Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

SKKN ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐIA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 33 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG

HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐIA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG BÌNH

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG

HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐIA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ và tên: Phan Thị Ngọc
Giáo viên môn: Địa lý
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
2



1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
* Lí do chọn đề tài
Trong thời đại cách mạng 4.0, công nghệ tin học trở thành một phần
không thể thiếu của đời sống. Học Địa lí khơng chỉ cung cấp kiến thức, rèn
luyện kỹ năng cơ bản mà còn xây dựng cho học sinh tình yêu quê hương đất
nước, tinh thần tự cường và niềm tự hào dân tộc. Nhằm giúp học sinh tiếp cận
với thế giới hiện thực quê hương, hiểu được những giá trị, tiềm năng nơi mình
sinh sống, trong cơ cấu khung hình chương trình dạy học Địa lí phổ thơng đã
xây dựng nội dung dạy học Địa lí địa phương ở các khối lớp 8, 9, 12. Đồng thời
biên soạn tài liệu phục vụ cho việc dạy học địa lí địa phương. Song chương trình
Địa lí địa phương lại thường được sắp xếp ở phần cuối chương trình các lớp học,
đồng thời tài liệu phục vụ dạy học cũng chưa thật phong phú.
Địa lí là một mơn học hấp dẫn và lý thú, liên quan đến nhiều mặt trong
đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc cải cách nội dung sách giáo khoa, việc đổi
mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết. Một trong
những giải pháp hiện được áp dụng rộng rãi là ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy một cách có chọn lọc nhằm khơi gợi hứng thú và sự quan tâm
thực sự của học sinh đối với môn học này.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể hơn là áp dụng tri thức từ một
số mạng thông tin hay phần mềm chuyên biệt vào hoạt động dạy – học đã đem
lại những thành công nhất định, đáng khích lệ. Đặc biệt trong dạy học Địa lí địa
phương, học phần mà các số liệu, kiến thức về kinh tế - xã hội có sự thay đổi
nhanh chóng theo thời gian, đòi hỏi học sinh và giáo viên phải cập nhật kịp thời,
các kiến thức khơng có sẵn, khơng mang tính chất rập khn, học sinh phải phân
tích tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để xác định tri thức. Đồng thời trong q
trình tìm hiểu, phân tích, tổng hợp kiến thức từ các nguồn tài liệuhọc sinh còn
rèn luyện được khả năng tự học, các kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin hữu
ích.
3



Xuất phát từ ý tưởng đó tơi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng một số phần
mềm tin học trong hoạt động dạy – học địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình”
* Điểm mới của đề tài
Nguyên tắc trực quan trong dạy học đã có từ thời Hy Lạp _ La Mã cổ đại
nhưng được phát triển thành quan điểm vào khoảng thế kỷ XVII. Đến thế kỷ
XXI, phương pháp này được bổ trợ bằng việc sử dụng máy tính điện tử như một
công cụ để tiến hành dạy học. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây phương
pháp này đã được áp dụng mạnh mẽ, đã có nhiều bài viết, sáng kiến kinh nghiệm
nói về vấn đề ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học Địa lí nhưng chủ yếu
ở dạng chung hoặc chưa chuyên sâu về ứng dụng trong dạy học Địa lí địa
phương.
Đề tài“Ứng dụng một số phần mềm tin học trong hoạt động dạy – học
địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình” đã khái qt hóa chương trình Địa lí địa
phương lớp 12, đề xuất những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học
Địa lí địa phương, xây dựng giáo án tiết dạy Địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình
trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Điểm mới của đề tài thể hiện rõ
trong tồn bộ nội dung, đó là:
Tiếp cận và khái qt chương trình dạy học Địa lí địa phương tỉnh Quảng
Bình lớp 12 về mục tiêu, cấu trúc chương trình sách giáo khoa.
Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học Địa lí địa phương của bản thân lựa chọn các tính năng và tiện ích nhất
định của một số trang web và phần mềm tin học để tìm kiếm những thơng tin
cần thiết nhằm tìm hiểu và mở rộng kiến thức về Địa lí địa phương. Đồng thời
đề xuất một số phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh tiếp cận, để các em
có thể chủ động tự tìm kiếm, nắm bắt và khám phá kiến thức Địa lí địa phương.
Xây dựng giáo án mẫu Bài 44: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố, chương
trình lớp 12 THPT (Ban cơ bản) trên nền tảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
Trong đó: đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của

giáo viên, cũng như phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh tiếp cận công
4


