Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên sơn trà – thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.6 MB, 189 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TƠN NỮ THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY
THUỐC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TƠN NỮ THỊ NHƯ QUỲNH


NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY
THUỐC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền
Mã số: 8720206
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRƯƠNG THỊ ĐẸP
TS: ĐẶNG VĂN SƠN

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tơn Nữ Thị Như Quỳnh


.

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô PGS. TS TRƯƠNG THỊ

ĐẸP và Thầy TS. ĐẶNG VĂN SƠN. Thầy Cơ ln tận tình chỉ bảo, dành hết tâm
huyết truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu. Thầy Cơ
cịn là những người nhiệt tình dìu dắt, động viên, giúp đỡ, khích lệ em trong suốt
quãng thời gian em học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt hơn, Thầy Cơ đã
thơng cảm cho hồn cảnh cá nhân em trong điều kiện làm đề tài ở xa và những khó
khăn gặp phải trong khi tiến hành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn các Thầy Cô giảng dạy tại bộ môn Thực vật – Trường
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các anh chị ở Bảo tàng thực vật Viện
sinh học nhiệt đới đã tận tình giúp đỡ, động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt
thời gian làm nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc, ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn
Trà – TP Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài thuận lợi.
Và cuối cùng nhưng không phải hết, em xin cảm ơn Cha Mẹ, Chồng, anh chị em
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp-Những người đã ln ở bên em, động viên, giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Với tất cả tấm lịng thành của mình, một lần nữa xin cảm ơn tất cả!

Tôn Nữ Thị Như Quỳnh


.

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược học khoá: 2016-2018
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tôn Nữ Thị Như Quỳnh
Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trương Thị Đẹp
TS. Đặng Văn Sơn
TÓM TẮT
Mở đầu: Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà có nguồn tài nguyên cây

thuốc đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc quy hoạch phát
triển du lịch đã làm cho tính đa dạng sinh học bị suy giảm. Việc nghiên cứu đánh giá đa
dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở KBTTN Sơn Trà là vấn đề thời sự và mang tính cấp
thiết, do đó chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng”
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tất cả các loài cây thuốc phân bố ở
KBTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp kế
thừa; (2) Phương pháp điều tra phỏng vấn; (3) Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn
tài nguyên cây thuốc; (4) Phương pháp thu thập, xử lý, trình bày mẫu vật và định loại
Kết quả: Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên
nhiên (KBTTN) Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã xác định được 656 loài, 396 chi, 133 họ thuộc
5 ngành thực vật bậc cao có mạch, bao gồm Lá thông (Psilotophyta), Thông đ ất
(Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thơng (Pinophyta) và Ngọc lan
(Magnoliophyta). Trong đó, 19 lồi có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Nghị định
số 32/2006/NĐ-CP, Sách đ ỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đ ỏ cây thuốc Việt Nam
(2006). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm gồm: chia theo bộ phận
dùng, phương thức sử dụng và nhóm bệnh chữa trị. Dạng sống của cây thuốc được chia
làm 7 nhóm, bao gồm: cây thân thảo có 178 lồi (chiếm 27,13%), cây bụi có 138 lồi
(21,04%), dây leo có 122 lồi (18,60%), cây gỗ lớn có 65 lồi (9,91%), cây gỗ nhỏ có
138 lồi (21,04%), bán ký sinh có 9 lồi (1,37%) và phụ sinh có 6 loài (0,91%).
Kết luận: Nguồn tài nguyên cây thuốc ở KBTTN Sơn Trà có 656 lồi, 396 chi và
133 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Lá thông (Psilotophyta), Thông đất
(Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan
(Magnoliophyta). Trong đó, có 45 lồi cây mới so với các nghiên cứu trước đây, nâng
danh lục thực vật của Khu bảo tồn từ 985 loài lên 1030 loài.


.

Final esay for the degree of M.Sc in Pharm. - Academic year: 2016-2018


DIVERSITY OF MEDICINAL PLANT RESOURCES FROM SON TRA
NATURE RESERVE IN DA NANG CITY
Nu Thi Nhu Quynh Ton
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Thi Dep Truong
Dr. Van Son Dang
ABSTRACT
Background: Son Tra nature reserve has rich medicinal plant resources. However, in
recent years tourism development planning has reduced biodiversity. Researching and
evaluating the diversity of medicinal plant resources in Son Tra Nature Reserve is a
topical and urgent matter, so we conducted the research: “ Diversity of medicinal plant
resources from Son Tra nature reserve in Da Nang city”.
Method: All medicinal plants distributed in Son Tra nature reserve, Da Nang city.
Research methods: (1) inheritance method; (2) Interview method; (3) Methodology for
assessing the diversity of medicinal plant resources; (4) Methods of collection,
processing, presentation and classification.
Results: A study into the medicinal plant resources from the Son Tra Natural
Reserve - Da Nang City resulted in the identification of 656 species of medicinal plants
belonging to 396 genera, 133 families of five phyla of vascular plants (Psilotophyta,
Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, and Magnoliophyta). Of those, 19 species
were listed in the Degree no.32/2006/NĐ-CP, Vietnam Red Data Book (Part II, Plants,
2007) and the Red List of Medicinal Plants of Vietnam in 2006. The list of medicinal
plants was categorised according to their (1) part of use, (2) mode of use and (3)
therapeutic use. Life forms of medicinal plants were divided into seven groups including
(1) grasses with 178 species (27.13%), (2) shrubs with 138 species (21.04%), (3) lianas
with 122 species (18.60%), (4) big trees with 65 species (9.91%), (5) small trees with
138 species (21,04%), (6) hemiparasites with 9 species (1.37%), and (7) epiphytics with
6 species (0.91%).
Conclusion: The medicinal plant resources from the Son Tra Natural Reserve - Da
Nang City have 656 species of medicinal plants belonging to 396 genera, 133 families

of five phyla of vascular plants (Psilotophyta, Lycopodiophyta, Polypodiophyta,
Pinophyta, and Magnoliophyta). In particular, there are 45 new plant species compared
to previous studies, raising list of plant species of the reserve from 985 to 1030 species.


