Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cẩm nang nhà báo - Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.76 KB, 6 trang )

Lời mở đầu
‘Khi một phóng viên giỏi lìa đời, nhiều người tỏ lòng tiếc nuối và có những
người còn nhớ tiếc ông một thời gian dài’, Chủ biên ngừơi Mỹ Stanley Walker
đã nhận xét như vậy vào năm 1924.
Với hy vọng tiến xa hơn chút nữa, Quỹ Tưởng Niệm Báo chí Đông Dương
(IMMF) được thành lập tại Thái Lan vào năm 1992 để tưởng niệm khoảng 320
phóng viên thuộc mọi phía đã bỏ mình trong các cuộc chiến tranh trên khắp
vùng Đông Dương sau năm 1945.
IMMF không theo cương lónh chính trị nào, không thiên vị tôn giáo, chủng
tộc hay chế độ xã hội nào. Quỹ hoạt động nhờ tài trợ của một số chính phủ,
các tổ chức không vụ lợi và cá nhân hảo tâm, dưới sự điều hành của một ban
giám đốc tại Thái Lan, phần đông gồm các phóng viên đang làm việc và tình
nguyện đóng góp công sức. Mục tiêu của IMMF chủ yếu là về chuyên môn.
Gồm có: nâng cao tiêu chuẩn ngành báo chí và bắc cầu hợp tác ngành truyền
thông của năm nước nằm trong một khu vực đôi khi được gọi là vùng Hạ Lưu
Sông Mekong- Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Tuy các nước kể trên ở các địa thế gắn liền với nhau bằng một trong những
dòng sông lớn nhất thế giới, song lịch sử của từng nước trong nửa sau thế kỷ XX
khác nhau rất nhiều. Thật vậy, các nứơc này đã trải qua những bước thăng trầm,
từ nạn diệt chủng tới kinh tế suy thoái, từ những thảm cảnh đau lòng tới những
nỗi vui vô bờ bến. Vậy có thể nào triển khai được một khái niệm báo chí cộng
đồng bắt nguồn từ một bối cảnh như vậy hay không? Nếu có thể dựa vào kinh
nghiệm của IMMF để làm bằng chứng thì câu trả lời sẽ là: có thể đựơc.
Kể từ năm 1994 trở về đây, trên 200 học viên từ khu vực đa dạng này đã
đặt chân lên Thái Lan, một tụ điểm lớn của ngành truyền thông đối nội và đối
ngoại. Các học viên đó đã trải qua thời gian đào tạo kéo dài tối đa một tháng
tại Bangkok, Chiangmai, Songkhla và những nơi khác trên Vương quốc Thái
Lan. 200 người khác đã tham dự các khóa học ngắn hạn hơn ngay tại nước nhà.
Các khóa đào tạo của IMMF đã thu hút các chủ biên, phóng viên, văn só, phóng
viên truyền thanh, truyền hình và nhiếp ảnh, đề cập đến các đề tài về môi
trường, thương nghiệp, xã hội và các vấn đề khác.


Các khóa học này đã trở thành nền tảng đào tạo đầu tiên cho một số phóng
vii


viên, và nhiều học viên khi mãn khóa đã mô tả thời gian đào tạo tại IMMF là
một bước ngoặt trong đời họ. Hầu hết các giảng viên của IMMF cũng đều nhận
xét tương tự. Mặc dù là những tay lão luyện trong nghề từ khắp mọi nơi trên
thế giới, họ đã rời Đông Nam Á với một kiến thức dồi dào thêm nhiều đến nỗi
chính bản thân họ cũng không tưởng tượng được nếu không có các học viên đã
giúp họ nhận ra. IMMF phát triễn mạnh mẽ cũng nhờ những kinh nghiệm tương
hỗ đó.
Như một nhiếp ảnh giaViệt Nam, Trần Quang Tuấn, đã phát biểu: ‘trong
thời gian huấn luyện, chúng tôi không còn là những người xuất xứ từ năm quốc
tịch khác nhau nữa, chúng tôi đều thuộc về một mảnh đất chung, mảnh đất của
IMMF’.
Cuốn sổ tay hướng dẫn này rút ra những kinh nghiệm độc đáo của IMMF
từ những khoá đào tạo về báo chí, trình bầy các khái niệm cơ bản một cách rõ
ràng và trực tiếp. Không giống với các tài liệu đào tạo khác, cuốn sổ tay này
được biên soạn với sự quan tâm đặc biệt đến các phóng viên đang hoạt động
tại Đông Nam Á.
Mục đích của cuốn sổ tay này không phải để đưa ra những quy luật cứng
nhắc. Chúng tôi hy vọng đây là những lời chỉ dẫn cơ bản không thể thiếu đựơc
cho các học viên tương lai của IMMF, cũng như cho bất cứ ai mong muốn trở
thành phóng viên.
Qua các ấn bản bằng tiếng Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt
Nam, mong rằng cuốn sổ tay này sẽ trở thành kỷ vật hữu ích cho các bạn và
cùng các bạn chia xẻ, và có thể, trên một phương diện nhỏ nhoi nào đó, góp
phần phát triển các mối liên hệ nghề nghiệp lâu bền trong một vùng mà ngày
nay đã gần như hoàn toàn được an hưởng thái bình.
Denis Gray và Dominic Faulder

