Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của vỏ thân, lá cây vối rừng (syzygium cumini) ở núi thành quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VŨ VỊNH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT CỦA VỎ THÂN, LÁ CÂY VỐI RỪNG
(SYZYGIUM CUMINI) Ở NÚI THÀNH-QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VŨ VỊNH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ
DỊCH CHIẾT CỦA VỎ THÂN, LÁ CÂY VỐI RỪNG
(SYZYGIUM CUMINI) Ở NÚI THÀNH-QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRẦN NGUYÊN



Đà Nẵng- Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Vịnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương Pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
6. Bố cục đề tài .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY VỐI RỪNG ..................................... 5
1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT CÂY VỐI RỪNG ................................................... 5
1.1.1. Vị trí phân loại thực vật................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật ............................................................ 5

1.1.3. Phân bố, sinh trưởng và phát triển cây Vối rừng ............................ 7
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY VỐI RỪNG ........................................ 8
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY VỐI RỪNG ... 10
1.3.1. Một số thử nghiệm dược lí ............................................................ 12
1.3.2. Công dụng và các bài thuốc từ cây Vối rừng theo Đơng Y .......... 14
1.4. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY VỐI RỪNG .......... 16
1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam....................................... 16
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ........................................ 17
1.5. MỘT SỐ CHẾ PHẨM CỦA CÂY VỐI RỪNG ..................................... 19
1.5.1. Tinh chất làm đẹp collagen ADIVA từ lá và quả Vối rừng .......... 19


1.5.2. Sản phẩm trà chiết xuất từ lá Vối rừng ......................................... 20
1.5.3. Sản phẩm từ quả Vối rừng ............................................................ 20
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................ 21
2.1. NGUYÊN LIỆU ....................................................................................... 21
2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................... 21
2.1.2. Thu hái nguyên liệu ....................................................................... 21
2.1.3. Xử lý nguyên liệu .......................................................................... 22
2.2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT................................................. 22
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ............................................................................ 22
2.2.2. Hóa chất......................................................................................... 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ....................................................... 23
2.3.1. Phương pháp xác định các thơng số hóa lý ................................... 23
2.3.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật ................................................... 23
2.3.3. Phương pháp phân tích và định danh thành phần hóa học của các
dịch chiết ................................................................................................. 24
2.4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM............................................................ 24
2.4.1. Sơ đồ thực nghiệm ........................................................................ 24
2.4.2. Xác định các thông số hóa lí của ngun liệu ............................... 26

2.4.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết tách .......... 28
2.4.4. Xác định thành phần hóa học của các dịch chiết vỏ thân và lá cây
Vối rừng................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 30
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ ................................................ 30
3.1.1. Độ ẩm ............................................................................................ 30
3.1.2. Tro toàn phần ................................................................................ 31
3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng.............................................................. 32
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT ............. 34


3.2.1. Khối lượng cao chiết từ vỏ thân cây Vối rừng .............................. 34
3.2.2. Khối lượng cao chiết từ lá cây Vối rừng ....................................... 40
3.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH CHIẾT TRONG CÁC DUNG
MƠI HỮU CƠ................................................................................................. 45
3.3.1. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane từ lá cây Vối rừng. ..... 46
3.3.2. Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane từ lá cây
Vối rừng................................................................................................... 49
3.3.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethylacetate từ lá cây Vối
rừng. ........................................................................................................ 52
3.3.4. Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol từ lá cây Vối rừng.... 55
3.4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH CHIẾT VỎ THÂN CÂY VỐI
RỪNG TRONG CÁC DUNG MÔI HỮU CƠ ............................................... 57
3.4.1. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate từ vỏ thân cây
Vối rừng................................................................................................... 57
3.4.2. Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol vỏ thân cây Vối
rừng.......................................................................................................... 61
3.4.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane từ vỏ thân
cây Vối rừng ............................................................................................ 64
3.4.4. Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane từ thân cây Vối rừng ...... 67

3.5. TỔNG HỢP THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH CHIẾT VỎ
THÂN, LÁ CÂY VỐI RỪNG TRONG MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ ... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric

GC-MS : Gas Chromatography Mass Spectrometry
STT

: Số thứ tự

UV/VIS : Ultraviolet-Visible Spectroscopy


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.


Danh mục hóa chất sử dụng

23

3.1.

Kết quả xác định độ ẩm của lá cây Vối rừng

30

3.2.

Kết quả xác định độ ẩm của vỏ cây Vối rừng

31

3.3.

