UBND TI
̉
NH HA
̀
GIANG CÔ
̣
NG HO
̀
A XA
̃
HÔ
̣
I CHU
̉
NGHI
̃
A VIÊ
̣
T NAM
SƠ
̉
GIA
́
O DU
̣
C VA
̀
ĐA
̀
O TAO Đô
̣
c lâ
̣
p - Tư
̣
do - Ha
̣
nh phu
́
c
Sô
́
585/ SGD- GDTrH Ha
̀
giang, nga
̀
y 23 tha
́
ng 8 năm 2010
V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDTrH năm học 2010-2011
Kính gửi: - Phòng GD&ĐT các huyện, thị;
- Các trường THPT, trường cấp 2-3 trong tỉnh;
- Trung tâm KTTH- Hướng nghiệp tỉnh.
Căn cứ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và
giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-201;
Căn cứ vào công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 11 tháng 8 năm 2010;
Căn cứ vào quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2010 của chủ
tịch UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2010- 2011 của
giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và thực tiễn công tác giáo dục trung học tỉnh Hà
Giang;
Sở GD&ĐT hướng dẫn phòng GD&ĐT các huyện, thị, các trường THPT,
trường cấp 2+3, trung tâm KTTH-HN tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học năm học 2010-2011 như sau:
I - NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Nhận thức đầy đủ, toàn diện chủ đề năm học là cơ sở, là định hướng
cho công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo
Năm học 2010 - 2011 với chủ đề “ Năm học đổi mới quản lí và nâng cao
chất lượng giáo dục ” , đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả định hướng chỉ đạo
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và phương châm của Ngành về giáo dục đào tạo
đó là: “ Giữ vững kỉ cương, tăng cường đội ngũ, duy trì sĩ số, nâng cao chất
lượng”. Chủ đề năm học của Bộ và của Ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó
vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, vừa là phương pháp, ... định hướng những vấn đề
trọng tâm về công tác giáo dục đào tạo toàn Ngành năm học 2010 - 2011. Đó là cơ
sở để xây dựng kế hoạch, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học.
2. Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động của Ngành GD&ĐT
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” . Các đơn vị cần lập hồ sơ vào ngay từ đầu năm học
để theo dõi, đăng kí, quản lí các kết quả đổi mới này và phong trào thi đua “Xây
1
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường
nề nếp kỷ cương, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh. Kiên quyết ngăn chặn,
khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục như xét tốt nghiệp THCS, xét lên
lớp, kiểm tra đánh giá học sinh, dạy thêm học thêm và chạy theo thành tích trong
công tác thi đua khen thưởng Phát huy kết quả 4 năm thực hiện cuộc vận động
"Hai không", đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong các cơ
quan quản lý và các cơ sở giáo dục trung học.
3. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục
3.1.Tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra, đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm
tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chât lượng giáo dục.
3.2.Tổ chức đánh giá một năm triển khai thực hiện chủ trương “Mỗi giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và
quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tỉnh
có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” đối với từng cấp học; Xây dựng
và nhân rộng mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng cấp học, từng địa phương.
3.3.Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra
đánh giá, thi cử. Tăng cường vai trò của các phòng GDĐT, trường THCS, THPT
trong việc quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục, chỉ đạo đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
3.4.Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý các trường học theo
chuẩn hiệu trưởng; đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Xây dựng kế
hoạch và lộ trình bồi dưỡng ở mỗi cấp quản lý và mỗi cơ sở trường học để cán bộ
quản lý, giáo viên trung học phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao.
3.5. Tích cực triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên
giai đoạn 2010 - 2015, tạo sự chuyển biến nhận thức về mục đích phát triển trường
chuyên, chuyển biến về kết quả phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tạo nguồn
bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước.
II - NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác tư tưởng chính trị
Tiếp tục tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ X; Nghị quyết Hội nghị trung ương 9 khóa X của Đảng; Thông báo kết luận
của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương
hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020; Nghị quyết số 04 chuyên đề về
Giáo dục đào tạo của Tỉnh uỷ Hà Giang và các Nghị quyết của Huyện (thị) để nâng
cao nhận thức chính trị, trách nhiệm của cán bộ , giáo viên trong việc thực thi
nhiệm vụ, chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Nâng
cao nhận thức và hiện thực hóa các nội dung của cuộc vận động Học tập và làm
2
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân và các nội dung khác như:
- Tình hình phát triển KT- XH của tỉnh Hà Giang.
- Chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Qui định đạo đức nhà giáo theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Đặc biệt, đối với cán bộ giáo viên chưa tham gia hoặc chưa hoàn thành
chương trình bồi dưỡng chính trị hè năm 2010, nhất thiết các đơn vị phải có kế
hoạch bồi dưỡng và hoàn thành trong năm 2010.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục
2.1. Kế hoạch năm học
- Ngày tựu trường: 13/08/2010
- Ngày bắt đầu học: 16/8/2010
- Ngày khai giảng: 05/09/2010
- Học kì I: 19 tuần, ngày kết thúc học kì I: 31/12/2010
- Ngày bắt đầu học kì II: 10/01/2011
- Học kì II: 18 tuần, ngày kết thúc học kì II: 25/5/2011.
