Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống khoai tây và ảnh hưởng của các nguồn phân hữu cơ đến giống po7 tại bình lục hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 89 trang )

HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NHƯ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN PHÂN HỮU CƠ
ĐẾN GIỐNG PO7 TẠI BÌNH LỤC – HÀ NAM
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:
Người hướng dẫn:

60.62.01.10
TS. Nguyễn Văn Phú

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Như Quỳnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố
gắng của bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Phú đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến
nông tỉnh Hà Nam, UBND xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tơi xin gửi lời cám ơn chân thành tới chồng, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tơi về mọi mặt, khuyến khích tơi
hồn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Như Quỳnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis Abstract ............................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3

1.4.1

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

1.4.2

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 4
2.1.

Giá trị sử dụng của cây khoai tây ..................................................................... 4

2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây trên thế giới và việt nam. ....................... 5

2.2.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây trên thế giới ........................................... 5

2.2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam. ........................................... 7

2.3.


Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở việt nam ............................ 10

2.3.1.

Nghiên cứu về giống khoai tây ....................................................................... 10

2.3.2.

Nghiên cứu về vai trò của phân hữu cơ đối với khoai tây ............................... 19

2.3.3.

Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm EM ............................................................ 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 24
3.1

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 24

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 24

3.4.


Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 25

3.5.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 25

3.5.2.

Các biện pháp kỹ thuật ................................................................................... 26

3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá .............................................. 27

iii


3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 32
4.1.

Thí nghiệm 1: đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của
một số giống khoai tây tại bình lục – hà nam.................................................. 32


4.1.1

Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây tại Bình Lục –
Hà Nam ......................................................................................................... 32

4.1.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây tại Bình Lục –
Hà Nam ......................................................................................................... 34

4.1.3.

Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây tại Bình Lục – Hà
Nam ............................................................................................................... 36

4.1.4.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của các giống khoai tây tại Bình Lục
– Hà Nam ...................................................................................................... 37

4.1.5.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống khoai tây tại Bình Lục –
Hà Nam ......................................................................................................... 39

4.1.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây thí
nghiệm tại Bình Lục – Hà Nam...................................................................... 41


4.1.7.

Một số đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây thí nghiệm tại Bình
Lục – Hà Nam ............................................................................................... 44

4.1.8.

Tỷ lệ, kích thước củ của các giống khoai tây tại Bình Lục – Hà Nam ............. 45

4.1.9.

Đánh giá chất lượng thử nếm sau luộc của các giống khoai tây tại Bình
Lục – Hà Nam ............................................................................................... 47

4.1.10. Năng suất chất khơ của các giống khoai tây tại Bình Lục – Hà Nam ............... 49
4.1.11. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây tại Bình Lục – Hà Nam ................... 49
4.2.

Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của các nguồn hữu cơ được xử lý chế phẩm
emina đến giống po7 tại bình lục – hà nam ...................................................... 50

4.2.1.

Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của giống khoai tây PO7 trên các
nguồn phân hữu cơ tại Bình Lục – Hà Nam.................................................... 50

4.2.2.

Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ đến tình hình sâu bệnh hại

trên giống khoai tây PO7 tại Bình Lục – Hà Nam........................................... 51

4.2.3.

Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của các giống khoai tây PO7 tại Bình Lục – Hà Nam............ 52

4.2.4.

Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ đến tỷ lệ, kích thước củ của giống
khoai tây PO7 tại Bình Lục – Hà Nam............................................................. 55

4.2.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của giống khoai tây PO7 trên các nền phân bón
hữu cơ khác nhau tại Bình Lục – Hà Nam ...................................................... 57
iv


Phần 5. kết luận và kiến nghị ................................................................................... 59
5.1

Kết luận ......................................................................................................... 59

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 60
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 64

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng viết tắt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CIP

Trung tâm khoai tây quốc tế (Internetional potato center)

CIAT

Trung tâm Quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới (The International
Center for Tropical Agriculture)

CGIAR

Nhóm tư vấn nghiên cứu Nơng nghiệp Quốc tế (The
Consultative Group on International Agricultural Research)

CT

Công thức

CV%


Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

Đ/C

Đối chứng

FAO

NL

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least significant
diffirent)
Nhắc lại

NN &PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

RCB


Khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block Design)

RTB

Cây lấy củ, rễ và chuối ( Roots, Tubers and Bananas)

TT

Thứ tự

LSD

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới ................................ 6
Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của các Châu lục năm 2013 ....... 7

Bảng 2.3 Diện tích, năng xuất, sản lượng khoai tây của Việt Nam ............................. 8
Bảng 4.1. Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm .... 33
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây thí
nghiệm (cm) ............................................................................................. 34
Bảng 4.3. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm ............. 36
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của các giống khoai tây thí nghiệm .......... 37
Bảng 4.5. Mức độ nhiễm bệnh hại chính của các giống khoai tây thí nghiệm............ 40

Bảng 4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây
thí nghiệm ................................................................................................ 41
Bảng 4.7. Đặc điểm củ của các giống khoai tây thí nghiệm ...................................... 44
Bảng 4.8. Tỷ lệ, kích thước củ của các giống khoai tây thí nghiệm ........................... 45
Bảng 4.9. Đánh giá chất lượng thử nếm sau luộc của các giống khoai tây thí
nghiệm ..................................................................................................... 47
Bảng 4.10. Tỷ lệ chất khơ và năng suất chất khơ của các giống khoai tây thí
nghiệm ..................................................................................................... 49
Bảng 4.11. Hạch toán hiệu quả kinh tế sơ bộ của các giống khoai tây thí nghiệm.............. 49
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ đến tỷ lệ mọc và thời gian
sinh trưởng của giống khoai tây PO7 ........................................................ 51
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ đến tình hình bệnh hại
trên giống khoai tây PO7 .......................................................................... 52
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các nguồn phân hữu cơ đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống khoai tây PO7 ..................................................... 53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các nguồn phân hữu cơ đến tỷ lệ kích thước củ khoai
tây PO7 .................................................................................................... 56
Bảng 4.16. Hạch toán hiệu quả kinh tế của giống khoai tây PO7 trên các nền phân
bón hữu cơ khác nhau............................................................................... 57

