Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.4 KB, 8 trang )

Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

THỰC HIỆN MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ
VỀ XÓA ðÓI GIẢM NGHÈO
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA
HỒNG VĂN CHỨC

Học viện Hành chính Quốc gia
I. ðẶT VẤN ðỀ
Với phương châm Việt Nam muốn là bạn, là ñối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển, nguyên Chủ
tịch nước Trần ðức Lương ñã thay mặt Việt Nam ký vào tuyên bố Thiên niên kỷ,
(MDGs) ngày 8 tháng 9 năm 2000 cùng 188 vị ngun thủ quốc gia khác. Xóa đói
nghèo là một trong những mục tiêu của tuyên bố Thiên niên kỷ, ñây cũng là một
trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình đổi mới, thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được ðảng và Nhà nước ta coi là nhiệm vụ
trung tâm của tiến trình xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội
dân chủ công bằng và văn minh.
Nước ta với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, nơi cư trú của hàng triệu ñồng
bào dân tộc thiểu số, mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu
số, từng bước nâng cao ñời sống kinh tế, văn hóa và xóa bỏ dần tình trạng phát triển
chênh lệch giữa miền núi và ñồng bằng là một trong những mục tiêu quan trọng và
cấp bách của ðảng và Nhà nước ta.
II. KHÁI QUÁT DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
Việt Nam có 54 dân tộc, hội tụ đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực ðông Nam Á.
Tiếng nói của 54 dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngơn ngữ khác nhau. Nhóm Việt Mường có 4 dân tộc, nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc, nhóm Mơn - Khơme có 21 dân
tộc, nhóm Mơng - Dao có 3 dân tộc, nhóm Kai có 4 dân tộc, nhóm Nam ðảo có 5
dân tộc, nhóm Hán có 3 dân tộc và nhóm Tạng có 6 dân tộc.
Theo tổng ñiều tra dân số năm 1999, trong cộng ñồng các dân tộc Việt Nam,
người Kinh (Việt) có số dân lớn nhất (chiếm 86,2% dân số) gọi là dân tộc ña số, 53
dân tộc còn lại gọi là dân tộc thiểu số (chiếm 13,8% - gần 11 triệu người).


ðồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam khơng có lãnh thổ riêng, mà sống
xen kẽ ở trên 50 tỉnh, thành phố. Trong đó, người Hoa, người Chăm là tộc người
có ña số dân sống ở vùng ñồng bằng, ñô thị; còn lại hầu hết cư trú ở miền núi,
vùng cao, vùng hải ñảo, vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào,
Việt Nam - Cămpuchia. Bởi vậy, ñịa bàn cư trú của ñồng bào các dân tộc thiểu số
nước ta có vị trí rất quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và môi
trường sinh thái.

145


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

Những năm gần ñây, kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi Việt Nam
đã có những bước phát triển ñáng kể:
Hộp 1: Vùng ñồng bào dân tộc thiểu số cư trú tập trung của Việt Nam
- Vùng dân tộc thiểu số miền núi và trung du Bắc bộ: Là nơi cư trú chủ yếu của người
Mường, Tày, Nùng, Mông, Thái, Dao...
- Vùng dân tộc thiểu số miền Trung và Nam Trung Bộ: Là nơi cư trú chủ yếu của người
Mường, Chăm, Vân Kiều...
- Vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên: Là nơi cư trú chủ yếu của người Ba Na, Ê ðê, Hrê, Xê
ðăng...
- Vùng dân tộc thiểu số Nam Bộ: Là nơi cư trú chủ yếu của người Khơme...
(Nguồn: Việt Nam hình ảnh cộng ñồng 54 dân tộc, NXB VHDT, HN 1996)

- Cơ cấu kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi ñang từng bước
chuyển dịch theo cơ chế thị trường với sự phát triển của các thành phần kinh tế. Cơ
cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến nhanh chóng và tích cực: so với năm 1990, hiện
nay, tỷ trọng nơng, lâm nghiệp giảm từ 76,0% xuống cịn 56,3%; tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng tăng từ 9,0% lên 18,4%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 15,0% lên 25,3%.