Đồng Chủ tịch IMMF
Sarah Mclean
Giám Đốc Dự án IMMF
Bangkok, Tháng 12 2001.
viii


Giới thiệu
Lúc này đây chính là thời gian mang lại đầy hăng say thích thú cho những
người làm báo tại Đông Nam Á. Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội đang
thay đổi nhanh chóng. Các nứơc trong vùng đang phát triển và cuộc sống đang
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Người dân cần có thêm các tin tức chính xác,
đúng lúc và sâu rộng để họ có thể hiểu được các thay đổi đó và cải thiện đời
sống của chính họ. Họ trông đợi các ký giả cung cấp cho họ các tin tức đó.
Không may là ngành báo chí chưa phát triển mấy trong vùng này vì các
cuộc xung đột dân sự, chiến tranh, nghèo khổ và cô lập.
Nhu cầu về đào tạo báo chí và các tài liệu huấn luyện đặc biệt hữu ích cho
các phóng viên Đông Nam Á hiện rất cao. Đa số các tài liệu này do Hoa Kỳ
và các nước Phương Tây khác cung cấp, thích hợp với hoàn cảnh của các nước
đó hơn là cho vùng Đông Nam Á. Các tài liệu này còn viết bằng tiếng Anh rất
khó hiểu.
Đây là lý do khiến Quỹ Tưởng Niệm Báo chí Đông Dương (IMMF), soạn
ra cuốn sổ tay này.
Chúng tôi đặc biệt viết cho các phóng viên thuộc năm nứơc của IMMF.
Chúng tôi dùng tiếng Anh đơn gỉan và rõ ràng. Chúng tôi đưa ra những thí dụ
thực tế rút ra từ các phương tiện truyền thông địa phương, vừa bằng tiếng Anh,
vừa bằng tiếng địa phương. Chúng tôi chú trọng đến các lỗi mà các phóng viên
địa phương hay mắc phải, và chúng tôi luôn không quên lưu ý tới các điều kiện
chính trị xã hội và kinh tế tại địa phương các phóng viên này đang làm việc.
Cuốn sổ tay này nói về các nguyên tắc cơ bản để tường thuật, đưa tin và

viết phóng sự. Chúng tôi viết phần lớn cho các phóng viên báo viết chuyên viết
về tin tức tổng quát. Tuy nhiên, phần lớn các nguyên tắc này cũng có thể áp
dụng được cho phóng viên truyền thanh và truyền hình.
Một số nguyên tắc ở đây khác với những gì các phóng viên Đông Nam Á
đã từng quen thuộc, nhưng đây là những nguyên tắc được các phóng viên giỏi
tại khắp nơi trên thế giới áp dụng. Có thể các bạn không áp dụng được ngay
tất cả các nguyên tắc đó tại các cơ quan truyền thông nơi các bạn làm việc,
nhưng chỉ cần bạn áp dụng một vài nguyên tắc có thể áp dụng được, bạn cũng
đã trở thành một phóng viên khá rồi, cho dù bạn làm việc tại đâu đi nữa.
Trong cuốn sổ tay này, chúng tôi dùng các đoạn trích từ nhiều ấn phẩm khác
nhau trong vùng. Chúng tôi giữ nguyên ngôn từ và cách viết của nguyên bản.
Cách viết đó có thể không giống với những thể loại và ngôn từ mà chúng tôi
đã dùng để viết cuốn sách này.
Chúng tôi đề nghị các phóng viên nên nghiên cứu cuốn sổ tay này để chuẩn
bị cho các khóa đào tạo của IMMF và các khóa huấn luyện khác. Nhiều khóa
học loại này là về phương pháp đưa tin các đề tài đặc thù nào đó, như thương
mại hay môi trường. Các bạn sẽ học các khóa học này thấu đáo hơn, tốt hôn
ix