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Năng suất thực thu của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm ................43
Đồ thị 4.2. tỷ lệ kích thước củ to và củ trung bình của các giống khoai tây tham gia thí
nghiệm .......................................................................................................46
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của các nguồn phân hữu cơ đến năng suất thực thu của giống
khoai tây PO7 ............................................................................................54
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của các nguồn hữu cơ đến tỷ lệ kích thước củ to và củ trung bình

của khoai tây PO7 ......................................................................................56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Tên luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống khoai tây
và ảnh hưởng của các nguồn phân hữu cơ đến giống PO7 tại Bình Lục – Hà Nam.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xác định giống khoai tây có triển vọng và nguồn hữu cơ ảnh hưởng
tốt đến sản xuất khoai tây để giới thiệu cho sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1 gồm 4 công thức (công thức 1: giống Solara, công thức 2: giống
Atlantic, công thức 3: giống PO7, công thức 4: giống Diamant) với 3 lần nhắc lại được
bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), diện tích ơ thí nghiệm là 10m2, tổng
diện tích thí nghiệm là 120m2.
Thí nghiệm 2 gồm 5 cơng thức (cơng thức 1: phân bị được xử lý EMINA, cơng
thức 2: rơm rạ được xử lý EMINA, công thức 3: bùn thải được xử lý EMINA, công thức
4: bã nấm được xử lý chế phẩm EMINA, công thức 5: đối chứng không bón phân hữu
cơ), 3 lần nhắc lại được bố thí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ, diện tích ơ thí
nghiệm là 10m2, tổng diện tích là 150m2.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy: Các giống khoai tây có thời gian sinh trưởng (90 –

98 ngày) phù hợp với sản xuất vụ đông tại Hà Nam. Giống có thời gian sinh trưởng
ngắn nhất là Diamant và Solara (90 ngày). Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất 98
ngày (PO7). Các giống đều có khả năng sinh trưởng tốt, ít nhiễm bệnh, củ to trên 5cm
chiếm 34,2 – 60,8%, năng suất cao. Giống có năng suất cao nhất PO7 đạt 19,93 tấn/ha
so với đối chứng đạt 17,95 tấn/ha (Solara). Các giống có độ bở đạt điểm 1, riêng giống
Atlantic đạt điểm 3 và hàm lượng tinh bột cao từ 17,21 – 18,43%, riêng giống Diamant
hàm lượng tinh bột thấp nhất đạt 11,48%.
Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy: Các nguồn phân hữu cơ được xử lý EMINA không
ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của cây khoai tây, nhưng ảnh
hưởng tốt đến một số chỉ tiêu về năng suất, tăng khối lượng củ. Khối lượng củ lớn nhất
khi bón bã nấm 81,9g/củ so với bón phân khống 70,8g/củ dẫn đến năng suất thực thu
và hiệu quả kinh tế cao nhất cùng thu được (20,91 tấn/ha, 101,33 triệu đồng/ha) so với
đối chứng (18,25 tấn/ha và 86,11 triệu đồng/ha).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Nhu Quynh
Thesis title: Characteristics of growth, development, and yield of some potato
varieties and effect of organic fertilizer sources on PO7 varieties in Binh Luc – Ha Nam.
Major: Plant science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agricuture (VNUA)
Research Objcctives
The researchs determine the good varieties of potatoes and organic source of good
influence on potato production to introduce production.
Materials and Methods

The first experiment included 4 treatments (Treatment 1: Solara, Treatment 2:
Atlantic, Treatment 3: PO7, Treatment 4: Diamant), three replication and was laid out
by Randomized Complete Block Design, area of plot is 10m2, total area of experiment
is 120m2.
The second experiment consists of five treatment (Treatment 1: manure fertilizer
treated by EMINA, Treatment 2: straw treated by EMINA, Treatment3: sewage sludge
treated by EMINA, Treatment 4: waste from producing fungi treated by EMINA,
Treatment 5: control no organic), three replications and was laid out by Randomized
Complete Block Design, area of plot is 10m2, total area of experiment is 150m2.
Main findings and conclusions
The results of first experiment showed that: The potato varieties are growth and
deverlopment duration of 90 – 98 days, that is suiable for winter season in Ha Nam. The
shortest growth and development duration are Diamant and Solara varieties of 90 days,
the longest growth and development time is PO7 variety (98days). All varieties are the
good ability of growth and development, low injection of disease and hight yield. The
highest yield of 19,93 ton/ha was obtained in PO7 variety compered to 17,95 ton/ha in
control showed (Solara). The starch content are from 17,21 – 18,43%, lowest content of
starch was obtained in Diamant variety (11,48%).
The result from second xperiment were showned that: no significant different
among treatments applied organic sources in ability of growth, deverlopment. But
organic sources treated by EMINA have good effects on some indicators of
productivity, increase the volume of tubers. The largest volume of tubers when applied
waste from producing fungi 81,9g/tubers compered to control (no organic) 70,8g/tubers
resulting net yield and the highest economic efficiency and gain (20.91 ton/ha, 101, 33
million dong/ha) compared to controls (18.25 ton/ha and 86.11 million dong/ha).