nghệ thông tin, phát huy khả năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,
kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm…
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài
- Phạm vi áp dụng:
+ Đề tài giới hạn việc nghiên cứu, thu thập, lưu trữ, xử lý tài liệu từ
internet và một số phần mềm tin học.
+ Ứng dụng những tính năng và tiện ích của các chương trình trên vào
tìm hiểu và mở rộng kiến thức, có liên quan đến nội dung bài học Địa lí địa
phương tỉnh Quảng Bình.
- Đối tượng áp dụng:
+ Giáo viên và học sinh lớp 12 các trường Trung học phổ thông.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học Địa lí
địa phương.
2.1.1. Thực trạng
Đặc trưng của bộ mơn Địa lí nói chung và dạy học Địa lí địa phương nói
riêng là gần gũi với đời sống thực tế nhưng nhiều khi học sinh lại không thể tiếp
xúc, quan sát trực tiếp mà phải tư duy, tưởng tượng gián tiếp. Để nắm được các
sự vật, hiện tượng cụ thể làm nền tảng cho hoạt động tư duy, học sinh cần phải
được tiếp cận với các loại tư liệu khác nhau. Vấn đề này dù đã được chú ý
nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế.
Qua tìm hiểu, trong các tiết Địa lí địa phương. Chỉ có bản đồ, tranh ảnh là
được học sinh có sử dụng. Về phim video, mơ hình động… hầu như thiếu và ít
được sử dụng ở các trường phổ thông ở tỉnh ta. Đây là một vấn đề bất cập vì
ngày nay là thời đại tin học hóa cần tận dụng hợp lí, tối đa thế mạnh này để khai
thác, sưu tầm tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả học tập Địa lí địa phương.

Việc hình thành kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học Địa lí
cho học sinh nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ
thơng theo định hướng dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Một trong
những kĩ năng quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
5


địa lí là kĩ năng khai thác các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập
bộ môn. Hiện nay đã xuất hiện nhiều phần mềm ứng dụng cho dạy học Địa lí rất
có giá trị nhưng mức độ khai thác và sử dụng các phần mềm này còn rất hạn chế
cả trong đội ngũ giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông.
Một số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng dạy học bằng
phần mềm Powerpoint, bảng thông minh hay các phần mềm tin học khác, đã
phát huy được sức mạnh khai thác thơng tin, đồng thời kích thích hứng thú học
tập của học sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, kỹ năng khai thác, sử
dụng internet và máy tính. Tuy nhiên, số lượng này khơng cao, các giáo viên sử
dụng các phương pháp dạy học truyền thống là chủ yếu.
2.1.2. Nguyên nhân thực trạng
- Đối với học sinh: đa số bản thân các học sinh vẫn chưa chủ động, sáng tạo
và tích cực trong sưu tầm tài liệu để học Địa lí địa phương. Phần Địa lí địa
phương được phân phối gần cuối chương trình, nhiều trường đã hoàn thành kiểm
tra, hoàn thành điểm nên đến các tiết Địa lí địa phương học sinh thiếu động lực
và ít nhiều có tư tưởng nghỉ hè nên ít đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.
- Đối với giáo viên: mặc dù hiện nay bộ Giáo dục và Đào tạo rất coi trọng
phương pháp đổi mới dạy học và tăng cường phương tiện trực quan, cập nhật
thông tin trong dạy học nhưng lối dạy cổ truyền đã ăn sâu vào mỗi giáo viên.
Hầu như các giáo viên đều nhận thức được việc đổi mới hình thức tổ chức dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng khi dạy thì khơng sử
dụng hoặc áp dụng chưa thật hiệu quả. Nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong
việc tìm biện pháp tổ chức dạy học cho học sinh theo hướng tích cực.

- Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: đa số các trường
hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học cịn nghèo nàn, thiếu thốn. Số
trường có phịng thực hành, phịng kĩ năng, phịng bộ mơn, thư viện thơng tin tư
liệu đúng chuẩn cịn q ít.
Dạy học địa lí địa phương mặc dù giới hạn tìm hiểu các kiến thức về địa lí
địa phương nhưng khơng phải chỉ giới hạn trong quy mô xã phường nơi các em
sinh sống nên học sinh cũng không thể trực tiếp khám phá tìm hiểu trên thực tế.
6


Hiện nay điều kiện của các trường phổ thông để tổ chức cho học sinh tham
quan, tìm hiểu thực tế cịn rất nhiều khó khăn, khơng phải trường nào cũng thực
hiện được.
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân thực trạng dạy học Địa
lí địa phương, tơi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin dạy học là biện
pháp hiệu quả, vừa để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên,
vừa giúp học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng hiểu biết vào
việc phát hiện, giải quyết những vấn đề học tập, cuộc sống.
2.2. Các giải pháp
2.2.1. Khái quát về chương trình Địa lí địa phương Trung học phổ thơng.
a. Mục tiêu của chương trình Địa lí địa phương Trung học phổ thông.
* Về kiến thức:
- Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
+ Nắm được đặc điểm của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ (Ở vùng nào?
Giáp những đâu? Diện tích thuộc loại lớn hay nhỏ)
+ Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý, lãnh thổ đối với phát triển kinh tế xã hội.
+ Gồm các huyện hoặc quận nào? Vị trí, giới hạn của các quận hoặc
huyện.
- Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.
+ Hiểu và nắm vững các đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên và tài nguyên

thiên nhiên.
+ Hiểu được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất. Và một số vấn đề bảo vệ môi
trường.
- Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động.
+ Nắm được các đặc điểm chính về dân cư và lao động.
+ Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối
với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Hướng giải quyết các vấn đề dân cư và lao động.
7


- Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Nắm được các đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội.
+ Hiểu được thế mạnh về kinh tế và hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính.
+ Phân tích được điều kiện phát triển.
+ Nắm được tình hình phát triển, phân bố và hướng phát triển của một số
ngành kinh tế.
* Về kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn, các đơn vị hành
chính của tỉnh.
- Biết cách thu thập, sưu tầm tư liệu và xử lý thơng tin.
- Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.
- Phát triển kỹ năng viết và trình bày báo cáo theo chủ đề.
- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.
* Về thái độ:
Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
b. Đặc điểm về cấu trúc chương trình, SGK phần Địa lí địa phương Trung học
phổ thơng.

* Cấu trúc chương trình.
Phần Địa lí địa phương Trung học phổ thơng được phân bổ ở chương trình
địa lý lớp 12. Cấu trúc chương trình địa lý 12 Nâng cao và cả ban Cơ bản được
cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo logic của khoa học và phù
hợp với logic của quá trình dạy học, bao gồm các phần chủ yếu sau:
- Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.
- Địa lí tự nhiên.
- Địa lí dân cư.
- Địa lí kinh tế.
- Địa lý địa phương (3 tiết – chương trình 12 nâng cao và 2 tiết – chương
trình địa lí 12 ban cơ bản).
8


Phần Địa lí địa phương nằm cuối chương trình, u cầu học sinh cần nắm
được các đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt
ra nhằm sử dụng hợp lý tự nhiên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân…của lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đang
sống.
* Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí phần địa lí địa phương.
Ban

Số bài

Nâng cao
Cơ bản

3
2


Chia ra
Lý thuyết Thực hành
0
3
0
2

Phần địa lí địa phương yêu cầu khá lớn về dung lượng kiến thức nhưng thời
lượng không lớn (3 tiết ban Nâng cao, 2 tiết ban Cơ bản). Hơn nữa, tất cả các tiết
địa lí địa phương đều là các tiết thực hành. Vì thế, việc ứng dụng cơng nghệ thông
tin trong các hoạt động dạy và học là hết sức hữu ích.
2.2.2. Giới thiệu một số cơng cụ và phần mềm tin học ứng dụng trong dạy học
Địa lí địa phương.
a. Internet
Ngồi khai thác thơng tin về Địa lí địa phương từ tài liệu, tư liệu từ sách
báo, tạp chí thì Internet cũng là một phương tiện tìm kiếm, khai thác thông tin
một cách hữu hiệu. Hiện nay, mạng Internet cung cấp cho chúng ta rất nhiều
công cụ hữu ích để tìm kiếm, một số trang Web cịn cho phép tải các chương
trình, phần mềm miễn phí. Mạng Internet còn là nơi để ta giao lưu, trao đổi và
cập nhật thơng tin hàng ngày.
* Tìm kiếm thơng tin
Các trang Web tìm kiếm có hiệu quả và thường được sử dụng:
+
+ />+
+ https:// www.gso.gov.vn
+
9


+

+
* Down load
- Văn bản: Nhấn Menu File/Save as (ghi cả trang đang xem) sau đó chọn
thư mục cần ghi vào trong hộp thoại hiện lên, ghi tên tương ứng.
- Hình ảnh: Nhấn chuột phải vào hình ảnh và ghi vào máy, chọn Save
Picture as, các thao tác chọn thư mục và ghi tên tương tự như ghi văn bản.
- Video, Flash: Chọn đoạn Video, Flash cần tải, nhấn chọn Download (tải
xuống)/ chọn Save/ chọn đường dẫn để ghi vào/ OK.
b. Phần mềm Olypia Crossword
Olympia Crossword giúp cho việc soạn thảo trị ơ chữ một cách nhanh
chóng thuận tiện, với giao diện trang trí cực kì bắt mắt sẽ thu hút học sinh và
làm tăng sự hào hứng của giáo viên trong bài giảng. Phần mềm sử dụng giao
diện tiếng Việt nên rất thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Có thể sử dụng Olympia Crossword cho phần khởi động hay phần củng
cố của bài học.
Cách tạo ô chữ trong Olympia Crossword:
- Khởi động phần mềm, giao diện chương trình xuất hiện

chọn Tạo file

Hình 1. Giao diện chính Olympia Crossword
- Cửa sổ làm việc của Olympia Crossword xuất hiện, bạn nhập chủ đề, số
ô chữ, đáp án và câu hỏi sau đó chọn Lưu file mới.
10


