nhóm chính luận báo chí. Ngoài ra, bình
luận còn mang một số đặc điểm riêng. Theo quan điểm của Trần Quốc Việt, bình
luận có 2 đặc điểm cơ bản là bình và luận. Bình được hiểu là bình phẩm, đánh giá,
phân tích. Luận thì bàn bạc, liên hệ, đối chiếu.
7


- Ngoài ra bình luận bao giờ cũng phải bộc lộ quan điểm, chính kiến của tác
giả (là quan điểm chính thống của cơ quan báo chí) bởi mục đích của bình luận là
định hướng trực tiếp nhận thức của công chúng.
- Trong quá trình bình luận, chủ thể sáng tạo không chỉ sử dụng những sự
kiện, hoạt động trong 1 lónh vực ở một thời điểm nhất định mà sử dụng tất cả các
dữ liệu có liên quan thuộc mọi lónh vực. Chẳng hạn kinh nghịêm có trong tri thức
chung của nhân loại, những lónh vực khác.
- Tác giả của bình luận không xem xét, đánh giá sự kiện đơn lẻ mà nhìn nhận
đánh giá nó theo một hệ thống quan điểm chặt chẽ, thống nhất. Có thể hiểu các sự

kiện trong bình luận có quan hệ chặt chẽ với nhau.
IV) Các dạng bình luận:
- Hiện nay, việc phân chia dạng bình luận còn nhiều quan điểm khác nhau.
Trước đây, trong giáo trình “Nghiệp vụ báo chí” chia các thể tài chính luận ra làm
2 loại là phản ánh và bình luận. Tuy nhiên, cách chia đó tỏ ra không hợp lý.
+ Trong cuốn “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” chia bình luận ra làm
1 số dạng: bình luận trong ngày, bình luận trong tuần, bình luận bút chiến và bình
luận giải thích.
+ Tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác phẩm báo chí” tập 3 cũng thống
nhất với quan điểm là chia bình luận làm 4 dạng như trên.
+ Cũng có nhà nghiên cứu phân chia theo lónh vực phản ánh: bình luận kinh
tế, bình luận theå thao,...
8


+ Theo quan điểm của Trần Quang trong cuốn “Các thể tài báo chí chính
luận” thì căn cứ cả nội dung lẫn hình thức để tiến hành phân chia: bình luận chung,
bình luận theo chư đề, bình luận quốc tế. Sau nay thêm dạng điểm thư.
1. Bình luận chung:
- Bình luận chung được hiểu là dạng bình luận đề cập đến vấn đề chung 1
cách thống nhất, khái quat nhất trong 1 thời gian nhất định.
- Bình luận chung có 2 biểu hiện:
+ Vấn đề được bàn luận là vấn đề chung nhất. Vấn đề chung nhất ở đây
được hiểu không phải là các vấn đề cộng lại mà nó chỉ là một số vấn đề lớn, vấn
đề tiêu biểu nhất diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Vấn đề chung ở đây
có thể là vấn đề chung của cả nhân loại hoặc của 1 châu lục, 1 khu vực, 1 quốc
gia,... nhưng nó có tầm ảnh hưởng to lớn.
+ Bình luận chung đề cập đến vấn đề chung nhất, khái quát nhất về những
lónh vực tiêu biểu nhất của những quốc gia, khu vực họăc đề cập đến mối quan hệ
tiêu biểu.

- Mức độ bình luận hay phạm vi bình luận rộng hay hẹp phụ thuộc vào qui
mô, tính chất, tôn chỉ, mục đích của từng tờ báo.
- Nói chung tính định kỳ của báo chí tương đối ổn định trên báo chí.
- Hiện nay, dạng bình luận chung có xu hướng xuất hiện trên báo chí ngày
càng nhiều, đặc biệt trên truyền hình và phát thanh.
9