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) vừa là cây thực phẩm, vừa là cây
lương thực quan trọng thứ 4 trên thế giới. Khoai tây là cây ưa lạnh có nguồn gốc
ở vùng cao nhiệt đới (từ 1.000m trở lên). Trải qua q trình chọn lọc và thuần
hóa, nó có thể được trồng ở các vùng khí hậu khác nhau, bao gồm các vùng ôn
đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới với các điều kiện sinh thái nông nghiệp từ vùng
đồng bằng đến vùng núi cao. Trên thế giới có khoảng 1 tỷ người ăn khoai tây với
sản lượng 368 triệu tấn (Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 2015). Khoai tây là
cây trồng chiến lược cho an toàn lương thực khi mà dân số ngày một tăng, là cây
để cải tạo đất rất tốt, sản phẩm là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Ở Việt Nam, có thời kỳ coi khoai tây là cây lương thực có tầm quan trọng
sau lúa và ngơ. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 80 – 100 ngày nhưng
có khả năng cho năng suất từ 15 – 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng cao, có thể
chế biến thành nhiều món ăn là ngun liệu cho nhiều ngành cơng nghiệp. Trong
q trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ khoai tây của thị trường, đặc
biệt là các khu đô thị, khu công nghiệp và du lịch, sẽ ngày càng tăng.
Sản xuất vụ đơng đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, tăng thu nhập cho người nơng dân ở đồng bằng sơng Hồng nói chung và
người dân ở Hà Nam nói riêng. Những năm trở lại đây tỉnh đã có nhiều cơ chế
chính sách để phát triển trồng cây vụ đông nhằm tăng giá trị thu nhập và hiệu quả
kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, trong đó có cây khoai tây. Cây
khoai tây là một giải pháp hết sức thích hợp để mở rộng diện tích trong vụ đơng
vừa cho năng suất cao vừa giảm áp lực về đất đai, thời vụ. Tuy nhiên năng suất
và phẩm chất khoai tây còn chưa cao. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình
trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu bộ giống và nguồn giống
chất lượng kết hợp với kỹ thuật canh tác chưa phù hợp của người dân. Vì vậy để
mở rộng diện tích trồng khoai tây thì vấn đề cấp thiết là phải có bộ giống cho
năng suất cao và ổn định.
Trong q trình sản xuất nơng nghiệp nói chung, cây khoai tây nói riêng
người nơng dân chạy theo lợi nhuận đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.

Việc lạm dụng phân hóa học khơng chỉ làm chất lượng thổ nhưỡng suy giảm, đất
đai bị chai cứng mà cịn tích lũy hàm lượng (NO3)- gây độc với nông sản và
1


người tiêu dùng... Trong khi đó phân hữu cơ là một giải pháp để tạo ra sản phẩm
nông nghiệp an tồn, là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết
cấu, độ tơi xốp thống khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất,
quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất, góp
phần nâng cao hiệu lực của phân hóa học. Tuy có vai trị rất lớn như vậy nhưng
thực tế hiện nay người nông dân đã và đang coi nhẹ việc dùng loại phân này.
Hiện nay, Hà Nam có hơn 33.000 ha trồng lúa, 527 hộ sản xuất nấm với
1.383 tấn nguyên liệu và gần 800 trang trại chăn ni, vì vậy lượng rơm rạ, bã
nấm bị đốt hoặc vứt bỏ sau mỗi vụ thu hoạch và lượng phân chuồng chưa qua xử
lý được thải ra môi trường là rất lớn lên đến hàng triệu tấn (Sở NN & PTNT Hà
Nam, 2015). Việc đốt bỏ phế phụ phẩm nông nghiệp và thải phân hữu cơ ra mơi
trường vừa gây lãng phí nguồn hữu cơ có thể tái sử dụng làm phân bón, vừa làm
mất đi vĩnh viễn nhiều nguyên tố quan trọng mà cây trồng đã lấy đi từ đất, vừa
gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Do vậy việc
xử lý rơm rạ, bã nấm, bùn thải khu chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học thành phân
hữu cơ là vấn đề hết sức thời sự và có ý nghĩa, góp phần hạn chế tình trạng ơ
nhiễm mơi trường, tránh lãng phí tài nguyên và tạo ra nguồn hữu cơ chất lượng
cao bón cho cây trồng. Có thể nói, sử dụng tốt nguồn phế phụ phẩm trong nơng
nghiệp là góp phần khiến cho bộ mặt nơng thơn ngày càng xanh, sạch, đẹp đồng
thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nơng dân.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống
khoai tây và ảnh hưởng của các nguồn phân hữu cơ đến giống PO7 tại Bình
Lục – Hà Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định được giống khoai tây có năng suất, chất lượng cao để giới thiệu
cho địa phương đưa vào cơ cấu giống cây trồng.
- Xác định được nguồn hữu cơ có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất khoai tây từ đó là cơ sở để khuyến cáo trong sản xuất.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tiến hành thí nghiệm trên các giống khoai tây Solara, Atlantic, PO7,
Diamant.
- Thời gian thực hiện: vụ Đông năm 2015

2


- Địa điểm: xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học giống khoai tây sinh trưởng phát triển, chống
chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất, chất lượng cao và làm sáng tỏ vai trò của các
nguồn phân hữu cơ phù hợp với cây khoai tây tại Bình Lục – Hà Nam.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có đóng góp tích cực trong việc bổ sung thêm
giống khoai tây mới có năng suất, chất lượng tốt vào cơ cấu giống góp phần nâng
cao năng suất khoai tây trên địa tỉnh. Đồng thời, cũng là cơ sở để khuyến cáo
người dân sử dụng các nguồn hữu cơ khác để thay thế phân chuồng góp phần
giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY KHOAI TÂY

Khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae), chi Solanum, có nhiều ưu điểm quý
như thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với nhiều vùng sinh thái, chân đất khác
nhau, cho năng suất cao, giàu dinh dưỡng. Khoai tây được trồng rộng rãi và được
tiêu thụ ở các nước trên thế giới nhiều hơn bất kỳ loại cây trồng khác, và nó là
cây trồng quan trọng thứ 4 trong nền kinh tế tồn cầu sau ngơ, lúa và lúa mì.
Theo FAO, tổng sản lượng khoai tây trong những năm gần đây đạt trên 333 đến
376 triệu tấn chiếm khoảng 50% tổng sản lượng lúa gạo và chiếm khoảng 45%
tổng sản lượng cây có củ (Xiang Gao et al., 2015; FAO, 2015).
Khoai tây là một trong những loại củ có giá trị dinh dưỡng cao, là loại lương
thực, thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Khoai tây thu hoạch tươi chứa khoảng
80% nước và 20% chất khô, khoảng 60-80% các chất khô là tinh bột. Trên cơ sở
khối lượng khô, hàm lượng protein của khoai tây tương tự như các loại ngũ cốc và
cao hơn so với các loại củ khác. Ngồi ra khoai tây ít chất béo, rất giầu vi chất dinh
dưỡng đặc biệt là vitamin C, một củ khoai tây cỡ trung bình (150gr) cung cấp gần
một nửa yêu cầu vitamin C dành cho người lớn hàng ngày. Khoai tây cung cấp
vitamin B1, B3, B6 và các khoáng chất như: kali, sắt, phốt pho, magiê, folate, axit
pantothenic và riboflavin. Khoai tây cũng chứa các chất chống oxy hóa góp phần
trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa… Đồng thời khoai tây cũng
cung cấp nguồn chất xơ có lợi cho sức khỏe (FAO, 2008).
Hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây

4


Khoai tây là nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới, nhất là
những nước có nền kinh tế phát triển như: ở Pháp là 3,06 triệu tấn, Hà Lan 1,93
triệu tấn (FAO, 1991). Ở Việt Nam sản xuất khoai tây cũng đóng góp to lớn cho
chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn 90% hộ trồng khoai tây sử dụng củ nhỏ làm thức
ăn cho chăn nuôi (Nguyễn Công Chức, 2001).
Bện cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn cho gia súc, khoai

tây còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh bột
khoai tây được sản xuất làm nguyên liệu trong công nghiệp: Dệt, sợi, gỗ ép, giấy,
dung môi hữu cơ… Đặc biệt, theo báo sức khỏe và đời sống ra ngày 28/5/2014
viết rằng: tinh bột khoai tây là sự lựa chọn hoàn hảo để sản xuất dụng cụ dân sinh
thay cho nhựa trong tương lai. Lợi thế của việc dùng khoai tây thay cho nhựa là
hạn chế ô nhiễm, ngộ độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển (Khắc Nam, 2014). Tinh bột khoai
tây có thể được chuyển thành rượu ethanol qua quá trình lên men, song song với
q trình sản xuất ethanol, q trình cịn tạo ra nguyên liệu đốt chất gỗ có trong
khoai tây dùng để sản xuất điện (Nguyễn Minh Việt và Đỗ Anh Tuấn, 2012).
Vỏ khoai tây và những phần khác khơng có giá trị là chất thải từ quá trình
chế biến khoai tây rất giàu tinh bột có thể được hóa lỏng và được lên men để sản
xuất nhiên liệu ethanol. Một nghiên cứu ở Canada ước tính 44.000 tấn chất thải
chế biến có thể sản xuất 4-5 triệu lít ethanol (fao.org/potato-2008). Điều này có ý
nghĩa rất lớn trong cơng cuộc tìm kiếm các loại nguyên liệu thay thế cho nguồn
tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.
Khoai tây còn là cây để cải tạo đất rất tốt, ngoài tiêu thụ trong nước, khoai
tây cịn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu (Hồ Hữu An và Đinh Tiến Lộc, 2005).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM.
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Khoai tây là một loại lương thực không hạt số một trên thế giới, là một
phần không thể thiếu trong hệ thống lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh giá ngũ
cốc tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới thì khoai tây được các nhà khoa học gọi
là “lương thực cho tương lai” được xem là chìa khóa giải quyết vấn đề đói lương
thực do giá lương thực tăng cao.

5



Trên thế giới lượng khoai tây tiệu thụ bình quân đầu người trên một năm là
34,64 kg/người/năm, chiếm 64,1% lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người trên
một năm (lượng gạo tiêu thụ bình qn đầu người là 54,08kg/người/năm). Trong
đó Belarus là nước có mức tiêu thụ khoai tây hàng đầu thế giới (185
kg/người/năm), tiếp đến là Ukraine (139,76 kg/người/năm), đứng thứ 3 là Hà lan
với mức tiêu thụ là 114,72 kg/người/năm (FAO, 2015)
Cây khoai tây được trồng ở trên 125 quốc gia trên thế giới (Véronique
Durroux-Malpartida, 2015). Do điều kiện sinh thái, trình độ thâm canh… khác
nhau nên năng suất khoai tây trên thế giới có sự chênh lệch lớn ở các vùng, các
quốc gia, từ gần 1,5 tấn đến 46,7 tấn/ha. Từ năm 2009-2013 diện tích trồng khoai
tây của thế giới có xu hướng tăng, tăng cao nhất là năm 2012 đạt 19,38 triệu ha
cao hơn so với năm 2013 là 0,04 triệu ha và cao hơn so với năm 2007 là 0,73
triệu ha. Năng suất khoai tây trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể:
năng suất năm 2007 đạt 17,37 tấn/ha đến năm 2013 năng suất đã tăng lên 19,47
tấn/ha và đạt cao nhất vào năm 2011 là 19,48 tấn/ha. Do diện tích và năng suất
tăng nên sản lượng khoai tây từ năm 2007 – 2013 cũng tăng đáng kể từ 323,91
triệu tấn vào năm 2007 lên 376,45 triệu tấn năm 2013.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2007
2008
2009
2010

2011
2012
2013

18,65

17,37

323,91

18,17
18,69
18,69
19,26
19,38
19,34

18,16
17,91
17,85
19,48
19,13
19,47

329,92
334,73
333,62
375,08
370,60
376,45

Nguồn: FAOSTAT (2015)

