Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cac bai tuyen truyen khi hop phu huynh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.98 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Có cần cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 ?</b>




Liên quan đến vấn đề có nên cho trẻ học chữ trước khi bước vào lớp 1
hay không, bởi gần đây dư luận có vẻ khơng đồng tình về vấn đề này,
cho rằng học như thế là làm mất đi sự hồn nhiên của trẻ, là phản khoa
học, vì trẻ ở lứa tuổi này chỉ để ăn, ngủ, vui chơi mà không được bắt trẻ
học trước...


Chúng tơi có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng
Giáo dục mầm non và ơng Lê Ngọc Điệp, Trưởng phịng Tiểu học (Sở
GD&ĐT, TP.HCM) về vấn đề trên:


<i><b>Thưa bà, dư luận đang khá bất bình về việc nhiều phụ huynh đổ xơ</b></i>


<i><b>cho trẻ rèn chữ trước khi vào lớp 1, bà nghĩ sao?</b></i>
- Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: Tâm lý phụ huynh muốn con biết chữ trước cũng khơng phải hồn tồn sai.
Khi trẻ khoảng 5 tuổi thì chương trình mầm non có bộ mơn làm quen với chữ viết, làm quen với các con
số làm tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Trong năm học này, các bé sẽ được học và làm quen với 24 chữ cái và
các số trong phạm vi 10, các bé tập ghép chữ, tập đếm số và phân biệt số lớn, số nhỏ. Ngoài ra, chương
trình mầm non cịn dạy các cháu phân biệt màu sắc, nhận diện hình khối, kích thước... Cho đến cuối năm
học, nhiều trẻ đã có thể đọc viết được.


<i><b> Nhưvậycóqsứcvớitrẻkhơng</b></i> <i><b>?</b></i>


- Chương trình này do Bộ GD&ĐT ban hành đã hơn chục năm qua và áp dụng rất hiệu quả, nhưng cũng
phải nói cho rõ, cách rèn chữ và dạy số như đã nói là dạy theo kiểu cho trẻ mầm non, phù hợp với tâm
sinh lý và sự tiếp thu của lứa tuổi mẫu giáo, rất khoa học và tốt cho trẻ, là tiền đề quan trọng cho trẻ
bước vào lớp 1 dễ dàng hơn.


<i><b>Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc bắt trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học, áp lực</b></i>


<i><b>vớitrẻ?</b></i>


- Cách dạy cho trẻ mầm non khác với việc dạy cho trẻ lớp 1. Chẳng hạn khơng bắt các cháu phải tính
tốn cộng trừ các số, không bắt viết theo kiểu phân ly như trong tập vì khơng phù hợp với lứa tuổi này.
Hiện nay, tại TP.HCM hơn 90% trẻ đều được học mầm non và đều được học bộ môn trên. Đó là việc rất
bình thường và cần thiết, việc chuẩn bị cho các cháu biết cách cầm viết, các hoạt động co duỗi bàn tay,
vẽ hình... để các cháu khơng lúng túng khi bước vào lớp 1.


<i><b>Vậy ngành giáo dục khẳng định là rất nên cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1?</b></i>
- Đúng vậy, tuy nhiên đó là cho trẻ học chữ, làm quen chữ theo cách dạy của mầm non vừa nhẹ nhàng,
vừa thoải mái chứ không ép buộc gây căng thẳng cho trẻ. Chúng tôi cũng khẳng định lại là chủ trương
của ngành giáo dục TP không cho trẻ học trước chương trình lớp 1, vì chưa phù hợp với trẻ lứa tuổi này.
Nhân đây tơi cũng muốn nói rằng, việc dạy chương trình lớp 1 là việc của giáo viên lớp 1, giáo viên mầm
non thì dạy chương trình của mầm non.


<i><b>Từ lâu, ngành giáo dục TP cấm không cho dạy thêm, học thêm khối lớp 1, nhưng thực tế nhiều</b></i>
<i><b>phụ huynh vẫn cho con học với nội dung là rèn chữ, học như vậy có vi phạm khơng, thưa ơng?</b></i>
- Ông Lê Ngọc Điệp: Chúng tôi đã cấm không cho dạy thêm ở khối lớp 1 và tôi khuyên phụ huynh khơng
nên cho trẻ học thêm, vì chỉ cần tiếp thu nội dung học tập ở lớp lá của bậc mầm non cũng đủ để vào học
lớp 1. Hiện tại, mặc dù ngành cấm nhưng cũng không quản lý xuể. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng dần dần phụ
huynh sẽ hiểu ra và khơng bắt con mình học nhiều q sức như vậy. Cịn việc có nhiều giáo viên lớp 1
dạy học theo kiểu các cháu đã biết đọc biết viết là sai, giáo viên nên có cách dạy hợp lý cho tất cả các trẻ
để không quá sức với trẻ chưa biết chữ và không nhàm chán với trẻ đã biết đọc viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đọc viết trước với điểm 10 của trẻ mới bắt đầu học chữ là khác nhau. Ngoài ra, Sở cũng biên soạn sổ tay
cha mẹ HS nhằm hướng dẫn phụ huynh nắm bắt tâm sinh lý và khả năng tiếp thu của trẻ để có cách phối
hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Chủ đề 6: Mối quan hệ với những người xung quanh</b>




<b>Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục,</b>
<b>được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước</b>
<b>tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)</b>


<i>Tác giả cơng trình: </i>
<i>Diane Trister Dodge và Cate Heroman</i>.