- Trong những năm qua, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền núi ln
đạt mức khá; riêng tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp trung bình hằng năm đạt từ 15,0 20,0%, cao hơn mức trung bình của cả nước.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và ñời sống nhân dân ở nhiều vùng dân tộc
thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt. Tính đến nay, 100% số huyện miền núi
vùng cao xây dựng ñược đường ơtơ, trong đó có 97,2% số xã có đường ôtô ñến
trung tâm xã; 98,0% số huyện và 64,0% số xã có điện lưới quốc gia; 90,0% số xã
được phủ sóng phát thanh và 75,0% số xã được phủ sóng truyền hình.
- Cơng tác xóa đói giảm nghèo đem lại hiệu quả thiết thực. Thu nhập của
người dân ngày một khá hơn, ñời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư
trong vùng ñược cải thiện tương ñối rõ. Tỷ lệ hộ ñói nghèo của miền núi và ñồng
bào các dân tộc thiểu số ngày một giảm dần.
- Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao dân trí trong các
dân tộc thiểu số, có bước phát triển cao so với trước.Văn hóa truyền thống của các
dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học
và xóa mù chữ được thực hiện rộng khắp và triệt ñể. Hệ thống trạm y tế ñược xây
dựng xuống tận cơ sở; việc khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo được quan
tâm thường xun. Tính đến nay, 100% số xã có trường tiểu học; tỷ lệ trẻ em trong
ñộ tuổi ñến trường ñạt từ 85 ñến 90%. Hầu hết các xã có trạm y tế (gần 100%), trong
đó 83% số trạm ñược xây dựng kiên cố và 69% số trạm có đủ trang thiết bị.
- Hệ thống chính trị ở miền núi và vùng ñồng bào các dân tộc thiểu số ñược
củng cố và phát triển. ðã ñào tạo ñược một ñội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
làm nịng cốt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

146


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy địa lý

III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH XĨA ðĨI GIẢM NGHÈO
CỦA ðẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Chính sách giảm nghèo là bộ phận trọng yếu trong hệ thống chính sách dân
tộc của ðảng và Nhà nước ta. Kể từ năm 1986 đến nay, hàng loạt các chính sách
hướng tới giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số của Chính phủ Việt Nam lần lượt
được ban hành; trong đó, đáng chú ý là: Quyết ñịnh số 202/TTg năm 1993 của Thủ
tướng Chính phủ về cơng tác định canh định cư (ðCðC) gắn với giao ñất, giao rừng
cho người dân tộc tại chỗ quản lý và bảo vệ; Quyết ñịnh 656/TTg năm 1996 của Thủ
tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên thời kỳ 1996 - 2000 và
2001 - 2010; Quyết ñịnh số 960/TTg năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về phát
triển kinh tế - xã hội vùng miền núi phía Bắc thời kỳ 1996 - 2000; Quyết ñịnh số
327/TTg năm 1997 về trồng rừng và bảo vệ rừng gắn với ðCðC; Quyết ñịnh số
35/TTg năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng trung tâm cụm xã
vùng cao... Các văn bản chính sách nói trên đều hướng tới cần ưu đãi, hỗ trợ để các
dân tộc thiểu số nhanh chóng thốt nghèo.
Hộp 2. Quan ñiểm và Mục tiêu XðGN của Việt Nam
1. Quan ñiểm:
- XðGN gắn với tăng trưởng kinh tế;
- Phát huy nguồn lực tại chỗ (nội lực) ñể người nghèo, xã nghèo vươn lên tự xóa đói giảm nghèo;
- Xóa đói giảm nghèo gắn với công bằng xã hội, ưu tiên giải quyết cho xã nghèo, vùng sâu,
vùng xa, vùng ñồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng cũ;
- Thực hiện xã hội hóa cơng tác xố đói giảm nghèo.
2. Mục tiêu tổng quát:
Phấn ñấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10 - 11% vào năm 2010. Tập
trung giảm tình trạng nghèo ở trẻ em.
Tạo động lực vươn lên làm giầu trong đơng đảo các tầng lớp dân cư, khuyến khích
các hộ thốt nghèo. Tạo cơ hội ñể hộ nghèo tự lực vượt nghèo thơng qua các chính sách trợ
giúp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng dạy nghề, tạo việc làm,
khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm… ðẩy mạnh cơng tác đào tạo, tập huấn cho người nghèo,
nhất là phụ nữ về kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của Thủ tướng Chính phủ-tháng 4/2006)