Giữa các châu lục có sự chênh lệch rõ rệt về diện tích, năng suất cũng như
sản lượng khoai tây. Châu Á, là nơi có số nước trồng khoai tây và diện tích trồng
lớn nhất so với các châu lục khác (41 nước và 9,89 triệu ha). Châu Phi và Châu
Âu đều có số nước trồng khoai tây là 40 nước tuy nhiên diện tích trồng của Châu
Âu lớn hơn nhiều so với Châu Phi và xếp thứ 2 sau Châu Á và đạt 5,73 triệu ha.
Châu Đại Dương là nơi có số nước trồng khoai tây, diện tích cũng như sản lượng
thấp nhất có 6 nước trồng khoai tây với diện tích là 0,05 triệu ha, sản lượng đạt
1,84 triệu tấn).
6


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây
của các Châu lục năm 2013
Châu lục

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mỹ

9,89

5,73
2,05
1,63

18,93
19,96
14,91
26,18

187,22
114,30
30,50
42,60

Châu Đại Dương

0,05

40,39

1,84
Nguồn: FAO (2015)

Về năng suất, Châu Đại Dương có năng suất khoai tây trung bình cao nhất
thế giới đạt 40,39 tấn/ha, đứng thứ hai là Châu Mỹ với năng suất trung bình là
26,18 tấn/ha, thấp nhất là Châu Phi chỉ đạt 14,91 tấn/ha. Những nước đứng đầu
thế giới về năng suất khoai tây là Newzealan đạt 46,67 tấn/ha tiếp đến là Mỹ đạt
46,61 tấn/ha, Belgium đạt 46,15tấn/ha, Netherlands đạt 43,65 tấn/ha, nước có
năng suất khoai tây thấp nhất là Burkina Faso chỉ đạt 1,16tấn/ha.
* Tiêu thụ khoai tây trên thế giới

Hiện nay, việc tiêu thụ khoai tây trên thế giới đang có sự thay đổi. Tiêu thụ
khoai tây tươi đang có xu hướng giảm ở nhiều nước, đặc biệt là những nước phát
triển. Khoai tây được chế biến tăng để đáp ứng nhu cầu gia tăng từ ngành công
nghiệp thực phẩm ăn nhanh, đồ ăn nhẹ và tiện lợi. Như vậy, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thế giới và sự gia tăng dân số tồn cầu thì nhu cầu sử dụng
khoai tây trong công nghiệp và bữa ăn hàng ngày càng tăng, vậy cây khoai tây
ln có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam.
Khoai tây không phải là cây trồng bản địa của Việt Nam nhưng đã được du
nhập vào Việt Nam từ năm 1890 bởi người Pháp. Trước năm 1970, diện tích
trồng khoai tây chỉ khoảng 2 nghìn ha và khoai tây chỉ được xem là một loại rau,
sau đó tăng từ 25,5 nghìn ha năm 1976 lên tới 104,6 nghìn ha năm 1979. Kết quả
của việc tăng diện tích đó là nhờ cuộc cách mạng xanh về giống lúa, vụ đông ở
đồng bằng sơng Hồng trở thành vụ chính, cây khoai tây được coi là một cây
trồng vụ đông lý tưởng và trở thành cây lương thực quan trọng. Chương trình
khoai tây quốc gia được thành lập đã thu hút hàng loạt các cơ quan nghiên cứu và
triển khai phát triển khoai tây rất mạnh (Nguyễn Quang Thạch và cs., 1991).
7


Với điều kiện thời tiết khí hậu trong vụ Đơng ở miền Bắc Việt Nam cây khoai
tây có ưu thế hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác cùng vụ. Thời vụ trồng khoai
tây không khắt khe như ngô, đậu tương, bí xanh, bí đỏ... có thể trồng từ trung tuần
tháng 10 đến tháng 12 mà vẫn cho năng suất rất khá. Do vậy, cây khoai tây là cây
trồng quan trọng và được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Vùng Đồng bằng sơng Hồng và
miền núi phía Bắc có tổng sản lượng khoai tây chiếm khoảng 85% sản lượng khoai
tây của Việt Nam, 15% sản lượng khoai tây còn lại được trồng quanh năm ở Đà Lạt
(Dự án hỗ trợ phát triển khoai tây GTZ tại Việt Nam, 2008).
Về mặt canh tác học, khoai tây được trồng trong vụ đông trên đất 2 lúa, nên
một mặt làm tăng hệ số sử dụng đất, mặt khác lại làm tăng độ phì nhiêu của đất

do chế độ luân canh 2 lúa - 1 màu (khoai tây) rất hợp lý. Với đảm bảo an ninh
lương thực trong tình trạng khí hậu biến đổi, phát triển khoai tây cũng sẽ là một
giải pháp rất quan trọng, khi diện tích lớn đất trồng lúa ven biển của Việt Nam sẽ
bị ngập dưới mực nước biển trong một tương lai khơng xa. Theo tính tốn, diện
tích có khả năng trồng khoai tây ở đồng bằng Sơng Hồng có thể lên tới 200 nghìn
ha. Các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây đều thống
nhất nhận định: công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất là công thức
có luân canh với cây khoai tây. Tuy nhiên, sản xuất khoai tây ở Việt Nam nói
chung chưa phản ánh đúng lợi thế nêu trên.
Bảng 2.3 Diện tích, năng xuất, sản lượng khoai tây của Việt Nam
Năm
2007

Diện tích (nghìn ha)
36,00

Năng suất (tấn/ha)
10,33

Sản lượng (nghìn tấn)
372,00

2008

36,00

10,56

380,00


2009

37,00

10,49

388,00

2010

36,68

10,76

394,86

2011

22,61

13,78

311,60

2012

27,59

14,64


403,72

2013

23,08

13,58

313,38
Nguồn: FAO (2015)

Bảng 2.3 cho thấy sự dao động về diện tích trồng khoai tây ở nước ta trong
vài năm gần đây là khá lớn và có sự giảm sút đáng kể. Năng suất tuy có tăng
nhưng mức năng suất chúng ta đạt được hiện nay còn thấp hơn so với nhiều nước
trên thế giới.
8