Mọi bậc phụ huynh đều mong muốn con mình có mối quan hệ tốt với những người
xung quanh: Bạn bè, sự hòa hợp và các mối quan tâm tới những người khác. Những
người đầu tiên bé học cách tạo lập mối quan hệ với họ, chính là cha mẹ. Mối quan hệ
mà cha và mẹ xây dựng với con sẽ giúp trẻ định hình nền tảng cơ sở để thiết lập
những mối quan hệ khác, với những người khác trong cuộc sống của bé sau này.
<b>Các nhà khoa học biết được những gì?</b>


Bắt đầu tại thời điểm bé sinh ra, bé lập tức phát triển thứ mà các khoa học gia gọi là
"sự hòa nhập xã hội". Điều này đơn giản nghĩa là: Bé lớn lên để yêu bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Dạy bé sự tin tưởng:</b>


Bài học đầu tiên bé học về mối quan hệ với mọi người là có những người bé hồn
tồn có thể tin cậy tuyệt đối. Bạn sẽ dạy bé biết tin tưởng qua cách bạn phản ứng lại
những yêu cầu và nhu cầu cần thiết của bé một cách có trách nhiệm:


Khi bé khóc vì đói, bạn cho bé ăn.


Nếu bé cảm thấy không thoải mái, bạn thay bỉm hay vỗ về bé vào lưng thật nhẹ
nhàng, giúp bé giảm bớt những cơn tức thở khi bé có triệu chứng.


Khi bé muốn chơi, bạn ở bên cạnh và chơi với bé thật vui vẻ.



Khi bé mệt, cảm thấy không an tâm, căng thẳng, hay bé nhặng sị rối rít om sịm lên,
bạn giúp bé giải tỏa căng thẳng, bực dọc và thiếp ngủ.


Một đứa trẻ biết cách tin tưởng người khác có thể khám phá và học được nhiều điều.
Vì bé hiểu rằng: bé ln được an tồn bởi lúc nào cũng có thể tìm tới bên bạn khi cần
cảm giác bình n.


<b>Bạn khơng thể làm hư hỏng tính cách của trẻ mới sinh.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Sự tham gia xã hội.</b>


Bạn dạy bé về sự cho và nhận trong mối quan hệ với người khác bằng cách vui đùa,
khôi hài. Các chuyên gia gọi đây là sự tham gia xã hội. Bé làm một cái gì đấy, và bạn
đáp lại chúng. Bé làm lại, và bạn nhắc lại cả âm thanh lẫn hành động. Sự biến đổi này
liên tục, và liên tục cho đến khi bé mệt nhoài, bé đưa mắt hay ngoảnh đi chỗ khác tìm
các thứ khác thú vị hơn, hoặc nhắm mắt lại. Bạn cần hiểu rằng: Đấy là cách riêng của
bé cố gắng cho bạn biết bé khơng cịn hứng thú với trị chơi này lắm đâu. Đó là dấu
hiệu đã tới lúc cần dừng lại một chút. Một thời gian sau đó (dài ngắn tùy theo mỗi trẻ),
trẻ sẽ bắt đầu tự mình khơi mào trị chơi này khi ngồi bên bạn, muốn bạn tham gia
chơi lại trò chơi mà với bé đã từng khá hứng thú.


<b>Dưới đây là vài ví dụ trị chơi xã hội hiệu quả:</b>


Bạn ôm bé, há miệng to, rộng và ngọ nguậy lưỡi của mình. Bé quan sát và sau đó bắt
chước theo.


Con bạn nói: "dadada", bạn nhìn bé và lặp lại âm thanh giống vậy. Sau đó, đợi bé
nhắc lại lần nữa.


Bạn che mắt lại, sau đó bỏ tay ra và nói thật sinh động "Ú ịa" với sự ngạc nhiên lớn.


Bé sẽ kêu ré lên vui vẻ. Bạn làm lại.


Bạn lắc chùm chìa khóa và bé chụp lấy chúng. Bạn khuyến khích bé về niềm vui sở
thích khám phá thế giới xung quanh.


Bé cảm thấy vui mừng với một quả bóng đỏ tươi. Bé lăn quả bóng tới trước mặt bạn.
Bạn lăn bóng trả lại cho bé. Trị chơi tiếp tục diễn ra trong một khoảng thời gian.
Khi bé trường thành và phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, bé sẽ thường xuyên muốn
bạn chơi cùng với bé. Chơi cùng nhau là cách bé học cách cho - nhận liên quan tới
mọi người xung quanh. Hãy cố gắng mỗi ngày dành thời gian bên cạnh bé làm những
điều tương tự như sau:


Chơi trò chơi "giả vờ": Giả vờ bố mẹ đưa con đi picnic, giả vờ con tập làm cô giáo, giả
vờ con đưa bạn búp bê bị ốm tới bác sĩ, giả vờ con làm chú lính cứu hỏa...


Để bé giúp bạn những việc lặt vặt: chuẩn bị bữa tối, sắp xếp quần áo đã được giặt là
xong.


Đi dạo bộ, sưu tập những chiếc lá, đếm những xe máy hay ô tô trên đường, xem màu
xe nào con thích nhất.


Đọc sách cùng nhau, cùng kể hoặc sáng tác những câu chuyện.
Nói về những thứ mà bạn và bé đã làm trong suốt ngày hơm đó.


Thăm các sân chơi và chơi cùng bé trong các khu vực: cầu trượt, hố cát...


Tạo ra cũng như chụp các bức tranh, bức ảnh về các thành viên trong gia đình. Trao
đổi về tranh/ ảnh đó.


hơi các trị chơi domino liên quan tới bảng hình ảnh.


