Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA NHÓM ĐẾN BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 18 trang )

BÁO CÁO KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA NHÓM
ĐẾN BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Địa điểm: Đường Nguyễn Văn Huyên , Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Vị trí của Bảo tàng:
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Phường
Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, cách thủ đô Hà Nội 8Km. Tuy hơi xa trung tâm thủ
đô nhưng hiện nay đã có rất nhiều tuyến xe bus đến bảo tàng. Đối diện với Bảo
tàng Dân tộc học là khu công viên Nghĩa đô khá mát mẻ, sạch sẽ. Hiện nay, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những điểm đến không thể thiếu của du
khách khi tới Hà Nội.
I.

Lịch sử hình thành Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ý định xây dựng bảo tàng được hình thành từ năm 1981. Đến tháng 12/1987
cơng trình xây dựng bảo tàng chính thức phê duyệt với diện tích 2500 m 2. Năm
1988, diện tích xây dựng được nâng lên 9500 m 2 và đến năm 1990 thì diện tích
xây dựng được phê duyệt là 3,2 ha.
Từ khi có quyết định xây dựng, Ban quản lý cơng trình Bảo tàng và Phòng Bảo
tàng là một bộ phận của Viện Dân tộc học. Ngày 24/10/1995, Thủ tướng Chính

1


phủ ra quyết định thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trực thuộc Trung tâm
xã hội và nhân văn quốc gia, nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Ngày 12/11/1997, Bỏa tàng Dân tộc học Việt Nam được khánh thành.
II. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Từ khi thành lập năm 1997 – 2010, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cơ
cấu như sau:


- Ban giám đốc: - 01 Giám đốc
- 01 Phó giám đốc
- Các phịng nghiệp vụ gồm:
+ Phịng Hành chính – Tổng hợp
+ Bộ phận kế tốn
+ Bộ phận Văn thư
+ Bộ phận Bảo vệ
+ Bộ phận Bán vé
- Phòng thư viện
- Phòng Giáo dục
- Phòng Bảo tàng Ngồi trời
- Phịng Quản lý dự án
- Phịng Đối ngoại
- Phòng Trưng bày
- Các phòng nghiên cứu
- Phòng Trường sơn - Tây Nguyên
- Phòng Đồng bằng và biển
- Phòng Miền núi phía Bắc
- Phịng Đơng Nam Á
- Phịng Kho và Bảo quản
- Phịng Nghe nhìn (phim dân tộc học)
- Phịng Kỹ thuật, lưu trữ.

2


Từ 2010 đến nay nhằm tinh giảm, tạo sự gọn nhẹ và Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam hoạt động tốt hơn, Bảo tàng đã kiện toàn lại toàn bộ khâu tổ chức. Nay Bảo
tàng chỉ còn 10 phòng, ban gồm:
- Ban giám đốc: - 01 Giám đốc

- 02 Phó giám đốc
- Phịng chun mơn, nghiệp vụ:
+ Phịng Hành chính – Tổng hợp gồm các bộ:


Bộ phận kế toán



Bộ phận Bảo vệ



Bộ phận văn thư, lưu trữ.

+ Phòng Giáo dục
+ Phịng Bảo tàng Ngồi trời
+ Phịng Thư viện
+ Phịng Quản lý khoa học và đối ngoại
+ Phòng Trưng bày
+ Phòng Kho và Bảo quản
+ Phịng Truyền thơng và cơng chúng.
- Phòng Nghiên cứu
+ Phòng Nghiên cứu trong nước
+ Phòng Nghiên cứu nước ngoài.
Từ khi thành lập năm 1997 đến năm 2010 cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh và
chưa phát huy hết năng lực của từng phòng ban nên hoạt động của Bảo tàng vẫn
chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Nhận thức được điều đó Ban lãnh
đạo Bảo tàng đã tiến hành cải tổ các phòng ban, sát nhập và nâng cấp các phòng
ban khác để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tình hình hoạt động mới của Bảo tàng.

