Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Kinh nghiem chua loi Tieng Anh cho HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.81 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Kinh nghiệm chữa lỗi Tiếng Anh cho học sinh </b>
<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN</b>


Tiếng Anh là môn học mới được đưa vào chương trình học ở cấp phổ thông
trong một vài năm gần đây. Do yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời tiếng Anh
là ngôn ngữ chính trong khoa học và giao tiếp nên việc cung cấp cho học sinh
phổ thông những kiến thức cơ bản để thực hành được những điều các em đã được
học là rất quan trọng.


Một nhà ngơn ngữ học nổi tiếng nói rằng: “Có lỗi là chuyện rất bình thường
là một vấn đề lành mạnh, bổ ích là bởi vì từ những lỗi sai chúng ta mới tìm đựoc
cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến q trình học tập. Người
học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng. Càng có nhiều cái đúng,
thì việc học lại càng diễn ra. Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai
lầm của chúng ta hơn là từ những thành cơng”


Về mặt lí luận thì nhất thiết người giáo viên phải dạy học sinh hiểu đúng,
thực hành đúng những kiến thức nền tảng. Nếu không hiểu đúng, thực hành đúng
thì vốn tiếng Anh của các em khơng có tác dụng trong q trình học tập.


Việc chữa lỗi cho học viên là một trong những nhiệm vụ của người giảng
dạy ngoại ngữ. Chính vì thế, vấn đề đặt ra không dừng lại ở câu trả lời có nên hay
khơng, mà phải làm thế nào để việc chữa lỗi trở nên hiệu quả, khuyến khích
người học hăng hái hơn trong giờ học ngoại ngữ.


<b> II. CƠ SƠ THỰC TIỄN</b>


Trong thực tế, khi học tiếng Anh thì học sinh rất ít khi thực hành đúng ngay
lần đầu và nhìn chung giáo viên khó phát huy được đối tượng học sinh vì thường


là số học sinh đơng, thời gian có hạn. Hơn nữa việc sữa lỗi cho học sinh khi thực
hành tại lớp mỗi giáo viên có những phương pháp khác nhau. Có người cho rằng
khơng bao giờ để học sinh mắc lỗi, nếu mắc lỗi thì dừng lại và sửa chữa ngay cho
học sinh, có người cho rằng phải liên tục sửa nhưng chỉ gợi ý hoặc có những
người dùng phương pháp lấy chính học sinh sửa cho học sinh...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

lẫn, bản chất của lỗi là gì, các thủ thuật chữa lỗi; cần phải tuân thủ theo những
nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì? Ở chun đề này tơi
mạnh dạn thu thập để đưa ra kinh nghiệm chữa lỗi sao cho có hiệu quả.


<b>III- PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>


“ Kinh nghiệm sửa lỗi sai trong việc dạy học Tiếng Anh ” là kinh nghiệm
qua nghiên cứu thực tế cho thấy học viên nói chung và các học sinh ở trường
THCS nói riêng gặp nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Anh. Trong phạm vi đưa ra các
tình huống và một số bài tập thường mắc lỗi. Đồng thời là một số cách chữa lỗi
và kinh nghiệm khi sửa lỗi cho học sinh.


Với phạm vi nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong việc phát triển tất
cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dạng bài tập ngữ pháp.


<b>IV- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b>


Với việc nghiên cứu thành cơng đề tài, nó sẽ giúp giáo viên có được những
kinh nghiệm sau:


1. Hiểu rõ bản chất của lỗi và nhầm lẫn.
2. Một số kĩ thuật sửa lỗi có hiệu quả.
3. Các bước tiến hành hoạt động sửa lỗi.



5. Kinh nghiệm khi áp dụng hoạt động sửa lỗi có hiệu quả trong giảng dạy Tiếng
Anh bậc THCS.


<b>V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tịi nghiên cứu, tiến hành
dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.


2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng
nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến
hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>B. NỘI DUNG</b>
I- TÌM HIỂU VỀ LỖI


<b>1. Lỗi và nhầm lẫn</b>


Một số giáo viên theo quan niệm cũ cho rằng không thể chấp nhận và sửa
chữa ngay bất cứ lời nói khơng đúng nào của học sinh- dù là về phần phát âm,
hay cách dùng từ, hay về cú pháp dù cho mục đích của bài tập là gì.


