Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.03 MB, 81 trang )

GIÁO TRÌNH

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nghệ thuật
Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1.
Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng
hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu
tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo”(84, tr. 654)
Với nghĩa 1, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệ
thuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc,
phân biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ
“dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt
tư tưởng, tình cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý
thức xã hội khác cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưng
bằng cơng thức, triết lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh... lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc,
Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v...
đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượng
sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình
cảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ... phản ánh hiện thực và truyền đạt
tư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác nhau, đó chính là đặc trưng
ngơn ngữ của các loại hình nghệ thuật.
1.1.2. Tạo hình
TĐTV giải nghĩa “tạo hình” là động từ :“Tạo ra các hình thể bằng đường nét,
màu sắc, hình khối” (84,tr.860). Đây là cách hiểu đúng nghĩa khái quát của từ “tạo
hình”, trên cơ sở ý nghĩa của từng đơn vị cấu tạo (tạo, hình). Bằng kinh nghiệm và
hiểu biết củả mình, chúng ta đều thấy, không một sáng tạo của cải vật chất nào mà


3


khơng phải là sản phẩm tạo hình, bởi lẽ, vật chất ln ln tồn tại ở dạng hình khối
và màu sắc. Tuy nhiên, vật chất là chung cả của thế giới tự nhiên và xã hội, cho cả
loài người và lồi vật. Vậy, hoạt động và sản phẩm tạo hình nào thuộc về nghệ thuật
?
1.1.3.Nghệ thuật tạo hình(NTTH)
NTTH là nghệ thuật sáng tạo hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm bằng
đường nét, màu sắc, hình khối.
Với cách hiểu này, ta phân biệt NTTH với những nghệ thuật không phải “tạo
hình” như Âm nhạc, văn, thơ…(khác nhau ngơn ngữ biểu hiện). Đồng thời ta cũng
phân biệt dược những hoạt động tạo hình nhưng khơng thuộc về lĩnh vực nghệ
thuật(chung ngơn ngữ biểu đạt nhưng khác về chủ thể, đối tượng, mục đích, hiệu
quả, bản chất thẩm mỹ…). Ví dụ: động Phong Nha, động Thiên Đường trong quần
thể khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình là kỳ quan
thiên nhiên thế giới nhìn từ góc độ cái đep tạo hình: hình thù kỳ thú, sắc màu huyền
ảo, nhưng là của thiên nhiên, chủ thể sáng tạo ra nó là “tạo hóa”… Đèn xanh đèn đỏ
-

tín hiệu giao thơng – có chung ngơn ngữ tạo hình, do con người làm ra, nhưng

không xếp vào tác phẩm nghệ thuật tạo hình…
1.1.4. Mỹ thuật (MT)
MT và NTTH là hai tên gọi khác nhau của một ngành, một lĩnh vực nghệ
thuật: nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng điểm. nét, hình, mảng, khối, màu sắc. Có
nhiều cách định nghĩa khác nhau về MT. Sau đây là một số cách hiểu chúng tôi nêu
ra để cùng tham khảo :
+


TĐTV cho rằng, MT có hai nghĩa: 1.(danh từ) “ Ngành nghệ thuật nghiên cứu

quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối”. 2.
(tính từ) “ Đẹp, khéo, hợp với thẩm mỹ” (84,tr.609).
Với nghĩa 1 của định nghĩa này thì MT là một ngành của nghệ thuật nói chung,
có nhiệm vụ là nghiên cứu quy luật và phương pháp sáng tạo cái đẹp
bằng đường 4


nét, màu sắc, hình khối. Đường nét, màu sắc, hình khối là ngơn ngữ đặc thù của MT.
+

