Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ trong câu tiếng việt (khảo sát qua tuyển tập kịch “hồn trương ba da hàng thịt” của lưu quang vũ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.7 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH BÍCH THÙY

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC LOẠI
TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT
QUA TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA
HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH BÍCH THÙY

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC LOẠI
TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT
QUA TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA
HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Đà Nẵng, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

TRỊNH BÍCH THÙY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ..................................................................... 1
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài.......................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài .................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 6
7. Cấu trúc đề tài .............................................................................................. 6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............ 8
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÌNH THÁI VÀ TÌNH THÁI TRONG
NGƠN NGỮ ............................................................................................................... 8
1.1.1. Tình thái trong logic và tình thái trong ngơn ngữ .................................. 8
1.1.2. Các ý nghĩa của tình thái trong ngơn ngữ. ........................................... 12
1.1.3. Các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ .............................. 14
1.2. TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT ..................................................... 18

1.2.1. Khái niệm trạng ngữ trong câu tiếng Việt............................................ 18
1.2.2. Phân loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt ............................................. 19
1.2.3. Cấu tạo trạng ngữ trong câu tiếng Việt ................................................ 21
1.2.4. Vị trí của các loại trạng ngữ trong câu tiếng Việt ................................ 24
1.3. TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT”- LƢU QUANG


........................................................................................................................ 27
1.3.1. Lƣu Quang Vũ- một trong những kịch tác gia xuất sắc nhất Việt Nam27
1.3.2. Một vài nhận xét về kịch Lƣu Quang Vũ............................................. 31

14. TIỂU KẾT ......................................................................................................... 34


CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ VỊ TRÍ TRONG CÂU CỦA CÁC
LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA
HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ ................................................................ 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG TUYỂN
TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................................. 36
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn trong tuyển
tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................... 40
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ thời gian trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 43
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ phƣơng thức trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 45
2.1.4. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác
hay hủy diệt trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” ............................ 45
2.1.5. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ mục đích trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 46
2.1.6. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong tuyển tập kịch

“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 47
2.1.7. Đặc điểm cấu tạo của trạng ngữ chỉ nhƣợng bộ trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 48
2.2. VỊ TRÍ CỦA CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TRONG TUYỂN TẬP
KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ...................................................... 49
2.2.1. Vị trí của trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn trong câu trong tuyển tập
kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .......................................................................... 50
2.2.2. Vị trí của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu trong tuyển tập kịch “Hồn
Trƣơng Ba da hàng thịt”............................................................................................ 53
2.2.3. Vị trí của trạng ngữ chỉ phƣơng thức trong câu trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 56
2.2.4. Vị trí của trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy diệt
trong câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” ................................. 57


2.2.5. Vị trí của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu trong tuyển tập kịch “Hồn
Trƣơng Ba da hàng thịt”........................................................................................... 58
2.2.6. Vị trí của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 59
2.2.7. Vị trí của trạng ngữ chỉ nhƣợng bộ trong câu trong tuyển tập kịch
“Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................................. 60
2.2.8. Vị trí của trạng ngữ chỉ hạn định, điều kiện trong câu trong tuyển tập
kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .......................................................................... 61
2.3. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 62
CHƢƠNG 3. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG
TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU
QUANG VŨ ............................................................................................................. 63
3.1. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN, NƠI CHỐN
TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ................ 65
3.1.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ chỉ khơng gian, nơi


chốn trong tuyển tập kịch "Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt………………………......63
3.1.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn
đối với nội dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng
thịt”

........................................................................................................................ 68

3.2. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN TRONG TUYỂN
TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................................. 70
3.2.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ chỉ thời gian trong tuyển
tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................... 70
3.2.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian đối với nội
dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt”............ 75
3.3. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ CHỈ PHƢƠNG THỨC TRONG
TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................... 77
3.3.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ chỉ phƣơng thức trong
tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .......................................................... 77


3.3.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ chỉ phƣơng thức thức đối
với nội dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” 79
3.4. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ CHỈ TÁC THỂ HÀNH ĐỘNG, KẺ
TẠO TÁC HAY HỦY DIỆT TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA
DA HÀNG THỊT” ..................................................................................................... 80
3.4.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ chỉ tác thể của hành
động, kẻ tạo tác hay hủy diệt trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” . 80
3.4.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ chỉ tác thể của hành động ,
kẻ tạo tác hay hủy diệt đối với nội dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn
Trƣơng Ba da hàng thịt”............................................................................................ 81

3.5. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH TRONG TUYỂN
TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................................. 81
3.5.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ chỉ mục đích trong
tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .......................................................... 81
3.5.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ chỉ mục đích đối với nội
dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt”............ 82
3.6. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN TRONG
TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................... 83
3.6.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong
tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .......................................................... 83
3.6.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ chỉ nguyên nhân đối với nội
dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” ........... 85
3.7. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ NHƢỢNG BỘ TRONG TUYỂN
TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................................. 85
3.7.1 Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ nhƣợng bộ trong tuyển
tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .................................................................... 85
3.7.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ nhƣợng bộ đối với nội dung
của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” ..................... 87


3.8. NGHĨA TÌNH THÁI CỦA TRẠNG NGỮ HẠN ĐỊNH, ĐIỀU KIỆN TRONG
TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” ............................... 88
3.8.1. Nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của trạng ngữ hạn định, điều kiện
trong tuyển tập kịch “ Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” ................................................ 88
3.8.2. Khả năng tác động về nghĩa của trạng ngữ hạn định, điều kiện đối với
nội dung của nòng cốt câu trong tuyển tập kịch “ Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” .... 89
3.9. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 91
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

hiệu
2.1.