- Phương pháp: lựa chọn lónh vực điển hình nhất để bình phẩm, đánh giá nó 1
cách chung nhất. Thông thường dạng bình luận chung thường xuât hiện ở trên tờ
báo lớn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghóa là không xuất hiện ở báo tỉnh,
nhưng tần xuất thấp hơn.
- Hoàn cảnh xuất hiện: thường xuất hiện cùng ngày lễ lớn, mốc lịch sử hay
xuất hiện khi có hiện tượng, sự kiện thời sự quan trọng.
2. Bình luận theo chủ đề:
- Đây là dạng bình luận mà nó xuất hiện tương đối phổ biến trên hầu hết các
loại hình báo chí. Bình luận theo chủ đề được hiểu là vấn đề ta bình luận chỉ liên
quan đến 1 trong nhiều lónh vực. Chính vì vậy cho nên dang Bình luận theo chủ đề
có đối tượng phản ánh phong phú, đa dạng. Một số mặt không được đề cập trong
bình luận chung lại có thể xuất hiện trong Bình luận theo chủ đề.
- Bình luận theo chủ đề khác hẳn với bình luận chung về phương pháp. Bình
luận theo chủ đề rất cụ thể, chi tiết. Nừu như bình luận chung mục đích là để công
chúng thấy được bức tranh tổng thể, khái quát thì Bình luận theo chủ đề chính là
một bức tranh chi tiết về một lónh vực trong xã hội. Tuy nhiên sự phân biệt giữa 2
loại bình luận chủ yếu ở phạm vi đề cập, mứ độ đề cập.
- Bình luận theo chủ đề có tính định kỳ thấp. Thông thường không xuất hiện
để phụ thuộc vào các mốc lịch sử, ngày lễ tết. Khi xuất hiện sự việc , sự kiện quan
trọng người ta tiến hành bình luận.

10



- Nừu xét về mặt phương pháp thì Bình luận theo chủ đề khai thác theo chiều
sâu của vấn đề. Do đó ngoài việc thể hiện quan điểm, tư tưởng Bình luận theo chủ
đề là cơ hội để người viết thể hiện được năng lực của mình 1 cách rõ nét nhất.
Trong bình luận chung chỉ mang tính điểm lại. Nừu ta so sánh giữa bình luận chung
và Bình luận theo chủ đề thì ta thấy được điểm chung về mặt phương pháp: điểm
lại tình hình của vấn đề hoặc chỉ ra những vấn đề đó; sau đó lần lượt bình phẩm,
đánh giá các sự kiện đó trên các phương diện khác nhau.
3. Bình luận quốc tế:
- Về mặt bản chất không có gì khác so với bình luận chung.
- Đề cập đến vấn đề ngoài nước.
- Chia theo bình luận quốc tế vì nó diễn ra ở một nơi rất xa về mặt khoảng
cách đối với người VN nên nó cần được tổng hợp, đánh giá có hệ thống để công
chúng nhận thức được diễn biến ở thế giới theo 1 quan điểm nhất định chính thống.
- Phương pháp thực hiện: tuỳ theo từng vấn đề xụ thể mà người ta có thể thực
hiện 1 tác phẩm bình luận quốc tế theo phương pháp của bình luận chung hay theo
phương pháp của bình luận theo chủ đề.
- Trên thực tế báo chí hiện nay thì bình luận quốc tế có tần xuất cao, đặc biệt
trong những năm gần đây.
4. Điểm thư:

11


- Tác giả Trần Quang xếp điểm thư là 1 dạng của bình luận. Đây cũng là một
trong những điểm độc đáo. Trong thực tế báo chí của nước ta, thể tài điểm thư cũng
mới được sử dụng trong những năm gần đây. Nếu xét về mặt lý luận thì còn rất ít
nghiên cứu về dạng này. Tuy nhiên ở báo chí phương Tây, từ lâu người ta đã sử
dụng rất phổ biến dạng này ở thời điểm xuất hiện những ngày trọng đại của đất

