Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYỆN VỀ CUỘC SỐNG GIẢN DỊ, TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.77 KB, 21 trang )

Phạm Thị Minh Trang
Lớp : BBA5LT

CHUYỆN VỀ CUỘC SỐNG GIẢN DỊ, TIẾT KIỆM CỦA
BÁC HỒ
Chuyện về những bữa cơm của Bác Hồ.
Phong cách sinh hoạt giản dị, thanh cao, ghét thói xa hoa, lãng phí của Chủ tịch Hồ
Chí Minh được nhân dân Việt nam và nhân dân thế giới ngưỡng mộ. Một tác giả
nước ngoài đã viết rằng: Cuộc sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự gần gũi
với nhân dân là đặc trưng cho tình yêu đối với đất nước của một Con Người đã trở
thành huyền thoại ngay trong cả cuộc sống đời thường của mình. Một trong những
yếu tố góp phần làm nên huyền thoại ấy bắt đầu từ điều vơ cùng bình thường nhất,
đó là những bữa ăn của vị Chủ tịch nước.
Ngày mới giành chính quyền năm 1945, Bác làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong căn phòng
nhỏ trên gác hai. Bác được cấp mỗi tháng 200đ cho việc ăn uống. Tới giờ ăn, Bác đến ăn
tại bếp tập thể cùng anh em. Bữa ăn của Bác đạm bạc, thường chỉ có một miếng cá nhỏ,
một bát canh, vài quả cà, mấy cọng dưa, dăm lát ớt và miệng bát cơm. Ngày 10/4/1946,
giữa lúc đất nước bộn bề công việc, Bác về thăm Ninh Bình để dàn xếp vấn đề đối nội,
đặc biệt là tôn giáo,. Khoảng 8h, khi xe Bác đến thị xã, nhân dân ùa đến, vẫy cờ, hô khẩu
hiệu đón Bác. Anh em trong Uỷ ban khẩn khoản mời Bác ở lại nghỉ cho đỡ mệt và ăn tối,
nhưng Bác nói: “Hàng ngàn đồng bào chờ Bác ngồi kia, Bác khơng thể nghỉ ở đây để ăn
cơm vì 9h tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp Bác: một chú ra tập
hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi
phút; một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp bánh giị. Cịn các chú đi với Bác
thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyện xong, Bác về Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe,
Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm thời gian cho Bác”. Sau đó Bác ra nói
chuyện với đồng bào. Khá muộn, Bác vẫy tay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi
được một quãng, Bác mới bắt đầu dùng bữa ăn tối của mình.
Kháng chiến bùng nổ, Bác cùng các cơ quan Trung ương và Chính phủ trở lại Việt Bắc.
Những năm đầu, đời sống kháng chiến vô cùng kham khổ, Bác vẫn ăn chung với anh em,
bát ăn chỉ là ống bương cưa ra, thức ăn chủ yếu là măng, rau, cao cấp nhất là thịt chim,


sóc săn bắn hoặc đánh bẫy được đem kho mặn với muối để Bác ăn dần, thi thoảng tìm
được con gà bồi dưỡng riêng cho Bác thì Người nói lộc bất khả tận hưởng, rồi đem chia
đều cho mọi người. Món ăn chủ lực của Bác và anh em vẫn là món thịt Việt Minh gồm:
1kg thịt + 1kg muối + 1 nửa kg ớt xào lên cho vào ống, đi đến đâu dùng cũng tiện. Khi
tăng gia, chăn nuôi được nhiều, anh em xin ý kiến, Bác đồng ý cho bỏ món thịt Việt
Minh. Có lần, đồn cơng tác của Bác đi qua huyện Yên Sơn theo kế hoạch ghé vào một
cơ sở để ăn trưa. Nhưng khi đến nơi, thì nghe có tiếng máy bay địch nên Bác bảo anh em
đưa cơm ra bãi cỏ ở bìa rừng ngồi ăn thuận tiện hơn. Hai đồng chí bảo vệ vào xóm bưng
cơm lại mượn thêm chiếc chiếu của gia đình đồng bào ra ngồi. Lúc đặt mâm cơm xuống,


Bác thấy có con gà luộc, đĩa cá và hai bát canh. Thấy thế, Bác không vui: “Các chú
không nên mượn chiếu của bà con làm phiền đến dân”, ngừng một lát, Bác nói tiếp:
“Trong khi nhân dân đang thắt lưng buộc bụng kháng chiến, mình ăn cơm thế này là ăn
cơm “quan” đấy”. Nói rồi, Bác vừa chia đơi tất cả các món ăn trên mâm. Bác bảo anh em
đem một phần đã chia đưa vào biếu các gia đình nghèo trong xóm. Phần cịn lại Bác lại
chia làm đơi: Chỉ ăn một nửa, cịn một nửa gói dành cho bữa sau. Một lần khác đi công
tác, mấy Bác cháu được bố trí ăn cơm ở nhà một cơ sở. Dạo đó thiếu thốn nên nồi cơm
phải độn nhiều sắn, khoai. Vì thương Bác nên gia đình đã nấu thêm nồi cơm gạo trắng và
sắp một mâm riêng. Khi vào bữa, Bác bưng bát cơm trắng, gắp thêm máy miếng thức ăn
ngon để mời cụ cố đang ngồi bên bếp lửa gian trong, Bác nói rành rọt: “Cơm này là để
dành cho người già nhất ăn”, rồi Bác lấy bát xới cho mình một bát cơm độn và cùng ăn
với cả nhà. Trong rừng chiến khu đôi khi vẫn thiếu rau nhưng có nhiều mít, thế là Bác
bày cách cho chị cấp dưỡng làm món nhút ăn cho đỡ xót ruột. Bác cịn chú ý cả hình thức
trình bày để bữa ăn tuy đơn giản nhưng ngon miệng. Một lần đi công tác, Bác cháu dừng
bên bờ suối nấu ăn, Bác bảo anh em nấu cơm để Người làm trứng rán. Bác làm rất thành
thạo, khi trứng rán xong cơm chưa chín, Người lấy que sắt nung trên than hồng rồi đặt
lên khoanh trứng tạo thành hình quả trám rất đẹp, thấy anh em trâm trồ, Bác nói: “Khi có
điều kiện làm cho ngon hơn, đẹp hơn thì ta cứ làm chứ các chú!”. Cũng có dịp đặc biệt
như cuối năm 1953, quân và dân miền Nam thắng trận U Minh, Đồng Tháp Mười, Tây