Giáo trình Mỹ thuật, Dùng cho ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại

chức và Từ xa của Nguyễn Quốc Toản cũng cho rằng “có nhiều cách hiểu về mĩ
thuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng” và đã “giới thiệu tóm lược” bốn cách hiểu –
bốn cách diễn giải “để tham khảo”:
1. Diễn giải theo cách diễn tả
Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng (tranh...)
bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt; trong khơng gian (tượng...) bằng
hình khối, sáng tối, đậm nhạt. Mĩ thuật sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như: giấy,
chì, các loại màu, vải, sợi (hội hoạ, trang trí); đất, thạch cao, đá, gang, đồng, xi
măng...(điêu khắc), cao su, đồng, nhơm...(tranh khắc, tranh gị). Có thể nói vắn tắt:
Mĩ thuật là nghệ thuật của mặt phẳng, của không gian.
2. Diễn giải theo cấu trúc nội dung
Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật gồm có các ngành cơ bản như: hội hoạ,
điêu khắc, kiến trúc, mĩ thuật ứng dụng.
3. Diễn giải theo chức năng, tác dụng, đặc điểm
Mĩ thuật là nghệ thuật của con mắt – nghệ thuật của thị giác (nhìn, nhận ra cái
đẹp bằng con mắt). Cũng như nói âm nhạc là nghệ thuật của tai – nghệ thuật của

thính giác (nghe thấy cái hay, cái đẹp bằng tai).
4. Diễn giải theo ngữ nghĩa
Theo hoạ sĩ lão thành Nguyễn Phan Chánh, mĩ thuật là cách tạo ra cái đẹp.
Cách diễn đạt này ngầm nói là có nhiều cách tạo ra cái đẹp, tuỳ thuộc vào khả năng
tư duy, sáng tạo, thị hiếu thẩm mĩ và cảm thụ của người tạo nên nó. Cũng như vậy,
cách diễn đạt này còn làm sáng tỏ hơn cho phương pháp dạy – học mĩ thuật ở phổ
thông: dạy cho học sinh cách tạo ra cái đẹp theo khả năng, ý thích của mình chứ
khơng áp đặt, rập khn, sao chép theo một cơng thức chung nào đó.”( 23,Tr 6,7)

5


+

Mĩ thuật và phương pháp dạy học, tập một, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu

học CĐSP và SP12+2 của Trịnh Thiệp và Ưng Thị Châu cho rằng: “ Mĩ thuật là một
nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người
(mĩ là đẹp, thuật là cách thức, phương pháp). Những gì trong giới tự nhiên và trong
đời sống xã hội đem lại sự thích thú, sự khối cảm đều được coi là cái đẹp như :
cảnh đẹp chùa Tây Phương, chùa Hương Tích, một cơng trình kiến trúc đẹp, một tác
phẩm hội hoạ, điêu khắc đẹp v.v...”(52,tr.5)
Cách nêu khái niệm MT trên đây, phán đoán đầu (“Mĩ thuật là một nghệ thuật tạo ra
cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người”) là đúng nhưng
chưa đủ, bởi vì nó chung cho mọi nghệ thuật. Còn “(mĩ là đẹp, thuật là cách thức,
phương pháp)”, và “Những gì trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội đem lại
sự thích thú, sự khối cảm đều được coi là cái đẹp như : cảnh đẹp chùa Tây Phương,
chùa Hương Tích, một cơng trình kiến trúc đẹp, một tác phẩm hội hoạ, điêu khắc
đẹp v.v” với hàm ý giải thích trực tiếp, khẳng định tính xác thực của phán đoán trên
thiết nghĩ cũng chưa thuyết phục. Bởi lẽ, “mỹ là đẹp”- mà “đẹp” còn đồng nghĩa với

“tốt”-“thiện” là cũng rất chung; còn như “trong giới tự nhiên và trong đời sống xã
hội” thì lại có vơ số điều “ đem lại sự thích thú, sự khối cảm” cho chúng ta chứ đâu
chỉ dừng ở “cảnh đẹp chùa Tây Phương, chùa Hương Tích, một cơng trình kiến trúc
đẹp, một tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đẹp v.v”, ví dụ : một câu thơ hay, một giọng
hò dịu ngọt, một điệu múa cổ, một vở kịch hiện đại v.v... Nếu như vậy, tất cả đều là
MT thì khơng cịn ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật hay sao ?
Dẫu biết rằng, mọi định nghĩa, mọi sự khái quát, mọi cách diễn giải chỉ mang
tính tương đối trong thao tác của tư duy logic. Mỗi người hiểu khái niệm mỹ thuật
theo cách riêng, trên cơ sở vốn sống, vốn hiểu biết của mình. Nhưng dù diễn đạt thế
nào thì cũng cần phải đưa ra được hai ý :1.MT mang đặc điểm của nghệ thuật nói
chung, 2. MT có đặc trưng của mình.
Có thể có các cách hiểu MT như sau :

