Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hội đánh cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90 KB, 4 trang )

Hội đánh cá làng Me (Hà Tây)
Làng Me, xã Tích Giang (Phúc Thọ) thường mở hội làng từ ngày 2
đến mồng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ, phần
hội của hội làng Me có nhiều trị chơi dân gian, đặc sắc hơn cả là
cuộc thi đánh cá vào ngày mồng 4.
Làng Me thờ thần Tản Viên. Trong tâm thức của dân làng, Đức
thánh Tản đã có công đánh thắng Thủy Tinh, diệt trừ thủy quái,
đem lại mùa màng tốt tươi cho nhân dân. Để ghi nhớ công ơn
của Thánh Tản, hàng năm dân làng tổ chức đánh bắt các loài
thủy tộc dâng tiến lên Ngài. Xuất phát từ quan niệm đó nên làng
Me có tục thi đánh cá vào dịp hội làng. Làng Me có một chiếc ao
lớn hình bán nguyệt sát đình làng nên dân làng gọi là ao đình. Tại
ao này, dân làng thả rất nhiều các loại cá và phân công người
trông nom cẩn thận để không cho bất cứ ai đánh bắt trước khi
làng vào đám. Thành tục lệ, sáng sớm ngày 4 tháng 2 âm lịch,
dân làng kéo nhau tập trung ra ao đình dự hội thi đánh cá. Người
trực tiếp dự thi sẵn sàng nơm, chũm, vó… trên tay chờ hiệu lệnh
xuống ao thi tài. Người đi xem, cổ vũ đứng chật ních xung quanh.
Sau khi một cụ cao niên có uy tín trong làng làm lễ khấn xin
phép thành hoàng làng, lập tức lệnh đánh cá được bắt đầu với
một hồi trống ngũ liên làm hiệu. Chỉ chờ có vậy, những người dự
thi nhất loạt nhảy xuống ao đánh cá bằng các phương tiện của
mình. Tiếng trống thúc, tiếng reo hò trên bờ, cộng với tiếng xé
nước ùm ùm dưới ao tạo nên khơng khí tưng bừng của ngày hội.
Cá dưới ao bị dồn đuổi vào từng góc theo vòng vây của người dự
thi. Những con cá bị bắt lập tức được đưa lên bờ cho người thân
gom riêng từng phần để tính điểm. Cuộc thi đánh cá tưng bừng
diễn ra đến qua 1 giờ chiều thì kết thúc. Lúc đó, từng phần cá
đánh bắt được đem đến sân đình để chấm điểm. Ban giám khảo
căn cứ vào số cá đánh được, chủng loại to nhỏ mà tính điểm để
công bố giải thưởng. Dù được giải hay không được giải, mọi người


đều vui vẻ, sảng khối. Sau khi cơng bố giải thưởng, số cá đánh
được trong hội thi được đem chia đều cho tất cả người dân trong
làng để làm tiệc cá. Theo tâm niệm của người dân, phần cá được
chia chính là phần lộc đem lại may mắn trong suốt một năm cho
mỗi gia đình.