Triển khai các chính sách trên, nhiều chương trình giảm nghèo cụ thể đã được
ban hành và triển khai, trong đó, ñáng kể là:
Chương trình ñịnh canh ñịnh cư ñược bắt ñầu từ năm 1998 với Nghị quyết số
38/CP của Hội đồng Chính phủ và kéo dài đến hiện nay khơng chỉ nhằm ðCðC mà
còn nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế miền núi và xóa đói giảm nghèo
cho người dân;
Chương trình hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn trong phạm vi cả
nước, bắt ñầu từ 1992, nhằm hỗ trợ ñời sống cho các hộ gia đình thuộc các dân tộc

147


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

thiểu số có dân số dưới 1 vạn người và cho các hộ gia đình người KhơMe, Chăm có
đời sống đặc biệt khó khăn về kinh tế;
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998 - 2000 (Chương
trình 133), được cụ thể hóa thành 9 dự án chính, trong đó, 3 dự án được triển khai ở
riêng vùng dân tộc và miền núi: ðCðC, di dân kinh tế mới, hỗ trợ đồng bào dân tộc
đặc biệt khó khăn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm 2001 - 2005
(Chương trình 143) là chương trình tiếp nối của chương trình 133, trong đó, giảm
nghèo cho các dân tộc vẫn ñược ñặt ra như là nội dung quan trọng;
Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi
và vùng sâu vùng xa (Chương trình 135) là chương trình nhằm cụ thể hóa Chương
trình 133 ở vùng dân tộc thiểu số, với mục tiêu là nâng cao ñời sống vật chất, tinh
thần cho người dân, tạo ñiều kiện ñể các xã vùng này thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu,
hịa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, với số xã ñược ñầu tư tăng dần từ
1000 xã năm 1998 lên 1750 xã năm 2000; 2325 xã năm 2001.
và 2410 xã năm 2005.

Năm 2005 Nhà nước ban hành Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo giai
đoạn 2006 - 2010.

IV. KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO CỦA NƯỚC TA
1. Giai ñoạn 1992 - 1995
ðến tháng 10 năm 1995 cả nước đã có 45 tỉnh trong số 53 tỉnh, thành phố
thành lập quỹ xóa ñói giảm nghèo và huy ñộng ñược 440 triệu VND cho công tác
giảm nghèo. Trong 4 năm (1992 - 1995) tỷ lệ hộ đói nghèo trên tồn quốc đã giảm
8,0%, bình quân mỗi năm giảm 2,0%.
Trong thời gian này Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo nhằm tăng cường các nguồn lực và các nỗ lực để xóa
được hộ đói nghèo kinh niên trên địa bàn tồn quốc vào năm 2000; ñặc biệt vùng
nông thôn, vùng cao, dân tộc thiểu số ñược coi là trọng tâm của Chương trình.
2. Giai ñoạn 1996 - 2000
ðến cuối năm 1999 kết quả xóa đói giảm nghèo so với năm 1998 ở Việt Nam
như sau:
+ Tổng số hộ nghèo so với năm 1998 giảm 515.000 hộ;
+ Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 13% trong tổng số hộ. Cụ thể cho các vùng dân
tộc thiểu số/ từng vùng như sau:
- Miền núi phía Bắc 16,9%;
- ðồng bằng sông Hồng: 7,2%;
- Duyên hải miền Trung: 16,4%;

148


Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy địa lý

- Tây Ngun: 14,6%;
- ðơng Nam Bộ: 8,9%;

- ðồng bằng sơng Cửu Long: 13,0%.

