Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.46 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Đại học quốc gia hà nội


tr-ng đại học khoa học xã hội và nhân văn
<b>khoa khoa hc qun lý</b>


<b>Bùi Việt Nga</b>


xây dựng mô hình hiệu qu¶



cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo


<b>(Nghiên cứu tr-ờng hợp Viện Khoa hc v Cụng ngh Vit Nam </b>


<b>và Đại học Quốc gia Hà Nội) </b>


<b>luận văn thạc sĩ khoa học </b>


<b>Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghÖ </b>


<b>M· sè: </b> <b>60 34 72 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Phần mở đầu </b>


Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức, chúng ta đang
tham gia vào quá trình hội nhập với thế giới. Nền giáo dục nước ta cũng
đang đứng trước những thách thức mới của thời đại trong cuộc đua tranh
quyết liệt về mọi mặt giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu và giáo dục
khơng thể khép kín trong một hệ thống độc lập, mà phải được nhìn nhận
trong mối tương quan với hệ thống nghiên cứu khoa học. Vấn đề đặt ra cho
chúng ta hiện nay, đó chính là tạo lập được mối liên hệ hữu cơ giữa nghiên
cứu khoa học và đào tạo.



<b>1.</b> <b>Lý do nghiên cứu </b>


Kết hợp giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học là một xu hướng tất
yếu. Đây là chủ đề được bàn rất nhiều, được nhiều cấp quản lý khoa học và
giáo dục quan tâm. Chủ đề này lại rất cấp thiết khi chúng ta đang tham gia
vào quá trình hội nhập với thế giới, khi mà Internet đã đưa thông tin quốc
tế tới từng gia đình, khi nghiên cứu khoa học và đào tạo ở Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ của sự tụt hậu.


Thơng thường ở các nước có trình độ tiên tiến, nghiên cứu khoa học
và giáo dục đào tạo có hai hình thức cơ bản sau đây:


 Nghiên cứu khoa học và đào tạo chủ yếu được thực hiện trong một
hệ thống là các trường đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghiên cứu và ngược lại hệ thống các viện nghiên cứu cũng làm
công tác giảng dạy.


ở nước ta, từng có quan niệm cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của đại học
chỉ là đào tạo nên đầu tư, khuyến khích nghiên cứu khoa học ở đại học ít
được chú trọng hoặc chỉ được đầu tư để phục vụ trực tiếp nhiệm vụ đào tạo.
Vì vậy, các viện nghiên cứu được thành lập nằm ngoài và độc lập với các
đại học. Trường và viện khơng/ hoặc ít phối hợp với nhau trong nghiên cứu
và giảng dạy tạo nên sự lãng phí khá lớn các nguồn lực khoa học, cơng
nghệ, tài chính và nhân lực: Các chuyên gia nghiên cứu ở các viện ít có cơ
hội truyền đạt kiến thức của mình cho sinh viên và cuốn hút lực lượng trẻ
vào công tác nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học ở các trường đại học
hiện nay quá tải về giảng dạy, ít có điều kiện nghiên cứu: Tỷ lệ sinh
viên/1cán bộ giảng dạy trong hệ thống các trường đại học Việt Nam là
30/1, là quá cao so với khu vực và thế giới. Nhìn chung, bức tranh nghiên


cứu khoa học ở nước ta hiện đang mất cân đối, nghiêng về lý thuyết.
Nghiên cứu khoa học tại các trường đại học chưa tương xứng với đội ngũ
giảng viên đông đảo và sứ mạng đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất
nước. Tỷ lệ số bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế do nội lực giữa
trường đại học và viện nghiên cứu trong 5 năm 2000  2004 là 179/271
(~66%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Từ những lý do trên đây, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài <b>“</b><i><b>Xây </b></i>


<i><b>dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào </b></i>
<i><b>tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và </b></i>
<i><b>Đại học Quốc gia Hà Nội)</b></i><b>”</b>.


<b>2.</b> <b>Lịch sử nghiên cứu </b>


ở Việt Nam, hiện nay sự kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo đang là
nội dung luôn được chú ý. Về chủ trương và sự cần thiết của việc phối hợp
này đã được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng và Nhà
nước. Song cho đến nay, cơ chế để thực hiện vấn đề kết hợp cũng như
phương thức kết hợp vẫn còn là vấn đề được đề cập tới trong nhiều hội thảo
khoa học của các bộ, ngành, cũng như trên các diễn đàn, phương tiện thơng
tin đại chúng.


Có thể dẫn ra một số cơng trình nghiên cứu của vấn đề liên quan đến
quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo như:


Lê Văn Chương, Phạm Thị Bích Hà, “<i>Đổi mới cơ chế kết hợp giữa </i>
<i>nghiên cứu - sản xuất - đào tạo sau đại học</i>” [3].


