Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Xây dựng mô hình giáo dục điện tử hỗ trợ thực hiện chương trình vật lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ VIỆT

XÂY DỰNG MƠ HÌNH GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ
HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ VIỆT

XÂY DỰNG MƠ HÌNH GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN VẬT LÝ
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Văn Hùng

HÀ NỘI - 2021



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban
giám hiệu, Phịng đào tạo và q thầy, cơ giảng viên khoa Sƣ Phạm trƣờng
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội .
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, q thầy cơ giáo tổ Vật
lí, trƣờng THPT Xa La - Hà Đơng đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hƣớng dẫn tận
tình chu đáo của GS.TS. Vũ Văn Hùng trong suốt thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, ngƣời
thân, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 07 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Việt

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BGDĐT

Bộ giáo dục đào tạo


CNTT

Công nghệ thông tin

ĐT

Đào tạo

GD

Giáo dục

GDMN

Giáo dục mầm non

GDPT

Giáo dục phổ thông

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê các điểm số bài kiểm tra ............................................... 96
Bảng 3.2. Phân bố tần suất ........................................................................... 97
Bảng 3.3. Phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi ................................................ 98
Bảng 3.4. Các thông số thống kê cơ bản ....................................................... 98

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm............................................................................ 97
Biểu đồ 3.2. Tần suất .................................................................................... 97
Biểu đồ 3.3. Tần suất tích lũy hội tụ lùi ........................................................ 98

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
8. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 3
9. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ .............. 4
1.1. Mơ hình giáo dục điện tử sử dụng trên thế giới .................................... 4
1.2. Mơ hình giáo dục điện tử ở Việt Nam .................................................. 8
1.3. Mô hình giáo dục điện tử đa cấp ........................................................ 11
1.3.1. Lớp hƣớng dẫn (Uppermost)........................................................... 12
1.3.2. Lớp giáo dục (Middleware) ............................................................ 13
1.3.3. Lớp mơ hình điện tử ....................................................................... 13
1.3.4. Lớp vật lý (Dƣới cùng) ................................................................... 14
1.3.5. Mặt phẳng đánh giá ........................................................................ 14
1.4. Mơ hình giáo dục điện tử ................................................................... 15
1.4.1. Khái niệm mơ hình giáo dục điện tử ............................................... 15
1.4.2. Tính năng chính của mơ hình giáo dục điện tử................................ 15
1.4.3. Ƣu và nhƣợc điểm của mơ hình giáo dục điện tử ............................ 16
1.5. Đề xuất mơ hình giáo dục điện tử trong giáo dục hiện nay ................ 20
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 24

v


CHƢƠNG 2. MƠ HÌNH GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 ..................................................................... 25
2.1. Mục tiêu, nội dung chƣơng trình Vật lí 10 ......................................... 25
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 25

2.1.2. Nội dung chƣơng trình Vật lí 10 ..................................................... 25
2.2. Định hƣớng đổi mới trong chƣơng trình Vật lí 10 .............................. 34
2.2.1. Chƣơng trình giáo dục định hƣớng nội dung................................... 34
2.2.2. Chƣơng trình giáo dục định hƣớng phát triển năng lực ................... 35
2.3. Xây dựng mơ hình giáo dục điện tử hỗ trợ thực hiện chƣơng trình vật lí
10 bằng phần mềm Microsoft Teams ........................................................ 40
2.3.1. Giới thiệu Microsoft Teams ............................................................ 40
2.3.2. Quy trình đào tạo trên Microsoft Teams ......................................... 41
2.3.3. Hƣớng dẫn sử dụng Microsoft Teams ............................................. 42
2.3.4. Tổ chức thực hiện dạy học: ChƣơngIV_ Các định luật bảo tồn ( Vật
lí 10_ cơ bản) bằng phần mềm Microsoft Teams ...................................... 54
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 92
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................. 93
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm .................................................. 93
3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm................................................... 93
3.2.1.Đối tƣợng thực nghiệm: ................................................................... 93
3.2.1. Nội dung ......................................................................................... 93
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................. 94
3.3.1. Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................... 94
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra ...................................................................... 95
3.4. Kết quả thực nghiệm.......................................................................... 95
3.4.1. Đánh giá định tính .......................................................................... 95
3.4.2. Đánh giá định tính kết quả chất lƣợng học sinh sau quá trình thực
nghiệm ..................................................................................................... 96
vi


3.4.2. Kết quả lấy ý kiến khảo sát về mô hình giáo dục điện tử đối với giáo
viên và học sinh ........................................................................................ 99
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................... 102

KẾT LUẬN................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC .................................................................................................. 106

