Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Long Trường có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.2 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG </b> <b>ĐỀ THI HỌC KÌ 1 </b>
<b>MƠN: NGỮ VĂN 12 </b>
<b>NĂM HỌC: 2020 – 2021</b>


<b>ĐỀ SỐ 1 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:</b>


<i>Chim ưng là loài chim có tuổi thọ lớn nhất thế giới. Nó có thể sống nhiều nhất 10 năm. Khi chim </i>
<i>ưng sống đến 40 tuổi, mỏ của nó trở nên dài và cong, gần như chạm vào ngực, móng vuốt của </i>
<i>nó bắt đầu lão hóa, khơng thể bắt mồi một cách hiệu quả, lơng của nó vừa dày vừa rậm, đơi cánh </i>
<i>trở nên vô cùng nặng nề, khiến việc bay lượn vơ cùng khó khăn.</i>


<i>Lúc này, chim ưng chỉ có hai lựa chọn: hoặc là chờ chết, hoặc là trải qua một q trình lột xác vơ </i>
<i>cùng đau khổ, kéo dài 150 ngày. Lúc ấy, nó cần trốn trong tổ ở trên vách núi, dùng mỏ mổ vào </i>
<i>đá, cho đến khi chiếc mỏ hồn tồn rụng đi, sau đó lặng lẽ chờ chiếc mỏ mới mọc ra. Chim ưng </i>
<i>dùng chiếc mỏ mới nhổ sạch từng móng vuốt đã lão hóa, trong q trình này, máu của nó khơng </i>
<i>ngừng chảy. Nó đã cố chịu đựng đau đớn. Sau khi những chiếc lông mới mọc ra, chim ưng liền </i>
<i>dùng móng vuốt mới nhổ sạch từng chiếc lơng trên người. Khi những chiếc lông mới mọc ra là </i>
<i>lúc 5 tháng đau khổ ròng rã đã qua, chim ưng lại bắt đầu bay lượn, tiếp tục trải qua những năm </i>
<i>tháng của 30 năm sau đó!</i>


<i>(…) Về điểm này, con người cũng không ngoại lệ. Cùng với sự phong phú về kinh nghiệm sống, </i>
<i>chúng ta dần hình thành thói quen tư duy nào đó. Cuộc sống tiếp theo của chúng ta phần nhiều </i>
<i>là lặp lại quá khứ của mình, đồng thời chúng ta sẽ bị hạn chế bởi q khứ, rất khó đột phá. Đây </i>
<i>chính là nguyên nhân khiến nhiều người sau khi đạt được đỉnh cao của sự nghiệp thì bước vào </i>
<i>trạng thái trầm cảm. Khi bắt đầu chán ghét cái tôi không có gì thay đổi, trong lịng cảm thấy lo </i>
<i>lắng và bất an, chúng ta cần phải lột xác, cần phải phủ định cái tôi được xây dựng từ quá khứ, </i>
<i>sau đó tiếp thêm sức sống mới cho mình.</i>



(Trích <i>Tìm lại cái tơi đã mất, cứu vãn cuộc đời khơng vui vẻ</i> - Trịnh Chí Lương, NXB Văn học,


2015, tr.218 – 219)


<b>Câu 1. </b>Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 3. </b>Quá trình lột xác của lời chim ưng diễn ra qua những sự việc cụ thể nào? Quá trình ấy
có sự tương đồng như thế nào với q trình “lột xác” của con người?


<b>Câu 4. </b>Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị học được từ loài chim ưng là gì?
<b>II. LÀM VĂN</b>


<b>Câu 1.</b>


Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được đặt ra trong văn


bản ở phần Đọc hiểu: <i>Chúng ta cần phải lột xác, cần phải phủ định cái tơi được xây dựng từ q </i>


<i>khứ, sau đó tiếp thêm sức sống mới cho mình.</i>


<b>Câu 2.</b>


Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người xứ Huế trong đoạn trích sau:


<i>Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ </i>
<i>màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sơng </i>
<i>Hương đã chuyển dịng một cách liên tục, vịng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những </i>
<i>đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai </i>
<i>của nó. Từ ngã ba Tuần, sơng Hương theo hướng nam bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, </i>
<i>Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật trịn về phía đơng bắc, ơm lấy chân đồi Thiên Mụ, </i>


