Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Dạy học dự án chủ đề thống kê nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh lớp 10 bậc trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VƢƠNG QUỲNH HƢƠNG

DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ
NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH
LỚP 10 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VƢƠNG QUỲNH HƢƠNG

DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ
NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH
LỚP 10 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MƠN TỐN
Mã số: 8140209.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Xuân Quang

HÀ NỘI – 2020




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo giảng
viên đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập Thạc sĩ tại
Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt đến TS. Trần
Xuân Quang – Giảng viên Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội,
ngƣời đã hƣớng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân yêu, gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên, ủng hộ và chia sẻ,
hỗ trợ tác giả trong thời gian làm luận văn.
Bản luận văn đƣợc thực hiện từ tháng 3 – 2020 đến tháng 12 – 2020
đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của tác giả. Luận văn thạc sĩ
cịn rất nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo, của các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12, 2020
Tác giả

Vƣơng Quỳnh Hƣơng

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
SGK

Sách giáo khoa


THPT

Trung học phổ thông

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh phƣơng pháp dạy học dự án và dạy học truyền thống ...... 13
Bảng 1.2. Một số tiêu chí đánh giá nhận thức của học sinh về nội dung
cơ bản của một bản kế hoạch học tập ............................................................. 25
Bảng 1.3. Mạch kiến thức thống kê theo chƣơng trình giáo dục phổ
thơng hiện hành ............................................................................................... 29
Bảng 1.4. Mạch kiến thức thống kê theo chƣơng trình giáo dục phổ
thông mới ........................................................................................................ 31
Bảng 1.5. Thống kê phƣơng pháp chủ yếu dạy học chủ đề Thống kê ở
THPT ............................................................................................................... 34
Bảng 1.6. Thống kê về mức độ khó khăn trong kĩ năng lập kế hoạch của
học sinh ........................................................................................................... 35
Bảng 1.7. Thống kê về mức độ cần thiết của kĩ năng lập kế hoạch ................ 36
Bảng 2.1. Nhiệm vụ của giáo viên và nhóm dự án trong quy trình dạy
học dự án ......................................................................................................... 39
Bảng 2.2. Kế hoạch hoạt động của học sinh dự án “Tốn học và vấn đề
mơi trƣờng” ..................................................................................................... 47
Bảng 2.3. Kế hoạch hoạt động của học sinh dự án “ Màu xanh yêu
thƣơng” ............................................................................................................ 51
Bảng 2.4. Kế hoạch hoạt động của học sinh dự án “Toán học và thế giới
ảo – Thực trạng khai thác thông tin ngƣời dùng mạng xã hội ở Việt
Nam” ............................................................................................................... 54
Bảng 2.5. Phân công công việc ....................................................................... 57

Bảng 2.6. Bàn giao công việc của từng thành viên trong nhóm trong tuần .... 57
Bảng 2.7. Đánh giá các cá nhân trong nhóm .................................................. 57
Bảng 2.8. Phiếu tự đánh giá sau quá trình thực hiện dự án ............................ 62
Bảng 2.9. Kế hoạch hoạt động dự án “Tốn học và vấn đề mơi trƣờng” ....... 66

iii


Bảng 2.10. Các kĩ năng thể hiện trong dự án học tập qua hoạt động của
học sinh ........................................................................................................... 74
Bảng 2.11. Các mức độ đánh giá cho từng biểu hiện của kĩ năng lập kế
hoạch ở học sinh .............................................................................................. 76
Bảng 2.12. Tổng kết quan sát các tiêu chí đánh giá kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh ..................................................................................................... 79
Bảng 2.13. Đánh giá quá trình làm việc .......................................................... 80
Bảng 2.14. Đánh giá phần thuyết trình về quá trình thực hiện dự án ............ 81
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về kĩ năng lập kế
hoạch của học sinh lớp 10A1 trƣờng THPT Minh Khai – Quốc Oai trƣớc
và sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê................................ 91
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về kĩ năng lập kế
hoạch của học sinh lớp 10A9 trƣờng THPT Minh Khai – Quốc Oai trƣớc
và sau thực nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê................................ 93

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mức độ đánh giá việc thực hiện dự án học tập của học sinh .......... 18
Hình 1.1. Số liệu thống kê tình hình dịch bệnh Covid 19 của quốc gia vùng
lãnh thổ có từ 30.000 ngƣời mắc trở lên ......................................................... 27

