Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuong 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.71 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tuần 8 NS: 24/9/2010
Tiết 15 ND: 28/9/2010


<b>Chương II MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA</b>



<b>HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA</b>


<b>Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


<i>1. Kiến thức: </i>


- Biết vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới


- Trình bày và giải thích về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa
<i>2. Kĩ năng: </i>


- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa


- Phân tích ảnh và bản đồ địa lí, bồi dưỡng kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hòa qua biểu
đồ, tranh ảnh


<i>3.Thái độ: </i>


Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế


<b>II. Phương tiện dạy học:</b>


1. <i>Giáo viên</i>: Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới
2. <i>Học sinh: </i>Thước kẻ, bút chì, tập bản đồ



<b>III. Hoạt động dạy và học : </b>


<i>1. Ổn định lớp:</i>
<i>2. Kiểm tra bài cũ:</i>
3. <i>Bài mới</i>:


<i>Khởi động:</i> Đới ôn hòa chiếm 1 nữa diện tích đất nổi trên trái đất.Với vị trí trung gian, môi
trường đới ơn hòa có những nét khác biệt với các môi trường khác như thế nào.


Ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


<i>Hoạt động 1</i>: <i>Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của đới ôn hịa( Cá nhân)</i>
<i>Bước 1</i>: HS quan sát H13.1 rời GV hướng dẫn trên


bản đồ thế giới về vị trí của đới ôn hòa.


<i>Bước 2</i>: GV hướng dẫn hs phân tích bảng số liệu sgk
để thấy t/c trung gian.


<i>Bước 3</i>: T/c trung gian thể hiện ở vị trí nào?
(Đn 27O <sub>B, lạnh 65</sub>0<sub>B -51</sub>0 <sub>B )</sub>


- T/c trung gian thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm,
lượng mưa trung bình năm như thế nào?


- Quan sát H13.1 cho biết mũi tên biểu thị yếu tố gì?
- Các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của
đới nóng như thế nào?



* Vị trí: - nằm trong khoảng từ chí tuyến
đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.


- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa
nằm ở nửa cầu bắc.


<b>1. Khí hậu.</b>


- Mang tích chất trung gian giữa khí hậu
đới nóng và đới lạnh.


- Thời tiết có nhiều biến động thất thường
do:


+ Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới
lạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HOẠT ĐỢNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


<i>Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hóa của môi trường (Nhóm)</i>
<i>Bước 1</i>: HS quan sát mùa đông ở H13.3: mùa
xuân-hạ-thu /59, 60 sgk


<i>Bước 2</i>: Sự biến đổi đó khác với thời tiết Việt Nam
như thế nào? ( VN có thời tiết thay đổi theo muà gió)
- Sự phân bố của mơi trường thể hiện như thế nào?
- Quan sát H13.3 hãy nêu tên các kiểu mơi trường ở
đới nóng?



- Xác định vị trí của các kiểu môi trường này từ tây –
đông?


- Các dòng biển nóng và gió tây có ảnh hưởng đến
mơi trường chúng chảy qua như thế nào?


- Châu Á đi từ Bắc- Nam có các kiểu mơi trường nào?
Thực vật thay đổi ra sao?


- Như vậy môi trường còn biến đổi theo chiều hướng
nào?


- Trong đới ơn hòa có mấy mơi trường chính
<i>Bước 3: Thảo luận nhóm</i>: 3 nhóm 5’


( mỗi nhóm 1 biểu đờ)


Quan sát 3 biểu đờ trang 44 sgk – hoàn thành phiếu :
Đại diện nhóm báo cáo kết quả


Nhóm khác nhận xét bổ sung


<i>Bước 4</i>: Gv chuẩn xác lại kiến thức theo bảng
Hướng dẫn hs đối chiếu với 3 ảnh bên


- Vì sao ở mt ôn đới hải dương lại có nhiều rừng lá
rộng?


- Vì sao ở mt ơn đới lục địa có rừng lá kim?



- Vì sao ở MT ĐTH lại có nhiều rừng cây bụi, gai?
<i>Bước 5</i>: Gv Kluận do đặc điểm khí hậu trung gian của
môi trường đới ôn hòa nên ta thấy rừng ôn đới không
rạm rạp như rừng ở đới nóng.