Kết quả xác định tro toàn phần trong vỏ cây Vối rừng

32

3.5.

Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng trong vỏ
cây Vối rừng

33


3.6.

Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng trong lá
cây Vối rừng

33

3.7.

Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu
được khi chiết vỏ thân cây Vối rừng trong dung môi
n–hexane

35

3.8.

Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu được
khi chiết vỏ cây Vối rừng dung môi dichloromethane

36

3.9.

Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu
được khi chiết vỏ cây Vối rừng dung môi ethyl acetate

37

3.10.


Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu
được khi chiết vỏ thân cây Vối rừng trong dung môi
methanol

39

3.11.

Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu được
khi chiết lá cây Vối rừng trong dung môi n–hexane

40

3.12.

Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu được
khi chiết lá cây Vối rừng dung môi dichloromethane

42

3.13.

Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu
được khi chiết lá cây Vối rừng dung môi ethyl acetate.

43

3.14.


Ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng cao thu

44


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

được khi chiết lá cây Vối rừng trong dung mơi
methanol
3.15.

Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
n-hexane từ lá cây Vối rừng

47

3.16.

Thành phần hóa học của dịch chiết dichloromethane từ
lá cây Vối rừng

50

3.17.


Thành phần hóa học của dịch chiết ethyl acetate từ lá
cây Vối rừng

52

3.18.

Thành phần hóa học của dịch chiết methanol từ lá cây
Vối rừng

55

3.19.

Thành phần hóa học của dịch chiết ethyl acetate từ vỏ
thân cây Vối rừng

58

3.20.

Thành phần hóa học của dịch chiết methanol từ vỏ thân
cây Vối rừng

61

3.21.

Thành phần hóa học của dịch chiết dichloromethane từ
vỏ thân cây Vối rừng


64

3.22.

Thành phần hóa học của dịch chiết n-hexane từ vỏ thân
cây Vối rừng

67

3.23.

Tổng hợp thành phần hóa học của dịch chiết lá cây
Vối rừng trong một số dung môi hữu cơ

71

3.24.

Tổng hợp thành phần hóa học của dịch chiết vỏ thân
cây Vối rừng trong một số dung môi hữu cơ

74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

1.1.

Cây Vối rừng

6

1.2.

Cây Vối rừng

7

1.3.

Tinh chất làm đẹp collagen ADIVA từ lá và quả Vối
rừng

19

1.4.

Trà từ lá Vối

20

1.5.


Sirô từ quả Vối rừng

20

2.1.

Lá Vối rừng

21

2.2.

Thân Vối rừng

21

2.3.

Bột vỏ thân cây Vối rừng

22

2.4.

Bột lá cây Vối rừng

22

2.5.


Hệ thống sắc kí khối phổ

24

2.6.

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

25

3.1.

GC-MS của dịch chiết n-hexane từ lá cây Vối rừng

46

3.2.

GC-MS của dịch chiết dichloromethane từ lá cây Vối
rừng

50

3.3.

GC-MS của dịch chiết ethyl acetate từ lá cây Vối rừng

52

3.4.


GC-MS của dịch chiết methanol từ lá cây Vối rừng

55

3.5.

GC-MS của dịch chiết ethyl acetate từ vỏ thân cây Vối
rừng

58

3.6.

GC-MS của dịch chiết methanol từ vỏ thân cây Vối
rừng

61

3.7.

GC-MS của dịch chiết dichloromethane từ vỏ thân cây
Vối rừng

64

3.8.

GC-MS của dịch chiết n-hexane từ vỏ thân cây Vối
rừng


67


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm nên hệ thực vật rất phong phú với hơn
12000 loài cây chia làm 2500 chi và 300 họ. Đây là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành hương liệu, mỹ phẩm
và hoá dược. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất có tác
dụng chữa bệnh, song các hợp chất này có một số hạn chế nhất định, như là
gây những phản ứng phụ không mong muốn. Mặt khác, Việt Nam là nước
đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, các loại thuốc chữa bệnh
hầu hết nhập từ nước ngồi và có giá thành cao, gây nên khó khăn cho người
sử dụng. Do đó, nhà nước đã có chủ trương tăng cường sản xuất thuốc trong
nước, hạn chế nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm. Một trong các nguồn
nguyên liệu sản xuất thuốc được lấy ra từ thiên nhiên.Vì vậy vấn đề đang
được đặc biệt quan tâm là nghiên cứu các hợp chất được tách ra từ sản phẩm
thiên nhiên.
Trong số các loài cây cần quan tâm nghiên cứu có cây Vối rừng
(Syzygium Cumini). Ở nước ta cây Vối mọc nhiều nơi, tập trung nhiều ở miền
Trung, được nhân dân dùng nấu nước uống, kích thích tiêu hoá. Lá và nụ Vối
làm thuốc chữa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Mới đây viện Đông y cũng thử áp
dụng cây Vối làm thuốc chữa các bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngoài da.
Ở Việt Nam cho tới nay các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới lồi
cây này vẫn cịn rất ít, thiếu các thơng tin cần thiết để phát huy cơng dụng lồi
cây có giá trị này. Người ta chỉ biết đến cây Vối rừng như một vị thuốc quý
có giá trị chữa bệnh cao cịn nhiều thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