<i>xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua </i>
<i>một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trơi đi </i>
<i>giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam </i>
<i>Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta ln ln nhìn thấy dịng sơng mềm như tấm lụa, với những </i>
<i>chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng </i>
<i>phản quang nhiều trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người </i>
<i>Huế thường miêu tả.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sơng Hương thành giọng hị dân gian; ấy là tấm </i>
<i>lịng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với q hương xứ sở.</i>


(Trích <i>Ai đã đặt tên cho dịng sơng?</i> – Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo


dục Việt Nam, 2016, tr.198 – 201)


<b>--HẾT--- </b>
<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1: </b>


- Phương thức biểu đạt của văn bản: thuyết minh, nghị luận.
<b>Câu 2:</b>


- Nội dung chủ đạo: khẳng định "lột xác" là quá trình tất yếu của sự vật và con người nếu muốn
tồn tại và trưởng thành. Qua đó, tác giả khuyên mỗi con người hãy dũng cảm "lột xác", phủ định
thói quen cũ mịn để tiếp thêm sức sống, làm mới mình.


- Nhan đề: Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách đặt nhan đề khác nhau, miễn phù hợp với nội
dung chủ đạo. Gợi ý: Lột xác; Lột xác để tồn tại; Lột xác để trưởng thành, Thay đổi cái tôi; Đổi


mới bản thân để thích nghi,…


<b>Câu 3:</b>


- Quá trình lột xác của chim ưng trải qua những việc: dùng mỏ của mình mổ vào đá, cho đến khi
chiếc mỏ hồn tồn rụng đi, sau đó chờ chiếc mỏ mới mọc ra; nhổ sạch từng móng vuốt đã lão
hóa; nhổ sạch từng chiếc lơng trên người.


<i>- Sự giống nhau trong quá trình lột xác giữa chim ưng và con người:</i>


+ Quá trình lột xác diễn ra toàn diện từ những thay đổi về diện mạo, hành động bên ngoài đến
đời sống bên trong: sức sống, thói quen, suy nghĩ,…


+ Q trình lột xác diễn ra không hề dễ dàng mà phải trải qua một thời gian dài, địi hỏi ý chí, sự
kiên trì, dũng cảm đối diện với những đau đớn, thử thách,…


<b>Câu 4:</b>


Thí sinh có thể chọn rút ra các bài học khác nhau:


- Trước những sự lựa chọn sinh từ, con người cần mạnh mẽ lựa chọn con đường sống tiếp.
- Con người cần lột xác để tồn tại và trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Cần phải có ý chí, sự chịu đựng phi thường mới có thể lột xác.


(Các bài học kèm theo sự kiến giải hợp lý đều nên được khuyến khích, khơng phân biệt bài học
chính/phụ).


<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>



<i>Giải thích nhận định: </i>


- Lột xác, phủ định cái tôi được xây dựng từ quá khứ: gạt bỏ những dấu ấn, đặc điểm cá nhân
đã có từ trước để thay đổi, làm mới bản thân, để đạt đến một trạng thái mới mẻ về cả thể chất
và tinh thần, cả diện mạo, suy nghĩ và hành động.


- Nhận định khuyên con người trong quá trình phát triển cần phải dũng cảm thay đổi bản thân,
gạt bỏ những điều đã cũ, là mới mình cả về thể chất và tinh thần.


<i>Bàn luận: </i>


- Nhận định đúng đắn khi cho rằng con người cần phải tự lột xác, cần phải phủ định cái tôi được
xây dựng từ quá khứ, sau đó tiếp thêm sức sống mới cho mình. Bởi:


+ Cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng. Thay đổi để thích nghi với mơi trường sống
là quy luật tất yếu của sự sinh tồn.


+ Những diện mạo, thói quen suy nghĩ, hành động cũ nếu duy trì lâu sẽ trở thành lạc hậu, bảo
thủ, lực cản của sự phát triển. Vì vậy, nó cần phải bị loại trừ, phủ định.


+ Chỉ có thơng qua q trình lột xác, con người mới hình thành những đặc điểm, phẩm chất mới
tối ưu hơn, giúp bản thân thêm hồn thiện. Q trình lột xác cũng sẽ đem lại niềm cảm hứng
mới, giúp mỗi người thêm yêu đời, yêu bản thân và hứng thú hơn với công việc,…


+ Bàn luận mở rộng: cần phải hiểu đúng bản chất của sự lột xác, sự phủ định cái tôi trong quá
khứ để tránh những sai lầm, ngộ nhận đáng tiếc:


+ Không phải khi nào con người cũng cần lột xác, cần phủ định cái tôi đã được xây dựng trong
quá khứ nếu những yếu tố cũ vẫn còn ý nghĩa, giá trị.



