Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề minh họa 2020 số 22 moon vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.18 KB, 15 trang )

MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

ĐỀ MINH HỌA 22

NĂM HỌC: 2019 – 2020
MƠN: HĨA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1. Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?
A. Valin.

B. Axit glutamic.

C. Lysin.

D. Alanin.

Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
A. C15H31COOCH3.

B. CH3COOCH2C6H5.

C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 3. Nhôm được dùng làm vật liệu để chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa, tàu vũ trụ. Sở dĩ có ứng dụng này
là do nhơm bền đối với khơng khí, nước và
A. dẫn điện tốt.

B. dẫn nhiệt tốt.


C. nhẹ.

D. mềm dẻo.

Câu 4. Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy
quỳ tím?
A. Be.

B. Ba.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 5. Các kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến, tạo nên vẻ sáng lấp lánh dưới
ánh sáng Mặt Trời và được gọi là
A. tính dẫn điện.

B. ánh kim.

C. tính dẫn nhiệt.

D. tính dẻo.

Câu 6. Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. Al.

B. Cr2O3.

C. CrO3.


D. Al2O3.

Câu 7. Chất nào sau đây khơng phải là sản phẩm của q trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể?
A. Đextrin.

B. Saccarozơ.

C. Glicogen.

D. Mantozơ.

Câu 8. Cho kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng vừa thấy có khí bay ra vừa thu được chất kết tủa. X là
A. Be.

B. Mg.

C. Ba.

D. Cu.

Câu 9. Polime nào sau đây có chứa nguyên tố halogen?
A. PE.

B. PVC.

C. Cao su buna.

D. Tơ olon.


Câu 10. X là nguyên tố có nhiều trong quặng apatit và được ví như "ngun tố của tư duy". X là
A. Fe.

B. I.

C. S.

D. P.

Câu 11. Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là
A. KHCO3.

B. KNO2.

C. K3PO4.

D. KNO3.

Câu 12. Chất X phản ứng được với dung dịch Fe(NO 3)2 (khơng có oxi khơng khí) tạo kết tủa trắng hơi
xanh. X không thể là
A. BaO.

B. K.

C. HCl.

D. NaOH.

Câu 13. Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mịn hóa học là
A. Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để ngồi khơng khí ẩm.

Trang 1


B. Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuCl2.
Câu 14. Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl– và a mol HCO3–. Đun dung dịch X
đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 23,2 gam.

B. 49,4 gam.

C. 37,4 gam.

D. 28,6 gam.

Câu 15. Hoà tan hoàn toàn 8 gam CuO cần vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 loãng 0,05M. Giá trị của V là
A. 4,0.

B. 2,0.

C. 3,0.

D. 2,5.

Câu 16. Trên thế giới, mía là loại cây được trồng với diện tích rất lớn. Mía là nguyên liệu đầu vào chủ
yếu cho sản xuất đường (còn lại từ củ cải đường):

Cacbohiđrat trong đường mía thuộc loại
A. monosaccarit.


B. polisaccarit.

C. đisaccarit.

D. lipit.

Câu 17. Bạc có lẫn đồng kim loại, dùng phương pháp hoá học nào sau đây để thu được bạc tinh khiết ?
A. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch AgNO3
B. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch Cu(NO3)2
C. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch HCl
D. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Câu 18. Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ, được dùng để sản
xuất bột ép, sơn. Nhựa novolac được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng từ các monome là
A. buta–1,3–đien và stiren.

B. etylen glicol và axit terephtalic.

C. phenol và fomanđehit.

D. hexametylenđiamin và axit ađipic.

Câu 19. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch nào sau đây, thu được kết tủa?
A. K2SO4.

B. HCl.

C. Ba(HCO3)2.

D. NaCl.


Câu 20. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam glyxin (H 2NCH2COOH) cần vừa đủ V ml
dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 100.

B. 150.

C. 200.

D. 50.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thủy phân phenyl axetat trong môi trường axit thu được phenol.
B. Thủy phân metyl benzoat thu được ancol metylic.
C. Thủy phân các este chứa vịng benzen ln thu được phenol.
D. Metyl metacrylat phản ứng được với dung dịch brom.
Trang 2


Câu 22. Đun nóng dung dịch E gồm hai chất tan (đá bọt giúp điều hịa q trình sơi), thu được khí T bằng
phương pháp đẩy nước theo hình vẽ bên. Chất nào sau đây phù hợp với T?

A. SO2.

B. CH3NH2.

C. C2H4.

D. C2H5OH.


Câu 23. Để điều chế 23 gam rượu etylic từ tinh bột, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men glucozơ
tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là
A. 60,00 gam.