3. Giai đoạn 2001 - 2005
- Theo ñánh giá của Bộ Lao ñộng - Thương binh và Xã hội, năm 2001, tỷ
lệ hộ nghèo trong dân cư ở hai vựng tập trung người dân tộc thiểu số là miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên giảm xuống còn 13,5% và 13,1%.
- Trong 4 năm (2002 - 2005) nước ta ñã ñạt ñược những thành tựu to lớn
trong xóa đói giảm nghèo; trong đó vùng miền núi, dân tộc thiểu số đã có những
thay đổi cơ bản trong ñời sống của người dân.
Hộp 3. Kết quả xóa đói giảm nghèo của Việt Nam (2002 - 2004)
Cả nước giảm được 934 nghìn hộ nghèo (từ 2,801 triệu hộ đầu năm 2001 xuống
cịn 1,867 triệu hộ năm), bình quân mỗi năm giảm 310 nghìn hộ. So với ñầu năm 2001, tỷ
lệ hộ nghèo giảm 6,2% (từ 17,5% xuống cịn 11,0%), bình qn mỗi năm giảm 2,1%.
Cả nước có năm tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5,0%; 23 tỉnh, thành phố từ 5
ñến dưới 10%; 13 tỉnh, thành phố từ 10% ñến dưới 15%, 16 tỉnh, thành phố từ 15% đến
dưới 20%, cịn bốn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo hơn 20%.
Cả nước đãó xây dựng 12.807 cơng trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 và 1.000
cơng trình ở các xã nghèo ngồi chương trình này.
ðến năm 2005 có 56% số xã ở miền núi có đủ 8 cơng trình hạ tầng theo quy định;
70% số xã xây dựng được 5 cơng trình hạ tầng chủ yếu; 30/49 tỉnh thuộc Chương trình
135 có 100% số xã có ñường ô tô ñến trung tâm xã. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,5% năm
2001 xuống còn 7%.
(Nguồn: Hội nghị sơ kết chương trình XðGN và việc làm. Tháng 10 năm 2004 và Báo cáo
phát triển kinh tế - xã hội của Thủ tướng Chính phủ - tháng 4/2006)

Hiệu quả chung và rõ nét nhất của công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam là sự
chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội, văn hóa ở nhiều vùng dân tộc thiểu số.
Trước hết, cơ chế kinh tế thị trường dần dần ñược xác lập. Nhu cầu mua và bán của
người dân tăng lên, góp phần kích thích sản xuất phát triển. Do kết quả của chương
trình định canh định cư, của công tác khuyến nông, khuyến lâm và của các dự án

nơng lâm nghiệp, người dân có điều kiện từng bước làm quen và tiếp cận với các kỹ
thuật sản xuất mới. Bên cạnh việc phát triển trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây
trồng và việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng từ tự cấp tự túc sang hàng hóa,
với sự phát triển vượt bậc về số lượng của đàn trâu, bị, lợn. Ở nhiều nơi, người dân
tại chỗ ñã chấm dứt cuộc sống du canh du cư ñể chuyển sang cuộc sống ñịnh canh
ñịnh cư trên cơ sở ñi vào ruộng nước và cây dài ngày. ðời sống ngày càng ñược
nâng cao: ña số các hộ gia đình đã thốt nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả. Nhiều cơ
sở vật chất hạ tầng công cộng cấp xã ñược xây dựng như: trụ sở Ủy ban nhân dân,
trường học, trạm y tế, ñường dân sinh, giếng nước. Bệnh dịch giảm nhiều; sức khỏe,
tuổi thọ người dân ñược nâng cao hơn.