.i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1
Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................ 4
1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình ................................................................................... 4
1.1.2 Địa chất thổ nhưỡng ...................................................................................... 5
1.1.3 Khí hậu .......................................................................................................... 5
1.1.4 Thủy văn: ....................................................................................................... 5
1.1.5 Hệ sinh vật ..................................................................................................... 6
1.2
Tình hình nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam ............ 7
1.2.1 Thế giới ......................................................................................................... 7
1.2.2 Việt Nam ..................................................................................................... 11
1.2.3 Ở bán đảo Sơn Trà ....................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 16
2.1
Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.2
Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 16

2.2.1 Nghiên cứu sự đa dạng thực vật của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu
BTTN Sơn Trà ........................................................................................................ 16
2.2.2 Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị cây thuốc của KBTTN Sơn Trà.............. 16
2.2.3 Xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại
KBTTN Sơn Trà ..................................................................................................... 16
2.2.4 Nghiên cứu vốn tri thức bản địa trong kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của
thầy thuốc và công động người dân sinh sống ở bán đảo Sơn Trà ......................... 16
2.3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 17
2.3.1 Phương pháp kế thừa ................................................................................... 17
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................................. 17
2.3.3 Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ............... 17
2.3.4 Phương pháp thu thập, xử lí, trình bày mẫu vật và định loại ...................... 18


.ii

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 20
3.1
Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu BTTN Sơn Trà –
Thành phố Đà Nẵng ................................................................................................... 20
3.1.1 Đa dạng về thành phần loài cây thuốc ......................................................... 20
3.1.2 Đa dạng về bậc họ ....................................................................................... 24
3.1.3 Đa dạng về bậc chi ...................................................................................... 26
3.1.4 Đa dạng về bậc loài ..................................................................................... 26
3.1.5 Đa dạng về dạng thân .................................................................................. 27
3.2
Đa dạng về giá trị cây thuốc của KBTTN Sơn Trà ......................................... 29
3.2.1 Các bộ phận sử dụng của cây thuốc ............................................................ 29
3.2.2 Phân chia theo phương thức sử dụng cây thuốc .......................................... 30

3.2.3 Phân chia theo nhóm bệnh chữa trị ............................................................. 32
3.3
Đa dạng về nguồn gen quý hiếm của cây thuốc .............................................. 33
3.4
Bổ sung hai loài cây thuốc mới cho nguồn tài nguyên cây thuốc và hệ thực vật
Việt Nam .................................................................................................................... 38
3.4.1 Me đất - Oxalis barrelieri L. ....................................................................... 38
3.4.2 Sóc lệch - Glochidion acuminatum Müll.Arg.var. siamense Airy Shaw .... 40
3.5
Một số bài thuốc và cây thuốc thường dùng ở khu vực nghiên cứu ............... 42
3.5.1 Bài thuốc thường dùng của người dân địa phương ..................................... 42
3.5.2 Một số cây thuốc thường được khai thác, sử dụng phổ biến ....................... 45
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO
TỒN CẦY THUỐC Ở KBTTN SƠN TRÀ ................................................................... 89
4.1
Đánh giá chung ............................................................................................... 89
4.2
Đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc ở KBTTN Sơn
Trà 91
4.2.1 Bảo tồn cây thuốc ........................................................................................ 91
4.2.2 Bảo tồn tri thức bản địa trong nhân dân ...................................................... 92
4.2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng ....................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 94
Kết luận ...................................................................................................................... 94
Kiến nghị .................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96


.iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật ................................................. 20
Bảng 3.2. Danh sách các loài cây thuốc mới bổ sung so với các nghiên cứu trước đây21
Bảng 3.3. Phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) .......................... 24
Bảng 3.4. Thống kê 10 họ thực vật có nhiều lồi cây thuốc nhất. ................................. 25
Bảng 3.5. Thống kê các chi có nhiều lồi cây thuốc nhất. ............................................. 26
Bảng 3.6. So sánh cây thuốc ở KBTTN Sơn Trà với cây thuốc Việt Nam. .................. 27
Bảng 3.7. Dạng thân của thực vật có giá trị làm thuốc ở KBTTN Sơn Trà................... 27
Bảng 3.8. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc ....................................................... 30
Bảng 3.9. Các phương thức sử dụng cây thuốc. ............................................................ 32
Bảng 3.10. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc. ........................................... 32
Bảng 3.11. Các loài cây thuốc cần được bảo vệ. ........................................................... 35
Bảng 3.12. Cây thuốc có trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền. ........................... 36
Bảng 4.1. So sánh số lượng loài cây thuốc ở KBTTN Sơn Trà với các nghiên cứu trước
đó.................................................................................................................................... 90


.iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới bán đảo Sơn Trà ................................................................... 4
Hình 3.1. Tỷ lệ (%) của mười họ giàu loài cây thuốc nhất tại KBTTN Sơn Trà ........... 25
Hình 3.2. Me đất - Oxalis barrelieri L........................................................................... 39
Hình 3.3. Sóc lệch - Glochidion acuminatum Müll.Arg. var. siamense Airy Shaw ...... 41
Hình 3.4. Thành ngạnh nam – Cratoxylum cochinchinense (Lour.) Blume .................. 46
Hình 3.5. Bời lời – Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob ................................................... 47
Hình 3.6. Cam thảo nam – Scoparia dulcis L. ............................................................... 49
Hình 3.7. Ngái lơng– Ficus hirta Vahl .......................................................................... 51
Hình 3.8. Nhàu lá nhỏ - Morinda parvifolia Bartl. ex DC............................................. 52
Hình 3.9. Hà thủ ơ trắng– Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. .................................. 53

Hình 3.10. Khổ sâm nam – Brucea javanica (L.) Merr. ................................................ 55
Hình 3.11. Lù lù đực – Solanum americanum Mill. ...................................................... 56
Hình 3.12. Nhàu tán – Morinda umbellata L................................................................. 57
Hình 3.13. Cỏ sữa lá lớn – Euphorbia hirta L. .............................................................. 59
Hình 3.14. Bình nước - Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce .......................................... 61
Hình 3.15. Bịng bong dẻo - Lygodium flexuosum (L.) Sw. .......................................... 62
Hình 3.16. Cỏ xước - Achyranthes aspera L. ................................................................ 64
Hình 3.17. Rau má - Centella asiatica (L.) Urb. ........................................................... 66
Hình 3.18. Cỏ nhọ nồi - Eclipta prostrata (L.) L. ......................................................... 69
Hình 3.19. Cối xay - Abutilon indicum (L.) Sweet ........................................................ 70
Hình 3.20. Hồng sim - Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. ................................... 72
Hình 3.21. Lạc tiên - Passiflora foetida L. .................................................................... 74
Hình 3.22. Song nha lơng - Bidens pilosa L. ................................................................. 76
Hình 3.23. Dó lơng - Helicteres hirsuta Lour. ............................................................... 78
Hình 3.24. Cà dại hoa trắng - Solanum torvum Sw. ...................................................... 79
Hình 3.25. Xạ thảo - Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker Gawl. ................................ 81
Hình 3.26. Guồi - Willughbeia edulis Roxb. ................................................................. 82
Hình 3.27. Cà gai leo - Solanum procumbens Lour. ...................................................... 84
Hình 3.28. Thanh thiên quỳ - Nervilia fordii (Hance) Schltr......................................... 86
Hình 3.29. Tu hú gai - Gmelina asiatica L. ................................................................... 87


.v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH


Đa dạng sinh học

KHTN – ĐH

Khoa học Tự nhiên – Đại học


.1

MỞ ĐẦU
Cây thuốc đ óng vai trị rất quan trọng trong nguồn tài nguyên thực vật nói chung và
trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói riêng. Những năm của thập kỷ 80
trước kia, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận trong số khoảng 250.000 loài
thực vật bậc cao và bậc thấp đã biết trên thế giới, có tới 25-30.000 lồi được sử dụng
làm thuốc ở các Quốc gia. Cây thuốc đư ợc sử dụng chủ yếu trong Y học cổ truyền,
song cũng có nhiều loài được dùng để chiết xuất hoạt chất làm thuốc hoặc nguyên liệu
để bán tổng hợp ra thuốc mới [43]. Tuy nhiên, đã có báo động Đỏ về sự suy giảm đa
dạng sinh học, trong đó có cây thuốc, do các hoạt động của con người (Hamann, O.,
1991).
Việt Nam là đ ất nước có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú. Theo tài
liệu của các nhà khoa học, ở Việt Nam hiện có 10.340 lồi, thuộc 2.256 chi và 305 họ
thực vật bậc cao có mạch [47]. Ngồi ra có hàng ngàn lồi Tảo, Rêu, Nấm. Trong đó
có rất nhiều lồi dùng làm thuốc.
Theo thống kê của Viện Dược liệu (Bộ Y Tế) công bố năm 2016, ở Việt Nam có 5.117
lồi thực vật bậc cao có mạch, nấm và tảo đư ợc dùng làm thuốc, thuộc 1.823 chi và
360 họ [36]. Mỗi năm từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và cây thuốc trồng đã cung cấp
tới trên 20.000 tấn dược liệu các loại cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm và nhiều nguyên nhân tác động khác đã làm
cho nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài

mất đi khả năng khai thác lớn và hiện đã có 144 lồi được đưa vào diện bảo tồn ở Việt
Nam [26, 27].
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà được chính thức thành lập năm 1989 theo
Quyết đ ịnh Phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật rừng đ ặc dụng Sơn Trà, số
2062/QĐ-UB ngày 12 tháng 9 năm 1989 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng. KBTTN Sơn Trà có khu hệ động, thực vật phong phú, là một trong những khu