Hình 2. Cửa sổ làm việc của Olympia Crossword
- Chỉnh sửa câu hỏi và đáp án với file đã lưu: clik chuột vào Mở file để
chỉnh sửa, sau khi lưu, clik Quay lại menu.
- Mở file trắc nghiệm đã soạn sẵn để sử dụng: clik Mở file

- Tắt chương trình:clik Thoát
c. Phần mềm Google Earth
Năm 2007, những người sử dụng Internet được tiếp cận với một phần
mềm mới của Microsoft đó là Google Earth – một chương trình tồn cầu ảo cho
phép ta lướt qua thám hiểm và khám phá tồn bộ Trái Đất. Phần mềm có thể
phóng to và tìm kiếm các quốc gia, thành phố nơi bạn ở, và những thứ nhiều hơn
nữa như trường học, nhà thờ, bảo tàng, các hòn đảo, núi lửa …
Sử dụng phần mềm để khai thác thơng tin hình ảnh bằng thao tác kích đúp
vào biểu tượng trên màn hình. Khi trên màn hình xuất hiện các thơng tin như
hình 3 là lúc ta lựa chọn hình ảnh theo địa điểm tùy ý bằng cách cung cấp tên địa
điểm vào ô Fly to. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cần đánh tên địa điểm theo cấp hành
chính từ nhỏ đến lớn mà thơng thường là tên tỉnh/ thành phố sau đó đến tên quốc
gia. Ví dụ: Đong Hoi, Quang Binh, Vietnam. Lúc này phần mềm sẽ tự động tìm
kiếm và hiển thị hình ảnh đúng theo địa điểm đã lựa chọn.

11


Hình 3. Màn hình làm việc Google Earth
Các hình ảnh thu được đã ở vị trí và khoảng cách được mặc định sẵn, nếu
muốn có được hình ảnh theo u cầu ta cần đặc biệt lưu ý đến công cụ điều
chỉnh ở góc màn hình (xem hình 4).

Hình 4
Trong vịng trịn có 4 mũi tên giúp điều chỉnh ảnh theo các hướng khác
nhau. Thanh công cụ nằm dọc giúp ta điều chỉnh khoảng cách gần hay xa. Thanh
công cụ nằm ngang giúp ta cân chỉnh góc nhìn hình ảnh. Phối hợp sử dụng các
công cụ này sẽ giúp ta lựa chọn được hình ảnh như mong muốn. Cơng việc cịn
lại chỉ là lưu trữ hình ảnh để chuyển sang giai đoạn xử lí thơng tin.


12


Hình 5. ảnh chụp vệ tinh sân vận động thành phố Đồng Hới

Hình 6. Ảnh chụp vệ tinh biển Nhật Lệ Quảng Bình
- Một số tính năng cơ bản của google earth
+ Fly To: xem tổng quát địa hình của vùng từ trên cao.
+ Lưu vào Places: lưu lại những vị trí đã tìm thấy.
+ Local Search: tìm một vị trí theo tên địa danh.
+ Directions: tìm đường đi trong các thành phố
+ Tính khoảng cách, diện tích.
Ứng dụng của phần mềm google earth trong hoạt động dạy – học Địa lí
địa phương
* Kết hợp với các phần mềm khác phục vụ hoạt động dạy học
Khi đã tập hợp đầy đủ các thơng tin hình ảnh từ Google Earth ta có thể kết
hợp với các phần mềm khác để nâng cao hiệu quả khai thác, phục vụ tốt nhất
cho việc học tập và nghiên cứu. Dưới đây là một vài định hướng trong việc kết
hợp tiện ích của các phần mềm:
- Đối với phần mềm Encarta: ta lấy các bản đồ có cùng kích thước, tỉ lệ
với hình ảnh thu được từ Google Earth từ đó tiến hành đối chiếu, so sánh các đối
tượng địa lí. Điểm khác biệt ở đây là đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu
bản đồ, lược bớt các chi tiết phụ trong bản đồ Encarta với hình ảnh cụ thể, chi
tiết trong Google Earth. Ta cũng có thể tạo ra các bản đồ-ảnh bằng cách cài các
13


ảnh của Google Earth vào trong bản đồ Encarta tương ứng với các địa điểm trên
bản đồ. Điều này làm cho các bản đồ trở nên sống động hơn và các đối tượng
địa lí đã được phản ánh từ nhiều góc độ do đó các biểu tượng địa lí cũng bớt

