Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 6 trang )

Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá
3
Chỉnh đốn tỉnh lỵ Rạch Giá và các vùng phụ cận
Chợ Rạch Giá là cơ sở tốt với giồng cao ráo sát bờ biển, lại cịn nhiều giồng đất
phì nhiêu vùng phụ cận. Quy chế khẩn đất đặt ra rành mạch, các tỉnh miền Tiền
giang khơng cịn đất tốt vơ chủ khiến nhiều người đổ xô về Rạch Giá là nơi dễ làm
ăn, đặc biệt là dân từ Long Xuyên đến. Tháng 10/1895, chủ tỉnh báo cáo về Thống
đốc Nam kỳ với ý kiến của Hội đồng địa hạt đưa nhiều đề nghị :
— Từ vài năm qua dân số gia tăng gấp đôi.
— Diện tích canh tác tăng hơn 10 lần.
— Đề nghị vét kinh Rạch Giá, Long Xuyên (Thoại Hà) để tàu Lục tỉnh từ Sài Gịn
đến chợ Rạch Giá ít nhứt là 3 lần trong mỗi tuần như các tỉnh khác. Bấy lâu, Rạch
Giá và Hà Tiên khơng có chuyến nào trong tuần (tức là khoảng 10 ngày mới có
một chuyến).
— Bảo vệ bờ biển Rạch Giá đừng cho lở, bằng cách cẩn đá mà chận sóng biển.
Đồng thời, xây một con đê bằng đá chạy ra ngoài biển để vào mùa hạn tàu bè có
thể cất hàng hóa (nhưng khơng thực hiện được).


Bấy lâu đường giao thông từ Rạch Giá lên Sài Gịn khó khăn vì kinh Thoại Hà q
cạn, nhứt là vào mùa hạn. Hành khách từ Sài Gòn đến Rạch Giá dùng xe lửa Sài
Gòn, Mỹ Tho, rồi đi tàu Lục tỉnh từ Mỹ Tho đến Long Xuyên. Từ Long Xuyên,
dùng ghe mà chèo chống qua Rạch Giá.
Để thiết kế tỉnh lỵ, năm 1896, 4 xã Vĩnh Lạc, Vĩnh Hòa (Huề), Vân Tập, Thanh
Lương nhập lại gọi là làng Vĩnh Thanh Vân. Đến năm 1908 mới đặt tên đường sá
lại chợ và năm 1910, đưa dự án dùng đèn thắp bằng “ga” ở đường phố.
Tàu buồm Hải Nam ra vào cửa Rạch Giá tấp nập. Vào tháng gió chướng (gió mùa
từ Đông Bắc), nhiều khi 20 chiếc cặp bến một lượt. Ty Thương chánh hoạt động
với quyền hạn không phân định rõ rệt vì cho rằng chỉ chịu sự chỉ huy từ Sài Gịn
mà thơi, khơng can hệ gì đến nhà cầm quyền ở tỉnh. Năm 1887, viên chức Thương
chánh xét bắt Hoa kiều ở chợ, tha hồ làm tiền vì quả thật các tàu bn Hải Nam


vào bến chở theo á phiện lậu thuế để bán lén theo hệ thống riêng cho các tỉnh miền
Tây là nơi tập trung người Huê kiều khá giả. Người Huê kiều thì ăn chịu với viên
chức địa phương. Ngoài ra, viên chức Thương chánh (bấy giờ gọi là Cơng—xi) lại
cịn bắt buộc người làm nước mắm ở hòn Sơn Rái, thuộc tỉnh Rạch Giá phải đóng
thuế nhập cảng, lấy cớ trong nước có mắm muối, xem mấy người làm nước mắm


như đã chở muối lậu thuế. Mấy bang Huê kiều yêu cầu đừng đánh thuế quá nặng
những hàng hóa chở từ bên Xiêm vào chợ Rạch Giá, nhưng không được chấp
thuận. Bấy giờ, tàu Hải Nam chở vào nhiều nhứt là vải, từ Xiêm hoặc từ Tân Gia
Ba, đặc biệt có loại vải thơng dụng (gọi là vải Xiêm, vải tám Hạ, tức là từ Hạ Châu
đem đến). Mặc nhiên, hàng hóa xuất xứ từ Anh quốc lại cạnh tranh với hàng hóa
Pháp ! Mấy viên cai tổng đồng thanh phản đối việc tra xét của mấy ông tây
“Công—xi”, khi đồng bào đến chợ theo đường biển phải đi ngang qua Thương
cảng. Năm 1886, hải quân Pháp ra tận hònCổ Tron (Poulo Dama) để thám hiểm
nhưng ngồi ấy chẳng có nguồn lợi gì về kinh tế.
Việc bán gạo từ hải cảng Rạch Giá đã có từ đời Mạc Cửu do người Huê kiều đảm
trách độc quyền. Dịch vụ xay lúa tổ chức theo kỹ thuật cổ truyền, dùng loại cối to,
mỗi cối có bốn người cầm giàng xay, hai người sàng, một người quạt, một người
giần tấm.
Năm 1884, chợ có 6 trại xay lúa, sử dụng gần 40 cối to. Khi tàu Hải Nam gần đến
để ăn gạo, trại hoạt động suốt ngày đêm, dùng toàn sức người. Dọc theo bờ rạch
gần mé biển, người Huê kiều cất khi dự trữ hàng hóa. Tàu Hải Nam đến mua nhiều
nhứt là gạo, chiếu, tiền kẽm, nước mắm, cá khô, mắm ruốc cà ròn (bao bằng


