CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM H ỌC K Ì II – Sinh h ọc 9
Chọn phương án đúng:
Câu 1: Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần
nhằm mục đích:
A. Tạo thuần chủng
B. Tạo cơ thể lai
C. Tạo ưu thế lai
D. Tăng sức sống cho thế hệ sau
Câu 2: Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng thường sử dụng là:
A. Phương pháp lai cùng dòng
B. Phương pháp lai khác dòng
C. Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc
D. Phương pháp gây đột biến nhân tạo
Câu 3: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:
A. Không kiểm tra được kiểu hình của giống
B. Không kiểm tra được kiểu gien cá thể
C. Không tạo ra được giống địa phương quí
D. Năng suất giống được chọn không đạt so với giống khời đầu.
Câu 4: Môi trường sống của sinh vật là:
A. Tất cả những gì có trong tự nhiên
B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật
C. Tất cả yếu tố bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật
Câu 5: Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0
0
C đến 50
0
C. Trong đó điểm cực thuận
là 32
0
C. Vậy giới hạn nhiệt độ của xương rồng là:
A. Từ 0
0
C đến 50
0
C.
B. Từ 0
0
C đến 32
0
C.
C. Từ 32
0
C đến 56
0
C.
D. Trên 56
0
C.
Câu 6: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ nào?
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Kí Sinh
D. Cạnh tranh
Câu 7: Phiến lá của cây nơi có nhiều ánh sáng khác với nơi lá bị che ánh sáng là:
A. Phiến lá to, dày, màu xanh nhạt
B. Phiến lá nhỏ, mỏng, màu xanh thẫm
C. Phiến lá nhỏ, dày cứng, màu xanh nhạt.
D. Phiến lá to, dày cứng, màu xanh nhạt, tầng cutin dày.
Câu 8: Hiện tượng tự tỉa ở thực vật giữa các cá thể cùng loài xuất hiện mạh mẽ khi nào?
A. Khi cây mọc thưa, ánh sáng đủ.
B. Khi cây mọc dày, ánh sáng đủ.
C. Khi cây mọc dày, ánh sáng thiếu.
D. Khi cây mọc thưa, ánh sáng thiếu.
Câu 9: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chụi đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi
trường?
A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
B. Nhóm sinh vật biến nhiệt
C. Nhóm sinh vật ở nước
D. Nhóm sinh vậtở cạn
Câu 10: Đặc điểm chủ yếu của mối quan hệ đối địch ở sinh vật là:
A. Một bên có lợi, bên kia có hại.
B. Một bên có lợi, bên kia không lợi cũng không hại.
C. Cả hai bên đều có lợi.
D. Cả hai bên đều có hại.
Câu 11: Nhân tố sinh thái bao gồm:
A. Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật.
B. Nước, con người, động vật, thực vật.
C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và con người.
D. Vi khuẩn, đất, ánh sáng, rừng cây.
Câu 12: Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định vào cùng một
thời điểm là:
A. Quần xã sinh vật.
B. Quần thể sinh vật
C. Hệ sinh thái
D. Tổ sinh thái
Câu 13: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ
B. Cấu trúc tuổi
C. Độ đa dạng
D. Tỉ lệ đực cái.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
A. Nhóm cá thể cùng loài, có lịch sử phát triển chung.
B. Tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.
C. Có khả năng sinh sản.
D. Có quan hệ với môi trường.
Câu 15: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
A. Nguồn gốc.
B. Dinh dưỡng
C. Cạnh tranh
D. Hợp tác.
Câu 16: Hải quỳ bám trên cua, hải quỳ bảo vệ cua nhờ tế bào gai. Cua giúp hải quỳ di chuyển.
Đó là ví dụ về quan hệ:
A. Kí sinh
B. Cộng sinh
C. Hội sinh
D. Cạnh tranh.
Câu 17: Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về mối quan hệ
A. Cộng sinh
B. Hội sinh
C. Cạnh tranh
D. Kí sinh
Câu 18: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu:
A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
B. Các chất vô cơ, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ.
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phan giải.
D. Các chất vô cơ, chất hữu cơ và sinh vật.
Câu 19: Sự tăng giảm dân số phụ thuộc vào:
A. Số người sinh ra.
B. Số người tử vong
C. Số người di cư.
D. Số người sinh ra, số người tử vong, số người di cư.
Câu 20: Ở quần thể người, qui định nhóm tuổ dưới sinh sản là:
A. Từ 15 đến 30 tuổi.
B. Từ 30 đến 40 tuổi.
C. Từ sơ sinh đến 14 tuổi.
D. Trên 65 tuổi
Câu 21: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là:
A. Loài chỉ có một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất.
C. Loài đóng vai trò quan trọng nhất.
D. Loài có tỉ lệ đực/cái ổn định nhất.
Câu 22: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật cung cấp là loại sinh vật nào sau đây:
A. Nấm và vi khuẩn
B. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ ngoài ánh sáng.
