Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

CẨM NANG NHÀ BÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 146 trang )

Lời mở đầu
‘Khi một phóng viên giỏi lìa đời, nhiều người tỏ lòng tiếc nuối và có những
người còn nhớ tiếc ông một thời gian dài’, Chủ biên ngừơi Mỹ Stanley Walker
đã nhận xét như vậy vào năm 1924.
Với hy vọng tiến xa hơn chút nữa, Quỹ Tưởng Niệm Báo chí Đông Dương
(IMMF) được thành lập tại Thái Lan vào năm 1992 để tưởng niệm khoảng 320
phóng viên thuộc mọi phía đã bỏ mình trong các cuộc chiến tranh trên khắp
vùng Đông Dương sau năm 1945.
IMMF không theo cương lónh chính trị nào, không thiên vị tôn giáo, chủng
tộc hay chế độ xã hội nào. Quỹ hoạt động nhờ tài trợ của một số chính phủ,
các tổ chức không vụ lợi và cá nhân hảo tâm, dưới sự điều hành của một ban
giám đốc tại Thái Lan, phần đông gồm các phóng viên đang làm việc và tình
nguyện đóng góp công sức. Mục tiêu của IMMF chủ yếu là về chuyên môn.
Gồm có: nâng cao tiêu chuẩn ngành báo chí và bắc cầu hợp tác ngành truyền
thông của năm nước nằm trong một khu vực đôi khi được gọi là vùng Hạ Lưu
Sông Mekong- Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Tuy các nước kể trên ở các địa thế gắn liền với nhau bằng một trong những
dòng sông lớn nhất thế giới, song lịch sử của từng nước trong nửa sau thế kỷ XX
khác nhau rất nhiều. Thật vậy, các nứơc này đã trải qua những bước thăng trầm,
từ nạn diệt chủng tới kinh tế suy thoái, từ những thảm cảnh đau lòng tới những
nỗi vui vô bờ bến. Vậy có thể nào triển khai được một khái niệm báo chí cộng
đồng bắt nguồn từ một bối cảnh như vậy hay không? Nếu có thể dựa vào kinh
nghiệm của IMMF để làm bằng chứng thì câu trả lời sẽ là: có thể đựơc.
Kể từ năm 1994 trở về đây, trên 200 học viên từ khu vực đa dạng này đã
đặt chân lên Thái Lan, một tụ điểm lớn của ngành truyền thông đối nội và đối
ngoại. Các học viên đó đã trải qua thời gian đào tạo kéo dài tối đa một tháng
tại Bangkok, Chiangmai, Songkhla và những nơi khác trên Vương quốc Thái
Lan. 200 người khác đã tham dự các khóa học ngắn hạn hơn ngay tại nước nhà.
Các khóa đào tạo của IMMF đã thu hút các chủ biên, phóng viên, văn só, phóng
viên truyền thanh, truyền hình và nhiếp ảnh, đề cập đến các đề tài về môi
trường, thương nghiệp, xã hội và các vấn đề khác.


Các khóa học này đã trở thành nền tảng đào tạo đầu tiên cho một số phóng
vii


viên, và nhiều học viên khi mãn khóa đã mô tả thời gian đào tạo tại IMMF là
một bước ngoặt trong đời họ. Hầu hết các giảng viên của IMMF cũng đều nhận
xét tương tự. Mặc dù là những tay lão luyện trong nghề từ khắp mọi nơi trên
thế giới, họ đã rời Đông Nam Á với một kiến thức dồi dào thêm nhiều đến nỗi
chính bản thân họ cũng không tưởng tượng được nếu không có các học viên đã
giúp họ nhận ra. IMMF phát triễn mạnh mẽ cũng nhờ những kinh nghiệm tương
hỗ đó.
Như một nhiếp ảnh giaViệt Nam, Trần Quang Tuấn, đã phát biểu: ‘trong
thời gian huấn luyện, chúng tôi không còn là những người xuất xứ từ năm quốc
tịch khác nhau nữa, chúng tôi đều thuộc về một mảnh đất chung, mảnh đất của
IMMF’.
Cuốn sổ tay hướng dẫn này rút ra những kinh nghiệm độc đáo của IMMF
từ những khoá đào tạo về báo chí, trình bầy các khái niệm cơ bản một cách rõ
ràng và trực tiếp. Không giống với các tài liệu đào tạo khác, cuốn sổ tay này
được biên soạn với sự quan tâm đặc biệt đến các phóng viên đang hoạt động
tại Đông Nam Á.
Mục đích của cuốn sổ tay này không phải để đưa ra những quy luật cứng
nhắc. Chúng tôi hy vọng đây là những lời chỉ dẫn cơ bản không thể thiếu đựơc
cho các học viên tương lai của IMMF, cũng như cho bất cứ ai mong muốn trở
thành phóng viên.
Qua các ấn bản bằng tiếng Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt
Nam, mong rằng cuốn sổ tay này sẽ trở thành kỷ vật hữu ích cho các bạn và
cùng các bạn chia xẻ, và có thể, trên một phương diện nhỏ nhoi nào đó, góp
phần phát triển các mối liên hệ nghề nghiệp lâu bền trong một vùng mà ngày
nay đã gần như hoàn toàn được an hưởng thái bình.
Denis Gray và Dominic Faulder

Đồng Chủ tịch IMMF
Sarah Mclean
Giám Đốc Dự án IMMF
Bangkok, Tháng 12 2001.
viii


Giới thiệu
Lúc này đây chính là thời gian mang lại đầy hăng say thích thú cho những
người làm báo tại Đông Nam Á. Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội đang
thay đổi nhanh chóng. Các nứơc trong vùng đang phát triển và cuộc sống đang
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Người dân cần có thêm các tin tức chính xác,
đúng lúc và sâu rộng để họ có thể hiểu được các thay đổi đó và cải thiện đời
sống của chính họ. Họ trông đợi các ký giả cung cấp cho họ các tin tức đó.
Không may là ngành báo chí chưa phát triển mấy trong vùng này vì các
cuộc xung đột dân sự, chiến tranh, nghèo khổ và cô lập.
Nhu cầu về đào tạo báo chí và các tài liệu huấn luyện đặc biệt hữu ích cho
các phóng viên Đông Nam Á hiện rất cao. Đa số các tài liệu này do Hoa Kỳ
và các nước Phương Tây khác cung cấp, thích hợp với hoàn cảnh của các nước
đó hơn là cho vùng Đông Nam Á. Các tài liệu này còn viết bằng tiếng Anh rất
khó hiểu.
Đây là lý do khiến Quỹ Tưởng Niệm Báo chí Đông Dương (IMMF), soạn
ra cuốn sổ tay này.
Chúng tôi đặc biệt viết cho các phóng viên thuộc năm nứơc của IMMF.
Chúng tôi dùng tiếng Anh đơn gỉan và rõ ràng. Chúng tôi đưa ra những thí dụ
thực tế rút ra từ các phương tiện truyền thông địa phương, vừa bằng tiếng Anh,
vừa bằng tiếng địa phương. Chúng tôi chú trọng đến các lỗi mà các phóng viên
địa phương hay mắc phải, và chúng tôi luôn không quên lưu ý tới các điều kiện
chính trị xã hội và kinh tế tại địa phương các phóng viên này đang làm việc.
Cuốn sổ tay này nói về các nguyên tắc cơ bản để tường thuật, đưa tin và