Nguyên, Bác quyết định mở tiệc khao quân với các món: Thịt gà luộc (được chặt làm 20
miếng đều nhau vừa đủ số người trong cơ quan ), canh cải xanh, rau muống xào tỏi, xôi
nếp, cơm tẻ đều là sản phẩm cơ quan tăng gia. Bữa tiệc xong, Bác bỗng nói, giọng trầm
xuống: “Hơm nay Bác cháu mình ngồi ở chiến khu Việt Bắc ăn xơi với thịt gà mừng
chiến thắng, thì qn và dân miền Nam đã 9 năm rồi, kể từ ngày 23/9/1945 không lúc nào
ngơi tay súng chiến đấu với quân thù để bảo vệ nên độc lập Tổ quốc, biết bao chiến sĩ và
đồng bào đã hy sinh anh dũng…”. Mọi người cùng lặng đi khi thấy hai giọt nước mắt Bác
lăn trên đôi má gầy sạm…
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Bác trở về thủ đô Hà Nội ở tạm trong ngôi nhà
của người thợ điện, gọi là nhà 54. Bữa ăn hàng ngày của Người vẫn không cầu kỳ, không
cao lượng mỹ vị. 7h, bữa điểm tâm của Bác thường là xôi ruốc thịt hoặc bánh cuốn, bánh
mỳ. Đến khoảng 9h. Bác uống một cốc cà phê. 11h, Bác ăn cơm trưa, trên mâm cơm của
Người thường có bát canh nước trong, một món xào hoặc thịt luộc, cá quả hoặc cá bống
kho gừng và không thiếu hương vị miền quê cà kho tương hoặc dầm đường ớt… bữa nào
Bác cũng ăn đúng hai bát. Mỗi khi xong bữa, Người lại tự tay xếp bát đĩa gọn ghẽ để bớt
phần cơng việc cho các đồng chí phục vụ. Khoảng 14h, Bác uống một cốc sữa. 17h30,
Bác dùng cơm tối. 21h, Bác uống một cốc cà phê sữa cho tỉnh táo khi làm việc khuya. Có
lần, đồng chí phục vụ đưa lên đĩa cá anh vũ - một loại cá q thường chỉ có ở ngã ba sơng
Bạch Hạc (Việt Trì). Bác bảo: “Cá ngon quá, thế mà chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng)
lại đi vắng ! Thơi, các chú để đến chiều đồng chí Tơ về cùng thưởng thức”. Thấy Bác
khen, anh em gửi tiếp cá đến, nhưng thấy món cá hơm trước lại xuất hiện, Bác khơng hài
lịng: “Bác có phải là vua đâu và phải cung với tiến?” rồi kiên quyết bắt mang đi, không
ăn nữa. Năm 1957, Bác thăm một số nước Đông Âu. Sau buổi tiệc do Đại sứ quán Việt
nam tổ chức tiết kiệm và trang trọng, các món ăn khơng thừa, khơng thiếu, Người nói:
“Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của nhà nước , của nhân dân. Bà
con ta ở trong nước làm đổ mồ hơi, sơi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy để lãng


phí, xa hoa là có tội với nhân dân”. Có lần ở Liên Xơ, bạn chiêu đãi tồn những đặc sản,
nhưng Bác lại chỉ nhớ món cá bống kho lá gừng. Khơng để bạn phật ý, đồng chí thư ký

phải trổ tài tháo vát bằng cách giới thiệu với bạn một món cổ truyền Việt nam để nồi cá
bống được có mặt trong bữa ăn.
Từ tháng 5/1958, Bác chuyển sang ở nhà sàn, nhưng hàng ngày, đúng giờ quy định,
Người trở về dùng bữa tại nhà ăn phía bên kia bờ ao, cơm nước xong, Người lại đi bộ trở
về nhà sàn, dù thời tiết mưa to, gió lớn cũng vẫn vậy. Các đồng chí phục vụ nhìn Bác xắn
quần lội qua quãng đường ngập nước mà thương Bác vô cùng. Một hôm, sắp hết giờ làm
việc buổi sáng, trời đổ mưa to. Thấy cơ hội thuận tiện, đồng chí giúp việc xin phép được
mang cơm sang nhà sàn, Bác dừng tay làm việc, trầm ngâm nhìn trời mưa, hỏi đồng chí
phục vụ “Thế mang cơm cho Bác cần mấy chú?”, “Dạ, thưa Bác, một đồng chí bê cơm,
một đồng chí bê thức ăn và hai đồng chí đi kèm che mưa”, “Thế chú muốn một mình Bác
vất vả hay muốn để nhiều người vất và vì một mình Bác?”. Hết giờ làm việc, mưa vẫn
tầm tã, Bác xắn cao quân, tay cầm ô, tay chống gậy, lần từng bước qua con đường vòng
ao cá nước chảy xiết sang nhà ăn. Những lần đi công tác các địa phương, Bác đều nhắc
anh em mang cơm đi theo, khi thì cơm nắm, khi thì bánh mỳ với thức ăn nguội, chỉ có
món canh cho vào phích để đến bữa Bác dùng cho nóng. Trên đường đi, cứ đến bữa là
Bác chọn nơi vắng, mát, sạch cho dừng xe, Bác cháu bày cơm ra ăn đơn giản, không
phiền ai cả. Một lần về thăm Thái Bình, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân cố nài Bác ở lại ăn
cơm, Người nói: “Đi thăm tỉnh lụt cịn ăn uống nỗi gì?”, nhưng vì thương cán bộ đã chót
bày mâm, Bác lấy gói cơm nắm và thức ăn mặn rồi bảo đồng chí cảnh vệ: “Chú mời đồng
chí Bí thư và Chủ tịch đến ăn cơm với Bác. Còn chú và chú bác sĩ sang mâm kia ăn với
cán bộ tỉnh”. Khi phải công tác ở địa phương nào lâu, Bác dặn cán bộ tỉnh chỉ làm cơm
cho mấy người và ăn những món nào, dù cán bộ tỉnh bày cỗ ra Bác vẫn chỉ gắp vào bát
của anh em và bát của mình mỗi người một miếng gọi là nếm thử, rồi xếp ngay ngắn đĩa
thức ăn ấy, để ra ngoài mâm, Bác vói với anh em: “Người ta dọn ra một bữa sang. Bác
cháu mình có khi chẳng ăn và chẳng ăn hết. Nhưng đi rồi để lại cái tiếng: đấy Bác Hồ đến
thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ, cũng điều động người làm mất thời gian. Thế là tự
mình, Bác lại bao che cho cái chuyện xôi thịt…”. Hai lần Bác về thăm quê, tỉnh nhà đều
làm cơm chiêu đãi Bác. Năm 1957, Bác mời mọi người cùng ngồi chung mâm có đĩa cà
muối quê hương. Năm 1961, Bác cũng ngồi vào bàn ăn nhưng lại chiêu đãi mọi người
món cơm đã chuẩn bị sẵn, mang từ Hà Nội vào: đó là những gói cơm nắm độn bắp, gạo