Phân loại, thống kê trạng ngữ xét theo cấu tạo hình thức có

37

trong tuyển tập kịch "Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt"
2.2.

Phân loại, thống kê số lƣợng các loại trạng ngữ xét về mặt ngữ

39

nghĩa có trong tuyển tập kịch "Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt"
2.3.

Thống kê cấu tạo của các loại trạng ngữ theo cấu tạo hình thức


40

2.4.

Thống kê vị trí của các loại trạng ngữ trong Tuyển tập kịch

50

Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mấy chục năm trở lại đây, cùng với xu thế chung của ngôn ngữ học trên
thế giới, các nhà Việt ngữ học ngày càng quan tâm đến bình diện chức năng của
ngơn ngữ trong hoạt động giao tiếp và ngữ nghĩa của phát ngơn. Nếu nhƣ trƣớc đây
ngƣời ta chỉ phân tích nghĩa của câu theo hƣớng sự tình thì hiện nay nghĩa tình thái
đƣợc đặc biệt chú trọng.
Trong cấu trúc câu, trạng ngữ (gia ngữ, trạng gia ngữ, bổ ngữ của câu, thành
phần tình huống) là một trong những thành phần cú pháp đã đƣợc các nhà ngôn ngữ
đề cập rất sớm trong các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Trong quá
trình nghiên cứu về trạng ngữ, nhiều vấn đề đã đƣợc giải quyết một cách hợp lí: vai
trị cú pháp của trạng ngữ trong câu, đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ trong câu, hình
thức thể hiện của trạng ngữ trong câu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc
đề cập và giải quyết một cách thỏa đáng. Một trong số những vấn đề đó có vấn đề
nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt mà chúng tôi chủ định
xem xét trong luận văn này.
Các hiện tƣợng ngôn ngữ chỉ bộc lộ hết chức năng của nó khi chúng tồn tại

trong hoạt động hành chức. Bên cạnh khẩu ngữ tự nhiên thì văn bản nghệ thuật là
nơi các yếu tố ngôn ngữ thể hiện rõ rệt nhất hiệu quả biểu đạt của chúng. Ngôn ngữ
kịch là ngôn ngữ đối thoại và nhân vật giao tiếp trực tiếp nên văn bản nghệ thuật
kịch cũng là nơi ngôn ngữ bộc lộ sâu sắc khả năng của chúng trong hoạt động hành
chức. Hoàn cảnh giao tiếp đƣợc đƣa vào trong ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật
nên chọn thể loại kịch sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc sự phong phú của các thành phần
trạng ngữ. Từ quan điểm đó, chúng tơi chọn tuyển tập kịch của Lƣu Quang Vũ làm
đối tƣợng khảo sát, thực hiện đề tài “Nghĩa tình thái của các thành phần trạng ngữ
trong câu tiếng Việt, khảo sát qua tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt” của
Lƣu Quang Vũ”
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích trung tâm của đề tài là miêu tả một cách đầy đủ về nghĩa tình thái


2

của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
Cùng với mục đích đó, đề tài phải thực thi các nhiệm vụ sau:
(1) Tái hiện bức tranh toàn cảnh về các loại trạng ngữ; miêu tả về cấu trúc ngữ
pháp, cấu trúc ngữ nghĩa của chúng.
(2) Làm rõ khả năng bổ sung ý nghĩa về tình huống của thành phần trạng ngữ
đối với nịng cốt câu. Trong đó, đề tài sẽ hƣớng đến khía cạnh quan trọng nhất là
khả năng tác động về phƣơng diện tình thái của các trạng ngữ này.
(3)Trong một chừng mực, đề tài còn hƣớng đến một nhiệm vụ khơng kém phần
quan trọng là tìm hiểu về khả năng tác động qua lại giữa trạng ngữ và thành phần
nòng cốt câu trên cả hai phƣơng diện nghĩa sự tình và nghĩa tình thái
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Về tình thái, trên thế giới cũng đã có những cơng trình chun sâu nghiên cứu
về tình thái trong từng ngôn ngữ cụ thể hay xuyên ngôn ngữ nhƣ: J.Lyons, F.R.
Palmer, T.Givon.

Ở Việt Nam, vấn đề tình thái đƣợc nghiên cứu khá muộn. Có thể xem đây
vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với ngƣời nghiên cứu ngơn ngữ khi tìm hiểu
vấn đề này.
Tình thái trong tiếng Việt chủ yếu đƣợc các nhà ngôn ngữ học đề cập đến ở
các khía cạnh nhƣ: nghĩa tình thái của từ, ngữ dụng học và đặc trƣng tình thái của
từ, logic tình thái, tiểu từ tình thái, vị từ tình thái…
Về các phƣơng tiện tình thái trong tiếng Việt, nhiều nhà Ngơn ngữ học nhƣ
Hồng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Lê Đông, Nguyễn
Văn Hiệp… đã đề cập đến.
Cơng trình “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” (2008) đƣợc xem là một
cơng trình có quy mơ lớn và sức khái qt cao. Trong cơng trình này, tác giả
Nguyễn Văn Hiệp đã hệ thống những vấn đề cơ bản về tình thái và khẳng định tình
thái là công cụ quan trọng để hiểu rõ ngôn ngữ. Theo đó, ơng cũng chỉ ra vai trị của
tình thái từ, khả năng kết hợp cũng nhƣ các giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng.
Ngồi ra, ơng cịn đặc biệt quan tâm đến tiểu từ tình thái khi nghiên cứu rất chi tiết