viết phóng sự. Chúng tôi viết phần lớn cho các phóng viên báo viết chuyên viết
về tin tức tổng quát. Tuy nhiên, phần lớn các nguyên tắc này cũng có thể áp
dụng được cho phóng viên truyền thanh và truyền hình.
Một số nguyên tắc ở đây khác với những gì các phóng viên Đông Nam Á
đã từng quen thuộc, nhưng đây là những nguyên tắc được các phóng viên giỏi
tại khắp nơi trên thế giới áp dụng. Có thể các bạn không áp dụng được ngay
tất cả các nguyên tắc đó tại các cơ quan truyền thông nơi các bạn làm việc,
nhưng chỉ cần bạn áp dụng một vài nguyên tắc có thể áp dụng được, bạn cũng
đã trở thành một phóng viên khá rồi, cho dù bạn làm việc tại đâu đi nữa.
Trong cuốn sổ tay này, chúng tôi dùng các đoạn trích từ nhiều ấn phẩm khác
nhau trong vùng. Chúng tôi giữ nguyên ngôn từ và cách viết của nguyên bản.
Cách viết đó có thể không giống với những thể loại và ngôn từ mà chúng tôi
đã dùng để viết cuốn sách này.
Chúng tôi đề nghị các phóng viên nên nghiên cứu cuốn sổ tay này để chuẩn
bị cho các khóa đào tạo của IMMF và các khóa huấn luyện khác. Nhiều khóa
học loại này là về phương pháp đưa tin các đề tài đặc thù nào đó, như thương
mại hay môi trường. Các bạn sẽ học các khóa học này thấu đáo hơn, tốt hôn
ix


nếu các bạn học về các nguyên tắc cơ bản của báo chí trước.
Tương tự, các giáo viên có thể dùng cuốn sổ tay này tại các trường cao đẳng
và đại học. Các chủ biên có thể dùng trong các phòng tin.
Tuy nhiên, đây không phải là một cuốn sách học toàn diện. Chúng tôi chỉ nói
đến những điều cơ bản. Có nhiều cách để viết một bài báo. Có nhiều điều khác
với các quy luật tổng quát. Chúng tôi đề nghị các bạn dùng cuốn sổ tay này với sự
hướng dẫn của một chủ biên hay giáo viên, qua nhiều cuộc thảo luận và thực tập.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách mô tả công việc của một phóng viên và đâu là các
tiêu chuẩn về chất lượng tốt của một phóng viên giỏi và đâu là các phẩm chất đòi hỏi
ở một phóng viên giỏi. Tiếp đấy, chúng tôi diễn tả cung cách họ tìm tòi các phương

pháp, cách họ khai thác các ý tưởng để viết bài và thu thập tin tức cho các bài viết đó.
Sau đó, chúng tôi bắt đầu bước vào tiến trình viết bài, làm cách nào tìm ra điểm mở
đề và sắp xếp bài viết. Kế đến là các chương đặc biệt cho các phóng viên trong vùng,
dùng những lời trích dẫn, sử dụng các thông cáo báo chí, viết về các cuộc họp báo, các
bài diễn văn và các cuộc họp. Một chương dành riêng cho cách viết hay, giải thích
cách thức trình bầy các dữ kiện một cách hiệu quả nhất. Sau đó, chúng tôi giải thích
sự khác biệt giữa cách viết báo in và cách viết cho truyền thanh, truyền hình.
Tuy nhiên, làm phóng viên không có nghóa chỉ là tường thuật, là đưa tin và
viết lách. Vì thế chúng tôi thêm một chương quan trọng về đạo đức nghề
nghiệp. Sau cùng, hướng về tương lai, chúng tôi nhận thấy một trong những thử
thách chính cho phóng viên của vùng này là làm sao bắt kịp với các nước khác
trong việc sử dụng các dữ kiện phong phú vô chừng của mạng Internet.
Chúng tôi thành thật cám ơn Trung tâm báo chí Quốc tế (International
Center for Journalists), John S and James L. Knight Foundation, cơ quan bảo trợ
cho Jeff Hodson, và Diễn đàn Tự do (The Freedom Forum) đã hỗ trợ cho Peter
Eng để soạn cuốn sổ tay này. Chúng tôi cám ơn Friedrich-Ebert-Stiftung của
Đức và Phòng Dịch Vụ Thông tin của Hoa Kỳ tại Thái Lan đã tài trợ cho việc
ấn loát cuốn sổ tay này.
Cũng giống như các bạn, hai chúng tôi đều là phóng viên. Điều này có
nghóa chúng tôi luôn luôn tin rằng có thể làm đựơc hơn nữa những gì đã làm.
Chúng tôi mong rằng cuốn sổ tay này sẽ hữu ích tối đa cho các bạn. Nếu các
bạn có ý kiến hay lời phê bình nào để làm cho cuốn sổ tay này hay hơn, xin
liên lạc với chúng tôi tại IMMF.
Peter Eng
Phóng Viên độc lập
Jeff Hodson
Nghiên Cứu viên
Bangkok, tháng 12 -2001.
x



Chú thích
Góc cạnh: Một cách tiếp cận đặc biệt nào đó hoặc một quan điểm khi viết
tin. Một số các sự kiện có thể có nhiều khía cạnh cùng đáng lưu ý như nhau,
người phóng viên có thể chọn một trong những khía cạnh đó.
Nguồn tin vô danh: Một người chỉ cung cấp tin nếu người phóng viên không
nêu tên của họ trong bài viết.
Nêu xuất xứ: Cách người viết bài mô tả nguồn gốc của một câu trích dẫn
hay gốc gác của câu chuyện.
Bối cảnh: Những thông tin cho độc giả thấy những gì xảy ra trước đó có
liên quan đến diễn biến thông tin. Các dữ kiện này giúp cho độc giả hiểu câu
truyện rõ ràng hơn.
Cân đối và công bằng: Đó là những đặc điểm quan trọng của một bài viết
hay, người phóng viên cho độc giả thấy quan điểm của cả hai phía trong một
vấn đề và không thiên vị bên nào.
Thân bài: Các chi tiết, lời trích dẫn, … kết cấu thành phần lớn bản tin.
Toàn cảnh: Những thông tin trong một câu chuyện cho độc giả thấy tình
hình chung hiện tại liên quan đến diễn biến trong bài như thế nào. Các dữ kiện
này giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về diễn biến đó.
Bình luận: Một bài viết trong đó người viết cho thấy quan điểm riêng của
họ, hoặc quan điểm của tờ báo, hoặc khẳng định rằng một diễn biến nào đó tốt
hay xấu. Đối với các báo đứng đắn, các bài bình luận được tách riêng ra khỏi
các bản tin và đăng tải trên trang gọi là trang bình luận.
Phóng sự: Một câu chuyện mang tính cách thông tin hay giúp vui không
hẳn gắn liền với một diễn biến nào đó vừa xảy ra và thường đòi hỏi người viết
phải tìm tòi nghiên cứu sâu. Phóng sự thường chú trọng đến khía cạnh “con
người”. Đôi khi còn được gọi là “Tin nhẹ nhàng”.
xi