Từ khi cải tổ đến nay các phịng ban đã phát huy tối đa chun mơn, nghiệp của
mình, tạo sự gọn nhẹ và hợp lý hơn thúc đẩy Bảo tàng đã hoạt động rất tốt. Điều
này được thể hiện qua công tác nghiên cứu, sưu tầm vẫn được duy trì, bên cạnh đó
3


các chương trình tổ chức sự kiện về giới thiệu trình diễn về văn hóa, nghệ thuật
các dân tộc được tiến hành với quy mô, chất lượng cao hơn. Lượng khách thăm
quan Bảo tàng tăng đều theo từng năm, đặc biệt các chương trình, sự kiện được tổ
chức vận hành rất tốt nhất là từ khi có phịng Truyền thơng và Cơng chúng, đây là
phịng trực tiếp tổ chức sự kiện, đảm nhận công tác marketing, giao lưu và tiếp
xúc với cơng chúng nhằm giới thiệu các chương trình (sản phẩm), dịch vụ, các
trưng bày đến công chúng nhanh nhất và tiện lợi hơn.
III. Chức năng, nhiệm vụ.
Chức năng :
Bảo tàng Dân tộc Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Museum of Ethnology,
viết tắt là VME) có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản,
phục chế, trưng bày,trình diễn để giới thiệu và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn
hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân
tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo
tàng và bảo tàng dân tộc học.
Nhiệm vụ :
1. Trình Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu cơ bản về văn hoá của các dân tộc; tổ chức thực hiện các
chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các dân tộc.
3. Tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, lưu giữ các
hiện vật và tài liệu về văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc; tổ chức thực
hiện việc quản lý hiện vật và hồ sơ hiện vật, bảo quản và phục chế những hiện vật
sưu tầm được cùng các tư liệu khác.

4. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong thực hiện đào tạo trong lĩnh
vực: nhân học bảo tàng và bảo tàng dân tộc học, thực hiện đào tạo sau đại học
theo quy định của pháp luật, tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao
theo yêu cầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan khác.

4


5. Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt
khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở các Bộ, ngành, địa
phương theo sự phân công của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng.
6. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo nghiệp vụ và trao đổi
trưng bày bảo tàng theo quy định hiện hành.
7. Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước
ngoài theo qui định của pháp luật; quản lý tư liệu, thư viện của Bảo tàng xuất bản
các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, truyền bá các
kiến thức khoa học tới quảng đại quần chúng dưới các hình thức trưng bày, trình
diễn, băng đĩa hình; cung ứng các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách tham quan.
8. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Bảo tàng
theo các quy định, chế độ của Nhà nước và của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện
Khoa học xã hội Việt Nam.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC.
- Hiện vật trưng bày: Tính đến năm 2008, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
đang lưu giữ 25.000 hiện vật (trong đó có trên 2000 hieenj vật về các dân tộc nước
ngoài, 15.000 ảnh đen trắng, 95.000 phim ấn phẩm, 3.200 phim bản dương, 1.600
băng hình, 700 băng catsette và 400 đĩa CD, VCD, DVD phản ánh mội mặt đời
sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của 54 dân rộc Việt Nam.
- Trong khoảng hơn một chục năm qua, Bảo tàng có 3 khu vực chính:

Khu một bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ
thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường... Các khối nhà
liên hoàn với nhau, có tổng diện tích 2.480m 2, trong đó 750 m2 dùng làm kho bảo
quản hiện vật.
Khu trưng bày trong nhà, trưng bày nhiều thứ rất bình thường trong đời sống
hàng ngày của người dân như: con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cái tẩu, tấm
chiếu... Chúng phản ánh mọi khía cạnh văn hố vật thể và phi vật thể của cộng