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển khơng ngừng của xã hội cùng các chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục, cơ sở hạ tầng, mạng lƣới viễn thông
- Internet, nhu cầu đƣợc học tập mọi lúc, mọi nơi của nhiều thành phần: giáo
viên, sinh viên, học sinh… yêu cầu phát triển các hệ thống đào tạo và học tập
trực tuyến trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội.
Hiện nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tiến hành triển khai thực hiện
“Chiến lƣợc Phát triển Giáo dục 2011-2020” [1], Đề án “Đổi mới Chƣơng
trình, sách giáo khoa phổ thơng”. Các hoạt động giáo dục đƣợc tăng cƣờng
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định nhiệm vụ trọng
tâm là phát triển năng lực và phẩm chất của ngƣời học.
Mơ hình giáo dục điện tử là mơ hình giáo dục tiên tiến, khoa học, dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thơng. Trong mơ hình giáo dục này yếu tố
thời gian và khơng gian sẽ khơng cịn bị bó hẹp, ngƣời học có thể học mọi
lúc, mọi nơi không nhất thiết đến trƣờng học. Sự chuyển giao tri thức khơng
cịn chiếm vị trí hàng đầu trong giáo dục, học sinh phải học cách tìm kiếm
thơng tin, xử lí và đánh giá thơng tin qua đó hình thành tri thức cho bản thân.
Mơ hình giáo dục điện tử là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề trên, mơ

hình giáo dục này có tính tƣơng tác cao sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng
giảng dạy.
Mơ hình giáo dục điện tử là xu hƣớng chung của giáo dục thế giới.
Việc triển khai mơ hình giáo dục điện tử là một hƣớng đi tất yếu nhằm đƣa
giáo dục nƣớc ta tiếp cận giáo dục thế giới.
1


Xuất phát từ những lí do trên tơi chọn đề tài: “Xây dựng mơ hình giáo
dục điện tử hỗ trợ thực hiện chương trình Vật lí 10” mong rằng góp một
phần công sức nhỏ bé vào việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy - học tập tại
các trƣờng phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu, xây dựng mơ hình giáo dục điện tử
nhằm hỗ trợ thực hiện chƣơng trình Vật lí 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu việc sử dụng mơ hình giáo dục điện tử trên thế giới
- Thực tế sử dụng mơ hình giáo dục ở Việt Nam
- Tìm hiểu một số mơ hình giáo dục điện tử
- Phân tích ƣu và nhƣợc điểm của giáo dục điện tử
- Tìm hiểu nguồn lực cho mơ hình giáo dục điện tử
- Nghiên cứu lí luận dạy học chú trọng phát triển năng lực và phẩm
chất ngƣời học
- Đề xuất mơ hình giáo dục điện tử phù hợp hiện nay
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu.
- Chƣơng trình Vật lí 10
- Mơi trƣờng giáo dục THPT
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Mơ hình giáo dục điện tử:
- Tính năng chính của mơ hình giáo dục điện tử
- Ƣu và nhƣợc điểm của mơ hình giáo dục điện tử
5. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng trình Vật lí 10

2


6. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng mơ hình giáo dục dạy học điện tử vào công tác giảng dạy - học
tập chƣơng trình Vật lí 10 một cách hợp lí sẽ phát huy đƣợc tính tích cực của
học sinh, nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phƣơng pháp dạy học
- Nghiên cứu lí luận dạy học dựa trên cơng nghệ thơng tin và truyền thơng,
hệ thống quản lí học tập, nghiên cứu tài liệu về e-learning
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học theo hình thức phát triển năng lực
cho học sinh
- Nghiên cứu chƣơng trình Vật lí 10
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu điều tra hiểu biết của học sinh về mơ hình giáo dục điện tử
- Dùng phiếu điều tra ý kiến của giáo viên về mơ hình giáo dục điện tử
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm: sử dụng mơ hình giáo dục điện hỗ trợ
thực hiện chƣơng trình Vật lí 10 tại trƣờng THPT Xa La.
8. Đóng góp của luận văn
Đề xuất mơ hình giáo dục điện tử phù hợp hỗ trợ thực hiện chƣơng trình
Vật lí 10.
Góp phần đổi mới phƣơng pháp giảng dạy - học tập, nâng cao chất lƣợng

giảng dạy - học tập.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khỏa và phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về mơ hình giáo dục điện tử.
Chƣơng 2. Mơ hình giáo dục điện tử hỗ trợ thực hiện chƣơng trình Vật lí 10.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.
3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ
1.1. Mơ hình giáo dục điện tử sử dụng trên thế giới
Trên thế giới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục - đào
tạo đã đƣợc nghiên cứu áp dụng từ những năm 90 của thế kỉ trƣớc và ngày
càng đƣợc phát triển. Với việc thừa hƣởng các thành tựu của khoa học công
nghệ, nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học, đào tạo trên công nghệ web, các mơ
hình đào tạo từ xa, các khóa học trực tuyến …. đƣợc nghiên cứu và phát triển
ở nhiều nƣớc. Xu hƣớng chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang giáo dục
điện tử đang dần trở thành mơ hình giáo dục chung trên thế giới.
Hàn Quốc:
Cuối thế kỉ XX, Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
quản lí giáo dục (EMIS) theo 2 phân hệ cơ bản: Hệ thống thống kê giáo dục
(ESS) và Hệ thống thông tin giáo dục quốc gia (NEIS).
Năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã bắt đầu triển khai áp dụng mơ
hình quản lí chính phủ điện tử 3.0, thực hiện các nhiệm vụ chính: cơng khai,
minh bạch số lƣợng và chất lƣợng thơng tin; tìm kiếm, sàng lọc, đánh giá dữ
liệu cung cấp cho công chúng; thúc đẩy giao tiếp và hợp tác giữa các thiết
chế; cấu trúc dữ liệu lớn dựa trên mơ hình quản trị, quản lí các dịch vụ.
Hàng loạt các giải pháp đã đƣợc áp dụng đồng thời nhƣ: gia tăng số
lƣợng các đơn vị giáo dục đƣợc phép công khai thông tin theo Thông tƣ đặc