của các chất có trong dịch chiết từ các bộ phận khác của cây Vối rừng chưa
được biết đến nhiều.Tuy nhiên trong tất cả các bộ phận thì lá và vỏ thân được


2
coi là phần quan trọng nhất. Từ năm 1991 trở lại đây, một số cơng trình trong
nước và trên thế giới nghiên cứu cây Vối cho thấy hàm lượng flavonoit chứa
trong cây cao và một số chất có hoạt tính kháng HIV, chống ung thư…. Đặc
biệt một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy nước chiết của nụ Vối là thành
phần của thuốc trợ tim. Như vậy, cùng với sự thuận lợi về nguyên liệu thì đây
là những lý do khích lệ tơi nghiên cứu cây Vối rừng Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn về tác dụng chữa bệnh của loại
cây này, vì vậy tơi đã chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành
phần hóa học trong một số dịch chiết vỏ thân, lá cây Vối rừng (Syzygium
Cumini) ở Núi Thành-Quảng Nam” nhằm cung cấp thêm thơng tin về loại
cây này, góp phần vào việc khai thác và sử dụng một cách hợp lí, hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định thành phần hóa học trong cây Vối rừng
(Syzygium Cumini) từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu các hoạt tính sinh
học cũng như tiến tới phân lập các chất làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất
dược liệu.
Mục tiêu cụ thể: Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu
đề tài, tôi sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu chiết tách, lựa chọn dung mơi chiết thích hợp.
- Xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết hữu cơ của vỏ
thân, lá cây Vối rừng (Syzygium Cumini).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vỏ thân và lá cây Vối rừng (Syzygium Cumini)
ở Núi Thành-Quảng Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thành phần hóa học của một số dịch chiết vỏ thân, lá cây Vối rừng.


3
4. Phương Pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tư liệu trong và ngồi nước về đặc
điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây Vối
rừng (Syzygium Cumini).
- Phương pháp lấy mẫu, thu hái, phân loại và xử lý mẫu.
- Phương pháp xác định độ ẩm.
- Phương pháp xác định tro toàn phần.
- Phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng.
- Các phương pháp chiết bằng các dung mơi có độ phân cực khác nhau
n-hexane, dichloromethane, ethyl acetate, methanol.
- Phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ GC-MS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành phần
hóa học vỏ thân, lá cây Vối rừng (Syzygium Cumini) trong một số dung môi.
- Cung cấp thông tin khoa học về thành phần hóa học trong vỏ thân, lá
cây Vối rừng (Syzygium Cumini).
- Cung cấp các tư liệu về ứng dụng của dịch chiết từ vỏ thân, lá cây Vối
rừng (Syzygium Cumini) trong các dung mơi khác nhau, từ đó có thể đề ra quy
trình ứng dụng trong thực tế. Tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về
cây Vối rừng ở Việt Nam
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sử dụng cây Vối rừng chữa bệnh một cách khoa học, không chỉ dùng
trong y học cổ truyền mà cịn có thể mở rộng nghiên cứu để bào chế các dạng
thuốc trong y học hiện đại.

- Giải thích một cách khoa học một số công dụng chữa bệnh theo kinh
nghiệm dân gian của cây Vối rừng


4
- Mở rộng phạm vi khai thác, sử dụng và bảo vệ loài cây này một cách
hiệu quả và bền vững.
6. Bố cục đề tài
Luận văn bao gồm 78 trang, 24 bảng, 19 hình, đồ thị, 20 tài liệu tham
khảo. Với
Mở đầu (4 trang)
Chương 1: Tổng quan (15 trang)
Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm (9 trang)
Chương 3: Kết quả và bàn luận (46 trang)
Kết luận và kiến nghị (2 trang)
Tài liệu tham khảo (2 trang)