3

về sự kết hợp, tƣơng tác giữa chúng với các động từ ngơn hành; các vị từ tình thái
tính có ý nghĩa cầu khiến, khuyên bảo; các tiểu từ tình thái cuối câu với nhau.
Đến năm 2001, Nguyễn Văn Hiệp có hai bài viết liên tiếp trên tạp chí Ngơn
ngữ, trong đó có nhiều nhận định và đóng góp mới đáng quan tâm. Ơng cho rằng,
“có một số tiểu từ tình thái có thể trực tiếp đánh dấu loại hành vi ngôn ngữ đƣợc
thực hiện bởi phát ngôn, và xét ở khía cạnh này, có thể xem tiểu từ tình thái nhƣ vậy
chính là một loại dấu hiệu ngơn hành tƣờng minh”.
Nhƣ vậy, tình thái trong ngơn ngữ nói chung, phƣơng tiện biểu hiện tình thái,
cụ thể là tình thái từ vẫn là vấn đề mới, thú vị và còn nhiều khía cạnh chƣa khai thác
hết để chúng ta tiếp tục khám phá, tìm hiểu. Phần lớn các tác giả: Cao Xuân Hạo;
Nguyễn Văn Hiệp; Diệp Quang Ban,... đã nghiên cứu sâu về các bình diện nghĩa

tình thái; các yếu tố biểu thị nghĩa tình thái trong câu nhƣng chƣa đề cập nhiều đến
nghĩa tình thái của các thành phần phụ trong câu. Cũng nhƣ vậy, theo khảo sát của
chúng tơi, chƣa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu nghĩa tình thái của thành phần
trạng ngữ trong câu tiếng Việt.
Về trạng ngữ, nhƣ các tên gọi khác nhau của nó, trạng ngữ là thơng tin tình
huống và do đó chúng có vai trị nhƣ một phơng nền, một khung hồn cảnh để từ đó
ngƣời nói đặt vào nội dung thơng tin chính yếu. Do đó, trạng ngữ là đối tƣợng quen
thuộc của ngữ pháp học.
Theo tác giả Cao Xuân Hạo, tổ chức cú pháp hình thức của tiếng Việt chỉ có
một mơ hình duy nhất là Đề - Thuyết với các biến thể của nó. Đề lại gồm hai loại là:
chủ đề và khung đề. Theo đó, xét về hình thức, khung đề có thể một chu ngữ hay
giới ngữ, tức là một ngữ đoạn có một giới từ làm trung tâm kèm theo một danh ngữ
hay một động ngữ làm bổ ngữ cho nó, khơng khác gì trạng ngữ. Ví dụ:
- Mai tơi đi chơi
- Dạo này trời tối.
Tác giả Trần Ngọc Thêm lại quan niệm, trạng ngữ có vai trị làm nịng cốt trong
kiểu câu có nòng cốt tồn tại: TR =>Vt – B.


4

Các tác giả của Giáo trình về Việt ngữ chỉ xếp vào trạng ngữ những ngữ đoạn
biểu thị ý nghĩa thời gian, khơng gian và cách thức kiểu nhƣ:
Ví dụ:
-Hiện giờ, chị em đang rất lo lắng.
Các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam
dùng tên gọi “thành phần tình huống” thay cho “trạng ngữ” và quan niệm:
“Thành phần tình huống có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, hay về
phƣơng tiện, mục đích, hay về cách thức, trạng thái, … nói chung là nghĩa tình
huống”. [Ngữ pháp tiếng Việt, 1983].

Tác giả Diệp Quang Ban lại dùng thuật ngữ “bổ ngữ của câu” thay cho tên gọi
trạng ngữ. Từ những dẫn chứng trên, ta thấy bức tranh về trạng ngữ hết sức đa
dạng, thiếu nhất quán.Và vấn đề gây tranh cãi là nhận thức trạng ngữ dựa vào tiêu
chí nào và phân biệt chúng ra sao với các thành phần cịn lại trong câu.
Đỗ Thị Kim Liên trong cơng trình Ngữ pháp tiếng Việt [24,tr.110] đã xác định:
“Trạng ngữ là thàh phần phụ của câu. Ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị là ý nghĩa tình
huống, cách thức, thời gian, nơi chốn, mục đích, điều kiện, nhƣợng bộ, nguyên
nhân,...nhằm làm rõ thêm cho nội dung thơng báo của câu.”
Nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong cơng trình
“Thành phần câu tiếng Việt” để làm nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu. Tác giả
cho rằng: “trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có khả năng tham gia vào các cải
biến vị trí: đứng trƣớc, đứng sau nịng cốt hoặc đứng chen vào giữa chủ ngữ và vị
ngữ. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về không gian, thời gian, mục đích, ngun nhân,
phƣơng tiện... cho sự tình đƣợc biểu đạt trong câu.”[43,tr.326]
Nhƣ vậy, có thể thấy trong tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đây, các tác
giả đều đã khẳng định trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có quan hệ cú pháp và ý
nghĩa với nịng cốt câu.
Nghiên cứu về ngơn ngữ Lƣu Quang Vũ, đặc biệt về kịch của Lƣu Quang Vũ
phải kể đến các cơng trình sau: Kịch pháp Lưu Quang Vũ ( Phan Ngọc), Đóng góp
của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam ( Lƣu Khánh Thơ), Kịch Lưu