+ Sự lột xác không phải diễn ra vào bất kỳ lúc nào mà chỉ nên tiến hành khi con người đã chuẩn
bị nền tảng cho những yếu tố mới tích cực xuất hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thí sinh liên hệ với thực tế, dẫn chứng để làm rõ hơn quan điểm của mình về nhận định.


<i>Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp. </i>


<b>Câu 2:</b>
<b>1. Mở bài</b>


<i>Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: </i>


- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại,
chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến
thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn
hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.


- <i>Ai đã đặt tên cho dịng sơng?</i> là bài bút ký xuất sắc viết tại Huế, năm 1981, in trong tập sách
cùng tên.


- Đoạn trích miêu tả thủy trình sơng Hương đoạn chảy qua cánh đồng Châu Hóa ra khỏi thành
phố Huế để đổ về biển. Qua thủy trình đó, đoạn trích làm nổi bật vẻ đẹp của sơng Hương, cảnh
sắc thiên nhiên và con người xứ Huế.


<b>2. Phân tích</b>


<b>2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế trong đoạn trích:</b>



<i>Vẻ đẹp thiên nhiên: </i>


- Sự hịa quyện giữa thủy trình sơng Hương với cảnh quan thiên nhiên xung quanh đã tạo nên
vẻ đẹp biến ảo, đầy sắc màu, vừa hùng vĩ vừa nên thơ cho xứ Huế. Cụ thể:


+ Ở đồng bằng Châu Hóa


<b>• </b>Sơng Hương trơi chảy giữa các cánh đồng đầy hoa dại đem lại vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn.


<b>• </b>Trên hành trình dịng chảy, nó tiếp tục phơ khoe nhtững vẻ đẹp sinh động, quyến rũ. Đó là dòng


chảy liên t, ục vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật
mềm, vẽ một hình cung thật trịn; nó đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua lòng vực sâu
để sắc nước trở nên xanh thẳm, khi trôi đi giữa những dãy đồi sừng sững. Sông Hương mềm
như tấm lụa, và là quang nhiều màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”…


+ Khi rời thành phố Huế: Sông Hương ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương
khói, lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre, trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ
Dạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều song cũng thật dịu dàng, nữ tính của người con gái Huế qua các
hình ảnh: sơng Hương ở đồng bằng Châu Hóa được cảm nhận như người gái đẹp nằm ngủ mơ
màng giữa cánh đồng đ ầy hoa dại; thủy trình của nó được khắc họa bởi những đường cong,
khúc quanh uốn lượn mềm mại.


- Chung tình: trong hành trình xi về Huế, sơng Hương như người con gái đẹp đã nỗ lực vượt
qua những khó khăn thử thách bằng tất cả sức trẻ, khao khát tình yêu, sự chung tình để tìm về
người tình của nó. Phút chia tay đầy lưu luyến bịn rịn của sông Hương với thành phố Huế được
ví như nàng Kiều chí tình trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề: “Còn non, còn nước, còn dài,
còn về, cịn nhớ”. Lời thề ấy cũng chính là tấm lịng người dân Châu Hóa mãi chung tình với q


hương xứ sở.


<b>2.2 Liên hệ với vẻ đẹp thiên nhiên và con người thôn Vĩ trong khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ của </b>
<b>Hàn Mặc Tử.</b>


<i>Vẻ đẹp thiên nhiên và con người thôn Vĩ: </i>


- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai hiện lên với vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi, thơ mộng,


bừng sáng và ngập tràn sức sống: <i>Nắng hàng cau nắng mới lên, vườn ai mướt quá xanh như </i>


<i>ngọc…</i>


- Câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” là nét vẽ cách điệu hóa đã khắc họa sự kết hợp hài
hịa giữa vẻ đẹp con người và cảnh vật con người phúc hậu, dịu dàng, duyên dáng; cảnh vật
xinh xắn, nên thơ”.