5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÂY VỐI RỪNG
1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT CÂY VỐI RỪNG
Vối rừng (Hình 1.1 và 1.2) có tên khoa học là Syzygium Cumini (L.)
Skeels (Eugenia jambolana Lam. E cumini (L.) Druce), thuộc họ SimMyrtaceae, có nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới như Jambul, Black plum,
Blackberry, Java plum, Jambolan (Anh), Jambol (Pháp)… Tuy nhiên, ở Việt
Nam thì nó cịn được gọi là Trâm mốc, Hậu Phác Nam…[6], [14], [18].
1.1.1. Vị trí phân loại thực vật
Theo phân loại thực vật học cây Vối rừng được phân loại theo trình tự sau:
Giới (Kingdom)


Plantae

Bộ (Order)

Myrtales

Họ (Family)

Myrtaceae

Chi (Genus)

Syzygium

Lồi (Species)

S.cumini

Lớp (Class)

Magnoliopsida

Ngành (Division)

Tracheophyta

Phân ngành (Sub Division)

Spermatophytina


Liên ngành (Super Division)

Embryophyta

Liên bộ (Super Order)

Rosanae

Phân giới (Sub-Kingdom)

Viridiplantae

1.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật
Vối rừng là cây gỗ lớn, thân mộc, cao từ 6-20m, đường kính lên tới
0,5m, cành cây màu xám trắng khi khơ, hình trụ. Lá mọc đối, trên nhánh dài,
bầu dục, tròn hay hơi thót nhọn ở gốc, tù, có mũi hay xoan ngược, rất tù ở
đầu, dài 8-10cm, rộng 3-9cm bóng và sẫm ở trên, nhạt màu hơn ở dưới, mỏng


6
nhưng cứng, cuống lá dài 10-20mm, màu hơi nhạt khi khơ, trục màu nâu đen
hơi bóng khi khơ, 2 mặt với những tuyến nhỏ, gân phụ nhiều. Vỏ cây dày đặc
và cứng, hồng hoặc màu nâu. Hoa màu trắng thành cụm dạng tháp, gần như
không cuống, dài 5cm, hoa mọc trên cành khơng lá đơi khi mọc trên cuối
nhánh, có đĩa mật thơm và quyến rũ ong mật, dạng pyriforme giống hình trái
lê 4 mm – 8mm. Đài hoa có thùy 0,3 đến 0,7mm, cánh hoa 4mm, màu tím hay
trắng sáng dính nhau, hình bầu dục và hơi trịn khoảng 2,5 mm. Tiểu nhụy 3 –
4mm. Vòi nhụy dài giống tiểu nhụy.
Quả thuông hay hơi cong, dài 13-15mm, dày 10mm, thắt lại dưới chỗ

lõm ở đỉnh, màu tím tối, nạc màu xanh - vàng tới tím, thường khơng mùi, hơi
se, chua. Hạt 0-5cm,thuôn dài tới 3,5cm, màu xanh tới nâu. Sự phát triển của
quả có thể chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn 1, quả xanh, nhỏ; giai đoạn II, 2
tuần sau khi quả đậu; giai đoạn III, 4 tuần sau khi quả đậu; giai đoạn IV, quả
chín hồn tồn là nguồn phong phú chứa vitamin A và C. Loài phân bố khắp
vùng nhiệt đới châu Á, châu Úc. Ở nước ta cây mọc nhiều ở các tỉnh Tây
Nguyên và các tỉnh phía Nam.

Hình 1.1. Lá cây Vối rừng


7

Hình 1.2. Cây Vối rừng
1.1.3. Phân bố, sinh trưởng và phát triển cây Vối rừng
a. Phân bố
Vối rừng có nguồn gốc ở tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực tiếp giáp của
khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, cây mọc tự nhiên và được trồng rộng rãi ở
vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, như Ấn Độ, Xrilanca, Malaysia, Thái
Lan, Philippin, Campuchia, Australia và Việt Nam. Ở Việt Nam cây phân bố
chủ yếu ở các tỉnh phía nam từ Quảng Nam Tây Nguyên đến vùng đồng bằng
sông Cửu Long [3], [7], [8].
b. Sinh trưởng và phát triển
Vối rừng thuộc loại cây gỗ lớn, phân cành sớm và nhiều, ưa sáng, sống
được trên mọi loại đất. Ở vùng núi thấp và trung du, cây mọc ở gần các bờ
khe suối hoặc ven rừng thứ sinh gần nguồn nước. Tuy nhiên, cây có khả năng
chịu hạn tốt khi đã trưởng thành, ở một số nơi thuộc Ấn Độ hay Xrilanca, cây
sống được cả ở những khu vực lượng mưa một năm chỉ vào khoảng 1000
mm. Vối rừng ra hoa quả nhiều. Mùa hoa quả của cây có thể thay đổi tuỳ theo
vùng. Ví dụ ở Philippin, từ tháng 3 đến tháng 7, ở Java tháng 7-11, Việt Nam

tháng 3-8. Hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Cây mọc từ hạt sau 7 - 8 năm
mới bắt đầu có hoa quả, còn ở cây trồng từ cành chiết phải sau 2 - 3 năm. Vối
rừng có hoa quả nhiều trong vịng 40 năm. Quần thể cây trồng có nhiều giống