5

Quang Vũ- những trăn trở về lẽ sống lẽ làm người ( Phan Trọng Thƣởng), Về một
mảng kịch của Lưu Quang Vũ ( Hà Diệp), Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời
sống ( Cao Minh)...Có những tác giả chỉ chọn nghiên cứu một tác phẩm kịch của
Lƣu Quang Vũ nhƣ: Vũ Hà với Tôi và chúng ta và Lưu Quang Vũ, Phan Trọng
Thƣờng chọn tác phẩm Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt đề làm đề tài nghiên cứu... Gần
đây nhất là tác giả Chu Thị Thùy Phƣơng với đề tài “ Hành động cầu khiến trong

ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ”. Nhƣ vậy có thể khẳng định tuy đã đƣợc nghiên cứu
ở nhiều góc cạnh khác nhau nhƣng thành phần trạng ngữ và nghĩa tình thái của
thành phần trạng ngữ trong kịch của Lƣu Quang Vũ thì chƣa đƣợc tác giả nào
nghiên cứu. Mặt khác, với thể loại kịch, hồn cảnh giao tiếp đƣợc đƣa vào trong
ngơn ngữ đối thoại giữa các nhân vật nên việc lựa chọn kịch sẽ dẫn đến sự phong
phú của thành phần trạng ngữ.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
 Đối tƣợng nghiên cứu: Các loại trạng ngữ trong câu văn Lƣu Quang Vũ
qua năm vở kịch :
(1) Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt
(2) Ơng vua hóa hổ
(3) Ngọc Hân cơng chúa
(4) Tôi và chúng ta
(5) Điều không thể mất
 Phạm vi nghiên cứu:
(1) Các cơng trình nghiên cứu về trạng ngữ trong câu tiếng Việt
(2) Văn bản nghệ thuật kịch Lƣu Quang Vũ
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Theo Nguyễn Thiện Giáp có hai phƣơng pháp lớn là miêu tả và so sánh và hai
phƣơng pháp này đƣợc cụ thể hóa bằng các thủ pháp. Dựa vào đó chúng tơi xác lập
các thủ pháp chính trong luận văn nhƣ sau:
(1) Thủ pháp phân tích, miêu tả: Thủ pháp này đƣợc vận dụng nhằm phân tích,
miêu tả các loại trạng ngữ; Phân tích, miêu tả nghĩa sự tình và nghĩa tình thái


6

của các loại trạng ngữ; Phân tích khả năng tác động về mặt ngữ nghĩa của
trạng ngữ đối với nội dung thông tin của câu.
(2) Thủ pháp so sánh: sử dụng thủ pháp này khi so sánh về nghĩa sự tình và

nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ và phân tích so sánh nghĩa sự tình và
nghĩa tình thái của thành phần nòng cốt.
(3) Thủ pháp cải biến: thủ pháp này đƣợc vận dụng khi phân tích, xác định trạng
ngữ và các bộ phận khác trong câu.
6. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài Nghĩa tình thái của các thành phần trạng ngữ trong câu
tiếng Việt (khảo sát qua tuyển tập kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”của Lưu
Quang Vũ) chúng tơi mong muốn:
-Đặt một điểm nhìn toàn cảnh về các loại trạng ngữ; đề xuất cách nhận diện
trạng ngữ về mặt ngữ pháp.
-Khái quát hóa các nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của các trạng ngữ
7. Cấu trúc đề tài
Nội dung của các chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chƣơng này trình bày những vẫn đề có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho
các phân tích ở những chƣơng tiếp theo. Trong đó, chúng tơi trình bày những vấn đề
về tình thái trong ngơn ngữ, về thành phần trạng ngữ trong câu với tƣ cách là một
thành phần phụ và là một trong những phƣơng tiện biểu thị nghĩa tình thái của câu,
vài nét về nhà viết kịch Lƣu Quang Vũ và tuyển tập kịch “Hồn Trƣơng Ba da hàng
thịt”.
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ VỊ TRÍ TRONG CÂU CỦA CÁC
LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA
HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ.
Trên cơ sở lí thuyết trong chƣơng 1, chúng tôi tiến hành khảo sát và rút ra kết
luận về đặc điểm cấu tạo và vị trí của thành phân trạng ngữ xuất hiện trong tuyển
tập kịch Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt.


7


CHƢƠNG 3: NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ
TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƢƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU
QUANG VŨ.
Chƣơng này khảo sát nghĩa tình thái của các loại trạng ngữ và sự tác động về
nghĩa tình thái của trạng ngữ đối với nòng cốt câu và đối với việc bổ sung ý nghĩa
cho phát ngôn trong giao tiếp.


8

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÌNH THÁI VÀ TÌNH THÁI TRONG
NGƠN NGỮ
1.1.1. Tình thái trong logic và tình thái trong ngơn ngữ
Nghĩa tình thái là một bộ phận quan trọng của phát ngơn. Nghĩa tình thái tham
gia vào q trình thực tại hóa, biến nội dung sự tình cịn ở dạng tiềm năng thành
phát ngơn hiện thực. Nghĩa tình thái cho biết, chẳng hạn sự tình nêu ra trong phát
ngôn là hiện thực hay khả năng, mức độ cam kết của ngƣời nói với độ tin cậy của
thơng tin, đánh giá thái độ, tình cảm của ngƣời nói khi phát ngơn. Có thể hiểu nghĩa
tình thái là thành phần nghĩa của câu biểu thị thái độ, ý định, mục đích hay quan hệ
giữa ngƣời nói với ngƣời nghe, giữa ngƣời nói với sự tình đƣợc phản ánh trong câu,
giữa nội dung đƣợc phản ánh trong câu với hiện thực khách quan.
a. Tình thái trong logic
Tình thái (modality, modalité) là khái niệm đƣợc các nhà ngôn ngữ học dùng
để chỉ mối quan hệ của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với hiện thực
cũng nhƣ những quan điểm, thái độ, đánh giá của ngƣời nói với nội dung miêu tả
trong câu nói, với ngƣời nghe và với hoàn cảnh giao tiếp.
Trong logic học, khái niệm tình thái gắn liền với sự phân loại các phán đốn.

Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Phán đốn là hình thức cơ bản của tƣ duy, dƣới dạng
khẳng định hoặc phủ định, thể hiện nhận thức con ngƣời về những đối tƣợng trong
thế giới khách quan. Một phán đốn chỉ có một và chỉ một trong hai giá trị đúng hay
sai”[7, tr.43]. Mỗi phán đoán đều bao gồm hai phần chủ từ (subjectum) và vị từ
(praedicatum). Các phán đoán đƣợc chia thành ba nhóm lớn là khả năng, tất yếu và
hiện thực. Phán đốn khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc
trƣng nào đó ở đối tƣợng. Phán đoán tất yếu phản ánh những nội dung nhận thức mà
đặc trung nêu ở vị từ có ở đối tƣợng trong mọi điều kiện, mọi thế giới khả năng. Phán
đốn hiện thực xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của đặc trƣng nào đó ở đối tƣợng.


9

Chính vì vậy, tình thái trong logic cịn đƣợc gọi là tình thái khách quan vì nó
chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất của phán đoán với hiện thực và
không quan tâm đến những nhân tố giao tiếp nhƣ: mục đích, nhu cầu, ý chí, thái độ,
tình cảm, đánh giá của những chủ thể giao tiếp. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn
nhất giữa tình thái trong logic và tình thái trong ngơn ngữ.
b. Tình thái trong ngơn ngữ
Trong ngơn ngữ học, xét ở bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa, tình thái là một bộ
phận tất yếu của mọi phát ngơn. Thậm chí ở những câu đặc biệt nhƣ câu cảm than
chỉ có từ cảm than thì nghĩa tình thái nổi trội hơn nghĩa sự tình.
Chẳng hạn: “Chao ơi!”
Trong ví dụ này nghĩa sự tình đƣợc nhắc đến là tiếng than về một trạng thái đau
đớn hoặc ngạc nhiên. Tuy nhiên, nghĩa tình thái trong câu này vẫn nổi trội hơn
nghĩa sự tình.
Khi nói đến tình thái, ngƣời ta vẫn nhắc nhiều đến Ch. Bally, nhà ngôn ngữ
học ngƣời Pháp, ngƣời đầu tiên nghiên cứu tình thái trong ngơn ngữ một cách có hệ
thống, ơng đã phân chia cấu trúc phát ngôn về mặt nghĩa với hai thành phần cơ bản
là modus và dictum [xem 14,tr.86]. Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện một nội

dung sự tình ở dạng tiềm năng nào đó. Do đó, dictum gắn với chức năng thơng tin,
chức năng miêu tả của ngơn ngữ. Modus là bộ phận tình thái, thuộc bình diện tâm lí,
thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của
ngƣời nói đối với điều đƣợc nói ra, xét trong mối quan hệ với thực tế, với ngƣời đối
thoại và hồn cảnh giao tiếp. Hai bình diện này gắn bó nhau, tƣơng tác nhau nhƣng
khu biệt nhau. Trong thực tế thì chúng hịa kết với nhau. Một câu trần thuật trong
tiếng Việt: “ Lƣơng tơi 5 triệu đồng” thì ngƣời ta có thể nói:
(1) Lƣơng tơi 5 triệu đồng
(2) Lƣơng tơi chỉ 5 triệu đồng
(3) Lƣơng tơi có 5 triệu đồng
(4) Lƣơng tôi những 5 triệu đồng
(5) Lƣơng tôi mà chỉ 5 triệu đồng thôi ƣ.


10

Chúng ta thấy cái bộ phận bất biến là “Lƣơng tôi 5 triệu đồng” nhƣng với sự
biến đổi các từ tình thái sẽ làm cho ngơn trung thay đổi, khiến các bình phẩm, nhận
xét, và mục đích phát ngơn đƣợc điều chỉnh. Với phát ngơn (1), ngƣời nói thể hiện
sự xác nhận, xác tín của mình về hiện thực. Phát ngơn (2) ngƣời nói thể hiện sự
đánh giá của mình về hiện thực, nói “ chỉ 5 triệu” là nhận xét ít. Phát ngơn (3), nói
“có 5 triệu” là lời phàn nàn. Tƣơng tự nhƣ vậy, phát ngơn (4) nói “ những 5 triệu” là
nhiều. Phát ngơn (5) nói “có 5 triệu thôi ƣ” là ngạc nhiên.
Theo cách nhận xét của Ch. Bally thì ngơn liệu có chức năng thơng tin mệnh
đề, cịn tình thái gắn với phƣơng diện tâm lí bởi vì nó thể hiện cảm xúc, ý chí, thái
độ của ngƣời nói đối với nội dung đƣợc nói và đối với thực tại. Bally cho rằng tình
thái câu có quan hệ với đối tác giao tiếp và ơng đã chia nghĩa câu thành hai phƣơng
diện là ngôn liệu và tình thái [xem 14,tr.86] Ngồi cách gọi của Bally, xuất phát từ
sự nhấn mạnh vào khía cạnh này hay khía cạnh khác mà các nhà ngơn ngữ học khác
đã sử dụng những cách gọi, những thuật ngữ khác nhau nhƣ: modus/dictum, tình

