Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa khẩu lạng sơn năm 2010, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài stigobium panicium linnaeus và biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

NGUYỄN VĂN HỌC

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGUYÊN LIỆU
THUỐC BẮC NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU LẠNG SƠN
NĂM 2010, ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LỒI
Stegobium paniceum Linnaeus VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT. HÀ QUANG HÙNG

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và hồn tồn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Học

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành luận văn này chúng tơi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ,
hướng dẫn tận tình và ñộng viên của tập thể giảng viên trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, các nhà khoa học, lãnh ñạo và tập thể cán bộ của
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng Sơn.
Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến
GS.TS.NGƯT. Hà Quang Hùng đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện tốt cho tơi thực hiện đề tài nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn các thầy, cô giáo Bộ môn côn
trùng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh
đạo và tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng Sơn ñã
ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện đề tài nghiên cứu
và hồn thành khóa học cao học.
Cuối cùng chúng tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà
khoa học, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, góp ý cho tơi
trong q trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Học


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các từ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục hình

viii

1.


MỞ ðẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

1.4

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài

3

2.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Những nghiên cứu nước ngoài

5

2.2

Những nghiên cứu trong nước

12

3.

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1

ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm và vật liệu nghiên cứu

20

3.2


Nội dung và phương pháp nghiên cứu

20

3.3

Phương pháp xử lý số liệu

29

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30

4.1

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu qua
cửa khẩu Lạng Sơn (từ 01/01/2010 ñến 30/6/2010)

4.1.1

Thành phần sâu mọt hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại
cửa khẩu Lạng Sơn

4.1.2

30

30

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc trong kho Chi Ma
- Lạng Sơn (từ 01/1/2010 - 30/6/2010)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... iii

32


4.1.3

ðặc điểm hình thái của một số lồi sâu mọt hại nguyên liệu thuốc
Bắc qua cửa khẩu Lạng Sơn

4.2

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc
nhập khẩu và trong kho ở cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

4.2.1

46

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc
nhập khẩu

4.2.2

35


46

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc
trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

48

4.2.3

ðặc điểm hình thái của một số lồi thiên địch

50

4.3

ðặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của mọt thuốc Bắc
Stegobium paniceum Linnaeus

53

4.3.1

ðặc điểm hình thái lồi Stegobium paniceum Linnaeus

53

4.3.2

ðặc điểm sinh học, sinh thái của lồi Stegobium paniceum

Linnaeus

4.4

57

Khảo nghiệm thuốc hố học phịng trừ sâu mọt hại nguyên liệu
thuốc Bắc nhập khẩu

73

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

76

5.1

Kết luận

76

5.2

ðề nghị

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO


78

PHỤ LỤC

83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Từ viết vắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CP

Cổ phần

3


CT

Công thức

4

FAO

Food and Agriculture Organization

5

HLT

Hiệu lực thuốc

6

KDTV

Kiểm dịch thực vật

7

NLTB

Nguyên liệu thuốc Bắc

8


NXB

Nhà xuất bản

9

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

10

SVGH

Sinh vật gây hại

11

STT

Số thứ tự

12

TP

Thành phố

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... v



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
4.1.

Tên bảng

Trang

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại cửa
khẩu Lạng Sơn (từ 01/1/2010 ñến 30/6 /2010)

4.2.

Thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc trong kho cửa
khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 01/1/2010 đến 30/6/2010)

4.3.

58

Số trứng một con cái lồi Stegobium paniceum Linnaeus đẻ
được, ni trên ba loại thức ăn khác nhau (n=30)

4.12.

55

Thời gian phát dục các pha loài Stegobium paniceum Linnaeus

(n=30)

4.11.

55

Kích thước các pha sâu non, nhộng, trưởng thành lồi Stegobium
paniceum Linnaeus, ni trên Sa sâm (n=30)

4.10.

54

Kích thước các pha sâu non, nhộng, trưởng thành lồi Stegobium
paniceum Linnaeus, ni trên Xuyên khung (n=30)

4.9.

53

Kích thước các pha sâu non, nhộng, trưởng thành lồi Stegobium
paniceum Linnaeus, ni trên hạt Ý dĩ (n=30)

4.8.

49

Kích thước trứng lồi Stegobium paniceum Linnaeus ni trên
ba loại thức ăn khác nhau (n=30)


4.7.

47

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc
trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

4.6.

34

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc
nhập khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn

4.5.

33

Tỷ lệ loài sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu và trong
kho ở cửa khẩu Chi Ma-Lạng Sơn (từ 01/1/2010 đến 30/6/2010)

4.4.

31

60

Tỷ lệ trứng nở của lồi Stegobium paniceum Linnaeus nuôi trên
ba loại thức ăn khác nhau


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... vi

60


4.13.

Tỷ lệ gây hại của Stegobium paniceum Linnaeus trên ba loại
thức ăn khác nhau

4.14.

62

Diễn biến mật độ lồi Stegobium paniceum Linnaeus (từ 01/1 đến
30/3/2010)

4.15.

64

Diễn biến mật độ lồi Stegobium paniceum Linnaeus (từ 10/4 đến
30/6/2010)

4.16.