Tin thời sự: Tin về các diễn biến của một sự kiện nào đó vừa xảy ra và cần
phải cho độc giả biết ngay. Đôi khi còn gọi là “Tin sốt dẻo”.
Mối quan tâm của con người: Một diễn biến hoặc tình huống nào đó gợi
tình cảm của người đọc.
Kim Tự tháp lộn ngược: Cấu trúc của một câu truyện trong đó điểm quan
trọng nhất được đặt lên đầu, tiếp đến là các tin hỗ trợ cho điểm này và rồi đến
các dữ kiện khác, kém quan trọng hơn.
Từ chuyên môn: Những từ đặc thù của những người cùng làm trong một
nghề chẳng hạn như các viên chức chính phủ, các chuyên gia kinh tế hay phóng
viên. Người ngoài nghề không chắc hiểu những từ này.
Mở đề: Khởi đầu của một bản tin. Mở đề trực tiếp là đi thẳng vào điểm
chính hay ý chính của vấn đề. Hầu hết các tin thời sự đều có phần mở đề trực
tiếp. Mở đề gián tiếp là đi đến ý chính của câu chuyện sau khi người viết đã
đưa ra một thí dụ hay kể lại một diễn biến nào đó, hoặc đã dàn dựng ngoại
cảnh xong. Hầu hết các bài phóng sự dùng loại mở đề gián tiếp.
Khách quan: Đây là chất lượng quan trọng của một bài hay - người phóng
viên giữ không đe åcho tình cảm hay ý kiến của mình len lỏi vào bài viết và chỉ
cho độc giả biết các dữ kiện chính xác.
Được trích dẫn: Mô tả những tin tức của một nguồn tin đồng ý cho dùng
thông tin của họ trong một bài viết và công khai ghi nhận xuất xứ của họ.
Không được trích dẫn: Mô tả những tin tức của một nguồn tin nhưng nguồn
tin này không muốn được đăng tải, hoặc chỉ đồng ý cho đăng tải nếu xuất xứ
không được nêu rõ.
Kiểm chứng: Đó là bước mà người phóng viên phải tuân thủ để tìm hiểu
xem chắc chắn một tin nào đó có đúng hay không. Có thể người phóng viên
cần phải quan sát, bàn luận với những người khác hoặc nghiên cứu các tài liệu.
xii


Chương 1: Phóng viên và tin tức


Phần I:
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ
CHƯƠNG 1: PHÓNG VIÊN VÀ TIN TỨC
Vai trò của người phóng viên
Phóng viên là những người giữ một
trong những công việc quan trọng nhất
trong bất cứ một xã hội nào.
Hoàn cảnh làm việc của các phóng viên
khác nhau tùy từng quốc gia. Tại một vài
nước, chính phủ hay các chính đảng làm
chủ ngành truyền thông. Tại một số nước
khác, các cá nhân hay công ty làm chủ. Tại
nhiều nước, ngành truyền thông gồm cả hai loại.
Nhưng cho dù hoàn cảnh của họ ra sao
đi nữa, thì tất cả các phóng viên giỏi đều có
cùng chung một mục đích cơ bản. Họ cung
cấp cho người đọc những tin tức cần thiết
để hiểu về thế giới chung quanh và để đi
đến các quyết định trong đời. Người đọc
dựa vào các phóng viên để biết tin tức về
cộng đồng của họ, về chính phủ, thương nghiệp, thể
thao, sức khoẻ v.v... Với các tin tức đó, người đọc
quyết định nên xem những gì trên truyền hình, ăn
uống những gì, mua xe gắn máy loại gì, cho con cái
đi học ở đâu, bỏ phiếu cho ai trong cuộc tuyển cử
sắp tới, và hơn thế nữa.

Người dân trông
cậy vào chúng ta


Thỉnh thoảng, những tin này mang tính chất sống
còn. Một chính trị gia Thái Lan cho rằng cơ quan dự
báo thời tiết đã không kịp thời thông báo cho dân
làng ở một tỉnh miền Bắc biết rằng sắp có bão,
khiến cho 30 người bỏ mạng vì lụt. Theo ông các
nhà dự báo thời tiết cần đến các phương tiện truyền
1


Chương 1: Phóng viên và tin tức

thông để loan đi những tin tức của họ một cách
nhanh chóng và hữu hiệu cho mọi người cùng biết.
Vì nhiều người thường đọc hay nghe các tin của
họ cho nên các phóng viên cần phải tỏ ra có trách
nhiệm. Trách nhiệm đầu tiên của một phóng viên
giỏi là trách nhiêm đối với người đọc.
Hãy xem xét đến các định nghóa sau đây của các
phóng viên Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào và
Myanmar tại một cuộc hội thảo về tin tức được tổ
chức gần đây.
Được hỏi: ‘vai trò của phóng viên là gì?’, họ đã
trả lời:
* Tường thuật sự thật.
* Bắc cầu giữa chính phủ và người dân
* Thông báo cho người dân biết về các vấn đề mới
* Giáo dục, giải trí, giải thích
* Bảo vệ quyền lợi của người dân
Các phóng viên này đồng ý rằng công việc của

họ là cho người dân biết tin tức chính xác và kịp
thời. Họ cũng nói họ viết tin cho người đọc.

Tầm quan trọng của độc giả
Rất nhiều phóng viên quên mất độc giả. Thay
vào đó, họ viết bài để làm vừa lòng chủ biên hay
nguồn cung cấp tin của họ, những người họ dựa vào
để lấy tin viết bài, kể cả các viên chức chính phủ.
Nhiều phóng viên có hành động như vậy vì họ gặp
chủ biên và những người cung cấp tin cho họ hàng
ngày. Họ muốn làm vừa lòng những người này.
Nhưng khi các phóng viên viết bài cho chủ biên và
những người cung cấp tin, họ hay có thói quen bao
gồm cả những chi tiết chỉ những giới này quan tâm
đến. Nhiều độc giả không hiểu nổi bài của họ. Hoặc
2