nếu các bạn học về các nguyên tắc cơ bản của báo chí trước.
Tương tự, các giáo viên có thể dùng cuốn sổ tay này tại các trường cao đẳng
và đại học. Các chủ biên có thể dùng trong các phòng tin.
Tuy nhiên, đây không phải là một cuốn sách học toàn diện. Chúng tôi chỉ nói
đến những điều cơ bản. Có nhiều cách để viết một bài báo. Có nhiều điều khác
với các quy luật tổng quát. Chúng tôi đề nghị các bạn dùng cuốn sổ tay này với sự
hướng dẫn của một chủ biên hay giáo viên, qua nhiều cuộc thảo luận và thực tập.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách mô tả công việc của một phóng viên và đâu là các
tiêu chuẩn về chất lượng tốt của một phóng viên giỏi và đâu là các phẩm chất đòi hỏi
ở một phóng viên giỏi. Tiếp đấy, chúng tôi diễn tả cung cách họ tìm tòi các phương

pháp, cách họ khai thác các ý tưởng để viết bài và thu thập tin tức cho các bài viết đó.
Sau đó, chúng tôi bắt đầu bước vào tiến trình viết bài, làm cách nào tìm ra điểm mở
đề và sắp xếp bài viết. Kế đến là các chương đặc biệt cho các phóng viên trong vùng,
dùng những lời trích dẫn, sử dụng các thông cáo báo chí, viết về các cuộc họp báo, các
bài diễn văn và các cuộc họp. Một chương dành riêng cho cách viết hay, giải thích
cách thức trình bầy các dữ kiện một cách hiệu quả nhất. Sau đó, chúng tôi giải thích
sự khác biệt giữa cách viết báo in và cách viết cho truyền thanh, truyền hình.
Tuy nhiên, làm phóng viên không có nghóa chỉ là tường thuật, là đưa tin và
viết lách. Vì thế chúng tôi thêm một chương quan trọng về đạo đức nghề
nghiệp. Sau cùng, hướng về tương lai, chúng tôi nhận thấy một trong những thử
thách chính cho phóng viên của vùng này là làm sao bắt kịp với các nước khác
trong việc sử dụng các dữ kiện phong phú vô chừng của mạng Internet.
Chúng tôi thành thật cám ơn Trung tâm báo chí Quốc tế (International
Center for Journalists), John S and James L. Knight Foundation, cơ quan bảo trợ
cho Jeff Hodson, và Diễn đàn Tự do (The Freedom Forum) đã hỗ trợ cho Peter
Eng để soạn cuốn sổ tay này. Chúng tôi cám ơn Friedrich-Ebert-Stiftung của
Đức và Phòng Dịch Vụ Thông tin của Hoa Kỳ tại Thái Lan đã tài trợ cho việc
ấn loát cuốn sổ tay này.
Cũng giống như các bạn, hai chúng tôi đều là phóng viên. Điều này có
nghóa chúng tôi luôn luôn tin rằng có thể làm đựơc hơn nữa những gì đã làm.
Chúng tôi mong rằng cuốn sổ tay này sẽ hữu ích tối đa cho các bạn. Nếu các
bạn có ý kiến hay lời phê bình nào để làm cho cuốn sổ tay này hay hơn, xin
liên lạc với chúng tôi tại IMMF.
Peter Eng
Phóng Viên độc lập
Jeff Hodson
Nghiên Cứu viên
Bangkok, tháng 12 -2001.
x