B. 56,25 gam.

C. 56,00 gam.

D. 50,00 gam.

Câu 24. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch
HCl?
A. C2H5OH.

B. C6H5NH2 (anilin).

C. NH2CH2COOH.

D. CH3COOH.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
(b) Phân tử các chất béo no đều có chứa ba liên kết π.
(c) Amilozơ và xenlulozơ đều có mạch cacbon khơng phân nhánh.
(d) Policaproamit và nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
(e) Phân biệt được hai dung dịch etanol và etylen glicol bằng Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.


C. 4.

D. 5.

Câu 26. Hỗn hợp E gồm C2H2, C2H6, C3H8 và H2. Dẫn 1,792 lít E (đktc) vào dung dịch Br2 dư, có tối đa m
gam Br2 tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lít E (đktc) cần vừa đủ 4,704 lít khí O 2 (đktc), thu
được H2O và 5,28 gam CO2. Giá trị của m là
A. 1,6.

B. 3,2.

C. 2,4.

D. 4,8.

Câu 27. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
t�
� X1  X 2  H 2O
 a  X  2NaOH ��

� X 3  Na 2SO 4
 b  X1  H 2SO4 ��

t�
,xt
� Poli  etilen terephtalat   2nH 2 O
 c  nX3  nX 4 ���

������ X 5  2H 2 O

 d  X3  2X 2 ������

H 2SO4 dac ,170�
C

Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có cơng thức phân tử C 9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ
khác nhau. Phân tử khối của X5 là
A. 90.

B. 222.

C. 194.

D. 118.

Câu 28. Hấp thụ 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH xM và Na 2CO3 yM, kết thúc
phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi lại ở
bảng sau:
Trang 3


Thể tích dung dịch HCl (ml)
Số mol khí thốt ra (mol)
Tỉ lệ y : x bằng
A. 3 : 5.

B. 2 : 1.

100
0


250
0,25
C. 2 : 5.

350
0,35
D. 1 : 2.

Câu 29. Hỗn hợp X gồm Al, K, K 2O và BaO (trong đó oxi chiếm 10% khối lượng của X). Hịa tan hoàn
toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,056 mol khí H 2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa
0,04 mol H2SO4 và 0,02 mol HCl vào Y, thu được 4,98 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa
6,182 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A. 9,592.

B. 9,596.

C. 5,004.

D. 5,760.

Câu 30. Có các phát biểu sau:
(a) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(b) Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.
(c) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(d) Phèn chua có cơng thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(e) Crom(VI) oxit là oxit bazơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2.


B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 31. Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO 2. Đun nóng
51,24 gam X với xúc tác H 2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60%). Giá
trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25,1.

B. 28,5.

C. 41,8.

D. 47,6.

Câu 32. Trong số các kim loại X, Y, Z, T thì chỉ có:
+ X và Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
+ X và T đẩy được Z ra khỏi dung dịch muối tương ứng.
Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là
A. Y, X, T, Z.

B. X, Y, Z, T.

C. X, Y, T, Z.

D. X, T, Y, Z.


Câu 33. Đun nóng 0,04 mol hợp chất hữu cơ E (C8H8O3, chứa một chức este và một nhóm OH đính vào
vòng benzen) với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn, có 3,2 gam NaOH phản ứng.
Số đồng phân cấu tạo của E thoả mãn là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 34. Thủy phân hoàn toàn 83,552 gam peptit mạch hở Y thu được 1,12 mol một amino axit X duy
nhất (X chỉ có hai nhóm chức trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 84,560 gam peptit mạch hở Z cũng chỉ
thu được 1,12 mol amino axit X. Biết trong phân tử của Y và Z hơn kém nhau một liên kết peptit. Số liên
kết peptit trong Y là
A. 3.

B. 4.

C. 6.

D. 5.

Trang 4


Câu 35. Nung nóng hỗn hợp gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO 3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X
và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. Cho X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được
dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N 2 và H2. Tỉ khối của
Z so với H2 là 11,4. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 82.

B. 74.

C. 72.

D. 80.

Câu 36. Tiến hành chưng cất thường dung dịch ancol etylic (rượu) như như hình bên.