8
phân biệt với nhau bằng quả, khi chín màu tím đen, hay hơi trắng. Cây trồng
ở Philiphin và Indonesia chủ yếu để lấy quả chín ăn [1], [3], [7], [8], [12].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY VỐI RỪNG
Vối rừng rất giàu các hợp chất có chứa anthocyanins, glucozit, acid
ellagic, isoquercetin, kaemferol và myrecetin [4], [6], [14], [15], [21], [22].
- Quả rất giàu raffinose, glucose, fructose, axit citric, axit mallic, gallic
acid, delphinidin-3-gentiobioside, malvidin-3-laminaribioside, petunidin-3gentiobioside, cyanidin diglycoside và có chứa các khoáng chất như natri,
kali, canxi, phốt pho, sắt và kẽm, vitamin tan trong nước như acid ascorbic,
thiamin, niacin, carbohydrate như glucose, mannose, sucrose, maltose,
fructose, galactose và mannose, axit amin tự do như alanin, asparagin,
tyrosine, glutamine và cysteine, chrysanthemin, cinnamaldehyde (cis / trans),
cinnamyl acetate (cis / trans), rượu cinnamyl (cis / trans), citronellol, geraniol,
herol oxit, hotrienol, linalool, linalool oxide, nerol, β-phenylethanol,
phenylpropanal, phenylpropanol và tanin. Chất màu trong quả là do sự có mặt
của cyanidin diglucosid. Phần sáp ngoài của vỏ quả tươi có sterol và một
lượng nhỏ tinh dầu mà thành phần chủ yếu là acid triterpen hydroxy ngồi ra
cịn có acid oleanolic.
Gần đây, Kelkar S.M. Kaklij G.s. đã phân lập và tinh chế từ quả được
một peptidylglycan và một oligosaccharid với trọng lượng phân tử lần lượt là
6 và 1,2 KD có tác dụng chống đái tháo đường.
- Lá chứa beta-sitosterol, acid betulinic, mycaminose, axit crategolic, nhepatcosane, n-nonacosane, n-hentriacontane, noctacosanol, n-triacontanol, ndotricontanol, quercetin, myricetin, myricitrin và glycosides flavonol,
myricetin 3-O-4 acetyl, L- rhamnopyranosides, glycosides flavonol acylated,
triterpenoids, tannin, eicosane, octacosane, octadecane và tinh dầu. Tinh dầu



9
từ lá rất giàu pinocarveol, terpeneol, myrtenol, eucarvone, muurolol,
myrtenal, cineole, geranyl acetone, cadinol và pinocarvone.
Khanra, Roop - Kumar đã xác định trong lá vối có chứa các thành phần
chính là myrcen, β-pinen, α-terpinen, terpinolen, β-phelandren và bornylen,
các dẫn chất oxy hoá chứa mecinnamat, cuminaldehy, α-terpineol, eugenol và
boriieol.
- Hạt vối rừng chứa protein (8,5%), CaO (4,1%), và P (0,17%). Hạt cịn
có tannin (19%), acid ellagic, gallic và 1-2% glucosid jambolin, một lượng
nhỏ tinh dầu màu vàng sáng (0,05%).
Daulatabad, Chirag; Mahinood Jehan D đã xác định thành phần dầu béo
trong hạt vối rừng có acid lauric (2,8%), myristic (31,7%), palmitic (4,7%),
stearic (6,5%), oleic (32,2%), linoleic (16,1%), malvanic (1,2%), sterculic
(1,8%) và veronica (3,0%).
- Hoa vối rừng có chứa acid oleanolic, các triterpenoid khác như acetyl
oleanolic (0,3%), eugenia-triterpenoid A (0,3%) và eugenia triterpenoid B
(0,5%), acid ellagic (0,01%), các flavonoid như isoquercitrin, quercetin,
kaempferol và myricetin.
Rajasekaran M. Bapna J. S đã thử tác dụng chống thụ thai của acid
oleanolic và cho đây là một chất có tác dụng tránh thai và khơng gây tác dụng
phụ ngồi mong muốn.
- Thân (vỏ cây) của S. Cumini có chứa friedelin, friedelan-3-1-ol, axit
betulinic, β-sitosterol, kaempferol, β-sitosterol-D-glucoside, axit galic, axit
ellagic, gallotannin, ellagitannin và myricetin, betulinic axit, eugenin và axit
béo và este của epi-friedelanol, quercetin, bergenins, flavonoid và tannin, dẫn
xuất lignan cuminiresinol, syzygiresinol A, B syzygiresinol, di-demethyl-5hydroxypinoresinol, dimethylpinoresinol, didemethoxypinoresinol, pinoresinol
và 4'-methyl- 5'-hydroxypinoresinol.