65

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên hạt
Ý dĩ trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ


01/01 -

30/3/2010)
4.17.

Diễn biến mật ñộ của loài Stegobium paniceum Linnaeus

67
trên

hạt Ý dĩ trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn(từ 10/4 30/6/2010)
4.18.

68

Diễn biến mật ñộ của loài Stegobium paniceum Linnaeus trên
Xuyên khung trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 01/01 30/3/2010)

4.19.

69

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên
Xun khung trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 10/4 30/6/2010)

4.20.

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên Sa
sâm trong kho cửa khẩu Chi Ma-Lạng Sơn (từ 01/01 - 30/3/2010)


4.21.

71

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên Sa
sâm trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 10/4 - 30/6/2010)

4.22.

70

72

Hiệu lực phòng trừ Mọt thuốc bắc Stegobium panicerum
Linnaeus của thuốc xông hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng
viên)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... vii

74


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


4.1.

Ảnh sâu mọt hại ngun liệu thuốc Bắc nhập khẩu

41

4.2

Ảnh thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu

52

4.3.

Sâu non các tuổi của loài Stegobium paniceum Linnaeus

59

4.4.

Pha nhộng và trưởng thành loài Stegobium paniceum Linnaeus

59

4.5.

Tỷ lệ trứng nở của lồi Stegobium paniceum Linnaeus ni trên
ba loại thức ăn khác nhau

4.6.


Tỷ lệ gây hại của Stegobium paniceum Linnaeus trên ba loại
thức ăn khác nhau

4.7.

64

Diễn biến mật độ lồi Stegobium paniceum Linnaeus (từ 10/4 đến
30/6/2010)

4.9.

63

Diễn biến mật độ lồi Stegobium paniceum Linnaeus (từ 01/1 đến
30/3/2010)

4.8.

61

65

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên hạt
Ý dĩ trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 01/01 30/3/2010)

4.10.

67


Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên
hạt Ý dĩ trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 10/4 30/6/2010)

4.11.

68

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên
Xuyên khung trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 01/01 30/3/2010)

4.12.

69

Diễn biến mật ñộ của loài Stegobium paniceum Linnaeus trên
Xuyên khung trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 10/4 30/6/2010)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... viii

70


4.13.

Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên Sa
sâm trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 01/01 30/3/2010)

4.14.


Diễn biến mật độ của lồi Stegobium paniceum Linnaeus trên Sa
sâm trong kho cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn (từ 10/4 - 30/6/2010)

4.15.

71
72

Hiệu lực phòng trừ Mọt thuốc bắc Stegobium panicerum
Linnaeus của thuốc xông hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng viên)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... ix

75


1. MỞ ðẦU

1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ thời xa xưa, nhân dân ta ñã biết sử dụng thuốc từ dược liệu để

phịng và chữa bệnh. Việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền vừa có độ an tồn
cao, hiệu quả chữa bệnh tốt vừa có tính khoa học và hợp lý. Mỗi một thang
thuốc thường ñược kết hợp một cách hài hịa bởi nhiều vị dược liệu có nguồn
gốc từ thực vật và ñộng vật. Thuốc Bắc là cách gọi của người Việt Nam ñối
với các loại thuốc ñược sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc.
Thuốc Nam là thuốc y học cổ truyền của Việt Nam, song người Trung Quốc
gọi loại thuốc này là Trung dược, Hán dược, ðơng dược... Việt Nam đã và

đang sử dụng thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) trong y học cổ truyền ñể trị
bệnh kết hợp với nền y học hiện đại [13].
Hiện nay, ở nước ta ngồi nguồn dược liệu sẵn có trong nước, chúng ta
vẫn phải sử dụng dược liệu nhập khẩu từ nước ngoài mà chủ yếu từ Trung
Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái...Theo số liệu báo cáo
hàng năm của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng Sơn: lượng dược liệu,
nguyên liệu thuốc Bắc nhập vào nước ta qua cửa khẩu Lạng Sơn biến ñộng
khá rõ rệt: Năm 2005: nhập 16.846,64 tấn, 2006: 18.385,15 tấn, 2007:
19.900,51 tấn, 2008: 16.977,71 tấn, ñặc biệt 2009 tới 20.751,45 tấn [1].
Qua công tác kiểm tra, phân tích giám định các lơ hàng ngun liệu
thuốc Bắc nhập khẩu thì một trong những nhóm sinh vật gây hại có nguy cơ
làm ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chất lượng và khối lượng là do côn trùng hại
kho, còn gọi là sâu mọt hại kho. Dịch hại này ln mang tính tiềm ẩn, chúng
khơng những xuất hiện, phát sinh, phát triển và gây hại trong quá trình bảo
quản, vận chuyển, bn bán mà cả trong q trình sử dụng dược liệu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 1