thái/mệnh đề, tình thái/ cơ sở mệnh đề, tình thái/propo.
Theo Fillmore thì cấu trúc nghĩa của một câu bao gồm hai thành phần chính:
thành phần mệnh đề là tập hợp những quan hệ có tính phi thời (tenseless) giữa các
động từ và danh từ, phân biệt với thành phần cịn lại là tình thái, gồm các loại nghĩa
liên quan đến toàn bộ câu (the sentence - as - a - whole) nhƣ phủ định, thì, thức và
thể. Quan niệm này đƣợc thể hiện trong công thức: S = M + P (trong đó S là nghĩa
của câu, M là thành phần tình thái và P là thành phần mệnh đề) [xem 14,tr.88].
Có thể thấy, sự khác biệt trong cách dùng thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học
đã bộc lộ rõ rệt những nét khác nhau trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học khi
nghiên cứu về tình thái của ngơn ngữ tự nhiên.
Đi sâu vào nghiên cứu, tác giả Bùi Trọng Ngỗn phân biệt tình thái khách
quan và tình thái chủ quan. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt tình thái khách
quan và tình thái chủ quan là vai trị của ngƣời nói hay tính chủ quan của ngƣời nói
về sự đánh giá, mức độ cam kết của ngƣời nói về điều đƣợc nói ra. Tức là ngƣời nói
khơng trình bày hiện thực nhƣ nó vốn có mà trình bày theo lăng kính chủ quan của


11

mình và theo những ý định riêng của mình. Logic học chỉ quan tâm đến tình thái
khách quan với ba tham số là: hiện thực/ phi hiện thực, tất yếu/ phi tất yếu, có
thể/khơng thể và trình bày sự việc nhƣ nó vốn có, loại trừ vai trị của ngƣời nói.
Trong khi đó, tình thái chủ quan (trong ngơn ngữ học) vai trị của ngƣời nói đƣợc
coi trọng đặc biệt. [28, tr.12].
Tình thái chủ quan hay tình thái ngơn ngữ đƣợc chia thành hai phạm trù là tình
thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Trong đó:
(a) Tình thái nhận thức là tình thái về độ chân thực, độ cam kết đối với chuẩn
mực chân thực của điều đƣợc nói ra là tất yếu hay khơng tất yếu, có thể hay khơng
có thể. Xét về độ chân thực, trong tình thái nhận thức có ba phạm trù là:
- Tình thái thực hữu (factive): Ngƣời nói cho rằng sự việc đƣợc nói đến là hiện

thực hay tất yếu hiện thực.
Ví dụ:

(6) Nó đã đi.
(7) Thể nào nó cũng đi.

- Tình thái phản thực hữu (contre - factive): Ngƣời nói cho rằng sự việc đƣợc
nói đến là phi hiện thực hay tất yếu hiện thực.
Ví dụ: (8) Nó khơng cho bạn cái chong chóng.
(9) Nếu nó q tơi nó đã đến đây.
-Tình thái khơng thực hữu (non - factive): Cịn gọi là tình thái chƣa thực hữu,
ngƣời nói cho rằng sự việc đƣợc nói đến có thể xảy ra trong một khả năng nào đó.
Ví dụ: (10) Tơi định mai đi Hà Nội.
(11) Nếu trời không mƣa tôi sẽ đi Non Nƣớc.
(b) Tình thái đạo nghĩa (deontic), cịn đƣợc gọi là tình thái ràng buộc, là những
tình thái xét theo những quy ƣớc xã hội về đạo đức, luân lí, tập quán, phong tục, với
sự phân biệt: bắt buộc/không bắt buộc, đƣợc phép/khơng đƣợc phép, cấm
đốn/khơng cấm đốn, miễn trừ/khơng đƣợc miễn trừ.
Ví dụ: (12) Nó dám cãi bố mẹ.
(13) Anh phải làm việc này xong trong ngày mai.
(14) Nó nỡ bỏ ngƣời vợ hiền thục.


12

Có thể thấy câu khuyến lệnh có một sự liên quan chặt chẽ với tình thái đạo
nghĩa.
Ví dụ: (15) Đừng hút thuốc!
(16) Chớ tắm chỗ nhiều gió!
(17) Hãy nhập ngũ!

[28,tr.12-14]
Nhƣ vậy, các nhà ngôn ngữ học đã khẳng định không có một nội dung nhận
thức và giao tiếp nào có thể tách khỏi những nhân tố nhƣ mục đích, nhu cầu, thái
độ, đánh giá,...của ngƣời nói đối với điều đƣợc nói ra xét trong quan hệ với hiện
thực, với đối tƣợng giao tiếp và các nhân tố khác của ngữ cảnh giao tiếp. Chính sự
phong phú và đa dạng của các nhân tố tình thái cũng là một nhân tố rất quan trọng
để phân biệt ngôn ngữ tự nhiên của con ngƣời với hệ thống tín hiệu của động vật.
Và “tình thái cũng chính là linh hồn của phát ngơn”.
1.1.2. Các ý nghĩa của tình thái trong ngơn ngữ.
Tác giả Cao Xuân Hạo [12,tr.98] đã xác định tình thái của lời phát ngôn gồm
những nội dung sau:
-

Nhận định của ngƣời nói về giá trị chân ngụy của điều đƣợc truyền đạt trong
câu ( khẳng định, phủ định, ngờ vực, nêu rõ giới hạn và điều kiện của tính
chân lí).