<b>Dạy bé sự đồng cảm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cảm nhận như thế nào. Bạn bắt đầu dạy bé sự đồng cảm với người khác khi bạn đáp
lại các nhu cầu của bé đúng lúc, đúng nơi, một cách đầy yêu thương ngay từ thời
điểm bé chào đời. Sự đồng cảm với bé khi bé khơng vui, bạn có thể sẽ thấy bé làm gì
đó với bạn. Bé có thể vượt qua và vỗ về lại bạn khi bé thấy rằng bạn buồn phiền, hoặc
đưa bạn một thứ đồ chơi với bé rất yêu thích, hay bé sẽ đưa bạn một cái gối...


Bạn có thể dạy bé làm thế nào để nhận ra cảm giác của người khác, để quan tâm phù
hợp tới những suy nghĩ của họ. Ví dụ: Khi bạn bé buồn, bạn nói: "Nhìn mặt bạn Tuấn
xem. Hình như bạn ấy đang khơng vui. Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao bạn ấy khơng
vui nhé!".


<b>Giúp bé học cách kết bạn: </b>


Thậm chí ngay khi con bạn cịn rất nhỏ, bạn có thể nhìn ra các dấu hiệu để bé tập kết
bạn. Bé có thể bắt chước hành động của vài đứa trẻ khác làm với bé khi chúng muốn
có sự tham gia của bé vào trị chơi với chúng. Bé có thể đưa cho bạn mình một đồ
chơi, ý nói: "Tớ thích chơi với cậu đấy, chúng mình chơi cùng nhau nhé!". Khuyến
khích những hành vi tích cực này. Sắp xếp thời gian cho bé chơi với các bạn cùng lứa
tuổi. Cố gắng cung cấp thật nhiều đồ chơi và chất liệu chơi, nhờ vậy việc chia sẻ sẽ
khơng vấp phải khó khăn, và bé khơng gặp vấn đề gì trong việc đề nghị người khác
chơi chung. Điều này góp phần lớn vào sự kết bạn thành cơng của trẻ nhỏ.


Sau đó, sẽ tới lúc con bạn chuẩn bị tới trường. Hãy chuẩn bị toàn diện cả về sức khỏe
và tâm lý cho bé: đưa bé đi khám sức khỏe, gọi tới các trường mầm non, nhà trẻ...
con bạn sẽ vui hơn nhiều nếu bé biết cách kết bạn ở trường. Và mọi kỹ năng xã hội
bạn dạy bé là những gì bé đã có sẵn để tiến hành kết bạn khi ở trường. Những năm
tháng tại trường mầm non là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để học cách kết nối



với bạn bè, chia sẻ và đồng cảm...


<b>Nếu trẻ không đáp lại hy vọng mong chờ của bạn.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

các chuyên gia trong trường hợp này càng sớm càng tốt.
<b> Sưu tầm</b>


<b>Những hiểu nhầm về dinh dưỡng ở bé</b>




Nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng, chuối có thể chữa chứng táo bón cho bé


hay đồ ăn vặt không tốt cho sức khoẻ của bé...Dưới đây là những suy nghĩ sai


lầm và lý do



<b> 1. Bữa sáng tốt nhất là trứng và sữa: </b>



Nếu bữa sáng thiếu những món chứa tinh bột (cháo hoặc bột ăn dặm), bé sẽ


kém phát triển chiều cao. Trong bữa sáng, cha mẹ cần đảm bảo đủ chất dinh


dưỡng, tránh cho bé uống sữa như uống nước lọc. Nên cho bé uống một


lượng nhỏ nước lọc tráng miệng sau khi bé đã ăn sáng.



<b> 2. Thức ăn nguồn gốc đậu nành có thể thay cho rau xanh: </b>



Thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tương


tự một số loại rau xanh nhưng nó khơng thể thay thế cho rau xanh. Rau xanh


là thực phẩm khơng thể thay thế, dù đó là hoa quả tươi.



<b> 3. Bé bị táo bón, cần cho ăn chuối:</b>



Chuối không phải lúc nào cũng giúp đường ruột hoạt động hiệu quả với bé bị



"táo". Quan trọng là cần tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh, ăn chuối


thường xun để phịng tránh táo bón.



<b>4.</b>

<b>Đồ ăn vặt luôn gây hại cho bé:</b>



Bản thân đồ ăn vặt khơng xấu vì đồ ăn vặt cung cấp năng lượng cho bé (bên


cạnh bữa ăn chính). Nên đổi tên đồ ăn vặt thành bữa ăn phụ dinh dưỡng dành


cho bé. Bạn cũng cần quan tâm đến những món trong bữa phụ giống như với


bữa chính.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>8 cách để bé thích ăn rau, quả</b>





Trước tiên, hãy thử thêm rau xanh vào món ăn yêu thích của bé. Nếu bé thích pizza, thử kẹp
pizza với rau xanh. Nếu bé thích ăn bánh mỳ, hãy kẹp vào đó dưa chuột hoặc những lát mỏng
hoa quả tươi.


Những mẹo khác khiến bé thích rau (quả), tổng hợp từ Gagazine:


<b>1. Luôn để sẵn hoa quả tươi trên bàn, trong tủ lạnh</b>
Các bé sẽ tiến thẳng đến chỗ đựng quả tươi và thích thú khi được tự tìm và ăn chúng. Cần cắt
xẵn quả tươi và dự trữ trong những chiếc bát nhỏ. Đây là cách rất thuận tiện cho bữa ăn vặt
của bé.