<b>2. Sự phân hóa của mơi trường.</b>


- Phân hóa theo thời gian: Thể hiện ở cảnh
sắc thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa
xn-hạ-thu-đơng.


- Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên
thay đổi từ Bắc- Nam và từ tây – đông


<i>4. Đánh giá: </i>


Trình bày và giải thích 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản: (Tính chất trung gian, sự thay đổi của
thiên nhiên) của mt đới ôn hòa ?


<i>5. Hoạt động nối tiếp</i>:


- Tìm hiểu cách khắc phục thời tiết thất thường gây ra cho sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa
- Đặc điểm khí hậu 3 môi trường chính của đới ôn hòa


<b>IV. Phụ lục:</b>


Biểu đồ khí hậu Nhiệt độ Lượng mưa Kết luận chung
Tháng1 Tháng7 Tháng1 Tháng7


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tuần 8 NS: 26/9/2010


Tiết 16 ND: 30/9/2010


<b>Bài 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<i>1. Kiến thức: </i>


- Biết nền nông nghiệp đới ơn hòa có những biện pháp tốt tạo ra số lượng lớn nông sản chất
lượng cao


- Biết một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phù hợp với đặc điểm môi trường.
<i>2. Kĩ năng: </i>


- Củng cố thêm kỹ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp địa lí


<i>3.Thái độ: </i>


Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế


<b>II. Phương tiện dạy học:</b>


1. <i>Giáo viên</i>: Bản đồ nông nghiệp Hoa Kì , tranh ảnh về sản xuất công nghiệp ở đới ôn hòa
2. <i>Học sinh:</i> sgk, tập bản đờ


<b>III. Hoạt động dạy và học:</b>


<i>1. Ởn định lớp:</i>
<i>2.Kiểm tra bài cũ</i><b>:</b><i> </i>



- Hãy xác định vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới/


- Trình bày và giải thích về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa?
<i>3. Bài mới:</i>


<i> Khởi động:</i> Nông nghiệp ở đới ôn hòa là nền nông nghiệp hiện đại. Ngày một cải tạo và phát
triển hơn khắc phục những bất lợi của thời tiết và khí hậu, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Vậy những yếu tố nào giúp cho nông nghiệp ở đới ôn hòa phát triển như vậy. Sự pân bố hợp lí
của khí hậu trong sản xuất như thế nào ? Đó là nội dung bài học hơm nay


<b>HOẠT ĐỢNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỢI DUNG CHÍNH</b>


<i>Hoạt động 1</i>: <i>Tìm hiểu đặc điểm nông nghiệp ở đới ôn hòa (cá nhân)</i>
<i>Bước 1: </i>- Ở đới ôn hòa trong nông nghiệp phổ biến là


những hình thức tổ chức sản xuất nào ?


- Giữa 2 hình thức này có điểm gì giống và khác nhau?
- Trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ
nông nghiệp mang lại hiệu quả gì ?


<i>Bước 2</i>: Gv hướng dẫn hs quan sát ảnh 14.1 và 14.2
<i>Bước 3</i>: - Trình độ cơ giới hóa nơng nghiệp ở ảnh nào
cao hơn? Tại sao để phát triển nông nghiệp ở đới ôn
hòa con người phải khắc phục những khó khăn do thời
tiết gây ra?


- Quan sát h 14.3 ,14.4 ,14.5 . Hãy nêu một số biện
pháp khoa học kỹ thuật được áp dụng để khắc phục
những bất lợi trên?



- Qua 3 bức ảnh này ta thấy việc áp dụng KHKT trong
sản xuất nông nghiệp ở đây như thế nào?


<b>1. Nông nghiệp </b>


- Có 2 hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp: hộ gia đình và trang trại




</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


- Vậy để có 1 số lượng nơng sản lớn, cần tổ chức nơng
nghiệp như thế nào?


- Để có nơng sản chất lượng cao và đờng đều cần có
biện pháp gì?


- Ngoài ra để có nơng sản chất lượng cao phù hợp với
yêu cầu của thị trường ta cần phải?