biệt về việc cung cấp thông tin của các cơ sở giáo dục, rà sốt lại các danh
mục thơng tin, phƣơng pháp và cách thức cung cấp, mở rộng việc cung cấp
thông tin, dữ liệu đa dạng thông qua EDDS (Electronic Document Delivery
Service), RISS (Research Information Sharing Service), EDUFINE
(Educational Administration and Finance System), xây dựng dữ liệu lớn (Big
Data) qua hệ thống NEIS và cung cấp dịch vụ tùy biến cho ngƣời sử dụng;
mở rộng kết nối liên thông giữa NEIS với các hệ thống thuộc các bộ ngành
liên đới.
4


Hệ thống ESS: Về cơ bản, trên nền tảng hệ thống Client-Server (C/S),
ESS thực hiện cung cấp các thông tin mang tính hành chính, quản trị cho giáo
dục chính qui (bao gồm giáo dục tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học); hỗ
trợ thống kê, truy xuất và công bố dữ liệu giáo dục hàng năm. Trong những
năm đầu thế kỉ 21, Viện phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) tiếp tục nâng
cao chất lƣợng cung cấp các thông tin, dịch vụ giáo dục thông qua các báo
cáo, xuất bản phẩm trực tuyến, ngoại tuyến, sách hƣớng dẫn. Cổng thông tin
dịch vụ đƣợc thiết lập cho phép tiếp cận rộng rãi, liên tục, kịp thời các nhu
cầu về thống kê số liệu trong giáo dục cho mọi đối tƣợng: cá nhân, các nhà
nghiên cứu, chuyên gia giáo dục, các nhà hoạch định chính sách…
Hệ thống NEIS: là hệ thống thơng tin kết nối mạng máy tính trên
internet trong cả nƣớc với hơn 10.000 trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, 17 sở
giáo dục và Bộ Giáo dục (MOE). Các thông tin dữ liệu ngƣời học đƣợc cung
cấp một cách toàn diện: tình trạng sức khỏe, kết quả học tập, trình độ lên
lớp…. Hệ thống này cho phép tiếp cận và cung cấp đầy đủ, tồn diện thơng
tin về 3 lĩnh vực: quản trị chung, quản trị trƣờng học và quản trị các hoạt động
trong nhà trƣờng. [17].
Hàn Quốc là một trong các quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng E-learning.
Từ năm 1997 Bộ Giáo dục, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Trung

tâm ứng dụng công nghệ đa phƣơng tiện trong giáo dục của Hàn Quốc
(KMEC) đã kết hợp thực hiện dự án “Cyber Teacher Training Center” (CTTC
- Trung tâm ĐT GV trực tuyến) . KMEC hỗ trợ, cung cấp các khóa bồi dƣỡng
trực tuyến cho GV đang dạy trong các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở
bằng các hoạt động khác nhau, nhƣ:
Nghiên cứu cách sử dụng, ứng dụng CNTT vào trong trƣờng học.
Xây dựng hệ thống CNTT ở các nhà trƣờng.
Phát triển các tài liệu học tập trực tuyến cho GV, HS và cha mẹ HS.
Hỗ trợ thành lập Website cho nhà trƣờng.
5


Hỗ trợ dịch vụ giáo dục thông qua thành lập mạng giáo dục (Edu.Net).
Đến năm 2003, Hàn Quốc có 15 trƣờng đại học trên mạng đƣa ra các khoá
học dựa trên CNTT. Ứng dụng giáo dục ảo của Hàn Quốc là do kế hoạch của
Chính phủ từ năm 1998 với việc đƣa ra Dự án thử nghiệm trƣờng đại học ảo
với sự tham gia của 65 trƣờng đại học và 5 công ty. Kèm theo trƣờng học ảo
là thƣ viện số hóa Digital Library.
Phần Lan:
Từ sau những năm 2000, hầu hết GV ở Phần Lan đều đã có các kinh
nghiệm cơ bản về CNTT (khoảng 50-60% GV đã đƣợc tập huấn kinh nghiệm
về CNTT). Cũng trong thời gian này, những nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá
nhu cầu và phƣơng pháp sử dụng CNTT trong dạy học đƣợc thực hiện.
Từ năm 2007 đến 2011, chính phủ Phần Lan đã ban hành chiến lƣợc
quốc gia về xã hội thơng tin, trong đó ƣu tiên khai thác, triển khai ứng dụng
CNTT tối đa trong lĩnh vực giáo dục. Chiến lƣợc này nhắm đến một kế hoạch
tổng thể mang tầm quốc gia với 8 mục tiêu lớn, 43 hành động cần đạt trong
lĩnh vực giáo dục: mục tiêu quốc gia và sự thay đổi có hệ thống; các kĩ năng
của ngƣời học trong tƣơng lai; các mơ hình sƣ phạm và thực hành; học liệu Elearning và các ứng dụng; hạ tầng nhà trƣờng và các dịch vụ hỗ trợ; nhận diện
giáo viên, đào tạo giáo viên và uy tín sƣ phạm; văn hóa quản lí và lãnh đạo