6


- MT là nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng sinh động,
cụ thể, gợi cảm, thơng qua điểm, nét, hình, mảng, khối, màu sắc.
- MT là nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng điểm, nét, hình, mảng, khối và màu
sắc.
-

MT là Nghệ thuật tạo hình

1.1.5. Loại hình NTTH
-

TĐTV định nghĩa loại hình là “Tập hợp sự vật, hiện tượng cùng có chung

những đặc trưng cơ bản nào đó” (84, tr 553).

Từ định nghĩa này, có thể suy ra: loại hình NTTH là tập hợp các loại NTTH cùng có
chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
Lâu nay NTTH được phân thành các loại hình (đồng nghĩa với các ngành) sau: a.
Điêu khắc: “Loại hình nghệ thuật gợi tả hoặc thể hiện sự vật trong không
gian bằng cách sử dụng các chất liệu như : đất, đá, gỗ, kim loại, v.v., tạo thành
những hình nhất định” (84, tr310)
b. Kiến trúc: “Nghệ thuật thiết kế, trang trí nhà cửa” (84, tr 505).
c. Hội hoạ: “Nghệ thuật dùng đường nét, màu sắc để phản ánh thế giối hình
thể lên mặt phẳng” (84, tr 444).
d. Đồ hoạ: “Nghệ thuật tạo hình nên những tác phẩm có thể làm nhiều phiên
bản” (84, tr 322).

1.2.Ngơn ngữ tạo hình
Thuật ngữ “Ngơn ngữ” trước hết là để chỉ lời nói của con người (ngơn ngữ
âm thanh) là công cụ của tư duy, đồng thời là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của loài người. Nhờ có ngơn ngữ mà con người trao đổi tư tưởng tình cảm, kinh
nghiệm trong quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh sinh tồn. Ngơn ngữ gắn bó cộng
đồng gia đình, dân tộc, nhân loại. Cũng từ đó, có cách nói: ngơn ngữ tạo hình (ngơn
ngữ mỹ thuật), ngơn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hội hoạ v.v... là để

7


nói cơng cụ, phương tiện truyền tải nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người
nghệ sĩ trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật ấy.
Ngơn ngữ tạo hình là cơng cụ, phương tiện xây dựng hình tượng thẩm mỹ thị
giác, phản ánh cuộc sống, truyền tải tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người sáng
tác. Cơng cụ, phương tiện đó là: điểm, nét, hình, mảng, khối, màu sắc, bố cục.
Cũng như ngơn ngữ âm thanh của lồi người, ngơn ngữ tạo hình gồm một hệ
thống các đơn vị, từ đơn vị bậc thấp đến bậc cao. Các đơn vị này vừa cụ thể vừa

khái quát, vừa có giá trị tự thân vừa có giá trị trong hệ thống, và chủ yếu là giá trị
trong hệ thống (giá trị kết cấu, cấu trúc, bố cục)... Có thể biểu diễn cấp độ, quan hệ
giữa các đơn vị đó như sau:
Điểm

Nét

Hình

Mảng

Khối

Màu
Bố cục
1.2.1. Điểm
Điểm là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị ngơn ngữ tạo hình. Điểm
đồng nghĩa với "chấm". Điểm có vai trị tạo nét, tạo hình, mảng, khối. Điểm có giá
trị tạo hình. Ý nghĩa phản ánh, tạo hình của điểm chỉ nảy sinh trong cấu trúc, bố cục
hình tượng thẩm mỹ, cũng có nghĩa là giá trị của điểm nảy sinh trong quan hệ giữa
điểm với điểm (to/nhỏ, đậm/nhạt, dày/thưa...) và điểm với nét, hình, khối và màu
sắc.
1.2.2. Nét
Nét là kết quả sự tịnh tiến liên tục của điểm trong không gian. Các điểm cấu
thành nét chỉ liền kề nhau chứ không cắt nhau, điểm đầu đến điểm cuối không gặp

