Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.49 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRỊNH VĂN CƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG Ở
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Hà Nội , ngày tháng năm 2017
Tác giả

Trịnh Văn Cƣờng



ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin bày
tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cơ giáo hƣớng dẫn: TS. Bùi Thị Minh Nguyệt - Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam.
Các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã chỉ bảo,
hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo và các đồng nghiệp Sở Lao động Thƣơng Binh
và Xã Hội tỉnh Thanh Hóa đã ln quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi
trong q trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH VỚI NGƢỜI
CĨ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG. ........................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng......... 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách đối với ngƣời có cơng với

cách mạng. .............................................................................................................. 5
1.1.2. Khái niệm, nội dung thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng 8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với
cách mạng ............................................................................................................ 18
1.1.4. Hiệu quả thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ........ 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng. . 20
1.2.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng
ở một số địa phƣơng ........................................................................................... 20
1.2.2. Bài học cho tỉnh Thanh Hóa ...................................................................... 27
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thanh Hóa. .......................................................... 29


iv

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 38
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát ........................................... 38
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu .................................................... 39
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 40
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 43
3.1. Tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ở tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................................ 43
3.1.1. Bộ máy thực thi chính sách ........................................................................ 43
3.1.2. Các hoạt động liên quan đến thực thi chính sách....................................... 45
3.1.3. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến thực thi chính sách ......... 46
3.2. Thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ở tỉnh

Thanh Hóa. ........................................................................................................... 49
3.2.1. Quản lý hồ sơ ngƣời có cơng với cách mạng ............................................. 49
3.2.2. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với
cách mạng............................................................................................................. 51
3.2.3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin trong thực thi chính sách ƣu đãi
ngƣời có cơng với cách mạng .............................................................................. 54
3.2.4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thực thi chính sách ƣu
đãi ngƣời có cơng ................................................................................................. 56
3.2.5. Kết quả thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ......... 59
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách đối với ngƣời có
cơng với cách mạng ............................................................................................. 68


v

3.3.1. Bộ máy thực thi chính sách………………………………………………68
3.3.2. Ban hành văn bản thực thi chính sách ngƣời có cơng với cách mạng…...70
3.3.3. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách…………………………………72
3.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật……………………………………………………73
3.3.5. Sự đồng tình ủng hộ của dân chúng đối với thực thi chính sách………...75
3.4. Đánh giá hiệu quả thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng
ở tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 75
3.4.1. Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................... 75
3.4.1. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 77
3.5. Giải pháp thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ở tỉnh
Thanh Hóa. ........................................................................................................... 79
3.5.1. Quan điểm, định hƣớng trong thời gian tới ............................................... 79
3.5.2. Giải pháp thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ở tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................................ 80
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 97


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa tiếng việt

AHLĐ

Anh hùng lao động

AHLLVTND

Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân

BHYT

Bảo hiểm y tế

CĐHH

Chất độc hóa học

HĐCM

Hoạt động cách mạng


HĐKC

Hoạt động kháng chiến

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NCCVCM

Ngƣời có cơng với cách mạng

TBB

Thƣơng bệnh binh

UBND

Ủy ban nhân dân

VNAH

Việt Nam anh hùng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Nội dung

Kết quả tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, giải quyết chế độ ƣu đãi đối
với ngƣời có cơng với cách mạng trong 3 năm (2014 – 2016)
3.2 số cuộc thanh tra qua các năm
Đánh giá của cán bộ chính sách về ứng dụng cơng nghệ thơng
3.3
tin trong cơng tác quản lý hồ sơ ngƣời có cơng với cách mạng
Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
3.4
về ngƣời có cơng với cách mạng
Kết quả điều tra các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách về kênh
3.5
thông tin tiếp nhận các văn bản pháp luật
Mức độ đánh giá của ngƣời có cơng về thực hiện chế độ chính
3.6
sách ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng
Chi trả trợ cấp ƣu đãi giáo dục đối với ngƣời có cơng với cách
3.7
mạng năm 2016
3.8 Quản lý thu- chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" tại tỉnh Thanh Hóa
Đánh giá của cán bộ chính sách về bộ máy tổ chức thực thi
3.9
chính sách ngƣời có cơng với cách mạng ở các cấp trong tỉnh
Đánh giá của đối tƣợng thụ hƣởng về trình độ, năng lực cán bộ
3.10
thực thi chính sách
Thực trạng cơ sở vật chất cho thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời
3.11

có cơng với cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa
3.1

3.12 Đánh giá của cán bộ chính sách về cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang
50
53
56
57
59
63
65
67
70
72
74
74