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mức độ dạy học theo dự án mơn Tốn ở trƣờng THPT .... 33
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ mức độ hứng thú của học sinh sau khi học Thống kê ....... 35
Sơ đồ 2.1. Các giai đoạn thực hiện trong dạy học dự án ................................ 39
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh sau thực nghiệm ......................................................................... 90
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khó khăn trong kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh sau thực nghiệm ......................................................................... 90
Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh lớp 10A1 trƣờng THPT Minh Khai – Quốc Oai trƣớc thực
nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê ................................................... 92
Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh lớp 10A1 trƣờng THPT Minh Khai – Quốc Oai sau thực nghiệm
dạy học dự án chủ đề toán thống kê ................................................................ 92
Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh lớp 10A9 trƣờng THPT Minh Khai – Quốc Oai trƣớc thực
nghiệm dạy học dự án chủ đề toán thống kê ................................................... 94
Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá định lƣợng các tiêu chí về kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh lớp 10A9 trƣờng THPT Minh Khai – Quốc Oai sau thực nghiệm
dạy học dự án chủ đề toán thống kê ................................................................ 94
Hình 3.1. Xử lí số liệu thống kê bằng phần mềm Excel của nhóm ơ nhiễm rác
thải ................................................................................................................... 95
Hình 3.2. Slide trong bài thuyết trình của nhóm ơ nhiễm khơng khí.............. 95

v


Hình 3.3. Bảng kế hoạch phân cơng nhiệm vụ của nhóm ơ nhiễm nƣớc trong
buổi khảo sát thực địa...................................................................................... 96
Hình 3.4. Một số sản phẩm tái chế từ rác thải của học sinh lớp 10A1 ........... 96
Hình 3.5. Sản phẩm tái chế của nhóm ơ nhiễm nƣớc – lớp 10A1 .................. 97

Hình 3.6. Sản phẩm tái chế của nhóm ơ nhiễm rác thải – lớp 10A1 .............. 97
Hình 3.7. Sản phẩm tái chế của nhóm ơ nhiễm rác thải – lớp 10A1 .............. 98
Hình 3.8. Sản phẩm tái chế của nhóm ơ nhiễm khơng khí– lớp 10A1 ........... 99
Hình 3.9. Hình ảnh thuyết trình dự án “Tốn học và mơi trƣờng” ............... 100
nhóm ơ nhiễm rác thải – lớp 10A1................................................................ 100

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7
1.1.1. Tổng quan một số kết quả đã nghiên cứu về dạy học dự án ................... 7
1.1.2. Tổng quan về kĩ năng lập kế hoạch và rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch . 8
1.2. Cơ sở lý luận của dạy học dự án ................................................................ 9
1.2.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án ................................................................. 10
1.2.3. Mục tiêu của dạy học dự án .................................................................. 11
1.2.4. Vai trò của giáo viên, học sinh và công nghệ trong dạy học dự án ..... 12
1.2.5. Ƣu nhƣợc điểm của dạy học dự án ....................................................... 13
1.2.6. Quy trình của dạy học dự án ................................................................ 15
1.2.7. Đánh giá trong dạy học dự án ............................................................... 16
1.3. Kĩ năng lập kế hoạch ................................................................................ 19
1.3.1. Một số khái niệm ................................................................................... 19
1.3.2.Vai trò của kế hoạch ............................................................................... 19
1.3.3.Các thành tố của kĩ năng lập kế hoạch ................................................... 20

1.3.4. Các mức độ phát triển kĩ năng lập kế hoạch ......................................... 23
1.3.5. Đề xuất rubric đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của học sinh .................. 24
1.4. Dạy học chủ đề Thống kê ở trƣờng THPT............................................... 26
1.4.1. Vai trò, ý nghĩa của Thống kê ............................................................... 26
1.4.2. Kiến thức Thống kê trong chƣơng trình Tốn phổ thơng ..................... 28
1.4.3. Phân tích chƣơng trình mơn tốn trong chƣơng trình hiện hành và
chƣơng trình 2018 ........................................................................................... 31
vii


1.5 Thực trạng dạy học dự án nội dung Thống kê ở trƣờng THPT ................ 32
1.5.1. Thực trạng dạy học dự án ở trƣờng phổ thông ..................................... 32
1.5.2. Thực trạng dạy học nội dung Thống kê ở trƣờng phổ thông ................ 34
1.5.3. Thực trạng kĩ năng lập kế hoạch của học sinh ...................................... 35
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 37
CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ LỚP 10
BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................ 38
2.1. Lập kế hoạch cho dự án học tập ............................................................... 38
2.2. Phân tích quy trình dạy học dự án............................................................ 38
2.3. Đề xuất các phƣơng án đánh giá với quy trình dạy học mơn Toán theo
dự án ................................................................................................................ 41
2.4. Đề xuất một số tiêu chí lựa chọn nội dung Tốn thống kê làm dự án
học tập ............................................................................................................. 43
2.5. Thiết kế một số dự án học tập chủ đề Toán thống kê lớp 10 ................... 44
2.5.1. Dự án “Tốn học và vấn đề mơi trƣờng” .............................................. 44
2.5.2. Dự án “ Màu xanh yêu thƣơng” ............................................................ 49
2.5.3. Dự án “Toán học và thế giới ảo – Thực trạng khai thác thông tin ngƣời
dùng mạng xã hội ở Việt Nam” ...................................................................... 52
2.6. Tổ chức dạy học theo dự án một số chủ để Toán thống kê ..................... 55
2.6.1. Phân tích quy trình tổ chức dạy học dự án một số chủ đề Toán thống kê... 55