2. Biến <b>món</b> <b>ăn</b> <b>thêm</b> <b>thú</b> <b>vị</b>


Dầm quả tươi với sữa chua là một cách làm mới món ăn. Ngồi ra, bạn cũng có thể phủ lên bề
mặt bánh gatơ, bánh ngọt những lát quả tươi, mọng như xoài, dưa hấu hay dâu tây. Cũng có
thể nhúng vài miếng dâu tây (lê, đào) được thái dạng hạt lựu lên bề mặt một cây kem ốc quế.


Chuẩn bị một bữa salad hoa quả, với nhiều loại quả có hình dáng đa dạng, trộn lẫn với nhau.


<b>4.</b> <b>Giúp</b> <b>bé</b> <b>‘cai'</b> <b>nước</b> <b>ngọt</b> <b>bằng</b> <b>nước</b> <b>quả</b> <b>tươi</b>


Nước quả tươi giàu chất xơ. Một cốc nước quả tươi là phù hợp với bé 1-6 tuổi mỗi ngày.


<b>5. Rau xay nhuyễn được thêm vào canh thịt, món thịt hầm hoặc những món khác</b>
Nhiều bé rất lười ăn rau (nếu biết món đó được chế biến từ rau, bé kiên quyết chối từ). Để thêm
rau xanh vào chế độ ăn của bé, cần giấu rau trong những món chứa thịt (bé khơng ngờ tới).
Rau xanh có thể được hấp chín, xay nhuyễn rồi trộn thêm vào món thịt để bé không phát hiện
ra.


<b>6.</b> <b>Không</b> <b>quên</b> <b>rau</b> <b>xanh</b> <b>cho</b> <b>mỗi</b> <b>bữa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>7.</b> <b>Dụ</b> <b>bé</b> <b>cùng</b> <b>đi</b> <b>mua</b> <b>rau,</b> <b>quả</b>
Các bé rất thích được làm theo ý mình; vì thế, hãy rủ bé cùng đi chọn mua rau, quả ở chợ (siêu
thị). Hãy để cho bé được tìm những loại rau, quả yêu thích và cho bé được nhặt (rau) hoặc rửa
quả.


<b>8.</b> <b>Bộc</b> <b>lộ</b> <b>niềm</b> <b>vui</b> <b>khi</b> <b>được</b> <b>ăn</b> <b>rau,</b> <b>quả</b>


Nếu bé nhìn thấy mẹ hào hứng với việc ăn rau, bé sẽ vui lây. Nếu bạn không thường xuyên ăn
rau (quả) thì bé cũng dần xa lánh hai món đó.


<b>Có nên bổ sung nhiều đạm thực vật cho trẻ?</b>




Tôi định giảm thịt, cá, tôm, cua..., tăng đạm thực vật lên cho bé đỡ táo bón. Liệu cách
làm này có đảm bảo sự phát triển thể chất của con tơi khơng?



Con tơi vừa trịn 2 tuổi, bé cao 86cm, nặng 12kg nhưng bé bị táo bón rất nặng, có khi
3-4 lần khơng đi ngồi một lần. Tơi nghe nói, nhiều loại thực vật nhất là trong các loại
đậu đỗ cung cấp hàm lượng đạm cao, rất tốt cho cơ thể.


Vì vậy, tơi định giảm thịt, cá, tơm, cua..., tăng đạm thực vật lên cho bé đỡ táo bón.
Liệu cách làm này có đảm bảo sự phát triển thể chất của con tôi không? (Nguyễn Thu
Hương, thị trấn Hương Phố - Hương Khê - Hà Tĩnh)


<i>Thực phẩm nhiều đạm thực vật</i>


PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, trả lời:
Nhiều loại thực vật có tỷ lệ đạm rất cao, nhất là trong đậu đỗ, vừng lạc. Hơn nữa, chất
đạm từ thực vật lại rẻ tiền hơn nhiều so với đạm thực vật, nên nó có thể là sự lựa
chọn tốt cho nhiều người. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi mà nên sử dụng hàm lượng
đạm từ thực vật như thế nào, vì giá trị sinh học của đạm trong đậu đỗ, vừng, lạc, ngũ
cốc thấp hơn trong thịt, cá, trứng, tôm, cua... nên sự hấp thu cũng kém hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Còn với trẻ từ 5 tuổi trở lên, nhất là các bé gái, cha mẹ nên bắt đầu cho ăn thêm nhiều
đậu nành vì thực phẩm này rất có giá trị phịng ung thư vú và ung thư cổ tử cung sau
này. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, việc ăn thêm nhiều đậu nành giai đoạn
đầu đời có hiệu quả phịng ung thư hơn rất nhiều so với giai đoạn sau, khi trưởng
thành mới ăn nhiều đậu nành.


Bổ sung chất đạm động vật thì rất phong phú với nhiều loại thức ăn như thịt, cá, tơm,
cua... Trong đó, chất đạm cá rất giàu dinh dưỡng. Trong cá, giá trị không chỉ chất là


đạm dễ tiêu hơn trong thịt lợn, bò mà ý nghĩa là những axit béo khơng no có trong cá
rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, mà ở các thực phẩm khác khơng có được. Vì
thế, nên cho trẻ ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần sẽ rất tốt cho sức khoẻ của trẻ.