trắng và ngơ nhỏ mịn gói lại vng vức. Bữa cơm ấy thật ngon, nhiều ý nghĩa và cảm
động. Năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đang ác liệt, nhân dân ta bắt đầu phải
ăn cơm độn sắn, ngô, Bác dặn anh em: “Các chú thổi cơm độn cho Bác. Nhân dân, cán bộ
ta ăn độn bao nhiều phân trăm, độn cho Bác từng ấy”. Khi đó Bác đã bước vào tuổi 75,
nhìn Bác ăn độn mà anh em xót quá, mới thưa lai có quy định các cụ già trên 70 tuổi
không phải ăn cơm độn, nhưng Bác bảo: “Bác cũng nhiều tuổi, nhưng Bác cịn khoẻ. Thế
thì Bác theo cán bộ. Cán bộ thế nào thì Bác thế ấy. Cứ thổi tiếp đi cho Bác ăn”. Anh em
xay ngô thật nhỏ, độn gọi là, nhưng Bác biết, người nhắc: “50% cơ mà!”.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người được vinh dự dùng cơm với Bác nhiều lần nhất, Thủ
tướng kể lại rằng bữa ăn nào Bác cũng ăn tiết kiệm, vừa đủ khơng bỏ món thừa, khơng
vương vãi một hột cơm. Bác rất thích ăn những món dân dã như vó bị, cà dầm tương,
mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng. Những hôm mời khách ăn cơm,


bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách
đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ người dùng vào tiền công quỹ. Bác
thường mời cơm thân mặt một số đồng chí trong Bộ Chính trị, đơi khi cả gia đình một số
đồng chí trong Trung ương, cán bộ, các anh hùng dũng sĩ miền Nam ra báo cáo công tác
hoặc chữa bệnh. Những lần tiếp khách như vậy bao giờ Người cũng nhắc các đồng chí
phục vụ nấu những món ăn phù hợp khẩu vị của khách để anh em ngon miệng. Chiều
ngày 01/8/1969, vị khách cuối cùng được Bác mời cơm là đồng chí Nguyễn Văn Linh,
Phó Bí thư Trung ương cục miền nam ra báo cáo tình hình với Người.
Phong cách sinh hoạt đời thường của Bác Hồ là biểu hiện của tình thương yêu con người,
là đạo đức cần - kiệm - liêm - chính, tạo nên nét thanh cao và sự vĩ đại của một nhà hiền
triết, một bậc thánh nhân thế kỷ XX, bởi vậy: “ Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh
sáng. Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự
chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết. Tư tưởng và đạo đức và đạo đức cao
cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta”.

Bài học về sự tiết kiệm

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in
một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thơng tấn xã in hai mặt bằng rơnêơ,
nh nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt
giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong,
những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch
cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn
bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc
biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề
nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, cịn những
việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy. Tháng 7, Bộ Chính trị
họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày
Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi báo Nhân Dân đăng tin nghị
quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4
nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện
nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để
tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua
dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Việc chi tiêu của Bác Hồ
Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đơi tất rách đã vá đi, vá lại
mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
- Cái gì cịn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...
Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên
trong rồi cười xí xóa:


- Đấy, có trơng thấy rách nữa đâu...
Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn
ngon lành, rồi nói:
- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã q...

Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.
Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa
bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).
Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất
nhiều khó khăn về tài chính do những ngun nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu
do lao động tự thân mà có, Bác dành cho cơng tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân
nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tơ canh,
đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ
từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức
ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.
Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le ở Xtalingrát năm
1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác
mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh
thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hồng vui vẻ”...
Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế,
Nguyễn Chí Thanh, Hồng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngồi mâm mấy món ăn, rồi nói:
“Ăn hết lấy thêm, khơng ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.
Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của
Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, khơng hoang phí
mà cũng khơng keo kiệt, “ki bo”.
Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta
càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật
chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta khơng học tập được, đâu có phải là
một tịa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta khơng đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc
thềm thứ nhất?

Thời gian quý báu lắm
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời
cho thật chính xác, bởi ở ta khơng có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một
đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy
rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu,
tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác
Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.


Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ
Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8
giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ,
vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất
15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa khơng qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao
nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã
không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu,
vì vậy thường khơng bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang
bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người
hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối
đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác
đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lịng người đang thất vọng, thì từ ngồi hiên lớp học có

tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra
giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các
đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng
chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
Nhưng Bác khơng đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết
đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp
học phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa Thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào
dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung
tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường trời
bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho
đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ
trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ
rưng rưng cảm động của các đại biểu.


Thì ra, thấy trời mưa to, thơng cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại
biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước.
Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân,
cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ
chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Bác có phải là vua đâu?
Có một số người có ngơi cao, chức cả, sống trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi
người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề
biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi.
Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ,

Bác Hồ của chúng ta ln ln hịa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí,
khơng nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.
Kháng chiến tồn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi
kháng chiến, đèo cao suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ
lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khỏe, còn đi được, các chú có
nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.
Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có
phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong
xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đơng mà nắng cịn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng
trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định
giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:
- Thế chú có đủ ơ che cho tất cả đồng bào khơng? Thơi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?
Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá
sơng q hiếm thường chỉ có ở khúc sơng Hồng đoạn Bạch Hạc - Việt Trì. Nhìn đĩa cá
biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:
- Cá ngon q, thế mà chú Tơ (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú
để đến chiều đồng chí Tơ về cùng thưởng thức.
Miếng ngon khơng bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện
cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hơm trước. Nhìn đĩa
cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra khơng bằng lịng.
- Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!
Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng
thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền
hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.
Những anh em cơng tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp,
thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe chờ Bác đi
qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp,
khơng cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần,
Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:



- Các chú có cơng việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền
có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?
Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì khơng sống cho mình nên mới được
trường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ở ngồi mà
lại cịn”. Bác Hồ sống qn mình, khơng nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi. Lời
Lão Tử thật sâu sắc lắm thay!