nước.
- Hiện nay điểm thư trên báo chí ở nước ta sử dụng điểm thư hầu hết như để
trưng cầu ý kiến của công chúng về những quyết sách nào đó trong thực tế mà nó
mang tính bước ngoặt.
- Trong thực tế, điểm thư chính là hình thức tiếp nhận thông tin phản hồi từ
phía công chúng.
- Trong thực tế, bản thân nội dung của thư đó đã mang tính bình phẩm, đánh
giá 1 cách rõ rệt.
- Điểm thư gồm công việc: nhận, phân loại thư, đọc thư, tổng kết và bình
phẩm đánh giá1 cách rõ rệt.
- Điểm thư chỉ điểm theo một chủ đề nhất định.
- Trên báo chí hình thức điểm thư tương đối phong phú, đa dạng.
- Phương pháp: điểm thư rất linh hoạt về phương pháp, nó có thể được sử
dụng theo phương pháp của bình luận chung hay bình luận theo chủ đề. Đương
nhiên trong bài điểm thư, chủ thể sáng tạo ngoài việc đánh giá thì phải rút ra được
quan điểm và kết luận xác đáng.
12


V) Phương pháp sáng tạo của bình luận:
- Xác định được chủ đề, đề tài dựa trên 2 cơ sở:
+ Căn cứ vào đề cương, kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí.
+ Căn cứ vào những diễn biến trong thực tế đời sống xã hội.
- Sau khi xác định được chủ đề, đề tài thì chủ thể sáng tạo phải thực hiện
việc thu thập tư liệu.
- Xử lý tư liệu.
- Xây dựng bản thảo.
- Kiểm tra bản thảo.

Xã luận

I)Khái niệm và đặc điểm.
1. Khái niệm:
- Hiện nay trong thực tế báo chí còn nhiều những khái niệm khác nhau về thể
loại xã luận. Tuy nhiên nó thống nhất với nhau ở những điểm cơ bản: đều thừa
nhận xã luận là bài báo quan trọng nhất của một số báo, nó nêu lập trường quan
điểm của 1 tờ báo về một vấn đề quan trọng nào đó. Xã luận có thể là sự tóm tắt
13


và bình luận khái quát những hiện tượng, sự kiện quan trọng diễn ra trong 1 ngày, 1
tuần,...Như vậy có thể hiểu rằng yếu tố thời gian như ngày, tuần, tháng, quý không
phải là yếu tố cơ bản quyết định đến tính chất của thể loại.
* Xã luận là 1 bài bình luận tổng thể của cơ quan báo chí về 1 vấn đề quan
trọng nào đó, nó thực hiện quán triệt tư tưởng trung tâm và nêu lên nhiệm vụ cần
kíp phải làm ngay.
Trong thực tế có nhiều ý kiến cho rằng: xã lệnh là pháp lệnh chính trị, là
ngọn cờ chỉ đạo. Trên cơ sở đó ta hiểu rằng trong tác phẩm xã luận thể hiện rất rõ
tính chủ đạo.
2. Đặc điểm:
Đặc điểm của xã luận xác định trên cơ sở những điểm của bình luận. Trong
thực tế việc phân biệt một cách rõ ràng, rành mạch về ranh giới bình luận và xã
luận là rất khó. Tuy nhiên xét 1 cách khái quát, xã luận mang những đặc điểm sau:
- Do đó là thể tài báo chí nên nó mang đặc điểm chung của báo chí và nhóm
chính luận báo chí.
- Mang 4 đặc điểm của nhóm chính luận.
- Ngoài ra nó còn mang những đặc điểm riêng sau:
* Đặc điểm 1: Bài xã luận là bài quan trọng nhất của tờ báo. Vì trong 1 tờ
báo có nhiều bài báo thuộc các thể loại khác nhau, nhưng xã luận là linh hồncủa tờ
báo đó. Xã luận quan trọng vì tính chất của thể tài này là mang thông tin lý luận, lý
14