Con bạn với thể trạng như trên, là hơi thiếu một chút về chiều cao cũng như cân nặng
so với tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) áp dụng cả cho trẻ Việt Nam. Vì
vậy, trong chế độ ăn cần đảm bảo đủ lượng đạm theo khuyến cáo. Theo đó lượng
thực phẩm trong ngày như đạm: phải ăn từ 120-150 thịt (từ một trong các loại thịt bị,
cá, tơm, cua... hoặc có thể ăn phối hợp giữa các loại), rau xanh 200g... Ngoài ra cũng
cần cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng để tăng hấp thụ vitaminD, chống còi xương.
Còn với tình trạng táo bón của con bạn, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong
đó chủ yếu do chế độ ăn nên cần phải điều chỉnh. Ngoài ăn cháo, ăn nhiều rau xanh
và hoa quả, nhất là các rau quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau
dền, củ khoai lang (phải băm nhỏ, ăn cả cái và nước), bạn cần lưu ý cho con uống đủ
nước. Vì trẻ em thường bị bố mẹ "quên" cho uống nước xen kẽ giữa các bữa ăn mà
chủ yếu chỉ uống tráng miệng sau ăn nên lượng nước không đủ nhu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Chất xơ trong sữa có thể gây dị ứng?</b>




Đã có hơn 10 bệnh nhân cả người lớn và trẻ em bị ngộ độc, dị ứng, phải vào viện sau
khi uống sữa Vivinal Gos của Dutch Lady. Người dân hoang mang, liệu trẻ đã quen
uống sữa có thể dị ứng với sữa, và chất xơ GOS có là "thủ phạm"?


Giáo sư Trần Thế Truyền, chuyên gia hàng đầu về sữa ở Việt Nam, cho biết, thành
phần của sữa nguyên chất thường hiếm khi gây dị ứng. Phản ứng thường xảy ra do
trong quá trình chế biến, nhà sản xuất cho thêm các chất khác; những chất này có thể
phù hợp với người này nhưng lại bất lợi với người kia, hoặc gây phản ứng cho cơ thể.
Trong thực tế, có cả những chất không đảm bảo được đưa vào trong sữa và gây ngộ
độc.


<b>Nhiều</b> <b>nguyên</b> <b>nhân</b>


Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP


HCM) đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 10 bệnh nhân bị nổi mẩn da, mày đay, ngứa,
khó thở..., thậm chí sốc phản vệ sau 5 - 15 phút uống sữa Vivinal Gos của Dutch
Lady. Điều đáng nói, theo các bác sĩ, hầu hết các em đang được điều trị đều ở độ tuổi
từ 5 - 13, nghĩa là đã quen uống sữa. Vì vậy, có thể loại trừ khả năng trẻ bị dị ứng do
uống sữa và biểu hiện bệnh có khả năng từ các ngun nhân khác.


<i>Thơng tin về trẻ nhập viện sau khi uống sữa khiến nhiều bà mẹ đang đắn đo khi chọn</i>
<i>sữa cho con. Ảnh: Đức Long.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

(Viện Dinh dưỡng), cho biết trẻ thường bị dị ứng, sốc phản vệ do uống sữa trong vịng
ba năm đầu đời. Có rất nhiều ngun nhân gây bệnh như sữa chứa đường lactose và
protein nên những trẻ có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng, thậm
chí dị ứng, nổi mày đay... Đặc biệt, trẻ có thể bị dị ứng do nguồn nước pha sữa, dụng
cụ pha sữa, tay người pha sữa khơng đảm bảo vệ sinh, cơ thể có những bất thường
gây dị ứng ở một thời điểm nào đó. Với sản phẩm sữa được bổ sung chất mới, nếu
trẻ là người nhạy cảm với các chất dinh dưỡng, nhất là những hóa chất khơng có lợi
cho cơ thể, chắc chắn sẽ bị dị ứng. Bà Thúy Hòa cho rằng, để biết trẻ bị dị ứng là do
đâu, cần phải kiểm tra cơ thể trẻ và khâu chăn nuôi, sản xuất sữa.


<b>Chất</b> <b>GOS</b> <b>có</b> <b>hồn</b> <b>tồn</b> <b>vơ</b> <b>hại?</b>


Theo giải thích của nhà sản xuất Dutch Lady, Vivinal Gos là sữa được bổ sung chất
galacto - oligosaccharide (GOS), một loại chất xơ gốc đường sữa, chỉ tan trong đại
tràng để kích thích tăng trưởng các loại khuẩn có lợi cho sức khoẻ, không gây dị ứng.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và kiểm tra chất lượng
nông sản thực phẩm (Viện Cơ địa nông nghiệp và sau thu hoạch), cho biết, GOS là
một chất xơ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, nhất là trong thực phẩm
chức năng. Nó có hoạt tính sinh học cao, nhưng tác dụng sinh học lại tùy thuộc vào
mạch và vòng được tinh chế. Theo tiến sĩ Lâm, nếu mạch ngắn, GOS trở thành chất
dinh dưỡng, khơng có tác dụng của chất xơ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Kích thích trí tị mị về khoa học cho bé</b>




Có rất nhiều thứ xung quanh bạn có thể chỉ cho bé xem. Thơng qua đó, bé sẽ hiểu
khái niệm đơn giản về khoa học như một cái hạt có thể nảy thành cây, giọng nói của
mẹ sẽ bị bóp méo qua một chiếc phễu bằng giấy... Tham khảo 8 cách khuấy động trí
tị mị cho bé, từ Parents:


<b>1.</b> <b>Trộn</b> <b>lẫn</b> <b>thức</b> <b>ăn</b>


Nhà bếp được coi như phịng thí nghiệm - nơi bạn dạy bé quan sát cách trộn thức ăn,
tạo ra món mới với màu sắc và hương liệu mới. Bạn cũng có thể hỏi bé xem hơi nóng
hay hơi lạnh ảnh hưởng đến đặc tính của thức ăn thế nào.


