Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

LOP 12 TINH YEN BAI 1011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.45 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b> <b>KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH</b>


<b>YÊN BÁI</b> <b>LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 – 2011</b>


<b>Mơn : HĨA HỌC</b>
<b>ĐỀ CHÍNH THỨC</b>


<i><b>(Đề thi có 10 câu, 02 trang)</b></i>


<i><b>Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)</b></i>
Ngày thi : 10/10/2010


<i><b>Câu 1 (1,5 điểm): </b></i>


Phân tử AB2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 66<i>.</i> Trong đó, số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 22, số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 20.


<b>1. Xác định công thức phân tử, viết công thức electron và công thức cấu tạo của AB2.</b>


<b>2. Viết cấu hình electron của nguyên tử A, B</b><i>.</i> Xác định tổ hợp các số lượng tử cho electron
cuối cùng của mỗi nguyên tử A và B?


<i><b>Câu 2 (1,5 điểm): </b></i>


<b>1. Cho hai axit HNO3 và H3PO4</b>


<b>a. Viết công thức cấu tạo của mỗi axit.</b>


<b>b. So sánh (có giải thích) tính axit của mỗi chất.</b>
<b>c. Vì sao H3PO4 bền cịn H3NO4 khơng bền?</b>



<b>2. Hãy giải thích tại sao có phân tử BF3, BCl3, BBr3 nhưng khơng có phân tử BH3?</b>
<i><b>Câu 3 (3,0 điểm):</b></i>


<b>1. Cho vào cốc chịu nhiệt khoảng 3 gam mỡ động vật và 5 ml dung dịch kiềm đặc. Đun sôi</b>
nhẹ hỗn hợp khoảng 25 phút, trong khi đun, khuấy đều hỗn hợp và thỉnh thoảng cho thêm nước để
giữ thể tích hỗn hợp mỡ khơng đổi. Để nguội hỗn hợp.


<b>a.</b> Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa thí nghiệm trên?


<b>b.</b> Nêu hiện tượng xảy ra sau khi rót thêm khoảng 15 ml dung dịch NaCl bão hoà vào hỗn
hợp trên, khuấy nhẹ, sau đó để n hỗn hợp? Giải thích?


<b>c.</b> Muốn xác định mỡ động vật phản ứng hết hay chưa hết ta làm thế nào?


<b>2. Nghiền iot tinh thể trong cối chày sứ, sau đó trộn cẩn thận với bột nhôm theo tỉ lệ 6 : 1 về</b>
khối lượng. Đổ hỗn hợp vào chén sứ chịu nhiệt đưa vào tủ hốt phòng độc và dùng ống hút nhỏ giọt
nhỏ nước vào giữa. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng?


<b>3. Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn</b>
sau: KHSO4, K2CO3, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, NaCl, Ba(NO3)2. Viết các phương trình phản ứng dạng
ion rút gọn?


<i><b>Câu 4 (2,0 điểm): </b></i>


Hỗn hợp X gồm một kim loại R và muối cacbonat của nó (có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1).
Hoà tan hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thấy thốt ra hỗn hợp khí Y gồm
NO (sản phẩm khử duy nhất) và CO2. Hỗn hợp khí Y làm mất màu vừa đủ 420 ml dung dịch
KMnO4 1M trong H2SO4 lỗng. Khí cịn lại cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam
kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 16,8 gam. Xác định công thức muối cacbonat của R.
<i><b>Câu 5 (2,5 điểm) : </b></i>



<b>1. Cho c¸c ion sau: K</b>+<sub>, Fe</sub>3+<sub>, Al</sub>3+<sub>, NH</sub>


4+, Ba2+, Na+, Mg2+, Ca2+, Cu2+, NO3-, Cl-, SO42-, CO32-,


Br-<sub>, PO</sub>


43-. Trình bày 1 phơng án tự chọn ghép tất cả các ion trên thành 3 dung dịch, mỗi dung dịch


chứa 3 cation và 2 anion không trùng lặp.


<b>2. A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa</b>
màu vàng. A tác dụng với B thu được chất C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thu được chất rắn C, hơi
nước và khí D. Biết D là một hợp chất của cacbon. D tác dụng với A cho ta B hoặc C.