5


đồng dân cư, thể hiện tiêu biểu mọi mặt cuộc sống và mọi sáng tạo văn hoá của
họ. Bởi vậy, trong Bảo tàng này, hiện vật rất phong phú, có thể hình thành được
nhiều sưu tập theo các tiêu chí khác nhau. Bảo tàng có 54 bộ sưu tập về từng dân
tộc, như: về người Thái, về người Hmông, về người Gia Rai... Phân chia theo
cơng dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ trang sức, về nông cụ, về ngư cụ, về
vũ khí, về đồ gia dụng, về nhạc cụ... Lại có tập hợp riêng về các hiện vật tơn giáotín ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác. Trên cơ
sở đó, Bảo tàng tổ chức trưng bày và xuất bản sách ảnh theo các dạng thức sưu tập
khác nhau, bổ ích và lý thú đối với mọi đối tượng, mọi trình độ học vấn.
Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng và được chia làm 8 phần:
 Giới thiệu chung
 Giới thiệu về dân tộc Kinh
 Các dân tộc nhóm ngơn ngữ Tày, Thái, Kadai
 Các dân tộc nhóm ngơn ngữ H’Mơng, Dao, Tạng, Sán, Dìu, Ngái
 Các dân tộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khmer
 Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo
 Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer
 Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời, rộng khoảng 2 ha, bắt đầu xây dựng
năm 1998 và hồn thành cơng trình trưng bày cuối cùng trong năm 2006.

Khu trưng bày ngoài trời, Bảo tàng dựng 9 cơng trình kiến trúc dân gian cùng
một số hiện vật lớn như:
Xen giữa các công trình kiến trúc dân gian đó là cây xanh các loại, các lối đi
ngoằn ngoèo và cả con suối uốn khúc chảy suốt 4 mùa, có cầu bắc nối đơi bờ.
Khu thứ ba, từ giữa năm 2007 đến nay đang xây dựng và sắp hồn thiện một
tịa nhà 4 tầng, mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu về văn hóa các dân tộc
nước ngồi, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á.

6


- Từ năm 2007 đến nay Bảo tàng thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt
động trình diễn, cuộc trưng bày hướng đến các đề tài đương đại, những vấn đề có
tính thời sự để tạo ra sự gần gũi và thu hút nhiều đối tượng công chúng. Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam ngồi trưng bày thương xun, cịn tổ chức những trưng
bày theo chuyên đề, để trưng bày trưng chủ đề mang tính thời sự, những vấn đề
nhận được sự quan tâm của nhiều hơn như: Trưng bày thời bao cấp ở Hà Nội, 20
năm HIV ở Việt Nam, câu chuyện Mêkông, thách thức và cơ hội của đường 9,...
Thực tế những trưng bày và chương trình diễn tạo cho Bảo tàng ln có điểm mới,
tạo sự sự tị mị, thích thú cho nhiều đối tượng cơng chúng khác nhau đến với Bảo
tàng. Ngoài những hoạt động thường niên vào ngày tết cổ truyền – chương trình
Vui xuân, trung thu và ngày quốc tế thiếu nhi. Bên cạnh đó Bảo tàng cịn tổ chức
những cuộc tọa đàm khoa học về những vấn đề gắn với Bảo tàng và văn hóa Việt
Nam như Biến đổi văn hóa của người Dao thông qua biến đổi trong ngôi nhà, biến
đổi văn hóa của người Chăm, hay chủ đề nhận thức của giới trẻ với việc bảo tồn
văn hóa tộc. Ngồi ra, Bảo tàng còn mời các phường rối dân gian đến trình diễn
và tổ chức giao lưu, trình diễn với các nghệ sĩ ca trù. Những chương trình này
được diễn vào các ngày cuối tuần để thu hút công chúng đến tham quan Bảo tàng.
Việc mời các đoàn nghệ thuật dân gian đến trình diễn có một ý nghĩa thiết thực
vừa hỗ trợ các phường rối dân gian giữ được bảo tồn nghề và góp phần thu hút

cơng chúng đến thăm quan và tham gia xem trình diễn rối nước và ca trù. Thực tế
cho thấy những chương trình giới thiệu trình diễn này thu hút một lượng cơng
chúng khá đơng đảo đến với đến với Bảo tàng nhất là khác nước ngồi, chính vì
vậy những ngày cuối tuần Bảo tàng thường đông khách hơn rất nhiều.
Bảo tàng Dân tộc học luôn chú trọng, quan tâm để đầu tư cho các hoạt động
trình diễn, nhất là các chương trình lớn như trung thu, vui xuân, chương trình 1/6
và tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về các vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bảo tàng luôn xem trọng tạo ra sản phẩm, dịch vụ văn hóa mới để thu hút cơng
chúng đến tham gia. Những hoạt động trình diễn, tọa đàm và giao lưu văn hóa với
các nước là một bản sắc riêng của Bảo tàng trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam
7