trong nhà trƣờng; quản trị và kết nối hợp tác (Chiến lƣợc quốc gia về sử dụng
CNTT trong lĩnh vực giáo dục. Phần Lan, 2010).
Mỹ:
Từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, mơ hình E-learning rất đƣợc chính phủ
Mỹ quan tâm và đƣa ra những chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển mơ
hình này. Đến năm 2000, có 54.000 khóa học trực tuyến ra đời với các hình
thức đào tạo từ xa khác nhau. Từ năm 2000- 2004, tỉ lệ các trƣờng đại học,
cao đẳng nghiên cứu xây dựng mơ hình E-learning tăng từ gần 47% lên
khoảng 90%, số ngƣời tham gia các khóa học tăng khoảng 33%.
6


Hệ thống E-learning của trƣờng Đại học Western Governors của Mỹ là
một hệ thống E-learning điển hình. Hệ thống này hoạt động dƣới sự hỗ trợ của
nhiều công ty máy tính và tin học nhƣ IBM, AOL, Mirosoft, … Bên cạnh việc
triển khai hiệu quả quá trình đào tạo dựa trên phòng họp ảo hỗ trợ lớp học trực
tuyến theo thời gian thực, hệ thống còn một số hạn chế nhƣ: các bài giảng chủ
yếu đƣợc thiết kế dạng chữ và hình tĩnh, mơi trƣờng tƣơng tác của ngƣời học
hạn chế, công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng mang tính tổng hợp, khơng có tính
phân nhánh để phù hợp với nhiều đối tƣợng ngƣời học khác nhau.
Anh:
Hệ thống E-learning của Đại học Glasgow của Anh, xây dựng trên nền
tảng phần mềm quản lý bài giảng moodle (Modular Object-Oriented Dynamic
Learning Enviroment), đây là phần mềm mã nguồn mở E-learning đang đƣợc
sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với hệ thống này các bài giảng, tài liệu học
tập đƣợc cung cấp đến ngƣời học một cách thuận tiện. Tuy nhiên, hệ thống
vẫn cịn một số tồn tại nhƣ: khóa học chƣa đạt đƣợc tính linh hoạt, ngƣời học
bị lệ thuộc vào chƣơng trình đã đƣợc thiết kế sẵn, nội dung chƣơng trình là
nhƣ nhau đối với tất cả ngƣời học dẫn đến khả năng học tập chƣa đƣợc phân
hóa theo năng lực từng đối tƣợng.

Cộng hồ Síp:
Từ năm 2005-2009, hệ thống E-learning này đƣợc Viện Sƣ phạm nghiên
cứu thiết kế xây dựng nhằm đào tạo cho tất cả GV về sử dụng CNTT trong
công việc và sử dụng CNTT trong lớp học. Nội dung các khoá học đƣợc tập
trung vào hai vấn đề quan trọng là: những kĩ năng cơ bản về CNTT và ứng
dụng CNTT trong các chƣơng trình giáo dục.
Từ 2005- 2007, hệ thống ePortfolio dành cho GV của Estonia đƣợc thực hiện
và xây dựng dựa trên những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Thông qua những nội dung học tập đã đƣợc xác định từ trƣớc, giáo viên phải
tích hợp CNTT vào trong q trình giảng phù hợp để đạt hiệu quả học tập.
7


Na Uy:
Trong giai đoạn 2004-2009, Bộ Giáo dục Na Uy đã xây dựng Mạng
học tập để trao đổi thông tin, kiến thức, phát triển năng lực nghề nghiệp dựa
trên nền tảng CNTT. Giáo viên có thể bồi dƣỡng, trao đổi kiến thức chuyên
môn, hỗ trợ công việc cho nhau thông qua chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn
đàn, các chƣơng trình đào tạo từ xa.
Bồ Đào Nha:
Các nghiên cứu thuộc chƣơng trình Chun gia tập huấn mơi trƣờng
học tập ảo (Trainers Training to Virtual Learing Communities) cung cấp một
mơ hình hỗ trợ cho các nhà GD và hƣớng dẫn viên phát triển các năng lực để
sử dụng và tích hợp CNTT&TT trên công nghệ web, theo cách tiếp cận học
tập hợp tác.
Thái Lan:
Từ năm 2013, triển khai chƣơng trình “One Tablet Per Child” trị giá
1,9 tỷ baht (khoảng 1.400 tỷ đồng) với mục tiêu trang bị 900.000 máy tính
bảng cho tất cả học sinh tiểu học từ tháng 05/2012. Trên thiết bị đƣợc cài đặt
bao sách giáo khoa định dạng pdf và hơn 336 học phần E-learning với 5 môn