<i>Ảnh: Corbis.</i>


<b>2.</b> <b>Trồng</b> <b>cây</b> <b>trong</b> <b>vườn</b>


Bạn hãy thử trồng một cái cây có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn, như
gieo một hạt cà chua (hạt lúa, hạt ngô) trong một chiếc bát đất sạch; một mầm tỏi
trong một cốc đất sạch rồi cắm một cái que nhỏ, cạnh mầm cây. Trong vài ngày, bé sẽ
chứng kiến sự phát triển của mầm cây và chẳng bao lâu, sẽ là những chiếc lá xanh
nhú lên.


<b>3.</b> <b>Vui</b> <b>chơi</b> <b>cùng</b> <b>nước</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

vơi đi nếu phơi lâu dưới nắng. Hiện tượng bốc nhiệt này còn xảy ra với các chất lỏng
khác, với muối ăn, đá lạnh, dầu ăn...



<b>4.</b> <b>Quan</b> <b>sát</b> <b>đồ</b> <b>vật</b> <b>ở</b> <b>cự</b> <b>ly</b> <b>gần</b>


Khuyến khích bé ngắm bơng hoa qua một chiếc kính phóng đại hay dùng tay để khám
phá một thân cây nhỏ như bóc vỏ thân cây.


<b>5.</b> <b>Khám</b> <b>phá</b> <b>âm</b> <b>thanh</b>


Hãy chỉ cho bé thấy đồ vật như chiếc phễu bằng giấy sẽ làm biến đổi giọng nói. Bạn
hãy đặt chiếc phễu giấy ở tai bé và cho bé nghe giọng nói của bạn đã bị bóp méo là
kết quả khi được truyền qua phễu.


<b>6.</b> <b>Quan</b> <b>sát</b> <b>côn</b> <b>trùng</b> <b>và</b> <b>con</b> <b>vật</b>


Cùng bé đi dạo ở công viên và chỉ cho bé thấy con kiến hay con bướm. Bạn cũng có
thể để bé tự quan sát con vật ở cự ly an tồn, thậm chí, cho bé được chạm vào
chúng. Bạn hãy đưa bé đi vườn bách thú, phân biệt cho bé con vật biết bay, biết đi và
biết bơi.


<b>7.</b> <b>Nhìn</b> <b>lên</b> <b>bầu</b> <b>trời</b>


Bạn hãy chỉ cho bé thấy chuyển động của gió, những đám mây hay cho bé quan sát
mặt trăng, ngôi sao trên bầu trời buổi tối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Trẻ nói trống khơng - lỗi do người lớn</b>




Anh Lân (Trương Định - Hà Nội) gọi điện xuống nhà chị gái, gặp đứa cháu 4 tuổi liền
bảo:


- Cậu Lân đây, cho cậu gặp bố nhé.



Cháu gái khơng nói gì, quay ra gọi:


- Hùng ơi, Lân gặp.


Nghe cuộc đối thoại ở trên, ai cũng nghĩ rằng đó là cuộc nói chuyện giữa những người
bạn với nhau, không phải giữa bố và con. Cháu gái của Lân có thói quen gọi tên
người lớn trống khơng như thế từ nhỏ. Khi nói về người lớn, cháu chỉ gọi tên như Nga
(dì Nga), Minh (bác Minh), Vân (chị Vân)... Lúc đầu, cả nhà nghe thấy cháu gọi đều
bật cười, coi đó là sự ngộ nghĩnh. Lâu dần, cháu gọi thành quen và khơng thể sửa
được. Thói quen của cháu hình thành là do mẹ ở nhà ln gọi bố và những người
trong gia đình bằng tên riêng một cách chỏn lọn như thế.


Chị Hà (Văn Quán - Hà Đông) suốt ngày than phiền với đồng nghiệp cơ quan về
chuyện cậu con trai 5 tuổi ăn nói hỗn với mẹ. Chị đi làm suốt cả ngày, cậu con trai ở
nhà với bà nội. Chị và mẹ chồng lại không hợp nhau nên mẹ chồng thường nói những
điều khơng hay về chị trước mặt cậu bé. Chị có càu nhàu chồng một vài câu, bà bảo:
- Mẹ mày cứ be be suốt cả ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Mẹ mày lại được dịp xổng chuồng ra ngồi đường rồi.


Nghe bà nói nhiều thành quen, con trai chị cũng hay bắt chước bà. Bố mẹ nói chuyện


với nhau, cậu chạy lại rỉ tai bà:


- Mẹ cháu lại be be lên rồi.


Nhiều lần chị Hà đã qt con khơng được nói như thế, mẹ chồng bênh cháu chằm
chặp:



- Nó biết gì mà mắng. Đi ra ngoài mà be be cho đỡ nhức đầu.


Được thể, con chị lại càng không sợ mẹ, luôn sao y lại những câu của bà để nói với
mẹ.


Những câu chuyện trên chỉ là một số rất ít những tình huống khóc dở mếu dở khi bé
bắt chước một cách máy móc lời nói của người lớn mà bé chưa hiểu được hết. Vì
chưa đủ nhận thức, bé cũng khơng biết cách nói của mình thế là đúng hay sai. Nếu bé
không được uốn nắn kịp thời, những hành động không tốt sẽ in sâu vào bé. Để bé
không học theo cách nói trống khơng và có những lời lẽ hỗn với người trên, bố mẹ và
người thân trong gia đình phải chú ý đến từng lời ăn tiếng nói của mình.


Khi con bạn bắt chước những lời nói của người lớn, đừng cổ vũ hoặc quát nạt, áp đặt
bé. Hãy giải thích cho bé hiểu nói như thế có đúng khơng, có nên khơng, hay phải nói
như thế nào. Nếu cần thiết, bố mẹ hay người thân trong gia đình nên nhận lỗi hành vi
khơng hay của mình để bé học tập.