2.6.2. Tổ chức dạy học dự án một chủ đề Toán thống kê ở bậc THPT .......... 63
2.7. Sự hỗ trợ của dạy học dự án đối với việc rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh ..................................................................................................... 74
2.7.1. Việc rèn luyện và phát triển một số kĩ năng trong dạy học dự án ........ 74
2.7.2. Sự hỗ trợ của dạy học dự án đối với sự phát triển kĩ năng lập kế hoạch
của học sinh ..................................................................................................... 75
2.8. Thiết kế công cụ đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm .............. 79
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 84
viii


CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 86
3.1. Khái quát về thực nghiệm sƣ phạm.......................................................... 86
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm .................................................................... 86
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 86
3.1.3 Đối tƣợng và dự án thực nghiệm sƣ phạm ............................................. 86
3.2. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 86
3.2.1. Thời gian thực nghiệm ......................................................................... 86
3.2.2. Quy trình thực nghiệm sƣ phạm............................................................ 87
3.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 88
3.3.1. Nội dung đánh giá ................................................................................. 88
3.3.2. Phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm sƣ phạm ....................................... 88
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 88
3.4. Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm ................................................ 95
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106
PHỤ LỤC

ix



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển đất
nƣớc. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta chú trọng vai trò quốc sách hàng đầu của
Giáo dục và khoa học cơng nghệ. Quan điểm đó đƣợc cụ thể hóa qua nhiều
đƣờng lối, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục
và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng. Trong q trình đào tạo
ở trƣờng phổ thơng, phƣơng pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng
tâm có tầm ảnh hƣởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Theo Luật Giáo
dục (2005) [9] đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vấn đề đổi
mới phƣơng pháp dạy học ln có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu của sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở phổ thơng. Vì vậy,
việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung, phƣơng pháp dạy học ở phổ
thơng nói riêng để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một
vấn đề cần thiết, không thể thiếu, tạo tiền đề quan trọng góp phần nâng cao
chất lƣợng giáo dục; tiếp cận phƣơng pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo
dục hiện đại. Theo quan điểm ấy, có nhiều phƣơng pháp dạy học truyền thống
và hiện đại đƣợc xây dựng, nghiên cứu, chọn lựa và áp dụng trong đó có dạy
học dự án đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm.
Dạy học theo dự án có rất nhiều ƣu điểm. Khi học theo dự án học tập,
học sinh đƣợc thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa
lý thuyết với thực tiễn. Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về dạy
học dự án nhƣ Luận án tiến sĩ của Trần Việt Cƣờng (2012) về đề tài “Tổ chức
dạy học theo dự án học phần Phương pháp dạy học bộ mơn Tốn góp phần

rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán”[3], Luận án tiến sĩ của
1


Trần Hoàng Yến (2012) về đề tài “Vận dụng dạy học theo dự án trong mơn
Xác suất thóng kê ở trường đại học ( chuyên ngành kinh tế và kĩ thuật)”[11]...
Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học bộ mơn Tốn ở
trƣờng THPT vẫn cịn chƣa đƣợc nhiều quan tâm.
Cùng với xu hƣớng đổi mới giáo dục, dạy học Tốn ở phổ thơng cũng
cần có những thay đổi nhất định về phƣơng pháp. Chƣơng trình mới, sách
giáo khoa mới và đổi mới cách đánh giá, kiểm tra đang là thuận lợi cho giáo
viên thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, chƣơng trình giáo dục
Tốn phổ thơng hiện hành còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về kiến
thức với thời gian chính khóa dành cho tiết học Tốn. Để giải quyết khó khăn
đó, giải pháp tổ chức dạy học theo dự án là một phƣơng án dạy học hữu ích
trong giáo dục phổ thơng nói chung và việc dạy Tốn ở THPT nói riêng. Việc
dạy học theo dự án ở THPT vừa đổi mới đƣợc phƣơng pháp dạy học, vừa rèn
luyện đƣợc cho học sinh nhiều kĩ năng học tập nhƣ kĩ năng hợp tác và làm
việc nhóm, kĩ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập, kĩ năng
thuyết trình, đặc biệt là kĩ năng lập kế hoạch học tập. Học sinh có kĩ năng lập
kế hoạch sẽ giúp sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn khi xác định rõ các
mục tiêu học tập trong từng giai đoạn, sử dụng thời gian học tập hiệu quả, từ
đó đạt đƣợc kết quả học tập tốt.
Bên cạnh đó, Thống kê là một mảng kiến thức của Tốn học phổ thơng
quan trọng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có nội dung phong phú, mang
tính liên môn cao; phù hợp với việc tổ chức, hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến
thức và rèn luyện kĩ năng thông qua việc giải quyết các bài tập đƣợc thiết kế
dƣới dạng dự án học tập. Ngoài ra, trong đời sống thực tiễn, Toán thống kê
ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với mọi lĩnh vực. Ngay từ đầu