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong sự nghiệp đấu tranh của dân tộc lâu dài và gian khổ, dù đã lùi xa
hơn 30 năm, nhƣng hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn rất nặng nề. Thực hiện
chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng là đạo lý tốt đẹp của dân tộc,
giáo dục đƣợc cho lớp trẻ để họ cảm nhận đƣợc sự hy sinh mất mát của cha ông
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, để họ có ý thức xây dựng quê
hƣơng đất nƣớc mình tƣơi đẹp hơn, có lối sống tốt hơn thể hiện lịng biết ơn đối

với thế hệ cha anh đi trƣớc, những ngƣời đã khơng tiếc máu xƣơng xả thân vì
một nền độc lập tự do của dân tộc.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã
hội, nhƣng trong những năm qua kết quả mà Thanh Hóa đã đạt đƣợc còn rất
khiêm tốn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh nhất là trong lĩnh vực ngƣời
có cơng với cách mạng. Trong q trình triển khai thực hiện chính sách đối với
ngƣời có cơng với cách mạng vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: việc tuyên truyền,
hƣớng dẫn các văn bản về chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ở
một số địa phƣơng có lúc còn chƣa kịp thời, chƣa sâu sát; việc theo dõi, quản lý
thơng tin về đối tƣợng ngƣời có cơng với cách mạng chƣa đƣợc tốt; cán bộ làm
công tác giải quyết chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng ở các
cấp còn mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc, một số chƣa có kinh nghiệm,
trong khi đó các chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có cơng với cách mạng ngày
càng đƣợc mở rộng, sửa đổi, bổ sung thƣờng xuyên nên công việc phải giải
quyết ngày càng nhiều và yêu cầu về chất lƣợng phục vụ ngày càng cao; cơng
tác thanh tra, kiểm tra ở một số nơi cịn yếu, chậm phát hiện các vụ việc tiêu
cực, vi phạm pháp luật; việc xử lý cá nhân, tổ chức, cơ quan xác nhận sai
trong cơng nhận ngƣời có cơng với cách mạng, chế tài xử lý vi phạm, thu hồi


2

số tiền đã cấp cho các đối tƣợng làm giả hồ sơ, chiếm dụng ngân sách còn
chƣa triệt để. Các hạn chế trong thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với
cách mạng với cách mạng đã tạo cơ hội cho một bộ phận lợi dụng chính sách
để trục lợi (tiêu cực trong khai báo, làm giả hồ sơ, xác nhận và giải quyết chế
độ cho đối tƣợng,….) gây bất bình trong dƣ luận xã hội.
Thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng với cách mạng
còn một số hạn chế từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ trình độ của cán bộ
cơng chức cịn hạn chế, cơng tác tun truyền cịn yếu kém... từ những vƣớng

mắc trong giải quyết chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng địi hỏi
phải có những giải pháp thật hiệu quả cho vấn đề giải quyết chính sách đối với
ngƣời có cơng với cách mạng tại tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết nhằm tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển chung của đất nƣớc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực
thi chính sách đối với người có cơng với cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, phân tích thực trạng thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có
cơng với cách mạng, chỉ ra những bất cập trong thực hiện chính sách từ đó
đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với ngƣời có
cơng với cách mạng nhằm đảm bảo nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho
ngƣời có cơng với cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực thi chính sách và
nâng cao hiệu quả thực thi chính sách với ngƣời có cơng với cách mạng.