trừu tượng hơn.
- Đối với phần mềm Map Info, ta có thể sử dụng các ảnh vệ tinh làm cơ sở
để biên vẽ bản đồ mới trên cơ sở chuyển các đối tượng địa lí từ hình ảnh sang kí
hiệu bản đồ. Tuy nhiên cần lưu ý việc biên vẽ bản đồ sẽ thuận lợi nhất với thể
loại bản đồ về phân bố các điểm dân cư, quy hoạch tổng thể.
* Ứng dụng trực tiếp trong hoạt động dạy – học
- Phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp - thiết kế giáo án điện tử :
+ Giáo viên dùng hệ thống như một nguồn tài liệu minh họa cho kiến thức, hoặc
cũng có thể coi đây như là một nguồn kiến thức thực thụ để khai thác, phát huy
tư duy của học sinh.
+ Khi thiết kế giáo án điện tử cần rất nhiều thơng tin, hình ảnh, video clip, bản
đồ v.v… Trong hệ thống đã có sẵn rất nhiều các nội dung này, lại được trình bày
theo hệ thống tương đối khoa học nên giáo viên có thể sử dụng dễ dàng, thuận
lợi, khơng phải mất cơng tìm kiếm thêm nguồn tài liệu ở nơi khác.
- Phục vụ cho việc ra bài tập, câu hỏi, kiểm tra, ôn tập :
+ Giáo viên đặt câu hỏi dựa trên việc quan sát tranh ảnh, bản đồ, mơ hình… để
dẫn dắt học sinh khai thác tài liệu, tìm ra nội dung tri thức.
- Sử dụng như tài liệu hỗ trợ cho học sinh : học sinh dùng hệ thống như
một nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện các yêu cầu mà giáo viên đưa ra đồng
thời nâng cao kiến thức của mình. Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh
tham khảo thêm các tài liệu khác ngoài hệ thống, đồng thời có thể tự thiết kế cho
mình một hệ thống tư liệu riêng. Đây là điều cực kì có ích đối với các em khi
học tập bộ môn.
- Sử dụng như tài liệu hỗ trợ giáo viên: giáo viên cũng rất cần phải tham
khảo thêm thông tin để vừa củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần làm sinh
động, phong phú thêm bài giảng cho mình. Chính vì vậy việc thiết kế và tham
14


khảo hệ thống tư liệu là vô cùng cần thiết. Qua đó giáo viên cũng có thể khẳng

định trình độ chun mơn, khả năng tin học của mình.
d. Phần mềm Camtasia Studio.
Phần mềm sử dụng để quay màn hình và chỉnh sửa video. Phần mềm này
GV và HS có thể ứng dụng để tạo mới, chỉnh sửa, biên tập các video về Địa lí
địa phương theo ý tưởng cá nhân một cách nhanh chóng, tiện lợi.
* Thu video chất lượng cao.
Khởi động chương trình bằng cách cilk đúp vào biểu tượng chương trình
trên màn hình

clik Record the screen.

Hình 7. Giao diện Camtasia Studio
* Chỉnh sửa video
- Lấy video đã có sẵn từ máy tính vào Camtasia: khởi động chương trình,
chọn Import media
- Chèn chữ hoặc hình ảnh, biểu tượng vào video: chọn callouts
- Chèn thêm âm thanh vào video: chọn audio
- Cắt video, tách video ta chọn biểu tượng cut để cắt video, split để tách
video

15


Hình 8. Màn hình làm việc Camtasia Studio
e. Xây dựng biểu đồ trên Microsoft Excel
Chương trình Microsoft Excel giúp giáo viên dễ dàng thành lập các loại
biểu đồ để biểu hiện một cách trực quan các số liệu thống kê về sự vật, hiện
tượng, quá trình kinh tế xã hội.
* Tạo biểu đồ
Để tạo một biểu đồ trong Excel, bạn bắt đầu bằng cách nhập dữ liệu số

cho các bảng trên một bảng tính (thơng thường các số liệu về địa lí địa phương
khơng có sẵn, các bạn có thể sử dụng webside của tổng cục thống kê hoặc một
số webside chính thống để xây dựng bảng số liệu). Sau đó, bạn có thể vẽ dữ liệu
đó vào một biểu đồ bằng cách chọn loại biểu đồ mà bạn muốn sử dụng:
- Tạo bảng số liệu muốn chuyển thành biểu đồ.
- Clik Insert và chọn nhóm Chart(hình 9)

16


Hình 9
Cửa sổ Insert chart xuất hiện, cho phép bạn lựa chọn dạng biểu đồ thích
hợp. Sau khi lựa chọn được được biểu đồ, chọn OK để kết thúc

Hình 10. Biểu đồ Dân số Quảng Bình giai đoạn 2010 -2015 thành lập trên
Microsoft Excel
* Chỉnh sửa biểu đồ
- Tên biểu đồ:
Để chèn tên của biểu đồ, trong Chart Tools bạn chọn Layout –> Chart
Title và chọn kiểu hiển thị
+ Centered Overlay Title: Title của biểu đồ sẽ được hiện lên trên và
khơng cho phép thay đổi kích cỡ.
17


+ Above Chart: Title của biểu đồ sẽ được hiển thị ở phía trên vùng biểu
đồ và có thể thay đổi kích cỡ của biểu đồ.
- Các trục:
Khi làm việc với biểu đồ, đơn vị chia trên trục tung sẽ lấy giá trị mặc
định. Để thay đổi giá trị đơn vị chia trên trục tung, bạn làm như sau:

