Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề minh họa 2020 số 13 moon vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.95 KB, 15 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 13

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MƠN: HĨA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Axit axetic.

B. Anilin.

C. Phenol.

D. Etyl axetat.

Câu 2. Chất nào sau đây không thuộc loại chất béo?
A. Tripanmitin.

B. Glixerol.

C. Tristearin.

D. Triolein.

Câu 3. Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) tan trong dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3.


B. NaCl.

C. NaOH.

D. NaAlO2.

Câu 4. Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là
A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Zn.

Câu 5. Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 bằng phương pháp thủy luyện, ta không thể dùng
kim loại nào sau đây?
A. Mg.

B. Ca.

C. Fe.

D. Zn.

Câu 6. Phèn crom−kali có màu xanh tím, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm
vải. Cơng thức hóa học của phèn crom−kali là
A. K2SO4.Cr2(SO4)3.12H2O.

B. K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.


C. K2SO4.CrCl3.12H2O.

D. K2SO4.CrCl3.24H2O.

Câu 7. Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc chuyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường
nào?
A. Saccarozơ.

B. Glucozơ.

C. Đường hố học.

D. Fructozơ.

C. Ca(H2PO4)2.

D. NH4H2PO4.

Câu 8. Thành phần chính của quặng photphorit là
A. CaHPO4.

B. Ca3(PO4)2.

Câu 9. Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
A. Amilozơ.

B. Nilon-6,6.

C. Nilon-7.


D. PVC.

Câu 10. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO 2. Để hạn chế tốt nhất khí SO 2
thốt ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Cồn

B. Giấm ăn

C. Muối ăn

D. Xút

Câu 11. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra
A. sự khử ion Na+.

B. sự khử ion Cl–.

C. sự oxi hóa ion Cl–. D. sự oxi hóa ion Na+.

Câu 12. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong khơng khí đến khi khối lượng chất rắn không thay đổi, thu được chất
rắn là
A. Fe2O3.

B. FeO.

C. Fe3O4.

D. Fe(OH)3.


Câu 13. Tôn là sắt tráng kẽm. Trong sự gỉ sét của tấm tơn khi để ngồi khơng khí ẩm thì
Trang 1


A. sắt là cực dương, kẽm là cực âm.

B. sắt là cực âm, kẽm là cực dương.

C. sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.

D. sắt bị oxi hoá, kẽm bị khử.

Câu 14. Để trung hòa 100 ml dung dịch HCl 1M cần V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Giá trị của V là
A. 0,10.

B. 0,20.

C. 0,05.

D. 0,15.

Câu 15. Đốt cháy hồn tồn 1,8 gam kim loại R (hóa trị n) bằng khí O 2, thu được 3,4 gam oxit. Kim loại
R là
A. Mg.

B. Ca.

C. Cu.

D. Al.


Câu 16. Hợp chất hữu cơ đóng vai trị chất oxi hóa trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (Ni, to).
B. Cho triolein tác dụng với dung dịch Br2.
C. Thủy phân xenlulozơ trong mơi trường axit.
D. Hịa tan Cu(OH)2 vào dung dịch fructozơ.
Câu 17. Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.

B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.

C. Fe tác dụng với dung dịch HCl.

D. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon thuộc loại tơ poliamit.
B. Tơ nilon, tơ tằm rất bền vững với nhiệt.
C. Quần áo nilon, len, tơ tằm khơng nên giặt với xà phịng có độ kiềm cao.
D. Thành phần chính của sợi bơng là xenlulozơ.
Câu 19. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Ca(HCO3)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa trắng rồi tan dần.

B. có bọt khí thốt ra.

C. có kết tủa trắng.

D. có kết tủa trắng và bọt khí.

Câu 20. Cho 9,3 gam một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 10,7 gam kết tủa.

Công thức cấu tạo của X là
A. CH3NH2.

B. C2H5NH2.

C. C3H7NH2.

D. C4H9NH2.

Câu 21. Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản
phẩm hữu cơ là
A. CH3OH và C6H5ONa.

B. CH3COOH và C6H5OH.

C. CH3COONa và C6H5ONa.

D. CH3COOH và C6H5ONa.

Câu 22. Cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y

Trang 2


Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây

A. CuO (rắn) + CO (khí) 
→ Cu+ CO2



B. NaOH + NH4Cl (rắn) 
→ NH3↑+ NaCl + H2O

C. Zn + H2SO4( loãng) → ZnSO4 + H2

D. K2SO3( rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2↑ + H2O

Câu 23. Lên men hoàn toàn 135 gam glucozơ thành ancol etylic thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị của
V là
A. 8,4.