Trương Quang Học, “<i>Suy nghĩ về xây dựng đại học Quốc gia Hà Nội </i>


<i>theo mơ hình một đại học nghiên cứu hiện đại</i>” [10].


Vũ Cao Đàm, “<i>Biện pháp chính sách nâng cao năng lực nghiên cứu ở </i>
<i>các trường đại học</i>” [7].


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Các nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc đưa hệ thống
nghiên cứu gắn liền với đào tạo. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào chỉ ra được mô hình kết hợp hiệu quả cho
nghiên cứu khoa học và đào tạo để áp dụng rộng rãi tại các cơ sở nghiên
cứu và đào tạo.


<b>3.</b> <b>Mục tiêu nghiên cứu </b>


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và đánh giá được thực
trạng việc kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo hiện nay trên thế
giới và tại Việt Nam, cũng như của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
với các trường Đại học. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện mơ hình kết hợp giữa các viện nghiên cứu khoa học của
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Đại học Quốc gia Hà Nội.


<b>4.</b> <b>Phạm vi nghiên cứu </b>


Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này giới hạn trong khoảng
thời gian từ năm 2003 đến năm 2007.


Người thực hành nghiên cứu sẽ tìm hiểu thực trạng của liên kết giữa
nghiên cứu và đào tạo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại
học Quốc gia Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>5.</b> <b>Vấn đề nghiên cứu </b>



Có phải mơ hình hoạt động của các viện nghiên cứu trong trường đại
học là xu thế tất yếu của hệ thống giáo dục và đào tạo?


Cần phải xây dựng mơ hình như thế nào để cho sự kết hợp giữa
nghiên cứu khoa học và đào tạo có hiệu quả?


<b>6.</b> <b>Giả thuyết nghiên cứu </b>


Xu thế tất yếu của hệ thống giáo dục và đào tạo là mơ hình hoạt động
của các viện nghiên cứu trong trường đại học.


Với tình hình của nước ta hiện nay, mơ hình phối thuộc là một trong
những mơ hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào
tạo.


<b>7.</b> <b>Phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu </b>


Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi tiến hành nghiên cứu luận văn
này là:


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu là các tạp chí
chuyên ngành, các bài báo trên phương tiện Internet, những số
liệu tập hợp thống kê..., các báo cáo nghiên cứu về vấn đề có liên
quan của các tổ chức trong nước và quốc tế;


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tin thu thập bao gồm: Xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục
đào tạo trên thế giới và Việt Nam; Các điều kiện để mơ hình phối
thuộc giữa viện và trường hoạt động hiệu quả.



<b>8.</b> <b>Luận cứ chứng minh luận điểm </b>


<b>8.1.</b> <b>Luận cứ lý thuyết </b>


Sử dụng các lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, hoạt
động đào tạo và các khái niệm liên quan;


Kế thừa cơ sở lý luận liên quan về mối liên hệ giữa hoạt động nghiên
cứu khoa học và đào tạo;


<b>8.2.</b> <b>Luận cứ thực tế </b>


Thực trạng về năng lực nghiên cứu và đào tạo của Đại học Quốc gia
Hà Nội.


Thực trạng về năng lực nghiên cứu và đào tạo của Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.


Thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra xã hội học đối với các
đối tượng là cán bộ nghiên cứu tham gia vào công tác đào tạo, cán bộ tham
gia công tác quản lý tại trường đại học và các giảng viên đại học.


<b>9.</b> <b>Kết cấu luận văn </b>


Luận văn được trình bày theo các phần sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

 Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu khoa học và đào tạo


 Chương 2: Xu thế phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo và các



mơ hình liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo đang có tại Việt Nam
và trên thế giới


 Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp để mơ hình liên kết


nghiên cứu - đào tạo giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
và Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động hiệu quả.


 Kết luận và khuyến nghị


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Chương 1: Cơ sở lý luận về </b>
<b>nghiên cứu khoa học và đào tạo </b>


<b>1.</b> <b>Nghiên cứu khoa học </b>


Theo truyền thống của nhiều đại học thế giới, nghiên cứu khoa học
luôn là một bộ phận hợp thành chức năng của trường đại học. Tuy nhiên,
tùy các thiết chế khác nhau của đại học ở mỗi quốc gia, mà chức năng
nghiên cứu khoa học của đại học mang những đặc điểm và đạt được những
trình độ khác nhau.


Ngày nay, xã hội con người đang dần từ giã nền văn minh cơ học để
bước vào nền văn minh thông tin. Hệ thống giáo dục của thế giới đã không
ngừng biến đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội loài người. Hệ thống
giáo dục ngày nay được mang khá đầy đủ dấu ấn của những công cuộc cải
cách giáo dục trong xu thế của cách mạng công nghiệp. Các nhà nghiên
cứu giáo dục hầu như đã thống nhất ý kiến cho rằng các tiêu chí cơ bản của
con người được đào tạo phải thể hiện ở ba mặt kiến thức, kỹ năng và hành
vi.