+ Click chuột phải vào cột giá trị trên trục tung, chọn Format Axis
Cửa sổ Format Axis xuất hiện, tùy chọn kích thước bạn cần ở mục Major Unit.
+ Minimum: Xác định giá trị nhỏ nhất trên trục (giá trị khởi đầu)
+ Maximum: Xác định giá trị lớn nhất trên trục (giá trị kết thúc)
+ Major unit: Xác định giá trị các khoảng chia chính trên trục.
+ Minor unit: Xác định giá trị các khoảng chia phụ trên trục.
- Tùy chỉnh chú thích, tiêu đề:
Tùy theo dạng biểu đồ đang xử lý mà Excel cho phép bạn hiệu chỉnh các
loại tiêu đề của kiểu biểu đồ đó.
Để thêm tiêu đề cho trục hoành (hay trục tung) vào Chart Tools–> Layout –>
Labels –> Axis Titles –> và lựa chọn kiểu phù hợp.
- Di chuyển biểu đồ:Click trái chuột và giữ, kéo thả tại vị trí bạn mong
muốn.
- Thay đổi kích thước:tại các vị trí nút nắm xuất hiện quanh biểu đồ, bạn
có thể tùy chỉnh kích thước phù hợp.
- Sao chép biểu đồ: sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C sau đó Ctrl + V như
bình thường
- Xóa biểu đồ: chọn biểu đồ sau đó nhấn phím Delete để xóa. Để
xóa Chart Sheet, trước tiên hãy chọn Chart Sheet, sau đó nhấp phải chuột và
chọn Delete từ thực đơn ngữ cảnh.
18


f. Phần mềm PowerPoint
PowerPoint là phần mềm trình diễn linh hoạt trong bộ Microsoft Office,
cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu minh hoạ trong dạy – học Địa lí và rất dễ
sử dụng.
Phần mềm này vừa có thể ứng dụng cho giáo viên thiết kế các bài giảng
đồng thời ứng dụng cho học sinh trình bày các sản phẩm học tập cá nhân hay
nhóm đã được chuẩn bị trước.

* Khởi động PowerPoint
Nhấn nút Start / Chọn Programs / Chọn PowerPoint (hoặc kích đúp chuột
vào biểu tượng PowerPoint trên màn hình).
* Nhập văn bản, định dạng, hiệu chỉnh văn bản
- Cách nhập văn bản: Có 2 cách nhập văn bản:
+ Nhập văn bản vào các mẫu có sẵn, ta chọn File / New / Design
Template và nhập văn bản vào phần mặc định trong trang mẫu.
+ Nếu lựa chọn trang trắng, chọn Slide Layout từ phần trình bày trắng.
- Định dạng Font chữ: Chọn đoạn văn bản cần định dạng, tô đen đoạn văn
bản, mở thực đơn Format, chọn Font.
- Chọn Font chữ trong danh sách Font, kiểu chữ trong Font Style, chọn cỡ
chữ trong Size, chọn màu trong color, nhấn OK.
- Định dạng màu nền cho các Slide: Format / Background/ chọn màu nền
tại ô Background Fill. Nếu nhấn nút Apply to all, màu nền được chọn sẽ áp dụng
cho tất cả các Slide trong file trình chiếu.
* Chèn các đối tượng đồ hoạ
- Chèn hình ảnh minh hoạ: Chọn Insert / Picture / From file / chọn file
ảnh cần chèn / nhấn Insert.
- Chèn một sơ đồ:
+ Từ lệnh Insert / New Slide / Slide Layout / Orgraniation / OK.
+ Gõ tiều đề vào phần giữ chỗ trong trang chiếu. Nhấn chuột vào biểu
tượng sơ đồ tổ chức để nhập nội dung, sau khi xong clik Yes.
19


- Chèn một bản đồ: Từ các bản đồ được thành lập từ các chương trình
(MapInfo, Db- Map) hay các bản đồ có sẵn trong các phần mềm tra cứu, có thể
bằng cách Copy từ các chương trình này và dán trực tiếp vào PowerPoint.
- Chèn các biểu đồ, bảng biểu:
Các biểu đồ bảng biểu có thể lấy từ Excel hoặc thành lập trực tiếp từ