học chính của học sinh cấp tiểu học.
1.2. Mơ hình giáo dục điện tử ở Việt Nam
Hiện nay, giáo dục điện tử ở nƣớc ta chủ yếu đƣợc thực hiện theo hƣớng phát
triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các q trình cơ bản của giáo dục:
quản lí giáo dục, quá trình dạy và học.
Hàng năm, Cục CNTT, Bộ GD - ĐT đƣa ra các văn bản hƣớng dẫn về thực
hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nhằm tạo tiền đề,
định hƣớng, hỗ trợ các nhà trƣờng dần định hình đƣợc mơ hình giáo dục điện
tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục một cách có hệ thống
và đồng bộ bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong những
năm gần đây.
8


CNTT thâm nhập và làm thay đổi sâu sắc nội dung, phƣơng pháp, hình thức
dạy học, quản lí. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tƣ và quyết
định: Thông tƣ số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở
trong các cơ sở giáo dục; Thông tƣ số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012
quy định về về tổ chức hoạt động, sử dụng thƣ điện tử và cổng thông tin điện
tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở GDMN,
GDPT và GDTX; Quyết định số 6200/BGDĐT-CNTT ngày 30/12/2016 của
Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 20162020.
Trong giai đoạn 2006 - 2012, Bộ GDĐT đã tiến hành thực hiện Dự án
Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM). Xây dựng một hệ thống công cụ
quản lý thông tin chuẩn mực để sử dụng thống nhất trong ngành (EMIS,
PMIS và VEMIS) đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Hệ thống công cụ
quản lý thông tin giáo dục thống nhất, tin cậy giữ một vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ các đơn vị giáo dục và các đơn vị liên ngành thực hiện tốt chức
năng quản lí.

Ngồi ra, 2 phần mềm dự án SMOET, SREM có nhiệm vụ là xây dựng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục mới để hỗ trợ thực hiện cải cách hành
chính và thực hiện mục tiêu tin học hóa cơng tác quản lý để hỗ trợ Bộ thực
hiện mục tiêu "đến năm 2010 Bộ GD&ĐT sẽ trở thành một trong 3 Bộ đi đầu
về cải cách hành chính và tin học hóa cơng tác quản lý" (chỉ đạo của Bộ
trƣởng Nguyễn Thiện Nhân). Theo Hiệp định, dự án phải xây dựng các phần
mềm quản lý nhà trƣờng (SMIS), phần mềm quản lý tài chính (FMIS), phần
mềm quản lý công tác thanh tra (IMIS). Các phần mềm này phải vận hành
trên cả 4 cấp: Bộ (MOET), Sở (DOET), Phòng (BOET) và Trƣờng. Trong
lĩnh vực này, SREM có 2 nhiệm vụ:
-Nâng cấp 2 phần mềm EMIS và PMIS phát triển bởi dự án SMOET
9


-Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nhà trƣờng, quản lý tài chính và
quản lý thanh tra (SREMIS).
Hiện nay các Sở GDĐT, Phòng GDĐT đang chủ yếu triển khai các
phần mềm ứng dụng dạng sau:
-Phần mềm quản lý Thiết bị dạy học và quản lý tài sản cố định và thiết
bị;
-Phần mềm quản lý trong trƣờng học SMAS (khoảng 35% đến 40%
tham gia sử dụng).
-Phần mềm kế toán, Quản lý tài sản - Tài chính: (khoảng trên 50% đơn
vị sử dụng).
-Phần mềm quản lý kiểm định chất lƣợng giáo dục khối Mầm non mẫu
giáo.
Nhìn chung, các phần mềm hiện đang sử dụng đáp ứng đƣợc các nhu
cầu cơ bản trong công tác quản lý tại các đơn vị. Tuy nhiên, do khơng có chủ
trƣơng sử dụng thống nhất khi cần tổng hợp, kết xuất các dữ liệu chung toàn
ngành hiện vẫn cịn thực hiện thủ cơng, chƣa khai thác có hiệu quả đƣợc các

dữ liệu sẵn có từ các phần mềm.
Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực CNTT tác động tới hầu hết
các lĩnh vực trong xã hội, góp phần chung vào sự phát triển của xã hội. CNTT
cũng tác động mạnh mẽ đối với giáo dục. Các phƣơng tiện kĩ thuật và ứng
dụng của CNTT ngày càng áp dụng phổ biến trong dạy học. Cùng với đó, học
sinh cũng dần quen với các phần mềm mơ phỏng, lớp học ảo hay giáo dục
điện tử E-learning…
-Tài nguyên học liệu điện tử ngày càng phát triển về cả số lƣợng và
chất lƣợng. CNTT thực sự là một công cụ thƣờng trực giúp thầy cô giảm công
sức, giảm thời gian, mà học sinh lại có nhiều thời gian, lựa chọn hơn để đƣợc
tiếp cận với nhiều kiến thức, nhiều phƣơng pháp học tập khác nhau.

