Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tình cảm của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.85 KB, 2 trang )

TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ VỚI ĐỒNG BÀO CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồn kết, đồn kết, đại
đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Tư tưởng đại đồn kết là một
tư tưởng lớn xuyên suốt trong hệ tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tư tưởng của Người, lực lượng và phương diện
đoàn kết gồm một hệ thống rộng lớn: Đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp, các đảng
phái, các tôn giáo trong xã hội, với cả kiều bào nước ngồi và đồn kết quốc tế...
Trong đó, đồn kết đồng bào các dân tộc là một nội dung cơ bản có ý nghĩa chiến
lược sống cịn đối với cách mạng nước ta.
Ngày 3-12-1945, Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số tồn quốc đã diễn ra
ở thủ đơ Hà Nội. Lần đầu tiên đại biểu các dân tộc ít người ở Việt Bắc, Tây Bắc và
Tây Nguyên xa xôi cùng về họp mặt để biểu dương tinh thần đoàn kết giữa các dân
tộc. Hội nghị đã vinh dự được đón Bác Hồ về dự và chia vui cùng đồng bào, mặc
dù Người đang phải giải quyết rất nhiều công việc sau khi nước nhà độc lập.
Trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: "Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung
của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số
được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà,
khơng cịn có sự phân biệt nịi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để
giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc lập càng cần phải đoàn kết hơn
nữa".
Về nhiệm vụ của Chính phủ, Người nhấn mạnh: "... Chính phủ sẽ bãi bỏ hết
những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình (đẳng) trước sẽ sửa chữa đi. 2. Chính phủ
sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: a) Về kinh tế, sẽ mở mang
nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng; b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình
độ học thức cho dân tộc. Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố
gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình".
Trong một bức thư viết cùng ngày gửi đồng bào thiểu số, Bác Hồ thông báo
rằng "Ngày 3 tháng 12 năm nay là một ngày rất vẻ vang cho nước Việt Nam... Đó
là một cuộc đại hội xưa nay chưa từng có, một cuộc thân thiện làm cho cả nước vui
mừng...".


Trước đó, ngày 23-11-1945, khi tiếp đồn đại biểu các dân tộc tỉnh Tuyên
Quang, về thăm Thủ đô, Bác ân cần trò chuyện: "Trước khi nước ta được độc lập,
các đồng bào trên đó, ai nấy đã nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức giúp anh
em Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng rất nhiều. Chính tơi có đi qua các
miền anh em ở, tới đâu cũng nhận thấy anh em Thổ, Mán ai nấy đều một lịng
mong Tổ quốc độc lập, ốn ghét bọn giặc xâm lăng... Tơi nhờ anh chị em về nói với
đồng bào trên ấy biết rằng đồng bào Kinh và Chính phủ rất thương mến đồng
bào...". Tại Hội nghị này, một lần nữa, Bác Hồ khẳng định lại điều đó, làm đại biểu
đều rưng rưng cảm động.


Không lâu, sau khi Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc diễn ra,
ngày 19-4-1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được tổ chức tại Pleiku.
“Tiếc vì đường sá xa xơi”, Bác khơng thể đến dự, nhưng với tình cảm tha thiết của
mình, Bác Hồ đã gửi đến Đại hội một bức thư, giao cho đồng chí Tố Hữu (lúc đó là
Phó Bí thư xứ ủy Trung bộ) và đồng chí Bùi San mang đến. 68 năm đã trôi qua,
nhưng những nội dung cực kỳ sâu sắc trong bức thư của Bác Hồ vẫn cịn in đậm
trong tâm trí của đồng bào các dân tộc Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Trong thư Người vạch rõ những âm mưu thâm độc của bè lũ đế quốc, phong kiến
và nêu cao tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc.
Người khẳng định: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay
Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam,
đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói
giúp nhau", dù "sơng có thể cạn, núi có thể mịn, nhưng lịng đồn kết của chúng ta
không bao giờ giảm bớt". Để thực hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khuyên đồng bào các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ
những bất đồng, mặc cảm, tơn trọng và có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc.
Ngày 26-2-1947, Người lại có thư "Gửi đồng bào thượng du" (vùng Thanh
Hóa). Thư viết: "Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ
lòng nồng nàn u nước... Tơi thay mặt Chính phủ cảm ơn đồng bào và trân trọng

hứa rằng: Đến ngày kháng chiến thành cơng, Tổ quốc và Chính phủ sẽ ln luôn
ghi nhớ những công lao của đồng bào...".
Tiếp nối tinh thần và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà
nước ta đã và đang quan tâm giải quyết các vấn đề về dân tộc và tôn giáo bằng
những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền xi với
miền núi, bình đẳng và đồn kết các dân tộc...
Để xứng đáng với tình cảm của Bác Hồ kính yêu, đồng bào các dân tộc thiểu
số Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung, nguyện một lòng đi theo con đường mà
Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; không ngừng nâng cao cảnh giác, phịng-chống âm
mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc; chung sức, chung lịng xây
dựng q hương, đất nước giàu mạnh "sánh vai với các cường quốc năm châu” như
Bác Hồ mong muốn.



×