Ngày nay, người ta đã nhận thức được rằng lỗi là một phần tất yếu của q
trình phát triển ngơn ngữ. Hơn thế nữa, lỗi cịn có những giá trị nhất định vì
chúng phản ánh kết quả của việc dạy và học, từ đó giúp giáo viên hiểu sâu sắc
hơn về quá trình học của học sinh. Giáo viên cần phân biệt được sự khác biệt cơ
bản giữa lỗi và nhầm lẫn bởi vì hai loại đó địi hỏi thái độ và cách xử trí khác
nhau.


<b>2. Bản chất của lỗi</b>



Lỗi là những bằng chứng của sự tiến bộ trong học tập và làm chủ các đặc
điểm ngữ pháp thông thường. Chúng xảy ra khi học sinh sử dụng trí thơng minh
của mình tạo ra lời nói mới.


Muốn kiểm tra xem đó là lỗi hay chỉ là nhầm lẫn, giáo viên hãy để học sinh
tự chữa. Nếu họ tự chữa được thì đó chỉ là nhầm lẫn. Giáo viên cũng cần xác
định rằng một khi đã cho phép học sinh diễn đạt, giao tiếp tự do thì lỗi là thứ
không thể tránh khỏi.


<b>3. Bản chất của nhầm lẫn</b>


Học sinh nhầm lẫn kho họ biết quy tắc và vì vậy họ có thể tự sửa chữa
được nhầm lẫn của mình. Nguyên nhân của nhầm lẫn là học sinh chưa hấp thụ
hoàn toàn những quy tắc họ vừa học do đó khơng áp dụng được chúng một cách
nhất qn.


<b>4. Tại sao chữa lỗi là cần thiết? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mòn trong cách sử dụng ngơn ngữ, rất khó sửa sau này. Quan điểm nên chữa lỗi
cũng được nhiều học sinh ủng hộ, bởi các em luôn mong muốn giáo viên chữa lỗi
để tránh phạm phải cho các lần học sau.


Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên cũng lo lắng rằng chữa lỗi sẽ khiến các em
trở nên rụt rè, làm mất đi sự tự nhiên, trôi chảy, trái với những gì họ đang cố gắng
khuyến khích học sinh. Vậy giáo viên phải làm thế nào để cho việc sửa lỗi sai
một mặt giúp các em sửa lỗi, một mặt động viên các em tiếp tục mạnh dạn sử
dụng ngôn ngữ.


<b>II. CÁC DẠNG LỖI THƯỜNG GẶP VÀ NGUYÊN NHÂN</b>
<b>1. Các dạng lỗi thường gặp:</b>



<b>1.1 Lỗi ngữ pháp(grammatical mistakes): lỗi chia động từ, lỗi giới từ, đại từ… </b>
<b>1.2 Lỗi từ vựng (vocabulary mistakes): việc kết hợp từ (collocations), cách sử</b>
dụng ngữ cố định (idiomatic phrases)


<b>1.3 Lỗi phát âm (pronunciation mistakes): lỗi phát âm cơ bản (pronunciation),</b>
trọng âm (stress), ngữ điệu (intonation)…


<b>1.4 Lỗi văn viết (written mistakes): ngữ pháp, chính tả, lựa chọn từ vựng…</b>
<b>2. Nguyên nhân:</b>


<b>2.1 Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ</b><i><b> ( Mother – Tongue interference)</b></i>


Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh. Học sinh khi
học ngoại ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngơn ngữ mẹ đẻ vào
ngơn ngữ mà người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về
cú pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau.


Ví dụ về ảnh hưởng của cú pháp ngơn ngữ mẹ đẻ. Có rất nhiều học sinh nói
“He bought a car <i>new” vì trong Tiếng Việt tính từ thường đi sau danh từ cịn</i>
trong Tiếng Anh thì gần như ngược lại, câu đúng phải là; “He bought a new car”.
<b>2.2 Sự liên đới về ngôn ngữ </b><i><b>( Cross – association)</b></i>


Sự liên đới là một hiện tượng ảnh hưởng qua lại giữa một số quy tắc về học
ngôn ngữ giữa người này với người khác- quy tắc này có thể áp dụng được với
người này nhưng hồn tồn khơng phù hợp với người khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Các yếu tố về tâm lý như bất cẩn, mệt mỏi, hoặc quên qui tắc ngữ pháp...
cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi trong q trình sử dụng ngơn ngữ.