149


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ðỀ GIẢM NGHÈO VÙNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA
1. Xóa đói giảm nghèo phải trên cơ sở xem xét ñặc ñiểm kinh tế - xã hội của
người dân, của tộc người và vùng lãnh thổ
So với đồng bằng, q trình xóa đói giảm nghèo ở vùng các dân tộc thiểu số và
miền núi thường phức tạp và lâu dài hơn. Do trình ñộ dân trí thấp và do các rào cản
khác như ngơn ngữ, phong tục tập qn,... cần phải có những hình thức, bước đi và
giải pháp cụ thể, từ thấp ñến cao, thích øng với từng ñối tượng người dân.
2. Xóa đói giảm nghèo phải gắn với thực hiện chính sách dân tộc của ðảng
và Nhà nước.
Những khác biệt về hồn cảnh địa lý và trình độ dân trí là nguyên nhân dẫn
ñến chênh lệch về mặt bằng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giữa người vùng xi
với các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, gắn xóa đói giảm nghèo với thực hiện chính sách
dân tộc của ðảng và Nhà nước theo ba ngun tắc: đồn kết, bình ñẳng và tương trợ

là yêu cầu quan trọng.
3. Nâng cao năng lực đánh giá chính sách và lập dự án cho cán bộ và người
dân ñịa phương bằng phương pháp cùng tham gia nghiên cứu.
Cán bộ và người dân ñịa phương cần ñược giúp ñỡ ñể tự xây dựng phương
án giảm nghèo thơng qua việc nâng cao năng lực đánh giá chính sách và lập dự
án của chính họ.
4. ða dạng hóa sản xuất, đặc biệt đa dạng hóa cây trồng, vật ni nhằm đa
dạng hóa thu nhập, giải quyết lao ñộng dư thừa và nâng cao ñời sống cho
người dân
Hiện nay, ở các vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ đói nghèo cao, sản xuất chủ yếu
vẫn dựa vào ñộc canh cây lúa trên nương rẫy kết hợp với chăn ni và các hoạt động
khai thác rừng, nhằm mục đích tự cấp, tự túc ở mức độ thấp. Vì thế, đa dạng hóa các
hoạt động sản xuất và thu nhập nhằm giải quyết lao ñộng thừa và nâng cao đời sống
là giải pháp có ý nghĩa lâu dài ñối với vùng dân tộc thiểu số. Có rất nhiều giải pháp
để có thể đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, trong đó đẩy mạnh cơng tác khuyến
nơng, khuyến lâm cho người dân cần ñược coi là giải pháp có ý nghĩa tiên quyết.
Hộp 4. Chuẩn nghèo của Việt Nam - áp dụng cho giai ñoạn 2006-2010
1. Khu vực nơng thơn: những hộ có mức thu nhập bình qn từ 200.000 ñồng/người/ tháng
(2.400.000 ñồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

1.1. 11111

2. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình qn từ 260.000 đồng/người/tháng
(dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
(Nguồn: Quyết ñịnh số 170/2005/Qð-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai ñoạn 2006-2010)

150



Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý

5. Giải quyết tốt vấn ñề ñất ñai cho người dân các dân tộc thiểu số bằng
những chính sách mềm dẻo và thích hợp, có tính ñến việc ưu tiên, xem xét
tập quán sở hữu ñất ñai truyền thống của người dân
Luật ðất ñai năm 1993 và sửa ñổi năm 2003 một mặt ñã mở ñường cho việc
sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên ñất ñai trong cả nước, nhưng mặt khác cũng
là nguyên nhân gián tiếp gây ra những bất cập và mâu thuẫn xung quanh sở hữu và
sử dụng ñất ñai ở vùng các dân tộc thiểu số. Do sự chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội đã tạo ra sự chênh lệch về lợi ích giữa người dân mới tới với
người dân tại chỗ. ðể giải quyết vấn đề này, cần có chính sách đất đai phù hợp áp
dụng cho vùng miền núi, trong đó, mục tiêu bảo ñảm quyền làm chủ ñất ñai ban
ñầu của người dân tại chỗ, cũng như bảo ñảm ñủ ñất canh tác trước mắt cũng như
lâu dài cho họ.
6. Có sự tính tốn để phân bổ nguồn vốn cho các mục tiêu xóa đói giảm
nghèo một cách hợp lý, cơng bằng
Trong các hạng mục cần ñầu tư vốn ở vùng dân tộc thiểu số, trước hết ưu tiên
cho việc ña dạng hóa sản xuất và thu nhập, trên cơ sở bảo ñảm sự phù hợp giữa phát
triển sản xuất với phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn như điện, đường,
trường, trạm, nước sạch và các cơng trình dân sinh khác.
ðảm bảo công bằng trên các lĩnh vực, sản xuất, chi tiêu, cơ sở vật chất hạ tầng,
thông tin về thị trường,... giữa vùng dân tộc thiểu số với nhau và giữa nơng thơn
miền núi với nơng thơn đồng bằng. ðặc biệt, cần chú ý là ñảm bảo sự công bằng về
giới. Do sự chi phối bởi các tập tục, ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ thường ít quyền
lực hơn nam giới. Họ phải lao ñộng trong nhiều lĩnh vực hơn nam giới, trong khi đó
họ khơng có quyền sở hữu đất đai, tài sản, khơng được bình đẳng trong hưởng thụ
các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như khơng có cơ hội tham gia các hoạt ñộng xã hội.
7. Quan tâm giải quyết các vấn ñề xã hội
Nhằm giảm thiểu tối ña các nguy cơ tổn thương dẫn đến đói nghèo ở vùng các
dân tộc thiểu số như: ốm ñau, tệ nạn xã hội, rủi ro do con người và thiên nhiên gây