3

- Đánh giá đƣợc thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng
với cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách với ngƣời có
cơng với cách mạng ở Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với
cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu và đánh giá quá trình
thực thi, những kết quả đạt đƣợc trong việc thực thi chính sách đối với ngƣời
có cơng với cách mạng, từ đó đƣa ra giải pháp tại địa bàn nghiên cứu trong
thời gian tới.
* Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
* Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp trong
khoảng thời gian từ 2014 đến 2016. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách và nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách với ngƣời có cơng với cách mạng.
- Thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng
ở tỉnh Thanh Hóa.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng
với cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách với ngƣời có cơng
với cách mạng ở Thanh Hóa trong thời gian tới.


4

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách với ngƣời có
cơng với cách mạng.
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.



5

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CĨ
CƠNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách
mạng.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của chính sách đối với người có cơng với
cách mạng.
1.1.1.1. Khái niệm chính sách đối với người có cơng với cách mạng
* Chính sách xã hội
Chính sách là sách lƣợc, kế hoạch của Nhà nƣớc dựa vào đƣờng lối chính
trị chung của Đảng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội để đề ra, nhằm đạt
đƣợc một mục tiêu nhất định. Nói cách khác chính sách là việc mà Nhà nƣớc xác
định các công việc cần làm và khơng cần làm trong thời gian tới. Đó là một
chuỗi các hoạt động đƣợc thực hiện bởi các nhà quản lý về những vấn đề trong
đời sống xã hội để từ đó điều hành và quản lý, phục vụ nhân dân, duy trì và phát
triển xã hội. Nhà nƣớc quy định các chế tài, pháp lý và các văn bản quy phạm
pháp luật dựa trên cơ sở các chính sách đƣợc đƣa ra và tổ chức thực hiện trong
đời sống xã hội.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã xác định “chính sách xã hội bao trùm
mọi mặt cuộc sống của con ngƣời: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và
văn hố, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc. Coi nhẹ chính sách
xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con ngƣời trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội”. Chính sách xã hội lần đầu tiên đƣợc đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của
nó trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta.



6

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội, trong đó
định nghĩa của GS.TS Phan Huy Đƣờng đƣợc xem là đầy đủ nhất, nó chỉ rõ chủ
thể xây dựng và đề ra những nhiệm vụ cụ thể của chính sách xã hội: “Chính sách
xã hội là loại chính sách đƣợc thể hiện bằng pháp luật của nhà nƣớc thành một
hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, phƣơng hƣớng và biện pháp để giải quyết
những vấn đề xã hội nhất định, trƣớc hết là những vấn đề liên quan đến công
bằng xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và
tiến bộ xã hội”[6, tr12]
* Chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng
Chính sách đối với NCCVCM là những quy định bằng văn bản của Nhà
nƣớc, đó là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nƣớc và xã
hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với những NCCVCM và thân nhân
của họ. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội đối
với NCCVCM, góp phần tạo ra sự cơng bằng, bình đẳng, ổn định, phát triển và
tiến bộ xã hội.[7, tr 17]
1.1.1.2. Đặc điểm của chính sách đối với người có cơng với cách mạng
* Đặc điểm của chính sách xã hội [6, tr 21]
Chính sách xã hội có những đặc điểm riêng nhờ vậy mà ngƣời ta có thể
phân biệt nó với các chính sách khác nhƣ chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục, tƣ tƣởng… Xét trên phƣơng diện quản lý, chính sách xã hội có những
đặc điểm sau:
Một là, chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đến con ngƣời. Nó bao
trùm trên mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và đời sống của con ngƣời nói
riêng, lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm tác động để hoàn thiện và phát
triển con ngƣời, hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội.