8


nhau. Dựa vào cấu tạo, có hai loại nét cơ bản là nét thẳng và nét cong (nét không

thẳng).
- Nét thẳng:
Nét thẳng là nét mà các điểm cấu thành nó trong quá trình tịnh tiến, từ khởi điểm
(A) đến chung điểm (B) ln nằm trên một đường thẳng.
Có thể phân nét thẳng làm nhiều nhóm loại, tùy theo tiêu chí khác nhau:
-

Nét thẳng đứng, nét thẳng xiên, nét thẳng ngang

- Nét thẳng thanh, nét thẳng đậm, nét thẳng nhạt...
- Nét thẳng đen, nét thẳng đỏ, nét thẳng lam, nét thẳng lục...
- Nét thẳng ngắn, nét thẳng dài...

A

Nét thẳng tự nó thẳng, cứng, gợi cảm giác thẳng thắn, cứng rắn, dứt khốt,
rạch rịi...
- Nét cong:
Nét cong là nét mà các điểm cấu thành nó trong q trình tịnh tiến, từ điểm
đầu đến điểm cuối khơng nằm trên một đường thẳng. Có thể phân nét cong làm
nhiều nhóm loại, tùy theo tiêu chí khác nhau:
9


-

Nét cong đứng, nét cong xiên, nét cong ngang

- Nét cong thanh, nét cong đậm, nét cong nhạt...
- Nét cong đen, nét cong đỏ, nét cong lam, nét cong lục...

- Nét cong ngắn, nét cong dài...
- Nét cong cứng, nét cong mềm.

Nét khơng thẳng tự nó cong, gảy khúc..., gợi cảm giác hoặc mềm mại, uyển
chuyển nhẹ nhàng, hoặc gập ghềnh, khúc khuỷu...
1.2.3. Hình
Hình là là kết quả sự khép kín của nét, khi điểm đầu và điểm cuối của nét gặp
nhau. Đó là chu vi, đường viền bao quanh vật thể.
Nét tạo nên hình. Khép kín các nét ta có hình - chu vi. Từ hai loại nét điển hình
(nét thẳng và nét cong) ta có các hình cơ bản, khái quát. Hai hình cơ bản, điển hình
là hình vng, hình trịn. Trong tâm thức người Việt, vng trịn là trọn vẹn, đầy đủ,
hoà hợp lý tưởng, tốt lành như ý. Người Việt quan niệm “trời trịn đất vng”, chúc
(cầu mong) “mẹ trịn con vng”... là có cơ sở văn hố của mình.

10


Hình vng gợi cảm giác vững chải, chắc chắn trên mặt bằng, hình trịn gợi cảm
giác động, dịch chuyển nhưng ổn định bởi sự hướng tâm...
Các biến thể của vuông trịn là hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác, hình
bầu dục...Hình của sự vật, đối tượng trong thực tế vô cùng phong phú, đa dạng
nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơ bản này.
1.2.4. Mảng
Mảng là diện tích, bề mặt vật thể. Mảng cũng là kết quả cấu thành của các điểm
trên bề mặt vật thể.
Tơ màu lên hình ta có mảng màu. Khơng mảng màu nào mà khơng có hình. Có
nghĩa là mọi mảng màu đều có diện tích, đều có chu vi.
Thuật ngữ tạo hình có từ ghép “hình mảng” là vì thế .

