Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thủ thuật 8: Làm bật ý nghĩa của tin kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.01 KB, 11 trang )

Thủ thuật 8: Làm bật ý nghĩa của
tin kinh tế
Đó là câu hỏi mà tôi thường đặt ra khi đọc một tin kinh tế.
Và đó câu hỏi mà tơi thường đặt ra với bản thân mình khi
viết một tin kinh tế. Là những phóng viên kinh tế, chúng ta
có nhiệm vụ khơng chỉ đưa tin về những gì xảy ra hoặc
những điều một ai đó nói, mà cịn phải giải thích ý nghĩa
của nó. Tin tức phải vượt qua cuộc kiểm tra “vậy thì sao”
này.

Một bài báo cần phải giải thích cho độc giả về những hậu


quả có thể xảy ra sau một sự kiện tin tức, tại sao tin đó
quan trọng - đối với cơng ty, với lực lượng lao động, với
toàn ngành, toàn quốc. Vậy tại sao nó lại quan trọng đối
với độc giả?

Đây là cách thức giá trị nhất mà phóng viên có thể thực
hiện để biến một tin kinh tế phức tạp trở nên dễ hiểu. Rõ
ràng không thể trả lời tất cả các câu hỏi này trong một bài
viết, nhưng có thể trả lời một số câu. Và câu trả lời nên ở
ngay phần đầu chứ đừng nhét tận cuối bài. Một tin hay là
tin đưa được những yếu tố quan trọng, tiếp sau là một giải
thích đơn giản về tầm quan trọng của chúng. Trong một


tin ngắn, phần giải thích này có thể chỉ là một, hai câu.

Trong tin về National Airways, khoản lỗ khổng lồ đó có ý
nghĩa gì đối với cơng ty này? Rõ ràng, nó đe dọa tương lai


của hãng hàng khơng quốc gia và có thể dẫn đến việc cải
tổ cấp quản lý cao nhất. Nó có thể khiến nhiều người mất
việc hoặc dẫn đến việc bị thu giữ máy bay ở những quốc
gia mà hãng hàng không này nợ khoản phí hạ cánh. (Điều
đó thực sự đã xảy ra chẳng bao lâu sau khi bài báo xuất
hiện.) Nó có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của chính phủ
trong việc tư nhân hóa hãng hàng khơng này. (Tất nhiên
chúng ta sẽ phải định nghĩa “tư nhân hóa” là gì.)


Điều quan trọng hơn là bài báo có ý nghĩa gì đối với độc
giả? Tại sao họ lại phải quan tâm về khoản thua lỗ của
hãng hàng không? Thực ra một cơng ty có thể bù đắp
khoản lỗ bằng cách giảm chi phí hoặc tăng doanh thu.
Nhưng một hãng hàng không tăng doanh thu bằng cách
nào? Tăng giá vé! Vậy là chúng ta đang nói về điều có ý
nghĩa quan trọng đối với độc giả.

Có khả xăng xảy ra vấn đề sau đây: Cách hiểu đơn giản
này vượt xa hơn việc đơn thuần trích dẫn các sự kiện và
tiến dần đến lĩnh vực nêu ý kiến riêng hoặc dự đoán.
Nhưng các phóng viên có thể – và nên – đưa ra những
kết luận logic, đầy đủ từ các sự kiện chứ đừng sa vào việc


nêu lên ý kiến gây tranh cãi hoặc dự đoán thiếu trách
nhiệm. Ở đây, phóng viên có thể trơng cậy vào việc hiểu
rõ những diễn biến vừa qua trong ngành hàng khơng,
hoặc nhờ một nhà phân tích bên ngồi đánh giá xem vé
cần phải tăng lên bao nhiêu để bù lại khoản lỗ 22 triệu $.

(Trong trường hợp cụ thể này, sau đó giá tăng lên khoảng
50%.)

Phần phân tích kỹ này giúp độc giả hiểu rõ tin. Hãy xem ví
dụ.

Dữ kiện: Chủ tịch Allied Industrial Corp. bị bắt vì gian lận.