<b>a. Xác định A, B, C, D và giải thích thí nghiệm trên bằng phương trình phản ứng.</b>


<b>b. Cho A, B, C, D lần lượt tác dụng với các dung dịch Ba(HCO3)2 và NaHSO4. Viết phương</b>
trình hố học xảy ra (nếu có phản ứng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Câu 6 (2,0 điểm) </b></i>


N2O4 bị phân li theo phương trình phản ứng:
N2O4 (k) 2 NO2 (k)


Cho một lượng N2O4 vào bình kín. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất trong
bình bằng p atm.


<b>1. Thiết lập biểu thức tính Kp theo độ phân li α và áp suất p.</b>



<b>2. Ở 27</b>o<sub>C, khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất trong bình bằng 1 atm và hỗn</sub>
hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđro bằng 115/3. Tính hằng số cân bằng Kp.


<i><b>Câu 7 (2,0 điểm): </b></i>


Hỗn hợp A gồm hai axít hữu cơ no X, Y mạch hở (trong đó X đơn chức). Nếu lấy X, Y
đồng số mol rồi lần lượt cho X tác dụng với NaHCO3 và Y tác dụng với Na2CO3 thì số mol CO2
ln ln bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp A thu được 7,7 gam CO2. Mặt khác
trung hoà 4,2 gam hỗn hợp A cần 100ml dung dịch NaOH 0,75M.


<b>1. Tìm cơng thức phân tử, cơng thức cấu tạo của X, Y biết chúng mạch khơng phân nhánh.</b>
<b>2. Tính phần trăm các chất trong A theo khối lượng.</b>


<i><b>Câu 8 (2,0 điểm): </b></i>


<b>1. So sánh và giải thích vắn tắt:</b>


<b>a. Tính tan trong nước của pentan-1,5-diol và pentan-1-ol.</b>
<b>b. Độ mạnh tính axit của CH4, C6H5OH, CH3OH, CH3COOH.</b>


<b>2. Chất thơm trong túi thơm của con </b><i>cà cuống</i> có cơng thức phân tử là C8H14O2 (chất A).
Thủy phân A thu được X (C6H12O) và axit cacboxylic Y (C2H4O2). X tác dụng với dung dịch
KMnO4 loãng lạnh tạo ra hexan-1,2,3-triol.


<b>a. Xác định cấu tạo và gọi tên A, X, Y? </b>


<b>b. Viết các đồng phân hình học của A và cho biết dạng nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn?</b>
Tại sao?


<i><b>Câu 9 (1,5 điểm): </b></i>



Tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 1ml CHCl3 đã rửa sạch ion halogenua vào ống nghiệm
có sẵn 3ml dung dịch NaOH 10% trong ống nghiệm, lắc đều và đun sôi hỗn hợp một cách cẩn thận.
Làm lạnh hỗn hợp phản ứng, gạn lấy phần dung dịch trong ở phía trên rồi chia làm ba phần:


Phần 1: Cho thêm vài giọt dung dịch HNO3, sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch AgNO3 1%.
Phần 2: Cho 1ml dung dịch AgNO3/NH3 vào phần 2 rồi đun nóng nhẹ.


Phần 3: Cho vài giọt dung dịch KMnO4 1% vào phần 3.


Nêu hiện tượng xảy ra trong 3 thí nghiệm ở 3 phần dung dịch trên. Giải thích và viết phương
trình phản ứng minh họa.


<i><b>Câu 10 (2,0 điểm): </b></i>


Khi đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren, ngoài cao su buna-S, cịn có một số sản phẩm
khác trong đó có chất A mà khi hiđro hóa hồn tồn chất A, thu được chất đixiclohexyl (chất B).
Viết các phương trình phản ứng tạo thành cao su buna-S và các chất A, B dưới dạng công thức cấu tạo ?


<i><b>Cho H =1; C =12; O=16; Br =80; Cu =64; Cl =35,5; N=14, K=39, Fe = 56, Al = 27</b></i>


<i><b>---HÕt---Chú ý:</b></i>


<i><b>- Thí sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cá nhân theo quy định của Bộ giáo dục.</b></i>
<i><b>- Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm. </b></i>


Họ và tên thí sinh:………...…… Số báo danh:………...
Chữ kí giám thị số 1:... Chữ kí giám thị số 2:...



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×