10


-Hiện nay, số giáo viên trong toàn ngành với cấp mầm non, phổ thơng
có thể ứng dụng CNTT đổi mới phƣơng pháp dạy học trên lớp học đạt tỷ lệ
76%, số giáo viên có khả năng thiết kế bài giảng E-learning đạt tỷ lệ 28%.
Đối với vùng sâu, vùng khó khăn việc tập huấn, bồi dƣỡng kĩ năng CNTT cho
cán bộ, giáo viên qua mạng cũng đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Các chƣơng
trình tập huấn đƣợc xây dựng theo mơ đun hóa nhằm linh hoạt tổ chức thực
hiện, bám sát quy định chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT tại Thông tƣ số
03/2014/TT-BTTTT.
-Theo số liệu thống kê nhanh của Bộ GDĐT cho thấy khoảng 29% số
trƣờng cao đẳng, đại học khảo sát có triển khai E-learning tại đơn vị, tuy
nhiên chỉ có 19% đơn vị có áp dụng vào các mơn học cụ thể, số lƣợng khóa
học trực tuyến cũng rất thấp chỉ đạt 1.099 khóa học trực tuyến. Tỉ lệ này còn
khá thấp so với xu hƣớng chung hiện nay.
-Việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu khoa học
hiện tại đang ở mức thấp dƣới 30%, với tinh thần tự chủ đại học thì tỷ lệ này

cần nâng cao hơn nhằm tăng chất lƣợng đầu ra của cử nhân, kỹ sƣ. Khoảng
43% số đơn vị triển khai thƣ viện điện tử. Với lợi ích to lớn mà công nghệ
thông tin mang lại tỷ lệ này cần đƣợc nâng lên giúp sinh viên học tập, nghiên
cứu đạt hiệu quả tốt hơn.
1.3. Mơ hình giáo dục điện tử đa cấp
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đặt ra nhiều cơ hội cũng nhƣ
thách thức trong việc hiện thực hóa học tập điện tử (E-learning), nên các nhà
giáo dục và tổ chức có kế hoạch bắt tay vào phát triển hệ thống học tập điện
tử, phải hiểu rõ và chính xác về các khả năng, những hạn chế và ảnh hƣởng
của các công nghệ này (Cloete, 2000). Phƣơng pháp sáng tạo và chiến lƣợc có
thẩm quyền để quản lý những hạn chế này ở thiết kế hƣớng dẫn, cấp độ ngƣời
dùng cũng nhƣ tích hợp với các hệ thống khác, cần đƣợc thiết lập và hiểu rõ
để đảm bảo mức độ chất lƣợng tƣơng đƣơng với học tập truyền thống. Nếu
11


khơng tích hợp các phƣơng pháp và kỹ thuật đƣợc thiết lập tốt, nhiều nỗ lực
học tập điện tử có thể là vơ ích, khiến những ngƣời hỗ trợ nản lịng và học
sinh bị giáo dục kém trong q trình thực hiện (Cloete, 1999, 2001).
Việc tạo ra một hệ thống học tập điện tử cần phải có một mơ hình. Thế
hệ đầu tiên của hệ thống học tập điện tử là quản lý và đo lƣờng quá trình học
tập, hiển thị một số loại đối tƣợng học tập nhƣng họ đã khơng đối phó với khả
năng sử dụng lại và tổ chức. Các hệ thống học tập điện tử thế hệ thứ hai, dựa
trên Ismail (2002), phải có khả năng quản lý các đối tƣợng học tập có thể tìm
kiếm, có thể tái sử dụng và độc lập với nền tảng. Cloete (2001) đã cải tiến hệ
thống và phát triển mơ hình phân lớp cho các hệ thống học tập điện tử thế hệ
thứ hai: Mơ hình hệ thống giáo dục điện tử (EES). Mục đích của mơ hình là
hỗ trợ các nhà thiết kế các môi trƣờng học tập điện tử khác nhau lên kế hoạch
và thực hiện một tình huống học tập cụ thể, tập trung vào các u cầu riêng và
mơi trƣờng của nhóm học tập (Cloete, 2001). Mơ hình EES đa cấp có bốn lớp

(Cloete, 2001)
Các lớp này đƣợc phân tách chặt chẽ trong các chức năng của chúng và
mỗi lớp sử dụng các dịch vụ của các lớp cấp thấp hơn (Dulai et al, 2013). Sự
phát triển chiến lƣợc của học tập điện tử có thể đƣợc thực hiện theo cách từ
trên xuống hoặc từ dƣới lên hoặc kết hợp cả hai (Gullu et al, 2014). Những
phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bởi nhiều trƣờng đại học. Mục tiêu của họ là
ứng dụng tiềm năng của học tập điện tử để tăng cƣờng dạy và học. Ngoài ra,
đào tạo nhân viên đƣợc coi là cần thiết để học tập điện tử thành công nhƣng
các cấu trúc và cơ chế hỗ trợ linh hoạt đƣợc xem là quan trọng hơn nữa
(MacKeogh và Fox, 2009; Drlik và Skalka, 2011).
1.3.1. Lớp hướng dẫn (Uppermost)
Mục đích của lớp hƣớng dẫn là đóng vai trị là cửa sổ giữa q trình
học tập và các chiến lƣợc cơ bản cần thiết để thiết lập môi trƣờng học tập.
Lớp hƣớng dẫn bao gồm nhiều đối tƣợng khác nhau, mỗi đối tƣợng chứa một
12