11



1.2.5. Khối: . Khối trước tiên là nói về vật thể chiếm chỗ trong không gian ba
chiều. Mọi sự vật tồn tại trong tự nhiên và xã hội đều tồn tại ở dạng khối.
Mỗi một sự vật, ta vừa nhận biết khối tổng thể, vừa nhận biết khối của từng bộ
phận. Sông núi, mây trời, hoa lá, cỏ cây, nhà cửa, đồ đạc,...tất cả đều tồn tại ở dạng
khối, và ta có thể quy chúng về khối cơ bản.
Hình, mảng tạo nên khối. Khối cũng là kết quả cấu thành của các điểm (hạt)
trong không gian. Tiếp tục vẽ, ghép nối các hình cơ bản, ta có các khối cơ bản là
khối lập phương, khối cầu và các biến thể của chúng như khối chữ nhật, khối chóp,
khối tam giác, khối trụ...

12


Khối lập phương gợi cảm giác vững chải khi một mặt tiếp đất, khối cầu gợi
cảm giác động nhưng ổn định. Các khối hình học khác cũng đều gợi những cảm giác
nhất định trên cơ sở thế dáng, chiều hướng, điểm, diện tiếp xúc, trong trường liên
tưởng, kinh nghiệm nào đó.
1.2.5. Màu

Cùng với đường nét, hình khối là màu của sự vật.
Màu là: “Thuộc tính vật thể hiện ra nhờ tác động của ánh sáng và nhận biết
được bằng mắt, cùng với hình dáng giúp phân biệt vật này với vật khác.” (84,
tr.592). Mọi sự vật tồn tại đều ở dạng khối và có màu. Trong thực tế, chúng ta nhận
biết, phân biệt được mọi sự vật là nhờ xúc giác, thị giác. Thị giác (mắt nhìn) bình
thường, phân biệt màu của sự vật phải kèm theo điều kiện có ánh sáng.
Khơng có ánh sáng thì khơng phân biệt được màu. Thành ngữ “ Tắt đèn nhà
tranh như nhà ngói” hay “Mặc áo gấm đi đêm”, thể hiện kinh nghiệm dân gian về
vai trò của ánh sáng đối với màu sắc - xét ở góc độ tạo hình. Có ba điều kiện tiên

quyết, đồng thời để nhận biết màu là: ánh sáng, mắt nhìn, vật thể.
13


Màu khi là yếu tố (đơn vị, bộ phận) trong hệ thống các yếu tố ngơn ngữ tạo
hình là màu chất liệu. Màu chất liệu là khoáng chất tự nhiên có thuộc tính lý hóa về
màu, được chế tác để sử dụng trong cuộc sống và sáng tác mỹ thuật.
Sau đây là một số yêu cầu kiến thức và kỹ năng cơ bản về màu chát liệu.
- Màu gốc:
Màu gốc là màu khống chất tự nhiên đầu tiên, từ đó ta có thể điều chế thành
các màu khác.
Màu gốc gồm: Đỏ - Vàng – Lam
Theo cách pha trộn từng cặp màu gốc với tỉ lệ 1/1, ta được 3 màu mới :
- Đỏ + Vàng = Cam
- Đỏ + lam = Tím
- Vàng + Lam = Lục

Ba màu Cam, Lục, Tím là sản phẩm – con đẻ của từng căp màu gốc, bởi vậy,
chúng mang thuộc tính màu gốc. Nếu tiếp tục pha trộn màu mới với một trong hai
màu gốc tạo ra chúng, ta lại có thêm màu mới có thuộc tính (tính trội) nghiêng về
một màu gốc. ví dụ: màu Cam trộn thêm màu Đỏ, tùy vào tỉ lệ pha trộn mới mà ta
14


có Cam đỏ, Đỏ cam; màu Cam trộn thêm màu Vàng, tùy tỉ lệ mà ta có Cam vàng,
Vàng cam... Như vậy, từ hai màu gốc, ta có thể tạo ra nhiều màu mới cùng thuộc
tính gần gũi.
- Màu bổ túc:
Màu bổ túc là màu tăng cường độ cho nhau. Một màu gốc và một màu mới
khơng cùng thuộc tính được xem là một cặp màu bổ túc. Có 3 cặp màu bổ túc:

- Đỏ - Lục
- Vàng - Tím
- Lam - Cam
Các cặp màu trên khi chúng được đặt cạnh nhau đều tôn nhau lên, làm rực rỡ
nhau hơn, khác với khi chúng đặt cạnh những màu khác.