<i>Bước 4</i>: Gv(<i>mở rộng</i>)Tạo giống bò cho nhiều sữa, hoa
hồng đen ở Hà Lan, lợn nhiều nac ít mỡ ở Tây âu, ngô
năng suất cao, cam, nho không hạt ở Bắc mĩ, chăn nuôi
bò sữa, bò thịt theo kiểu công nghiệp (H14.6)


- Tổ chức sản xuất qui mô lớn theo kiểu
công nghiệp



- Chun mơn hóa sản xuất từng nơng sản
- Coi trọng biện pháp tuyển chọn cây
trồng, vật nuôi.


<b>=> </b>Đây là nền nông nghiệp tiên tiến


<i>Hoạt động 2</i>: Tìm hiểu một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ( <i>Nhóm</i>)
<i>Bước 1</i>: Hoạt động nhóm theo phiếu học tập


<i>Bước 2</i>: HS trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét bổ
sung - GV nhận xét chuẩn xác lại kiến thức <i>phụ lục</i>
- Từ kết quả trên em có nhận xét gì về số lượng sản
phẩm nông nghiệp ở đới ôn hòa?


- Các sản phẩm được sản xuất phù hợp với đặc điểm gì
của môi trường?


<b>2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.</b>
<b> </b>(<i> Phụ lục) </i>


Kluận: -Sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn
hòa đa dạng


-Sản phẩm phù hợp với đất đai, đặc điểm
khí hậu từng kiểu môi trường


<i>4. Đánh giá: </i>


- Tại sao nói nơng nghiệp ở đới ơn hòa là 1 nền nông nghiệp tiên tiến?
- Trình bày sự phân bố các loại cây trồng, vật nuôi ở đới ôn hòa?


<i>5. Hoạt động nối tiếp: </i>


<b> </b>- Học và trả lời câu hỏi sgk


- Xem trước bài 15. Tìm hiểu về các ngành công nghiệp của các nước ở đới ôn hòa hòa


<b>IV. </b>Ph l c:u u


<b>Kiểu MT</b> <b>Đặc điểm khí hậu</b> <b>Nơng sản chủ yếu</b>


Cận nhiệt đới gió
mùa


Mùa đơng ấm, khơ
Mùa hạ nóng, ẩm


Lúa nước, đậu tương, bơng, hoa quả
Hoang mạc ơn


đới Nóng, khơ, khắc nghiệt Chăn ni cừu
Địa trung hải Nóng quanh năm


Đơng, thu có mưa
Hè khơ nóng


Nho, rượu vang nổi tiếng thế giới
Cam, chanh, ơ liu ....


Ơn đới hải dương Đơng ấm, hè mát



Mưa quanh năm Lúa mì, củ cải đường, hoa quả,chăn ni bò
Ơn đới lục địa Đơng lạnh, hè nóng có mưa Lúa mì, đại mạch, chăn ni gia súc


Ơn đới lạnh Mùa đơng lạnh, rét
Hè mát có mưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tuần 9 NS: 1/10/2010


Tiết 17 ND: 5/10/2010


<b>Bài 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<i>1. Kiến thức: </i>


- Nắm được nền công nghiệp hiện đại của các nước ôn đới


- Biết và phân tích được các cảnh quan công nghiệp phổ biến ở đới ôn hòa


- Hiểu được nền nông nghiệp hiện đại cùng với các cảnh quan CNH có thể gây nên sự ô nhiễm
MT do các chất thải CN


<i>2. Kĩ năng: </i>


Phân tích ảnh địa lí về hoạt động sản xuất CN với MT ở đới ôn hòa
<i>3.Thái độ:</i>


Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến mơi trường


<b>II. Phương tiện dạy học:</b>



1. <i>Giáo viên</i>: Bản đồ công nghiệp thế giới
2. <i>Học sinh</i>: sgk, tập bản đồ


<b>III. Hoạt động dạy và học:</b>


<i>1. Ổn định lớp:</i>
<i>2. Kiểm tra bài cũ: </i>


- Nêu những biện pháp chính được áp dung trong sản xuất NN ở đới ôn hòa?
- Trình bày các sản phẩm nông nghiệp thay đổi theo kiểu môi trường?