ra. Các giải pháp cụ thể ñặt ra là phát triển mạng lưới y tế, duy trì và củng cố trật tự
xã hội và an ninh quốc phịng, thực hiện tốt các chính sách cứu trợ xã hội, xã hội hóa
cơng tác phịng chống lũ lụt, hỏa hoạn, đẩy mạnh cơng tác bảo vệ rừng và bảo vệ
thực vật...
8. Coi trọng và ñẩy mạnh cơng tác giáo dục và đào tạo cán bộ là người dân
các dân tộc thiểu số
Giáo dục có vai trị đặc biệt đối với tiến trình và hiệu quả lâu dài của cơng
cuộc xóa đói giảm nghèo. ðầu tư cho giáo dục là ñầu tư cho nguồn lực con người.
Cùng với giáo dục phổ thơng nhằm đào tạo con người lâu dài, cần chú trọng cơng
tác đào tạo cán bộ tại chỗ ở vùng các dân tộc thiểu số. Thực tiễn nhiều năm qua ñã
chỉ rõ, cán bộ là tiền đề cho sự thành bại trong phát triển nói chung và trong xóa đói
151


Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển

giảm nghèo nói riêng. Vì thế, trong hàng loạt các giải pháp cho giảm nghèo ở vùng
các dân tộc thiểu số, việc đào tạo cán bộ tại chỗ ln và cần được coi là giải pháp có
ý nghĩa quan trọng, tiên quyết.

9. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, ñánh giá thực hiện các mục tiêu
xóa ñói giảm nghèo từ Trung ương ñến ñịa phương.
Tăng cường hợp tác quốc tế và cộng ñồng, tiếp tục phân cấp trong quản lý,
điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện tốt hơn xã hội hóa
trong xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề vừa mang tính
chất nhân đạo, xã hội; vừa thể hiện bản chất tốt ñẹp nhà nước của dân do dân và vì
dân. Trên cơ sở thắng lợi của kế hoạch 5 năm (2001 - 2005), theo lộ trình hội nhập
AFTA và WTO, với kế hoạch 2006 - 2010, chương trình xóa đói giảm nghèo vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của nước ta đến năm 2010 hồn tồn

mang tính hiện thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo phát triển con người năm 2005. Liên hợp quốc, ngày 8/9/2005.
[2]. Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc. NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1996.
[3]. Báo cáo phát triển kinh tế xã - hội của Thủ tướng Chính phủ (tháng 4-2006)

TĨM TẮT
Bài viết ñã tổng quan ñược những vấn ñề cơ bản về thực trạng phân bố và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng cơng tác xóa đói giảm nghèo vùng ñồng
bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong những năm qua. Bài viết còn nêu ñược
những quan ñiểm, mục tiêu xóa ñói giảm nghèo của ðảng, Nhà nước giai ñoạn 2006
- 2010 và ñề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu xóa ñói giảm nghèo
vùng ñồng bào dân tộc thiểu số nước ta.

152



×