Chú thích
Góc cạnh: Một cách tiếp cận đặc biệt nào đó hoặc một quan điểm khi viết
tin. Một số các sự kiện có thể có nhiều khía cạnh cùng đáng lưu ý như nhau,
người phóng viên có thể chọn một trong những khía cạnh đó.
Nguồn tin vô danh: Một người chỉ cung cấp tin nếu người phóng viên không
nêu tên của họ trong bài viết.
Nêu xuất xứ: Cách người viết bài mô tả nguồn gốc của một câu trích dẫn
hay gốc gác của câu chuyện.
Bối cảnh: Những thông tin cho độc giả thấy những gì xảy ra trước đó có
liên quan đến diễn biến thông tin. Các dữ kiện này giúp cho độc giả hiểu câu
truyện rõ ràng hơn.
Cân đối và công bằng: Đó là những đặc điểm quan trọng của một bài viết
hay, người phóng viên cho độc giả thấy quan điểm của cả hai phía trong một
vấn đề và không thiên vị bên nào.
Thân bài: Các chi tiết, lời trích dẫn, … kết cấu thành phần lớn bản tin.
Toàn cảnh: Những thông tin trong một câu chuyện cho độc giả thấy tình
hình chung hiện tại liên quan đến diễn biến trong bài như thế nào. Các dữ kiện
này giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về diễn biến đó.
Bình luận: Một bài viết trong đó người viết cho thấy quan điểm riêng của
họ, hoặc quan điểm của tờ báo, hoặc khẳng định rằng một diễn biến nào đó tốt
hay xấu. Đối với các báo đứng đắn, các bài bình luận được tách riêng ra khỏi
các bản tin và đăng tải trên trang gọi là trang bình luận.
Phóng sự: Một câu chuyện mang tính cách thông tin hay giúp vui không
hẳn gắn liền với một diễn biến nào đó vừa xảy ra và thường đòi hỏi người viết
phải tìm tòi nghiên cứu sâu. Phóng sự thường chú trọng đến khía cạnh “con
người”. Đôi khi còn được gọi là “Tin nhẹ nhàng”.
xi



Tin thời sự: Tin về các diễn biến của một sự kiện nào đó vừa xảy ra và cần
phải cho độc giả biết ngay. Đôi khi còn gọi là “Tin sốt dẻo”.
Mối quan tâm của con người: Một diễn biến hoặc tình huống nào đó gợi
tình cảm của người đọc.
Kim Tự tháp lộn ngược: Cấu trúc của một câu truyện trong đó điểm quan
trọng nhất được đặt lên đầu, tiếp đến là các tin hỗ trợ cho điểm này và rồi đến
các dữ kiện khác, kém quan trọng hơn.
Từ chuyên môn: Những từ đặc thù của những người cùng làm trong một
nghề chẳng hạn như các viên chức chính phủ, các chuyên gia kinh tế hay phóng
viên. Người ngoài nghề không chắc hiểu những từ này.
Mở đề: Khởi đầu của một bản tin. Mở đề trực tiếp là đi thẳng vào điểm
chính hay ý chính của vấn đề. Hầu hết các tin thời sự đều có phần mở đề trực
tiếp. Mở đề gián tiếp là đi đến ý chính của câu chuyện sau khi người viết đã
đưa ra một thí dụ hay kể lại một diễn biến nào đó, hoặc đã dàn dựng ngoại
cảnh xong. Hầu hết các bài phóng sự dùng loại mở đề gián tiếp.
Khách quan: Đây là chất lượng quan trọng của một bài hay - người phóng
viên giữ không đe åcho tình cảm hay ý kiến của mình len lỏi vào bài viết và chỉ
cho độc giả biết các dữ kiện chính xác.
Được trích dẫn: Mô tả những tin tức của một nguồn tin đồng ý cho dùng
thông tin của họ trong một bài viết và công khai ghi nhận xuất xứ của họ.
Không được trích dẫn: Mô tả những tin tức của một nguồn tin nhưng nguồn
tin này không muốn được đăng tải, hoặc chỉ đồng ý cho đăng tải nếu xuất xứ
không được nêu rõ.
Kiểm chứng: Đó là bước mà người phóng viên phải tuân thủ để tìm hiểu
xem chắc chắn một tin nào đó có đúng hay không. Có thể người phóng viên
cần phải quan sát, bàn luận với những người khác hoặc nghiên cứu các tài liệu.
xii




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×