Cơn trùng gây hại trong kho nơng sản nói chung, ngun liệu thuốc
Bắc nói riêng rất đa dạng và phong phú, chúng tạo nên một hệ sinh thái ñặc
trưng, gần như nhân tạo và các loài sinh vật sống trong đó xuất hiện gắn liền
với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội lồi người, chúng đã có cuộc
sống chun hố điển hình [4].
Mục tiêu của cơng tác Kiểm dịch thực vật là ngăn chặn sự lây lan của
các loài sinh vật gây hại (sâu, bệnh, cỏ dại, tuyến trùng…) nguy hiểm theo
hàng hố trong q trình xuất nhập khẩu để bảo vệ an tồn, bền vững nền sản
xuất trong nước, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm hàng hoá Việt Nam trên
trường quốc tế, tránh thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu
dùng, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ của con người. Trong cơng tác

Kiểm dịch thực vật, việc điều tra thành phần, nghiên cứu đặc điểm hình thái,
sinh học, sinh thái của các lồi dịch hại là cơng việc rất cần thiết, giúp chúng
ta phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác sinh vật gây hại nói
chung, cơn trùng nói riêng. ðây là cơ sở khoa học ñể phân tích ñánh giá nguy
cơ và quản lý dịch hại trên hàng nơng sản, đặc biệt ngun liệu thuốc Bắc
nhập khẩu vào Việt Nam. ðể góp phần đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực
tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
"Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc nhập
khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn năm 2010, đặc điểm sinh học, sinh thái của
lồi Stegobium paniceum Linnaeus và biện pháp phịng trừ ".
1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích
ðiều tra thành phần sâu mọt gây hại và thiên ñịch của chúng trên mặt
hàng nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu, xác ñịnh một số đặc điểm sinh học,
sinh thái của lồi mọt thuốc bắc (Stegobium paniceum Linnaeus), từ đó đề
xuất biện pháp phịng trừ một cách hợp lý.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 2


1.2.2 Yêu cầu
+ ðiều tra xác ñịnh thành phần sâu mọt gây hại và thiên ñịch của chúng
trên nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn năm 2010.
+ Xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học, diễn biến mật ñộ của
mọt thuốc bắc (Stegobium panicerum Linnaeus).
+ Thí nghiệm phịng trừ lồi Stegobium paniceum Linnaeus hại nguyên
liệu thuốc Bắc nhập khẩu bằng thuốc hoá học Phosphine.

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung vào danh mục sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc
nhập khẩu. Phát hiện kịp thời loài sâu mọt thuộc danh mục dịch hại Kiểm
dịch thực vật của Việt Nam;
- Cung cấp thêm một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh
thái của loài mọt Stegobium paniceum Linnaeus trên mặt hàng nguyên liệu
thuốc Bắc nhập khẩu.
1.3.1 Ý nghĩa thực tiễn
ðề xuất biện pháp quản lý dịch hại nói chung, mọt thuốc bắc
Stegobium paniceum Linnaeus nói riêng hiệu quả và hợp lý. Kết quả nghiên
cứu của ñề tài làm tài liệu cho ngành Kiểm dịch thực vật.
1.4

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài

1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
+ Nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu.
+ Sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc Bắc và thiên địch của chúng,
đặc biệt lồi mọt thuốc bắc Stegobium paniceum Linnaeus.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 3


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ ðiều tra, xác ñịnh thành phần sâu mọt hại và thiên ñịch của chúng
trên nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu từ Trung Quốc tại cửa khẩu Lạng Sơn.

+ Xác định sự gây hại của lồi mọt Stegobium paniceum Linnaeus,
một số đặc điểm hình thái, sinh học, diễn biến mật ñộ của chúng tại kho lưu
chứa nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu tại Lạng Sơn;
+ Thí nghiệm phòng trừ sâu mọt hại nguyên liệu thuốc Bắc nói
chung, mọt thuốc bắc nói riêng bằng thuốc Phosphine, tại phòng kỹ thuật Chi
cục Kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng Sơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Những nghiên cứu nước ngoài

2.1.1 Những nghiên cứu về nguyên liệu thuốc Bắc
Thuốc Bắc là các vị thuốc ñược khai thác và bào chế theo sách của
Trung Quốc truyền sang và ñược phát triển bởi các lương y người Việt. Thuốc
Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các
vị thầy thuốc nổi tiếng ñược xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu
Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của
ðông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị
Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).
Các loại thuốc Bắc chủ yếu có nguồn gốc từ động thực vật được phơi
khơ, tẩm sấy. Tuy nhiên cũng có những vị được giữ tươi như Nhân sâm, có
loại có nguồn gốc động vật đem sấy khơ (như vây cá mập), ngâm rượu (như
Tắc kè, Cá ngựa, các bộ phận sinh dục của con ñực), nấu thành cao (như cao
hổ cốt, cao khỉ, cao ngựa...)[13].
Những thành tựu của đơng y đã có bề dày và đạt được những kết quả to

lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân từ xa xưa cho ñến cả ngày nay.
Những cây Dược liệu là một nguồn thuốc tự nhiên rất quý, có thể chế biến
thành nhiều món ăn như một vị thuốc rất tốt cho cơ thể[13].
Trong lịch sử Trung Quốc có truyền thuyết “Thần Nông một ngày nếm
thử một trăm loại thảo dược và gặp bẩy mươi loại ñộc”, truyền thuyết ñã phản
ánh q trình nhân dân lao động thời cổ phát hiện các loại thuốc, tích lũy kinh
nghiệm trong dấu tranh với tự nhiên và bệnh tật, cũng là sự miêu tả chân thực