Ngoài những nguyên nhân về mặt kinh tế - xã hội thì nguyên nhân kỹ thuật
chủ yếu là khâu giống. Kết quả điều tra của dự án hợp tác Việt - Đức “Thúc đẩy
sản xuất khoai tây ở Việt Nam” cho thấy tình hình sử dụng giống khoai tây ở
Việt Nam như sau: 70 – 75% giống được nhập từ Trung Quốc; 15% từ Châu Âu;
15% sản xuất trong nước (Đỗ Kim Chung, 2003). Giống sản xuất trong nước chủ
yếu bằng phương thức tự để củ giống từ vụ trước, vụ sau đem trồng, củ giống đã
bị thoái hoá nặng. Giống nhập từ Trung Quốc có giá rẻ do chủ yếu nhập khoai
thịt để làm giống, ít qua kiểm dịch nên vừa có chất lượng thấp vừa có thể mang
nhiều mầm dịch bệnh. Giống nhập nội từ Châu Âu chủ yếu là từ Đức và Hà Lan
có chất lượng tốt nhưng giá giống rất đắt nơng dân khó chấp nhận (giá dao động
từ 12 – 18 nghìn đồng/kg tùy theo cấp giống. Thực tế, thị trường bán lẻ khoai tây
giống thì những giống được gọi là khoai tây Đức, Hà Lan có giá từ 20 – 28 nghìn

đồng/kg. Mặt khác cũng phải kể đến sự cạnh tranh lao động trong nông nghiệp
với công nghiệp, khiến những người trong độ tuổi lao động khơng cịn mặn mà
với sản suất nơng nghiệp. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng khác như: Tập quán
canh tác của nông dân, sự thiếu thông tin về thị trường và tâm lý sản xuất hàng
hóa tự cung tự cấp, hiện trạng được mùa rớt giá của hàng hóa nơng nghiệp nói
chung, khoai tây nói riêng... Điều đó làm cho tốc độ phát triển của cây khoai tây
ở Việt Nam còn chưa cao.
Nguồn khoai tây giống nhập từ Trung Quốc nếu không kiểm tra kỹ khi sử
dụng làm giống sẽ gây ra dịch bệnh làm thiệt hại sản xuất trong nước. Do vậy, để
thực hiện mục tiêu dần thay thế khoai tây Trung Quốc bằng các giống từ Hà Lan,
Đức sạch bệnh và cho năng suất cao, tại mỗi địa phương cần ban hành những chính
sách hỗ trợ bà con nông dân thực hiện trồng khoai tây. Bên cạnh đó, sự cộng tác và
hỗ trợ trong việc cung cấp kho lạnh, đào tạo cán bộ khuyến nông, kiểm nghiệm
giống sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam (Dự án hỗ trợ phát triển
khoai tây GTZ tại Việt Nam, 2008).
* Tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam
Đã có thời khi nói đến khoai tây là người ta nghĩ ngay tới khoai tây tươi.
Nhưng nay, cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập, tập quán ăn
uống của người Việt Nam cũng dần có những thay đổi đáng kể theo hướng tăng
dần các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn nhanh, do yêu cầu của nếp
sống công nghiệp và sự gia tăng thu nhập bình quân. Chip khoai tây là món ăn
được hầu hết người tiêu dùng ưa thích và có xu hướng phát triển rộng rãi. Tuy
9


nhiên, chip có chất lượng cao từ chế biến cơng nghiệp tới nay vẫn được nhập
khẩu là chủ yếu (Nguyễn Thế Nhuận, 2015).
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm,
nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường
tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng như khoai tây rán chẳng

hạn. Sản phẩm chế biến từ khoai tây đã khá đa dạng như khoai tây rán giòn, khoai
tây chiên và tinh bột. Sản phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán giòn đã
trở nên quen thuộc với người Việt Nam, với các thương hiệu: Zon Zon, Snack, Bim
Bim, Wavy...
Theo kết quả khảo sát của Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây Việt Nam, tỷ
trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là: 40% sản phẩm tiêu thụ ở siêu thị; 20%
bán cho các nhà hàng khách sạn; 30% tiêu thụ qua đại lý; 5% bán cho các trường
học; 5% cho người bán rong.
Tại Việt Nam khoai tây chế biến vẫn chưa thực sự được coi là món ăn phổ
biến, mà thường chỉ dùng để làm quà cho trẻ em, hoặc vào những dịp đặc biệt như
sinh nhật, lễ hội, Tết... Dạng sản phẩm chủ yếu được người tiêu dùng ưa chuộng là
khoai tây chiên, rất ít người quan tâm tới các dạng sản phẩm khác, bởi nhiều nguyên
nhân: khoai tây chế biến còn rất mới với hầu hết người tiêu dùng, nhiều người từng
sử dụng nhưng không để ý đấy là sản phẩm của khoai tây.
Hiện nay tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm,
nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế biến
vẫn phải nhập khẩu khoảng 10.000 tấn khoai tây/năm, từ Anh, Trung Quốc, Hà Lan.
Do nguồn cung trong nước mang tính thời vụ cao, thường canh tác vào vụ đông
xuân, nên khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5),
trong khi nhu cầu đòi hỏi cung cấp nguyên liệu suốt cả năm (theo
...).
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.3.1. Nghiên cứu về giống khoai tây
2.3.1.1. Nghiên cứu về khả năng chọn tạo, nhập nội giống khoai tây
Chọn tạo giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu
sâu bệnh, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nhiệt đới là một trong những mục