thế kỉ XX, nhà khoa học ngƣời Anh H.G.Well đã dự báo “Trong một tương
lai không xa, kiến thức Thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố
không thể thiếu trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như khả

2


năng biết đọc, biết viết vậy”. Đồng thời, theo dự thảo chƣơng trình giáo dục
phổ thơng mới, Thống kê và xác suất là một trong ba mạch kiến thức có cấu
trúc tuyến tính và đồng tâm xốy ốc.
Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình là:
“Dạy học dự án chủ đề thống kê nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế
hoạch cho học sinh lớp 10 bậc Trung học phổ thông”
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn, luận văn đề xuất
các mức độ của kĩ năng lập kế hoạch và rubric đánh giá sự phát triển kĩ năng
lập kế hoạch của học sinh thông qua dạy học dự án chủ đề xác suất-thống kê.
Bên cạnh đó, luận văn là đề xuất một số biện pháp, quy trình triển khai dạy
học dự án chủ đề Thống kê lớp 10 THPT nhằm rèn luyện và phát triển kĩ
năng lập kế hoạch cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở THPT, vấn đề thể
hiện định hƣớng đổi mới đó trong dạy học Thống kê ở trƣờng phổ thông.
- Nghiên cứu khái quát về cơ sở lý luận của dạy học theo dự án, xác
định nguyên tắc, quy trình thực hiện của dạy học theo dự án.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức về Thống kê trong chƣơng trình hiện
hành bậc THPT.
- Phân tích, so sánh Chƣơng trình giáo dục phổ thơng hiện hành với
Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới.
- Đề xuất một số biện pháp triển khai dạy học theo dự án chủ đề Thống

kê nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh lớp 10 bậc THPT.
- Xây dựng công cụ đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của học sinh trong
quá trình dạy học dự án.
- Thực nghiệm sƣ phạm dạy học theo dự án để đánh giá mức độ hiệu
quả trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3


- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức dạy học theo dự án về chủ
đề Thống kê cho môn Toán lớp 10 bậc THPT và khái niệm, thành tố và
cấu trúc kĩ năng lập kế hoạch của học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình thiết kế và tổ chức dạy học mơn
Tốn ở lớp 10 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Kiến thức về Thống kê Toán lớp 10 trong chƣơng trình
mơn Tốn THPT
+ Địa bàn nghiên cứu thực nghiệm sƣ phạm: THPT Minh Khai – Quốc
Oai – Hà Nội
+ Thời gian: 1 học kì
6. Câu hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng dạy học dự án chủ đề Thống kê lớp 10 nhắm rèn luyện kĩ
năng lập kế hoạch của học sinh THPT hiện nay nhƣ thế nào?
+ Để rèn luyện tốt kĩ năng lập kế hoạch và đạt đƣợc mục đích dạy học,
giáo viên cần triển khai vận dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án
cho chủ đề Thống kê nhƣ thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Việc vận dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án chủ đề Thống kê ở
THPT đƣợc thực hiện một cách thích hợp sẽ mang lại sự hứng thú cho học

sinh trong q trình học tập, tác động tích cực, góp phần phát triển, rèn luyện
kĩ năng lập kế hoạch của học sinh; từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục mơn
Tốn ở THPT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài:
+ Các tài liệu lí luận dạy học có liên quan đến các phƣơng pháp dạy
học dự án.