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 5


mà ðơng dược bắt nguồn từ sản xuất lao động. “Thần nơng bản thảo kinh”
đây là một tác phẩm chun ngành dược học sớm nhất trong thời kỳ Tần Hán
(năm 221 trước cơng ngun đến năm 220 sau cơng ngun) do đơng đảo
chun gia dược học biên soạn thơng qua thu tập tổng kết tư liệu dược học
phong phú kể từ thời kỳ đầu đời nhà Tần đến lúc đó. Tác phẩm này ghi lại
365 loại thuốc, ñến nay vẫn cịn sử dụng trong lâm sàng. Sự ra đời của tác
phẩm này ñánh dấu sự thành lập bước ñầu của ðơng dược học.[13].
Kinh tế nhà ðường phồn vinh, thúc đẩy sự phát triển của ðơng dược
học. Chính phủ nhà ðường đầu tiên hồn thành cơng tác soạn thảo “ðường
bản thảo” về ðơng dược đầu tiên trên thế giới. Cuốn sách này ghi nhận 850
loại, cịn có bức tranh ðơng dược, hồn thiện hơn nữa cục diện quy mơ của
ðơng dược học.
ðến nhà Minh, nhà ðơng dược Lý Thời Chân đã bỏ ra 27 năm để hồn
thành “Bản thảo cương mục” cuốn sách đơng dược học nổi tiếng, cuốn sách
này ghi nhận 1892 loại thuốc đơng y, trở thành cuốn sách vĩ đại nhất trong
lĩnh vực đơng dược học Trung Quốc.
Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1949, đã
triển khai nghiên cứu ðơng dược rộng rãi về thực vật học, giám định học, hố
học, dược lý học cũng như y học lâm sản, cung cấp bằng chứng khoa học cho

xác định nguồn gốc của ðơng dược, giám định thật và giả của ðơng dược,
giải thích cơ lý tác dụng. Trong cơ sở của nguồn ðông dược điều tra Trung
Quốc, đã biên soạn “ðơng Y” của tồn quốc và các địa phương năm 1961.
“ðại từ điển ðơng dược” xuất bản năm 1977, làm cho số lượng ðông dược
ñược ghi nhận hơn 5767 loại. ðồng thời, các loại sách công cụ ðông dược,
sách chuyên môn ðông dược nhiều ñịa phương cũng như báo chí , tạp chí của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 6


ðông dược lần lượt xuất hiện, các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và sản xuất
ðông dược tới tấp ra ñời.[13].
Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, ñịa mạo phức tạp, khí hậu đa dạng,
hình thành các mơi trường sinh thái khác nhau, tạo ñiều kiện tốt cho sự sinh
sống của ðơng dược. Hiện nay, Trung Quốc đã phát hiện hơn 8000 loại ðơng
dược, sản phẩm kinh doanh thơng thường có hơn 600 loại. Chủng loại nhiều,
số lượng lớn, ñứng thứ nhất trên thế giới. Ngoài cung cấp nhu cầu trong nước,
hiện nay ðơng dược đã xuất khẩu sang hơn 80 nước và khu vực, có danh dự
cao trên thế giới [13].
Sự khám phá của dân chúng Mỹ về khả năng trị bệnh của thảo dược
ñánh dấu sự trở về với nền y học đã có từ nhiều ngàn năm của lồi người và
điều này cũng giống như sự kiện là hiện tại có tới 80% dân chúng trên tồn
cầu vẫn sử dụng dược liệu để điều trị bệnh, Có trên 60 triệu người Mỹ dùng
thường xuyên các loại thảo dược trong cơng tác phịng ngừa và chữa trị bệnh
tật, con số thảo dược tiêu thụ trên 150 tỉ đơla vào năm 2000[20].
2.1.2 Những nghiên cứu về thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu
thuốc Bắc
Tổng kết sự có mặt và gây hại của côn trùng, RL. Semple, et al.,(1988)
[18] cho rằng: trên thế giới có khoảng trên 100 lồi cơn trùng liên quan đến
các sản phẩm kho. Trong đó bộ cánh cứng chiếm tỷ lệ 60% và bộ cánh vảy
chiếm 8-10% .

ðánh giá mức ñộ gây hại, Harwalkar, et al.,(1995)[27] cho rằng: Hiện
nay, chúng thường tràn vào phá hoại tất cả các loại sản phẩm lương thực khơ
được cất giữ trong kho, các loại gia vị, ngũ cốc và ngun liệu thực vật khơ.
Chúng biết đến như lồi phá hoại đồ da, len, tóc (lơng) và cả sách vở.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 7