Chương 1: Phóng viên và tin tức

các bài viết của các phóng viên đó không có nghóa
lý gì đối với đời sống của bạn đọc.
Các phóng viên giỏi không bao giờ quên rằng họ
viết cho ai. Một nhật báo có số phát hành lớn chẳng hạn như báo Thai Rath tại Thái Lan - có
nhiều loại độc giả, đó là các viên chức hàng đầu
trong chính phủ, các thương gia giầu có, tài xế tắc
xi, người bán hàng rong. Báo Thai Rath tường thuật
về nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau.
Các phóng viên của báo này cố gắng viết một cách
rõ ràng và đơn giản để tất cả độc giả đều hiểu câu

chuyện.
Mặt khác, các phóng viên của những tạp chí văn
hóa phổ thông và giải trí - chẳng hạn như tờ
Tuosanavadei Pracheaprey tại Campuchia - biết
rằng nhiều độc giả của họ còn trẻ và để ý nhiều đến
thời trang, âm nhạc và các ngôi sao màn ảnh. Vì thế
họ chú trọng đến các đề tài này, và viết về các đề
tài đó một cách dí dỏm. Họ không chú trọng đến
chính trị hay chính phủ.
Các phóng viên giỏi biết rằng họ phải biết kể
chuyện khéo. Nếu họ không trình bầy các tin tức
của họ một cách khéo léo thì người đọc sẽ không
đọc bài của họ và có thể sẽ mua báo khác.
Phẩm chất của người phóng viên giỏi
Theo những người tham gia hội thảo thì một
người phóng viên giỏi cần có những phẩm chất sau:
* Hỏi nhiều câu hỏi
* Biết cân đối và công bằng
* Đáng tin cậy và có trách nhiệm với độc giả
* Lấy tin từ nhiều nguồn tin và kiểm chứng các
tin của họ
* Chân thật và không đánh cắp tin của các
phương tiện truyền thông khác
3


Chương 1: Phóng viên và tin tức

Tất cả đều đúng.
Các phóng viên giỏi cũng đều có tính tò mò. Họ

luôn luôn muốn biết sự việc xoay vần ra sao, và lúc
nào cũng theo dõi tin tức. Họ để ý quan sát. Họ nhận
ra những điểm khác thừơng trên đường phố mà
những người khác không để ý. Họ biết lắng nghe,
nhưng nghe một cách thận trọng. Họ không chấp
nhận một điều gì đó là đúng chỉ vì giới chức chính
quyền nói là đúng. Họ độc lập. Họ không để cho
những người khác lợi dụng họ vào lợi ích riêng. Họ
tìm biết cả hai mặt của vấn đề và kiểm tra lại xem
tin của họ có thực sự chính xác hay không.
Các phóng viên giỏi rất có kỷ luật: Họ không để
cho mình bị mất tập trung để có thể viết xong bài
kịp với kỳ hạn. Khi có các chướng ngại vật, họ
không bỏ cuộc. Họ tìm cách khác để biết sự thật. Họ
chỉ viết về sự thật vì đó là điều độc giả của họ muốn
biết và cần biết; họ không đưa ý kiến riêng vào
trong bài.
Nhiều phóng viên giỏi cũng rất có lòng thương
người. Họ khó chịu khi thấy người này áp bức người
kia. Họ cảm nhận những thống khổ của những người
khác và hiểu những vấn đề của người khác. Họ
muốn viết về những vấn đề đó để thế giới biết đến
và có biện pháp giải quyết.

Thế nào là tin tức?
Công việc của phóng viên là ‘lấy tin’. Nhưng
trong một ngày có biết bao nhiêu sự kiện xẩy ra.
Không phải tất cả đều đáng tường thuật. Như vậy,
những gì là tin tức? Độc giả muốn biết và cần biết
những tin như thế nào?

Đây là điều các phóng viên phải quyết định
hàng ngày. Trước khi săn tin về một vấn đề nào đó,
họ tự hỏi: ‘đây có phải là chuyện người ta sẽ bàn tán
đến hay không?’ và ‘đây có phải là tin họ cần hay
không?’ Tin tức là những dữ kiện quan trọng hay
4


Chương 1: Phóng viên và tin tức

đáng để ý, được một số
đông người quan tâm.
Những tin này khác với
những điều thông thường
xẩy ra hàng ngày.
Tin tức là những gì
khác thường. Một định
nghóa lừng danh về tin
tức là: ‘một con chó cắn
người không phải là tin,
nhưng nếu một người
cắn chó thì đó là tin’.
Một tin trên trang nhất
của nhật báo Bangkok
Post kể lại rằng một
người đàn ông bị bắt vì ông đã cắn vào cổ con chó
của ông ta. Người này muốn chứng tỏ ông là chủ
của con chó.

Một tiêu đề tốt lôi

cuốn sự chú ý

Tin tức cũng là những gì ảnh hửơng đến nhiều
người. Có thể một trận lụt lớn phá hoại nhà cửa và
mùa màng. Có thể giá dầu mỏ tăng, có nghóa là
chạy xe gắn máy sẽ tốn kém nhiều hơn. Thông
thường những tin lớn nhất là những gì ảnh hưởng
đến một số người đông đảo nhất.
Đôi khi, tin tức chỉ là những gì những người quan
trọng, những người nổi tiếng nói hoặc làm. Các
phóng viên theo sát các viên chức tối cao như thủ
tướng, tổng thống và ngoại trưởng. Đây là các nhân
vật quyền thế vì vậy các ý kiến của họ được tường
thuật rộng rãi hơn ý kiến của người dân thường. Một
số phóng viên đuổi theo các ngôi sao màn bạc và ca
só vì họ biết rằng độc giả của họ chú ý đến đời sống
của những người giầu có, nổi tiếng.
Tin tức có tính cách nhất thời. Thông thường, tin
tức là những gì xẩy ra hôm nay, không phải từ tháng
trước. Độc giả muốn biết về những gì cập nhật nhất,
và họ muốn biết càng sớm càng tốt. Nếu có đám
5


Chương 1: Phóng viên và tin tức

cháy lớn xẩy ra trong thành phố, một phóng viên
truyền hình phải lập tức tường thuật trong bản tin
ngày hôm đó. Một phóng viên báo in phải viết bài
cho ấn bản ra sáng hôm sau.