Để bé khơng tự làm hư mình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con, tránh văng tục, nói
xấu hoặc tỏ vẻ dè bỉu người khác khi có mặt bé. Bắt chước khơng phải là tính xấu. Đó
cịn là một cách hiệu quả giúp bé nhận thức sự việc và xây dựng tính cách. Hãy để bé
bắt chước những điều tốt đẹp từ bố mẹ và người lớn trong gia đình.
<b>Theo Tin Tức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Uống nước trước khi làm bài trẻ sẽ đạt kết quả tốt hơn</b>




Những trẻ nhỏ uống nước trước khi ngồi làm bài kiểm tra sẽ có kết quả kiểm tra tốt
hơn, các nhà nghiên cứu cho biết. Hiện chưa có giải thích khoa học nào cho hiện
tượng này nhưng có thể là do lưu lượng dịch giữa các tế bào não tăng lên, giúp các tế
bào thêm sức sống.



Một trong những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này, các nhà nghiên cứu trường ĐH
East London đã tìm hiểu về những ảnh hưởng của nước đối với 60 bé trong độ tuổi 7
-9.


Một nửa nhóm này uống 250ml nước và sau 20 phút, cả 2 nhóm cùng thực hiện các
bài kiểm tra. Bài kiểm tra được thiết kế nhằm vào kỹ năng ghi nhớ, tập trung chú ý.
Nhóm uống nước ghi điểm tốt hơn nhóm khơng uống nước tới 34%, tập trung vào kỹ
năng phân tích hình ảnh khó (tốt hơn 23%) và khả năng chỉ ra nhóm từ trong câu (tốt
hơn 11%). Test về trí nhớ khơng có sự khác biệt nhiều giữa 2 nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Những nghiên cứu trước đó cho thấy uống nước giúp tăng cường sức mạnh não bộ ở


người trưởng thành.


<b>Theo Dân trí</b>




<b>Để trẻ được học và chơi với máy tính</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Nhiều trường mầm non đã sử dụng phần mềm trong việc quản lý ni dưỡng (tính
khẩu phần ăn, xây dựng thực đơn, quản lý tiền ăn của trẻ, soạn giáo án, tổ chức các
hoạt động giáo dục cho trẻ...). Làm sớm và điển hình nhất phải kể đến các trường như
mẫu giáo Việt Triều, mầm non B Hà Nội, mầm non Tuổi Thơ, mầm non Quang Trung,
mầm non Quỳnh Lôi, mầm non Bách Khoa, mầm non 8/3, mầm non A, mầm non Hoa
Hồng...


Từ những kết quả được trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm


non, trong năm học này, các trường mầm non Hà Nội tiếp tục được đầu tư, trang bị
những phương tiện dạy học hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên mầm
non phát huy sáng tạo trong ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào chăm sóc giáo dục trẻ.
<b>Theo KTĐT </b>


<b>Nhanh chóng lấy lại "phong độ" cho bé sau khi ốm</b>




Khi trẻ bệnh, ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, cần chăm sóc và cho trẻ ăn
uống đầy đủ vì trong thời kỳ này trẻ thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy
dinh dưỡng.


Nhiều bậc phụ huynh, nhất là các phụ huynh mới có con đầu lịng, do chưa có kinh
nghiệm nuôi con nên thường rất hoang mang và đôi khi khơng biết làm gì cho đúng
khi con bệnh. Trong khi đó, vì nhiều lý do mà giữa bác sĩ và phụ huynh chưa có sự
trao đổi thoả đáng khi khám bệnh. Trong phạm vi có hạn của bài báo, chúng tôi chỉ xin
lưu ý một số vấn đề liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh. Đây là cơng việc rất
quan trọng, phụ thuộc hồn tồn vào phụ huynh và có thể giúp trẻ mau khoẻ hoặc
bệnh nặng hơn nếu thực hành không đúng cách.


<b>Chia nhiều bữa, thức ăn loãng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Trẻ dưới bốn tháng: nên tiếp tục cho bú sữa bình thường nhưng tăng số lần bú và thời
gian bú cần kéo dài hơn. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc mệt q khơng bú được, có thể vắt
sữa ra và cho trẻ ăn bằng muỗng.


Trẻ bốn tháng trở lên: ngoài sữa mẹ, cần cho ăn thêm nhiều bữa. Ăn từng ít một với
thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá... Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, lỗng
hơn bình thường. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và còn đủ chất
dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thêm trái cây chín hay nước ép trái cây như chuối, cam,


chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng.


Dinh dưỡng với một số bệnh


Trẻ bị ho: cho ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng đầy đủ dưỡng chất như
xúp, cháo, sữa (vẫn đủ bốn nhóm bột, béo, đạm, rau) hoặc canh, nui, phở, miến...
Ngoài ra, cần cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C (trái cây), thực phẩm
giàu sinh tố A, kẽm và chất sắt như các loại thịt, trứng hoặc rau có màu xanh, đỏ (rau
muống, dền, ngót).


Trẻ bị sốt: cho trẻ uống nhiều nước để chống mất nước, ăn những thức ăn dễ tiêu
như cháo, xúp, sữa và không cho ăn quá no, ăn từ từ để tránh sình bụng, ói mửa... Do
bệnh khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn nên cần chọn những thức ăn trẻ thích. Loại nước
được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, chanh tươi, chanh muối, nước dừa vì
những loại nước này ngồi bù nước cho trẻ, cịn bù được một số điện giải bị mất do
sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững, giảm
bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.