<i>3. Bài mới :</i>


<i> Khởi động:</i> Công nghiệp là ngành quan trọng bậc nhất ở đới ôn hòa, chiểm ¾ tổng sản
phẩm cơng nghiệp toàn thế giới, là ngành kinh tế có bề dày qua thời gian. Để tìm hiểu hoạt
đọng cơng nghiệp ở đới ơn hòa có cơ cấu như thế nào, có đặc điểm cảnh quan ra sao, ta cùng
tìm hiểu nội dung bài hôm nay.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


<i>Hoạt động 1</i>: <i>Tìm hiểu nền công nghiệp hiện đại của các nước ôn đới</i> <i>( cá nhân)</i>
<i>Bước 1:</i> - Các nước ở đới ôn hòa bước vào cuộc cách


mạng công nghiệp vào thời gian nào?


- Từ đó đến nay nề cơng nghiệp như thế nào?
- CN của đới ôn hòa có những ngành chính nào
- CN khai thác phát triển ở những nơi nào? Tại sao?
- Tại sao nói CN chế biến là thế mạnh và rất đa dạng


( Thế mạnh: có các ngành truyền thống phát triển từ
rất lâu đời: luyện kim, cơ khí, hóa chất


Đa dạng: nhiều sản phẩm từ nhiên liệu, nguyên liệu
đến các sản phẩm dùng hạng ngày. Máy móc từ đơn
giản đến tinh vi, tự động hóa đòi hỏi trí tuệ cao, điện
tử, hàng không, vũ trụ…….)


<i>Bước 2</i>: - CN phát triển mạnh như vậy thì nguyên


<b>1. Công nghiệp </b>


- Nền CN phát triển rất sớm


- Được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại
- Có 2 ngành quan trọng: CN khai thác
CN chế biến
- CN khai thác tập trung phát triển nơi có
nhiều tài nguyên khoáng sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


liệu ở đâu đáp ứng được ?


- CN chế biến phân bố chủ yếu ở đâu? Tại sao?
( cảng sông biển, các đô thị, thị trường rộng)


- Sản phẩm CN ở đới ôn hòa có vai trò như thế nào
trên thế giới?



- Kể tên một số nước có nền CN phát triển mạnh ở
đới ôn hòa?


<i>Hoạt động 2</i>: <i>Tìm hiểu cảnh quan công nghiệp ở đới ơn hịa ( cặp)</i>
<i>Bước 1</i>: HS đọc thuật ngữ “Cảnh quan CN”


<i>Bước 2</i>: Quan sát H15.1 và 15.2 hãy:
- Mô tả cảnh quan từng khu vực


- Hai khu CN này khu nào gây ô nhiễm môi
trường nhiều hơn? Tại sao?


- Xu thế của toàn cầu khi xây dựng các khu CN
là gì? ( khu CVN hiện đại)


<i>Bước 3</i>:- Cảnh quan CN phát triển như thế nào?


- Quan sát H15.3 em có nhận xét gì về các khu CN,
vùng CN ở đới ôn hòa?


<b>2. Cảnh quan công nghiệp.</b>


- Cảnh quan CN phổ biến khắp mọi nơi,
được nối với nhau bởi các tuyến đường giao
thông chằng chịt.


- Hình thành các khu CN, trung tâm CN,
vùng CN


<i>4. Đánh giá</i><b>:</b>



- Trình bày đặc điểm CN ở đới ôn hòa?
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3


<i>5. Hoạt động nối tiếp: </i>


<b> </b> - Về nhà học và trả lời câu hỏi sgk
- Sưu tầm ảnh: Một số đô thị lớn


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tuần 9 NS: 4/10/2010
Tiết 18 ND: 8/10/2010


<b>Bài 16: ĐƠ THỊ HĨA Ở ĐỚI ƠN HÒA</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<i>1. Kiến thức: </i>


- HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của đơ thị hóa cao ở đới ôn hòa


- Hiểu được sự phát triển, mở rộng quá trình nhanh của các đô thị đã gây ra những hậu quả
xấu đối với MT ở đới ôn hòa


<i>2. Kĩ năng: </i>


Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đô thị
<i>3.Thái độ: </i>


Ủng hộ các chủ trương, biện pháp nhằm hạn chế sức ép của các đô thị tới MT


<b>II. Phương tiện dạy học:</b>



1. <i>Giáo viên</i>: Bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới
2. <i>Học sinh</i>: Sưu tầm ảnh: Một số đô thị lớn