<b>2.3 Đánh giá nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện:</b>


<i>Nét tương đồng:</i> Cả hai tác giả đều có phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa; có tâm hồn lãng
mạn, tinh tế, nhạy cảm. Cả hai tác giả đều lấy những địa danh nổi tiếng của xứ Huế để làm điểm
nhấn và khơi nguồn cảm hứng; cùng khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh sắc, con người xứ
Huế. Qua đó bộc lộ tình u tha thiết, niềm tự hào đối với quê hương xứ sở.


<i>Điểm khác biệt: </i>


- <i>Đây thôn Vĩ Dạ</i>


<i>+ Đây thôn Vĩ Dạ</i> được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử. Nên vẻ đẹp
thơn Vĩ được hiện lên từ cái nhìn của kí ức, của hồi niệm. Qua đó, độc giả thấy được niềm khát


khao giao cảm với cuộc đời, con người trong nỗi niềm đầy uẩn khúc, tiếc nuối, bất lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>- Ai đã đặt tên cho dòng sơng?</i>


+ <i>Ai đã đặt tên cho dịng sơng?</i> của Hồng Phủ Ngọc Tường: Vẻ đẹp của sông Hương được
khắc họa bằng nguồn cảm hứng về đất nước, Tổ quốc và hiện lên nhiều góc độ, điểm nhìn nên
rất sinh động, biến ảo.


+ Về hình thức nghệ thuật: Sử dụng thể loại bút kí giàu chất trữ tình, huy động vốn kiến thức
phong phú trên nhiều lĩnh vực; ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm; lối hành văn mê đắm, súc
tích, hướng nội; sử dụng nhiều hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ, thú vị…


<b>3. Kết luận</b>


- Khái quát và mở rộng vấn đề.
<b>ĐỀ SỐ 2 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<i>“Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí </i>
<i>óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời </i>
<i>gian. Những sự hiểu biết của lồi người là một thế giới mênh mơng. Kể làm sao được những vật </i>
<i>hữu hình và vơ hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?</i>


<i>[…] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc </i>
<i>được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn các danh nhân trong muôn thuở.</i>


<i>Chắc bạn còn nhớ lời của Von – te: Người siêng học lần lần tự khốc cho mình một cái tơn vọng </i>
<i>mà chức tước, của cải đều không cho được”. […]</i>



<i>Thiêng liêng thay sự tự học! Mỗi lần vào một thư viện cơng cộng, tơi đều có cảm giác rờn rợn mà </i>
<i>lâng lâng như vào một tòa đền […]. Ở đây khơng có hương, khơng có trầm nhưng có hàng chục, </i>
<i>hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách vở nào đứng đắn </i>
<i>mà chẳng là một cuốn kinh?”</i>


(Nguyễn Hiến Lê, <i>Tự học – một nhu cầu thời đại</i>, NXB Văn hóa – thơng tin, Hà Nội, 2003 – Trích


theo Ngữ Văn 11 – Tập một – NXB GD 2009, tr 212)


<b>Câu 1: </b>Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?


<b>Câu 2:</b> Hãy giải thích cụm từ “thú vui rất thanh nhã” mà người viết sử dụng trong đoạn trích trên.
<b>Câu 3: </b>Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó trong câu văn sau: “Tự học cũng là một
cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du
lịch trong khơng gian lẫn thời gian.”


<b>Câu 4: </b>Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến của Nguyễn Hiến Lê: “sách nào đứng đắn mà chằng là
một cuốn kinh?”. Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Câu 1:</b>


Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của mình về vai trị của “tự học” đối với con người.


<b>Câu 2:</b>


Anh/Chị hãy phân tích nhân vật người lái đị trong đoạn trích tùy bút “Người lái đị sơng Đà” của
Nguyễn Tn. Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử từ” để thấy
sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận và khám phá con người của Nguyễn Tuân trước
và sau Cách mạng tháng Tám 1945.



<b>---HẾT--- </b>
<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>


- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
<b>Câu 2:</b>


- “Thú vui rất thanh nhã” là niềm say mê vui thú mang sắc thái lịch sự, khiêm tốn không phô
trương nhưng lại đem đến cho người đọc những niềm vui đích thực.


<b>Câu 3:</b>


- Biện pháp nghệ thuật:


+ So sánh: so sánh tự học cũng như đi du lịch


+ Điệp từ: <i>du lịch</i>


- Tác dụng: khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tự học đối với mỗi cá nhân.
<b>Câu 4:</b>


Vì:


- Một cuốn sách hay còn mang lại cho ta những tri thức, kinh nghiệm của nhân loại.