4


+ Các tài liệu liên quan đến các kĩ năng cần phát huy trong dạy học dự
án, đặc biệt là kĩ năng lập kế hoạch.
+ Nội dung, cấu trúc logic của chƣơng Thống kê Toán lớp 10 THPT.
8.2. Phương pháp điều tra – quan sát
- Quan sát tiến trình dạy học, thái độ học tập của học sinh trong những
giờ dạy thực nghiệm và không gian thực nghiệm.
- Phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên và học sinh khối
10 về thực trạng dạy học dự án chƣơng Thống kê trong chƣơng trình
tốn trung học phổ thơng, khảo sát kĩ năng lập kế hoạch của học sinh,
trao đổi với học sinh về những khó khăn khi lập bản kế hoạch trong
học tập.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Dạy thực nghiệm kiểm tra kết quả trƣớc và sau khi thực nghiệm của
lớp thực nghiệm.
- Xử lí các số liệu điều tra, số liệu thu thập đƣợc từ phiếu hỏi trƣớc và
sau quá trình dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu
quả của giả thuyết nghiên cứu.
9. Những đóng góp của đề tài.

9.1. Về lý luận
- Tổng quan và hệ thống lại các tƣ liệu về lý luận và phƣơng pháp dạy
học dự án và kĩ năng lập kế hoạch trong học tập.
- Đề xuất các phƣơng án đánh giá quy trình dạy học mơn Tốn theo dự
án, một số tiêu chí lựa chọn nội dung Toán thống kê làm dự án học
tập.
9.2. Về thực tiễn
- Tìm hiểu và chỉ ra đƣợc thực trạng dạy học dự án, thực trạng dạy học
chƣơng Thống kê ở trƣờng THPT từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học.

5


- Tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng
lập kế hoạch, sự hỗ trợ của dạy học dự án đối với việc rèn luyện kĩ
năng lập kế hoạch của học sinh.
- Thiết kế và tổ chức một số dự án học tập chủ đề Thống kê lớp 10 bậc
THPT nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch.
- Với những đóng góp trên, hy vọng luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho giáo viên THPT và các em học sinh.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc trình bày thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Tổ chức dạy học dự án chủ đề thống kê lớp 10 bậc THPT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

6



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan một số kết quả đã nghiên cứu về dạy học dự án
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dạy học dự án của các tác giả
đƣợc đăng trên các tạp chí khác nhau trên nhiều lĩnh vực có sử dụng dạy học
dự án. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vấn đề:
- Đánh giá hiệu quả của dạy học dự án (gồm các nghiên cứu của Katz
và Chart (1999) , Mc Grath (2002)...Các tác giả đƣợc đề cập ở trên tựu trung
đều nghiên cứu hiệu quả của dạy học dự án với các nghiên cứu trên mọi lứa
tuổi của ngƣời học từ giáo dục mầm non cho tới trung học và đại học. Các
nghiên cứu cho thấy dạy học dự án tăng tính tích cực, chủ động trong việc
học, tăng sự tự định hƣớng của ngƣời học, có cơ hội để phát triển những kĩ
năng phức tạp, các tƣ duy bậc cao, phát triển kĩ năng lập kế hoạch...
- Nghiên cứu các thách thức trong việc thực hiện dạy học dự án:
Finucane, Johnson, Prideaux(1998) trong các cơng trình nghiên cứu của mình
đã chỉ ra những hạn chế của tổ chức dạy học dự án. dạy học dự án đòi hỏi
nhiều thời gian chuẩn bị trƣớc dự án (về các phƣơng tiện và hình thức tổ
chức), yêu cầu đội ngũ giáo viên có năng lực cao, yêu cầu cao về quy mơ lớp
học hợp lí, học sinh có xu hƣớng mất nhiều thời gian hơn so với phƣơng pháp
dạy học truyền thống. dạy học dự án không phải là “thuốc chữa bách bệnh”
cho các học sinh yếu, kém trong dạy học truyền thống mà là sự bổ sung
thƣờng xuyên, kết hợp học tập trong và ngoài giờ lên lớp một cách hợp lí chứ
khơng thể thay thế cho phƣơng pháp dạy học truyền thống.
Ở Việt Nam, các chƣơng trình dạy học của Intel và Dự án Việt – Bỉ đã
đƣợc thực hiện ở một số tỉnh ( từ năm 1999 đến năm 2003, dự án Việt – Bỉ I
đầu tƣ triển khai cho 7 tỉnh; từ năm 2005 đến 2009, dự án Việt – Bỉ II đầu tƣ