Cảnh người thất nghiệp, khu dân nghèo, ô nhiễm môi trường


<b>III. Hoạt động dạy và học:</b>


<i>1. Ổn định lớp:</i>


<i>2. Kiểm tra bài cũ</i>: Nêu khái quát về đặc điểm phát triển công nghiệp hóa của đới ơn hòa?
<i>3. Bài mới:</i>


<b> </b><i>Khởi động:</i> Các nước ở đới ơn hòa có nền cơng nghiệp phát triển từ rất lâu đời. Sự phát triển
mạnh mẽ này là động lực cuốn hút người dân vào cuộc sống đơ thị.Vậy đơ thị hóa ở đới ơn hòa
phát triển như thế nào, có đặc điểm gì khác biệt so với đới nóng, vấn đề gì sẽ nảy sinh khi đô
thị ngày càng phát triển. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


<i>Hoạt động 1</i>: <i>Hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa cao ở đới ơn hịa</i> <i>( Cá nhân)</i>
<i>Bước 1</i>: - Nguyên nào cuốn hút người dân vào


trong cuộc sống đô thị ở đới ôn hòa?
( Sự phát triển mạnh mẽ của CN và DV)
- Tỉ lệ dân sống ở đô thị là bao nhiêu ?


- Tại sao cùng với việc phát triển CNH, các siêu đô
thị cũng phát triển theo?



( do nhu cầu lao động trong CN và DV tăng)


<i>Bước 2</i>: - Quan sát H3.3/11 nhận xét về sự phân bố
các siêu đô thị ?


- Dựa vào H16.1, 16.2 cho biết trình độ phát triển
đô thị ở đới ôn hòa biểu hiện như thế nào?


- Lối sống của nhân dân như thế nào?


Mặc dù đơ thị phát triển có quy hoạch nhưng do
phát triển quá nhanh nên cũng nảy sinh rất nhiều
vấn đề, đó là những vấn đề gì ->


<b>1. Đơ thị hóa ở mức độ cao</b>


- Hơn 75% dân cư đới ôn hòa sống trong các
đô thị


- Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên
tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị
- Đô thị phát triển nhanh theo quy hoạch,
phát triển cả về chiều rộng, chiều cao và chiều
sâu


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>


<i>Hoạt động 2</i>: <i>Tìm hiểu các vấn đề đô thị ở đới ơn hịa ( cặp)</i>
<i>Bước 1</i>: HS quan sát H16.3, 16.4



<i>Bước 2</i>: 2 bức ảnh mô tả thực trạng gì đang diễn ra
ở các đô thị và siêu đô thị ?


- Viêc tập trung dân quá đông vào các đô thị, siêu
đô thị sẽ làm nảy sinh vấn đề gì với môi trường và
XH?


- Việc mở rộng đơ thị có ảnh hưởng như thế nào
đến diện tích canh tác trong NN?


<i>Liên hệ thực tế VN</i>


<i>Bước 3</i>: Để giải quyết vấn đề này cần có những
giải pháp gì?


<b>2. Các vấn đề đơ thị.</b>


a. Thực trạng:


- Đô thị phát triển nhanh -> ô nhiễm môi
trường, ùn tắc giao thông


- Thất nghiệp, thiếu nhà ở, tệ nạn XH
- Diện tích đất canh tác thu hẹp nhanh


b. Biện pháp:


- Quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập
trung”



+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh


+ Chuyển dịch các hoạt động CN, DV đến
các vùng mới


+ Đẩy mạnh đô thị hóa nơng thơn
<i>4. Đánh giá: </i>


- Nêu đặc điểm của vùng đơ thị hóa cao ở đới ôn hòa?


- Tại sao ở đới ôn hòa khi xây dựng đô thị hóa phải quy hoạch theo hướng “phi tập trung” ?
<i>5. Hoạt động nối tiếp</i>:


<b> </b>- Học và trả lời câu hỏi sgk


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Tuần 10 NS: 8/10/2010


Tiết 19 ND: 12/10/2010


<b>Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<i>1. Kiến thức: </i>


- Biết được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nước và hậu quả


- Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí
quyển của Trái Đất


- Tìm ra giải pháp để hạn chế ô nhiễm


<i>2. Kĩ năng: </i>


Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm, vẽ biểu đồ về một số vấn đề MT ở đới ôn hòa
<i>3.Thái độ:</i>


- Ủng hộ các biện pháp BVMT, chống ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí
- Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến MT không khí và nước


<b>II. Phương tiện dạy học:</b>


1. <i>Giáo viên</i>: Ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, nước
2. <i>Học sinh: </i>Thước kẽ, bút chì để vẽ biểu đờ


<b>III. Hoạt động dạy và học:</b>


<i>1. Ởn định lớp:</i>
<i>2. Kiểm tra bài cũ:</i>


- Nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ơn hòa?