Tin tức là về những cuộc xung đột. Xung đột gây
xáo trộn cho cuộc sống hàng ngày. Người ta xung
đột với nhau để tranh dành đất đai. Các chính đảng
ganh đua với nhau để nắm chính quyền. Các quốc
gia xung đột với nhau trong chiến tranh.
Tin tức cũng là về các khía cạnh địa phương.
Ngừơi đọc muốn biết về các diễn biến xẩy ra ngay
tại chỗ hoặc nơi gần chỗ họ sống. Một nhật báo tại
Viên Chăn (Lào) chú trọng đến một trận lụt gần
Viên Chăn. Báo này không chú ý đến lụt ở Bắc
Kinh. Người đọc cũng muốn biết về các diễn biến
ảnh hửơng đến những người giống họ. Người Lào để
ý đến những gì xẩy ra cho những người Lào khác.
Một chiếc máy bay bị rơi ở Trung Quốc có thể
không được báo chí Lào tường thuật nhiều. Nhưng
nếu có ba người Lào trên máy bay thì đó sẽ là một
tin lớn.
Đôi khi tin tức là những gì hữu ích. Có thể là tin
về cách kiếm việc làm mới. Hoặc tin về cách tập
thể dục để giữ gìn sức khỏe.
Rồi còn có các tin chỉ để giải trí. Các tin này
gồm có các mẩu chuyện về súc vật, những hành
động buồn cười của người này hay người kia, tiến
triển của việc quay một cuốn phim mới, và cứ
thế.v.v..
Không phải lúc nào cũng định nghóa được tin tức.
Một phóng viên mới vào nghề có thể cảm thấy lúng
túng khi chủ biên của anh hay chị ta bảo rằng ‘hãy
ra ngòai để đem tin về’. Nhưng với kinh nghiệm,
người phóng viên này sẽ có khả năng nhận biết

ngay đâu là tin.
6


Chương 2: Tìm nguồn tin và ý tưởng để viết bài

CHƯƠNG 2: TÌM NGUỒN TIN
VÀ Ý TƯỞNG ĐỂ VIẾT BÀI
Thông thường tin tức diễn ra ngay bên ngoài cửa
sổ của chúng ta: một tòa nhà bốc cháy, cảnh sát bắt
kẻ gian, lụt lội trên đường phố sau những trận mưa
lớn. Tuy nhiên, nhiều tin không rõ rệt như vậy. Bạn
không nên ngồi chờ cho các diễn biến xẩy ra, hay
chờ chủ biên giao cho bạn công việc. Bạn nên tự
mình nghó ra các ý tưởng để viết bài.
Bạn có thể tìm ý bằng cách thường xuyên liên
lạc với các cơ quan thông tin của chính phủ hay các
bộ ngành. Một số các cơ quan công bố lịch trình
hoạt động trong ngày.
Một số các thông cáo báo chí có thể là nguồn
gốc để viết các tin hay. Mốt số tin do các tổ chức phi
chính phủ hay các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp
Quốc đưa ra. Những thông cáo khác do các doanh
nghiệp, trường học, v.v.. phổ biến. Các chính phủ và
tổ chức khác cũng thường xuyên phổ biến các thông
cáo, tài liệu và các bản báo cáo.
Các phóng viên giỏi biết tính trước. Bạn nên tìm
hiểu thật kỹ càng để hiểu biết về các đề tài hay cơ
cấu tổ chức mà bạn viết bài. Làm sao để chắc chắn
rằng bạn biết sẽ xẩy ra sự kiện nào kế tiếp. Hãy

chuẩn bị sẵn sàng các tin tức về bối cảnh thông tin
dữ liệu bạn cần đến khi quốc hội thông qua một đạo
luật mới về đầu tư, hay khi ngân hàng trung ương
loan báo cắt giảm lãi xuất một lần nữa.
Các bạn cũng có thể lấy ý tưởng bằng cách đọc
các báo khác, nghe radio và xem TV. Hãy để ý đến
7


Chương 2: Tìm nguồn tin và ý tưởng để viết bài

các câu hỏi mà các phương tiện truyền thông khác
chưa giải đáp. Tìm một khía cạnh mới cho câu chuyện.
Một số các phóng viên đọc các tạp chí định kỳ
về kỹ thuật để tìm hiểu về các tiến triển trong lónh
vực họ quan tâm để viết tin. Một phóng viên viết
về môi trường có thể đọc tờ Watershed, một tập san
chuyên về các vấn đề môi trường tại Campuchia,
Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hãy tự trau
dồi kiến thức càng nhiều càng tốt về các vấn đề bạn
viết. Khi bạn học đựơc điều gì mới, bạn có thể chia
xẻ với độc giả của bạn.
Tại Campuchia, nhiều phóng viên đọc bản tin
hàng tháng của Quốc Vương Norodom Sihanouk.
Trong bản tin, Quốc Vương cho biết ý kiến của ngài
về nhiều vấn đề, chẳng hạn như các phiên tòa xử
Khmer đỏ hay các vấn đề của nông dân nghèo. Các
ý kiến này đôi khi là tài liệu tốt để
viết bài.
Bạn cũng có thể tìm đựơc ý

viết bài bằng cách nói chuyện với
người khác-tại nhà, nơi chợ búa
hay tiệc tùng. Người ta nói chuyện
về những gì? Các ý kiến và những
mối quan tâm của họ có thể là nền
tảng để viết bài.

Tòa nhà này có thể
là một câu chuyện
hay

8

Bạn cũng có thể tìm ra biết bao
nhiêu ý nhờ quan sát. Lần tới trên
đường đi làm, bạn nên để ý xem có tòa nhà nào
mới, trông có vẻ hay hay, đang bắt đầu được xây.
Gọi điện thọai cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng
của thành phố để hỏi thêm. Có thể bạn sẽ biết được
đó là một viện bảo tàng hay một rạp xi nê mới lạ.
Đó là chuyện mà nhiều người trong thành phố muốn
đọc.


Chương 2: Tìm nguồn tin và ý tưởng để viết bài

Có nhiều nguồn tin, nhưng là nguồn tin tốt
Qua những người khác bạn có thể tìm ý để viết
bài. Họ cũng cho bạn các thông tin bạn cần để viết
bài. Nhưng điều quan trọng là các nguồn tin đó phải

tốt. Bạn phải chắc chắn là bạn có các nguồn tin
chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập. Liệu
những tin họ cung cấp cho bạn trước đây có đúng
hay không? Những người khác có tin tưởng vào các
nguồn tin đó hay không? Liệu họ có ở vào địa vị để
biết về những điều họ nói đến hay không? Họ có lý
do gì để nói dối bạn hay không?
Bạn cũng cần phải có các nguồn tin chuyên môn
về một số vấn đề nào đó. Kể cả các chuyên gia kinh
tế. Nếu bạn viết về một tin kinh tế mà không hiểu
các từ chuyên môn, bạn có thể điện thoại hỏi họ.
Để gây dựng các nguồn tin tốt, bạn
cần phải nói chuyện với mọi người
thường xuyên, bằng cách gặp tận mặt hay
qua điện thọai. Khi họ đã biết bạn rồi, họ
sẽ tin bạn. Và bạn cũng sẽ biết có tin
được họ hay không.
Một số phóng viên thường làm quen
và giao thiệp với các viên chức cấp trung
tại các cơ quan họ quan tâm để viết bài.
Đây là những người thường nắm được
những gì đang xẩy ra. Các thư ký cũng có
thể là những nguồn tin tốt vì họ biết các
viên chức làm gì. Họ cũng có thể dàn xếp
để bạn phỏng vấn các viên chức đó.