vàng), mật, sáp. Họ chở đến tô chén, bài tứ sắc, vải bô, giấy tiền vàng bạc, mền,
thuốc Bắc, pháo, nhang, trái cây khô.
Lần hồi, thương cảng bớt hoạt động. Gạo xay máy từ Sài Gòn chở qua Hương
Cảng bằng tàu máy ít tốn sở phí hơn là gạo xay bằng sức người, chở bằng ghe

buồm ở Rạch Giá.
Về đường sá trong tỉnh, mãi đến năm 1907 chỉ thấy vài khúc lộ dở dang. Theo
sáng kiến của tham biện, con lộ từ chợ Rạch Giá đến Hịn Đất thành hình, bắt dân
làm xâu, đường trải đá ong Biên Hòa và trải đất hầm (đất ruộng đốt cho chín rồi
đập ra từng cục nhỏ). Dụng ý của bọn Pháp ở địa phương là đắp đường theo mé
biển ăn tới Hòn Đất nơi chúng chọn làm căn cứ nghỉ mát ; từ trên Hịn nhìn ra vịnh
Xiêm La, khung cảnh khá thơ mộng. Điều bất lợi là con lộ này chạy ngang vùng
còn rừng tràm, người Miên sống rải rác. Trong tương lai, nhà nước hy vọng là nối
lên Hịn Chơng thuộc Hà Tiên. Nhưng công tác này trở thành tốn kém vơ ích, khí
hậu Hịn Đất khơng tốt cho lắm, đất hai bên lộ quá xấu, mở đường mà chẳng ích
lợi gì cho việc canh tác ! Bọn Pháp ở địa phương cố duy trì kế hoạch, lấy lý do là
để tới lui giữ an ninh đồng thời làm bờ đê chận nước biển. Lộ bị dẹp bỏ vì rốt cuộc


ai cũng nhìn nhận là lãng phí (lộ hãy cịn di tích sát theo bờ biển, song song với
con lộ Rạch Giá, Hà Tiên đắp xa biển hơn lúc sau này).
Con lộ thứ nhì là nền móng của lộ Rạch Giá, Cần Thơ. Năm 1907, nối liền tới
Minh Lương (khoảng 15 km), trải đá ong và đất hầm. Có kế hoạch nối ln tới Gị
Quao rồi Long Mỹ. Mãi đến năm 1914, lộ Rạch Giá qua Cần Thơ mới tiếp tục
khởi công.
Việc chia ra quận (huyện) trở thành cấp bách, tham biện Rạch Giá nêu lý do là dân
số gia tăng, nhiều người từ tỉnh khác đến làm ăn nên khó kiểm sốt, diện tích của
tỉnh lại q rộng.
Vùng ở giáp ranh Cần Thơ và giáp ranh Bạc Liêu, Sóc Trăng cần mỗi nơi một ông
phủ hoặc ông huyện để coi sóc, ngồi ra, cần một quan huyện ở Châu Thành. Năm
1898, tham biện Rạch Giá nhắc lại ý kiến nên lập một phân khu hành chánh ở
ngọn Cái Lớn (nhằm đề phòng trộm cướp) hoặc lập ở làng Long Mỹ một quận
mới. Nhưng cấp trên bác bỏ cho là tốn thêm tiền xây cất cơ sở hành chánh, mướn
thơ ký, mã tà ; nếu tỉnh quá rộng, tham biện chủ tỉnh cứ đi thanh tra bằng tàu máy
là đủ rồi. Bấy giờ, việc khẩn hoang chỉ mới xúc tiến, thuế má chưa thâu nhiều.

Nhưng đến năm 1907, quận Long Mỹ thành lập ở ngọn sơng Cái Lớn, phía giáp


ranh với Cần Thơ. Chủ quận đầu tiên là Maurel nắm nhiều quyền hạn quan trọng.
Quận Gò Quao thành lập, trên con dấu ghi mấy chữ nho “Đại Hà huyện” (tức là
huyện lập ở sông Cái Lớn), quận Giồng Riềng ghi là Tiểu Hà huyện (sông Cái
Bé), quận Châu Thành tại chợ thì thêm mấy chữ nho “Kiên Giang phủ”.
Việc phân chia ra tổng cũng chưa hợp lý và gây nhiều phiền phức : riêng tổng
Thanh Bình, năm 1907, rộng đến 250.000 mẫu tây (trong khi tỉnh Bến Tre chỉ có
164.000 mẫu, tỉnh Gị Cơng 62.698 mẫu diện tích vào năm 1922), ăn từ vịnh Xiêm
La đến ranh Sóc Trăng. Riêng làng Đông Thái (thuộc về tổng này) dài cỡ 30 cây
số từ rạch Thứ Năm đến rạch Mương Đào, lý do chánh là đất q rộng, dân ít, cịn
nhiều rừng, xóm này xa cách xóm kia. Bấy giờ, cai tổng tha hồ xử kiện theo ý
thích, xã trưởng thì không thèm đi “hầu việc” quan trên, viện lý do là biển động, đi
sợ ghe chìm hoặc nộp thuế thì sợ bị ăn cướp dọc đường.
Đại khái, Rạch Giá là tỉnh chậm phát triển về đường sá, dân trí kém mở mang,
thua xa các tỉnh miền Tiền giang hoặc gần Sài Gòn nơi mà nhà nước thực dân đã
chú ý thiết kế từ trước năm 1900. Mãi đến 1910, 1911 hương chức làng ở Rạch
Giá mới bắt đầu có con dấu bằng đồng để đóng vào cơng văn.



×