hoặc nhiều phƣơng thức (Cloete, 2001). Lớp hƣớng dẫn bao gồm các yếu tố
trung gian: Quá trình học tập, chiến lƣợc mơi trƣờng học tập và các đối tƣợng
chính. Q trình học tập có thể đƣợc áp dụng cho những ngƣời trẻ và ngƣời
già, những ngƣời có nhu cầu và cách học khác nhau. Các đối tƣợng chính có
chứa các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau: xem, đọc, khám phá, quan sát,
lắng nghe, làm và học tập hợp tác
1.3.2. Lớp giáo dục (Middleware)
Lớp trung gian giáo dục cung cấp các dịch vụ cho một môi trƣờng học
tập đáng tin cậy và hiệu quả (Cloete, 2001), bao gồm:
Xác thực ngƣời dùng
Chuyển nhƣợng
Đăng ký khóa học
Dịch vụ thử nghiệm.

1.3.3. Lớp mơ hình điện tử
Mục tiêu của lớp mơ hình điện tử là cung cấp một mơ hình học tập điện
tử bao gồm các chiến lƣợc cơng nghệ có thể có trong học tập điện tử. Các đối
tƣợng đƣợc tìm thấy trên lớp này tạo thành cơ sở của tình huống học tập cụ
thể. Họ thƣờng quy định những đối tƣợng từ các lớp trên có thể phù hợp để
lựa chọn (Cloete, 2001). Các đối tƣợng đồng bộ và không đồng bộ thƣờng
đƣợc xác định trên lớp mơ hình điện tử. Trong mơi trƣờng học tập đồng bộ
phân tán theo địa lý, học sinh và giáo viên chia sẻ một lớp học ảo trong cùng
khung thời gian vật lý. Ví dụ bao gồm các phòng giảng từ xa với hội nghị
video hoặc sinh viên tham dự các bài giảng thời gian thực tại nhà. Đối tƣợng
không đồng bộ đƣợc đặc trƣng bởi sự độc lập về địa điểm, thời gian và tốc độ
học tập của ngƣời học. Một ví dụ điển hình là ngƣời học thích học theo tốc độ
và thời gian của riêng mình. Số lƣợng phƣơng thức cho các đối tƣợng trên lớp
này bị giới hạn và đƣợc thực hiện ở các cấp độ khác. Ví dụ, lựa chọn đối

13


tƣợng khơng đồng bộ sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến các phƣơng thức của đối
tƣợng phân phối khóa học đƣợc tìm thấy trên lớp phần mềm trung gian giáo
dục. Với việc thông qua tải xuống web hoặc CD đƣợc biên dịch trƣớc trong
khi ở môi trƣờng đồng bộ, sách điện tử và tài liệu trực tuyến có thể phù hợp
hơn (Cloete, 2001). Bằng cách kết hợp các đối tƣợng đồng bộ và khơng đồng
bộ, ngƣời học có thời gian biểu khơng ổn định trong cơng việc có cơ hội lựa
chọn và kết hợp giữa hai cách học chính: đồng bộ (học trong cùng khung thời
gian với các bài giảng tham dự các bài giảng thời gian thực) và không đồng
bộ (độc lập với địa điểm, thời gian và tốc độ của quá trình học tập).
1.3.4. Lớp vật lý (Dưới cùng)
Lớp vật lý cung cấp cho việc truyền tải thông điệp minh bạch (có thể là
giao tiếp khóa học, tài liệu khóa học hoặc chỉ thị khóa học) giữa học sinh và

giáo viên gắn liền với nhau trong một kịch bản học tập điện tử. Lớp vật lý bao
gồm đặc tả của các đối tƣợng công nghệ phần cứng và phần mềm cần thiết để
thực hiện học tập điện tử. Số lƣợng phƣơng thức đƣợc bao gồm trong các đối
tƣợng này thƣờng đƣợc giới hạn ở một nhƣng đôi khi có thể mở rộng thành
hai. Ví dụ, một đối tƣợng trên lớp này có thể là kết nối Internet. Các phƣơng
thức của đối tƣợng kết nối Internet mô tả các chiến lƣợc phần cứng và phần
mềm tiên quyết cần thiết để thực hiện kết nối Internet.
1.3.5. Mặt phẳng đánh giá
Một mặt phẳng đánh giá trải dài trên hai lớp trên cùng. Mặt phẳng này
thực hiện các chức năng đánh giá liên quan đến hai lớp này nói chung. Mục
đích của lớp đánh giá là để xác định xem các phƣơng thức đƣợc chọn từ lớp
hƣớng dẫn và từ lớp phần mềm trung gian giáo dục có đang hồn thành các
mục tiêu và mục tiêu đã thiết lập hay không. Mặt phẳng đánh giá đƣợc chia
thành mặt phẳng đánh giá tổng hợp và mặt phẳng đánh giá hình thành. Đánh
giá quá trình thƣờng đƣợc tiến hành trong suốt vịng đời của một quá trình,
trong khi đánh giá tổng kết đƣợc thực hiện ở cuối hoặc sau thời gian của quá
14