Có rất nhiều học sinh khi nói “She live in Hai Duong with her family” , ở
đây có thể học sinh quên quy tắc ngữ pháp đó là thêm <i><b>“s”</b></i> vào sau động từ khi
chia ở ngôi thứ ba số ít ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn giản, cũng có lúc do
bất cẩn trong phát âm hoặc cũng có thể giải thích cho hiện tượng này là <i><b>“ảnh</b></i>
<i><b>hưởng khơng tích cực của ngơn ngữ mẹ đẻ” </b></i> cũng được là bởi lẽ trong Tiếng
việt chúng ta nói “Cơ ấy sống ở Hải Dương cùng với gia đình của cơ ấy và Tơi
<b>sống ở Hải Dương cùng với gia đình của tơi” động từ sống khơng có sự khác</b>
biệt về hình thức động từ (tức là động từ không phải chia để phù hợp với ngơi số
trong Tiếng Việt). Trong khi đó câu đúng trong Tiếng Anh phải là : “<i>She lives in</i>
<i>Hai Duong with her family” và “ I live in Hai Duong with my family”</i>


<b>2.4 Quá trình dạy học gây ra lỗi</b><i><b> (Teaching – induced errors.) </b></i>


Thói quen khơng tích cực trong q trình dạy học cũng có thể là một trong
những nguyên nhân gây ra lỗi. Thừa nhận rằng “thật không dễ dàng để xác định
các lỗi ngoại trừ những thiết bị học kỹ năng, thủ thuật dạy học mà được áp dụng
với người học”-nói cách khác việc áp dụng phương pháp học không phù hợp với
học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình học ngơn ngữ.


<b>2.5. Q tập trung vào ngữ pháp.</b>


Tập trung quá mức vào học ngữ pháp là lỗi lớn nhất và cũng là lỗi phổ biến
nhất mà người học tiếng Anh đang gặp phải. Một số học sinh không thể bứt ra
được rào cản về ngữ pháp, chỉ học cấu trúc ngữ pháp một cách máy móc mà
khơng vận dụng thực tế được. Ngữ pháp tiếng Anh khá phức tạp để nhớ và sử
dụng một cách có hệ thống, trong khi những cuộc hội thoại tiếng Anh hàng ngày
lại diễn ra rất nhanh và khơng có đủ thời gian để nghĩ, nhớ hàng loạt ngữ pháp,
lựa chọn cấu trúc nào cho phù hợp và sắp xếp, sử dụng chúng trong văn cảnh.
<b>2.6 Chỉ học trong sách giáo khoa</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

với những gì bạn học trong sách vở. Do đó, để giao tiếp tốt với người bản ngữ,
bạn cần học tiếng Anh bằng cách sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.


<b>2.7 Cố gắng thật hoàn hảo</b>


Học viên và giáo viên thường <i><b>chú ý vào những lỗi sai và lo lắng rất</b></i>
<i><b>nhiều về việc mắc lỗi và sửa lỗi.</b></i> Họ cố gắng nói thật hồn hảo, thế nhưng khơng
có ai hồn hảo, đặc biệt khi nói thuờng q chú trọng vào ngữ pháp và sửa lỗi. Vì
vậy, thay vì tập trung vào việc sửa những lỗi sai của mình thì bạn nên <i><b>tập trung</b></i>
<i><b>vào việc thật mạnh dạn trong giao tiếp</b></i>. Mục tiêu của bạn không phải là nói thật
hồn hảo, mà quan trọng thể hiện được các ý tưởng trong giao tiếp, thông tin, rõ
ràng và dễ hiểu.


<b>2.8 Chỉ học tiếng Anh ở trường</b>


Hầu hết những người học tiếng Anh nghĩ rằng <i><b>học tiếng Anh ở trường là</b></i>
<i><b>đủ</b></i>. Nhiều người học cịn ln cho rằng học được hay không phụ thuộc vào môi
trường, thầy cô giáo là người chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả học tập của
họ. Vậy quan điểm này đúng hay sai ?


Môi truờng học và thầy cô chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới
việc học tiếng Anh của bạn nhưng quan trọng nhất vẫn là bản thân bạn, bạn
phải <i><b>tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình,</b></i> mình đã học như thế nào
và tiếp nhận được những kiến thức gì.