- Nêu các vấn đề nảy sinh do sự phát triển nhanh của đô thị gây ra?
<i>3. Bài mới:</i>


<i> Khởi động:</i> Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 GV khẳng định: Ơ nhiễm mơi trường đang là điều
nhức nhối không chỉ riêng ở đới ôn hòa mà đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Vậy nguyên nhân của
sự ô nhiễm này là do đâu? Hậu quả nó để lại ra sao? Và phải ngăn chặng nó bằng cách nào? Đó là vấn
đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài hơm nay.


<b>HOẠT ĐỢNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG CHÍNH</b>



<i>Hoạt động 1</i>: <i>Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả của nó( Cặp)</i>
<i>Bước 1</i>: HS quan sát H16.3, 16.4 , 17.1


<i>Bước 2</i>: -3 bức ảnh có chung một chủ đề gì ?
- 3 bức ảnh cảnh báo điều gì trong khí quyển ?
- Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ?
<i>Bước 3</i>: GV khi bắt đầu cuộc cách mạng CN lượng
CO2 tăng nhanh, các trung tâm CN châu Mỹ, châu âu
thải hàng chục tỉ tấn CO2 . Trung bình 700 -> 900
tấn/km2<sub>/năm</sub>


- Ngoài ra còn nguồn ô nhiễm nào?


( do các hoạt động tự nhiên: bão cát, lốc bụi, núi lửa,
cháy rừng, quá trình phân hủy xác đv - tv….)


<b>1. Ơ nhiễm khơng khí.</b>


- Hiện trạng: Bầu khí qủn bị ơ nhiễm
nặng nề


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>HOẠT ĐỢNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỢI DUNG CHÍNH</b>


- Khơng khí bị ơ nhiễm gây nên những hậu quả gì?


GV: Các nước trên thế giới kí nghị định thư <i>kiôtô</i>
đểbảo vệ bầu khí quyển trong lành


- Hậu quả:



+Tạo nên những trận mưa axít đã ăn mòn
các công trình xây dựng, chết cây cối,
bệnh hô hấp


+ Tăng hiệu ứng nhà kính khiến cho trái
đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi,
băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại
dương dâng cao


+ Thủng tầng ôdôn


<i>Hoạt động 2</i>: <i>Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả của nó( nhóm)</i>
<i>Bước 1</i>: HS hoạt động nhóm


N1+2: Tìm ngun nhân của ơ nhiễm nước sông ngòi
N3+4: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển
N5+6: Tác hại của ô nhiễm tới thiên nhiên và sơng
ngòi


Đại diện các nhóm báo cáo kết quả- nhóm khác nhận
xét bổ sung


<i>Bước 2</i>: Gv chuẩn xác lại kiến thức- cho điểm các
nhóm


<b>2. Ơ nhiễm nước.</b>


- Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm
gồm: Nước sông, nước biển, nước ngầm



<b>Ơ nhiễm nước sơng ngịi</b> <b>Ơ nhiễm biển</b>


Nguyên nhân - Nước thải nhà máy


- Lượng phân hóa học, thuốc trừ
sâu


- Chất thải sinh hoạt, đô thị


- Tập trung chuỗi đô thị lớn trên biển


-Váng dầu do chuyên chở, đắm tàu, giàn
khoang trên biển


- Chất thải phóng xạ, chất thải CN
- Chất thải từ sông ngòi chảy ra


Tác hại Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản
xuất


<i>Bước 3</i>: GV giải thích:


- Thủy triều đỏ: Dư thừa lượng đạm và nitơ trong nước thải sinh hoạt, phân hóa học -> tảo biển chết
-> gây cảng trở giao thơng ảnh hưởng hệ sinh thái. Ơ nhiễm nặng các vùng ven bờ