7



cho 14 tỉnh miền núi phía bắc và từ tháng 3/2020, tập huấn cho các tỉnh còn
lại). Giáo viên đã đƣợc tiếp cận với tổ chức dạy học dự án, học sinh đƣợc
tham gia vào các dự án nhỏ nhƣ dự án về an tồn giao thơng, dự án về bảo vệ
mơi trƣờng, dự án về giáo dục giới tính... lồng ghép kết hợp với các môn học,
các hoạt động ngoại khóa. Do đó các mơn học đã áp dụng đƣợc hình thức dạy
học dự án ở nhiều nội dung, tuy nhiên với bộ mơn Tốn thì dạy học dự án vẫn
còn nhiều mới mẻ và chƣa đƣợc tiếp cận một cách cụ thể, có hệ thống.
1.1.2. Tổng quan về kĩ năng lập kế hoạch và rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch
Ngày càng có nhiều hơn các nghiên cứu về kế hoạch học tập và hình
thành kĩ năng lập kế hoạch, có thể kể đến nghiên cứu nổi bật của các tác giả
trên thế giới sau:
- Nghiên cứu của tác giả Norman G. R. và Schidmit đã chỉ ra rằng “Lập
kế hoạch học tập có thể có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bản kế hoạch
chuẩn, hoặc có thể chỉ là việc ghi chép vào một tờ giấy hay tự hoạch định
trong đầu những công việc sẽ làm trong ngày, trong tuần hay trong tháng tới
....”[16]
- Nghiên cứu về lập kế hoạch học tập, nhất thiết phải kể đến các luận
điểm rất mạnh mẽ về “Học tập đỉnh cao” (Peak learning) và “Học tập suốt
đời” của Ronald Cross[14]. Trong đó tác giả để cao vai trị của kĩ năng lập kế
hoạch học tập, coi kĩ năng lập kế hoạch học tập nhƣ một loại kĩ năng sống của
con ngƣời hiện đại thành đạt.
Nhƣ vậy, từ các nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rằng các tác giả
nhận định việc lập kế hoạch học tập là kĩ năng then chốt đảm bảo cho hoạt
động học tập và giải quyết khó khăn một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam, cho đến đầu những năm 2000, chƣa có nghiên cứu chuyên
sâu về kĩ năng lập kế hoạch học tập. Chỉ vài năm gần đây, một số nghiên cứu
trong nƣớc về vấn đề giáo dục kĩ năng sống đã khẳng định ngƣời học còn
thiếu về các kĩ năng nhƣ xác định mục tiêu, lập kế hoạch, quản lí thời gian...


8


Lập kế hoạch học tập đƣợc khá nhiều ý kiến quan tâm, chủ yếu về sự cần thiết
phải trang bị cho học sinh. Riêng về vấn đề hình thành và phát triển về kĩ
năng lập kế hoạch học tập thì chƣa thấy tác giả nào đề cập. Vì vậy, việc tiếp
thu phát triển các nghiên cứu, kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực
nhằm rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho học sinh là việc làm rất cần thiết và
cấp bách mà tác giả đang hƣớng tới.
1.2. Cơ sở lý luận của dạy học dự án
1.2.1. Một số khái niệm
a) Dự án
Thuật ngữ “dự án” trong Tiếng Việt đƣợc hiểu là một q trình gồm các
cơng tác nhiệm vụ có liên quan đến nhau, đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục
tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, điều kiện và ngân sách.
b) Dự án học tập
Dự án học tập là dự án đƣợc sử dụng trong dạy học. Dự án học tập có
những đặc điểm chủ yếu sau:
 Dự án học tập tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng gắn với
các nội dung kiến thức bài học.
 Dự án học tập đƣợc định hƣớng theo bộ câu hỏi khung chƣơng trình.
 Dự án học tập địi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên.
 Dự án học tập có tính liên hệ với thực tế.
c) Dạy học dự án.
Dạy học dự án là phƣơng pháp tổ chức dạy học dự án học tập dƣới sự
hƣớng dẫn của giáo viên, ở đó ngƣời học thực hiện nhiệm vụ học tập phức
hợp với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu để tạo ra những sản phẩm học
tập khoa học, có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học dự án là một trong các phƣơng pháp dạy học tích cực có thể