10
- Rễ rất giàu flavonoid glycosides và isorhamnetin 3-O-rutinoside.
Ngoài ra, trong vối rừng, Wormald Mark.R cịn xác định sự có mặt của
một glucosid là cauarin-6-α-D-glucosid.
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CƠNG DỤNG CỦA CÂY VỐI RỪNG
Trong lá, nụ có chứa tannin, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi
thơm dễ chịu…Qua nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ và lá Vối có tác
dụng kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Trong đó có
Streptococcus (hemolytic và staman) (vi khuẩn gây ra nhiễm trùng), tụ cầu
khuẩn Staphylococcus và khuẩn phế cầu Pneumococcus, Salmonella (vi
khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc), Bacillus (khuẩn hình que), Subtilisin
(enzim có thể phá vỡ protein và peptide được chiết xuất từ vi khuẩn). Vì vậy
lá Vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị
liệu các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt, vàng da, viêm gan hoặc lá tươi nấu lấy nước
đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm, tro lá được dùng cũng cố nướu
răng…. Dịch ép lá tươi có tác dụng để chữa lỵ, chữa đái tháo đường, điều trị
huyết trắng, đau bụng. Lá ngâm trong rượu và hạt tán thành bột đều được
dùng chữa bệnh tiểu đường. Theo tài liệu "Thuốc và sức khỏe" lá Vối có tác
dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong lá sẽ kích thích tiết
nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu có tính kháng
khuẩn nhưng khơng hại vi khuẩn có ích trong đường ruột. Theo kinh nghiệm
của dân gian, lá tươi có tác dụng trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá Vối kết
hợp với một số loại lá khác còn được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh
như đau bụng đi ngồi, viêm đại tràng mãn tính, đầy bụng ăn khơng tiêu nhất
là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bênh nhân
gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric, do hệ thống tiêu
hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên
tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau. Vì vậy, thường xuyên uống nước lá và nụ Vối



11
sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric góp phần trong phịng
ngừa điều trị bệnh gout.
Ngồi ra các kết quả được tiến hành trong phịng thí nghiệm cũng cho
thấy nụ Vối chứa hoạt chất có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ơxy
hóa mạnh. Khả năng chống ơxy hóa (antioxydants) của nụ Vối đã làm giảm
sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy,
phục hồi các men chống ơxy hóa trong cơ thể.
Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học
Phụ Nữ Nhật Bản còn phát hiện nụ và lá có hàm lượng polyphenol cao tương
đương với 128mg catechin/g trọng lượng khô và hoạt chất ức chế men alphaglucosidase có khả năng hạn chế đường huyết sau ăn, giảm rối loạn lipid máu,
hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một
thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối
sau thời gian cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần cịn lại sẽ thải
ra từ từ sau đó. Mỗi ngày uống đều đặn 1 lít nước vối, sẽ giúp da đẹp mịn
màng, hết sạch mụn, đánh tan mỡ thừa làm cho eo săn chắc. Ngoài ra nước lá
Vối cịn có tác dụng rất tốt cho da mặt nhờn hoặc da có nhiều mụn. Đối với
phụ nữ mang thai uống nước lá Vối khi con sinh ra sẽ có làn da trắng hồng,
mẹ có được vóc dáng đẹp sau sinh, lợi sữa, ngăn ngừa tiểu đường do trong
giai đoạn mang thai phải nạp một khối lượng khổng lồ thức ăn để chăm sóc bé
đảm bảo lượng sữa cho thời kì sinh nở. Điều này đã khiến cho các phụ nữ
mang thai dễ mắc phải nguy cơ thừa cần và mắc bệnh tiểu đường.
Vỏ thân, vỏ cành to có vị cay, đắng, the chát, tính ấm, có tác dụng lợi tỳ
vị, tiêu thực, trị giun sán, khử ứ trệ, long đờm suyễn, táo thấp, lao phổi, đau
bụng, đầy chướng ăn khơng tiêu, táo bón, nơn mửa, tiêu chảy, viêm họng,