- Kết thúc năm học chậm nhất vào ngày 31/5/2011
- Thi học sinh giỏi:
+ Cấp tỉnh vào ngày 02/12/2010
+ Cấp Quốc gia THPT, cấp tỉnh THCS vòng II: Ngày 11/01/2011.
- Thi tốt nghiệp THPT: 2, 3, 4/06/2011
- Xét công nhận tốt nghiệp THCS hoàn thành chậm nhất ngày 15/06/2011.
- Tuyển sinh vào các lớp đầu cấp hoàn thành chậm nhất ngày 31/07/2011.
2.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào
thi đua của Ngành
- Các nhà trường và các cơ sở giáo dục trung học tiếp tục triển khai tích cực
và hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” theo hướng dẫn tại Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2010-2011 bằng những nội dung, hình thức thiết thực,
hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của cấp học và điều kiện từng địa phương, từng
cơ sở trường học với phương châm lồng ghép và tích hợp nội dung, giải pháp các
cuộc vận động và các phong trào thi đua nhằm huy động nhiều nguồn lực, nâng cao
hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
- Tổ chức đánh giá kết quả 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai Không”;
đưa hoạt động này thành hoạt động thường xuyên trong các cơ quan quản lý và
các cơ sở giáo dục trung học.
- Gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc
rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên,
3
nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học, tạo sự
chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục trung học.
- Tiếp tục triển khai thiết kế bài giảng điện tử (e-Learning) của giáo viên;
tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng
khiếu văn nghệ, thể dục – thể thao, tin học, ngoại ngữ... Tiếp tục cải tiến công tác tổ
chức các cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay, Giải toán trên Internet
(Violympic), tổ chức cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet ... theo hướng phát
huy sự chủ động và sáng tạo của các trường, cơ sở giáo dục; tăng cường tính giao
lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ
sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa thế giới.
- Chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và các tổ chức ở địa phương
để đảm bảo học sinh được “an toàn đến trường”; các trường THCS, THPT chủ động
xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, tăng cường giáo dục
kỷ luật tích cực, bài trừ các hành vi đối xử không thân thiện trong các cơ sở giáo dục
trung học.
2.3. Tri n khai đ ng b các gi i pháp nâng cao ch t l ng giáoể ồ ộ ả ấ ượ
d c trung h cụ ọ
2.3.1. Những vấn đề chung
- Ngay từ đầu năm, các nhà trường phải xây dựng kế hoạch hoạt động năm
học 2010 - 2011. Các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các môn học theo
Kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn do Bộ GD&ĐT quy định. Giáo viên phải
thực hiện theo Phân phối chương trình các môn học và Hoạt động giáo dục với thời
lượng (37 tuần) do Sở GD&ĐT ban hành năm học (2009-2010). Chỉ đạo giáo viên
xây dựng kế hoạch dạy học ( như xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, công
tác kiểm tra đánh giá, ...) nhất thiết phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng cấp
THCS, THPT được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT
ngày 5/5/2006. Các nhà trường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các tiết sinh hoạt tập
thể (chào cờ, sinh hoạt lớp) hoặc các hoạt động giáo dục theo các chủ đề của cấp
học được quy định chương trình. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống của
nhà trường.
- Các đơn vị cần có kế hoạch tăng cường, củng cố cơ sở vật chất trường học,
tu sửa bàn ghế, vệ sinh trường học, bảo quản sách giáo khoa(SGK), sách giáo viên,
thiết bị dạy học, ... thường xuyên nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu phục vụ
cho công tác dạy và học. Việc sử dụng SGK phổ thông và tài liệu giảng dạy, học
tập thực hiện theo công văn số 6631/BGDĐT- GDTrH ngày 25/07/2008 của Bộ
GD&ĐT, giữ gìn và sử dụng SGK cũ thực hiện theo công văn số 416/TBTH ngày
20/8/2002 của Sở GD&ĐT Hà Giang.
- Phân công, bố trí giáo viên giảng dạy đảm bảo hợp lí, đồng thời tạo điều
kiện cho giáo viên nắm được chương trình, nội dung kiến thức của bộ môn trong
toàn cấp học. Tuyệt đối không được bố trí giáo viên dạy chéo ban, dạy không đúng
chuyên môn được đào tạo. Bố trí giáo viên dạy số tiết/tuần không quá nhiều so với
quy định, tránh tình trạng giáo viên làm việc với cường độ cao, ảnh hưởng tới chất
4
lượng giảng dạy. Lãnh đạo các đơn vị cần bố trí giáo viên có kinh nghiệm giảng
dạy ở lớp đầu cấp để học sinh làm quen dần với phong cách, phương pháp học của
cấp học, đặc biệt ưu tiên bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt
giảng dạy ở các lớp cuối cấp, các lớp ôn thi tốt nghiệp.
- Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ
chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề cho Cán bộ quản lí giáo dục và giáo
viên đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong năm học, mỗi trường phải tổ chức ít
nhất 3 hội thảo chuyên đề chuyên môn (có kế hoạch, tài liệu, hồ sơ và kỉ yếu hội
thảo lưu trữ). Khuyến khích tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường, liên trường,
khối, liên khối, cấp huyện (thị). Nội dung các chuyên đề nên tập trung vào một số
vấn đề sau. Chẳng hạn: về kiến thức, kĩ năng, giáo án của môn học; việc vận dụng
các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh; nghiệp vụ quản lí
trường học; thăm lớp, dự giờ, thao giảng chuyên môn; kĩ thuật kiểm tra đánh giá;
việc sử dụng thiết bị dạy học; ... Tăng cường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên. Đảm bảo cho giáo viên phải nắm vững nội dung chương
trình SGK, biết áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học.
- Phòng GD&ĐT các huyện thị, các trường THPT, trường cấp 2-3 nhất thiết
phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng, bảo quản thường
xuyên, có hiệu quả thiết bị dạy học được cung cấp, định kì kiểm tra 2 tháng/lần có
biên bản xác nhận, sửa chưa, bảo dưỡng (nếu có) kèm theo. Đối với những bộ môn
khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành quy
định trong phân phối chương trình. Đẩy mạnh phong trào thi đua sử dụng hiệu quả
thiết bị, đồ dùng dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng hoặc mô hình
dạy học áp dụng trong giảng dạy của bộ môn.
- Việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT được thực hiện theo
Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/10/2006 và Quyết định số
51/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/09/2008 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở, trung học phổ thông. Riêng môn Thể dục (cấp THPT), Thể dục, Mĩ
thuật, Âm nhạc (cấp THCS) việc kiểm tra, đánh giá theo hình thức xếp loại: giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế
yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn
học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách
nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu
đạt chính kiến của bản thân.
Giáo viên đã được bồi dưỡng về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi,
kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của
Chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng
tạo; với các bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm, thi tốt nghiệp THPT dành tối thiểu
50% làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo. Các phòng GDĐT
5
tập huấn, hướng dẫn để giáo viên có thể thực hiện được yêu cầu này; từ đó bảo đảm
dạy học sát đối tượng học sinh, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.
Đề kiểm tra, đánh giá học sinh phải kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm tự
luận với trắc nghiệm khách quan đảm bảo theo Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu
người học phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức, chống học vẹt, học thuộc lòng,
máy móc. Các đề kiểm tra dưới 45 phút không có phần trắc nghiệm khách quan.
Các đề kiểm tra 45 phút trở lên có thể có phần trắc nghiệm khách quan. Nếu có, thì
phần trắc nghiệm khách quan chỉ chiếm tối đa 20% tổng số điểm, phần tự luận
chiếm ít nhất 80% tổng số điểm.
- Việc thăm lớp, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy đối với giáo viên
thực hiện theo văn bản số 10227/THPT ngày 11/09/2001 của Bộ GD&ĐT và
Chuẩn kiến thức kĩ năng. Các đơn vị cần chỉ đạo và thực hiện tốt việc dự giờ thăm
lớp đối với giáo viên. Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu hoặc Tổ chuyên môn
dự ít nhất 3 tiết/năm học. Hoạt động thăm lớp dự giờ có thể thực hiện theo định kì
hoặc đột xuất. Ngoài ra, trong năm học mỗi giáo viên phải được đi dự ít nhất 15 tiết
(8 tiết của học kì I, 7 tiết của học kì II) của đồng nghiệp.
- Công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém: Ngay từ
đầu năm học các đơn vị, cơ sở giáo dục khảo sát, phân loại trình độ học sinh. Trên
cơ sở đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu,
kém. Kế hoạch cần thể hiện rõ về thời gian, nội dung dạy học, phân công giáo
viên, ...một cách cụ thể theo từng tháng, từng kì. Hoạt động này cần tiến hành ngay
từ tháng 10/2010 cho đến khi kết thúc năm học.
- Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường
THCS, THPT. Tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và
học sinh THPT để làm tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS,
THPT.
- Tiếp tục chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn của
giáo viên, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học. Sở lựa chọn và yêu cầu 3
trường gồm: THPT Chuyên Hà Giang, THCS Yên Biên, trường THPT Hùng An
chuẩn bị nguồn giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có trình độ tiếng Anh đảm
bảo để tham gia triển khai thí điểm dạy tăng cường ngoại ngữ và dạy một số môn
học bằng ngoại ngữ.
- Đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác dạy và học. Thực hiện giải
quyết đầy đủ chế độ của Cán bộ, giáo viên theo quy định của nhà nước. Theo
chương trình GDPT, các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng số tiết
học cụ thể như các môn học khác. Đối với giáo viên được phân công thực hiện Hoạt
động ngoài giờ lên lớp, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tính tiết dạy như
các môn học khác. Hoạt động giáo dục tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp) là nhiệm vụ
của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp, không tính là giờ dạy học.
2.3.2. Đối với cấp Trung học cơ sở
6