B. 33,6.

C. 16,8.

D. 50,4.

Câu 24. Methionin là một loại thuốc bổ gan có cơng thức cấu tạo như sau:
CH 3 − S − CH 2 − CH 2 − CH − COOH
|
NH 2
Nhận định nào sau đây về methionin là sai?
A. Có cơng thức phân tử C5H11NO2S.

B. Có tính chất lưỡng tính.

C. Thuộc loại amino axit.

D. Tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.


Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, khơng độc, được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm;
(b) Nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng;
(c) Ở điều kiện thường, các amin đều là chất lỏng, rất độc;
(d) Tinh bột là thực phẩm quan trọng cho con người;
(e) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm, tạo hợp chất màu xanh
lam;
(g) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, còn gọi là triaxylglixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm 0,08 mol vinyl axetilen; 0,06 mol axetilen; 0,06 mol propilen và 0,6 mol H 2.
Đun nóng hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng
4,72. Lấy 0,75 mol hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 120.

B. 150.

C. 180.

D. 240.

Câu 27. Cho sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol các chất:


→Y + Z+T
( a ) X + 2NaOH 

Ni,t °
→E
( b ) X + H 2 


→ 2Y + T
( c ) E + 2NaOH 

→ NaCl + F
( d ) Y + HCl 

Biết X là este mạch hở, có cơng thức phân tử C8H12O4. Chất F là
A. CH2=CHCOOH.

B. CH3COOH.

C. CH3CH2COOH.

D. CH3CH2OH.

Câu 28. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al2O3 vào dung dịch hai axit HCl và HNO3 thu được dung dịch X.
Cho từ từ dung dịch NaOH 1,0M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thể tích dung dịch NaOH (ml)
Số mol kết tủa (mol)
Giá trị của m là

50

0

360
0,1

560
0,1
Trang 3


A. 7,65.

B. 8,10.

C. 4,05.

D. 15,30.

Câu 29. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 17,92 lít hỗn hợp X khí gồm CO, H 2 và CO2 có tỉ
khối so với H2 bằng 7,875. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ nung nóng chứa Fe 2O3 (dư), hỗn hợp khí và hơi
thốt ra khỏi ống sứ hấp thụ vào 200 gam dung dịch H 2SO4 a% thu được dung dịch H2SO4 76,555%. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn và CO2 không tan trong nước. Giá trị của a là
A. 72.

B. 98.

C. 85.

D. 80.


Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 31. Cho m gam triglixerit T tạo bởi axit panmitic và axit oleic tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa
đủ thu được dung dịch X chứa 129 gam hỗn hợp 2 muối. Biết ½ dung dịch X làm mất màu vừa đủ 0,075
mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là
A. 128,70.

B. 132,90.

C. 64,35.

D. 124,80.

Câu 32. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau :
điệ
n phâ

n
→ X2 + X3↑ + H2↑
X1 + H2O 
cómà
ng ngă
n

X2 + X4 → BaCO3↓ + K2CO3 + H2O.
Chất X2, X4 lần lượt là
A. NaOH, Ba(HCO3)2. B. KOH, Ba(HCO3)2. C. KHCO3, Ba(OH)2. D. NaHCO3, Ba(OH)2.
Câu 33. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch
NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm
các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H 2 (đktc). Cơ cạn dung dịch Y, nung
nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí.
Giá trị của m là
A. 34,51.

B. 22,60.

C. 34,30.

D. 40,60.

Câu 34. Hỗn hợp E gồm chất X (C4H9NO2, là este của α – amino axit) và tripeptit Y (C8H15N3O4). Thủy
phân hoàn toàn E trong dung dịch chứa 4a mol NaOH (vừa đủ, đun nóng); cơ cạn dung dịch sau phản
ứng, thu được chất rắn khan Z và a mol chất hữu cơ T. Đun nóng T với dung dịch H 2SO4 đặc ở 170oC, thu
được anken. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X là este của alanin.

B. Z chứa hai muối có cùng số mol.


C. Y chứa hai gốc glyxin.

D. T là etylen glicol.
Trang 4


Câu 35. Hỗn hợp X gồm Mg, MgCO 3 và MgO. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư
thu được 8,4 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch chứa 2,375m gam muối. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng
với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z gồm CO 2 và NO có tỉ khối so với H2
là 17,8. Cô cạn dung dịch Y thu được 68,34 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,2.