10



tiêu chính của Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP). Ngồi ra CIP cịn có mục tiêu
là tìm giải pháp cho nơng dân nghèo, giúp họ tránh được chi phí sản xuất cao,
tăng tính bền vững, và cải thiện mức độ của họ về sinh kế. Hàng năm, CIP đã
cung cấp vật liệu chọn tạo giống cho nhiều nước ở châu Âu, châu Á để nghiên
cứu và phát triển khoai tây trên thế giới. Ở châu Âu, các nước Hà Lan và Đức
đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực chọn tạo giống khoai tây. Trong việc chọn
tạo giống và sản xuất giống nhiều nước đã sử dụng những biện pháp kỹ thuật
hiện đại và thực hiện theo chương trình giống quy định nghiêm ngặt
(; Đào Huy Chiên, 2004).
Có 7 vấn đề ưu tiên đã được CIP xác định, trong đó có thu nhập và bảo
quản nguồn gen cây khoai tây, chọn tạo giống khoai tây là 2 hoạt động quan
trọng. Cho đến nay CIP đã thu thập và bảo quản khoảng 1.500 mẫu khoai tây dại
thuộc 93 loài khác nhau, 3.694 mẫu khoai tây trồng thuộc 8 loài khác nhau từ 10
nước châu Mỹ La Tinh và 7 nước khác. CIP đã cung cấp giống khoai tây bản xứ
của nước Anh tới các nhà nghiên cứu của 18 nước năm 1991, 20 nước năm 1992
và 23 nước năm 1993 (CIP, 1984).
Trong các chương trình chọn tạo giống khoai tây, sử dụng các lồi hoang
dại đóng vai trị rất quan trọng, đặc biệt là chọn giống chống chịu sâu bệnh cũng
như điều kiện thời tiết bất thuận (Mori M. and Umemura Y., 1994).
Để giải quyết vấn đề thiếu giống tốt trong sản xuất ở các nước đang phát
triển, từ năm 1976 CIP đã bắt đầu nghiên cứu lai tạo các tổ hợp hạt khoai tây lai
có độ đồng đều cao, chống chịu tốt, đặc biệt là chống chịu với bệnh mốc sương
được sử dụng làm vật liệu trồng trong sản xuất. Đến năm 1990, một nhóm các
nhà khoa học của CIP đã tạo được một số tổ hợp lai tốt như: HPS 7/67, HPS
2/67, Serana x LT.7…. Hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Chilê đã thành công trong
sản suất hạt lai theo kỹ thuật của CIP. Đặc biệt Ấn Độ đã sản suất thành công 500
kg hạt lai cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Việt Nam,
Philippine… (Nguyen Van Viet, 1993).
Trong khn khổ của Chương trình nghiên cứu CGIAR trên cây lấy củ và

chuối (RTB), các nhà khoa học tại Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) và Trung
tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) phối hợp phân tích tình trạng bảo tồn
ex situ 73 họ hàng hoang dã gần gũi nhất của khoai tây. Một số lồi hoang dã là
nguồn của các thuộc tính có giá trị như khả năng chống sương giá và bệnh rụng lá,

11


một loại bệnh tàn phá khoai tây nhất trên toàn thế giới (Véronique DurrouxMalpartida, 2015).
Bên cạnh Trung tâm nghiên cứu khoai tây Quốc tế, Hà Lan đóng vai trị
quan trọng trong lĩnh vực chọn giống khoai tây, đến năm 1991 đã có 85 giống
khoai tây được chọn tạo và sản xuất bởi nhiều công ty nổi tiếng của Hà Lan như
The De.Z.P.C, Agroco…trong đó có nhiều giống năng suất cao đã xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới như Nicola, Diamant, Bintje…
Năm 1902, Nhật Bản đã thiết lập chương trình chọn giống khoai tây. Hiện
nay Nhật Bản đã có 3 tổ chức nghiên cứu chính về khoai tây và đã chọn tạo ra
được một số giống khoai tây tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất như Norin.1,
Koraflabaki (Đào Huy Chiên, 2004).
Như vậy, các nước trồng khoai tây đều rất chú trọng đến việc chọn tạo
giống cho sản xuất, vì thiếu giống là yếu tố chính hạn chế năng suất và khả năng
phát triển cây khoai tây. Tuy nhiên, việc tạo ra giống tốt được thực tế chấp nhận
là rất khó khăn. Ở vùng nhiệt đới, giống khoai tây nhất thiết phải thích ứng với
yếu tố nhiệt độ cao, ẩm độ cao, độ dài ngày ngắn và mùa vụ gieo trồng ngắn,
chống chịu với điều kiện sâu hại và sinh trưởng tốt khi ít được đầu tư. Giống chín
sớm thường thích hợp với việc gieo trồng trên đất canh tác nhiều vụ hơn và ít
thay đổi về năng suất dưới tác động của mơi trường khơng thích hợp và sâu bệnh
(Lê Sỹ Lợi, 2008).
Tại Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo
giống khoai tây nhập nội như:
Năm 1970, Việt Nam bắt đầu nhập nội một số giống khoai tây của châu Âu

và CIP để khảo sát, đánh giá ở nhiều vùng đất trong cả nước nhằm tìm ra giống
tốt để đưa vào sản xuất. Năm 1977 - 1980, Trung tâm Nghiên cứu Cây lương
thực Đà Lạt (Nay là Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa) đã tiến hành
khảo nghiệm và đưa vào sản xuất các giống mới VĐ1, VĐ2. Trên cơ sở hợp tác
với CIP, năm 1981 - 1994 đã tạo các giống CFK-69.1(06), Atzimba (Nguyễn Thế
Nhuận, 2015).
Năm 2001 đến 2002 tiến hành khảo nghiệm 27 tổ hợp lai có nguồn gốc từ
CIP và 7 tổ hợp có nguồn gốc từ Trung tâm Rau, hoa Đà Lạt. Năm 2003 khảo
nghiệm 20 tổ hợp lai trong đó có 10 tổ hợp từ CIP, 10 tổ hợp của Trung tâm Rau,
hoa Đà Lạt. Kết quả có 3 tổ hợp lai TKH 284, TKH 20-3, TKH20-4 có độ đồng
12