và cả bảo tàng trên thế giới (ICOM). Ngay trong các chương trình hoạt đồng trình
diễn Bảo tàng cũng ln hướng đến các đề tài, nội dung của các chương trình ln
được thay đổi cả chủ đề và nội dung, đặc biệt ưu tiên cho những hoạt động, trị
chơi, trình diễn mới, hướng đến các dân tộc ít được quan tâm.
V. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
Trong bối cảnh hiện nay, khi ngành công nghiệp dịch vụ, vui chơi giải trí đang
ngày càng phát triển, các loại hình vui chơi giải trí như rạp chiếu phim, khu vui
chơi… đang thu hút rất đông đảo du khách đến thì bảo tàng đứng trước khó khăn
về lượng du khách đến thăm quan ngày càng ít dần. Có thể nói, đây là ,khó khăn
chung của hầu hết các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng của nước ta.
Tuy nhiên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có nhiều chính sách, cách thức
mới nhằm cải thiện những khó khăn mà hệ thống bảo tàng trong nước đang gặp
phải. Hiện nay Bảo tàng Dân tộc hóc Việt Nam được đánh giá là một trong những
bảo tàng hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống bảo tàng Việt Nam.
Bảo tàng DTHVN đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Cùng với và gắn liền với hoạt động sưu tầm, Bảo tàng DTHVN thực hiện có hiệu
quả cơng tác nghiên cứu cơ bản phục vụ trực tiếp cho các hoạt động đa dạng của

mình; đồng thời, Bảo tàng đã tiến hành có kết quả nhiều đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ và hợp tác quốc tế về dân tộc học/nhân học và bảo tàng học.
Từ kết quả hoạt động nghiên cứu 18 năm qua, Bảo tàng DTHVN đã công bố,
xuất bản hàng chục cuốn sách có giá trị khoa học, thu hút sự quan tâm của độc giả
trong và ngoài nước dưới các dạng khác nhau: chuyên khảo, kỷ yếu, sách giới
thiệu trưng bày. Ngoài ra, phải kể đến hàng trăm bài báo trên những tạp chí khoa
học chuyên ngành, mà các tác giả là người của Bảo tàng DTHVN. Cán bộ của
Bảo tàng còn tham gia nhiều hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế ở trong và
ngồi nước.
Nguồn nhân lực của Bảo tàng DTHVN khơng ngừng được nâng cao về trình
độ chun mơn - nghiệp vụ. Từ 18 người được điều chuyển từ Viện Dân tộc học
8


sang cuối năm 1995, tính đến tháng 10 năm 2012, Bảo tàng có 82 thành viên trong
đó có 2 PGS.TS, 8 TS, 14 ThS, 50 CN. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên của bảo
tàng có thể hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
Đây là điều mà không phải bảo tàng trung ương nào cũng có thể thực hiện được.
Bảo tàng DTHVN khơng ngừng mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế. Ngay
từ khi mới thành lập, hoạt động đối ngoại là mảng công tác được Bảo tàng
DTHVN đặc biệt chú ý. Ngồi hợp tác có hiệu quả với Cộng hịa Pháp trong thời
gian từ 1995 đến nay, Bảo tàng đã dần mở rộng quan hệ hợp tác với các bảo tàng
của các nước như Mỹ, Nhật, Hà Lan, Canađa, Ý, Bỉ, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Mới đây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xếp thứ 6 trong 25 bảo tàng hấp dẫn
nhất châu Á, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chặt chẽ của
quốc tế về chất lượng. Theo bình chọn của trang web du lịch uy tín trên thế giới –
Trip Advisor, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được 500 phiếu đánh giá xuất sắc,
357 phiếu đánh giá tốt; đạt mức 4,5 sao, được du khách đánh giá là điêm đến hấp
dẫn nhất thành phố Hà Nội và đứng thứ 6 trong danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn
nhất châu Á. Năm 2010, bảo tàng được trao chứng chỉ xuất sắc với 4,5 sao và xếp