Từ đôi dép đến chiếc xe ôtô.
Đôi dép của Bác “ra đời” vào năm 1947, được “chế tạo” từ một chiếc lốp ôtô quân sự của
thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.
Đơi dép đo cắt khơng dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.
Trên đường cơng tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa... Đơi hài thần đất, đi đến đâu mà
chẳng được.
Chẳng những khi “hành quân” mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp
khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà
con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội
ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các đồng chí cảnh vệ cũng đã đơi ba lần “xin” Bác
đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được”.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lập
mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu Đêli. Bác tìm dép. Anh em thưa:
- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi...
Thưa Bác...
Bác ôn tồn nói:
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta cịn chưa được độc lập hồn tồn.
Nhân dân ta cịn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đơi tất mới thế là đủ

lắm mà vẫn lịch sự...
Thế là các ông “tham mưu con” phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng
lịng chờ đợi...
Trong suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất
quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều
góc độ, ghi ghi chép chép... làm anh em cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ
“đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm
niên ấy”, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Cán bộ và chiến sĩ rồng


rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác, Bác vui cười nắm tay
chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, cả đám dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đơi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, để cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu có “rút dép” đây...
Nhao nhác, ầm ĩ như thế, nhưng đồng chí cảnh vệ chỉ đứng cười vì biết đơi dép của Bác
đã phải đóng đinh rồi; có “rút” cũng vơ ích...
Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ!
Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra,
“thách thức”:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...
Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh
liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...
Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở
lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Tôi, để tôi sửa dép...

Mọi người giãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.
Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ...
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ có đúng một phần... Đơi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ
mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì cịn “thọ” lắm! Mua đôi dép
khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì
đất nước ta cịn nghèo...
Đơi dép cá nhân đã vậy, cịn “đôi dép” ôtô của Bác cũng thế!
Chiếc xe “Pa-bê-đa” sản xuất tại Liên Xô Bác vẫn đi, đã cũ, Văn phòng xin “đổi” xe
khác, “đời mới” hơn, tốt hơn, nhưng Bác không chịu:
- Xe của Bác hỏng rồi à?
Anh em thưa rằng chưa hỏng, nhưng muốn thay xe để Bác đi nhanh hơn, êm hơn.
Bác nói:
- Ai thích nhanh, thích êm thì đổi...
Hơm sau đến giờ đi làm, khơng biết là xe hỏng thật hay “ai” xui mà Bác đứng đợi bên xe
mà xe cứ “ì” ra. Bác cười bảo đồng chí lái xe:


- Máy móc có trục trặc, chú cứ bình tĩnh sửa. Sửa xong Bác cháu ta đi cũng kịp...
Vài phút sau, xe nổ máy...
Bác lại cười nói với đồng chí lái xe, cảnh vệ:
- Thế là xe vẫn còn tốt!

Đạo đức người ăn cơm
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng:
“Bác thường dạy quân dân ta “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư”, Bác dạy phải làm
gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng “đạo đức”
cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong
khi ăn cơm, Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là “đạo đức”.

Thứ nhất, Bác khơng bao giờ địi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia.
Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi hịa bình lập
lại có điều kiện Bác cũng khơng muốn coi mình là “vua” có gì ngon, lạ là “cống, hiến”.
Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, tồn các món dân tộc, tương cà, cá kho..., thường là
chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4 - 5 món thơi...
Thứ ba, Bác thường bảo chúng tơi, ăn món gì cho hết món ấy, khơng đụng đũa vào các
món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vng vức. Nhớ lần đi
khu IV, đồng chí Bí thư và Chủ tịch Quảng Bình ăn cơm với Bác, trong mâm có một bát
mắm Nghệ hơi nhiều. Bác dùng bữa xong trước, ngồi bên mâm cơm. Hai cán bộ tỉnh ăn
tiếp rồi bng đũa. Bác nhìn bát mắm nói:
- Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết.
Hai “quan đầu tỉnh” đành phải ăn tiếp vừa no, vừa mặn... Chiều hơm đó, hai đồng chí đưa
Bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá.
Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với Bác, đã gắp
mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết. Tưởng là đã “hồn thành nhiệm vụ”
nào ngờ Bác lại nói:
- Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm. Cháu cho thêm ít cơm vào bát “quẹt” cho
hết...
Thứ tư, có món gì ngon khơng bao giờ Bác ăn một mình, Bác xẻ cho người này, người
kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn
gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.
Thứ năm, tơi có cảm giác là đơi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đơi đũa, nâng
bát cơm, Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé
đói rách ở đâu đấy. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng
mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày
khơng có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tơi lại càng thương Bác quá, thương
quá. Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi


lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm

bạc với Bác”.

Bác Hồ thích món ăn gì nhất
Nhiều người quan tâm đến sinh hoạt đời thường của Bác Hồ đã có lúc đặt ra câu hỏi ấy.
Mới xem qua, dường như nó chẳng có ý nghĩa gì mấy, bởi nó q riêng tư, mỗi người đều
có sở thích của mình, thị hiếu là vấn đề không thể bàn cãi!
Đúng như vậy. Nhưng tìm hiểu sở thích của một người cũng là một hướng tiếp cận tính
cách của con người đó, càng cần thiết hơn khi đó lại là một vĩ nhân.
Cũng như mọi người, có món ăn Bác Hồ rất thích, nhiều món ăn được, có món khơng
thích, ví dụ qua bữa cơm bà Thanh được kể lại, ta biết cậu Thành từ nhỏ không ăn được
tỏi.
Nét nổi bật là vị Chủ tịch nước đầu tiên của chúng ta lại rất thích các món ăn dân dã như
mắm, cà dầm tương, canh cua ăn với rau chuối thái ghém...
Có lần, trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí Chủ tịch Liên khu IV Lê Viết Lượng có
gửi lên Việt Bắc biếu Bác một lọ cà dầm mắm. Bác rất thích ăn. Ngày đó, Bác vẫn
thường ăn chung với các nhân viên phục vụ của mình. Có bữa bận phải ăn sau, Bác dặn:
các cô chú cứ ăn thịt cá, để phần Bác món cà dầm mắm.
Ở rừng, thỉnh thoảng vẫn thiếu rau. Bác bảo: - Ta thiếu rau nhưng nhiều mít, cơ Mai (vợ
bác sĩ Chánh) làm món nhút ăn cho đỡ xót ruột. Chị Mai thú thực khơng biết làm. Bác lại
bày cho cách làm nhút từ quả mít xanh. Có lẽ trong các món mang hương vị q hương,
Bác thích nhất món cá bống kho lá gừng. Hơm nào, đồng chí Cần - cấp dưỡng của Bác,
làm món ăn đó, Người thường ăn hết, để món thịt lại.
Có lần, Bác được mời đi nghỉ tại Liên Xô. Bạn cho ăn tồn những món đặc sản vào loại
tuyệt hảo. Bỗng một hơm Bác bảo: “Mình nhớ món cá bống kho lá gừng quá!”. Một
chuyện thật đơn giản, nhưng trong hoàn cảnh đó thực hiện lại khơng dễ. Vì ở nhà nghỉ thì
khơng ổn, hơn nữa bạn lại rất sợ mùi nước mắm. Kho ở sứ quán rồi mang vào, lại sợ bạn
biết sẽ phật ý. Cuối cùng, nhờ sự trổ tài khéo léo của đồng chí Vũ Kỳ trong việc giới
thiệu các món ăn cổ truyền của dân tộc, món cá bống kho gừng đã được thực hiện.
Ở Việt Bắc, hôm nào có điều kiện ăn tươi, Bác lại bảo: ra gọi cơ Cúc (vợ đồng chí Phạm
Văn Đồng) và cơ Mai vào trổ tài cho Bác cháu mình thưởng thức. Chị Mai làm món gà