Có các phát biểu sau:
(a) Vai trò của nhiệt kế là đo nhiệt độ của dung dịch đem chưng cất.
(b) Hơi ancol thoát ra từ bình cầu được ngưng tụ trong ống sinh hàn.
(c) Hàm lượng etanol (nồng độ rượu) trong bình cầu có nhánh tăng dần.
(d) Cần tắt đèn cồn và cách ly với bình hứng sau khi kết thúc quá trình.
(e) Nước trong ống sinh hàn được làm lạnh và thay liên tục.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 37. Hỗn hợp E gồm Fe và kim loại R (hóa trị II). Nung nóng 3,2 gam E (dư) với 1,6 gam S, thu được
chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Cho từ từ dung dịch
NaOH vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa rồi đem nung ngồi khơng khí, thu được
được 4,8 gam hỗn hợp oxit. Đốt cháy Z cần tối đa 0,09 mol O 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim
loại R là

A. Zn.

B. Ca.

C. Be.

D. Mg.

Câu 38. Hịa tan hồn tồn 5,4 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO và Fe 2O3 trong 28 gam dung dịch H2SO4 70%
(đặc, nóng, dư), thu được V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung
dịch NaOH 2M vào X, sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào thể tích dung dịch NaOH được biểu diễn
theo đồ thị dưới đây.

Trang 5


Giá trị của V là
A. 1,68.

B. 0,84.

C. 1,12.

D. 2,24.

Câu 39. X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết
π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X,
Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br 2. Nếu
đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
hỗn hợp F gồm a gam muối A và b gam muối B (M A < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau

đây?
A. 2,9.

B. 2,7.

C. 2,6.

D. 2,8.

Câu 40. Cho 24,06 gam hỗn hợp X gồm Zn, ZnO, ZnCO3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1 : 1 tan hoàn
toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hịa và V lít
khí T (đktc) gồm NO, N2O, CO2 và H2 (Biết tỉ khối hơi của T so với H 2 là 218/15). Cho dung dịch BaCl2
dư vào dung dịch Z, đến khi các phản ứng xảy ra hồn tồn thu được 79,22 gam kết tủa. Cịn nếu cho Z
tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì lượng NaOH đã phản ứng là 1,21 mol. Giá trị của V gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 3,36.

B. 5,60.

C. 6,72.

D. 4,48.

Đáp án
1-C
11-D
21-C
31-A

2-D

12-C
22-C
32-A

3-C
13-B
23-B
33-D

4-B
14-C
24-C
34-B

5-B
15-B
25-C
35-C

6-B
16-C
26-B
36-B

7-B
17-A
27-C
37-D

8-C

18-C
28-D
38-B

9-B
19-C
29-D
39-B

10-D
20-A
30-B
40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Lysin có cấu tạo: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH
⇝ phân tử chứa hai nhóm amino (NH2).
Câu 2: Đáp án D
Giải: Chất béo là trieste của glixerol và axit béo
______________________________
Một số axit béo thường gặp đó là:
● C17H35COOH : Axit Stearic
● C17H33COOH : Axit Olein
● C17H31COOH : Axit Linoleic
● C15H31COOH : Axit Panmitic
Câu 3: Đáp án C

Trang 6



Nhôm được dùng làm vật liệu để chế tạo máy bay, ơtơ, tên lửa, tàu vũ trụ. Sở dĩ có ứng dụng này là do
nhơm bền đối với khơng khí, nước và nhẹ.
Câu 4: Đáp án B
Phản ứng: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑.
⇝ Dung dịch Ba(OH)2 làm xanh quỳ tím ẩm.
Câu 5: Đáp án B
Electron tự do trong tinh thể kim loại có khả năng phản xạ hầu hết
ánh sáng chiếu vào, làm cho bề mặt các kim loại thường có vẻ sáng lấp lánh, gọi là ánh kim.

Nhờ có ánh kim, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức (vàng, bạc, platin,…),
chế tạo gương soi (bạc), kính viễn vọng (nhơm)…
Câu 6: Đáp án B
Với điều kiện NaOH lỗng, các chất có khả năng tác dụng:
☑ A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.
☑ C. CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O.
☑ D. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
Cịn Cr2O3 khơng tác dụng được. Điều kiện khắc nghiệt hơn là NaOH đặc nóng, Cr2O3 mới tham gia.
Câu 7: Đáp án B
☆ Quá trình thủy phân tinh bột trong cơ thể:
H 2O
H 2O
H2O
� Dextrin ����
� mantozơ ����
� glucozơ ⇄ glicogen.
Tinh bột ����
e.amilaza
e.amilaza
e.mantaza


⇝ Saccarozơ (đisaccarit gồm 1 gốc glucozơ + 1 gốc fructozơ) không là sản phẩm của quá trình trên.
Câu 8: Đáp án C
☆ Phân tích các đáp án:
☒ A. Be + H2SO4 → BeSO4 + H2↑ (không thu được kết tủa).
☒ B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ (không thu được kết tủa).
☑ C. Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2↑ (thỏa mãn thu được kết tủa và khí).
☒ D. Cu + H2SO4 không xảy ra phản ứng.
Câu 9: Đáp án B
Phân tích các mắt xích của các polime xem thành phần nguyên tố:
☒ A. polietilen (PE): –CH2–CH2–: chỉ chứa nguyên tố C và H.
☑ B. Poli(vinyl clorua) (PVC): –CH2–CHCl: chứa các nguyên tố C, H và Cl.
☒ C. Cao su buna: –CH2–CH=CH–CH2–: chỉ chứa nguyên tố C và H.
Trang 7