Hiện nay, ở nước ta ta còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau về
khái niệm “nghiên cứu khoa học”.


Tác giả Vũ Cao Đàm đã nêu ra hai định nghĩa sau đây về “nghiên cứu
khoa học” [5]:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật,
biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng.


Định nghĩa thứ hai, nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội với
chức năng tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện
bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo
phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.


Xét về mặt bản chất <i>kỹ năng</i> thao tác, nghiên cứu khoa học là quá
trình <i>phát hiện</i> vấn đề khoa học, <i>hình thành</i> và <i>chứng minh</i> luận điểm khoa
học.


<b>2.</b> <b>Năng lực nghiên cứu khoa học </b>


Theo tác giả Vũ Cao Đàm cùng các cộng sự [6], năng lực nghiên cứu
là sự thành thạo về kỹ năng hình thành và chứng minh luận điểm (tư tưởng)
khoa học, tạo ra được kết quả thỏa mãn yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu.


Như vậy, khi nói đến năng lực nghiên cứu là nói đến kỹ năng hình
thành luận điểm (tư tưởng) khoa học và kỹ năng chứng minh luận điểm đó.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm [7], tiêu chí để đánh giá năng lực nghiên
cứu là:


 Biết phát hiện các sự kiện khoa học, nghĩa là biết phát hiện nơi


xuất hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết khoa học và thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

 Biết đưa ra luận điểm khoa học của mình, chính là luận điểm về
giải quyết vấn đề đã đặt ra ở trên.


 Biết đưa ra nhiều loại luận cứ để chứng minh luận điểm của mình.


 Biết sử dụng nhiều phương pháp thích hợp khác nhau để tìm kiếm
và chứng minh luận cứ và sử dụng hệ thống luận cứ để chứng
minh luận điểm khoa học của mình.


<b>3.</b> <b>Hoạt động đào tạo </b>


Trên thế giới hiện nay, khi nhiều nước chuyển sang nền kinh tế dịch
vụ hậu công nghiệp, giáo dục đại học càng trở nên quan trọng khi nó được
coi là nền móng của kinh tế tri thức thế kỷ XXI. Vai trò của giáo dục đại
học vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế này cũng như đối với những
biến đổi xã hội. Các trường đại học là những cơ quan trọng yếu nối kết
thông tin, đào tạo và nghiên cứu. Hơn nữa, trường đại học là nơi giao tiếp
về khoa học và công nghệ giữa các quốc gia khác nhau và các nền học
thuật trên thế giới đang có mối liên hệ ngày càng tăng với các nền kinh tế.
Giáo dục đại học đang thực hiện những chức năng cụ thể sau: [22]


<b>Đào tạo:</b> Các nền kinh tế tri thức cần nhân sự có kỹ năng ở mọi trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

việc tạo ra những người lao động trình độ cao vơ cùng cần thiết đối với nền
kinh tế mới.


<b>Nghiên cứu: </b>Trường đại học cung cấp những nghiên cứu cơ bản và



ứng dụng cần thiết cho nền kinh tế tri thức. Mối liên hệ giữa trường đại học
và công nghiệp sản xuất cũng như những liên quan về mặt khoa học trong
lĩnh vực công nghệ sinh học và những lĩnh vực khác đã cho thấy giá trị và
sự liên quan mật thiết giữa nghiên cứu và đời sống. Sản phẩm mà các
trường đại học tạo ra đã làm tăng một cách đáng kể những phương tiện cải
thiện nền kinh tế.


<b>Truyền thông:</b> Đối với cộng đồng học thuật, các trường đại học


không chỉ liên quan đến truyền thơng tri thức, mà cịn là những mắt xích
trọng yếu đối với việc tiếp thu và truyền đạt tri thức, đồng thời tiếp nhận
chuyển giao tri thức từ cộng động khoa học quốc tế.


<b>Cải cách:</b> Trường đại học tập hợp các nhà khoa học trên nhiều lĩnh


vực chuyên môn trong một môi trường ngày càng nhấn mạnh tư duy liên
ngành. Những trường đại học tốt nhất bao giờ cũng khuyến khích những
hoạt động nghiên cứu và triển khai có tính chất liên ngành và đổi mới.


<b>Diễn đàn văn hố và xã hội:</b> Vai trị của trường đại học như một diễn


đàn thảo luận về đời sống trí tuệ, chính trị và văn hố thường là chưa được
coi trọng ngang bằng vai trị của nó trong khoa học ở thế kỷ XXI.