rút xương, thịt băm trộn nấm hương nhồi đùi gà, đem hấp. Chị Cúc làm món bít-tết. Bác
khen ngon, vì làm rất cơng phu. Bác nhận xét:
- Gia vị đối với món ăn Việt Nam rất quan trọng. Thiếu gia vị, món ăn sẽ giảm hương vị
đi rất nhiều.
Coi trọng nội dung, Bác cũng nhắc nhở cần chú ý đến cả hình thức trình bày. Hồi ở Việt
Bắc, có lần đi cơng tác, buổi trưa, Bác cháu dừng lại bên bờ suối nấu ăn. Bác bảo: các
chú nấu cơm, để Bác rán trứng cho. Bác làm rất thạo. Trứng rán xong mà cơm chưa chín.
Bác lấy que sắt nung trên than hồng rồi đặt lên khoanh trứng thành những hình quả trám
rất đẹp. Anh em cười thán phục. Bác bảo:
- Khi có điều kiện làm cho ngon hơn, đẹp hơn thì ta cứ làm chứ các chú!


Ngày 16-6-1957, Bác đi thăm Đồng Hới (Quảng Bình). Trong bữa cơm trưa có đủ các
món đặc sản của Đồng Hới: Mắm tôm chua, rau muống chẻ, cá thu kho... Bác cháu vừa
ăn vừa trò chuyện. Bác chỉ tay sang bác sĩ Nhữ Thế Bảo nói đùa:
- Bác sĩ khuyên mọi người ăn chín, uống sơi, cịn bản thân bác sĩ thì lại ăn rau muống
sống hơi quá nhiều đấy!
Mọi người cười vang. Bữa ăn ngon lành càng thêm vui vẻ.
Theo cuốn: Bác Hồ - con người và phong cách

Ăn no rồi hãy đến làm việc
Anh em, bạn bè, họ hàng lâu ngày gặp nhau, cùng uống một chén rượu, ăn với nhau một
bữa cơm cũng là việc thường tình. Cái chính là ở tấm lịng trung thực, tình nghĩa, kính
trọng, u thương nhau chứ khơng nên “khách một khứa mười” tranh thủ chi tiêu “tiền
chùa” xả láng. Khách không nên vì cương vị “gợi ý” khéo để chủ nhà “nghênh tiếp”.
Anh em ở gần Bác cho biết, dù trong kháng chiến ở Việt Bắc, hay khi đã về Hà Nội, kể cả
trong những năm chống Mỹ, cứu nước, hễ đi công tác xa, gần, là nhất định Bác “bắt”
mang cơm đi theo. Khi cơm nắm, độn cả ngơ, mì. Khi là bánh mì với thức ăn nguội. Chỉ
có canh là cho vào phích để đến bữa, Bác dùng cho nóng.
Nhớ lần về thăm tỉnh Thái Bình, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân cố nài Bác ở lại ăn cơm.

Bác nói: “Đi thăm tỉnh lụt cịn ăn uống nỗi gì”. Nói xong, Bác lại thương cán bộ vì đã có
cơm sẵn. Bác gọi đồng chí cảnh vệ đưa cơm nắm thức ăn mặn của Bác đến và bảo:
- Mời đồng chí bí thư và chủ tịch đến ăn cơm với Bác. Còn chú và bác sĩ sang mâm kia
ăn cơm với cán bộ tỉnh.
Thường là đi công tác, đến bữa, Bác cho dừng xe, chọn nơi vắng, mát, sạch, Bác, cháu
mang cơm ra ăn. Làm việc xong, Bác chọn giờ ra về để kịp ăn cơm “ở nhà”. Nếu khơng,
lại có cơm nấu bữa thứ hai mang theo. Chỉ khi nào ở đâu, công tác lâu Bác mới chịu “ăn”
cơm ở địa phương. Bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà”:
- Đồn Bác đi có từng này người. Nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Dù không nghe lời Bác, chủ nhà dọn “cỗ” ra, Bác cũng có cách riêng của Bác. Bác nói
với anh em:
- Bác cháu ta chỉ ăn hết món này, món này thơi. Cịn món này để nguyên.
Nhà chủ thiết tha mời Bác dùng thử món “cây nhà lá vườn”, Bác cũng chỉ gắp vào bát
anh em và bát mình mỗi người một miếng rồi lại xếp ngay ngắn đĩa thức ăn ấy, kiên
quyết để ra ngồi mâm, người ngồi nhìn vào thấy đĩa thức ăn vẫn như nguyên vẹn. Bác
nói với cán bộ:
- Người ta dọn ra một bữa sang, Bác cháu mình có khi cũng chẳng ăn đâu hoặc ăn chẳng
hết. Nhưng đi rồi để lại cái tiếng: đấy, Bác Hồ đến thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ,
cũng điều động người này, người nọ từ giao tế sang, mất thời gian. Thế là, tự mình, Bác
lại bao che cho cái chuyện xơi, thịt... Cứ ăn no rồi đến làm việc.
Theo: Nguyễn Việt Hồng


Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ
Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho
anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Mùa đơng, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo
lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.
Bác thường nói: “Chiến sĩ cịn đói khổ, tơi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ cịn rách rưới,
mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.

Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già
cũng suy nhược, dễ bị tốt mồ hơi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi
hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hịa nhiệt độ. Bác bảo: mùi
nó hơi lắm, Bác khơng chịu được! (Bác khơng dùng nên nói vậy thơi, chứ máy đã có nút
xả thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phịng khơng trên nóc hội trường Ba Đình thì
chịu sao được? Các chú ấy có đủ nước uống khơng? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về
cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch
bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống khơng?
- Nước chè thường cịn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phịng khơng? Nghe nói ụ
súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho
chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác
còn bao nhiêu.
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ
tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.
Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm
hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp Tết
Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón
xn.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương
với khoảng 60 lạng vàng).

Bác bảo:


- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để
mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những
chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp
miền Bắc. Nếu số tiền đó khơng đủ thì u cầu địa phương nào có bộ đội phịng khơng
trực chiến góp sức vào cùng lo!
Về sau, Bộ Tư lệnh Phịng khơng Khơng qn báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch
biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phịng khơng, không quân được một
tuần!
Theo: Trần Đức Hiếu
(ghi lời kể của đồng chí Vũ Kỳ)

Để Bác quạt
Năm ấy, Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội.
Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào
gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.
Đang lúc Bác thăm hỏi sức khỏe thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá
dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy,
nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ơm chầm lấy Bác nghẹn
ngào “Bác ơi!” Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.
Bác đến từng giường anh chị em thương binh nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi
bữa ăn được bao nhiêu bát cơm.
Hơm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có
người định làm thay, Bác nói:
- Để Bác quạt.
Hơm ấy, lúc ra về Bác khơng vui.
Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hòa nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra
cho các đồng chí thương binh.

Theo: Nguyên Dung

Bữa cơm trên tàu với Bác
Cuối tháng 3-1959, lần đầu Bác Hồ cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng và các đồng chí
ở Trung ương về thăm quân chủng Hải quân đi thăm biển, các đảo thuộc vùng biển tỉnh
Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhiệm vụ đưa đón Bác và các đồng chí đại biểu, cấp trên tin
tưởng giao cho cán bộ, chiến sĩ tàu 524. Lúc đó, khơng riêng gì tơi (Trần Bạch) mà tất cả
cán bộ, chiến sĩ tàu 524 đều cảm thấy vinh dự và tự hào.
Hôm Bác đi thăm đảo Tuần Châu xong, Bác trở về tàu 524, đồng chí Tư Tường bàn với
anh em trên tàu là sẽ mời Bác, đồng chí Nguyễn Lương Bằng và các đồng chí cùng đi ở


lại ăn cơm với cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Sau khi anh Tư Tường báo cáo nguyện vọng của
anh em với Bác, Bác vui vẻ nhận lời và bảo: để Bác xem các chú nấu ăn có giỏi khơng?
Hơm đó tàu cử đồng chí Hiên là người khéo tay nhất làm bếp và trực tiếp nấu nướng. Tôi
và các đồng chí cùng tham gia mỗi người một việc, từ vo gạo, nhặt rau… Ai nấy đều rất
vui và chăm chú làm việc như muốn góp phần cơng sức của mình vào bữa ăn “chiêu đãi
Bác”. Trong lúc anh em đang loay hoay nấu nướng thì Bác xuống bếp. Nhìn quanh một
lượt, Bác khen bếp sạch, ngăn nắp. Bác đang xem ngăn để gia vị, hành tỏi, chợt quay lại
bảo với Hiên:
- Chú nấu cơm khê rồi! Anh Tư Tường cũng quay lại. Hiên vội bớt lửa, rồi mở vung nồi
ra kiểm tra. Khi đó anh em mới ngửi thấy mùi cơm khê. Anh Tư Tường và anh em trên
tàu rất áy náy về việc nồi cơm bị khê. Tất cả khơng ai nói một lời và cảm thấy như mình
có lỗi với Bác. Trong lúc mọi người chưa biết xử lý thế nào thì Bác bảo: Chắc các chú đói
rồi, cơm hơi khê, khơng việc gì, ta ăn thơi.
Bác nói với giọng dịu dàng, khoan dung, làm xua tan đi nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi
người. Nghe theo lời Bác, mọi người vui vẻ cùng ngồi vào bàn ăn.
Lúc đó tơi khơng nghĩ mình được vinh dự ngồi ăn cơm với Bác. Khi nghe anh Tư Tường
bảo: “Bạch lên cùng ăn cơm với Bác”, tôi xúc động không nói nên lời. Ngồi tơi ra cịn
có Trung sĩ Bùi Văn Đào là lính tín hiệu.

Hơm ấy danh nghĩa là tàu mời cơm Bác nhưng cũng chỉ có món thịt gà luộc, lòng gà xào
miến và nước luộc gà nấu miến làm canh. Cịn bàn ăn thì kê ngay ở mạn phải đi tàu.
Bác ngồi ở phía ngồi, sát với cọc lan can. Nhìn Bác vui vẻ ăn, chúng tơi mới đỡ lo. Lúc
đang ăn, Bác gọi xuống bếp: Thức ăn của ta đã nấu xong chưa hả chú? Đồng chí phục vụ
trả lời: Thưa Bác xong rồi ạ! Mang lên đây góp cùng ăn với Hải qn. Đồng chí phục vụ
Bác bê lên một đĩa bốn con cá rô phi rán. Nhìn đĩa cá, Bác bảo: ở giữa biển, Bác mời các
chú ăn cá.
Sau này chúng tôi được biết bốn con cá rơ phi là của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Ninh biếu Bác, Bác dành cho bữa ăn với anh em ở tàu. Suy ngẫm về câu nói của Bác mới
hay, phải chăng Bác muốn nhắc nhở sống ở khu vực có biển phải biết giăng lưới, thả câu
bắt cá để cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với anh em trên tàu về
bữa ăn hơm đó là khi sẻ thức ăn cho từng người, Bác bảo: Các chú ăn cơm với Bác hoặc
ăn cơm phải ăn hết thức ăn, không được để thừa, thừa đổ đi thì lãng phí, để người khác ăn
thừa của mình thì khơng được.

Nếu cịn sử dụng được thì cố mà tận dụng
Năm 1960, Bác ra thăm đảo Hòn Rêu ở Quảng Ninh. Trời trở lạnh, Bác lấy tất ra đi. Mấy
chị bên Khu Hội phụ nữ thấy tất Bác khơng cịn mới liền đem lại một đôi tất mới để Bác
thay.