☒ D.Poliacrilonitrin: –CH2–CH(CN)–: chứa các nguyên tố: C, H và N.
|⇝ Poli(vinyl clorua) là polime chứa nguyên tố halogen (clo) trong phân tử.
Câu 10: Đáp án D
☆ Thành phần chính của quăng apatit có cơng thức là Ca3(PO4)2 ⇝ X là photpho (P).
► Nguyên tố P được mệnh danh là ngun tố của tư duy vì người lao đợng trí óc cần lượng photpho
nhiều hơn để không bị suy mòn các tế bào thần kinh giữ chức năng chuyển tải những ý nghĩ khi làm việc
bằng trí óc. Cơ thể thiếu photpho sẽ giảm khả năng làm việc, loạn thần kinh chức năng và phá huỷ sư
trao đổi chất. Ăn các loại rau, quả như xà lách, đỗ, cà rốt, cà chua, cà tím, ớt ngọt, dâu tây, mơ,… sẽ bổ
sung cho cơ thể lượng photpho bị thiếu hụt. Các thưc phẩm giàu photpho có nguồn gốc động vật gồm có
thịt, óc, gan bò, cá, trứng, các sản phẩm sữa…
Câu 11: Đáp án D
Kali nitrat hay còn gọi là diêm tiêu, là hợp chất hóa học có cơng thức hóa học là KNO3.
☆ Ứng dụng: dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ,...
Câu 12: Đáp án C

Xem xét - phân tích các phản ứng xảy ra tương ứng ở các đáp án:
☑ A. BaO + H2O → Ba(OH)2 || Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2↓ + Ba(NO3)2.
☑ B. 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑ || Fe(NO3)2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KNO3.
☒ C. 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
☑ D. Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaNO3.
► Giải thích rõ hơn: kết tủa Fe(OH)2 có màu trắng hơi xanh, nếu để trong khơng khí:
• 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (kết tủa màu nâu đỏ).
Câu 13: Đáp án B
☆ Điều kiện xảy ra ăn mịn điện hóa là phải thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện sau:
• Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại
với phi kim,…
• Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
• Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
⇝ Các thí nghiệm tương ứng đáp án A, C, D xảy ra ăn mịn điện hóa.
Chỉ có thí nghiệm C: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + FeSO4 là chỉ xảy ra ăn mịn hóa học.
Câu 14: Đáp án C
0,1 mol
�}

Ca 2+

dung dịch X gồm: � 2+
Mg

{
�0,3 mol

}

Cl  �


.
�
HCO3 �
123
a mol �
0,4 mol

Bảo tồn điện tích: a = 0,1 × 2 + 0,3 × 2 – 0,4 = 0,4 mol.
☆ Thật lưu ý: khi đun nóng đến cạn xảy ra phản ứng nhiệt phân HCO3–:
Trang 8


2HCO3– ––to→ CO32– + H2O (đun nước cứng).
⇒ mmuối khan = 0,1 × 40 + 0,3 × 24 + 0,4 × 35,5 + 0,2 × 60 = 37,4 gam.
Câu 15: Đáp án B
Phản ứng: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.
Giả thiết: nCuO = 0,1 mol ⇒ nH2SO4 = 0,1 mol
⇒ VH2SO4 = n ÷ CM = 0,1 ÷ 0,05 = 2 lít.
Câu 16: Đáp án C
nước mía có 12 – 15% saccarozơ là đisaccarit
Câu 17: Đáp án A
Bạc có lẫn đồng ⇝ yêu cầu thu bạc tinh khiết
⇒ cho vào dung dịch AgNO3 thì Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓.
☆ Nếu muốn thu được bạc tinh khiết với khối lượng khơng đổi
⇒ cho vào dung dịch Fe(NO3)3 vì Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
Câu 18: Đáp án C

Câu 19: Đáp án C
Cho dung dịch KOH dư vào các dung dịch:

☒ A. K2SO4 + KOH ⇝ không xảy ra phản ứng, khơng có hiện tượng gì.
☒ B. HCl + KOH → KCl + H2O.
☑ C. Ba(HCO3)2 + 2KOH → BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O.
☒ D. NaCl + KOH ⇝ khơng xảy ra phản ứng, khơng có hiện tượng gì.
Câu 20: Đáp án A
☆ Phản ứng: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
Giả thiết: nGly = 7,5 ÷ 75 = 0,1 mol ⇒ nNaOH = 0,1 mol
⇝ yêu cầu: V = 0,1 ÷ 1 = 0,1 lít ⇄ 100 ml.
Câu 21: Đáp án C
☆ Phân tích các phát biểu
☑ ☒ A. đúng vì CH3COOC6H5 + H2O → CH3COOH + C6H5OH (phenol).
☑ ☒ B. đúng vì C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COOH + CH3OH (ancol metylic).
☑ ☒ C. sai vì ví dụ HCOOCH2C6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5CH2OH (ancol benzylic).
☑ ☒ D. đúng vì xảy ra: CH2=C(CH3)COOCH3 + Br2 → CH2Br–C(CH3)(Br).
Câu 22: Đáp án B
Trang 9


☆ Nguyên tắc thu khí bằng phương pháp đẩy nước là khí khơng tan hoặc tan rất ít trong nước.
Mà: C2H5OH tan vô hạn; CH3NH2 và SO2 đều tan nhiều trong nước ⇝ khơng thỏa mãn.
Chỉ có khí etilen C2H4 khơng tan trong nước thỏa mãn điều kiện của khí T.
Câu 23: Đáp án B
☆ Q trình phản ứng:
• Thủy phân:

axit
nC6 H12 O6
 C6 H10O5  n  nH 2O ���
t�


glucozo

enzim
� 2C 2 H5 OH  2CO 2 �
• Lên men rượu: C6 H12 O6 ���
30�
C

Để thu được 23 gam rượu etylic ⇄ 0,5 mol C2H5OH với hiệu suất cả q trình là 0,9 × 08 thì:
mtinh bột cần dùng = 0,5 ữ 2 ì 162 ữ (0,9 ì 0,8) = 56,25%.
Câu 24: Đáp án C
☆ Amino axit là hợp chất lưỡng tính, vừa phản ứng được với NaOH, vừa phản ứng được với HCl:
• NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O.
• NH2CH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH.
Câu 25: Đáp án C
☆ Xem xét - phân tích các phát biểu:
(a) sai vì axit glutamic có mơi trường axit pH < 7 trong dung dịch ⇒ khơng làm đổi màu
phenolphtalein.
(b) đúng vì với chất béo no ∑πC=C = 0; còn ∑πC=O = 3 ⇒ ∑π = 0 + 3 = 3.
(c) đúng. Amilopectin có mạch polime phân nhánh; amilozơ thì khơng phân nhánh.
(d) đúng. Policaproamit là nilon-6.
(e) đúng. Dung dịch etylen glicol hòa tan được Cu(OH) 2 tạo phức tan màu xanh lam, cịn etanol
thì khơng.
⇝ Có 4 phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án B
t�
☆ Giải đốt 0,08 mol E + 0,21 mol O2 ��
� 0,12 mol CO2 + ? mol H2O.

E chỉ chứa hai nguyên tố C, H ⇒ bảo toàn nguyên tố O có nH2O = 0,18 mol.

Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = nπ trong X – nX.
⇝ Thay số có ∑nπ trong X = 0,08 + (0,12 – 0,18) = 0,02 mol.
☆ Phản ứng với Br2, chú ý tỉ lệ: 1πC=C trong X + 1Br2.
Lưu ý: X chỉ gồm các hiđrocacbon và H2 nên πC=C chính là số π trong X.
⇒ nBr2 = 0,02 mol ⇒ m = mBr2 = 0,02 × 160 = 3,2 gam.
Câu 27: Đáp án C

Trang 10


Phản ứng (c):

X3 là axit terephtalic → từ phản ứng (b): X1 là muối C6H4(COONa)2.
t�
Quay lại phản ứng (a): C9H8O4 + 2NaOH ��
� C6H4(COONa)2 + X2 + H2O

Bảo toàn C, H, O → X2 có cơng thức phân tử là CH4O → cấu tạo CH3OH (ancol metylic).
��
� C H (COOCH ) + H O

Theo đó, phản ứng (d): C6H4(COOH)2 + 2CH3OH ��
6 4
3 2
2
→ phân tử khối của X5 là 194.
Câu 28: Đáp án D
Hấp thụ nên 0,2 mol CO2 phản ứng hết với 0,1x mol NaOH và 0,1y mol Na2CO3.
⇝ dung dịch X là NaHCO3 và Na2CO3 hoặc chỉ có Na2CO3 và NaOH cịn dư.
► Với TH nào thì khi cho từ từ H+ vào X đều có mối liên hệ như đồ thị sau:


Nhận xét: • Điểm D(0,3; 0) thuộc đoạn OA: H+ + CO32– → HCO3–
hoặc H+ + OH– → H2O ||⇝ chưa xuất hiện khí.
• Điểm E(0,5; 0,25) thuộc đoạn AB: H+ + HCO3– → CO2↑ + H2O.
Nếu điểm F(0,7; 0,35) cũng thuộc AB thì thêm (0,7 – 0,5) mol H+ đáng nhẽ
phải tạo thêm 0,2 mol CO2. Nhưng, theo kết quả lại chỉ thu (0,35 – 0,25) mol CO2
⇒ không đúng. Vậy điểm F thuộc đoạn BC.
⇒ ∑nCO2↑ = 0,35 mol ⇒ bảo toàn C cả quá trình: 0,2 + 0,1y = 0,35 ⇒ y = 1,5.
Lại có BH = 0,6, tại đó tồn bộ Na đi hết về 0,6 mol NaCl
⇒ 0,1x + 0,1y × 2 = 0,6 ⇒ x = 3. Vậy, yêu cầu y : x = 1 : 2.
Câu 29: Đáp án D
Câu 30: Đáp án B
Trang 11


Xem xét - phân tích các phát biểu:
(a) đúng vì CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một số chất vơ cơ và hữu cơ như C, P, S, C 2H5OH bốc
cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(b) đúng. Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑.
(c) đúng. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3.
(d) sai. Công thức phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là phèn nhôm.
(e) sai. Crom(VI) là oxit axit, khi cho vào nước thu được hỗn hợp axit là axit đicromic và axit
cromic.
Câu 31: Đáp án A
☆ Giả thiết “chữ” ⇝ X gồm x mol ancol CmH2m + 2O và y mol axit CmH2mO2.
t�
Đốt 51,24 gam X + O2 ��
� 2,31 mol CO2 + ? mol H2O.

⇒ Ta có: mx + my = 2,31 mol ⇒ mX = 14 × 2,31 + 18x + 32y = 51,24 ⇒ 18x + 32y = 18,9.

☆ Chặn ra: 0,590625 < x + y < 1,05. Thay lại m(x + y) = 2,31 ⇒ 2,2 < m < 3,91111.
⇝ Nghiệm nguyên m = 3 là duy nhất thỏa mãn. Thay lại giải x = 0,41 và y = 0,36.
Phản ứng: C2H5COOH + C3H7OH ⇄ C2H5COOC3H7 + H2O
⇝ hiệu suất tính theo số mol axit ⇒ meste = 0,36 × 0,6 × Meste = 25,056 gam.
Câu 32: Đáp án A
☆ Một bài tập hay - khó nhẹ nhàng về q trình hóa học.!
Rất nhiều bạn khơng đọc - hiểu được q trình, khơng phân tích được đề sẽ cảm thấy khá rối, thậm chí
nghĩ sai hoặc thiếu đề.
"Giả thiết chữ" quan trọng nhất trong bài này chính là chữ "chỉ có":
• Chỉ có X, Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ⇝ Z, T đứng sau H.
• Chỉ có X và T đẩy được Z ra khỏi dung dịch muối tương ứng ⇝ Y không đẩy được Z.
Suy nghĩ: trong dãy điện hóa: Y > (H) > Z mà Y không đẩy được Z ⇒ Y là kim loại kiềm, kiềm thổ.
Bởi Y sẽ phản ứng với H2O trước, sau đó sẽ tạo kết tủa hiđroxit kim loại Z, nên không đẩy được Z ra khỏi
dung dịch.
Vậy, thứ tự các kim loại trong dãy điện hóa: Y > X > (H) > T > Z.
► Ví dụ: hãy thử nghiệm lại dãy Na (Y) > Al (X) > (H) > Cu (T) > Ag (Z) với giả thiết.
Câu 33: Đáp án D
1 chức este + 1 nhóm OH đính vào vịng benzen, nNaOH = 0,08 mol = 2nE
⇝ chức este của E không phải là este của phenol ⇒ các cấu tạo thỏa mãn gồm:
• 3 đồng phân vị trí o, p, m dạng HCOOCH2C6H4OH:

Trang 12


• 3 đồng phân vị trí o, p, m dạng HOC6H4COOCH3:

⇝ Theo đó, tổng có 6 đồng phân thỏa mãn yêu cầu.
Câu 34: Đáp án B
Vì thủy phân cho cùng 1 lượng α – amino axit nhưng dùng mY < mZ
⇒ Số liên kết peptit trong Y > Số liên kết peptit trong Z.