B. 16,5.

C. 19,0.

D. 20,5.

Câu 36. Tiến hành phản ứng xà phịng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ: 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh (q trình đun, có cho vào hỗn
hợp vài giọt nước cất) trong thời gian 8 – 10 phút.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hịa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội hỗn hơp.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở bước 1, không thể thay mỡ lợn bằng dầu thực vật.
B. Mục đính chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp để làm xúc tác phản ứng.
C. Mục đính chính của việc cho dung dịch NaCl vào hỗn hợp để tránh phân hủy sản phẩm.
D. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
Câu 37. Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO 3, Mg, MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung

dịch H2SO4 lỗng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO 2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam
hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO 4 có trong dung
dịch Z là
A. 38,0 gam.

B. 36,0 gam.

C. 30,0 gam.

D. 33,6 gam.

Câu 38. Điện phân 300 mL (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl 2 0,04M (điện cực trơ, màng
ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 0,965A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung
dịch điện phân được biểu diễn dưới đây.

Giá trị của t trên đồ thị là
A. 4500.

B. 5400.

C. 3000.

D. 5700.

Câu 39. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (M X < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và
một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ
O2, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Nếu cho 6,88 gam E tác dụng với lượng dư dung

Trang 5



dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 12,96 gam bạc. Mặt khác, nếu lấy 6,88 gam
E tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 14,0.

B. 11,0.

C. 13,0.

D. 12,0.

Câu 40. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400ml dung dịch KHSO 4 0,4M. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hịa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử
duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m
gam bột Cu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 1,92.

B. 2,40.

C. 2,24.

D. 0,96.

Đáp án
1-B
11-A
21-C
31-D

2-B

12-A
22-C
32-B

3-C
13-A
23-B
33-D

4-B
14-A
24-D
34-B

5-B
15-D
25-D
35-A

6-B
16-A
26-C
36-D

7-B
17-C
27-C
37-C

8-B

18-B
28-A
38-D

9-A
19-B
29-D
39-C

10-D
20-A
30-B
40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Các chất có thể phản ứng được với dung dịch NaOH:
☑ A. Axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
☑ C. Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
☑ D. Etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
→ chỉ có B. anilin (C6H5NH2) là không phản ứng được với dung dịch NaOH.
Câu 2: Đáp án B
Tripanmitin, tristearin và triolein là các triglixerit, thuộc loại chất béo.
Chỉ có glixerol: C3H5(OH)3 là ancol đa chức.
Câu 3: Đáp án C
Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) tan trong dung dịch NaOH:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
Câu 4: Đáp án B
kim loại Fe khi tác dụng với HCl và với Cl2 không cho ra cùng một muối:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.


2Fe + 3Cl2 
→ 2FeCl3.

Câu 5: Đáp án B
Thứ tự dãy điện hóa các kim loại: Ca > Mg > Zn > Fe > Cu.
→ các kim loại đều đứng trước Cu trong dãy điện hóa.
Tuy nhiên, trường hợp các kim loại kiềm, kiềm thổ như Na, K, Ca, Ba
phản ứng mãnh liệt với H2O tạo dung dịch bazơ trước:
Trang 6


Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑.
Sau đó: Ca(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + CaSO4.
⇒ không dùng được Ca để đẩy Cu2+ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp thủy luyện.
Câu 6: Đáp án B
☆ Ta biết: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là công thức của phèn chua.
• Nếu thay K bằng Na, Li hay NH4 thì được gọi là phèn nhơm-natri (liti hay amoni tương ứng).
• Nếu thay Al bằng các kim loại khác như Cr, Fe thì tương ứng gọi là phèn crom-kali hay phèn sắtkali.
Câu 7: Đáp án B
Suy luận theo kiến thức: tinh bột hay các đường đisaccarit như mantozơ hay saccarozơ khi vào cơ thể, để
hấp thụ được cần thủy phân bởi enzim tạo các đường đơn là glucozơ rồi nhờ máu truyền đi khắp cơ thể.
Với bệnh nhân, do cần trực tiếp nhận đường nên sẽ được tiêm, truyền thẳng vào tĩnh mạch để máu vận
chuyển → đường truyền phải là loại cơ thể hấp thụ được chính là đường đơn glucozơ trên.
☆ Chuyên sâu, có thể tham khảo kiến thức về dung dịch đường tiêm tĩnh mạch
Câu 8: Đáp án B
Thành phần chính của một số quặng chứa photpho - canxi quan trọng:
☑ Quặng apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2.
☑ Quặng photphorit: Ca3(PO4)2.
Câu 9: Đáp án A