Ý nghĩa: Điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của
công ty, và cuối cùng là tác động đến doanh số.

Ý kiến: Vì lợi ích cao nhất của cơng ty, ơng chủ tịch nên từ
chức.

Chỉ có tun bố cuối cùng là khơng phù hợp trong tin.
Nhưng đó là một câu lờ mờ và sự khác biệt giữa một
phân tích logic thích đáng với một ý kiến hay phỏng đốn
khơng phù hợp nói chung thường khơng rõ ràng. Một cách
để biết phóng viên có sa vào việc nêu ra ý kiến khơng phù
hợp hay khơng: Liệu độc giả có thể chỉ ra rằng phóng viên
đó đang thơng cảm với bên nào hay không? Không nên


để cho độc giả có cảm nghĩ như vậy.

Phân tích cần phải đơn giản. Hãy nhớ lại câu chuyện về
các tỷ giá liên ngân hàng đã được trình bày ở Thủ thuật 2.

Sau 3 tháng tương đối ổn định, lãi suất liên ngân hàng

đã tăng khoảng 3 phần trăm điểm hồi tuần trước...

Nhưng phóng viên khơng dừng ở đó:

... và điều này dẫn đến những dấu hiệu đáng lo ngại
rằng chi phí cho các khoản vay ngân hàng sẽ một lần
nữa tăng lên.


Bằng việc thêm mấy chữ này, đã có câu trả lời cho những
độc giả đang định đặt câu hỏi: Vậy thì sao?

Phóng viên cần phải thừa nhận rằng một số người có thể
khơng đồng ý với phân tích của anh ta. Trong nhiều tin, tôi
đưa vào cái gọi là câu hoặc đoạn văn “chắc-chắn-là.”
Chẳng hạn: “Chắc chắn là National Airways có thể vượt
qua cuộc khủng hoảng tài chính mà khơng cần phải sa
thải nhân công hoặc tăng giá vé.” Sự thừa nhận rằng có
thể có một khía cạnh khác để giải quyết vấn đề đã làm
tăng độ tin cậy của bài viết bằng cách chứng tỏ rằng
phóng viên đã cân nhắc những quan điểm khác trước khi


đi đến kết luận.”

Một số báo và hãng thông tấn né tránh các phân tích dù là
cơ bản nhất. Hoặc có thể các phóng viên bị sức ép chính
trị cản trở. Nếu đúng là như vậy thì họ có thể đề nghị ai
đó, một nhà phân tích ở bên ngồi hoặc một quan chức
trong công ty, để nêu lên ý kiến phân tích.


Nếu tơi chỉ được đặt một câu hỏi tại cuộc họp báo hoặc
một cuộc phỏng vấn thì câu hỏi của tơi ln là: “Tại sao tin
này có ý nghĩa quan trọng?” Hãy để cho diễn giả phân
tích. Thơng thường, đây sẽ trở thành phần chính của tin.
Nếu khơng có phần phân tích đó, tin tức khơng mang lại


cho độc giả kiến thức mà họ cần.

Một tin nói rằng văn phòng đăng ký bản quyền quốc gia
cho rằng sẽ có 120.000 đơn xin cấp bản quyền cho đến
cuối tháng 11. Vậy thì sao?

Tin về các biện pháp trừng phạt thương mại Super-301
nói rằng Liên bang các nước châu Á có thể bị Mỹ đưa vào
“sổ đen”. Vậy thì sao?

Một tuần báo kinh doanh đưa tin chi nhánh của một sàn
giao dịch chứng khoán quốc gia sẽ được mở tại một thành
phố khu vực. Vậy thì sao?


Tơi từng gặp một phóng viên và anh này đặt câu hỏi rất
thú vị: Có phải chúng ta chỉ là những gã khn vác mang
thơng cáo báo chí từ chính phủ hoặc các công ty và đưa
lên báo? Hay chúng ta là những phóng viên có thể giải
thích ý nghĩa của những tin tức đó cho độc giả của mình?




×