.2

rừng ẩm nhiệt đ ới mưa mùa còn tương đ ối nguyên vẹn. Bán đ ảo Sơn Trà không chỉ
được ví như một “lá phổi xanh” cung cấp khơng khí trong lành và một phần nước ngọt
cho thành phố Đà Nẵng, mà cịn là một lá chắn có nhiệm vụ chắn gió bão ảnh hưởng
đến thành phố Đà Nẵng và khu vực phụ cận [3].
Hiện nay KBTTN Sơn Trà đang chịu tác động của một số hoạt động như du lịch và xây
dựng cơ sở hạ tầng, các hành động trái phép bẫy bắt động vật hoang dã, đào trộm cây
làm cây cảnh, khai thác tài nguyên rừng và lâm sản ngồi gỗ. Như vậy, mặc dù
KBTTN Sơn Trà có vai trò quan trọng cả về an ninh quốc phòng, khoa học, kinh tế, xã
hội, môi trường nhưng hiện nay KBTTN Sơn Trà đang bị các hoạt động của con người
đe doạ nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và mơi trường. Cần có hành động cấp bách
để giảm nhẹ các nguy cơ này.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà nằm trên Bán đảo Sơn Trà thuộc phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đơng
Bắc [3]. KBTTN Sơn Trà nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia, với diện tích
trên đất liền 4.439 ha và một phần biển (500 m tính từ chân núi ra biển). Theo Đinh Thị
Phương Anh và cộng sự (1997), hệ sinh thái điển hình là kiểu rừng kín thường xanh
mưa mùa nhiệt đới nên có tính đa dạng sinh học cao, với khoảng 985 loài thực vật bậc
cao (thuộc 483 chi, 143 họ, trong đó có 22 lồi q hiếm) và 287 lồi động vật (thuộc
94 họ, 38 bộ, trong đó có 15 lồi thuộc loại động vật quý hiếm). Vì Khu bảo tồn thiên
nhiên Sơn Trà có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với những sản phẩm

du lịch sinh thái đặc trưng, có tính cạnh tranh cao, nên những năm gần đây, việc quy
hoạch phát triển du lịch và xây dựng một số cơ sở hạ tầng khác đã làm thu hẹp và chia
cắt địa hình, ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái của một số lồi động thực vật, làm
cho tính đa dạng sinh học bị suy giảm [2].
Do đó việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một
khu bảo tồn thiên nhiên của khu vực miền Trung như bán đảo Sơn Trà là vấn đề thời sự
và mang tính cấp thiết, góp phần vào cơng tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài


.3

nguyên thiên nhiên này. Hơn nữa cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu điều
tra nghiên cứu về tiềm năng cũng như hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà. Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn
Trà – thành phố Đà Nẵng”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
• Mục tiêu chung
Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng.
• Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá được mức độ đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc của KBTTN
Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng về các mặt: thành phần loài, dạng thân, các bộ phận sử dụng và
các bệnh chữa trị; trên cơ sở đó xác định các loài quý hiếm, đặc hữu cần được ưu tiên
bảo vệ.
- Nghiên cứu tri thức bản địa về việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của người dân sống
xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
- Đánh giá và đề xuất các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc hiện có ở khu
bảo tồn.



.4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình
Bán đảo Sơn Trà nằm phía Đơng Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Tây Bắc giáp vịnh Đà
Nẵng, Đơng Bắc giáp biển đông. Tây Nam giáp đất liền và cảng sông Hàn. Tọa độ địa
lý: 160 05’ – 160 09’ vĩ độ Bắc, 1080 12’ – 1080 20’ kinh độ Đông. Bán đảo Sơn Trà
thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, chiều dài khối núi: 13
km, chỗ rộng nhất: 5 km, chỗ hẹp nhất: 1,5 km; chu vi khoảng 60 km, trong đó ¾ giáp
biển. Bán đ ảo Sơn Trà là một khối núi hình con cá chình, chạy theo hướng Đơng –
Tây, các sườn chạy theo hướng Bắc Nam, độ dốc từ 250 – 300, chia cắt mạnh bởi hệ
thống khe suối. Nhìn chung sườn Đông Bắc dốc hơn sườn Tây Nam. Đỉnh cao nhất là
đỉnh Ốc 696 m, tiếp đến là các đỉnh: truyền hình 647 m, quả cầu: 621 m [3].

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới bán đảo Sơn Trà
(Nguồn: Phan Thị Hoa (2015), Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở quần đảo Cù Lao Chàm
và Bán đảo Sơn Trà, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 208pp)


.5

1.1.2 Địa chất thổ nhưỡng
Bán đảo Sơn Trà được hình thành từ kỷ Tiền Cambri cách đây khoảng 450 triệu năm,
có kiểu địa hình đồi và núi thấp, cấu tạo macma axit chạy theo hướng kinh tuyến có độ
cao tuyệt đ ối là 696 m. Đ ộ cao trung bình 350 m. Do cấu tạo của đ ịa hình là khối
Macma axit nên các đỉnh đồi và núi ở đây thường nhọn và có sườn dốc lớn.
Về thổ nhưỡng: Bán đảo Sơn Trà có 3 tổ hợp đất chính: đất núi vàng nâu, đất đồi vàng
nâu và đất cát ven biển. Do có cấu tạo từ đá granit nên đất chủ yếu là feralit vàng nâu
phát triển trên đá granit, đất có thành phần cơ giới nhẹ khả năng giữ nước kém [34].