Bài học phân loại polime:

→ Amilozơ là thành phân tinh bột ⇒ thuộc loại polime thiên nhiên.
Câu 10: Đáp án D
SO2 là oxit axit, phản ứng được với xút tạo muối:
SO2 + NaOH → NaHSO3.
⇒ bơng tẩm xút sẽ hạn chế khí SO2 thốt ra mơi trường trong q trình làm thí nghiệm.
Câu 11: Đáp án A
Quá trình điện phân:
Catot là nơi cation (Mn+ di chuyển đến ⇒ catot là cực âm (–).
→ Tại đây xảy ra: Mn+ + ne → M.
Trang 7


⇒ Mn+ bị khử ⇒ sự khử ion Mn+ (sự gì bị nấy).
Câu 12: Đáp án A
Trong bìn kín khơng có khơng khí:

Fe(OH)2 
→ FeO + H2O.

Nếu để trong khơng khí và nung đến khối lượng khơng đổi:

4FeO + O2 
→ 2Fe2O3.

→ Chất rắn thu được cuối cùng là Fe2O3.
Câu 13: Đáp án A
Tôn là sắt tráng kẽm ⇒ hai điện cực: Fe - Zn.
Vì nhiều lí do, tấm tơn lâu ngày trong khơng khí ẩm

sẽ bị gỉ sét do q trình ăn mịn điện hóa. Khi đó:
Zn > Fe ⇒ Zn bị ăn mòn → Zn là cực âm, Fe cực dương.
Tại cực âm (anot): Zn + 2e → Zn2+.
Các electron được giải phóng chuyển đến cực dương.
Tại đó, O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit:
O2 + 2H2O + 4e → 4OH–.
Câu 14: Đáp án A
Phản ứng trung hòa: 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O.
Giả thiết: nHCl = 0,1 mol ⇒ nBa(OH)2 = 0,05 mol
⇒ V = n ÷ CM = 0,05 ÷ 0,5 = 0,1 lít.
Câu 15: Đáp án D

1,8 gam R + O2 
→ 3,4 gam oxit (R; O).

⇒ BTKL có nO trong oxit = (3,4 – 1,8) ÷ 16 = 0,1 mol.
Bấm mỏy: 1,8 ữ 0,1 = 18 = 27 ì 2 ÷ 3
→ cho biết kim loại R là Al (M = 27) và oxit tương ứng là Al2O3.
Câu 16: Đáp án A
Xem xét - phân tích các thí nghiệm:
• Thủy phân xenlulozơ trong môi trường axit:

[ C6 H10O5 ] n

axit
+ nH 2 O →
nC6 H12 O6


glucozo

• Hịa tan Cu(OH)2 vào dung dịch fructozơ:
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O.
→ hai phản ứng này khơng có sự thay đổi số oxi hóa các ngun tố
||⇒ Khơng phải là phản ứng oxi hóa khử.
• Cho triolein tác dụng với dung dịch Br2:
Trang 8


(C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 → (C17H33Br2COO)3C3H5.
Br2 nhận electron, là chất oxi hóa ⇒ chất hữu cơ triolein là chất khử.
• Sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (Ni, to):
Ni
C6 H12 O 6 + H 2 
→ C6 H14O 6 ( Sobitol )


H2 nhường electron, là chất khử ⇒ chất hữu cơ glucozơ là chất oxi hóa.
Câu 17: Đáp án C
Các phương trình phản ứng xảy ra tương ứng:
☒ A. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
☒ B. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
☑ C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
☒ D. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
Câu 18: Đáp án B
Nhắc lại bài học phân loại tơ:

→ các phát biểu A, C, D đúng.
☆ Phát biểu B sai vì tơ tằm, nilon đều kém bền vững với nhiệt.
Câu 19: Đáp án B
Phản ứng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm:

Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O.
|→ chỉ có hiện tượng bọt khí thốt ra.
Câu 20: Đáp án A
Quan sát 4 đáp án ⇒ X là amin đơn chức dạng RNH2.
☆ Phản ứng: 3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3RNH4Cl.
Giả thiết mkết tủa = 10,7 gam ⇒ nFe(OH)3 = 0,1 mol
⇒ nRNH2 = 0,3 mol ⇒ R + 16 = 31 ⇒ R = 15 là gốc CH3.
Công thức cấu tạo của X là CH3NH2.
Câu 21: Đáp án C
Phản ứng xà phòng hóa este của phenol:
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O.
Trang 9


|→ sản phẩm hữu cơ thu được là CH3COONa và C6H5ONa
Câu 22: Đáp án C
☆ Khí Z được thu lấy bằng phương pháp đẩy nước
|→ u cầu: khí Z khơng tan hoặc tan ít trong nước.
SO2; NH3 tan nhiều trong nước nên khơng thỏa mãn.
☆ Theo hình vẽ, khí Z được điều chế từ dung dịch X + chất rắn Y.
Phản ứng A, CO2 được điều chế từ CuO (rắn) + CO (khí)
|→ A khơng thỏa mãn. Chỉ có phản ứng C điều chế H2↑ thỏa mãn.
Câu 23: Đáp án B
Phản ứng lên men rượu:
enzim
C6 H12 O 6 
→ 2C2 H 5OH + 2CO 2 ↑
30° C

Giả thiết: mglucozơ = 135 gam ⇒ nglucozơ = 0,75 mol

⇒ Theo tỉ lệ phản ứng: nCO2 = 0,75 × 2 = 1,5 mol ⇒ V = 33,6 lít.
Câu 24: Đáp án D
Quan sát cấu tạo của Methionin:
CH3 − S − CH 2 − CH 2 − CH − COOH
|
NH 2
⇒ Methionin chỉ có 1 nhóm COOH nên tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1 : 1 ⇒ D sai. Chọn D. ♠.
Câu 25: Đáp án D
Xem xét các phát biểu:
☑ (a) đúng. Ứng dụng của este.
☑ (b) đúng. Trùng ngưng hexametylen điamin và axit ađipic thu được nilon-6,6.
☒ (c) sai. Các amin như metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là các khí ở điều kiện
thường.
☑ (d) đúng. Ứng dụng của tinh bột.
☒ (e) sai. Phản ứng màu biure giữa lòng trắng trứng với Cu(OH) 2 tạo hợp chất màu tím, khơng
phải xanh.
☑ (g) đúng. Khái niệm về chất béo.
Theo đó, có tất cả 4 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án C
X gồm 0,08 mol C4H4; 0,06 mol C2H2; 0,06 mol C3H6 và 0,6 mol H2
||→ mX = 0,08 × 52 + 0,06 × 26 + 0,6 × 2 = 9,44 gam; nX = 0,8 mol; ∑nπ trong X = 0,42 mol.

♦ X 
→ Y ||→ mX = mY = 9,44 gam; mà MY = 4,72 × 4 = 18,88 → nY = 0,5 mol.

Theo đó, nH2 phản ứng = nX – nY = 0,3 mol. ♦ 1H2 phản ứng + 1π trong X
||→ ∑nπ trong Y = 0,42 – 0,3 = 0,12 mol. 1π + 1Br2 nên
Trang 10



nếu lấy 0,75 mol Y ⇄ tương ứng có 0,18 mol π thì nBr2 phản ứng = 0,18 mol
Vậy, yêu cầu V = 180 ml. Chọn đáp án C. ♣.
p/s: cần phản xạ + đánh dấu ở yêu cầu Y là giá trị khác (0,75 mol và 0,5 mol).
Câu 27: Đáp án C
Phản ứng: (b) X + H2 → E |→ X là este hai chức, mạch hở có đúng một πC=C.
Từ phản ứng (d) → Y là muối natri của axit cacboxylic đơn chức.
Từ phản ứng (a) và (c) suy ra Y và Z cùng số C, Y no cịn Z có đúng một πC=C → CY = CZ ≥ 3.
Phân tích: 8 = 3 + 3 + 2 = 4 + 4 + 0 ⇒ số C của Y và Z phải bằng 3 ⇒ ancol T có 2C và có hai chức.
Vậy, cấu tạo phù hợp của X là C2H5COOCH2CH2OOCCH=CH2.
Theo đó, chất F tương ứng là axit propionic: CH3CH2COOH.
Câu 28: Đáp án A
Chuyển bảng thành đồ thị biểu diễn mối quan hệ số mol kết tủa và NaOH:

Ta có: IE = 0,1 ⇒ IA = 3IE = 0,3; mà OI = 0,36 ⇒ OA = 0,06.
Lại có FK = CK = 0,1 ⇒ OC = OK + CK = 0,66 ⇒ AC = OC – OA = 0,6.
Theo đó, BH = AC ÷ 4 = 0,6 ÷ 4 = 0,15.
Vậy, m = mAl2O3 = 0,15 ÷ 2 × 102 = 7,65 gam.
Câu 29: Đáp án D

x mol C + y mol H2O 
→ 0,8 mol X {CO; H2; CO2}.