- Cuốn sách hay cịn bồi đắp tư tưởng, tình cảm hướng con người đến cái đích chân – thiện –
mĩ.



<b>II. Làm văn</b>
<b>Câu 1:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Học là quá trình thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận
thức. Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
- Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho
mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng.
Tự học có thể khơng cần sự hướng dẫn của người khác.


<b>Bàn luận về tự học:</b>


- Vai trò, ý nghĩa của việc của tự học


+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện.


+ Tự học giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người
khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hồn thiện bản thân.


+ Tự học sẽ giúp tri thức được khắc sâu hơn.


+ Tự học là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
+ Người có tinh thần tự học ln là những người chủ động, tự tin trong cuộc sống.


- Tự học như thế nào cho có hiệu quả:


+ Ln có một cuốn sổ tay ghi chép lại kiến thức được học và những điều hữu ích mà bản thân
quan sát được.


+ Bản thân cần sự tích cực, chủ động, tự mày mị tìm hiểu, nếu khơng hiểu cần có sự chỉ bảo,


hướng dẫn của thầy cơ giáo.


+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người
dạy để nắm chắc kiến thức.


- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với u cầu đề bài, có phân tích ngắn gọn.
- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân


+ Bên cạnh đó vẫn cịn những bạn có lối học thụ động, học chay, học vẹt không mang lại hiệu
quả.


<b>+ </b>Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê,


ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Bản thân em đã tự học thế nào?


<b>Tổng kết vấn đề</b>: Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là
quan trọng nhất bởi nó ln giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.


<b>Câu 2:</b>


<b>1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:</b>


- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định
nghĩa về người nghệ sĩ.


- Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ ln nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ
thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Ơng thường có cảm hứng mãnh liệt với
cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.



- <i>Người lái đị sơng Đà</i> là bài tùy bút được in trong tập <i>Sông Đà</i> (1960) của Nguyễn Tuân. <i>Sông </i>


<i>Đà</i> là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian


khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xơi. <i>Người lái đị sơng Đà</i> cho ta diện mạo của


một Nguyễn Tuân khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời này.
- Hình tượng người lái đị sơng Đà là hình tượng trung tâm của tác phẩm…
<b>2. Phân tích</b>


<b>2.1 Phân tích nhân vật người lái đị sơng Đà</b>
<b>a. Giới thiệu chân dung, lai lịch</b>


- Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đị Lai Châu.


- Chân dung: “tay ơng lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như
kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sơng,
nhỡn giới ơng vịi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”, “cái đầu
bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.


<b>b. Vẻ đẹp của người lái đị sơng Đà</b>
<b>Vẻ đẹp trí dũng:</b>


- Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sơng Đà hung bạo, hùng vĩ.
- Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức:


+ Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vơ song với sóng nước, với thạch tinh
nham hiểm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Cuộc giao tranh với sông Đà qua ba trùng vi thạch trận thể hiện rõ nhất vẻ đẹp trí dũng của
người lái đị.


- Cuộc vượt thác lần một


+ Sông Đà hiện lên như một kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt


+ Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai tay
giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”.


+ Trước đồn qn liều mạng sóng nước xơng vào (…), ơng đị “cố nén vết thương, hai chân
vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến,
vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.


- Cuộc vượt thác lần hai:


+ Dưới cây bút tài hoa, phóng túng, con sơng Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù số một”
của con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn.


+ Ơng lái đị “khơng một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá ln vịng vây thứ hai và đổi ln chiến
thuật”.


> Trước dịng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi
trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ.


> Khi bốn năm bọn thủy qn cửa ải nước xơ ra, ơng đị khơng hề nao núng mà tỉnh táo, linh
hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ơng tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ơng
đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”.
- Cuộc vượt thác lần ba:



+ Bị thua ơng đị ở hai lần giao tranh trước, trong trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên
cuồng, dữ dội.


+ Chính giữa ranh giới của sự sống và cái chết, người đọc càng thấy tài nghệ chèo đò vượt thác
của ơng lái thật tuyệt vời. Ơng cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”,
“vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua
hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh quang. Câu văn
“thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở
phía sau lưng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua
những thử thách khốc liệt của cuộc sống.


+ Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của
sơng Đà.