7


Hai là, chính sách xã hội mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì mục
tiêu cơ bản của nó là hiệu quả xã hội. Cơng bằng xã hội là nội dung cơ bản của
chính sách xã hội. Nhà nƣớc sử dụng các chính sách xã hội nhƣ một công cụ để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hƣớng các giá trị mới, hƣớng vào cái thiện,
cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác.
Ba là, chính sách xã hội của Nhà nƣớc thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo
những điều kiện, cơ hội nhƣ nhau để mọi ngƣời phát triển và hòa nhập cộng
đồng. Hiệu quả của chính sách xã hội là ổn định xã hội, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống và đảm bảo cơng bằng xã hội.
Bốn là, chính sách xã hội cịn mang tính kế thừa lịch sử, nó có sự thay đổi
theo thời gian và tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc. Bất kỳ một
khoa học nào cũng có đối tƣợng nghiên cứu của mình, đối tƣợng nghiên cứu của
khoa học chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng là hệ thống chính
sách cũng nhƣ quy trình chính sách trên thực tiễn (hoạch định, thực thi, đánh giá
chính sách).
* Đặc điểm của chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng [7, tr 18]
Là chính sách mang tính ổn định chính trị - xã hội, góp phần hỗ trợ ngƣời
có cơng với cách mạng về vật chất và tinh thần bằng các chế độ ƣu đãi để họ vơi
đi phần nào nỗi đau thể xác cũng nhƣ nỗi đau về mặt tinh thần tổn thƣơng do
chiến tranh để lại. Văn bản pháp quy cao nhất là Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có cơng
với cách mạng do Quốc hội ban hành, dƣới đó là Nghị định và các văn bản
hƣớng dẫn của các Bộ, ban ngành liên quan.
1.1.1.3. Vai trị của chính sách đối với người có cơng với cách mạng [7, tr 28]
Chính sách đối với NCCVCM là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân
tộc, là mục tiêu chính trị xã hội quan trọng của mỗi đất nƣớc. Chính sách đối với
NCCVCM có những vai trị nhƣ sau:


8


Thứ nhất, chính sách đối với NCCVCM cụ thể hóa ý chí của Nhà nƣớc, là
cơ sở pháp lý để quản lý cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đối với
NCCVCM theo đúng quy trình và tạo sự thống nhất trong q trình thực hiện;
Thứ hai, chính sách đối với NCCVCM nhằm ghi nhận và tri ân những
cống hiến đặc biệt của NCCVCM cho đất nƣớc, góp phần ổn định đời sống của
những NCCVCM. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện chính sách ƣu đãi
NCCVCM;
Thứ ba, chính sách đối với NCCVCM nhằm đảm bảo công bằng cho xã
hội, vì ai cống hiến nhiều cho đất nƣớc ngƣời đó phải đƣợc hƣởng nhiều. Đây
khơng phải là sự đền bù những hi sinh của NCCVCM mà là sự đền ơn đáp nghĩa
không chỉ là vật chất thuần túy mà cịn hàm chứa trong đó cả đạo lý, truyền
thống nhân văn của dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với
những ngƣời đã hy sinh vì nghĩa vụ dân tộc;
Thứ tƣ, chính sách đối với NCCVCM góp phần thể hiện truyền thồng đạo
lý tốt đẹp của dân tộc, sự đoàn kết, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân
ta. Thực hiện chính sách đối với NCCVCM không chỉ bảo vệ, giúp đỡ mà còn
thể hiện nghĩa vụ của nhà nƣớc, của xã hội đối với những NCCVCM;
Thứ năm, chính sách đối với NCCVCM là những giá trị tinh thần cao đẹp
của dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ tƣơng lai ý thức trách nhiệm của
mình đối với những NCCVCM đã sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp dân tộc.
1.1.2. Khái niệm, nội dung thực thi chính sách đối với người có cơng với cách
mạng
1.1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách đối với người có cơng với cách mạng
Thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng là quá trình triển
khai thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Phổ biến
tuyên truyền chính sách; Phân cơng phối hợp thực hiện chính sách; Duy trì chính


9


sách; điều chỉnh chính sách, theo dõi kiểm tra đơn đốc việc thực hiện chính sách
đối với ngƣời có cơng với cách mạng và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.
1.1.2.2. Nội dung thực thi chính sách đối với người có cơng với cách mạng
a. Xây dựng hệ thống văn bản thực thi chính sách đối với người có
cơng với cách mạng
Để thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng đƣợc chặt
chẽ, thống nhất giữa các địa phƣơng. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành hệ thống
văn bản hƣớng dẫn thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng,
bao gồm:
- Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Cơ quan có thẩm quyền cao nhất xây dựng
hoạch định chính sách, ban hành Pháp lệnh về ƣu đãi ngƣời có cơng với cách
mạng.
- Chính phủ: Là cơ quan ban hành các Nghị định quy định chi tiết, hƣớng
dẫn thi hành Pháp lệnh về ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng.
- Bộ Lao động - TB và XH: Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ liên
quan nhƣ Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ... ban hành Thông tƣ, Thông tƣ
liên tịch hƣớng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ƣu đãi
ngƣời có cơng với cách mạng.
- Ngồi ra, Cục Ngƣời có cơng là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm
tham mƣu, hƣớng dẫn bổ sung những quy định chƣa đƣợc rõ ràng để các địa
phƣơng có cơ sở triển khai thực hiện
b. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách
Có thể nói, hiệu quả của thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với
cách mạng với cách mạng trong giải quyết chính sách đối với ngƣời có cơng
với cách mạng một phần lớn phụ thuộc vào vấn đề tổ chức bộ máy quản lý và
thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng. Do vậy, tổ chức bộ