Anh ta có thể là
Phóng viên giỏi viết bài dựa vào tin tức do nhiều
nguồn cung cấp
nguồn tin cung cấp. Khi một nguồn tin cho bạn một không chỉ là thuốc lá

thông tin nào đó, bạn hãy kiểm tra lại với những
cho bạn
nguồn tin khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc
bạn nên yêu cầu những nguồn tin khác nhận xét hay
9


Chương 2: Tìm nguồn tin và ý tưởng để viết bài

bình luận để bạn có thể viết bài một cách hoàn hảo
hơn. Không nên chỉ trích riêng lời các viên chức
chính phủ. Hãy nói chuyện với các chuyên gia,
chẳng hạn như với các nhân viên thuộc các tổ chức
phi chính phủ hay các giáo sư đại học. Hãy nói
chuyện với những người dân thường mà các sự kiện
đó ảnh hưởng tới họ.
Thường xuyên liên lạc với các nguồn tin của bạn
để biết xem những gì đang xẩy ra.
Dưới đây là một số những nguồn tin cho các
phóng viên tại Đông Nam á:
* Thông cáo báo chí
* Các cơ quan chính phủ
* Cảnh sát và nhà thương
* Các tổ chức quốc tế
* Các nhà ngọai giao
* Các Tổ chức phi chính phủ.
* Các doanh nghiệp và hiệp hội nghiệp vụ
* Trường học
* Thư thông tin, tạp chí, nhật báo, Internet
* Các bản tin địa phương và quốc tế trên TV và Radio

* Người dân chỗ chợ búa.

Giữ một danh sách nguồn tin
Lưu giữ một danh sách các nguồn tin được sắp
xếp gọn gàng nơi bàn giấy của bạn ở phòng tin là
điều hết sức quan trọng. Luôn luôn xin danh thiếp
của người cung cấp tin cho bạn. Xếp danh thiếp này
vào một chiếc hộp trên bàn của bạn. Cùng lúc, bạn
nên giữ sẵn một cuốn niên giám điện thoại và các
sổ ghi số điện thọai của chính phủ, các doanh
nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Thường thường
bạn phải gọi điện ngay lập tức cho một người nào
đó. Bạn không có đủ thì giờ để đi tìm tên người đó
ở những chỗ khác.
10


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

CHƯƠNG 3:
CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA BÀI VIẾT
Tin thời sự và phóng sự
Có hai loại tin cơ bản: tin
thời sự, đôi khi còn gọi là tin
sốt dẻo, tin đang diễn biến,
và phóng sự, đôi khi còn gọi
là tin nhẹ.
Tin thời sự là về các sự
kiện vừa xẩy ra và cần thông
báo ngay cho các độc giả. Có

thể đây là một đám cháy lớn,
một lời loan báo của chính
phủ, một quyết định của tòa
án, một người nổi tiếng vừa qua đời vì bệnh AIDS.
Phóng sự không nhất thiết là nói về các diễn
biến vừa xẩy ra. Phóng sự không những nhằm mục
đích thông tin cho độc giả biết, mà còn gợi cho độc
giả phải suy nghó nhiều về một tình huống hay một
vấn đề nào đó. Hoặc phóng sự chỉ để giải trí mà
thôi. Tin thời sự tường thuật các biến chuyển, sự
kiện, còn phóng sự giải thích rõ thêm.

Binh lính và tù nhân:
Một câu chuyện thời
sự sốt dẻo giá trị

Hầu hết các phóng sự là về những điều gợi sự
chú ý tự nhiên của con người. Có thể đó là về một
trào lưu xã hội, chẳng hạn như sự lây lan của bệnh
AIDS tại Hà Nội, hoặc thân thế một người nào đó,
chẳng hạn một bác só dẫn đầu công cuộc phòng
chống bệnh AIDS tại Hà Nội. Cũng có thể những
điều này là về tâm tính của một người nào đó, hay
cảm nghó về một nơi chốn.
Phóng sự đi sâu vào chi tiết hơn là các tin thời sự.
Để viết một bài phóng sự, phóng viên có thể cần
phải phỏng vấn và nghiên cứu trong nhiều ngày.
11



Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

Mở đề và thân bài
Tất cả mọi bài viết đều có hai phần chính. Phần
đầu là để giới thiệu, đôi khi gọi là mở đề. Phần còn
lại gọi là thân bài. Hầu hết các bài viết là về một
chủ đề chính. Cả phần mở đề lẫn thân bài đều nên
theo sát chủ đề đó.
Trong một bản tin thời sự, đoạn mở đề thông
thường chỉ có một câu. Câu này cho chúng ta biết tin
đó là về những gì, và chứa đựng những điểm quan
trọng nhất. Mở đề hay cần hấp dẫn ngay được sự
chú ý của độc giả và kích thích họ đọc tiếp phần còn
lại.
Thân bài chứa đựng các yếu tố giải thích cho
phần mở đề. Gồm có các chi tiết, trích dẫn và bối
cảnh đưa đến diễn biến được tường thuật. Tin tức
quan trọng nhất đi đầu, tiếp đến là các tin kém quan
trọng hơn.
Sau đây là thí dụ về một bản tin thời sự hay. Hãy
ghi nhận ngôn ngữ trong sáng, giản dị và cách sắp
xếp hợp lý của các dữ kiện.
Công nhân may mặc Campuchia đang khốn khổ
PHNOM PENH, Cambodia (AP)- Tình trạng suy
thoái kinh tế tại Hoa Kỳ làm cho ít nhất 12 xưởng
may tại Campuchia phải tạm đóng cửa trong năm
nay, Bộ Trưởng Thương Mại Cham Prasidh thông
báo như vậy vào ngày hôm qua.
Có tới 3000 công nhân bị tạm nghỉ việc và có thể
sẽ có thêm, nhiều người bị mất việc nếu tình hình

không được cải thiện, ông nói.
Thêm vào đó, hàng ngàn người khác phải giảm
giờ làm, vì nhiều trong tổng số 200 xưởng may phải
cắt bớt giờ làm thêm và chuyển giờ làm từ hai ca
xuống còn một ca, đó là theo lời ông bộ trưởng này.
12


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

‘Các vấn đề kinh tế tại Hoa Kỳ khiến cho chúng
tôi rất lo ngại về hoạt động của các xưởng may và
việc làm của công nhân’, ông nói.
Công nghiệp may mặc tại Campuchia sử dụng
200.000 công nhân, với lương bổng trung bình là
40đô la Mỹ một tháng. Trên 80% sản phẩm được
xuất sang Hoa Kỳ để bán lẻ.
Ông Bộ Trưởng nói: Nay đã quá nửa năm mà
Campuchia mới giao được không đầy 40% quota
hàng may xuất khẩu của năm nay sang Hoa Kỳ,
trong khi đó năm ngoái, toàn bộ quota hàng may
xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được giao xong xuôi vào
cuối tháng sáu.
Phóng sự có tính cách uyển chuyển hơn. Có
nhiều cách viết.
Phóng sự thường là những bài không
cần gấp vì vậy độc giả không cần phải
biết ngay tin quan trọng nhất của bài
viết. Mở đề có thể mô tả về một người
hay một địa điểm nào đó, hoặc về các tin

tức khác nhằm gợi sự tò mò của độc giả.
Nhưng đến khoảng đoạn thứ 6 của bài thì
bạn phải cho độc giả biết điểm chính của
câu chuyện là gì.
Sau đây là một thí dụ về một bài
phóng sự hay. Hãy để ý rằng đầu bài,
đoạn giữa và kết cục của câu chuyện đã
được định trước và kết hợp lại với nhau.
Đồng thời, bạn hãy để ý về cách dùng lời trích dẫn
và cách mô tả.