lẽ, mang tính chỉ đạo. Trên thực tế, xã luận bao giờ cũng được in ở trang nhất, được
biểu hiện bằng những hình thức đặc thù. Bài xã luận là 1 bài bình luận tập thể của
coq quan báo chí, nó không chỉ mang quan điểm chung của cơ quan báo chí mà còn
là của tập đoàn, tổ chức, giai cấp tờ báo đó làm cơ quan chủ quản.
* Đặc điểm 2: Đối với bài xã luận không thể hiện dấu ấn cá nhân về mặt tư
tưởng, vì vậy bài xã luận không ghi tên tác giả mà chỉ ghi tập thể cơ quan báo chí
nào đó.
* Đặc điểm 3: Về mặt phương pháp, tác phẩm xã luận bàn luận 1 vấn đề
hoặc những vấn đề quan trọng của xã hội một cách khái quát nhất chứ không cụ
thể, chi tiết như thể tài khác của báo chí. Hay nói cách khác, nó đề cập đến lónh
vực, vấn đề của cuộc sống dựa trên những nét tiêu biểu nhất. Có thể nói xã luận là
1 bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội.
* Đặc điểm 4: Định hướng cho công chúng 1 cách trực tiếp. Điều này thể
hiện rất rõ thông qua quan điểm của chủ thể sáng tạo trong tác phẩm.
- Trong tác phẩm xã luận bao giờ cũng có kết luận thể hiện tính định hướng,
lãnh đạo.
* Đặc điểm 5: Trong bài xã luận bao giờ cũng phải đề ra nhiệm vụ trước mắt
cần phải giải quyết. Nếu xét ở góc độ hình thức của nội dung thì 1 tác phẩm xã
luận thông thường được chia làm 2 phần tương đối rõ rệt: giải quyết vấn đề và kết
luận vấn đề.

15


* Đặc điểm 6: Ngôn ngữ trong xã luận nói riêng và chính luận nói chung là
sự kết hợp sức mạnh tổng hợp của các hình thức chứ không sử dụng phong cách
ngôn ngữ cụ thể nào. Nhưng trong xã luận, ngôn ngữ của nhân vật hay nhân chứng
là rất ít.

II) Các dạng xã luận:
- Hiện nay việc phân chia các dạng xã luận còn gặp nhiều khó khăn. Còn
nhiều quan điểm chưa thống nhất được với nhau. Mặt khác lý luận của thể tài này ở
nước ta không nhiều hoặc hầu hết theo quan điểm báo chí của Liên Xô cũ hoặc
phương Tây.
- Theo quan điểm trong “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên
huấn TW thì họ chia xã luận làm 5 dạng:
+ Xã luận bình luận thời cuộc và đề ra nhiệm vụ trước mắt.
+ Xã luận tổng kết công việc và nêu ra bài học.
+ Xã luận tổng kết tình hình và có bình luận 1 cách tổng quát.
+ Xã luận kêu gọi.
+ Xã luận tuyên truyền lý luận.
Như vậy, ta thường thấy trong 5 dạng này, tiêu chí để phân loại là không
thống nhất.

16


- Theo tác giả Trần Thế Việt trong “ Tác phẩm báo chí” tập 2, xã luận được
chia thành:
+ Xã luận nhân kỷ niệm mốc lịch sử quan trọng.
+ Xã luận về sự kiện chính trị, có ý nghóa thời sự quan trọng nổi bật.
+ Xã luận chỉ đạo.
+ Xã luận không gắn với mốc gì. Tuy nhiên loại xã luận này ít xuất hiện.
- Theo tác giả Trần Quang trong “ Các thể loại báo chí chính luận” chia xã
luận làm 1 số loại. Quan điểm của tác giả này hiện nay được đông đảo người ủng
hộ.
+ Xã luận chính trị chung: Đây là dạng xã luận thường xuất hiện ở mốc lịch
sử trọng đại của dân tộc cũng như kỷ niệm lớn của Thế Giới. Dạng xã luận này
được dùng để thể hiện quan điểm, thái độ của một tổ chức, chính Đảng, Quốc gia,