Những con trưởng thành thường di chuyển xa và có thể tìm thấy ở khắp nơi.
Sự có mặt của chúng có thể phát hiện ra từ những lỗ rất nhỏ trên những ñối
tượng bị phá hoại [42].
Bhadriraju Subramanyam, et al.,(1996)[14] thống kê được số lượng lồi
sâu mọt gây hại trong các kho bảo quản và dự trữ trên thế giới gồm 43 lồi,
trong đó có 19 lồi gây hại chủ yếu và 24 loài gây hại thứ yếu .
Grabner, et al., (1992)[16] đã đưa ra nhận xét: Có 14 lồi sâu mọt hại trên
sản phẩm dược liệu ñược bảo quản, trong đó có có 9 lồi thuộc bộ cánh cứng và 3
loài thuộc bộ cánh vảy xuất hiện trong kho hàng thuộc Berlin - Cộng hịa liên
bang ðức. Có 33 loài sâu mọt trên sản phẩm dự trữ của tư nhân, những loài sâu
mọt phổ biến nhất trong kho dự trữ và trong kho hàng đó là: họ ngài đêm
(Ephestia elutella Hbn) và mọt thuốc bắc (Stegobium paniceum Linnaeus).
Sâu mọt hại các sản phẩm ñược bảo quản gây ra thiệt hại khổng lồ cho
các sản phẩm sau thu hoạch và hạt giống, các sản phẩm đóng gói kể cả các
sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Bên cạnh việc gây thiệt hại khi
sinh trưởng, chúng còn gây cảm giác kinh tởm, khó chịu và giận giữ cho
người nhìn thấy chúng sinh trưởng trong các sản phẩm nói trên [18].
Cox, P. D, et al.,(1978)[21] nghiên cứu nhiệt ñộ, ñộ ẩm ảnh hưởng trực
tiếp tới ñiều kiện sống của sâu mọt nói chung trong đó có mọt thuốc bắc và
mọt thuốc lá cho rằng: Có 24 lồi cơn trùng bao gồm: Ahasverus advena,
Cryptolestes frrugineus, Ephestia elutella , Lasioderma serricorne, Plodia
interpunctella, Ptinus tectus, Stegobium paniceum…được tìm thấy trên bột

đậu nành. Khi ñộ ẩm ñạt 70% và nhiệt ñộ 25oC hoặc 30oC là điều kiện tốt
nhất để cơn trùng sinh sống và trưởng thành.
Cũng Theo Cox, P.D, et al.,(1978)[21] chỉ rõ: ở ẩm độ 80% các lồi
sâu mọt phát triển tốt trên các loại thức ăn, còn ở 70% phát triển ít hơn. ðiều

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 8


này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số loài. ðánh giá trên số
lượng con trưởng thành và các pha. Các lồi có thể tấn cơng vào bột ñậu nành
và dược liệu ở trong ñiều kiện nhiệt ñộ môi trường như Stegobium paniceum,
Ptinus tectus, Tineola bisslliella, Ephestia cautella và Lasioderma serricorne.
Nghiên cứu về đặc tính sinh học, Digvir S, et al.,(1995)[22] chỉ rõ: Mọt
thuốc bắc là loài gây hại có phổ thức ăn hẹp, ưa bóng tối. ðể hồn thành các
pha phát dục chúng cần điều kiện ánh sáng yếu. Mọt thuốc bắc hồn thành các
giai đoạn phát dục trong các sản phẩm dược liệu. Khi bị lộ ra ánh sáng mọt
lập tức sử dụng đặc tính vốn có của mình là tạo nắp lỗ tổ để che kín cơ thể rồi
tiếp tục gây hại. Sự gây hại của chúng trong quá trình bảo quản dược liệu là
rất ñáng kể.
Sannino (1980)[20] cho thấy sự gây hại của mọt thuốc bắc trên hạt đậu
nành...sau 30 ngày là khơng ñáng kể, 60 ngày mức ñộ gây hại của mọt lượng
hao hụt 4-6% . Sau 90 ngày mức ñộ gây hại, lượng hao hụt ñã tới 15-20%.
2.1.3 Một số nghiên cứu về mọt thuốc Bắc (Stegobium paniceum
Linnaeus)
Mọt thuốc bắc hại dược liệu có màu nâu đỏ đến hơi đỏ hoặc hơi đen.
Nó có hình bầu dục và đầu của nó thì khơng thể nhìn thấy từ phía trên. Trên
cánh của nó có những vết rỗ nhỏ, nhìn rõ, xếp thành hàng khơng giống như
mọt thuốc lá. Nó có thể có chiều dài từ 3mm ñến 4mm [30].
Một con cái mọt thuốc bắc hại dược liệu có thể đẻ từ 75 trứng trở lên
trong tồn bộ cuộc đời và chúng cịn ñẻ trứng ở trên nhiều loại thức ăn [30].

R.L. Semple, et al.,(1988)[18] nhận xét: Mọt thuốc bắc phân bố gần
như khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng phân bố nhiều ở những vùng ấm
và vùng có khí hậu ơn hồ. So với mọt thuốc lá chúng có mặt ít hơn ở vùng
nhiệt đới.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 9