C. Động vật ăn thực vật.
D. Các động vật kí sinh.
Câu 23: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?
A. Thằn lằn, lạc đà, Ốc sên
B. Ếch, lạc đà, giun đất.
C. Ốc sên, ếch, giun đất.
D. Lạc đà, thằn lằn, kì nhông.
Câu 24: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ họ đậu thuộc mối quan hệ nào sau đây:
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ kí sinh
D. Quan hệ hợp tác.
Câu 25: Tỉ lệ đực, cái trong quần thể thay đổi chủ yếu theo?
A. Lứa tuổi cá thể.
B. Cường độ chiếu sáng.
C. Khu vực sinh sống.
D. Nguồn thức ăn của quần thể.
Câu 26: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:
A. Đơn giản, dễ tiến hành, ít tốn kém.
B. Chỉ quan tâm đến kiểu hình, không quan tâm đến kiểu gien.
C. Tạo được nòi giống có năng suất cao.
D. Bổ sung cho phương pháp chọn lọc cá thể.
Câu 27: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là gì?
A. Chọn lọc dựa trên kiểu gien nên chính xác và nhanh chóng đạt kết quả.
B. Chỉ quan tâm đến kiểu hình, không quan tâm đến kiểu gien.
C. Cách thực hiện phức tạp.
D. Bổ sung cho phương pháp chọn lọc hàng loạt.
Câu 28: Phạm vi ứng dụng của phương pháp chọn lọc cá thể là:
A. Với loài sinh sản vô tính hay tự thụ phấn chỉ cần chọn lọc một lần.
B. Với loài giao phối cần chọn lọc nhiều thế hệ.
C. Với vật nuôi cần quan tâm đến con đực đầu dòng.
D. Với loài sinh sản hữu tính.
Câu 29: Tập hợp các quần tụ sinh vật và môi trường sống, có mối quan hệ sinh thái tương hổ với
nhau và với môi trường trong khu vực sống của chúng gọi là:
A. Quần thể
B. Sinh cảnh
C. Quần xã
D. Hệ sinh thái
Câu 30: Hệ sinh thái nào sau đây có quần xã thực vật ít đa dạng?
A. Savan
B. Thảo nguyên
C. Hoang mạc
D. Rừng
Câu 31: Nhân tố sinh thái vô sinh có ảnh hưởng mạnh lên hệ sinh thái nào?
A. Savan
B. Thảo nguyên
C. Hoang mạc
D. Rừng
Câu 32: Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là:
A. Tỉ lệ đực cái
B. Sức sinh sản
C. Thành phần tuổi
D. Mật độ
Câu 33: Nhân tố gây biến động số lượng cá thể trong quần thể là:
A. Thức ăn
B. Sức sinh, tử vong
C. Khí hậu
D. Cả A và B
Câu 34: Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0
0
C đến 90
0
C trong đó điểm cực
thuận là 55
0
C. Ở nhiệt độ nào thì loài vi khuẩn này phát triển tốt nhất?
A. Ở nhiệt độ 0
0
C
B. Ở nhiệt độ 90
0
C
C. Ở nhiệt độ từ 0
0
C đến 90
0
C
D. Ở nhiệt độ là 55
0
C
Câu 35: Cây xanh quan hợp tốt nhất ở nhiệt độ nào?
A. 20
0
C – 30
0
C
B. 30
0
C – 40
0
C
C. 10
0
C – 25
0
C
D. 40
0
C – 50
0
C
Câu 36: Nguồn nước nào sau đây khi bị ô nhiễm nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
con người?
A. Ao hồ
B. Sông suối
C. Biển
D. Mạch nước ngầm
Câu 37: Ngoài việc cung cấp gỗ qui rừng có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?
A. Cung cấp các động vật quí hiếm.
B. Thải khí CO
2
giúp cho cây trồng khác quang hợp.
C. Điều hoà khí hậu, chống xói mòn, năgn chặn lũ lụt.
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật.
Câu 38: Tác dụng chủ yếu của thảm thực vật là:
A. Chống xói mòn, giữ ẩm cho đất, tạo độ phì cho đất.
B. Làm thức ăn cho các động vật sống trong đất.
C. Tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động.
D. Tạo điều kiên cho sự đi lại dễ dàng của động vật
Câu 39: Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn
nấm cung cấp nước là ví dụ về:
A. Kí sinh
B. Cộng sinh
C. Hội sinh
D. Cạnh tranh
Câu 40: Những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là:
A. Trồng nhiều cây xanh
B. Xây dựng nhà máy xử lí rác
C. Xây dựng nhiều nhà máy, khu công nghiệp
D. Tuyên truyền giáo dục con người nâng cao ý thức bào vệ mối trường.
ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trả lời A B B D B B C C A A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Trả lời C B C B B B D C D C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Trả lời C B D A A A A A D C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Trả lời D D C D A D C A B D