-

Về tính khả năng hay tính tất yếu của điều đó ( có thể hay khơng có thể, tất
nhiên hay khơng tất nhiên, mức độ cao hay mức độ thấp của tính khả năng hay
tính tất yếu).

-

Cách đánh giá của ngƣời nói đối với sự tình đƣợc truyền đạt (đáng mừng hay
đáng tiếc, đáng hi vọng hay đáng e ngại, nên có hay khơng nên có,...)

-


Sự giới thiệu của ngƣời nói về tính chất của câu nói (tính thành thật, tính đơn
giản, tính áng chừng, tính chính xác,...)Mối liên hệ giữa câu với tình huống đối
thoại hay với ngơn cảnh và nhiều nội dung khác thuộc các lĩnh vực logic hoặc
siêu ngôn ngữ.


13

Tác giả cịn cho rằng: “Nội dung của bất kì một phát ngơn nào cũng chứa một
tình thái (nếu khơng phải là kết hợp nhiều lớp tình thái). Tình thái có thể coi nhƣ
trung hịa (khơng đánh dấu) là tình thái hiện thực hay trần thuật khẳng định, đƣợc
thể hiện bằng “thái trần thuật” của vị từ trong các ngôn ngữ biến hình, và bằng sự
vắng mặt của mọi yếu tố chỉ tình thái trong cấu trúc câu đã thành hình . (Nghĩa là đã
tuyến tính hóa theo các quy tắc cấu tạo câu trong các ngơn ngữ khơng biến
hình).”[12,tr.98]. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng: “tình thái của câu nói phản ánh
thái độ của ngƣời nói đối với điều mình nói ra, cách ngƣời nói đánh giá tính hiện
thực hay khơng hiện thực, giới hạn của tính hiện thực (trong thời gian, chẳng hạn –
phạm trù “thì”), mức độ của tính xác thực của tính tất yếu (khách quan hay đạo lí),
tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc,…
của điều đƣợc thơng báo. Tình thái cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng
thức thể hiện của hành động, q trình, trạng thái hay tính chất do phần thuyết (hay
vị ngữ) biểu đạt. Dạng thức ở đây gồm những đặc trƣng nhƣ kéo dài/không kéo dài,
bắt đầu/ kết thúc,…thƣờng gọi là những đặc trƣng về thể. Tình thái của câu phản
ánh mối quan hệ của chủ thể đối với hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng của hành
động, q trình, trạng thái hay tính chất do vị từ hạt nhân của phần thuyết biểu
đạt.”[12.98]
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp [14] đã
cho rằng hiểu theo nghĩa rộng nhất, khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học sẽ bao
hàm những kiểu ý nghĩa rất khác nhau. Có thể nêu ra những kiểu ý nghĩa cơ bản sau
đây:

(1) Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trƣờng của ngƣời
nói đối với nội dung thơng báo: ngƣời nói đánh giá nội dung thông báo về độ tin
cậy, về tính hợp pháp của hành động, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu
cực (khơng mong muốn), là điều bất ngờ, ngồi chờ đợi hay bình thƣờng, đánh giá
về tính khả năng, tính hiện thực của điều đƣợc thông báo,...
(2) Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự
tình.


14

(3) Những đặc trƣng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung
ngữ nghĩa - ngữ pháp của vị từ cũng nhƣ mối quan hệ giữa chủ thể đƣợc nói đến
trong câu và vị từ ( ý nghĩa về thời, thể và các ý nghĩa đƣợc thể hiện bằng vị từ tình
thái, cho biết chủ thể có ý định, có khả năng, mong muốn thực hiện hành động,...).
(4) Các ý nghĩa phản ánh các đặc trƣng của phát ngơn và hành động phát ngơn
có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm, đánh giá của ngƣời nói. Ví dụ, sự
đánh giá của ngƣời nói về mức độ hiểu biết của ngƣời nghe, sự đánh giá của ngƣời
nói đối với các quan điểm, ý kiến khác,...
(5) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngơn của ngƣời nói, hay nói theo lí
thuyết hành động ngơn từ, là thể hiện kiểu mục đích tại lời mà ngƣời nói thực hiện
(xác nhận, bác bỏ, thề, hỏi, ra lệnh, yêu cầu, khuyên, mời,...) xét ở bình diện liên
nhân (interpersonal), thể hiện sự tác động qua lại giữa ngƣời nói và ngƣời đối thoại.
[14,tr.91]
Cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng nhƣ vậy đƣợc Bybee diễn tả là “tất cả
những gì mà ngƣời nói thực hiện cùng với tồn bộ nội dung mệnh đề”. Nhƣ vậy có
thể hiểu phạm trù tình thái bao gồm tất cả những phƣơng diện nội dung gắn với
thực tại hóa câu, biến các nội dung mệnh đề ở dạng tiềm năng trở thành các phát
ngôn trong giao tiếp. [xem 14,tr.91]
1.1.3. Các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong ngơn ngữ