12
viêm phế quản, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, ung thư, chống HIV, chống

nấm….. Dịch vỏ tươi trộn lẫn với sữa Cừu dùng trị tiêu chảy cho trẻ em.
Quả có vị ngọt chát chứa nhiều chất anthocyanine, giàu chất vitamin A
và vitamin C, giúp tiêu hóa tốt, hạ thấp đường huyết, trị tiêu chảy, giảm kích
thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ
chua, viêm dạ dày…Giấm chế từ nước ép quả chín dùng để chữa viêm bao tử,
tống hơi và được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Một trong những tác dụng ít
người biết đến của trái là dùng vào trị nám, tàn nhang. Khi áp dụng trị nám
da, tàn nhang, hàm lượng vitamin C trong trái sẽ ngấm sâu vào da tiêu diệt tế
bào sắc tố thâm gây tàn nhang và kích thích ni dưỡng da đẹp hơn.
Hạt dùng dưới dạng bột để trị bệnh tiểu đường. Nó làm giảm lượng nước
tiểu, làm tiêu hao đường trong nước tiểu sau 18 giờ và trong thời gian điều trị
vẫn có thể ăn các loại chất bột mà không gây thương tổn.
Gỗ Vối rừng thuộc nhóm V, nặng và bền chắc, khơng cong vênh, mối
mọt, lõi giác màu nâu rất đẹp, gỗ dùng làm cột nhà, dùng trong xây dựng, đồ
gia dụng… [4], [6], [12], [13], [14], [15], [16], [18], [19], [20], [21].
1.3.1. Một số thử nghiệm dược lí
1. Tác dụng hạ đường huyết
Hạt của quả vối rừng có tác dụng làm giảm lượng nước tiểu và giảm hàm
lượng đường trong nước tiểu, giảm khát do đái tháo đường.
a. Thử trên thỏ có đường huyết bình thường
Hạt quả vối rừng dưới dạng hỗn dịch trong nước, với liều 1, 2, 4 và
6g/kg, thấy liều 4g/kg có tác dụng tốt nhất làm giảm đường huyết 42,6%. So
sánh với tolbutamid liều 250 mg/kg, sau 1 giờ đường huyết bắt đầu giảm,
mạnh nhất sau 3 giờ giảm 52,1% và kéo dài đến 5 giờ.
Nhân hạt có tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn hạt và tác dụng tối đa
đạt được lúc 4-5 giờ sau khi dùng.Tiêm trong màng bụng liều 1-2 mg/kg hoạt


13
chất phân lập từ hạt quả vối rừng cho chuột cống trắng, thấy lúc đầu đường

huyết tăng lên, sau đó giảm và mức giảm bằng 10-20% mức đường huyết khi
chưa dùng thuốc.
b. Thử trên chuột cống trắng bị tăng đường huyết do alloxan:
Tolbutamid liều 250mg/kg không thấy biểu hiện tác dụng.
Một nghiên cứu khác dùng nhân hạt vối rừng trong 14 ngày cho chuột
cống trắng bị tăng đường huyết do alloxan, thấy đường huyết, cholesterol
huyết thanh và triglycerid huyết thanh đều giảm.
c. Nhân dân vùng Porto Alegre ở Brazil thường dùng lá vối rừng và lá
gioi (Syzygium jambos (L.) Alston) để chữa đái tháo đường. Họ dùng lá khô
hãm hoặc sắc theo tỷ lệ trung bình là 2,5g/lít (từ 0,2g đến 8g/l), uống mỗi
ngày 1 lít thay chè, dùng nhiều ngày.
2. Tác dụng ức chế sinh tinh trùng
Acid oleanolic phân lập từ hoa của cây vối rừng cho chuột cống trắng
đực uống trong 60 ngày, rồi ghép với chuột cái thấy khả năng sinh sản của
chuột giảm hẳn, nhưng không thấy thay đổi về trọng lượng cơ thể, cũng như
trọng lượng của các cơ quan sinh sản. Tiến hành xét nghiệm thấy acid
oleanolic làm ngừng sự sinh tinh trùng, nhưng các tế bào sinh tinh, tế bào
Leydig và tế bào Sertoli vẫn bình thường khơng bị ảnh hưởng.
3. Tác dụng trên virus
Vỏ thân cây Vối rừng, cạo bỏ vỏ đen bên ngoài, ép lấy dịch để thử. Thử in
vivo trên hệ phơi gà, dịch ép khơng có tác dụng ức chế nhưng thử in vitro trên
túi màng niệu nang (chorioallantoic membranes) hệ phơi gà được 10-11 ngày
tuổi thì dịch ép có tác dụng ức chế sự phát triển của virus. Cao vỏ cây Vối rừng
cũng có tác dụng ức chế việc nhiễm virus cho động vật làm thí nghiệm.
4. Thử độc tính