thực hiện trong phạm vi lớp học hay vƣợt ra ngồi khn khổ lớp học, thời

9


gian học có thể kéo dài trong một vài tiết học hoặc thậm chí vài tuần tùy theo
quy mơ, tính chất của dự án.
Dạy học dự án giúp ngƣời học tiếp thu các kiến thức; rèn luyện và phát
triển các kĩ năng thơng qua q trình thực hiện dự án.
1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án
 Tính phức hợp: Dự án học tập có sự kết hợp nhiều lĩnh vực hoặc môn
học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Học sinh
thực hiện các hoạt động học tập phong phú và đa dạng, sử dụng nhiều phƣơng
tiện học tập, thực hành. Việc kiểm tra, đánh giá cũng đƣợc thực hiện thƣờng
xuyên và đa dạng.
 Tính định hướng người học: Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, khả
năng, hứng thú của ngƣời học. Học sinh chủ động tham gia vào các giai đoạn
của dự án học tập từ việc chọn chủ đề, xác định mục tiêu, lập kế hoạch đến
việc thực hiện dự án, kiểm tra, đánh giá.
 Tính hợp tác trong hoạt động: Đặc điểm nổi bật của dạy học dự án là
sự hợp tác làm việc theo nhóm của học sinh. Học sinh tham gia theo nhóm,
nhận phân cơng từ nhóm trƣởng, chịu trách nhiệm và hợp tác với các thành
viên khác dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên tham gia trong dự án.
 Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề dự án học tập xuất phát từ những
tình huống của thực tiễn đời sống. Các dự án học tập góp phần gắn liền kiến
thức lí thuyết học tại trƣờng với đời sống thực tiễnvà có thể mang lại những
tác động xã hội tích cực.
 Tính định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện, dự án học tập
có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt
động thực tiễn. Từ đó, giáo viên có thể kiểm tra, củng cố, mở rộng những

hiểu biết về lí thuyết cũng nhƣ rèn luyện thêm những kĩ năng hành động và
kinh nghiệm thực tiễn của học sinh.

10


 Tính định hướng sản phẩm: Dạy học dự án phải hƣớng đến việc giải
quyết những vấn đề thực, do đó, sản phẩm đƣợc tạo ra chính là kết quả của dự
án, cũng chính là kết quả của việc học tập.
1.2.3. Mục tiêu của dạy học dự án
a) Mục tiêu về phát triển kiến thức và thái độ học tập
Dạy học dự án giúp ngƣời học sử dụng những kiến thức mình biết để
áp dụng vào các tình huống thực tế, từ đó thấy đƣợc vai trị của lý thuyết đƣợc
học trong cuộc sống và trong mối liên hệ với các kiến thức khác, đồng thời
cũng thấy đƣợc những điều cần phải bổ sung để hồn thiện kiến thức của
mình hơn.
b) Mục tiêu về phát triển kĩ năng
Thực trạng học tập một cách bị động và lối học thuộc lòng nội dung
kiến thức của các mơ hình trƣờng học cũ là không đủ để chuẩn bị cho học
sinh tồn tại trong thế giới ngày nay. Giải quyết các vấn đề phức tạp cao yêu
cầu học sinh cần cả các kĩ năng cơ bản (đọc, viết, tính tốn…) và các kĩ năng
của thế kỉ 21 (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu thu thập, quản lí
thời gian, tổng hợp thông tin, sử dụng các công cụ công nghệ cao). Với sự kết
hợp các các kĩ năng này, học sinh trở thành chủ nhân thực sự và quản lí trực
tiếp quá trình học của các em, đƣợc hƣớng dẫn và định hƣớng bởi một giáo
viên giỏi. Chính vì vậy, dạy học dự án là một phƣơng pháp dạy học đổi mới,
hiệu quả và cần đƣợc áp dụng để thực hiện các mục tiêu đó.
Dạy học theo dự án giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng thông qua
những nhiệm vụ mang tính mở, học sinh tự tìm tịi, áp dụng kiến thức đã học
trong quá trình thực hiện dự án. Dạy học dự án không những phát triển các tƣ

duy khoa học, mà còn phát triển kĩ năng sống cho ngƣời học, giúp ngƣời học
phát triển toàn diện nhƣ kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng
thuyết trình,... từ đó hình thành kiến thức cho mình.

11


1.2.4. Vai trị của giáo viên, học sinh và cơng nghệ trong dạy học dự án
a) Vai trò của giáo viên
Không giống nhƣ các phƣơng pháp dạy học truyền thống, giáo viên
khơng cịn là “ơng đồ ngồi trên phán” mà là ngƣời chủ động tích cực trong
học tập của học sinh. Giáo viên không dạy theo cách truyền thống mà từ nội
dung bài học gắn nó với các vấn đề thực tiễn, hình thành ý tƣởng về một dự
án liên quan đến nội dung bài học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án.
Nói nhƣ vậy, trong dạy học theo dự án, vai trò của giáo viên cũng nhƣ
ngƣời học có sự khác biệt rõ rệt so với phƣơng pháp dạy học truyền thống.
Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hƣớng, tổ chức, tƣ
vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện dự án và
thơng qua đó phát triển các năng lực của bản thân. Giáo viên hƣớng dẫn học
sinh tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể của dự án; cho phép và khuyến khích ngƣời học tự tạo nên kiến thức của
họ. Bên cạnh đó, giáo viên cịn có vai trị quan trọng trong việc giám sát quá
trình thực hiện dự án học tập để đánh giá tồn bộ q trình, đánh giá kết quả
thực hiện dự án học tập cũng nhƣ sự tích cực trong học tập của học sinh.
b) Vai trò của học sinh
Đối với dạy học dự án, học sinh đóng vai trị trung tâm, học sinh không
hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, có trách nhiệm hồn thành các
nhiệm vụ học tập đã đề ra. Khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, học sinh tự
quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải
quyết vấn đề.

