Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

08 co che de ngoi chom co che de ngoi chom kieu cham chau trai truoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.25 KB, 2 trang )

1. Tên bài: CƠ CHẾ ĐẺ
CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM CHẬU - TRÁI TRƯỚC
2. Bài giảng: lý thuyết
3. Thời gian giảng: 02 tiết
4. Địa điểm giảng bài: giảng đường
5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải:
1. Trình bày được định nghĩa ngơi, mốc ngơi chỏm, đường kính lọt của ngơi chỏm và các đường kính
của khung chậu bình thường.
2. Nêu được đủ 3 giai đoạn đẻ 3 cực: cực đầu, giữa và dưới (mơng); mỗi giai đoạn lại qua 4 thì: lọt,
xuống, quay, sổ.
3. Trình bày được tỷ lệ kiểu thế chẩm chậu trái trước, các yếu tố thuận lợi gây nên ngôi chỏm kiểu thế
chẩm chậu trái trước.
4. Cơ chế đẻ đầu trong ngôi chỏm, chẩm chậu trái trước (CCTT).
5. Nêu được cơ chế đẻ vai.
6. Đẻ mông.
7. Biết cách chẩn đốn và theo dõi xử trí khi gặp ngơi chỏm kiểu thế CCTT.
6. Nội dung chính:
- Định nghĩa: ngơi thai là phần thai nhi trình diện trước eo trên của khung chậu người mẹ.
- Mốc trong ngôi chỏm là xương chẩm (thóp sau). Đường kính lọt của ngơi là Hạ chẩm - thóp trước
9,5 cm.
- Khung chậu mẹ là 01 hình ống gồm có 3 eo: eo trên, eo giữa và eo dưới.
- Eo trên có một đường kính quan trọng nhất là đường kính trước sau (nhơ - hậu vệ), bình thường nhơ
- hậu vệ ≥ 10,5 cm.
- Thai nhi đi qua khung chậu mẹ từ eo trên qua eo giữa tới eo dưới ra ngoài trong cuộc đẻ theo một cơ
chế nhất định gọi là cơ chế đẻ.
- Đẻ ngôi chỏm phải qua 3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ thân và đẻ mông.
- Mỗi giai đoạn lại gồm có 4 thì: lọt, xuống, quay, sổ.
- Ngơi chỏm kiểu thế CCTT là kiểu thế hay gặp nhất và thuận lợi nhất cho một cuộc chuyển dạ đẻ.
- Kiểu thế CCTT gặp trong 65% của các cuộc đẻ ngôi chỏm, mà ngôi chỏm lại chiếm 95% các cuộc
đẻ tự nhiên.
- Ngôi chỏm, kiểu thế CCTT gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng cịn chắc (đẻ


ít), bộ phận sinh dục khơng có dị dạng, cịn thai nhi, ối, rau cũng bình thường.
- Đẻ ngơi chỏm kiểu thế CCTT cũng qua 3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mơng và cũng gồm có 4
thì: lọt, xuống, quay, sổ cho từng giai đoạn.
- Đẻ đầu: gồm 4 thì.
+ Lọt:
. Chuẩn bị lọt: cúi tốt, chồng khớp, tạo bướu thanh huyết.


. Lọt chính thức: ngơi đi qua đường kính chéo trái của eo trên, chẩn đốn lọt ngơi bằng dấu hiệu
Farabeuf. Có hai kiểu lọt: đối xứng (ít gặp) và không đối xứng hoặc trước hoặc sau, nhưng hay gặp
lọt kiểu không đối xứng sau.
+ Xuống: ngôi thai xuống
. Trong lòng tiểu khung từ eo trên đi qua eo giữa xuống eo dưới.
+ Quay: khi ngơi chạm vào hồnh chậu sẽ quay 450 ngược chiều kim đồng hồ về kiểu thế chẩm vệ để
chuẩn bị sổ.
+ Sổ: cùng với sức rặn của người mẹ, ngôi thai sẽ được sổ ra ngồi dưới tác dụng của cơn co tử cung.
Có 2 cách sổ: sổ kiểu chẩm vệ hoặc chẩm cùng.
- Đẻ vai: vì vai vng góc với đầu do đó vai sẽ lọt theo đường kính chéo phải của eo trên, cũng gồm 4
thì:
+ Lọt:
. Chuẩn bị lọt: vai thu nhỏ lại từ 12cm đường kính lưỡng mỏm vai xuống cịn 9cm.
. Lọt chính thức: đường kính lưỡng mỏm vai đi qua đường kính chéo phải của eo trên.
+ Xuống: vai xuống trong lòng tiểu khung từ eo trên qua eo giữa để xuống eo dưới.
+ Quay: vai quay 450 theo chiều kim đồng hồ để về đường kính trước sau của eo dưới chuẩn bị cho
thì sổ.
+ Sổ: vai sổ ra ngoài âm hộ dưới tác dụng của cơn co tử cung và sức rặn người mẹ và trong một số
trường hợp có sự giúp đỡ của người đỡ đẻ.
- Đẻ mơng: nói chung cũng qua 4 thì như đẻ đầu và đẻ vai, nhưng vì mơng nhỏ nên sau khi sổ đầu và
sổ vai thì mơng sẽ tụt ra nhanh khơng rõ ràng các thì.
- Chẩn đốn ngơi chỏm kiểu thế CCTT nói chung khơng khó, nếu thăm khám lâm sàng kỹ và nếu cần

thiết thì cho làm siêu âm hoặc chụp X quang.
- Xử trí phải ln nhớ nguyên tắc tuân theo qui luật tự nhiên, càng can thiệp nhiều bao nhiêu càng làm
tăng tai biến cho mẹ và cho con bấy nhiêu, đôi khi dẫn đến chấn thương thậm chí tử vong cho thai nhi
và cho mẹ.
7. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình
- Đèn chiếu
- Vẽ tranh minh hoạ
8. Lượng giá:
- Câu hỏi dạng QCM
9. Tài liệu học tập:
- Sách giáo khoa
- Giáo trình phát tay ( dự án Hà Lan).



×