<b>Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:</b>


- Tài hoa: Với nhà văn, tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong cơng
việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể vươn tới tự do. Chính vì vậy, Nguyễn Tn
đã tập trung bút lực ca ngợi hình ảnh ơng lái băng băng trên dịng thác sơng Đà một cách ung
dung, bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng.


- Nghệ sĩ:


+ Tay lái ra hoa thể hiện tập trung trong cảnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ ba “Vút, vút, cửa
ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi
nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện,
mỗi động tác của người lái đị giống như một đường cọ trên bức tranh sơng nước mênh mông…
+ Phong thái nghệ sĩ của ông lái đị thể hiện trong cách ơng nhìn nhận về cơng việc của mình,


bình thản đến độ lạ lùng. Khi dịng sơng vặn mình hết thác cũng là khoảnh khắc “sóng thác xèo
xèo tan trong trí nhớ”. Những nhà đò dừng chèo, đốt lửa nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ,
cá dầm xanh, “về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá
túa ra tràn đầy ruộng”.


+ Qua thác ghềnh, ông lái lạnh lùng gan góc là thế, nhưng lúc bình thường thì lại nhớ tiếng gà
gáy nên buộc một cái bu gà vào đi thuyền, bởi “có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ ruộng
nương bản mường mình”. Chi tiết ấy đã làm rõ hơn chất nghệ sĩ ở người lái đị sơng Đà.


<b>c. Đánh giá về nhân vật:</b>


- Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ơng lái đị.


- Nguyễn Tn có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của
mình.


- Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hồn tồn phù
hợp với đối tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

xây dựng đất nước- Đó chính là chất vàng mười của con người Tây Bắc nói riêng và người lao
động Việt Nam nói chung trong thời kì mới- thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng
đất nước, xây dựng CNXH. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người
anh hùng khơng phải chỉ có trong chiến đấu mà cịn có cả trong cuộc sống lao động thường
ngày.


<b>2.2 Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử từ”</b>
<b>a. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao</b>


<b>b. Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao:</b>



- Huấn Cao là một người tài hoa, nghệ sĩ.


- Huấn Cao là con người có vẻ đẹp thiên lương trong sáng.
- Huấn Cao là con người khí phách.


<b>2.3 Sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận và khám phá con người của Nguyễn </b>
<b>Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.</b>


- Thống nhất:


+ Nguyễn Tuân luôn luôn tiếp cận và khám phá con người ở phương diện tài hoa – nghệ sĩ. Ở
cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn luôn trân trọng những “đấng tài hoa”, và say mê miêu tả, chiêm
ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một món nghề nào đó,
đầy tính nghệ thuật.


+ Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn
hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.


+ Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn đầy
giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn
phối hợp vô cùng điêu luyện.


- Khác biệt:


+ Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con
người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, những nhân vật tài
hoa nghệ sĩ được Nguyễn Tuân miêu tả có thể tìm thấy ngay trong chiến đấu, lao động hằng
ngày của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

mĩ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm thực,… Chủ nghĩa độc đáo trong


những sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng không chỉ đơn thuần là phản ứng tâm lí của
một cá nhân trước tấn bi kịch xã hội mà nó cịn bao hàm khí khái, cốt cách của người trí thức
u nước khơng cam tâm chấp nhận chế độ thực dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách mình
ra và vượt lên trên cái xã hội của những kẻ thỏa hiệp với xã hội đương thời.


+ Sau Cách mạng, cũng giống như một loạt tác giả đương thời, Nguyễn Tuân đã tìm được hướng
đi, lí tưởng cho mình nên cái ngơng tự mất đi phần cực đoan, chỉ giữ lại cái cốt cách tạo nên vẻ
độc đáo cho trang viết.


+ Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi ngơng, thích chiêm
ngưỡng, chắt chiu cái đẹp thì sau Cách mạng, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống
mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng khơng cịn là Nguyễn Tn “nghệ thuật vị nghệ thuật”
nữa. Ơng đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống
đang nảy nở, sinh sôi đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế
độ mới.


<b>3. Kết luận</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh
nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


Luyện Thi Online


Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.


Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các


trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các
trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày
Nguyễn Đức Tấn.


Khoá Học Nâng Cao và HSG


Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em
HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


Bồi dưỡng HSG Tốn: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá


<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ,
Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


Kênh học tập miễn phí


HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất
cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí,
kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa
đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin
Học và Tiếng Anh.



</div>

<!--links-->

×