• Bảo tồn khối lượng: 12x + 18y = mX = 0,8 ì 7,875 ì 2.
ã Bo ton s mol nguyên tố: nC = ∑nCO; CO2; nH2O = nH2
|→ có phương trình: x + y = nX = 0,8 ||⇒ Giải: x = 0,3 và y = 0,5.
Dẫn X qua Fe2O3 dư, phản ứng hoàn toàn nên cuối cùng,
sản phẩm hơi và khí thu được là 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O.
☆ Giải: hấp thụ 0,5 mol H2O vào 200 gam dung dịch H2SO4 a%
Coi H2O là dung dịch H2SO4 nồng độ 0%. Dùng sơ đồ chéo:


⇒ 200(a – 76,555) = 9 × 76,555 ⇒ a = 80.
Trang 11


Câu 30: Đáp án B
Các phương trình phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
☒ (a) CO2 dư + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2.
☑ (b) CO2 + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
☑ (c) Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
☑ (d) 3NaOH + AlCl3 dư → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O.
☑ (e) Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O.
☑ (g) Na + H2O → NaOH + ½H2↑ || sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
|→ có 5 thí nghiệm thỏa mãn thu được kết tủa sau phản ứng.
Câu 31: Đáp án D
Cấu tạo các axit béo:
axit panmitic là C15H31COOH; axit oleic là C17H33COOH (có 1 nối đơi C=C).
⇒ trong X chỉ có muối của axit oleic phản ứng với Br2 (tỉ lệ: 1π + 1Br2)
⇒ nmuối natri oleat = 0,075 × 2 = 0,15 mol (lượng trong 129 gam X lúc chưa chia đôi).
⇒ nmuối panmitat = (129 0,15 ì 304) ữ 278 = 0,3 mol
⇒ Triglixerit T gồm 2 gốc panmitat và 1 gốc oleat.
Theo đó, ta có MT = 862 và nT = ngốc oleat = 0,15 mol ⇒ m = 124,80 gam.
Câu 32: Đáp án B
X2 + X4 thu sản phẩm không có Na nên loại A và D.
X2 là sản phẩm điện phân X1 + H2O (có màng ngăn) nên X2 là KOH. Theo đó, q trình:
điệ
n phâ
n
→ 2KOH + Cl2↑ + H2↑
(1) (X1) 2KCl + 2H2O 
cómà

ng ngă
n

(2) 2KOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + K2CO3 + H2O.
Câu 33: Đáp án D
Nhận xét: X là hợp chất este. Phản ứng xà phịng hóa:
–COO– + NaOH → –COONa (muối) + –OH (chức ancol) (*).
Sau đó: –OH + Na → –ONa + ½H2↑.
Theo đó, nNaOH phản ứng = 2nH2↑ = 0,45 mol.
Axit đơn chức nên muối dạng RCOONa: 0,45 mol; nNaOH dư = 0,24 mol.
Chất rắn thu được gồm muối và xút dư, trộn cùng CaO
→ thực hiện phản ứng vôi tôi xút: RCOONa + NaOH → RH + Na2CO3.
Theo tỉ lệ và lượng tham gia ⇒ nRH = 0,24 mol (tính theo số mol NaOH).
Lại có: mRH = 7,2 gam ⇒ R + 1 = 7,2 ÷ 0,24 = 30 ⇒ R = 29 là gốc C2H5.
Thay lại có mRCOONa = 0,45 × (29 + 44 + 23) = 43,2 gam.
Bảo toàn khối lượng phản ứng xà phịng hóa (*), ta có:
m = mX = 43,2 + 15,4 – 0,45 × 40 = 40,6 gam.
Trang 12


Câu 34: Đáp án B
Y là tripeptit. 8 = 2 + 3 + 3 ⇒ Y dạng Gly-Ala-Ala.
170° C
→ anken
T + H2SO4 

|→ đây là phản ứng tách nước ancol đơn chức T ⇒ CT ≥ 2.
⇒ cấu tạo duy nhất của X thỏa mãn là H2NCH2COOC2H5.
Thấy ngay các phát biểu A, C, D sai. Phát biểu B đúng, vì:
nT = a mol ⇒ nX = a mol. ∑nNaOH = 4a mol ⇒ nY = a mol.