Trẻ bị táo bón: cho ăn nhiều hơn các thực phẩm như sữa chua, rau, quả, nhất là trái
cây chín. Chọn các loại rau có tính chất nhuận trường như rau khoai lang, mồng tơi,
rau dền... Cho trẻ ăn các loại quả: bưởi, cam, quýt (sẽ tốt hơn nếu ăn cả múi), thanh
long, chuối tiêu, đu đủ... Tránh ăn cà rốt, hồng xiêm, táo... Có thể dùng nước cốt khoai
lang sống cho trẻ uống (khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, đem giã nhỏ vắt lấy nước).


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Dân trí) - Làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch và phịng cúm thơng qua ăn uống? Các chuyên gia tư vấn sức khoẻ
hàng đầu của Mỹ trong bài phát biểu trên tạp chí mạng điện tử MSNBC đã đưa ra 9 loại thực phẩm hữu dụng cho thực đơn
hàng ngày của bạn.


<b>1. Sữa chua</b>



Do phải trải qua q trình lên men, nên trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi có tác dụng bảo


vệ đường ruột, ngăn ngừa sản sinh ra các loại

<b>nấm</b>

mốc có hại cho cơ thể.



Ngồi ra, trong một số loại sữa chua còn chứa khuẩn sữa (vi khuẩn axit lactit) có tác dụng hữu hiệu


trong q trình tạo bạch cầu trong máu.



<b>2. Khoai lang</b>



Tăng cường sức đề kháng cho da. Da là một thành viên trong “đội quân” bảo vệ cơ thể chống lại


những tác hại cơ học và sinh học. Đồng thời da cũng là “bức rèm” ngăn ngừa và chống lại sự xâm


nhập của vi khuẩn, siêu vi khuẩn, mầm bệnh vào cơ thể.



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>3. Trà</b>



Phòng chống vi khuẩn gây cúm. Theo nghiên cứu của các học giả khoa miễn dịch trường đại học


Havard, những người uống 5 tách hồng trà hằng ngày và liên tục trong 2 tuần, cơ thể sản sinh ra nhiều


chất interferon kháng độc tố nhiều hơn gấp 10 lần những người không uống trà.



Loại protit có tác dụng phịng chống các bệnh truyền nhiễm này cũng có tác dụng hữu hiệu trong


phòng chống cảm cúm. Đồng thời trà cũng giúp giảm ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng vết thương, tê phù


chân, lao phổi, sốt rét…Và tất nhiên trà xanh cũng có tác dụng tương tự.



<b>4. Canh gà</b>



Thuốc “mỹ vị” trị cảm cúm. Trong quá trình xào nấu

<b>thịt gà</b>

giải phóng cysteine và chất tương tự loại


thuốc acetylcysteine trong điều trị bệnh viêm phế quản, ngoài ra độ mặn của canh gà cũng có tác dụng


làm giảm, tiêu đờm do trong nó chứa chất tương tự thành phần thuốc trị ho. Hiệu quả hơn khi nấu canh


gà cho thêm hành tây hoặc tỏi.



<b>5. Thịt bò</b>




Bổ sung kẽm và tăng cường miễn dịch. Kẽm có trong thực phẩm vơ cùng quan trọng, có thể thúc đẩy


q trình sản sinh bạch cầu trong máu, đồng thời giúp kháng độc tố, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ


thể. Nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ làm tăng

<b>nguy cơ</b>

nhiễm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là cảm cúm. Nên


ăn nhiều

<b>thịt bò</b>

vừa giữ ấm cho cơ thể vừa phòng ngừa cảm cúm.



<b>6. Nấm</b>



“Trợ thủ” đắc lực cho bạch cầu chống cảm cúm. Hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại


sao nấm trong quan niệm của cha ông ta ngày trước là loại thực phẩm miễn dịch hiệu quả? Đó là, ăn


nấm giúp đẩy nhanh quá trình sinh sản và hoạt động của bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ


thể.



<b>7. Cá và các loại sò</b>



Bổ sung selenium( Se) và phòng chống độc tố. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Anh, bổ sung đầy


đủ selenium sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều protein có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp thanh lọc


các vi khuẩn gây bệnh cúm. Selenium chủ yếu có trong: con hàu, tơm cua, ngao sị, cá… Trong cá hồi


có chứa nhiều Omega-3 giúp máu sản sinh ra các tế bào chống cảm cúm, nâng cao khả năng miễn dịch


cho cơ thể.



<b>8. Tỏi</b>



Garlicin trong tỏi giúp chống các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Theo kết quả thực nghiệm của các


chuyên gia Anh, trong khi nấu ăn cho thêm tỏi sẽ giảm 2/3 khả năng mắc cảm cúm. Những người mắc


bệnh kết tràng hay viêm ruột thường xuyên ăn tỏi sống, bệnh tình ngày càng có xu hướng thun giảm.


Kiến nghị, mỗi ngày nên ăn tỏi sống hoặc nêm tỏi vào thức ăn để phòng cúm A/H1N1.



<b>9. Yến mạch và lúa mạch</b>




Antioxidant trong yến mạch và lúa mạch có tác dụng chống oxy hoá. Trong 2 loại thực phẩm này có


chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là β glucan, có tác dụng chống lại vi khuẩn và chống oxy hoá tốt, tăng


cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp nhanh lành vết thương. Ngồi ra cịn giúp thuốc kháng


sinh phát huy tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.



</div>

<!--links-->
TÀI LIỆU ÔN VÀO 10: CÁC BÀI TẬP HÌNH TỔNG HỢP
  • 82
  • 654
  • 6
  • ×