trình (Wills 1995; Cloete 2001). Trong một hệ thống học tập điện tử, ví dụ,
ngƣời ta có thể chọn thực hiện cả hai loại đánh giá và sau đó phải bao gồm
các đối tƣợng từ cả hai mặt phẳng phụ hoặc chỉ có thể bao gồm một loại đánh
giá, phân tích tình huống học tập của một ngƣời thơng qua các phƣơng pháp
khác nhau (từ các đối tƣợng đƣợc chọn ) nhƣ đƣợc tìm thấy trong mặt phẳng
con cụ thể đó.
1.4. Mơ hình giáo dục điện tử
1.4.1. Khái niệm mơ hình giáo dục điện tử
Mơ hình giáo dục điện tử là “số hóa tồn bộ các hoạt động của ngành
giáo dục - đào tạo” hay “nhúng toàn bộ các hoạt động của ngành giáo dục đào tạo trong môi trƣờng số”. Các q trình quản lí, dạy và học đều đƣợc triển
khai dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thơng tin.

1.4.2. Tính năng chính của mơ hình giáo dục điện tử
1.4.2.1. Đối với quá trình giảng dạy
Trƣớc đây, đối với mơ hình giáo dục truyền thống, q trình giảng dạy
của giáo viên chủ yếu là sự truyền đạt kiến thức cho học sinh, chất lƣợng giáo
dục đào tạo phụ thuộc nhiều vào tài liệu và nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, các tƣ liệu
giáo dục nhƣ sách giáo khoa, bài giảng, giáo án, tài liệu tham khảo…đều có
thể trở thành tài nguyên chung khi đƣợc số hóa và lƣu trữ trên hệ thống máy
tính và mạng. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy ví dụ nhƣ các thí nghiệm ảo mơ
phỏng các thí nghiệm vật lí, các phƣơng trình hóa học, thậm chí các q trình
sinh học… đều rất sinh động, mới mẻ, lôi cuốn tạo hứng thú học tập cho học
sinh trong quá trình học tập. Cùng với sự bùng nổ thơng tin tồn cầu, kho tri
thức ngày càng phong phú trở nên khổng lồ nên bản thân giáo viên cũng
không thể đọc hết đƣợc. Tuy nhiên, giáo viên có thể hƣớng dẫn cho học sinh
tiếp cận, khai thác các tri thức mới, thiết thực trong học tập cũng nhƣ đời
sống. Vai trò của giáo viên khơng cịn là truyền thụ thơng tin bản thân tích lũy
15


đƣợc cho học sinh nữa mà vai trò của giáo viên trong mơ hình giáo dục điện
tử là hƣớng dẫn ngƣời học. Q trình giảng dạy của giáo viên khơng chỉ dừng
lại ở việc dạy kiến thức mà còn dạy cả khả năng khám phá, nghiên cứu cho
việc học tập liên tục và lâu dài của học sinh.
1.4.2.2. Đối với q trình học tập
Đối với mơ hình giáo dục điện tử, mơi trƣờng, thời gian học tập của
ngƣời khơng cịn bị bó hẹp, giới hạn trong khơng gian lớp học hay thời gian
cố định thay vào đó ngƣời học có thể linh hoạt học mọi lúc, mọi nơi thông
qua mạng internet kết nối toàn cầu. Kho tài liệu học tập vơ cùng phong phú:
sách điện tử, hình ảnh, âm thanh, video…tìm kiếm thơng tin nhanh chóng, dễ
dàng. Mơ hình giáo dục điện tử sẽ tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi

cho việc phát triển xã hội học tập.
1.4.2.3. Đối với q trình quản lí
Trong mơ hình giáo dục điện tử, các khâu và nội dung của quá trình quản lí
nhƣ các cơ sở pháp lí, cơ sở dữ liệu về cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh,
phụ huynh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thơng tin tổ chức kì thi, dữ
liệu…đều đƣợc số hóa, cập nhật, lƣu trữ dễ dàng trên toàn hệ thống do đó
nâng cao chất lƣợng quản lí giáo dục tồn diện, phát triển nhân lực, giám sát
hiệu quả, nhanh chóng, liên thông và thuận tiện với mọi đối tƣợng tham gia.
1.4.3. Ưu và nhược điểm của mơ hình giáo dục điện tử
1.4.3.1. Ưu điểm
Mơ hình giáo dục điện tử có một số ƣu điểm vƣợt trội so với mơ hình giáo
dục truyền thống. Mơ hình giáo dục điện tử kết hợp ƣu điểm tƣơng tác giữa
giáo viên với học sinh của hình thức giảng dạy trên lớp lẫn sự linh hoạt về
không gian và thời gian cũng nhƣ khả năng tiếp thu của học sinh.
. Nội dung học tập đƣợc phân chia theo từng đối tƣợng tri thức riêng biệt,
điều này tạo tính mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với nhiều đối tƣợng ngƣời học.

16


×