số 1 trên 67 điểm đến hấp dẫn du khách tại Hà Nội năm 2013.
Theo thống kê 6 tháng năm 2013, số khách thăm quan Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam là 243.826 lượt người, tăng 6% so với cùng ký năm trước. Trong số đó,
có 195.076 lượt khách Việt Nam, 48.750 lượt khách quốc tế đến từ 59 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
1.
Ưu điểm
- Vị trí địa lý: Đường Nguyễn Văn Huyên là tuyến đường rộng, thuận tiện cho
giao thông với những tuyến xe bus 13, 38, 07, 39. Đây cũng là vị trí gần nhiều
trường đại học, cao đẳng; Đối diện với công viên Nghĩa Đơ, cảnh quan mơi
trường thống mát.
- Phương pháp bài trí nội dung trưng bày hiện vật:

9


+ BTDTHVN được triển khai theo nhiều quan niệm mới phù hợp với sự tiến
bộ khoa học và kỹ thuật. Trước hết đó là quan niệm Bảo tàng dành cho tất cả mọi
người. Quan niệm này được thể hiện trong cả kiến trúc lẫn trong kỹ thuật trưng
bày. Bảo tàng có lối đi riêng thích hợp cho thương binh hay những người khuyết
tật phải di chuyển bằng xe đẩy và có thang máy để họ lên xem tầng hai. Các bậc
lên xuống đều có tay vịn cho người già yếu tiện đi lại. Trong trưng bày, kế thừa
kinh nghiệm của nhiều bảo tàng trên thế giới, BTDTHVN đã không chọn chữ in
mà chọn chữ viết thường cho tất cả các bài viết để người xem ở các lứa tuổi có thể
đọc dễ dàng và không mỏi mắt. Các tấm pa nơ cũng được treo ở tầm cao có tính
tốn phù hợp với cả lứa tuổi thiếu nhi. Phần trưng bày của Bảo tàng có hiện vật,
có ảnh, bài viết, có băng hình, có các tư liệu tham khảo... mà người xem tuỳ trình
độ




nhu

cầu

khác

nhau



thể

khai

thác

nhiều

hay

ít.

Bảo tàng lấy hiện vật làm trung tâm vì hiện vật phản ánh những sinh hoạt đời
thường của nhân dân các dân tộc. Vậy nên một quan điểm xun suốt là: trang trí
thật đơn giản, khơng cầu kỳ, để người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay, cái
đẹp, cái tinh tế của mỗi hiện vật rất bình dị, đời thường. Trong Bảo tàng khơng có
tranh minh hoạ. Nếu cần minh chứng cho những sinh hoạt nào đó thì Bảo tàng chỉ
dùng ảnh hay băng hình phản ánh cuộc sống thực của các dân tộc.

+ Phương pháp bố trí nội dung trong trưng bày của Bảo tàng là kết hợp giữa
cộng đồng ngôn ngữ và vùng lãnh thổ. Hầu hết hiện vật trưng bày là hiện vật gốc,
được lựa chọn và chủ yếu phô bày trong 97 tủ kính lớn nhỏ khác nhau: có loại tủ 1
mặt, có loại 4 mặt, có tủ chứa nhiều hiện vật, có tủ chỉ đặt 1 hoặc vài ba hiện vật.
Trong số đó, hơn 50 tủ có bài viết giới thiệu kèm theo. Mỗi hiện vật đều có phụ đề
ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thời cho biết dân tộc và xứ sở sản sinh ra nó. Bảo
tàng cũng sử dụng manơcanh, bản đồ, biểu đồ, sách cứng, ảnh, phim video, băng
âm thanh, một số mơ hình và 33 pa nơ trong trưng bày. Mặc dù diện tích khơng
lớn, nhưng trong nhà vẫn có một số điểm nhấn được trưng bày theo hình thức tái
tạo về một tập tục hay một nét văn hố nào đó. Người xem có thể hiểu được nội
dung tái tạo không chỉ thông qua hệ thống hiện vật, mà cịn có cả phim video nữa.
10