1.1.3 Khí hậu
Bán đảo Sơn Trà thuộc vùng khí hậu III đồng bằng duyên hải và hải đảo có khí hậu
nhiệt đới gió mùa (Lê Quang Huỳnh, 1988; Trương Đình Hùng, 1993). Chế độ nhiệt ở
Bán đảo Sơn Trà tương ứng với chế độ nhiệt ở khu vực Đà Nẵng. Tháng nóng nhất là
6,7,8. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè từ 28 – 290C. Nhiệt độ trung bình cao nhất: 36
– 370C. Những ngày có gió mùa Tây Nam nhiệt độ có khi lên tới 40 – 410C. Nhiệt độ
trung bình mùa đơng: 19 – 2200C. Nhiệt đ ộ trung bình thấp nhất: 15 – 160C. Những
ngày có gió mùa Đơng Bắc nhiệt độ có khi xuống dưới 150C. Ngày nắng thường tập
trung và kéo dài trong mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 8, nắng nhất từ tháng 5 – 6. Độ
ẩm tương đ ối (f %) trung bình năm: 82%, từ tháng 9-12: 88% - 89%, từ tháng 5-8
(80%). Tháng 7 khô nhất (≤ 70%), đơi khi xuống dưới 50%, thường vào những ngày có
gió Tây Nam nóng và khơ [35].
1.1.4 Thủy văn:
Bán đảo Sơn Trà có khoảng hơn 20 con suối lớn nhỏ, nước chảy quanh năm hoặc theo
mùa. Những con suối thường xuyên chảy quanh năm tập trung chủ yếu ở sườn Bắc và
sườn Nam. Ở sườn Bắc có các suối: Hải Đội 8, Tiên Sa, Suối Lớn, Suối Sâu, suối Ông
Lưu và suối Bãi Bắc. Ở sườn Nam có suối Bãi Cồn, Bãi Chẹ, Đá Bằng, Bãi Xếp, Suối
Đá, suối Ngoại Vụ (Cầu Trắng), suối Mân Quang. Trong các suối trên có hai suối lớn


.6

nhất là suối Đá và suối Heo, hai suối này cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người
dân sống xung quanh Sơn Trà. Theo tài liệu của công ty cấp thoát nước Đà Nẵng, nước
suối Sơn Trà đạt chất lượng cao, nước trong, không màu không mùi, độ trong từ 80100, số ngày nước đục không đáng kể [34].
1.1.5 Hệ sinh vật
1.1.5.1 Hệ thực vật
Cơng trình “Thực vật chí đ ại cương Đông Dương” của Lecomte (1914 -1941) mô tả
hơn 7000 lồi thực vật ở Đơng Dương, trong đó Sơn Trà có 600 lồi.
Năm 1989, Viện điều tra Quy hoạch rừng kết hợp với Sở Lâm nghiệp Quảng Nam Đà

Nẵng xây dựng “Luận Chứng kinh tế kỹ thuật KBTTN BĐST, Tỉnh Quảng Nam Đà
Nẵng” cơng bố 289 lồi thực vật thuộc 217 chi và 90 họ. Trong đó, đã xác định một số
thực vật thuộc nguồn gen quý hiếm như: gụ lau, chị chai, dầu lá bóng. Năm 1997,
Đinh Thị Phương Anh cơng bố 986 lồi thực vật trong cơng trình nghiên cứu về “Điều
tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn, sử dụng
hợp lý khu bảo tồn thiên nhiên bán đ ảo Sơn Trà”. KBTTN Sơn Trà có 4 kiểu thảm
thực vật rừng như sau:
• Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
• Kiểu quần hệ rừng phục hồi sau khai thác kiệt
• Kiểu quần hệ trảng cây bụi
• Kiểu quần hệ trảng cỏ
Trong tổng số 986 lồi thực vật ở KBTTN Sơn Trà có 22 lồi q hiếm cần được bảo
vệ phục hồi và phát triển, đã được đưa vào sách đỏ [2].
1.1.5.2 Hệ động vật
Gervais (1841) cơng bố mẫu chuẩn lồi Herpes Javanicus exilis ở Đà Nẵng; Robinson
et Klos (1922 – 1990) cơng bố lồi Đồi Tupaia glis ở Sơn Trà; Delacour (1951) công


.7

bố loài vượn đen – Hylobates – Concolor ở Đà Nẵng. Từ những năm 1960 nghiên cứu
của Van Peenen, Ryan và Light công bố trong sách chuyên khảo về thú miền Nam Việt
Nam “Preliminary Identification Manual for Mammals of South Việt Nam Washington,
1969” và “Observations on Mammals of M. Sơn Trà South Việt Nam”, thống kê ở bán
đảo Sơn Trà có 20 lồi [51].
Năm 1989 Sở Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, phối hợp với Viện đi ều tra
Quy hoạch rừng khảo sát tài nguyên động, thực vật rừng xây dựng luận chứng kinh tế
kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà, thống kê 30 loài thú thuộc 15 họ, 7
bộ; 51 loài chim thuộc 25 họ, 11 bộ, 15 lồi bị sát và 3 loài lưỡng cư [7]. Năm 2009,
Đinh Thị Phương Anh và cs. Cơng bố 12 lồi lưỡng cư và 38 lồi bò sát ở khu bảo tồn

thiên nhiên bán đảo Sơn Trà [1].
1.2 Tình hình nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Thế giới
Vào thời kỳ tiền sử, con người phải tìm kiếm cây cỏ và động vật hoang dại để làm thức
ăn. Qua quá trình chọn lọc, con người đã dần phát hiện loài cây nào hay động vật nào
ăn được hoặc không ăn được. Tính chất chữa bệnh của một số thực vật hoặc động vật
cũng được tình cờ phát hiện rồi kinh nghiệm được tích luỹ dần. Như vậy lịch sử phát
triển của xã hội lồi người ln gắn liền với lịch sử phát hiện và sử dụng cây thuốc.
Cây thuốc đóng vai trò rất quan trong trong nguồn tài nguyên thực vật. Con người ngày
càng quan tâm và sử dụng rộng rãi cây thuốc để chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau.
Trên thế giới, nhiều cơng trình nghiên cứu về cây thuốc đã được ứng dụng rộng rãi và
có giá trị khoa học lớn.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp và
bậc cao đã ghi nhận trên tồn cầu, có tới 30.000 lồi có giá trị làm thuốc trực tiếp trong
Y học cổ truyền hoặc cung cấp các hợp chất tự nhiên để làm thuốc (WHO, 1990). Con
số này cịn dự đốn lên tới gần 70.000 loài (Naplalert, 1995) [22].