Ngay lúc ấy Bác khơng nói gì. Bác cúi xuống xoay chỗ tất sờn rách vào phía dưới lịng
bàn chân và nói: Các cơ chú xem tất Bác cịn rách khơng? Nước mình cịn nghèo, cái gì
cũng vậy, nếu cịn sử dụng được thì cố mà tận dụng, đừng vội vứt đi!
Một lần, khi sang Pháp đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô trở về, Người ta thấy cụ
Chủ tịch nước mặc một bộ quần áo ka ki đã cũ. Có người đề nghị Chủ tịch thay bộ quần
áo khác, Chủ tịch đáp: Nhiều đồng bào ta nếu được bộ quần áo như thế này cũng là tốt
lắm. Thế thì việc gì tơi phải thay.

Ngăn nắp và trật tự

Hồi ở Pác Bó, dù sống ở trong hang đá hay trong một lán nhỏ, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống
ngăn nắp và trật tự. Đồ đạc, tài liệu Bác sắp xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó,
khơng bao giờ lẫn lộn. Sách, báo, tài liệu, Bác xếp để trên các bậc. Ấm chén, bút mực…
cũng đều có quy định chỗ để hẳn hoi. Ai động đến là Bác biết. Bác có một chiếc máy chữ
mang từ nước ngồi về, thường vẫn dùng để đánh tài liệu. Cứ sau mỗi buổi làm việc, Bác
xếp máy chữ vào một túi riêng, cịn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thận. Chả thế mà
có hơm báo động, chỉ mấy phút sau Bác đã xếp xong các thứ gọn gàng. Còn đồng chí
khác thì chạy tới chạy lui, vấp cả vào nhau. Có đồng chí, thứ cần thiết thì khơng mang đi,
thứ khơng cần thì lại lấy. Thấy thế, Bác nhẹ nhàng bảo:
- Gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt động bí mật cũng như trong
nếp sống hàng ngày của người cán bộ các chú phải thường xuyên chú ý rèn luyện.
Sau này, khi về sống ở Hà Nội, Bác vẫn giữ nếp sống gọn gàng, ngăn nắp ấy. Trên bàn
làm việc của Bác dưới nhà sàn, ngày nào cũng vậy, sau giờ buổi sáng, trước lúc sang ăn
cơm, Bác đều xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn. Buổi chiều hết giờ làm việc, Bác mang tài
liệu lên nhà, mỗi thứ để một nơi theo đúng chỗ quy định.
Một lần, đang lúc giữa trưa thì cịi thành phố báo động có máy bay Mỹ đến. Bác bình tĩnh
từ trên nhà đi xuống cầu thang. Nhìn thấy một số đồng chí bảo vệ tất tưởi chạy ra hầm,
quần, áo, súng, đạn, balô không gọn gàng, Bác bảo:
- Các chú là bộ đội, phải bình tĩnh và ln ln sẵn sàng chiến đấu. Lúc có giặc cũng như
khi khơng có giặc. Muốn vậy, trong cuộc sống hàng ngày các chú phải sống ngăn nắp,
trật tự và gọn gàng.

Tục lệ tốt đẹp
Bác Hồ giản dị trong cả cách nói, cách viết. Một số người sính ngoại có những lời văn
cầu kỳ khó hiểu, Bác nhắc nhở, phê bình ngay.
Có lần Bác đọc bài bình luận về một trận đánh thắng ở chiến trường miền Nam. Bài bình
luận viết: Đây là chiến thắng long trời lở đất.


Bác cầm bút khoanh tròn trên mấy chữ “long trời lở đất” rồi phê vào bên: thế thì Bác

cháu ta ở đâu?
Ngày 1-2-1969, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp được
mời lên gặp Bác để thông qua bài viết về Tết trồng cây. Trong bài có câu: Tết trồng cây
đã thành một mỹ tục của toàn dân ta.
Bác đồng ý với nội dung, nhưng sửa lại: đã thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta.
Một lần khác, Bác tới xem triển lãm hàng gốm sứ do trường Cao đẳng Mỹ thuật công
nghiệp trưng bày. Bác khen hàng đẹp và hỏi: Có phải nhập ngun liệu của nước ngồi
khơng?
Đồng chí Nguyễn Khang thưa: Thưa Bác, đại bộ phận là ở trong nước ạ.
Bác cười bảo: Sao chú khơng nói là phần lớn ngun liệu mà lại nói là đại bộ phận?
Bác thường căn dặn: Tiếng nói, chữ viết của dân tộc ta rất giàu, rất đẹp, nếu thiếu thật
mới đi mượn của nước ngoài, các chú cần chú ý.

Bác Hồ với vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao
Là một cán bộ ngoại giao lâu năm, tôi vinh dự và may mắn được tiếp xúc với Bác Hồ
nhiều lần. Những lần Bác đến thăm sứ quán ta ở nước sở tại, Bác nói nhiều vấn đề, trong
đó có vấn đề tiết kiệm của ngành ngoại giao.
Năm 1957, Bác thăm Liên Xô và một số nước Đông Âu. Khi đến thăm cán bộ, nhân
viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Bác căn dặn chúng tôi phải ra sức tiết kiệm trong
chi tiêu, tiết kiệm thời gian, tranh thủ học tập. Bác nếu tấm gương sáng về bảo đảm giờ
giấc. Hôm sứ quán tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Ba Lan,
chúng tôi được giao nhiệm vụ chọn địa điểm, đặt các món ăn sao cho phù hợp với khẩu
vị người nước ngoài, vừa thể hiện được món ăn dân tộc. Kết quả chiêu đãi tốt. Bác hài
lòng khen: Các chú tổ chức chiêu đãi vừa tiết kiệm, vừa trng trọng. Các món ăn khơng
thừa, khơng thiếu. Sau đó, Bác kể chuyện có sứ qn do tính tốn khơng kỹ, khi chiêu đãi
khách, các món ăn thừa rất nhiều. Bác nói: Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là
tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hơi, sơi nước
mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy, để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân.
Một lần, khi nói chuyện với cán bộ ngoại giao về nước học tập nghị quyết của Đảng,
Bác đến thăm và căn dặn.