+ Bảo tàng chủ trương tăng cường lời giải thích để phục vụ người xem. Hơn
100 bài viết trên panô và gắn với tủ kính hoặc với tái tạo đều cố gắng cung cấp
những thông tin cần thiết và ảnh minh hoạ, nhiều pa nơ có cả bản đồ. Tuy nhiên,
do hạn chế về khuôn khổ nên phải viết dưới dạng ngắn gọn và cơ đọng. Với mục
đích phục vụ cả khách nước ngồi, các bài viết đó cũng như các phụ đề của hiện
vật không chỉ dùng tiếng Việt, mà cịn in bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì vậy, dù
không cần thuyết minh viên giới thiệu, người xem vẫn có thể hiểu được đáng kể
về các phần, các tủ, các hiện vật trưng bày.
Bảo tàng cố gắng tìm các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong phương pháp thể
hiện trưng bày như việc sử lý ánh sáng, dùng đèn chuyên dụng chiếu vào từng
hiện vật hay từng bộ phận của hiện vật làm nổi lên vẻ đẹp cần gây sự chú ý quan
sát. Trong điều kiện hiện nay, Bảo tàng đã lựa chọn phương án thơng khí cho tồn
bộ khu trưng bày. Từng tủ kính đều được lắp hệ thống thơng khí để đảm bảo cho
hiện vật khơng bị mốc.
- Chất lượng của dịch vụ chăm sóc cơng chúng của Bảo tàng ln được duy trì
đảm bảo rất tốt. Bảo tàng luôn nhận thức xem trọng công chúng là nhiệm vụ sống

còn với cơ quan, một Bảo tàng khơng có người đến thăm là một bảo tàng hoạt
động khơng tốt, hay dịch vụ chăm sóc khách hàng q kém. Do vậy, bảo tàng đã
đã có nhiều chính sách để giữ khách thăm quan, mọi cư xử của nhân viên đều
được đôn đốc xem trọng khách hàng là nhiệm vụ thường xuyên, mọi lúc mọi nơi,
luôn làm cho khác vui, với nhận thức khách khơng bào giờ có lỗi. Mỗi lúc có
chương trình mới, trưng bày mới Bảo tàng đều trân trọng thông báo với công
chúng qua các kênh thông tin đại chúng, hay cho nhân viên đến tận nơi đến để
giới thiệu với công chúng. Đối với nhân viên thường xuyên tiêp xúc với công
chúng bảo tàng luôn chú trọng tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp có văn
hóa với cơng chúng để đảm bảo tốt nhất kênh giao tiếp với công chúng. Nhân viên
của các phịng Bảo tàng Ngồi trời, phịng Giáo dục và phịng TT&CC được Bảo
tàng đặc biệt quan tâm, chỉ bảo từ lối cư xử, lời ăn, tiếng nói, ăn mặc, tác phong
để làm sao mỗi nhân viên của Bảo tàng là một đại sứ, một hình ảnh tiêu biểu cho

11


Bảo tàng DTHVN. Mục tiêu của Bảo tàng là trong mắt công chúng khách tham
quan là một cơ quan chuyên nghiệp, gần gũi, năng động xứng tầm với một bảo
tàng có đẳng cấp quốc tế.
- Đây là một trong những Bảo tàng có hoạt động Marketing đạt hiểu quả nhất.
Bảo tang có hoạt động Marketing riêng, trong những năm qua Bộ phận này đã
đem đến cho Bảo tang nhiều doanh nghiệp tài trợ vào các dự án lớn, góp phần cho
Bảo tàng có thể thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội.
- Bảo tàng luôn xem trọng công tác bán vé tạo thuận lợi tối đa cho công chúng
có thể dễ ràng mua được vé. Đối với Bảo tàng DTHVN cơng chúng có thể mua vé
bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Công chúng có mua
vé qua mạng phù hợp với cơng chúng khơng có nhiều thời gian; đối với đồn
khách tham quan đơng có thể gọi điện đặt trước; nếu đi theo cơ quan có thể xin
cơng văn Bảo tàng có thể miễn vé hoặc giảm giá vé; nếu mua trực tiếp nếu đơng