PowerPoint. Đối với các biểu đồ được lấy từ Excel, ta thực hiện lệnh Copy thông
thường và khi đưa sang PowerPoint chọn Edit / Pase hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl – V.
- Chèn các đoạn Video Clip và âm thanh vào trang trình chiếu:
+ Chọn Insert / Object / Video clip / OK.
+ Từ Insert clip (sau khi có biểu tượng camera), chọn Video for
Windows, xuất hiện hộp thoại Open / chọn thư mục chèn và file chèn.
Khi trình bày bài giảng có chèn Video clip thì phim đó phải được coi là
file liên quan, nếu copy file trình diễn thì phải copy file phim kèm theo.
- Cách chèn âm thanh cũng tương tự như trên: Insert / Movies and Sounds
/ Sound from file / chọn thư mục chèn và file chèn.
* Tạo hiệu ứng chuyển động:
- Chọn đối tượng muốn tạo hiệu ứng chuyển động, vào menu slide show,
kích chuột chọn Custom animation. Trong khung cửa sổ Custom animation nằm
bên phải màn hình chọn Entrance hoặc Emphasic và chọn thể loại hiệu ứng.
- Tạo các hiệu ứng đặc biệt: Các hiệu ứng đặc biệt ở đây là các hiệu ứng
hoạt hình, âm thanh, hiệu ứng chuyển tiếp Slide. Hiệu ứng hoạt hình bổ sung
cho Text và đồ hoạ sao cho chúng có thể chuyển động xung quanh màn hình và
kết hợp với các hiệu ứng khác. Để tạo hiệu ứng chuyển tiếp cho các trang trình
diễn, ta thực hiện như sau:
+ Nhấn nút Slide Sorter view để xem ở kiểu trình bày tổng quát rồi chọn
trang trình chiếu muốn áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp.
+ Chọn hiệu ứng chuyển tiếp từ Slide show trên thanh lệnh, chọn
Slide Transition và lựa chọn kiểu hiệu ứng trong hộp liệt kê Slide Transition.
* Tạo các liên kết:
20


Đây là một tính năng rất tiện ích của PowerPoint. Khi tạo các nút liên kết
trong các Slide, ta có thể rẽ nhánh sang một Slide khác hay tới một file bất kỳ
trong chương trình khác được lưu trong máy.

- Chọn đoạn văn bản hoặc tạo nút liên kết, mở Menu Start (hoặc nhấn
chuột phải) / Hyperlink / chọn thư mục và file liên kết tới.
* Trình chiếu:
Tiến hành thực hiện trình chiếu bằng việc chọn lệnh Setup show từ lệnh
Slide show, thiết lập thời gian trình bày bằng lệnh Recherse timing hoặc từ hộp
Slide Transition.
g. Phần mềm Microsoft Encarta
Encarta là một kho tài nguyên kiến thức lớn để tra cứu những loại thơng
tin dưới hình thức truyền thơng đa phương tiện : từ phim video, hình ảnh động
animation, hình ảnh tĩnh (picture) đến bản đồ (map – có cả bản đồ tĩnh và bản đồ
động). Encarta thực sự kết hợp được những thông tin mới và trọn vẹn với những
cơng cụ mạnh mẽ mang tính đầy đủ sáng tạo cho phép tiết kiệm thời gian cho
việc tìm kiếm thơng tin và dành nhiều thời gian cho học tập.
Khởi động chương trình: nhấn Start / Program. Microsoft / Reference /
Encarta
* Khai thác các bản đồ và hình ảnh
Sau khi tìm kiếm được các hình ảnh, bản đồ, chúng ta có thể chuyển
chúng thành các file ảnh và lưu trữ lại, sau đó có thể sử dụng các file ảnh này
thiết kế bài giảng, trình chiếu trên Powerpoint. Cách tiến hành như sau:
- Khởi động Encarta.
- Gõ tên địa danh vào find và nhấn Enter.
- Chọn địa danh trong danh sách phía dưới.
- Nhấn chuột phải vào vùng trên bản đồ và chọn copy Map.
* Khai thác các Video Clip
Trong đĩa CD chứa nhiều Video Clip, có thể sao chụp để đưa vào các
chương trình khác phục vụ giảng dạy. Muốn lấy được các file video trên đĩa,
thực hiện như sau:
21



- Nhấn chuột phải trên nút Start, chọn Explore Trên cửa sổ của
Explore, chọn ổ C / Program / Microsoft / Encarta / 2007 contents / LO4
ADXRC / DSC chọn lấy các File và Copy
* Khai thác các bảng số liệu
Để khai thác các bảng dữ liệu thống kê Chọn Statistics – Country
Statistics. Chương trình xuất hiện như sau:
Bước 1: Chọn Chosse Statistics, xuất hiện bảng số liệu thống kê.
Bước 2: Chọn một chỉ tiêu thống kê tại cửa sổ bên phải chọn một bảng
thống kê bên trái bằng cách nháy đúp chuột xuất hiện bảng chỉ tiêu thống kê.
Bước 3: Muốn Copy bảng thống kê này sang Excel để lưu làm cơ sở dữ
liệu hoặc xây dựng các biểu đồ, bản đồ ta thực hiện các bước sau:
Clik chuột phải, chọn Whole table / nhấn Ok.
Từ Start chọn Programs / Microsoft Excel vào Edit / Paste.
Bước 4: Làm sạch bảng số liệu:Vào Edit / nhấn Copy và tiếp tục vào Edit /
chọn Pase Special, xuất hiện hộp thoại, kích chọn vào Values / nhấn Ok, ta sẽ
được bảng số liệu như mong muốn. Từ bảng số liệu này giáo viên có thể vẽ các
biểu đồ cho những mục đích giảng dạy của mình.
h. Khai thác và xây dựng bản đồ bằng phần mềm MapInfo
Bản đồ cần thiết để phục vụ giảng dạy là các bản đồ giáo khoa có tính
khái qt hóa cao. Các bản đồ giáo khoa Địa lí tỉnh Quảng Bình hầu như khơng
có (ngoại trừ bản đồ hành chính). Để tiện cho việc giảng dạy phần Địa lí địa
phương, có thể sử dụng Mapinfo để thành lập các bản đồ trên cơ sở dữ liệu gốc
sưu tập được ở các sở, ban, ngành…. Như: Bản đồ địa hình, Bản đồ nhiệt độ
trung bình năm, Bản đồ đẳng trị lượng mưa trung bình tháng 1 và tháng 7, bản
đồ du lịch...
Cũng giống như phương pháp truyền thống, quá trình biên tập và thành
lập bản đồ bằng máy tính nói chung và phần mềm MapInfo nói riêng đều trải
qua các bước sau đây :
- Bước 1: Lập kế hoạch biên tập bản đồ
22



- Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu
- Bước 3: Liên kết dữ liệu và kiểm tra
- Bước 4: Phân tích và xử lý
- Bước 5: Trình bày các kết quả
Phần mềm Encarta và MapInfo là hai phần mềm chuyên sâu nên chủ yếu
phục vụ cho giáo viên trong q trình xây dựng các bản đồ về Địa lí địa
phương.
i. Phần mềm adobe presenter
Phần mềm Adobe Presenterlà sản phẩm được tạo ra từ các cơng cụ tạo bài
giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa,
hoạt hình, âm thanh, ...Là cơng cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài
giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn
các câuhỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ
phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến…
Các bước thiết kế bài giảng e-learning với phần mềm Adobe Presenter:
Bước 1:Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint
Có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn
bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp. (Kinh nghiệm:
Tạo một thư mục riêng, đưa file bài giảng ppoint có sẵn vào thư mục đó trước
khi chuyển sang bước 2)
Bước 2:Biên tập.
Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ
âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác, câu
hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng
hoạt hình.
Bước 3:Xuất bản
Adobe Presenter xuất bản (Publishing) bài giảng theo 3 cách:
1.


Đĩa CD: Người dùng có thể học trên máy tính khơng nối mạng.

2.

Ra trang web.

3.

Ra file pdf.
23


Bạn có thể xem bài giảng trên máy tính sau khi đóng gói hoặc đưa bài
giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống quản lý
học tập Learning Management Systems (LMS) theo chuẩn SCORM và AICC.

Hình 11. Slide bài giảng e-Learning được tạo ra từ Adobe Presenter
Adobe Presenter là phần mềm phục vụ soạn bài giảng Elearning nên hoạt
động soạn giảng giành cho giáo viên, học sinh chỉ sử dụng khi sản phẩm đã
được hồn thành đóng gói, xuất bản để tự học ở nhà.
Một số kinh nghiệm khi tạo Slide trong Adobe Presenter
1. Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thơng báo copyright nếu thấy cần.
2. Trang kết thúc: Cám ơn.
3. Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web
hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
4. Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào.
5. Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.
6. Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo
dõi bài giảng.

7. Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh...
2.2.3. Thiết kế bài dạy học Địa lí địa phương lớp 12 (ban cơ bản) trên nền tảng
ứng dụng công nghệ thông tin.

24


Dưới đây tơi xây dựngbài dạy học Địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình trên
nền tảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong Bài 44: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành
phố, chương trình lớp 12 THPT, ban cơ bản.
Bài dạy thể hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác,
truyền thụ của giáo viên, cũng như phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh
tiếp cận công nghệ thơng tin, để các em có thể chủ động tự tìm kiếm, nắm bắt và
khám phá kiến thức
TIẾT 51. BÀI 44. TÌM HIỂU ĐỊA LÍ TỈNH, THÀNH PHỐ
I. MỤC TIÊU
1 . Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về:
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh Quảng
Bình.
- Đặc điểm tự nhiên và tài ngun thiên nhiên của tỉnh.
- Đặc điểm về dân cư lao động của tỉnh.
- Địa lí kinh tế của tỉnh.
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn các đơn vị hành chính của tỉnh
( Thành phố, huyện , thị, xã…)
- Sưu tầm tư liệu, xử lí thơng tin qua các trang mạng điện tử, tài liệu địa lí
địa phương tỉnh Quảng Bình, niên giám thống kê của tỉnh, điều tra thực tế một
số địa phương…
- Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu của tỉnh.
- Viết và trình bày báo cáo theo chủ đề: sử dụng các phần mềm tin học để

soạn thảo và trình bày.
3. Thái độ
- Học sinh u thích mơn học, ham hiểu biết, thích tìm hiểu về tự nhiên,
kinh tế - xã hội tại địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
4. Định hướng phát triển năng lực
25


×