⇒ Thủy phân thu được 2a mol Gly-Na và 2a mol Ala-Na.
Câu 35: Đáp án A
Sơ đồ quá trình:
H 
+HCl → MgCl 2 + 2  +H2O
123
CO2 
2,375mgam 
123
0,375mol

 Mg 


. 2
 Mg( NO3 ) 2  2CO
 MgO +HNO3 → 
 +
 +H2O.
3NO
.
CO 


4NO3
1NH

44 2 4 43
14 2 243
68,34gam

mgam

Gọi số mol Mg, MgO và CO2 lần lượt là x, y, z mol. Thiết lập các phương trình:
• Khí khi cho hỗn hợp + HCl là x mol H2 và z mol CO2 ⇒ x + z = 0,375 mol.
• m = mX = 24x + 40y + 44z; 2,375m = mmuối = 95 × (x + y)
⇒ tỉ lệ 2,375m ÷ m = 95 ì (x + y) ữ (24x + 40y + 44z) = 2,375.
• Hỗn hợp khí Z gồm z mol CO2 và 1,5z mol NO (từ tỉ khối với H2)
⇒ bảo tồn electron có nNH4NO3 = (2nMg – 3nNO) ÷ 8 ⇒ mNH4NO3 = (20x – 45z) gam.
Theo đó, ∑mmuối trong Y = 148(x + y) + (20x – 45z) = 68,34 gam.
Ba ẩn đủ ba phương trình ⇒ giải: x = 0,275; y = 0,18; z = 0,1.
⇒ Yêu cầu m = 24x + 40y + 44z = 18,2 gam.
Câu 36: Đáp án D
Mỡ lợn chứa các chất béo no như tristearin, tripanmitin, khi đun sôi với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng
xà phịng hóa (thủy phân chất béo): (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Sản phẩm thu được gồm muối và glixerol dễ tan trong dung dịch nên sau bước 2 → chất lỏng đồng nhất.
Ở bước 3: để nguội và hòa tan thêm NaCl (muối ăn) vào → làm giảm độ tan của muối natri stearat, thêm
nữa khối lượng riêng của dung dịch lúc này cũng tăng lên → các muối hữu cơ (muối natri của các axit
béo) bị tách ra khỏi dung dịch, nhẹ hơn dung dịch → tạo chất rắn màu trắng nổi lên trên dung dịch. Xem
xét các phát biểu:
A. Đây là thí nghiệm về phản ứng xà phịng hóa, dầu thực vật hay dầu mỡ đều là chất béo nên đều
được.
Trang 13


B. Quan sát phương trình phản ứng trên thì việc thêm nước không phải là xúc tác của phản ứng.
Thực chất việc nhỏ thêm vài giọt nước trong quá trình là để giữ cho thể tích hỗn hợp khơng đổi.
C, D: như đã phân tích ở bước 3 về vai trò của NaCl và kết quả thu được → C sai, D đúng.
Câu 37: Đáp án C
Giải Y gồm 0,2 mol CO2 và 0,15 mol H2.
YTHH 03 - Quy lại hỗn hợp đầu phức tạp:

Bài tập cơ bản: thêm 0,15 mol O vào X và trừ đi 0,2 mol CO2 thì
quy X về chỉ có FeO và MgO với mX lúc này = 24,4 gam.
Lại có ∑mmuối sunfat = 60,4 gam gồm FeSO4 + MgSO4.
⇒ giải hệ số mol ta được: 0,25 mol MgSO4 và 0,2 mol FeSO4.
|→ Yêu cầu mMgSO4 = 0,25 × 120 = 30 gam.
Câu 38: Đáp án D
Đồ thị gồm 4 đoạn, biểu diễn 3 quá trình:
• Đoạn nằm ngang pH = 2 ⇄ [H+] = 0,01M ⇒ nH+ = 0,003 mol.
Giả thiết: nCuCl2 = 0,012 mol ⇒ thời gian điện phân: t1 = 2400 s.
Quá trình biểu diễn là điện phân CuCl2 → Cu + Cl2↑ |→ nHCl = 0,003 mol.
• Đoạn tăng từ pH = 2 ⇥ pH = 7, biểu diễn quá trình điện phân HCl.
Phản ứng: 2HCl → H2 + Cl2 |→ thời gian điện phân: t2 = 300 s.
• Đoạn tăng từ pH = 7 ⇥ pH = 13, biểu diễn quá trình điện phân NaCl.
Phản ứng: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2↑ + H2↑
pH = 13 ⇄ [OH–] = 0,1M ⇒ nNaOH = 0,03 mol ⇒ nNaCl = 0,03 mol.
|→ Thời gian điện phân t3 = 3000 s.
• Đoạn ngang pH = 13 biểu diễn quá trình điện phân dung dịch NaOH.
Vậy, yêu cầu t = t1 + t2 + t3 = 2400 + 300 + 3000 = 5700 s.
Câu 39: Đáp án C

Giải đốt: 6,88 gam E + O2 
→ 0,25 mol CO2 + 0,18 mol H2O.