Nhộng có hình ơ val .
Sâu non: Sâu nhỏ, màu trắng. Chúng có hình dạng tương tự mọt thuốc
lá nhưng khơng có lơng và ngắn hơn, có dấu trên đầu kết thúc thành một
ñường thẳng cắt ngang trên ñầu ngay trên miệng ấu trùng [18].
R.L.Coviello (2000)[19] cho rằng: những ấu trùng của mọt thuốc bắc
ăn ngồi và có khả năng phá huỷ toàn bộ ngũ cốc hoặc các hạt. Những con
trưởng thành có thể sống từ 2 đến 4 tuần và trong suốt thời gian này con cái
có thể đẻ từ 20 ñến 100 trứng. Những ấu trùng khi nở ra có chiều dài và biến
đổi rất nhanh. Giai đoạn ấu trùng thường kéo dài từ 4 ñến 5 tuần. Trong ñiều
kiện thuận lợi sự phát triển từ trứng ñến trưởng thành có thể chỉ xảy ra trong
khoảng 6 đến 8 tuần. Khi những ấu trùng phát triển trọn vẹn, sự phát triển
thành nhộng xảy ra và tồn tại ở giai ñoạn này trong khoảng từ 12 ñến 18 ngày.
Mục tiêu tấn công gồm các loại thực phẩm và chất liệu ña dạng. Trong
tiếng Anh, mọt thuốc bắc ñược gọi là drugstore beetle vì chúng có tập qn sống
trong các loại nguyên liệu thuốc Bắc. Chúng cũng sinh trưởng trong bột mỳ, bột
trộn, bánh mỳ... và ở ñây ấu trùng sinh sống và gây thiệt hại lớn nhất [42].
Mọt thuốc bắc là lồi phổ biến đối với các sản phẩm thực phẩm chế
biến đóng gói. Mọt cịn được tìm thấy trong các nhà máy xay, bánh , kẹo, thức
ăn ñộng vật... Các chương trình kiểm sốt sinh vật gây hại thích hợp cần được
thực thi tại các cơ sở xử lý. Khi mức độ nghiêm trọng cần được kiểm sốt
bằng thuốc hoá học [43].
Kẻ thù tự nhiên: Mọt thuốc bắc bị tấn công bởi một số lượng lớn các

kẻ thù trong tự nhiên. Bao gồm các loại ăn thịt như: Tenebroides,
Thaneroclreus và các lồi cơn trùng khác. Trứng của mọt có thể bị lồi mối
săn mồi ăn. Ngồi ra cịn có các lồi ong và tị vị trong họ Pteromalidae...
Tuy nhiên các biện pháp dùng thiên ñịch ñối với sinh vật gây hại cho mọt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 10


thuốc bắc vẫn chưa dược áp dụng rộng rãi [43].
2.1.4 Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ
Việc ngăn ngừa, kiểm soát và tiêu diệt bằng thuốc hoá học nên ñược sử
dụng như biện pháp cuối cùng. Xác ñịnh vị trí và nguồn lây nhiễm là bước đầu
tiên và quan trọng nhất. Các vật phẩm bị nhiễm sâu mọt cần được gói kín, đưa ra
khỏi và loại bỏ. Tất cả các ñồ vật chứa thực phẩm cần ñược kiểm tra kỹ lưỡng,
có thể đưa vào tủ lạnh hoặc máy cấp ñông (16 ngày ở nhiệt ñộ 36oF hoặc 7 ngày
ở nhiệt ñộ 25oF) ñể tiêu diệt mọi giai ñoạn sinh trưởng của mọt [19].
ðể nâng cao hiệu quả diệt trừ dịch hại trong kiểm dịch thực vật, nhiều
nước trên thế giới chọn biện pháp khử trùng xông hơi là chủ ñạo ñể xử lý
những lô hàng bị nhiễm dịch. Vấn ñề này ñang ñược nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Hiện nay, hai loại thuốc ñược dùng chủ yếu là Methyl
bromide (CH3Br) và Phosphine (PH3).Thuốc xơng hơi có khả năng thấm sâu
và diệt trừ ñược các pha phát dục của nhiều loại sâu hại, trong quá trình sử
dụng, người ta cố gắng tìm hiểu sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong
phịng trừ sâu mọt, an tồn đối với con người và môi trường xung quanh [48].
Khi sử dụng các chất hố học để xử lý sâu mọt hại trong kho, Arthur,
F.H, (1993)[37] cho rằng: Ba công thức aerosol hoặc ở nồng ñộ 0,75; 1 hay
1,5% prallethrin. Như là một thành phần hoạt tính được sử dụng để kiểm tra
trên 7 loài sâu mọt gây hại phổ biến nhất sống trên các sản phẩm tích trữ. Khi
dùng 0,2 gam nhơm (Al) để khử trùng trên một thể tích 28,3 m3 sẽ tiêu diệt
hết Cadrra cautella (Walker) và Plodia interpunctella (Hubner) và có tới

99% Oryzaephilus surinamensis (L.), Trogoderma variabile (Ballion) và
Tribolium castaneum (Herbst) ñã trưởng thành. Cũng với một lượng 0,3 gam
Al khi xử lý trên một thể tích 28,3 m3 tiêu diệt tới 90% Stegobium paniceum
(L.) ñã trưởng thành. Khi sử dụng tới 0,5 gam Al ñể xử lý trên một thể tích
28,3 m3 tiêu diệt gần 93% Tribolium confusum trưởng thành và gần 73% số