15


Còn khi trộn lẫn các màu bổ túc với nhau thì chúng phá nhau, tạo thành hợp
chất màu nâu, xám.
- Màu trung tính:
Màu trung tính là màu có tính chất trung hòa.
Hai màu Đen và Trằng được xem là màu trung tính. Đen và Trắng pha trộn
được với tất cả các màu, làm thay đổi sắc độ (đen đậm thêm hoặc trắng nhạt đi) chứ
khơng thay đổi thuộc tính bản chất ban đầu của các màu được trộn.

- Màu nóng/ lạnh:
Màu nóng, màu lạnh (cịn được gọi là gam nóng, gam lạnh) là nhìn nhận màu
theo cảm giác tâm lý. Ví dụ, trong bảng màu chất liệu, màu đỏ gợi cảm giác nóng
nực, màu lam gợi cảm giác mát mẻ. Nóng lạnh về màu cũng chỉ là tương đối. Màu
vàng lạnh hơn so với màu đỏ nhưng lại nóng hơn so với màu lục, màu lam; màu tím
nóng ấm hơn so với màu chàm...

16


Nói gam nóng, gam lạnh là nói chủ yếu dùng màu nóng hay màu lạnh trong
một tác phẩm mỹ thuật (Hội họa, Đồ họa...).


17


1.3. Một số họa sĩ tiêu biểu của Việt nam
1.3.1. Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994)

Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại Kiến An, Hải Phòng, mất năm 1994 tại
Hà Nội. Ơng học khóa VI (1931-1936)Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Trần Văn Cẩn là một trong “bộ tứ” danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại
Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” (Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân,
Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).
Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều họa sĩ khác
dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm. Bức "Nước Việt Nam của
người Việt Nam" của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng
(nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được
mở tại Hà Nội. Bức "Xuống đồng" của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được
18


Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức "Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ" của Tô
Ngọc Vân và "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Đỗ Cung.
Tháng 7/1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào
Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.
Tháng 6/1954, Trần Văn Cẩn đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt
Nam ( thay hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã mất 1954), và giữ cương vị này trong 15 năm
(1954 -1969). Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã được trao nhiều huân
chương cao quý, trong đó có Hn chương Lao động hạng nhất. Ơng được truy tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Năm 2010, một con phố thuộc khu đơ thị Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội

được đặt tên Trần Văn Cẩn

.
Gội đầu (khắc gỗ màu của Trần Văn Cẩn)

19


Em Thúy (sơn dầu của Trần Văn Cẩn)

1.3.2. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984)

20


Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã
Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Ba ở lại Huế dạy học.
Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đơng Dương (1925-1930). Năm 1928, ông bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: "Mẹ
bầy cho con đan len", "Hai vợ chồng người nông dân trục lúa",và cũng năm nay ông
bắt đầu học vẽ trên lụa Vân Nam và đã thành công.
Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa "Chơi ô ăn quan" cùng
một số họa phẩm khác như "Cô gái rửa rau", "Em bé cho chim ăn", "Lên đồng".
Cũng năm này tại triển lãm Paris, Pháp một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã
được Giám đốc Victor Tardieu mang về Pháp giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng
Pháp biết tranh lụa Việt Nam qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Họa báo
L'Illustration xuất bản ở Paris số Noel 1932 đã giới thiệu 4 bức tranh này của hoạ sĩ.
Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được trưng bày ở Milan (Ý) năm 1934,
ở San Francisco (Mỹ) năm 1937, ở Tokyo (Nhật Bản) năm 1940. Sau cuộc triển lãm



Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa

hiện đại Việt Nam.
Năm 1933, ông tham gia bày tranh ở Địa ốc Ngân hàng Hà Nội và triển lãm
cá nhân lần thứ nhất ở Hà Nội. Năm 1935, ông tham gia triển lãm do Hội Chấn
hưng Mỹ thuật và Kỹ nghệ (SADEAI) tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm 1938,
ông tham gia triển lãm do SADEAI tổ chức lần thứ 2 tại Hà Nội, cũng năm nay ông
tổ chức triểm lãm cá nhân lần thứ 2 tại Hà Nội với các tác phẩm tiêu biểu: "Đôi
chim bồ câu", "Chăn trâu trong rừng", "Đi chợ", "Tắm cho trâu", "Đi lễ chùa". Năm
1939, tại q ơng đi vẽ ảnh "Đền làng", "Cầu ao", "Xóm Chài", "Hui thuyền",
"Thuyền đánh cá", và cũng trong năm đấy Nguyễn Phan Chánh gửi sang Pháp
những tranh cỡ lớn "Mùa đông đi cấy", "Chim sổ lồng", "Chị em đùa cá", "Công
chúa hoa dâm bụt" cùng một số tác phẩm khác.
21


Sau Cách mạng tháng 8, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn
hóa Cứu quốc của tỉnh. Trong thời gian này ông đã vẽ nhiều chân dung lãnh tụ và
chiến sĩ cộng sản như: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai,
Trần Phú. Trong chín năm tham gia kháng chiến, họa sĩ đã vẽ tranh tuyên truyền cổ
động: "Em bé tẩm dầu", (1946), "Phá kho bom giặc" (1947), "Lội suối", (1949).
Năm 1955, Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội, làm giảng viên hội họa
Trường Đại học Mỹ thuật trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp
hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là Đại biểu Đại hội liên hoan A
nh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III.
Nguyễn Phan Chánh sáng tác tác phẩm đầu tiên về đề tài kháng chiến chống Mỹ,
"Sau giờ trực chiến" (1967), tiếp đó là "Trăng tỏ" (lụa, 1968), "Chiều về tắm cho
con" (1969), "Trăng lu" (lụa, 1970). Trong những ngày máy bay Mỹ ném bom Hà

Nội, phòng tranh mừng hoạ sĩ 80 tuổi vẫn được mở tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam, sau đó bày tại 10 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Năm 1973, Nguyễn Phan
Chánh sáng tác những tác phẩm cuối cùng về đề tài tắm: "Tiên Dung tắm", "Tiên
Dung và Chử Đồng Tử", "Lội suối" và bức sau cùng là "Kiều tắm". Năm 1974, ông
dự triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang với tác phẩm "Sau giờ trực
chiến" (lụa).
Tháng 8 và tháng 9 năm 1982, mừng thọ hoạ sĩ 90 tuổi, Bộ Văn hoá Việt
Nam cùng Bộ Văn hoá Tiệp Khắc, Bộ Văn hoá Hungary tổ chức triển lãm 47 tác
phẩm của các thời kỳ sáng tác của Nguyễn Phan Chánh tại Praha, Bratislava,
Budapest, Bucharest. Tháng 7 năm 1983, phòng tranh Nguyễn Phan Chánh được
trưng bày tại Viện Bảo tàng Phương Đông ở Moskva.
Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội và được an
táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
22


Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời
tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và
Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ơng đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa
sĩ Việt Nam sau này.
Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp
đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về
số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng 3,
Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất. Ông được truy
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.
Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh:

Chơi ô ăn quan, 1931


23


Bữa cơm vụ mùa thắng lợi

Trăng tỏ

24


Rửa rau cầu ao, 1931.

Em bé cho chim ăn, 1931.

25


1.3.3. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922)

Nguyễn Tư Nghiêm sinh năm 1922 tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Cha ơng là cụ Phó bảng Nguyễn Tư Tái, đỗ cùng khoa thi với cụ Nguyễn
Sinh Sắc. Ông học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương (1941 1946). Lúc đang học năm thứ 3, ông đã gây chú ý của giới hội hoạ với bức tranh
sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944. Ông
là một họa sĩ vẽ tranh sơn mài, sơn dầu và bột màu nổi tiếng. Ông cũng được xếp
vào một trong bộ tứ “Phái - Sáng - Liên -- Nghiêm”(Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng,
Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm).
Trong kháng chiến chống Pháp, ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật kháng
chiến ở Việt Bắc. Ơng cũng có thời gian giảng dạy tại Trường Mỹ Nghệ Hà Nội
(1959 – 1960).
26



×