- Thủy triều đen: Sự ô nhiễm dầu mỏ nghiêm trọng, màng của váng dầu tiếp xúc với nước và không
khí làm cho thức ăn của động vật biển suy giảm


Váng dầu cùng một số chất độc hại khác hòa tang vào nước lắng xuống sâu -> gây tác hại HST dưới
sâu, hủy diệt sự sống trên biển và ven biển



-> Biện pháp: Xử lý nước thải
<i>4. Đánh giá: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tuần 10 NS: 11/10/2010
Tiết 20 ND: 15/10/2010


<b>Bài</b>

<b>18: THỰC HÀNH</b>



<b>NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<i>1. Kiến thức: </i>


Biết lượng khí thải CO2 tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên, lượng CO2
trong khơng khí khơng ngừng tăng và nguyên nhân của sự gia tăng đó


<i>2. Kĩ năng: </i>


Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng c trong không khí
<i>3.Thái độ: </i>


Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lượng CO2 trong không khí


<b>II. Phương tiện dạy học:</b>


1. <i>Giáo viên</i>: Biểu đồ tự nhiên đới ôn hòa, biểu đồ các kiểu khí hậu ôn hòa
2. <i>Học sinh</i>: sgk, tập bản đồ


<b>III. Hoạt động dạy và học:</b>



1. <i>Ổn định lớp</i>:
<i>2. Kiểm tra bài cũ:</i>


- Nêu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
- Nêu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?


- Làm bài tập 2 sgk
3. <i>Bài mới</i>:


<i>Khởi động:</i> Bài thực hành này giúp các em nắm vững, cũng cố lại những kiến thức về khí
hậu và kiểu môi trường của đới ôn hòa. Rèn kĩ năng về biểu đồ, giải thích được nguyên nhân của một
số hiện tượng địa lí.


<b>Bài tập 1</b>


Xác định các kiểu môi trường qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa


? Cách biểu hiên trên bản đồ có gì mới


( Nhiệt độ và lượng mưa đều biểu hiện bằng đường)


<b> </b>

<i>Thảo luận nhóm</i>



N1+2: Biểu đồ A N3+4: Biểu đồ B N5+6: Biểu đồ C
Gợi ý những nội dung cần thảo luận


- Phân tích nhiệt độ : Mùa hạ, mùa đông
- Lượng mưa : Mùa hạ, mùa đông
=> Kết luận về kiểu khí hậu



Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Nhóm khác nhận xét bổ sung


-GV chuẩn xác kiến thức - Ghi điểm cho các nhóm


Biểu đờ Nhiệt độ Lượng mưa Kết luận
Mùa hạ Mùa đông Mùa hạ Mùa đông


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

lạnh


B 250c <sub>10</sub>0c <sub>Khô hạn</sub> <sub>Mưa nhiều</sub> <sub>Môi trường địa trung</sub>
hải


C < 150c <sub>5</sub>0c <sub>Mưa ít</sub> <sub>Mưa nhiều</sub> <sub>Môi trường ôn đới</sub>
hải dương


<b>Bài tập 2.</b>


Xác định kiểu rừng qua ảnh


<i>Thảo luận nhóm 7’</i>



<i>Phân nhóm như trên</i>


? Tìm hiểu ảnh và xác định kiểu rừng, tương ứng với kiểu khí hậu nào?
Đại diện nhóm báo cáo kết quả


Nhóm khác nhận xét bổ sung - GV chuẩn xác lại kiến thức - Ghi điểm cho các nhóm


 Ảnh rừng thụy điển: Rừng lá kim phát triển ở khu vực có khí hậu ơn đới lục địa
 Ảnh rừng Pháp vào mùa hạ: Rừng lá rộng thuộc vùng khí hậu ôn đới Hải Dương



 Rừng Canađa mùa thu: Rừng hỗn giao ( phông, thông) phát triển ở vùng có khí hậu


chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới và cận nhiệt


<b>Bài tập 3 </b>


a. Vẽ biểu đồ


GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình cột


Biểu đồ gia tăng lượng CO2 trong không khí (1840 – 1997)






b. Nhận xét: - CO2 không ngừng tăng.


- Do sản xuất CN phát triển, tiêu dùng chất đốt ngày càng tăng
<i>4. Đánh giá </i>


- Nhận xét ưu, khuyết điểm, kiến thức cần bổ sung


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×