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 11


ấu trùng Attagenus megatoma bị tiêu diệt. ðánh giá tỷ lệ chết khi sử dụng Al
xử lý hiệu quả rất cao. ðối với những cá thể trưởng thành cịn sót lại sau 1,2
hoặc 3 ngày sẽ bị tiêu diệt 100%.
ðánh giá việc xử lý sâu mọt hại bằng các khí ñộc Hashem, M.Y,
(2000)[28] cho rằng: Ở giai ñoạn nhộng, trưởng thành của Stegobium
paniceum và Lasioderma serricorne dễ bị tác ñộng bởi hỗn hợp khí CO2, kết
quả thí nghiệm với các nồng ñộ 20%, 30%, 40% và 60%. Khi hàm lượng khí
CO2 càng tăng dẫn đến hàm lượng khí O2 giảm, do đó sẽ dẫn đến tử vong của
sâu mọt cao hơn
Khả năng phòng trừ sâu mọt của 3 hợp chất1-(2.6-disubstititedbenzoyl)-3-phenylureas ñược ñánh giá dựa trên số sâu mọt thuộc bộ cánh
cứng hại sản phẩm trong kho dễ bị tổn thương và có sức kháng cự. Những
hợp chất đó là: DU 1911(1-(2,6-dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea),
PH60-38 (1-(2,6-dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea, và PH60-40 (1chlorophenyl)-3-(2,6-difluorobenzoyl)-urea). Nhận thấy hợp chất PH 60-40
được xem là hợp chất có tác dụng nhất, dựa trên mức độ bị tiêu diệt của các
lồi Sitophilus granarius, Sitophilus oryzae, Tribolium castaneum và
Lasioderma serricorne. Cả 3 hợp chất trên đều khơng có hiệu lực tiêu diệt đối
với Stegobium paniceum [39].
2.2

Những nghiên cứu trong nước


2.2.1 Những nghiên cứu về dịch hại trong công tác kiểm dịch thực vật
Trong những năm qua tình hình sinh vật gây hại xuất hiện trên hàng
nhập khẩu có diễn biến tương đối phức tạp, thành phần rất đa dạng như nấm
bệnh, cơn trùng, cỏ dại, tuyến trùng, vi khuẩn. virus….Hầu hết các lô hàng
nông sản ñều bị nhiễm sinh vật gây hại nhưng với mức độ và tính chất khác
nhau [5].
Sinh vật gây hại xuất hiện trên hàng thực vật nhập khẩu ña dạng về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 12


lồi; ngành kiểm dịch thực vật đã trên 900 lần phát hiện thấy dịch hại Kiểm
dịch thực vật của Việt Nam. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều vùng lãnh
thổ khác nhau trên thế giới. Những dịch hại trên ñã ñược xử lý triệt ñể tại các
cửa khẩu trước khi cho nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Việc ñiều tra, nghiên
cứu thành phần sinh vật gây hại nói chung và sâu mọt gây hại nói riêng trên
các sản phẩm thuộc nông sản xuất nhập khẩu của ngành bảo vệ thực vật cho
thấy: từ năm 1998 ñến năm 2002: ðã phát hiện hơn 40 lồi cơn trùng, gần 30
lồi nấm bệnh, 58 loài cỏ dại, hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, vi rus
…,trong đó đã nhiều lần phát hiện dịch hại thuộc diện KDTV của Việt Nam.
Như : Radopholus similis; Ephilis oryzae; Trogoderma granarium;
Trogoderma inclusum; Spongospora subterranea; Lolium temulentum;
Zabrotes subfasciatus; Acanthoscelides obtectus…[2]. Riêng năm 2002, cơ
quan Kiểm dịch thực vật Việt Nam ñã 531 lần phát hiện thấy dịch hại Kiểm
dịch thực vật, một trong những dịch hại quan trọng đó là bệnh ghẻ bột khoai
tây phát hiện tới 350 lần và 124 lần phát hiện Trogoderma inclusum, 53 lần
phát hiện Trogoderma granarium…[9].
2.2.2 Những nghiên cứu về sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc Bắc
Hầu như ở ñâu có sự tồn trữ và lưu trữ, ở đó xuất hiện các loài sinh vật
gây hại. Nhiều khi chỉ vài tuần, sinh vật gây hại ñã xuất hiện và phát triển

thành quần thể với số lượng lớn. Nó gây hại một phần hoặc tồn bộ hàng hố
bảo quản trong kho (Bùi Công Hiển, 1995)[5].
Hầu hết tại những vùng trồng, cũng như các cây thuốc mọc hoang dại dễ
bị dịch hại tấn công. Người dân Trung Quốc với kinh nghiệm trồng cây thuốc
lâu năm ñã áp dụng ñược nhiều biện pháp phịng trừ dịch hại, nó có ý nghĩa
trong việc giải quyết vấn đề " Dược liệu an tồn và hiệu quả" [8].
Kết quả ñiều tra và nghiên cứu trong 4 năm (1987-1991) của Nguyễn
Hữu ðạt (1992) [3] ñã xác ñịnh thành phần sâu mọt trên dược liệu gồm: 26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 13