Tác giả Cao Xn Hạo cịn đề cập tầm tác động của các yếu tố tình thái đến cả
câu, lại có những yếu tố tình thái tác động đến cấu trúc vị ngữ hạt nhân, đến một
tham tố hay một phụ ngữ nào đó trong câu nhƣ:
* Những yếu tố tình thái có tầm tác động đến cả câu:
- Những yếu tố đánh dấu hành động phát ngôn nhƣ: à, ư, nhỉ, nhé, đấy, đi,….
- Những yếu tố tình thái nhƣ: lẽ nào, chắc chắn, may ra, quả là, dường như,…
* Những vị từ tình thái nhƣ: suýt, muốn, vẫn, đang, đã, chưa,…chỉ có tầm tác
động đến cấu trúc vị ngữ hạt nhân.
* Các yếu tố tình thái phủ định: khơng, khơng phải,… cũng có tầm tác động
khác nhau trong những câu khác nhau


15

Tác giả cũng đã nghiên cứu và đƣa ra kết luận trong tiếng Việt, ý nghĩa tình
thái cịn có thể đƣợc thể hiện bằng các từ, các ngữ đoạn, thậm chí bằng cả những
cấu trúc chủ - vị.
Ở các ngơn ngữ có biến đổi hình thái, thức và các hình thái khác của động từ
(nhƣ thời, thể) đóng một vai trị quan trọng trong việc biểu hiện tình thái. Theo tác
giả Bùi Trọng Ngoãn, thức xa lạ với tiếng Việt vì trong tiếng Việt khơng có phạm
trù thức. Trong các ngôn ngữ châu Âu, ngƣời ta thƣờng kể ra các thức nhƣ:
(1) Thức trực chỉ (indicative) xác nhận điều cam kết của ngƣời nói đối với
điều đƣợc nói ra là chân thực.
(2) Thức mệnh lệnh (imperative) biểu thị mong muốn của ngƣời nói về một
hành động sẽ xảy ra trong tƣơng lai.
(3) Thức giả định (subjunctive) giả định và mong muốn một hành động xảy ra
trong một điều kiện nào đó. Thức giả định giống thức mệnh lệnh ở chỗ: đều nói về
tƣơng lai, nếu chỉ là mong muốn trong những điều kiện nào đó[ 27,tr.15].
Đối với tiếng Việt, các tác giả sau đây đã trình bày về các phƣơng tiện ngơn
ngữ biểu thị nội dung tình thái trong các cơng trình nghiên cứu nhƣ: Bùi Trọng

Ngỗn [28]; Nguyễn Văn Hiệp [14]; Trần Thị Kim Phƣợng [34] và bài giảng tại lớp
Cao học Ngơn ngữ học. Từ đó, chúng tơi tập hợp đƣợc các phƣơng tiện ngơn ngữ
biểu thị tình thái nhƣ sau:
(1) Các phƣơng tiện ngữ âm
Các phƣơng tiện ngữ âm dùng để biểu thị tình thái trong các phát ngôn bao
gồm ngữ điệu và trọng âm trong phát ngơn để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc đánh
giá... Hầu hết các ngôn ngữ đều sử dụng ngữ điệu, trọng âm để phân biệt các mục
đích phát ngơn khác nhau đối với cùng một nội dung mệnh đề.
 Về ngữ điệu:
Trong tiếng Việt, sự thay đổi về ngữ điệu bao giờ cũng kéo theo sự thay đổi về
tình thái.
Ví dụ: Thằng bé con nhà hàng xóm vừa đƣợc điểm 10, một bác hàng xóm
khen:


16

(1) Giỏi nhỉ!
Nhƣ vậy, tình thái câu này là khẳng định, thừa nhận năng lực của cháu bé, tỏ
ra có thiện cảm và sự thán phục. Thế nhƣng cũng cậu bé đó nhƣng cậu thực hiện
hành động hái trộm khế nhà hàng xóm, ơng chủ nhà giơ tay và dằn từng tiếng bảo:
(2) Giỏi nhể !
Đây lại là lời chê trách với thái độ mỉa mai, lên án hành động ăn trộm của cậu bé.
Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, trong tiếng Anh, với phát ngôn “go away” đƣợc phát
âm nhẹ thì đó là “đi đi”, cịn nếu phát âm với cƣờng độ mạnh thì đó là “cút đi”.
 Về trọng âm:
Tiếng Việt khơng có hiện tƣợng trọng âm nhƣ các ngôn ngữ Ấn Âu nhƣng
trong các phát ngôn của ngƣời Việt lại có nhấn trọng âm ở những trƣờng hợp từ
nhấn giọng.
Ví dụ: Một chàng trai nói với một cơ gái:

(3) Trong nhà chỉ có tơi mấy u.
Nếu nhƣ phát ngôn này đƣợc nhấn mạnh ở từ “mấy”, ý chỉ tơi với mẹ, chứ
chƣa có ngƣời thứ 3 nào cả. Nhƣ vậy, chàng trai muốn báo cho cô gái biết rằng tơi
chƣa có vợ.
Các phƣơng tiện ngữ âm biểu thị tình thái đƣợc sử dụng nhiều trong giao tiếp
hàng ngày. Tuy nhiên, trong các văn bản viết, để nhận biết các phƣơng tiện ngữ âm
biểu thị tình thái thì cần phải dựa vào văn cảnh.
 Các phƣơng tiện từ vựng
Trong cơng trình Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp[14], tác giả Nguyễn Văn
Hiệp đã cho rằng: các phƣơng tiện từ vựng đƣợc sử dụng phổ biến và đóng vai trị
quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt, có thể kể ra
mấy nhóm chính:
- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới,...
- Các vị từ tình thái tính làm thành tố chính trong ngữ đoạn vị từ: toan, định,
cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,...


×