Hội đánh cá thờ
Ở kẻ Gáp (xã Tứ Xã - Phong Châu, Phú Thọ), vào tối 11 tháng
Chạp ta, dù trời bình thường hay mưa gió rét buốt, dân làng vẫn
kéo nhau ra gò Đồng Đậu, mang nơm, mang dập, thuyền lưới,
chờ tới lúc tiếng chuông chùa Tổng đổ xong ba hồi âm vang báo
hiệu, ông chủ tế hô lớn: "Dân làng ta xuống đánh cá thôi!". Mọi
người ùa xuống láng (hồ, đầm) đánh cá. Số người đổ xuống mỗi
lúc một đơng, nước dềnh lên có khi tới thắt lưng. Khơng khí đánh
bắt cá hun náo, vui vẻ. Người trên bờ, kẻ dưới nước đều hò
reo. Người xua cá, người đập cá, tạo nên khơng khí ngày hội thật
tưng bừng, náo nhiệt. Ai cũng mong đánh được con cá thật to để
được chọn làm cá trình thánh. Hội đánh cá kéo dài khoảng hai
canh (bốn giờ đồng hồ). Chuông chùa Tổng lại gióng giả ba hồi
thu qn. Tất cả "đồn quân đánh cá" hối hả kéo nhau trở lại gò
Đồng Đậu. Mọi người đều bày cá bắt được ra cho làng chọn lấy
hai con cá chép to nhất, béo nhất. Một con được mổ n_, nướng
chín để sáng hơm sau (12 tháng chạp) tế thần. Còn một con lấy
bẹ chuối ép lại, ngồi đắp đất, vùi trấu cho chín nục, dùng cho
tiệc cầu xuân ngày mồng 10 tháng Giêng.
Làng Đào Xá (Tam Thanh) mở hội đánh cá thờ vào ngày 28 tháng
Giêng. Lệ bắt buộc là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to xấp xỉ
nhau thì đem lên đền để nguyên cả con mà kho. Cá chín, bày lên
bàn thờ cúng khấn, sau đó hạ cỗ chia phần cho mọi người ăn tại

sân đền lấy may.
Nhưng vui nhất và khơng khí hội lễ kéo dài có lẽ phải kể tới hội
kéo bạ bắt cá của đồng bào Mường xóm Lá, xã Thạch Kiệt (Thanh
Sơn). Vào Tết Nguyên Đán, sau hai ngày ăn Tết ở nhà, sáng
mồng ba, dân bản gọi nhau, giục nhau ra vực Sặc gần làng. Tới
đây, họ chia nhau, người lội nước, người trên mảng, dùng tay,
dùng gậy, đập té nước làm cho cá hoảng hốt đâm chui vào bạ.
Người trên bờ ai vào việc ấy: người chặt cây, bẻ lá, người chẻ lạt,
bắc sàn sạp n_ trên bãi cỏ bìa rừng, sửa soạn nơi cầu lễ mừng
Xuân mới vào ngày hôm sau - mồng bốn Tết. Đồn người xua cá
một hồi lâu thì kéo nhau lên bờ nghỉ lấy sức, chuẩn bị kéo bạ lên
bờ.
Một hồi chiêng âm vang khu rừng, tiếp theo là tiếng hị reo của
cả dân bản. Đó là lúc kéo bạ lên bãi, cá trong bạ trông lấp lánh


như bạc của trời, nước trao cho dân bản cúng thần. Ai cũng thấy
vui vì tự thấy trong thành quả chung ấy có phần mình, chắc chắn
cả bản năm nay sẽ giàu có, "ló" (lúa) nhiều, thịt lắm. Các già
làng được mời ra chọn cá. Những con to nhất, tươi, khỏe nhất
được giữ lại, thả vào giỏ thưa nuôi đến hơm sau mới dùng vào
hội. Cịn lại, tất cả loại vừa và nhỏ đều chia cho mọi người mang
về nhà làm cỗ cúng gia tiên, đây là quà đầu xuân của bản làng
cho, lấy may.
Độc đáo - hội đả ngư (Hà Tây)
Lễ hội đả ngư (đánh cá), lễ hội truyền thống của vùng non Tản,
được tổ chức vào ngày 15/9 hàng năm, bắt nguồn từ một truyền
thuyết về lần Đức Thánh Tản kéo vó trên sơng Tích.
Chuyện kể rằng, có một hôm, Thánh Tản giả dạng thành một lão
nông đi dạo trên sơng Tích, đến đoạn giữa Cầu Vang và Má Mang