Cái cũ và cái mới:
một phóng sự hay

Tết đến cậu bé đánh giầy Việt Nam chẳng
hề vui.
HANOI, Vietnam (AP)- Đinh Văn Tuấn, năm nay
13


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

16 tuổi, chưa hề nghe nói đến ngày Tết bao giờ.
Những tiếng pháo nổ râm ran khắp Hà Nội chỉ làm
cho em sợ hãi mà thôi vì thêm một ngày buồn tủi nữa
sắp tới với mối bận tâm chính là làm sao kiếm đủ
tiền mua cơm.
Mới sáng sớm em đã đứng trước văn phòng của
Associated Press, hai tay nắm chặt những song sắt
cửa, chiếc đầu nhỏ bé của em cố lách vào giữa hai

song sắt, để lộ khưôn mặt in hằn những nét van lơn
đau khổ mà đáng lẽ không một đứa trẻ nào trên thế
giới phải gánh chịu. Em mặc một bộ quần áo bẩn
thỉu- bộ đồ duy nhất của em mua tại sạp bán đồ cũ
- em chỉ muốn xin được đánh giầy.
Thấp bé, gầy gò, Tuấn trông chỉ bằng đứa trẻ lên
9 hay 10, chỉ khác ở chỗ miệng em phì phèo điếu
thuốc lá. Có ai hỏi gì, em trả lời bằng cách nhăn
mặt nhìn xuống đất rồi hỏi lại xem người đó có
muốn đánh giầy không. Hai chân em nhức nhối vì
ngày ngày em phải lang thang khắp phố phường Hà
Nội suốt 11 tiếng đồng hồ trong tiết trời mùa đông
giá lạnh để tìm khách hàng.
Trong ngày Tết này, em vừa được ăn có một
chiếc bánh chưng của một phóng viên và chút nước
mà những người bán hàng rong đã thương tình rót cho.
‘Hôm nay em có cái ăn, nhưng ngày mai có thể
chẳng có gì’, em nói. ‘Em hy vọng một ngày nào đó
sẽ kiếm được nhiều tiền cho ba mẹ, mua một chiếc xe
hơi, một căn nhà và vui hưởng cuộc đời cho đến
ngày em chết.’
Tuấn là một trong đám các em tuổi vị thành niên
tay xách chiếc hộp gỗ thô đựng đồ nghề đánh giầy
luẩn quẩn quanh các nhà hàng, quán rượu, văn
phòng công ty và các đại sứ quán nước ngoài.
Các em tìm những người thuộc tầng lớp thương
gia mới xuất hiện trong công cuộc cải cách kinh tế
14



Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

của Việt Nam, những người nay đã trút bỏ những đôi
dép nhựa cố hữu để xỏ chân vào những đôi giày da
mới. ‘Shoeshine, shoeshine’, đó là tất cả vốn liếng
Anh ngữ của các em.
Tuấn là một trong nhiều em nhỏ đã rời bỏ gia
đình ở những vùng thôn quê để lên Hà Nội kiếm
sống. Các em sống suốt ngày ngoài đường, không có
người lớn chăm sóc, chỉ bảo hay ngay cả mừng tuổi
các em trong ngày Tết.
Tuấn cùng với một cậu bạn, năm nay 15 tuổi, lên
Hà Nội cách đây hai năm. Hai đứa cùng nhau lang
thang trên đường phố. Trước tiên em bán mía, sau
đó mua được chiếc hộp đánh giầy với giá khỏang 30
xu Mỹ.
Tuấn nói em rất gần gũi với cha mẹ và cha mẹ em
muốn em trở về nhà nhưng em không thể trở về vì gia
đình em quá nghèo. Em không thể đánh giầy ở Hải
Hưng được vì ở đấy ‘chẳng ai đi giầy’.
Em được đi học có hai năm, em không biết đọc
biết viết. Em không cả biết vui chơi là gì, ngoại trừ
thỉnh thoảng đá một quả bóng đơn sơ làm bằng rơm
cuộn, vài miếng độn cao su và giây thun.
Mỗi ngày Tuấn trả khoảng 5 xu Mỹ cho một chỗ
ngủ cùng với 20 người khác ở một căn nhà trọ hai
phòng, phần đông những người này cũng bán hàng
rong. Nhà trọ không có nhà xí. Mỗi ngày Tuấn đi bộ
mất một tiếng đồng hồ đến đường Trần Hưng Đạo
và một tiếng để trở về mỗi tối. Ngày ngày cứ 6 giờ

sáng em đã có mặt ngoài đường.
Mỗi người khách trả cho em khoảng 11 xu Mỹ:
ngày nào may mắn em có được hai ba người khách.
Đời sống ngày một khó khăn hơn cho Tuấn vì có
thêm nhiều trẻ đánh giầy trên đường phố. Đêm giao
thừa, Tuấn chỉ có mỗi một khách là anh chàng
phóng viên muốn phỏng vấn em.
15


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

Gợi cho Tuấn nói chuyện là điều khó, em cảm thấy
chẳng có gì đáng để nói. Em ngồi vắt vẻo trên quai
chiếc hòm đồ nghề, hai má lấm vết bẩn, chân đi đôi dép
nhựa rẻ tiền, hai bàn chân cáu bẩn bụi đường. Thỉnh
thoảng, em ngửng đầu nhìn quanh quất với vẻ hoang
mang, mỗi khi có tràng pháo đâu đó nổ vang phố.
Chúng ta sẽ xem xét rõ ràng thêm về các đoạn
mở đề và cấu trúc của tin thời sự và phóng sự trong
các chương 8 và 9.

Năm chữ W và một chữ H
Tất cả mọi bài viết đều phải trình bày đầy đủ về
các điễm then chốt. Những điểm này thường được
gọi trong tiếng Anh là năm chữ W và một chữ H:
Who (ai)

- Trong tin này có những ai?


What (sự gì):

- Sự kiện quan trọng hay
đáng lưu ý gì đã xẩy ra?

Where(ở đâu)

- Tin này xẩy ra ở đâu?

When(khi nào)

- Chuyện xẩy ra vào lúc nào?

Why (tại sao)

- Tại sao lại xẩy ra sự kiện đó?

How (như thế nào) - Chuyện xẩy ra như thế nào?