.8

Năm 1985, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống kê có gần 20.000 lồi thực vật trong
tổng số 250.000 loài đã biết được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để
chế biến thuốc [43]. Vùng nhiệt đới Châu Á có khoảng 6.500 lồi thực vật có hoa được
dùng làm thuốc, trong đó ở Ấn Đ ộ có khoảng 6.000 lồi ; Trung Quốc 5.136 lồi ;
vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1.900 loài thực vật có hoa[44].
Từ ngàn xưa, người Trung Quốc đã có nhiều tài liệu kinh nghiệm trong việc sử dụng
cây cỏ để chữa bệnh. Khoảng 2500 năm trước công nguyên, cuốn dược đi ển “Pen
T’Sao” do Shen Nung biên soạn đã đề cập đến 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và
chữa bệnh [33]. Đến năm 168 TCN, người ta đã khai quật ở một ngôi mộ cổ cuốn sách
“52 Bing – Fang” mô tả hơn 240 loại dược thảo và 52 đơ n thuốc trị bệnh từ cây cỏ

[52]. Thời Tam quốc (222-265 CN), Đàn hương, Tử đinh hương được danh y Hoa Đà
dùng để chế hương nang (túi thơm), làm thuốc chữa bệnh lao phổi và lỵ. Ơng cịn sử
dụng Kim ngân (Lonicera japonica Thumb.), hoa Cúc (Chrysanthenum indicum L.)
phơi khô cho vào gối để trị bệnh đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Vào thế kỷ thứ XVI,
tác giả Lý Thời Trân đã viết cuốn “Bản thảo cương mục” thống kê được 1.200 vị thuốc
[32].
Năm 1977, Cuốn “Đại từ điển đông dược” đã thống kê 5.757 mục từ, trong đó đa số là
các loại thảo dược. Giữa năm 1985, quyển sách “Cây thuốc Trung Quốc” ra đời, đã liệt
kê một loạt các loài thực vật chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis)
chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, vết thương tụ máu; Cải Soong (Nasturtium officinale)
có tác dụng giải nhiệt, chữa lở miệng, chảy máu chân răng, bướu cổ [48]. Gần đây Li
đã cơng bố hơn 1.000 lồi cây thuốc được sắp xếp theo bảng chữ cái Latin [46].
Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời. Vào khoảng 4500
TCN, cuốn “Rig – Veda” được xem là cuốn sách cổ nhất về sử dụng thuốc trong lịch sử
lồi người. Nó đã cung cấp nhiều thông tin về sử dụng cây thuốc [15].
Thầy thuốc Charaka (thế kỷ II) trong tác phẩm “Charaka Samhita” đã mơ tả 341 loại
thảo dược và khống vật sử dụng làm thuốc. Thầy thuốc Surhruta trong tác phẩm


.9

“Surhruta Samhita” cũng đã thống kê được 760 loại dược liệu [42]. Trong những năm
gần đây, nền y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda đã có những bước tiến vượt trội trong
quá trình điều tra, nghiên cứu, đánh giá và áp dụng hiệu quả khoảng 2000 loài cây cỏ
sử dụng làm thuốc [40]. Dãy Himalaya kỳ vĩ Ấn Độ có khoảng 8.000 lồi thực vật Hạt
kín, 44 lồi thực vật Hạt trần; trong đó có 1.748 lồi có cơng dụng làm thuốc. Cho đến
nay, Ấn Độ đã sử dụng khoảng 280 lồi cây cỏ làm thuốc, trong đó có 175 lồi được
tìm thấy ở dãy Himalaya [37].
Nền y học cổ truyền cũng xuất hiện ở Châu Âu. Cây thuốc được sử dụng rất đa dạng và
chủ yếu dựa vào nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Năm 400 TCN, người La Mã

và Hy Lạp đã biết dùng Gừng (Zingiber officinale) để chữa bệnh cảm lạnh, viêm khớp,
… Từ 350 – 28 TCN, tác giả Phrastus của hai cuốn sách “De causis planetarium” và
“De historia planetarium” đã mô tả hơn 500 loài cây thuốc [56].
Thầy thuốc người Hy Lạp, Dioscorides (40-90) đã viết cuốn “De material medical” mô
tả 500 loài thảo mộc và được sử dụng chủ yếu trong hơn 1.500 năm [49].
Vào những năm 131-200 SCN, thầy thuốc của một vị Hồng đế La Mã có tên là Galen
đã tìm ra những vị thuốc có nguồn từ thảo mộc. Ông viết hàng trăm cuốn sách và được
sử dụng trong hơn 1.500 năm [44]. Các nhà thực vật học người Pháp là một trong
những người Châu Âu đầu tiên nghiên cứu thực vật Đông dương. Tác giả Perry L.M.,
với quyển “Medicinal Plants of East and Southeast Asia” (1985) nằm trong chương
trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á đã nghiên
cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực vật và dược liệu, trong đó có 146 lồi thực vật
có tính kháng khuẩn [48]. Năm 2006, Christophe Wiart đã xuất bản quyển “Medicinal
Plants of the AsiaPacific: Drugs for the Future?” mô tả chi tiết dược lý dân tộc học
của hơn 400 loài thực vật, cung cấp hơn 300 hình ảnh với 400 cấu trúc hóa học của các
vị thuốc từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [53].
Việc điều trị bệnh bằng cây thuốc ở Châu Phi cũng đã xuất hiện từ xa xưa. Cách đây
khoảng 3.600 năm nhiều tài liệu về sử dụng cây thuốc ở Ai Cập được ghi chép lại với