người thì bảo tăng qy bán vé lưu động. Ngồi ra, Bảo tàng DTHVN có chia giá
vé vé theo đối tượng khách tham khác nhau như sinh viên (nếu có thẻ) là
15000đ/người/lượt. Diện dân tộc thiểu số hay người cao tuổi, người khuyết tật
nặng được giảm 50% là 20.000đ/người/lượt.
2.
Nhược điểm
- Các dịch vụ phục vụ khách tham quan ở bảo tàng chưa thực sự đáp ứng được
nhu cầu của khách. Theo phiếu điều tra của Bảo tàng cho thấy một kết qủa rất bất
ngờ, tỷ lệ người phản ánh về nhà vệ sinh, ánh sáng, âm thanh đặc biệt dịch vụ ăn
uống, đồ lưu niệm được phản ánh nhiều nhất. Có khoảng 45% người phản ánh
khơng hài lịng dịch vụ ăn uống vì nó q đắt đỏ, nhà vệ sinh bẩn là 18%, ánh
sáng tối là 20%, trong khí đó tỉ lệ người phản ánh về nội dung trưng bày khơng tốt
chỉ có 0,03%, lựa chọn hiện vật trưng bày chưa hợp lý chỉ có 0,02%. Qua số liệu
ta có thể thấy rằng các cơ sở vật chất nhất là các cơ sở tưởng chừng như thứ yếu
nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến một tổ chức văn hóa.
- Phần trưng bày thường xuyên của Bảo tàng hiện nay chỉ trưng bày một số
lượng hiện vật hạn chế: gần 700 hiện vật khối và 280 ảnh. Quan điểm chủ đạo là

12


không tham đưa quá nhiều hiện vật vào trong các tủ trưng bày, bởi sẽ gây cảm
giác thừa ứ hoặc khó tiếp cận được một cách tập trung.
- Khu trưng bày ngồi trời cịn đơn điệu, mới chỉ giới thiệu được một số mẫu
kiến trúc nhà cửa của một số tộc người nhưng vẫn cịn q ít so với con số 54 tộc
người trên dải đất Việt Nam.
- Kiến thức về văn hóa dân tộc của cán bộ và đội ngũ thuyết minh của Bảo
tàng cịn hạn chế.
- Vị trí địa lý cách xa trung tâm, không gần các điểm du lịch, khiến cho các
cơng ty du lịch khó khăn trong việc thành lập tour cho các đoàn du lịch. Vì vậy du

khách đến với Bảo tàng chủ yếu là đi đơn lẻ.
- Đây là Bảo tàng trưng bày, giới thiệu, bảo lưu văn hóa của các dân tộc,
nhưng du khách là người dân tộc khi vào Bảo tàng vẫn phải mua vé với giá vé
giảm 50%, phải chăng đối với những du khách này nên vào cửa miễn phí để có
thể tạo cho họ cảm giác về với khơng gian sống của dân tộc mình.

V. PHỤ LỤC - MINH HỌA.

13


Qua chuyến đi khảo sát này nhóm em đã thu lại được hình ảnh về Bảo tàng
như sau:

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhìn từ bên ngồi

Nơi đỗ xe của khách tham quan và nơi bán vé

Nơi bày bán sách báo, tranh ảnh, lưu niệm

14


Múa rối nước trong khuôn viên bảo tàng

15


Hát ca trù trong khuôn viên nhà Việt


16


Bán tranh Đông Hồ trong khuôn viên nhà Việt

Rất đông khách đến tham quan trong đó có cả người dân tộc

17


Khách du lịch rất thích thú với nhà Rơng

18



×