đều về dạng thân và dạng củ, thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, ngay từ đời đầu
cho tỷ lệ củ thương phẩm là 43 - 48%, năng suất cao 19 - 20 tấn/ha. Tổ hợp lai
TS-15 x TPS-13 mặc dù cho năng suất thấp hơn 17,3 tấn/ha nhưng tỷ lệ củ
thương phẩm khá cao 54,6%, thời gian sinh trưởng ngắn 85 ngày được xác định
là tổ hợp lai có triển vọng để sản xuất khoai tây thương phẩm ngay từ đời đầu Go
(Trương Công Tuyện và cs., 2005).
Dự án khoai tây Đức năm 2005 – 2008: Khảo nghiệm 31 giống mới; đề
nghị được Bơ cơng nhận chính thức 1 giống Solara, công nhận cho sản xuất thử 4
giống Marabel, Bellarosa, Esprit, Afca (Phạm Đồng Quảng, 2007).
Giai đoạn 2011 – 2015 viện cây lương thực và thực phẩm đã thực hiện để
tài cấp Bộ “nghiên cứu chọn tạo giống cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn) cho
các tỉnh đồng bằng Sơng Hồng và trung du, miền núi phía bắc” đến tháng 6/2013
đã đạt được kết quả như sau: nghiên cứu đánh giá tập đồn cơng tác với 45 dòng
giống khoai tây, đã lai tạo được 30 tổ hợp khoai tây thu 37.000 hạt lai, đã gieo
trồng 14 tổ hợp hạt lai từ năm 2011 và chọn được 15 dòng triển vọng. Đã gieo
trồng và đánh giá, chọn lọc đến thế hệ F1C3 của 73 tổ hợp lai khoai tây nhập từ
CIP (Ngơ Dỗn Đảm và cs., 2013).

Từ năm 2006 đến nay, trên cơ sở thực hiện các đề tài dự án cấp sở, Bộ các
đơn vị nghiên cứu đã nhập nội, khảo nghiệm, lai tạo và công nhận một số giống
khoai tây cho sản xuất như: Solara (Đức), Sinora (Hà Lan), Atlantic (Canada),
Khoai hồng (CIP), PO3 (CIP), TK96.1 (lai tạo)… (Nguyễn Thế Nhuận, 2015).
Như vậy từ năm 1970 đến nay, Việt Nam chủ yếu nhập nội giống và dòng
khoai tây từ các nước Châu Âu và CIP để khảo sát đánh giá và đã xác định được
một số giống cho sản xuất như : Mariella, Lipsi…Tuy nhiên các giống này khi
nhập vào Việt Nam thường bị rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 30 – 50
ngày, đây là yếu tố hạn chế năng suất và phẩm chất khoai tây. Mặt khác củ giống
qua thời gian bảo quản dài trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già sinh lý,
ngồi ra chúng cịn bị lây nhiễm virus trên đồng ruộng. Sử dụng giống đã bị thối
hóa là ngun nhân làm giảm năng suất khoai tây ở các đời sau. Do đó tiến hành
nhập nội theo chu kỳ 3 – 4 năm một lần cũng là một hướng giải quyết vấn đề
giống khoai tây ở nước ta (Trương Văn Hộ và cs., 1990).
2.3.1.2. Nghiên cứu về biện pháp nhân giống khoai tây
* Nhân giống khoai tây bằng thân, chồi, ngọn ngoài đồng ruộng

13


Công nghệ sản xuất củ giống qua nhiều thời kỳ: sản xuất giống củ to, sản
xuất giống củ nhỏ từ các mầm, sản xuất củ giống từ hạt khoai tây… Công nghệ
chọn lọc, bảo quản khoai tây truyền thống kết hợp với phương pháp chọn lọc
quần thể đạt hiệu quả không cao. Giống để trong nhà, thời gian bảo quản dài, tỷ
lệ hao hụt cao 30% - 40%, củ giống già sinh lý (Lê Hưng Quốc, 2006). Để nâng
cao hệ số nhân và khắc phục hiện tượng thoái hoá giống, đã có nhiều nghiên cứu
về phương pháp nhân giống vơ tính khoai tây.
- Dựa vào đặc tính trẻ sinh lý của cây khoai tây, các nhà nghiên cứu cho
rằng có thể khai thác tiếp khả năng nhân giống cây khoai tây bằng phương pháp
cắt ngọn. Tức là trồng cây với mật độ cao mà người ta gọi là kỹ thuật “làm luống

mạ”. Việc sử dụng cây khoai tây trên luống mạ để tiếp tục khai thác ngọn đã làm
hệ số nhân cây khoai tây tăng đáng kể. Đây là phương pháp được áp dụng khá
phổ biến đốí với các nước đang phát triển và chưa phát triển, trong đó có Việt
Nam (Lê Quốc Hưng, 2006). Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng có hiệu
quả ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ. Đối với Việt Nam, phương pháp
này áp dụng tốt nhất tại Đà Lạt - Lâm Đồng. Hơn nữa việc xây dựng giống cần
phải gần nơi trồng trọt vì cây giống cồng kềnh, mỏng manh nên khó vận chuyển
và bảo quản.
Với những vùng thiếu giống, có thể sử dụng phương pháp tách mầm, cắt
mầm vừa đơn giản vừa làm tăng hệ số nhân giống khoai tây. Phương pháp nhân
giống bằng tách mầm và cắt mầm tuy đã góp phần làm tăng hệ số nhân giống
khoai tây nhưng chất lượng cây giống không đảm bảo sạch bệnh vì trong quá
trình tách, cắt mầm, bệnh virus dễ dàng lây lan qua vết thương.
* Biện pháp nhân giống khoai tây bằng hạt
Việc sản xuất hạt lai F1 sạch có thể được sản xuất trong một mùa, trong khi
đó sản xuất giống truyền thống được nhân giống bằng củ phải mất hơn năm năm.
1 ha khoai tây chỉ cần 35 gram hạt giống so với 2,5 tấn củ giống truyền thống
(; ).
Nghiên cứu trồng khoai tây bằng hạt được nhiều nước trên thế giới chú ý từ
lâu. Ấn Độ thực hiện nghiên cứu sản xuất hạt khoai tây để trồng lấy củ thương
phẩm từ cuối những năm 1940. Kết quả cho thấy, hạt có nhiều tiềm năng sử dụng
để nhân giống phục vụ sản xuất khoai tây thương phẩm. Sản xuất khoai tây bằng

14


×