lồi thuộc 17 họ và 3 bộ, trong đó có 17 lồi hại thời kỳ đầu, 6 lồi hại thời kỳ
hai và 3 lồi sâu có ích.
Kết quả điều tra và nghiên cứu của Lương Quốc Huân (2008) [6] cho
thấy: trên nguyên liệu thuốc Bắc nhập khẩu thành phần sâu mọt gây hại có
tổng số 14 lồi, thuộc 10 họ và 2 bộ côn trùng. Thành phần sâu mọt hại trên
nguyên liệu thuốc Bắc ñược bảo quản trong kho thuộc ñịa bàn Lạng Sơn, thu
ñược 21 loài sâu mọt gây hại thuộc 11 họ của 2 bộ. Trong đó bộ cánh cứng
chiếm 17 loài (80,9%), bộ cánh vảy 4 loài (19,1%).
2.2.3 Một số nghiên cứu về mọt thuốc Bắc (Stegobium paniceum
Linnaeus)
Theo Vũ Quốc Trung (1981)[10]: Mọt này phân bố khắp nơi trên thế
giới, nói chung mọt này đều có ở các vùng thuộc nước ta. Nó ăn hại chủ yếu
các hạt ngũ cốc và cả nguyên liệu thuốc bắc, ngoài ra nó ăn hại được nhiều
sản phẩm khác như chè khơ, tiêu bản động vật, giấy, các loại hạt có dầu,...Mọt
này thuộc sâu hại nguy hiểm.
* ðặc điểm hình thái:
Dạng trưởng thành: Thân dài 2-3 mm, hình bầu dục dài và hẹp, màu
nâu vàng hoặc nâu, có chiều rộng của thân bằng 1/2 chiều dài thân. Râu đầu

hình dùi đục, ñầu râu có 3 ñốt rời rạc. Con cái ñầu râu dài hơn đầu râu con
đực, tuy vậy khơng thể căn cứ vào ñặc ñiểm này ñể giám ñịnh con ñực và con
cái. Mảnh lưng ngực trước rất lồi , hình mũ có phần gốc rộng bằng cánh cứng,
góc trước trịn, góc sau tù, trên mặt có nhiều hạt rất nhỏ lông nhung màu tối
nhưng thưa hơn, gần như không nhìn thấy rõ. Cánh cứng hình trịn, có nhiều
lỗ nhỏ tạo thành hàng rõ ràng, phủ lông màu tro vàng, phủ kín 2 cạnh và đoạn
trước thì dày và dài. Trên cánh cứng, ở mỗi cánh có 9 đường dọc lõm [10].
Trứng: Hình gần trịn, màu vàng sữa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 14


Sâu non: Khi ñẫy sức dài 4 mm, thân cong lại gần giống hình trịn,
nhưng khi bị trên mặt phẳng thân dài ra màu trắng, đầu và miệng có màu nâu.
Trên mình phủ lơng mịn màu vàng kim và thẳng đứng, lơng nhiều. Chân có 4
đốt, có một móng nhỏ và dài. Lỗ thở khơng rõ ràng, hình vịng trịn. Nhìn
chung trơng bề ngồi giống sâu non mọt thuốc lá.
Nhộng: Dài 3,5mm, rộng 1,5mm màu trắng sữa, gần giống hình bầu
dục đầu hơi cong xuống, lơng màu vàng nhạt.
* ðặc tính sinh vật học: Sau khi hố trưởng thành, mọt cịn lại ở trong
buồng kén vài ngày, sau đó đục một lỗ trịn có đường kính nhỏ và chui ra. Chui
ra khơng lâu thì bắt đầu giao phối, tiếp sau 2 ngày con cái bắt ñầu ñẻ trứng.
Mỗi năm mọt có thể đẻ 2-3 lứa. Ở nhiệt độ 17oC, mỗi vịng đời cần tới
200 ngày, ở nhiệt độ 26oC - 27oC vịng đời chỉ cần 70 ngày. Sâu non lột xác 3
lần ở nhiệt ñộ 22oC ñộ ẩm 70% thời gian từ tuổi 1-4 là 7, 10, 14, 20 ngày, ở
nhiệt ñộ 22oC - 25oC thời gian trứng, sâu non, nhộng là 10, 15, 50, 100 ngày
[10]. Theo một số tác giả , nếu trong kho có nhiệt độ và độ ẩm , thức ăn thích
hợp, mỗi năm mọt có thể hồn thành 3 lứa, thậm chí 4 lứa.
Mỗi con cái một đời đẻ được 20-120 trứng. Nó thường hay ñẻ trứng
trong các kẽ bao, các hạt bị vỡ nát, mọt có tính thích bay, giả chết hay sống ở

nơi tối tăm, ẩm thấp [10].
2.2.4 Một số biện pháp phòng trừ sâu mọt hại kho
Việc ñiều tra phát hiện và xác ñịnh kịp thời thành phần sâu mọt gây
hại cũng như việc quản lý dịch hại ñã tồn tại từ khi có nền sản suất nơng
nghiệp, và hiện nay một trong những ý tưởng về quản lý dịch hại ñang ñược
áp dụng ñó là Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Biện pháp này là một hệ
thống quản lý dịch hại trong bối cảnh mơi trường liên quan là động lực điều
hịa quần thể các lồi gây hại. Qua đó chúng ta sử dụng những công nghệ và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ......... 15


×