Đừng quên hỏi cô 5
chữ W và chữ H
16

Đây là các câu hỏi tất cả mọi
người đều muốn hỏi khi họ muốn
biết rõ thêm về một sự kiện nào đó
vừa xẩy ra. Một bài không thể
được coi là đầy đủ nếu không ít
nhất trả lời được năm chữ W và
một chữ H. Ngay cả các phóng

viên giầu kinh nghiệm cũng kiểm
lại xem họ đã dùng đủ những chữ
này hay chưa trước khi nộp bài.
Trong các tin thời sự, các câu trả
lời cho năm chữ W và một chữ H thường được đặt
lên đầu. Hãy xem bài viết sau đây trên tờ báo tiếng


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

Anh Bangkok Post:
Đại hội thể thao người khuyết tật: Hàng
trăm người tham gia thế vận hội tại Khu thể thao
Hua Mark
Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc
lần thứ 22 khai mạc hôm qua tại khu thể thao Hua
Mark với hàng trăm vận động viên tham gia trong 17
bộ môn.
Công Chúa Siriwanvaree Mahidol, thay mặt cho
cha là Hoàng Thái Tử Maha Vajiralongkorn, đã
chính thức khai mạc cuộc tranh tài.
Trung Tướng Pisal Wattanawongkiri, Chủ tịch
Hiệp Hội Thể Thao Những Người Khuyết Tật tại
Thái Lan, tuyên bố: tài năng mà các vận động viên
thể hiện tại đây sẽ có tính quyết định trong việc chọn
vận động viên cho các đội tuyển quốc gia tham dự
Thế vận hội những người khuyết tật trong hiệp hội
ASEAN tại Malaysia và cuộc tranh tài FESPIC tại
Hàn Quốc năm nay.
Đọan tin này cho thấy ai (các vận động viên

khuyết tật, Công Chúa Siriwanvaree Mahidol, Trung
Tướng Pisal Wattanawongkiri), sự kiện gì (khai mạc
đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 22 của các vận
động viên khuyết tật), ở đâu (Khu thể thao Hua
Mark tại Bangkok), khi nào (hôm qua). Tại sao và
như thế nào không có ý nghóa trong câu truyện.
Sau đây là một tin nữa trên tờ Bangkok Post:
Trat bị mất điện
TRAT - Các trận mưa lớn đã làm mất điện trên
khắp tỉnh vào đêm Chủ Nhật.
Vụ mất điện xẩy ra từ 10 giờ tối Chủ nhật đến 5
giờ sáng hôm qua, do một vài bụi tre bị nước mưa
chảy xối xả làm trốc gốc đổ trúng các đường dây
điện cao thế tại Ban Thung Roi Roo, Quận Khao
17


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

Saming.
Vụ mất điện không gây ảnh hưởng mấy cho các
doanh nghiệp trong tỉnh, ngoại trừ các trại nuôi tôm
và những nơi dùng các hệ thống đông lạnh, ông
Sunthorn Chansong, Quản Lý của Cơ Quan Điện
Lực tỉnh Trat, cho biết.
Tin này đã giải đáp chữ Sự kiện gì (mất điện), ở
đâu (trên khắp tỉnh và Ban Thung Roi Roo), khi nào
(đêm chủ nhật), tại sao (vì mưa lớn), như thế nào
(Các bụi tre đổ trúng đường dây điện cao áp). Ai
(gồm có những người sinh sống và chủ các doanh

nghiệp trong tỉnh và viên quản lý cơ quan điện lực).
Bây giờ hãy xem xét đến đoạn đầu của một bản
tin trên tờ báo tiếng Campuchia ở Phnompenh:
Bộ công vụ và vận tải nằm trên đại lộ Norodom
ở Sangkat Srah Chak, Khan Daun Penh, gần Wat
Phnom, đã bị đổ sập, làm cho 7 người bị thương
trong đó có ba người bị thương nặng.
Theo lời ông Uk Chan, Quốc Vụ Khanh của Bộ
Công Vụ và Vận Tải, tòa nhà này là nơi họp của Bộ
Trưởng Khy Taing Lim và đã bị sập vào lúc 8:30
sáng hôm thứ sáu, 23 tháng 3, 2001.
Tin này tiếp tục khoảng mấy trăm chữ nữa,
nhưng không hề cho thấy ai đã bị thương. Công nhân
viên? Người qua đường? Đàn ông? Đàn bà? Trẻ em?
Tất cả những gì chúng ta biết nằm trong câu mở đề.
Người viết tin đã dành nhiều thì giờ để mô tả tòa
nhà dùng vào việc gì, xây đã bao lâu, và tự hỏi là
nếu tòa nhà bị đổ xập trong khi đang có một cuộc
họp diễn ra bên trong thì sẽ ra sao. Anh đã quên mất
7 nạn nhân và có vẻ chú ý hơn đến đến việc là đã
không có viên chức quan trọng nào bị thương tích.
Bây giờ hãy xem đến tin sau trên một tờ báo
18


Chương 3: Cấu trúc cơ bản của bài viết

tiếng Anh của Việt Nam:
Hai tay đua xe đạp đoạt áo vàng trong vòng đua
Thái Lan

Hai tay đua xe đạp, Hoàng Thị Thanh Tâm và
Nguyễn Nam Cuc, đã đoạt áo vàng trong vòng đua
xe đạp Thái Lan.
Hoàng Thị Thanh Trâm đoạt chiếc áo vàng đầu
tiên trong giải thiếu niên. Trong khi đó, Nguyễn
Nam Cuc đoạt áo vàng trong giải quốc tế nam.
Cùng tham gia trong vòng đua Thái Lan có 145
tay đua từ Thái Lan, Uzbekistan, Phi Líp Pin, Hong
Kông, Malaysia, Việt Nam và Cộng Hoà Triều Tiên.
Các tay đua tham dự các giải thiếu niên nam, nữ
và các cuộc đua quốc tế nam.
Tên của vòng đua là gì? Đây có
phải là một cuộc đua lớn hay không?
Áo vàng là gì? cuộc đua kéo dài bao
nhiêu cây số? Tổ chức khi nào, tại đâu
ở Thái Lan, có giải thưởng không?
Nếu bạn viết cho một tờ báo Việt
Nam, liệu bạn có nên cho độc giả biết chút ít về hai
tay đua người Việt không? Thân thế và tuổi tác của
họ? Họ xuất thân từ vùng nào ở Việt Nam? Cũng
nên để ý: hai tên đánh vần khác nhau ‘Tâm’ và
‘Trâm’.

Anh ta thắng đựơc
những gì

Sau đó thì sao?
Cũng quan trọng không kém năm chữ W và một
chữ H là ‘Vì sao?’. Bạn cho độc giả biết tin tức, nhưng
họ cũng muốn biết: tại sao họ lại phải để ý đến tin

này? Tại sao họ lại phải đọc tin đó? Công việc của
bạn không những là cho độc giả biết tin, mà còn là
giải thích cho họ tầm quan trọng của tin đó nữa.
19


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×