<b>Là nơi lưu trữ tri thức cho tồn xã hội:</b> Trường đại học, thơng qua


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

phát triển, khi các nhà văn hố, nhà bảo tàng cịn ít ỏi, vai trị của trường
đại học trong vấn đề này càng đặc biệt quan trọng.


Để thực hiện tốt các chức năng trên, hệ thống giáo dục đại học phát


triển theo những đặc trưng đa dạng, thực tiễn và chất lượng cao. Theo xu
hướng xã hội hoá giáo dục này, hệ thống giáo dục đại học có những đặc
trưng sau: [10]


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Tài liệu tham khảo </b>


1. Luật Khoa học và Công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000.


2. Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.


3. Lê Văn Chương, Phạm Thị Bích Hà, <i>Đổi mới cơ chế kết hợp giữa </i>


<i>nghiên cứu - sản xuất - đào tạo sau đại học</i>, Tọa đàm khoa học Quốc
tế “Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới”, Hà Nội, 2004.


4. Vũ Cao Đàm, <i>Phương pháp luận nghiên cứu khoa học</i>, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.


5. Vũ Cao Đàm, <i>Đánh giá nghiên cứu khoa học</i>, Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.


6. Vũ Cao Đàm, Trịnh Ngọc Thạch, <i>Nâng cao năng lực nghiên cứu của </i>


<i>giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội,</i> Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2006.


7. Vũ Cao Đàm, <i>Biện pháp chính sách nâng cao năng lực nghiên cứu ở </i>
<i>các Trường Đại học</i>, Tọa đàm khoa học Quốc tế “Chính sách nghiên


cứu và đào tạo trong q trình chuyển đổi ở Việt Nam”, Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006, Tr. 187-194.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

9. Trương Quang Học, <i>Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và sự </i>


<i>tích hợp với hoạt động đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo </i>
<i>trong các trường đại học</i>, Tọa đàm khoa học Quốc tế “Chính sách
khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 68-76.


10. Trương Quang Học, <i>Suy nghĩ về xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội </i>


<i>theo mơ hình một đại học nghiên cứu hiện đại</i>, Tọa đàm khoa học
Quốc tế “Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong quá trình chuyển đổi
ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006, tr.
206-222.


11. Trịnh Ngọc Thạch, <i>Biện pháp chính sách phát triển nhân lực nghiên </i>
<i>cứu trong các trường đại học ở nước ta hiện nay</i>, Tọa đàm khoa học
Quốc tế “Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 85-91.
12. Trịnh Ngọc Thạch, <i>Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện </i>


<i>mơ hình Đại học Quốc gia Hà Nội theo định hướng đại học nghiên </i>
<i>cứu</i>, Tọa đàm khoa học Quốc tế “Chính sách nghiên cứu và đào tạo
trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội, Hà Nội, 2006, tr. 60-71.


13. Michael Boehme, <i>Phương pháp làm việc của một viện thuộc trường </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

14. Tạp chí hoạt động khoa học, <i>Hoạt động của các viện nghiên cứu trong </i>
<i>trường Đại học</i>,


Nguồn:


15. Tạp chí hoạt động khoa học, <i>Xây dựng đại học đẳng cấp Quốc tế </i>–


<i>Nên triển khai thế nào</i>?


Nguồn:


16. Tạp chí hoạt động khoa học, <i>Nghiên cứu khoa học tầm quốc tế ở các </i>


<i>viện và trường đại học Việt Nam,</i>


Nguồn: http:/ /www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2108


17. Các Bài giảng và giáo trình mơn học trong chương trình Cao học
chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội


18. Các văn bản liên quan đến quá trình hình thành và hoạt động của
Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hoá (phụ lục kèm theo)


19.
20.
21.


22. Albach P.G, <i>The Underlying Realities of Higher Education in the 21st</i>
<i>Century</i>, Higher Education in the New Century - Global Challenges


and Innovative Ideas, Boston College, June, 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

24. Altbach P.G., <i>The logic of mass higher education</i>, In tradition and
Transition: The International imperative in higher education, 3-23,
Rotterdam, Netherlands: Sense Publishers, 2007.


25. Brown J.S., P. Duguid, <i>The social life of information</i>, Boston: Harvard
Business School Press, 2000.


26. Castells M., <i>The rise of the network society</i>, Oxford: Blackwells,
2000.


27. Ekman R., and R.E.Quandt, eds., <i>Technology and scholarly </i>
<i>communication</i>, Berkeley: University of California Press, 1999.


28. Task Force on Higher Education and Society, <i>Higher Education in </i>
<i>developing countries: Peril and promise</i>, Washington, DC: World
Bank, 2000.


29. Tilak J.B.G., <i>Knowledge commission and higher education Economic </i>
<i>and Political Weekly</i>, February 24, 630-33, 2007.


</div>

<!--links-->

×