10


máy thực thi chính sách cũng là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc
trong thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng. Do đặc điểm
chính trị, kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau nên mỗi đơn vị có hình thức
tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Tuy vậy, khi xây dựng tổ chức bộ máy
thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng đều phải giải quyết
một số vấn đề chung có tính chất cơ bản nhƣ sau:
- Vị trí và chức năng giữa ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội với
các ngành Tài chính, Giáo dục, Quốc phịng, Cơng an …
- Mối quan hệ giữa ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội với chính
quyền địa phƣơng: Là một vấn đề rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy
quản lý Ngƣời có cơng với cách mạng bởi vì trong việc thực hiện và quản lý
nhà nƣớc trong thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng rất
cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng các cấp. Điều này càng
quan trọng hơn đối với các nƣớc ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội chƣa cao,
trình độ dân trí, trình độ hiểu biết và chấp hành Pháp lệnh của một bộ phận đối
tƣợng thấp.
c. Công tác quản lý hồ sơ người có cơng với cách mạng
- Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an có trách nhiệm quản lý hồ sơ ngƣời có
cơng với cách mạng đang tại ngũ.
- Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm lƣu trữ:
+ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tặng Bằng “Tổ quốc ghi
cơng”
+ Trích lục hồ sơ liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, đăng ký quản lý, lƣu trữ hồ sơ ngƣời có cơng tại địa


11


phƣơng nơi có hộ khẩu thƣờng trú và hồ sơ do quân đội, công an giới thiệu
đến;
+ Lập và gửi trích lục hồ sơ theo mẫu của hồ sơ liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh
binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học về Bộ Lao động
- Thƣơng binh và Xã hội (Cục Ngƣời có cơng);
Việc lƣu trữ và quản lý hồ sơ phải đƣợc đăng ký theo quy định, thống
nhất và khoa học đƣa lên giá quản lý theo từng huyện, từng loại đối tƣợng để
khi cần khai thác có thể dễ tìm, dễ thấy.
- Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Sở Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội báo cáo định kỳ tình hình, số lƣợng ngƣời có
cơng tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm (Mẫu HS8) gửi Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (Cục Ngƣời có cơng) trƣớc ngày 31 tháng 01 năm sau.
d. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực thi chính sách
đối với người có cơng với cách mạng
Trên cơ sở xác định mục tiêu hàng tháng, quý, năm tổ chức thanh kiểm
tra theo dõi kế hoạch thực hiện đúng thời hạn, thực hiện các phƣơng pháp quản
lý chặt chẽ chống khai man để hƣởng sai quy định.
Thƣờng xuyên tổ chức thanh, kiểm tra trong việc thực hiện chính sách
đối với ngƣời có cơng với cách mạng và chế độ quản lý. Phối hợp với các
ngành, các cấp hạn chế các tiêu cực trong việc thực hiện và quản lý trên địa
bàn.
* Thanh tra, kiểm tra trong thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có cơng
- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan lĩnh vực ngƣời có cơng, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên
ngành xây dựng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực thi chính
sách theo quy định của Pháp lệnh ngƣời có cơng và xử lý vi phạm hoặc đề nghị