BTNT C, H, O ta có trong E: nC = 0,25 mol; nH = 0,36 mol; nO = 0,22 mol.
+ AgNO3 / NH3
Phản ứng tráng bạc chỉ có este dạng 1HCOO 
→ 2Ag↓.

Giả thiết mAg = 12,96 gam ⇒ nAg = 0,12 mol ⇒ nHCOO = 0,06 mol.
Quy đổi góc nhìn:


☆ Cách quy đổi: 1este (2 chức) + 2H2O = 2axit (đơn chức) + 1ancol (hai chức).
Theo đó, bảo tồn O có ngay nRCOOH = 0,05 mol. Ancol no, còn RCOOH chưa rõ cấu tạo.
Trang 14


Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = 2a – a + (k – 1)nRCOOH ⇒ 0,05 × (k – 1) + a = 0,07.
Với k là tổng số π có trong RCOOH và 0 < a < 0,06 → chặn k = 2 và suy ra a = 0,02 mol.
k = 2 ⇒ CY ≥ 3 (axit có số C nhỏ nhất thỏa mãn là CH2=CHCOOH).
Chặn Cancol ≤ (0,25 – 0,06 ì 1 0,05 ì 3) ữ 0,02 = 2. Ancol hai chức nên Cancol ≥ 2.
→ Cancol = 2 và tương ứng CY = 3 là CH2=CHCOOH.
||⇒ đọc ra chất rắn gồm: 0,06 mol HCOOK + 0,05 mol CH2=CHCOOK và 0,04 mol KOH dư
Theo đó, m = 0,06 × 84 + 0,05 × 110 + 0,04 × 56 = 12,78 gam.
Câu 40: Đáp án C
Đọc quá trình và phân tích giả thiết cơ bản → có sơ đồ:
 Fe

 Fe? + SO24− 


Fe
O
+KHSO

+ NO
 3 4
 14 2 434  +
{ +H2O..
− 
NO

K
0
, 02mol
3


 Fe( NO )  0,16mol
1 44 2 4 43
3 2

29, 52gam

☆ biết 0,22 mol NaOH → YTHH 02: Natri đi về đâu? Cần cẩn thận trước đó:
0,16 mol K đi về 0,08 mol K2SO4 → còn 0,08 mol SO42– cho 0,16 mol Na đi về Na2SO4.
⇒ 0,06 mol Na nữa sẽ đi về NaNO3 ⇒ ∑nNO3– trong Y = 0,06 mol.
biết mmuối trong Y = 29,52 gam và 3 ion trong Y rồi ⇒ ∑nFe?+ trong Y = 0,075 mol.
Đến đây.! Thường các bạn sẽ đi giải ra Fe2+; Fe3+ để lấy lượng Fe3+ + Cu.
Tuy nhiên, sẽ là không cần thiết nếu biết "QUAN SÁT".! Hãy nhìn vào kết quả cuối:
 Fe2+ : 0, 075mol
 +
mol
K : 0,16
Cu2+


0,16 mol
}

SO24− 
 . ||→ nCu = 0,035 mol với chỉ 1 phép tính.!

NO3− 
{
0,06 mol 


Thế mới nói.! Đọc yêu cầu + với kĩ năng quan sát, phân tích sẽ giúp chúng ta đi thẳng
đến kết quả ntn.! mà đi thẳng thì đương nhiên sẽ nhanh hơn :

D. ☠☠☠

Thêm nữa, nếu đề yêu cầu 1 cái gì liên quan đến X, chúng ta cũng hồn tồn có thể trả lời:
Bảo tồn electron mở rộng có nO trong Fe3O4 = 0,04 mol để có 0,01 mol Fe3O4.
bảo tồn N có nFe(NO3)2 = 0,04 mol ⇒ nFe trong X = 0,005 mol.

Trang 15



×