Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bí quyết học và thi môn Lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.79 KB, 6 trang )

Bí quyết học và thi mơn Lịch sử
Thứ Năm, 17/02/2011, 07:21 CH | Lượt xem: 514
Làm thế nào học lịch sử dễ nhớ, làm thế nào thi lịch
sử điểm cao? Làm sao để khơng bị dính những lỗi cơ
bản... Bài viết nằm trong Cẩm nang tuyển sinh Đại
học - Cao đẳng năm 2011 do NXB Trẻ và báo Tuổi
trẻ ấn hành hi vọng giúp cho các sĩ tử ngày càng học
tốt hơn, thi điểm cao hơn môn học này.
Lịch sử là mơn khó nhằn nhất đối với các học trị
ban C chứ chưa nói là các học trị khơng chun.
Vậy học Lịch sử thế nào cho dễ nhớ và khi thi làm
sao để được điểm cao đây? Các bạn chú ý một số
kinh nghiệm dưới đây nhé.
HỌC Lịch sử sao cho tốt?
- Điểm đầu tiên cần lưu ý là không học vẹt, học đối
phó theo kiểu nhớ máy móc bài học mà khơng hiểu
gì. Hãy dành cho mơn học này tối thiểu là chút ít tình
cảm bởi lịng tự hào dân tộc và tình yêu thế giới cũng


như u chính bản thân mình rằng mình cần phải học
tốt để bước vào tương lai.
- “Trăm nghe không bằng một thấy”, thế nên nếu kết
hợp việc học lịch sử trong SGK với việc xem phim tư
liệu lịch sử, đọc truyện tranh lịch sử (các NXB Giáo
dục, NXB Kim Đồng, NXB Trẻ có những bộ sách
này), thăm Di tích, Bảo tàng (nếu có thể) thì bạn vừa
học lại vừa kết hợp được giải trí mà nhớ lâu vì khơng
gì bằng trực quan sinh động cả.
- Nguồn tài liệu chính là SGK, cịn sách tham khảo
đừng mua q nhiều sẽ khơng “ngốn” hết. Hãy chọn


cuốn sách tham khảo mà bạn thấy thích, và tối đa chỉ
cần hai cuốn sách tham khảo là đủ.
- Các bài học lịch sử đều có vai trò như nhau. Kinh
nghiệm cho thấy khi thi lịch sử thì các chủ đề về kinh
tế, văn hóa, xã hội… quan trọng không kém những
cuộc kháng chiến, khởi nghĩa, bởi vậy không học tủ


bài nào, không bỏ qua bài nào. Rất nhiều bạn bị “tủ
đè” vì chủ quan.
- Với các bài học. Khi học, trước hết đọc bài, hiểu
bài, nhớ bài, thắc mắc thì hỏi thầy, khơng dấu dốt, vì
nếu khơng kiến thức phần đó hổng, phần sau bạn sẽ
càng mù mờ hơn. Để học tốt, bạn nên vạch ra những
ý chính của bài học kiểu như dàn ý sơ lược. Đây là
phần khung của bài, từ đó bạn sẽ nhớ lâu mà trọng
tâm hơn.
- Học tự luận ổn rồi, để củng cố kiến thức, bạn hãy:
Thứ nhất, làm trắc nghiệm bài học trong sách tham
khảo. Thứ hai, trao đổi kiến thức bài học với bạn, vừa
nhớ lâu, vừa có thể bổ khuyết phần mình yếu qua
việc trao đổi với bạn.
THI Lịch sử sao cho điểm cao?
- Điểm đầu tiên cần tránh, tuyệt đối khơng đem tài
liệu vào phịng thi. Bạn tự làm mình khơng tự tin, có
tài liệu lo bị bắt, khơng tập trung làm bài. Có tài liệu


chỉ lo việc quay cóp. Kinh nghiệm cho thấy học trị tự
làm theo ý mình trên cơ sở kiến thức đã có điểm cao

hơn học trị học vẹt hoặc quay cóp ngun xi tài liệu.
- Vào phịng thi, hãy để tinh thần thoải mái, phong
thái tự tin, đừng tạo áp lực cho bản thân. Tất nhiên
phải có cơ sở là bạn đã học, ôn bài tốt. Nhiều bạn dù
học tốt, nhưng vào phòng thi là “tim đập, chân run”
quên hết kiến thức, đến khi định thần thì phí 15 – 20
phút rồi.
- Cầm đề thi, đọc vài lần để nắm rõ đề, định hình
trong đầu cách làm. 10 phút đầu tiên hãy vạch dàn ý
sơ lược nhất cho tất cả các câu trong đề thi.
- Phương châm làm bài là dễ làm trước, khó làm sau.
Câu nào bạn hiểu rõ nhất, hãy làm trước, lúc đó sẽ
tạo cho bạn sự tự tin khi tiếp cận những câu khó hơn
vì ít ra bạn đã làm được một phần bài.
- Căn cứ vào số điểm cho các câu mà làm bài cho
đúng dung lượng kiến thức và thời gian. Không được


làm quá dài câu bạn nắm vững kiến thức nhưng điểm
câu đó lại khơng cao, sẽ làm mất thời gian những câu
khác. Nhớ căn mốc thời gian cho từng câu hỏi.
- Đối với những câu liên quan tới sự kiện, mốc thời
gian, nhân vật, nếu nhớ rõ thời gian, tên nhân vật bạn
hãy viết, cịn khơng nên viết. Ví dụ, ngày 30 tháng 4
năm 1975. Nếu khơng nhớ ngày, thì chỉ ghi tháng 4
năm 1975. Không nhớ ngày, tháng, chỉ ghi năm. Tên
người cũng vậy.
- Làm bài, hãy làm đúng trọng tâm câu hỏi, hỏi gì
đáp nấy, đừng lan man kiến thức dễ lạc đề. Nếu kiến
thức rộng, nắm chắc thì hãy liên hệ, mở rộng thêm

xung quanh vấn đề đó nhưng đừng để mất nhiều thời
gian quá.
- Làm bài xong, không được ra sớm khi thời gian làm
bài đang cịn. “Cịn nước, cịn tát”, do đó, hãy đọc,
sốt lại bài làm, chữa câu chữ, dấu câu cho hoàn
chỉnh, nghĩ xem cịn phần nào thiếu hay khơng để bổ


sung. Nhiều khi đến phút cuối bạn mới nhớ ra nên
đừng để vì ra sớm rồi đến lúc nhớ phần thiếu, sai mới
“à”, “ồ”, “giá như” lại ân hận cả đời. Nhiều bạn đốt
củi dùi kinh sử mấy năm nhưng lại chủ quan trong
vài tiếng làm bài rồi đấy.
Chúc các em học tốt, thi tốt, đạt điểm cao!
Thầy TRẦN ĐÌNH BA, giảng viên trường Phương
Nam, giảng dạy môn Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

batrandinh



×