dân tộc trước một diễn biến, bước ngoặt của xã hội. Đặc điểm quan trọng nhất của
dạng xã luận này là đề cập đến chuyện cũ nhưng bằng một cách nhìn mới mang hơi
thở thời đại. Ngoài ra, loại xã luận này cũng được sử dụng để bày tỏ quan điểm,
thái độ đối với những diễn biến hiện tại của xã hội. Hoặc dạng xã luận nay cũng
được xuất hiện khi có chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia.
Hình thức thể hiện: bài xã luận chính trị chung bình phẩm, đánh giá 1 cách
khái quát nhất những nét tiêu biểu nhất của 1 tổ chức, quốc gia, dân tộc; chỉ ra xu
hướng, nhiệm vụ cần thiết để thực hiện.

17


+ Xã luận tuyên truyền: Mục đích sử dụng để tuyên truyền cho đông đảo
quần chúng trong xã hội thấy được vai trò, ý nghóa của những học thuyết, tư tưởng,
đường lối chính sách,...
Nhưng loại xã luận tuyên truyền này cần phân biệt với luận văn tuyên
truyền. Nêú luận văn tuyên truyền chú ý đề sâu và đề cao về mặt học thuyết, mặt
logic, nội dung của 1 học thuyết nào đó; thì xã luận tuyên truyền chú ý đến việc
làm thế nào để kêu gọi mọi người làm theo.
Xã luận tuyên truyền ở đây là tuyên truyền lý luận hoặc nói cách khác là nó
dùng lý luận để chứng minh cho tính đúng đắn của 1 học thuyêt hoặc tư tưởng nào
đó và đề nghị mọi người ủng hộ và làm theo.
+ Xã luận chỉ đạo: là 1 xa luận đặc thù, nó thường xuất hiện khi xã hội xảy
ra những sự kiện, hiện tượng, biến cố lớn mà công chúng hoang mang, dao động,
chưa có cách hiểu đúng về sự kiện ấy.
Về mặt bản chất, xã luận chỉ đạo là 1 hình thức chỉ đạo của 1 cấp có thẩm
quyền về diễn biến đang xảy ra. Tuy nhiên sự chỉ đạo ấy không phải văn bản hành
chính mà được bình phẩm, đánh giá, hướng dẫn thực hiện bởi cơ quan báo chí. Mục
đích của dạng xã luận này nhằm giúp cho công chúng dễ tiếp cận, dễ hiểu và định
hướng tích cực cho hành vi của mình.

Xã luận chỉ đạo chỉ xuất hiện khi có mâu thuẫn cao cần phải giải quyết ngay
lập tức
Xã luận chỉ đạo được thực hiện ở tất cả các lónh vực của đời soáng XH.
18


+ Xã luận nghiệp vụ: Đây là loại xã luận ít xuất hiện trên báo chí. Loại xã
luận này đề cập đến lónh vực, ngành nghề cụ thể. Chính vì thế mà lượng công
chúng của loại xã luận này ít và phải có trình độ nhất định về lónh vực đó.
Phạm vi bàn luận rất hẹp do đó về mặt phương pháp yêu cầu cụ thể hơn, chi
tiết hơn. Trong 1 tác phẩm xã luận, nó thể hiện đầy đủ các thuộc tính: tuyên truyền,
chỉ đạo nhưng riêng đối với xã luận nghiệp vụ, nó thể hiện cả tính nghiêm túc,
chính xác của nghiệp vụ, nó thể hiện tính khoa học cũng như hiệu quả mà nghiệp
vụ đó đem lại.

Đánh giá chung:
- Như vậy, mỗi loại xã luận có những phạm vi, cách thức phản ánh riêng. mỗi
dạng xã luận có những thế mạnh cũng như hạn chế nhất định.
- Các loại xã luận này bổ sung, hỗ trợ cho nhau để tạo ra, hoàn thiện hệ
thống thể tài thông tin lý luận trên báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của
công chúng đa dạng và phong phú.

19


20




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×