14
Dùng cá hồi Ctenopharyngodon idella 30-60 ngày tuổi, dài 2-3cm, thả
vào các dịch có nồng độ vỏ Vối rừng khác nhau. Đã xác định được nồng độ

làm chết 50% số cá, LC50 là 0,18%.
1.3.2. Công dụng và các bài thuốc từ cây Vối rừng theo Đông Y
Vối rừng được Đông Y ghi nhận là một trong những loại thảo dược được
dùng phổ biến trong dân gian. Theo Đông y lá Vối có cơng hiệu giải khát
trong những ngày hè, thanh nhiệt, lợi tiểu đào thải các độc chất trong cơ thể
qua đường tuyết niệu, chữa đau đầu giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ngồi ra người
ta cịn dùng các bộ phận khác của cây để sắc uống trị giun sán, hỗ trợ điều trị
bệnh gout, long đờm suyễn, viêm họng, viêm phế quản, chống oxy hóa, ngừa
ung thư, chống HIV, chống sốt rét, chống đái tháo đường… Người bệnh có
thể tham khảo và ghi nhớ để áp dụng mỗi khi cần thiết. Cách dùng cụ thể như
sau [2], [5], [22], [14], [15], [19].
1. Chữa đau bụng, đầy chướng, ăn không tiêu, táo bón
- Vỏ vối rừng 8 - 12g sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác
như bán hạ chế, chỉ thực hoặc chỉ xác, ô dược hoặc hương phụ, trần bì, cát
sâm, lượng mỗi thứ 4 - 8g sắc uống.
- Vỏ vối rừng 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g sắc uống.
- Vỏ vối rừng, hoàng cầm, mỗi vị 12g, sài hồ 16g, chỉ thực 8g, bán hạ
chế 6g, đại hoàng sống 0,4g sắc uống.
2. Chữa tiêu chảy, nôn mửa
- Vỏ vối rừng, hoắc hương, vỏ rụt, sa nhân, củ riềng già, mỗi vị 4 - 8g,
sắc đặc uống.
- Vỏ vối rừng 12g, nhục đậu khấu, bán hạ chế, hoắc hương, trần bì, mỗi
vị 8g, kha tử 4g sắc uống.
3. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ


15
- Vỏ vối rừng tươi, cạo bỏ vỏ đen, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt quả
vối rừng lượng bằng nhau, giã nát, ép lấy nước. Người lớn mỗi lần 2 thìa cà
phê, trẻ em 1/2-1 thìa ngày 4-5 lần cách nhau 3-4 giờ. Trẻ nhỏ dùng nửa thìa

trộn với sữa cho dễ uống.
4. Chữa sốt rét
- Vỏ vối rừng, lá thường sơn, thảo quả, lá na, dây thần thông, mỗi vị 48g sắc uống.
5. Chữa đái tháo đường
- Hạt quả vối rừng, phơi khô, tán thành bột mịn, ngày 4-8g, dùng nhiều
ngày. Có thể dùng cả quả có hạt, phơi khơ, tán dập, nấu cao. Một phịng thí
nghiệm ở Pháp đã sản xuất một loại thuốc làm hạ đường huyết chế từ cao
nước của hạt quả vối rừng và giới thiệu là có tác dụng hạ đường huyết mạnh.
Có thể dùng lá, hãm hoặc sắc uống thay chè, ngày 4-8g.
6. Lá vối rừng cũng có thể nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt. Dịch ép lá
tươi có tác dụng chữa kiết lỵ và chữa đái tháo đường.
7. Giúp giảm mỡ máu
- Nụ vối 15–20g hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành
nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
8. Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân
sống
- Lá vối tươi 200g, vò nát, thêm 2 lít nước sơi, ngâm trong 1 giờ để
uống thay nước.
9. Hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu
- Nụ vối 15–20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành
nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều
trị tốt.
10. Trị đau bụng đi ngoài, phân sống


×