⇝ Gọi số mắt xích của peptit Z là m thì tương ứng của Y là (m + 1). Biến đổi peptit:
Zm
{

84,560 gam

+  m  1 H 2O � mX1 (1)|| Ym+1 + mH 2O �  m +1 X1 (2).
{
{
14 2 43
1,12mol

⇒ Phương trình:

83,552 gam

1,12 mol

1,12m 1,12  m  1 84,560  83,552


�m4
m 1
m
18

Vậy Y có 5 mắt xích (pentapeptit) ⇝ Y chứa 4 liên kết peptit.
Câu 35: Đáp án C
Dựa vào sự đặc biệt của nguyên tố oxi trong hỗn hợp
⇒ nO trong X = 0,25 × 6 – 0,45 × 2 = 0,6 mol (Theo YTHH số 01).

Mg



Mg 2+

mol �
Cu :0, 25 �
� 2+

��
Cu
☆ Quy đổi: X: X : �
�+ HCl
{
�N
� 1,3mol �NH +
� 4
���
O :0,6mol


� �}
� �N
Cl  �+ � 2
� �H
{2

0,04mol




�+ H 2O.


0,01mol

Theo đó, bảo tồn ngun tố O có nH2O = 0,6 mol
⇒ nNH4+ = 0,02 mol (theo bảo tồn ngun tố H).
Bảo tồn điện tích trong dung dịch Y ⇒ nMg = 0,39 mol ⇝ m = 71,87 gam.
Câu 36: Đáp án B
Xem xét - phân tích các phát biểu:
(a) sai vì quan sát: nhiệt kế đo nhiệt độ phần khí, hơi trong bình cầu có nhánh (nếu muốn đo dung
dịch chưng cất thì cần nhúng vào phần dung dịch).
(b) đúng. Nước lạnh ở ống sinh hàn giúp ngưng tụ ancol ⇝ chảy nhỏ giọt vào bình hứng.
(c) sai rất rõ hơi ancol bay ra khỏi bình cầu có nhánh nên hàm lượng ancol sẽ giảm dần.
Trang 13


(d) đúng. bình hứng chứa ancol rất dễ bắt lửa và bốc cháy nên thao tác là cần thiết để đảm bảo an
tồn.
(e) đúng. Như phân tích ở ý (b); nước trong ống sinh hàn cần làm lạnh và thay liên tục để ngưng
tụ etanol.
⇝ có tất cả 3 phát biểu đúng.
Câu 37: Đáp án D
Vì 4,8 gam là hỗn hợp oxit ⇒ ion R+2 khơng bị hịa tan bởi NaOH.
FeCl 2
FeS �

RCl 2

Fe �


�  HCl
��
RS ����

� � S{ ��
R
0,05mol



{
H2
Fe; R

3,2gam

H 2S

Fe O �

1.NaOH
����
�� 2 3 �
2.O2 / t �
C
RO


14 2 43
4,8gam

 O2 ,t �
����
SO 2  H 2O
0,09 mol

☆ Đến cuối có nSO2 = 0,05 mol ⇒ bảo tồn O có nH2O = 0,08 mol.
Tiếp tục bảo tồn H có nHCl = 2nH2O = 0,16 mol ⇒ nFe + nR = ½.nHCl = 0,08 mol.
Mặt khác, ∑nO trong oxit = (4,8 3,2) ơữ 16 = 0,1 = 1,5nFe + nR
⇝ Giải: nFe = 0,04 mol; nR = 0,04 mol ⇒ R = (3,2 – 0,04 × 56) ÷ 0,04 = 24.
⇝ Tương ứng cho biết R là kim loại Mg (magie).
Câu 38: Đáp án B
☆ Giải m gam (Fe; O) + 0,2 mol H2SO4 (dư) → dung dịch X + ? mol SO2↑ (*).
Quy đổi 5,4 gam hỗn hợp gồm a mol Fe và b mol O ⇝ có ngay 56a + 16b = 5,4.
Bảo tồn electron có 3nFe = 2nO + 2nSO2 ⇒ nSO2 = 1,5a – b.
Bảo toàn nguyên tố ⇝ dung dịch X gồm a mol Fe3+; ?? mol H+ và (0,2 + b – 1,5a) mol SO42–.
☆ Giải và phân tích các quá trình phản ứng mà đồ thị biểu diễn:

• Đoạn OA biểu diễn: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
• Đoạn AB biểu diễn: 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4.
• Đoạn BC nằm ngang do quá trình kết thúc, kết tủa Fe(OH)3 thay đổi nữa.
Hiểu đồ thị, việc giải không có gì khó khăn.!
► Điểm E thuộc đoạn AB ⇒ AH = 3EH = 0,06 ⇒ OA = 0,1 ⇝ cho biết nH+ dư = 0,1 mol
⇒ bảo toàn điện tích trong X ta có:3a + 0,1 = 2 × (0,2 + b – 1,5a).
Kết hợp giải hệ được a = b = 0,075 ⇝ nSO2 = 0,0375 mol ⇒ V = 0,84 lít.
Trang 14



Câu 39: Đáp án B
☆ 13,12 gam E + 0,2 mol KOH (vừa đủ) → …–COOK + … nên ∑nO trong E = 0,4 mol.
Giải đốt 13,12 gam E (gồm C, H, O) cần 0,5 mol O2 thu được x mol CO2 + y mol H2O.
12x  2y  0, 4 �16  13,12 �
x  0, 49

��
.
Có hệ: �
2x  y  0, 4  0,5 �2

�y  0, 42
• Mặt khác, 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 0,1 mol Br2 và kết hợp giả thiết “chữ” về X, Y.
⇝ trong hai axit X và Y thì có một axit no và một axit khơng no, có đúng một nối đôi C=C.
☆ Phản ứng tạo este: 1X + 1Y + 1C2H4(OH)2 → 1Z + 2H2O.
⇝ Quy đổi E: axit – este về a mol CnH2nO2 + b mol CmH2m – 2O2 + c mol C2H4(OH)2 – 2c mol H2O.
Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = b + 2c – c = b + c = 0,49 – 0,42 = 0,07 mol

(1).

Bảo tồn ngun tố oxit có: 2a + 2b = 0,4 mol → a + b = 0,2 mol

(2).

☆ Giả sử tỉ lệ 0,36 mol E so với 13,12 gam E là k, ta có: nE = ka + kb + kc – 2kc = 0,36 mol.
Chỉ có kb mol CmH2m – 2O2 phản ứng với Br2 ⇒ kb = 0,1 mol.
Theo đó, rút gọn k có phương trình: a + b – c = 3,6b ⇔ 0,2 – c = 3,6b

(3).


Giải hệ (1), (2), (3) được a = 0,15 mol; b = 0,05 mol; c = 0,02 mol.
Thay lại, có số mol CO2: 0,15n + 0,05m + 0,02 × 2 = 0,49 ⇔ 3n + m = 9
Với điều kiện n, m nguyên và yêu cầu n ≥ 1; m ≥ 3 ⇒ cặp (n; m) = (2; 3) duy nhất thỏa mãn.
Vậy hỗn hợp F gồm 0,15 mol CH3COOK (muối A) và 0,05 mol C2H3COOK (muối B).
⇝ Tỉ lệ cần tìm a : b = 0,15 ì 98 ữ (0,05 ì 110) 2,67.
Cõu 40: Đáp án A
Xử lí cơ bản các giả thiết: X gồm 0,18 mol Zn; 0,06 mol ZnO và 0,06 mol ZnCO3.
79,22 gam kết tủa là 0,34 mol BaSO 4 || 1,21 mol Na trong NaOH và ? mol trong NaNO 3 cuối cùng sẽ đi
về 0,34 mol Na2SO4 và 0,3 mol Na2ZnO2 ⇝ bảo tồn ngun tố Na ta có ? mol = 0,07 mol ⇝ Sơ đồ quá
trình:
0,34 mol
�Zn :0,18mol
� �6 7 8 � �Zn 2+
H 2SO4 �

��

� � +
mol
�ZnO :0, 06
�+ �
�� �Na
NaNO3 � � +
�ZnCO :0, 06 mol � �1
4 2 43
NH 4
�� 3
�0,07 mol �

�N :0, 06mol �

� � spk mol

Ospk :x

2 � �
SO 4 �+ �
+ H 2O.
mol �
{
CO 2 :0, 06 �
0,34 mol � �


H 2 :y mol


Bảo tồn điện tích trong Z có 0,01 mol NH4 ⇒ bảo tồn ngun tố N có 0,06 mol Nspk trong T.
☆ Bảo toàn O và bảo tồn H tính số mol H2O theo hai cách khác nhau:
0,06 + 0,06 + 0,07 × 3 – x = 0,34 – 0,02 – y ⇒ x – y = 0,01 mol.
☆ “Tinh tế” ở sự đặc biệt của nguyên tố O trong hỗn hợp khí T, ta có nT = x + y + 0,06
Tính mT theo hai cách: 16x + 2y + 3,48 = 2 × (x + y + 0,06) ì 218 ữ 15.
Gii h hai phng trình được: x = 0,05; y = 0,04 ⇒ nT = 0,15 mol ⇝ V = 3,36 lít.

Trang 15



×