.
10

800 loài và trên 700 bài thuốc từ thảo mộc [38]. Năm 1550 TCN, cuốn “Ebers papyrus
in Egypt” đã mô tả 876 đơn thuốc với 328 loài cây cỏ [45]. Vào giữa thế kỷ thứ VIII,
Cuốn “Các vấn đề về y khoa” của nhà thực vật học Ibn Neitar đã liệt kê nhiều loại cây
thuốc ở Bắc Phi [40].
Các nền văn minh cổ đại ở Châu Mỹ như Maya, Aztec, Inca đ ều có nền y học cổ
truyền phát triển và nhiều tài liệu ghi chép vể cách sử dụng các loài thảo dược chữa
bệnh. Theo văn bản truyền miệng về nền văn hoá Inca, các thầy thuốc ở Bolivia chữa

bệnh rất giỏi và học đ ã tách chiết được kháng sinh Penicillin từ vỏ quả chuối xanh.
Năm 1552, Cuốn “Badianus” của Martin de la Cruz đ ã mô tả 251 loài cây cỏ chữa
bệnh ở Mexico. Cuốn sách này đã chỉ ra rằng, người Aztec có những bác sĩ giàu kinh
nghiệm với nhiều truyền thuyết y học của người da đỏ [39] [41]. Ở thế kỷ XVI, người
thổ dân da đỏ đã biết chữa bệnh thiếu vitamin C bằng nước ép và mủ của một loại cây.
Vào thế kỷ XVIII và XIX, các thầy lang ở Bắc Mỹ đã biết dùng các thảo mộc để chữa
lành các vết thương và vết cắn ngoài da. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Châu Mỹ
đang tập trung đi sâu vào nghiên cứu các cây thuốc bản địa và từ đó sản xuất ra các loại
thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, trong đó nổi tiếng là trung tâm Belem ở Đơng Bắc
Brazil và Bogota ở Colombia [40].
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để chống lại các bệnh nan y, thì sự cần thiết là phải
kết hợp giữa Đông và Tây y, giữa y học hiện đại với kinh nghiệm cổ truyền của các
dân tộc. Chính từ những kinh nghiệm truyền thống đó của họ là chìa khóa để nhân loại
khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp
với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang
hướng đến thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển cây
thuốc [25].


.
11

1.2.2 Việt Nam
Đất nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, trải dài theo hướng Bắc Nam với
hơn 1.600km trên đất liền, ngồi ra nước ta cịn có các đảo lớn nhỏ ven bờ hoặc ngoài
khơi như quần đảo Hồng Sa, Trường Sa. Tổng diện tích phần đất liền là 327.480 km2,
trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích, xen kẽ là các hệ thống sông suối chằng chịt.
Với cấu trúc địa hình như vậy góp phần ảnh hưởng đến nền khí hậu nhiệt đới gió mùa
ở nước ta. Chính vì vậy, Việt Nam có nguồn tài ngun động, thực vật phong phú và
đa dạng. Theo số liệu thống kê, số lồi thực vật bậc cao có mạch có thể lên tới 12.000

lồi, ngồi ra cịn có 800 lồi Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2.000 loài Tảo [23].
Từ ngàn xưa, người dân Việt Nam đặc biệt là những người sống ở những vùng cao,
vùng sâu, vùng xa đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh có hiệu
quả. Qua q trình phát triển, các kinh nghiệm dân gian q báu đó đã dần dần được
đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng.
2900 năm TCN, thời vua Hùng Vương dựng nước qua các văn tự Hán Nơm cịn sót lại
(Đại Việt sử kí ngoại kí, …) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết sử dụng cây cỏ
làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh, dùng Riềng, Gừng để làm gia vị ăn
làm ấm cơ thể. Theo Long Úy chép lại, vào đầu thế kỷ thứ II có hàng trăm vị thuốc từ
đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin
Benth.), … [17].
Ở đời Trần (1225-1399), Phạm Ngũ Lão thu thập trông coi một vườn thuốc lớn để chữa
bệnh cho quân sĩ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn cịn di tích để lại tại một quả đồi
thuộc xã Hưng Đ ạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Cuốn sách thuốc đ ầu tiên xuất
bản năm 1429 là “Bản thảo thực vật toàn yếu” do Phan Chu Tiên biên soạn. Vào thế kỷ
XIV có người thầy thuốc nổi tiếng là Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh), ông biên
soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 tập với 406 vị thuốc nam trong đó có 241 vị
thuốc có nguồn gốc thực vật. Ơng cịn viết cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt
cơng dụng của 130 loài cây thuốc [17] [31]. Đến thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông –


.
12

Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66
quyển mô tả chi tiết về thực vật, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh [18].
Thời nhà Nguyễn (1788-1883) có “Nam dược”, “Nam dược chỉ danh truyền” của
Nguyễn Quang Lượng ghi chép 500 vị thuốc nam. Năm 1858 Trần Nguyên Phương đã
kể tên và mơ tả cơng dụng của trên 100 lồi cây thuốc trong cuốn “Nam bang thảo
mộc” [16, 17].