Học sinh cần lựa chọn và tham khảo các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu
từ các nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tiếp thu kiến thức từ quá
trình làm việc của bản thân, để qua đó thiết lập các mỗi quan hệ giữa các nội
dung kiến thức, từ đó tạo ra các sản phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra
đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, tiết kiệm…

12


Trong dạy học dự án, học sinh cần hoàn thành dự án với những sản
phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội.
c) Vai trị của cơng nghệ
Mặc dù cơng nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với các hoạt động
dự án nhƣng nó là cơng cụ hữu ích giúp học sinh có cơ hội để hồ nhập với
thế giới bên ngồi, tìm thấy các nguồn tài ngun phong phú và tạo ra sản
phẩm học tập.
Từ một vài phân tích ở trên cho thấy, việc dạy học theo dự án trong
môi trƣờng công nghệ thông tin sẽ giúp cho ngƣời học tiếp cận, xử lý thông
tin đƣợc dễ dàng, chính xác và hiệu quả. Việc sử dụng cơng nghệ thơng tin sẽ
giúp cho ngƣời học có thể trình bày nội dung sản phẩm nghiên cứu một cách
rõ ràng và sinh động.
1.2.5. Ưu nhược điểm của dạy học dự án
a) Ƣu điểm
Ƣu điểm của dạy học theo dự án đƣợc thể hiện ở ngay những đặc điểm
của nó. Dạy học dự án có những ƣu điểm cơ bản sau:
- Kiến thức đƣợc mở rộng và phong phú hơn. Việc dạy học dự án gắn với
thực tiễn làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn.
- Giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng nhƣ hợp tác nhóm, lập kế hoạch,
thuyết trình, tƣ duy khoa học....
- Tăng sự hứng thú của học sinh, tạo ra môi trƣờng học tập cởi mở, thoải

mái, học sinh thỏa sức sáng tạo.
Bảng 1.1. So sánh phương pháp dạy học dự án và dạy học truyền thống
Tiêu chí
Mục tiêu
Nội dung

Dạy học truyền thống
Học sinh thuộc, nhớ, biết vận dụng
kiến thức để giải bài tập.

Dạy học dự án
Học sinh hiểu và vận dụng
thành thạo kiến thức để giải
quyết các bài toán thực tiễn.

- Do sách giáo khoa, khung

13

- Học sinh hay giáo viên đề


Dạy học truyền thống

Tiêu chí

Dạy học dự án

chƣơng trình do giáo viên xây


xuất trên cơ sở năng lực, hứng

dựng.

thú của bản thân học sinh.

- Giáo viên là trung tâm, tổ chức

- Học sinh là trung tâm, tự hình

dạy học, hình thành kiến thức bắng thành kiến thức thông qua việc
cách giao nhiệm vụ cho học sinh.

thực hiện nhiệm vụ học tập dƣới
sự hƣớng dẫn của giáo viên.

- Giáo viên đƣa ra phƣơng pháp

- Học sinh tự lựa phƣơng pháp

học tập.

học tập.

Phương

- Không gian làm việc: trong lớp

- Không gian làm việc: trong


pháp

học.

hoặc ngoài lớp học.

- Hiểu biết mới dẫn đến thành

- Thành công mới dẫn đến hiểu

công, sai lầm là khơng tốt.

biết, sai lầm là bình thƣờng.

Phương tiện
dạy học
Sản phẩm

Học nhóm

Có sẵn, do giáo viên lựa chọn.

Học sinh tự lựa chọn trong q
trình học tập.

Khơng có, hoặc nếu có thì sau q

Học sinh có dự tính trƣớc về

trình học tập. Học sinh khơng có


sản phẩm học tập và hiện thực

dự tính trƣớc về sản phẩm học tập.

hóa nó trong q trình học tập.

Rất ít, nếu có là do giáo viên chia
nhóm.

Học sinh tự chia nhóm, việc
học chủ yếu dựa trên hoạt động
nhóm
- Sự đánh giá đƣợc thực hiện

Đánh giá

- Sự đánh giá chỉ tập trung vào kết

trong suốt quá trình học tập

quả cuối cùng.

- Bao gồm: đánh giá của giáo

- Chỉ có sự đánh giá của giáo viên.

viên, học sinh tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau.


14


×