thấy một ơng già ngồi kéo vó. Lúc trời đứng bóng, ơng già mở
cơm nắm muối vừng rồi mời Ngài cùng ăn. Cảm kích trước tấm
lịng của ơng, Ngài hỏi thăm và muốn giúp ơng việc kéo cá. Ơng
già than phiền vì từ sáng đến giờ chả được con nào. Ngài vui vẻ
xin ông kéo thử một mẻ. Thật kỳ lạ, khi cầm vó kéo lên ơng già
thấy bao nhiêu là cá, cá lớn, cá nhỏ thi nhau quẫy đành đạch làm
ơng hoa cả mắt. Ơng sung sướng vội vàng bắt cá vào giỏ. Hai
người vừa bắt vừa đếm được 99 con. Thấy đáy vó cịn duy nhất
một con cá trê đang mang bụng chửa, ông già đã nghe lời Ngài
thả nó về sơng để làm phúc. Rồi vì mải vui vì được nhiều cá, khi
ngoảnh lại ơng già đã không thấy vị khách qua đường đâu. Nhớ
lại phong độ đạo mạo và việc làm dị thường của người khách lạ,
ơng biết rằng mình vừa được gặp Thánh nhân nên vội về làng
loan báo tin vui. Từ đấy hàng năm, dân trong vùng lại mở hội
đánh cá trên trên sơng Tích, chọn 99 con cá làm lễ vật dâng lên
Thánh Tản để cảm tạ ân đức của Ngài. Lại nói chuyện con cá trê,
sau khi được phóng sinh đã sinh nở đầy đàn. Nhớ ơn cứu mạng,
khi sắp chết, cá trê nọ đã cố bơi về gần đền Và, ngoảnh đầu bái
lạy. Nơi này về sau gọi là xóm Trê.
Ngồi mục đích dựng lại tích Thánh Tản kéo vó, lễ hội đả ngư cịn
mang tính khuyến ngư và giữ gìn mơi trường sinh thái vùng sơng


Tích. Lệ vùng này quy định, mùa đánh cá trên sơng Tích được
diễn ra trong 3 tháng, nhất thiết chỉ được bắt đầu từ ngày mở
hội, trước đó, ai lén lút phạm luật sẽ bị thánh giáng họa. Mỗi khi
vào hội, dân hai bờ sơng Tích đổ ra kín cả một khúc sông, dưới
nước trai đinh nhộn nhịp bơi lội úp xúc, trên bờ dân làng thôi
thúc trống chiêng cổ vũ. Dù bắt được ít hay nhiều cá, ai cũng có
lộc. Số cá được chọn để dâng lên Đức Thánh Tản là 99 con. Theo

quan niệm dân gian đây là con số thiêng như là có 99 núi Voi
quay đầu về đền Hùng, 99 núi voi quay về Chùa Hương... Con số
99 ở hội đả ngư còn nhắc chuyện con cá trê mang bụng trứng
được phóng sinh năm xưa. Nghĩa cử ấy hợp với việc bảo tồn
nguồn thủy sản ngày nay.
Hội đả ngư là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng
xứ Đồi. Chính bởi điều này nên trong dịp Đường Lâm đón Bằng
cơng nhận Di tích quốc gia làng Việt cổ, dân làng đã dựng lại trò
đả ngư xưa. Hội đả ngư được tổ chức trên một đoạn sơng Tích với
sự tham gia của 50 tráng đinh (tượng trưng cho 50 người con
theo mẹ lên núi), vật dụng cho mỗi người là một chiếc giỏ, một
chiếc dập sào và một chiếc vợt. Khai hội, vị trưởng lão mặc trang
phục truyền thống tay cầm trống khẩu hướng về núi Tản cầu
Thánh phù hộ dân khang, vật thịnh. Kết thúc phần lễ, một ngư
đồng sẽ đánh mõ cá và tất cả tráng đinh nhảy xuống sông dập
úp cá trong tiếng cổ vũ, reo hò của mọi người. Người nào bắt
được cá, đem đến dâng cho vị trưởng lão để cho vào một chiếc
giỏ cho đến khi đủ 99 con. Lễ dâng cá thờ được diễn ra n_ tại bờ
sông Tích. Vị trưởng lão hành lễ, tráng đinh và nam nữ múa
mừng công.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×