Nhân dân ta đang gian khổ chiến đấu để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vì vậy, mỗi
cán bộ, mỗi người dân phải tiết kiệm vì sự nghiệp cách mạng. Làm công tác ngoại giao,
tuy phải có phần hình thức cho coi dược, song nội dung vẫn là quan trọng hơn. Cái đẹp
của hình thức là ở chỗ sạch sẽ, gọn gàng, giản dị, chứ không phải ở chỗ xa hoa, lãng phí.
Cần làm sao khơng tốn kém mà lịch sự. Các cô, các chú đi cơng tác nước ngồi càng phải
chú ý điều này.Vì hồn cảnh ở nước ngồi thường dễ làm cho mình sinh ra hoang phí,


tham ơ, hủ hóa, thậm chí có khi sa ngã, mất cả tư cách người cách mạng. Các cô, các chú
phải luôn luôn tự kiểm điểm và giúp cán bộ mình cùng kiểm điểm.
Cũng tại cuộc gặp với cán bộ ngoại giao, ngày 14-1-1965, Bác căn dặn nhiệm vụ và
những điều cần chú ý: Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo, miền
Nam đang còn phải đấu tranh, toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm.
Cán bộ ngoại giao ta ra ngoài có hình thức làm sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ, nhưng khơng
được lãng phí, xa hoa. Trường hợp làm tiệc mặn , song nếu ta làm được tiệc trà thay vào
là tốt nhất. Ta không phải thể đua với người được. Người giàu có, cịn ta thì nghèo. Chính
vì vậy, phải hết sức tiết kiệm. Ngoại giao càng phải tiết kiệm.
Lời dạy của Bác về vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao mãi mãi vẫn cịn mang tính
thời sự nóng hổi.
Trích từ sách: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006, tr.333-334.

Sự giản dị của Bác Hồ
Ai cũng biết Bác Hồ sống rất giản dị. Giản dị vừa là cung cách làm việc, vừa thể
hiện phẩm chất, đạo đức, lối sống của Người.
Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và
truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì
nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà
Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân,
chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm

việc, Bác khơng bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết
những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần
được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động,
bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức
giản dị, dễ hiểu. Ðầu những năm 40 của thế kỷ 20, nước ta mới gây dựng phong trào
cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Ðơng - Nam
Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách
mạng đó trong bài "Nhóm lửa" (01-8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn?
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân,
Cũng lo sợ lửa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi quạt,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió, chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.


Gió càng cao, ngọn lửa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lửa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hịa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con cơng
giáo ở Phát Diệm, Bác nói: “Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng
phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui”. Những lời nói của
người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ 19ung, song
vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người,
hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước
hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno,

Chính phủ bạn dành phịng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở
nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi
cỏ rộng phía trước, rút dép cao-su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta xung quần quanh Bác.
Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) “Vẻ đẹp bên
trong của viên ngọc”, trong đó có những câu:
Người khơng thích ngồi ghế danh dự, suy tơn
Ngồi vào đó, với Người, khơng có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. “Ngâm
thơ ta vốn không ham”, ấy là lời Bác nói rõ rằng mình khơng lấy 19ung tác văn chương
làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm
nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà
văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là “người học trị nhỏ của nhà văn vĩ đại
Tolstoi” (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. “Ngục trung
nhật ký” gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng
8-1942 – 9-1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Ðọc bản dịch thơ Bác cho Bác
nghe, Bác khơng nói gì chỉ tủm tỉm cười. Ðánh bạo hỏi Bác, Bác nói: “Các chú quý thơ,
yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng khơng
dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thơi thì các chú cùng Bác 19ung tác vậy”. Có
cái hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kỹ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận mình và người
rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác khơng câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như
mất cái gậy, rụng chiếc răng… Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc
hiền triết xưa nay, khơng có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất
giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ…; thơ thì
thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khn vào niêm luật, chung cả văn
ngơn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu… (tập “Nhật ký trong tù”).
Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời
than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”…). Có thể nói, Bác viết
văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt,
tiện nghi, tình thế, lịch sử… Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại

quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy
Bác cao đạo, đại ngơn, khẩu khí “vĩ nhân” bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn


chưa hiểu hết. Ðể dịch “Ngục trung nhật ký” của Bác, Viện Văn học đã tập trung những
nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù
đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên
cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng khơng phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ
do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là, “văn tức là người” là thế.
Cịn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa
như sự giản dị có ở mn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng
giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ … ở Bác là do cội nguồn: giản dị của
cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa
cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: “Khi Bác ăn được
thì khơng có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn khơng được”. Có lẽ khơng cần nói gì
20ung về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác
lên nhà sàn – chị kể: “Tơi khơng ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của
dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì!
Như hiểu được ý nghĩ của tơi, Bác nói giọng trầm buồn:
- Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc cịn trẻ bơn ba qua các nước,
Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để 20ung, nay Bác cho
cháu để làm kỷ niệm.
Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì khơng ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi
phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: S – N – K (Suy nghĩ kỹ). Ðến uyên thâm và vĩ
đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: “Suy nghĩ kỹ” (bài “Ðóa sen hồng”, báo
Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28-4-1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn
hóa. Bác làm chủ hồn tồn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống “như trời đất

của ta”, hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian
hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời
kỳ “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do” (K. Marx).
LÊ THÁI PHONG (Nhà giáo Ưu tú)
(Báo Nhân dân)
******
Qua các câu chuyện kể về đức tính giản dị, tiết kiệm của BÁc Hồ ,thật đáng để ta
coi trọng và phát huy đức tính đó. Bác thấy được sự cơ cực ,vất vả, khổ sở của đồng bào
trong cuộc sống còn chật vật, thiếu thốn đủ bề, Bác nhận thức được sự tiết kiệm là điều
cần phải làm cho đồng bào. Và sự giản dị trong lối sống, cách sinh hoạt của Người là tấm
gương noi theo cho tất cả dân tộc ta. Tiếc thay, do khơng duy trì sự tiết kiệm nên nhiều
nơi dân ta cũng như các quan chức vung tiền cho những lãng phí khơng đáng có, tham ơ,
đút lót cho lợi ích cá nhân. May thay, những năm gần đây, Đảng ta phát động phong trào
“Tiết kiệm là quốc sách” đã tác động đến người dân tuân theo nhiều. Thiết nghĩ, đó là
điều đáng phải làm. Đức tính này sẽ giúp mọi người hiểu hơn sự san sẻ, nhường cơm sẻ
áo cho những người kém may mắn hay giúp ngân sách nhà nước bớt đi sự lo lắng khi
gồng mình gánh những lãng phí hoặc giúp chính phủ trong việc nâng cao, bảo trì máy
móc, nhân lực cho sự phát triển quốc gia.




×