12


cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
- Thanh tra các cấp theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách ngƣời có
cơng trên cơ sở đối chiếu với các quy định hiện hành, tùy từng mức độ vi phạm
xử lý vi phạm hoặc đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền.
* Xử lý vi phạm trong thực thi chính sách đối với ngƣời có cơng với
cách mạng
- Xử lý vi phạm đối với ngƣời có hành vi vi phạm
Ngƣời nào có một trong các hành vi vi phạm sau đây tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự:
+ Giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hƣởng chế độ ƣu đãi ngƣời có cơng;
+ Giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hƣởng thêm chế độ ƣu đãi ngƣời có
cơng
+ Giả mạo hoặc chứng nhận sai sự thật để ngƣời khác hƣởng chế độ ƣu
đãi ngƣời có cơng;
Ngƣời vi phạm các mục trên bị đình chỉ các chế độ ƣu đãi đã hƣởng do
giả mạo hoặc khai man giấy tờ, buộc hoàn trả các chế độ ƣu đãi đã hƣởng sai.
+ Ngƣời nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật ƣu đãi
ngƣời có cơng với cách mạng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc và quyền
lợi của ngƣời có cơng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.
- Xử lý đối với ngƣời đang hƣởng chế độ ƣu đãi theo Pháp lệnh mà phạm
tội
Trƣờng hợp ngƣời có cơng theo quy định mà phạm tội bị bắt tạm giam


13


thì Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc
Bộ Quốc phịng, Bộ Công an tạm dừng chế độ ƣu đãi từ tháng liền kề khi có
quyết định tạm giam.
Trƣờng hợp ngƣời phạm tội đã bị kết án thì Sở Lao động - Thƣơng binh
và Xã hội hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an có
trách nhiệm:
+ Ra Quyết định tạm đình chỉ chế độ ƣu đãi đối với ngƣời phạm tội quy
định tại Khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh 2005 trong thời gian chấp hành hình
phạt tù từ tháng liền kề khi bản án có hiệu lực pháp luật.
+ Ra quyết định phục hồi chế độ ƣu đãi từ tháng liền kề khi có quyết
định chấp hành xong hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền;
+ Ra quyết định đình chỉ chế độ ƣu đãi đối với ngƣời phạm tội quy định
của Pháp lệnh từ tháng liền kề khi bản án có hiệu lực pháp luật.
e. Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong thực thi chính
sách đối với người có công với cách mạng
Mối quan hệ giữa ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội với ngành
thành viên, cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền địa phƣơng đặc biệt là Y
tế, Bảo hiểm xã hội, Quân đội, Công an, Nội vụ, Xây dựng, Mặt trận Tổ quốc,
Đoàn thanh niên và một số tổ chức Hội nhƣ: Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu
thanh niên xung phong, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin.. là một vấn đề
rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý và thực thi chính sách đối với
ngƣời có cơng với cách mạng bởi vì trong thực thi chính sách đối với ngƣời có
cơng với cách mạng rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng
các cấp. Điều này càng quan trọng hơn đối với các nƣớc ở trình độ phát triển
kinh tế - xã hội chƣa cao, trình độ dân trí, trình độ hiểu biết và chấp hành Pháp
lệnh của một bộ phận đối tƣợng thấp.


14


g. Kết quả thực thi chính sách đối với người có cơng với cách mạng
Bao gồm việc xét duyệt các đối tƣợng. Trong đó cần xác định và phân
loại từng đối tƣợng thuộc phạm vi xét duyệt của các ngành khác. Công tác quản
lý đối tƣợng là quan trọng của hoạt động quản lý nhà nƣớc trong giải quyết
chính sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng. Nó phải đảm bảo quản lý
theo đúng thủ tục, qui trình đề ra, đó là các đối tƣợng trƣớc khi xác nhận phải
đƣợc niêm yết công khai để nhân dân đƣợc biết và sau khi đƣợc xác nhận thì
phải vào sổ quản lý theo dõi hàng tháng, hàng năm.
Để thực hiện công việc này, cán bộ phụ trách ở địa bàn xã, thị trấn phải
điều tra, nắm bắt các thông tin trong nhân dân về công tác này, phản ánh kịp
thời về cơ quan chức năng cấp trên để xử lý kịp thời, đúng quy định.
- Công tác xét duyệt, quản lý các đối tƣợng là công tác chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhằm hƣớng dẫn, chỉ đạo về chun mơn, nghiệp
vụ đối với cán bộ phụ trách Phịng Lao động-TB và XH các huyện, thị xã,
thành phố và các xã, thị trấn để các đối tƣợng chính sách và gia đình họ kê khai
chính xác, đúng qui định của Nhà nƣớc và thƣờng xuyên lập báo cáo với các
cấp.
- Ngoài ra quản lý chi trả kịp thời các chế độ trợ cấp từ nguồn kinh phí
trung ƣơng uỷ quyền theo quy định
Kết quả việc tổ chức thực hiện đƣợc đánh giá chất lƣợng của việc xây
dựng kế hoạch, đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý và giải quyết chính
sách đối với ngƣời có cơng với cách mạng. Đồng thời phản ánh tâm tƣ nguyện
vọng, nắm bắt đời sống của ngƣời có cơng với cách mạng trên địa bàn.
Các chế độ ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân của họ
đƣợc điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng
thời kỳ. Hàng năm Nhà nƣớc dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế


15


độ ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân của họ.
Ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân đƣợc Nhà nƣớc, xã hội quan
tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi sau
đây:
Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; Đƣợc ƣu tiên
trong tuyển sinh, tạo việc làm; đƣợc hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; Ngƣời có cơng với cách mạng
và thân nhân đƣợc Nhà nƣớc mua bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Ngƣời có công với cách mạng đang đƣợc nuôi dƣỡng tại cơ sở của
ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thì hƣởng chế độ điều trị.
- Ngƣời có cơng với cách mạng sống ở gia đình và thân nhân đã đƣợc
quy định tại Pháp lệnh hƣởng điều dƣỡng tập trung hoặc gia đình theo mức chi
quy định. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính điều chỉnh mức chi điều dƣỡng đối với ngƣời có cơng với cách mạng căn
cứ vào khả năng ngân sách Nhà nƣớc có tính đến yếu tố trƣợt giá.
- Ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp
lệnh đƣợc phục hồi chức năng lao động, cấp phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ
chỉnh hình.
* Chế độ ƣu đãi trong giáo dục
Hỗ trợ học phí và trợ cấp mỗi năm học một lần đối với ngƣời có cơng
với cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thơng; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.
Trợ cấp hàng tháng đối với ngƣời có cơng với cách mạng và con của họ
theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.


16


Không áp dụng chế độ này đối với trƣờng hợp đang hƣởng lƣơng hoặc
sinh hoạt phí khi đi học.
Ngƣời có công với cách mạng và con của họ đang theo học tại các cơ sở
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì hƣởng ƣu đãi theo quy định của Pháp
lệnh ƣu đãi ngƣời có cơng.
Ngƣời có cơng với cách mạng và con của họ nếu đồng thời học ở nhiều
cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trƣờng thì đƣợc
hƣởng một chế độ ƣu đãi.
Khơng áp dụng chế độ ƣu đãi giáo dục đối với ngƣời có cơng với cách
mạng và con của họ trong trƣờng hợp đã hƣởng chế độ ƣu đãi tại một cơ sở
giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học.
* Chế độ ƣu đãi về nhà ở
Ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đƣợc hỗ trợ cải thiện
nhà ở tùy theo hồn cảnh, cơng lao đóng góp của từng ngƣời và khả năng của
Nhà nƣớc, địa phƣơng. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào chế độ ƣu đãi
cao nhất mà ngƣời đó đƣợc hƣởng và chỉ giải quyết một lần.
Ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu mua nhà ở thuộc
sở hữu nhà nƣớc thì đƣợc miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai.
Ngƣời có cơng với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu đƣợc Nhà nƣớc
giao đất làm nhà ở thì tùy theo cơng lao đóng góp sẽ đƣợc giảm một phần tiền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Kết quả đánh giá việc triển khai thực thi chính sách ngƣời có cơng là
những số liệu phản ánh của các cấp từ tỉnh, huyện, xã về công tác tham mƣu
chỉ đạo, tổ chức tiếp nhận thẩm định hồ sơ, số lƣợng đối tƣợng đƣợc công nhận
và thụ hƣởng chính sách, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa... thông qua báo cáo


×