Ở Đông Dương, bộ sách “Catalogue des produits de l’Indochine” do hai nhà thực vật
người Pháp Ch. Crévost và A. Pételot biên soạn, trong đ ó, đ áng chú ý nhất là tập V
“Produits médicinaux” (1928 – 1935) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị thuốc là các
loài thực vật có hoa [55]. Đến năm 1952, Pételot bổ sung và xây dựng thành “Les
plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập, với 1.482 loài
cây thuốc ở cả ba nước Đông Dương [57].
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong
việc nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc và có nhiều cuốn sách cũng như các cơng
trình nghiên cứu về cây thuốc ra đời. Năm 1957, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn cuốn: “Dược
liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong
đó tác giả mơ tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962-1965,
Tác giả lại cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập.
Năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đ ó mơ tả thêm 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo
mộc, đ ộng vật và khoáng vật. Bộ sách bổ sung liên tục các lồi cây thuốc trong các
cơng trình được tái bản nhiều lần. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc được mơ tả lên
tới 792 lồi. Ơng đã mô tả tỷ mỷ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá
học, chia tất cả các cây thuốc đó theo cơng dụng khác nhau. Năm 2000, tái bản lần thứ
9 với khoảng 800 cây và vị thuốc. Đây là bộ sách có ý nghĩa lớn về khoa học và thực
tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại [21].


.
13

Năm 1966, Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Vũ Văn Chuyên đã tóm tắt
đặc điểm các họ cây thuốc. Ông đưa ra danh sách các cây thông thường thuộc các họ,
giúp dễ học và dễ phân loại thực vật, thuận lợi cho việc tra cứu [12].
Bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” gồm ba tập của Phạm Hồng Hộ (1999, 2000), đã mơ tả
hình thái của 10.500 lồi thực vật bậc cao có mạch hiện diện ở Việt Nam, rất nhiều lồi
được mơ tả sơ lược về giá trị làm thuốc [17]. Đến năm 2006, trong cuốn “Cây có vị

thuốc ở Việt Nam” tác giả đã thống kê được 2.000 lồi có giá trị làm thuốc, ở đây tác
giả chỉ mô tả sơ lược đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng [20].
Năm 1976 trong cơng trình khoa học của mình, Võ Văn Chi đã thống kê được ở Miền
Bắc có 1.360 lồi cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực vật hạt kín [8]. Đến năm
1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại thành
phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các lồi cây thuốc Việt Nam có
2.280 lồi cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Có thể nói cơng bố
này đã giới thiệu một số lượng cây thuốc lớn nhất. Võ Văn Chi năm 1997 cho ra đời
cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã thống kê và mô tả chi tiết 3.200 loài
cây thuốc ở Việt Nam. Đây là một cơng trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn
phục vụ cho ngành dược và chuyên ngành thực vật học. Cũng chính tác giả trong cuốn
“Từ điển thực vật thơng dụng” (2003, 2004, 2 tập) có đề cập đến phần công dụng mà
chủ yếu là làm thuốc của 5.034 loài, 2.382 chi của 333 họ thực vật [9].
Gần đây, Võ Văn Chi (2012) cho ra đời quyển “Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới)”
gồm 2 tập, tác giả đã lập danh lục mới về cây thuốc Việt Nam và tiến hành biên soạn
lại, bổ sung thêm những thông tin, làm rõ hơn về sinh thái và phân bố cũng như bổ
sung rất nhiều cây thuốc mới, với số mục từ 4.470 đề cập tới gần 4.700 cây thuốc với
1.500 ảnh chụp màu. Có thể nói cơng bố này đã giới thiệu số lượng cây thuốc lớn nhất
ở Việt Nam [10].
Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong cơng trình “Thực vật học dân tộc –
Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê được 551 loài, 364


.
14

chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong nghiên cứu này nhóm tác giả
đã đưa ra cơng dụng cụ thể của từng lồi theo cách sử dụng của người dân địa phương
[29].
Đến cuối năm 2006, nhóm các tác giả thuộc Viện Dược liệu trong cơng trình gồm 2 tập

“Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được 920 loài cây thuốc,
đây là cơng trình khá đầy đủ và cơng phu, nhóm các tác giả đã mơ tả, phân tích khá chi
tiết các đặc điểm nhận dạng, phân bố, công dụng và thành phần hóa học của từng lồi
[4].
Năm 2007 trong cơng trình “Cẩm nang cây thuốc cần đư ợc bảo vệ ở Việt Nam”
Nguyễn Tập đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam [27].
Giữa năm 2007 trong Dự án hỗ trợ chuyên ngành “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” đã
giới thiệu 82 loài thực vật có giá trị làm thuốc, với đầy đủ các thơng tin về đặc điểm
hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật nhân trồng, khái thác, chế biến, bảo quản, giá trị
kinh tế và đề xuất các biện pháp bảo tồn [13].
1.2.3 Ở bán đảo Sơn Trà
Năm 1997, trong cơng trình “Điều tra khu hệ động – thực vật và nhân tố ảnh hưởng.
Đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý khu BTTN bán đảo Sơn Trà” của Đinh Thị
Phương Anh và cộng sự, đã ghi nhận được ở khu bảo tồn 985 loài cây, thuộc 483 chi
và 143 họ thực vật bậc cao có mạch, trong số này có 143 lồi là cây thuốc [2]. Tiếp đó,
trong dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) khu BTTN Sơn Trà, do Đại học Khoa
học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2010 đã đưa ra tập Danh lục
thực vật bán đảo Sơn Trà, cũng với 985 loài, nhưng thuộc 145 họ thực vật bậc cao có
mạch, trong đó có ghi chú 138 lồi cây thuốc [14]. Và mới nhất trong đề tài “Đánh giá
thực trạng cây thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát
triển” được thực hiện trong 2 năm (2016-2017) đã ghi nhận ở KBTTN Sơn Trà có 302


×