III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỮA LỖI CƠ BẢN
<b>1. Tại sao lại phải sửa lỗi? Sửa lỗi khi nào?</b>


Khi học sinh sử dụng tiếng Anh - dù là viết hay nói thì các em ln muốn
biết là mình có mắc lỗi nào trầm trọng hay không, các em luôn muốn hỏi giáo


viên rằng “ Em làm tốt chứ ạ?”, như vậy việc sửa lỗi là rất cần thiết. Thông
thường việc sửa lỗi được thực hiện sau q trình sử dụng ngơn ngữ của học sinh.
<b>2. Sửa cái gì?</b>


Cần sửa những lỗi có ảnh hưởng đến nghĩa của câu (Errors that interfere
with meaning)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Lựa chọn từ khơng chính xác (Confusing word choice)
- Lỗi sai về chính tả (Confusing spelling)


Đơi khi khơng cần thiết phải sửa các lỗi không ảnh hưởng đến nghĩa của
câu nếu như bài viết của các em đã quá nhiều lỗi để tránh tâm lí chán nản cho học
sinh (Errors that are less likely to interfere with meaning):


- Mạo từ hay còn gọi là quán từ (Article mistakes)
- Giới từ (Preposition mistakes)


- Dấu chấm(.) hay dấu phẩy (,) (Comma splices)
- Các lỗi chính tả nhỏ (Minor spelling mistakes )
<b>3. Các phương pháp sữa lỗi cơ bản.</b>


<b>3.1. Giáo viên sửa (Teacher's correction)</b>


Tôi thấy rằng giáo viên chữa lỗi cho học sinh là phương pháp tiêu biểu mà
nhiều giáo viên thường áp dụng trong quá trình giảng dạy. Phương pháp này gồm
có hai loại: Chỉnh sửa trực tiếp và chỉnh sửa gián tiếp. Loại chỉnh sửa gián tiếp có
nhiều hình thức thực hiện hơn. Chúng ta cần lựa chọn hình thức phù hờp với đối
tượng hoc sinh của mình.


<b>Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi về cấu trúc câu bị động </b>tôi viết cấu trúc câu


đúng lên bảng bằng phấn đỏ, gọi một sinh khác đứng dậy so sánh cấu trúc câu
đúng với câu sai, lúc đó học sinh có thể tự sửa câu sai thành câu đúng và tiếp tục
cho học sinh đặt thêm các ví dụ khác để học sinh luyện tập cấu trúc câu.


<b>This house was build by those workers</b>
<b> S + Be + V_ 3/ed + by + O </b>


<b>This house was built by those workers </b>


<b>3.2 Học sinh có thể vận dụng phong cách sửa lỗi của giáo viên để tự sửa lỗi</b>
<b>(Learners' preferred style of teacher's correction)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

cho học tập bởi thông qua cách làm này học sinh lại một lần nữa ghi nhớ và khắc
sâu hơn kiến thức đã gặp.


<b>3.3 Sửa lỗi cả lớp (Class correction)</b>


Giáo viên có thể cho học sinh nói hoặc viết tự do, ghi lại những lỗi cơ bản
sau đó sửa chung cho cả lớp- tránh tình trạng nêu lỗi của một ai vì làm như thế dễ
gây cảm giác “mất mặt” cho học sinh.


Một bài viết của học sinh sẽ được đưa lên có thể bằng bảng phụ, trình chiếu
qua máy chiếu projector làm như một ví dụ. Giáo viên cùng với học sinh thảo
luận, phát hiện những lỗi trong bài viết. Đây là cách mà học sinh rất thích nhưng
giáo viên cũng cần chú ý đến cách làm, cách thể hiện và thái độ của học sinh
trong quá trình chữa bài.


<b>3.4 Sửa lỗi nhóm (Group correction)</b>


Đây cũng là một cách chữa lỗi rất dễ gây được hứng thú cho học sinh. Học


sinh làm việc theo nhóm, vừa luyện tập, vừa sửa lỗi. Cách chửa lỗi theo nhóm sẽ
làm cho giờ học nói và viết của học sinh trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.


Ví dụ: Giao bài của nhóm này cho nhóm khác sửa lỗi hoặc thành lập nhóm
luyện nói, hoặc luyện viết đủ các đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi làm việc
với học sinh trung bình, yếu để các em sửa lỗi lẫn nhau.


<b>IV. MỘT SỐ THỦ THUẬT CHỮA LỖI</b>


Rất khó để có thể quyết định được nên chữa như thế nào và chữa bao nhiêu
trên một bài viết của học sinh. Học sinh có thể nảy sinh thái độ tiêu cực đối với
bài viết của mình mà giáo viên sửa tất cả các lỗi hoặc nếu giáo viên chỉ sửa một
số ít các lỗi thì có thể các em lại nghĩ rằng giáo viên chưa dành đủ thời gian xem
xét việc làm bài của mình. Sau đây là một số thủ thuật chữa lỗi mà giáo viên
thường thực hiện:


<b>1. Dùng bút/ phấn đánh dấu khác màu vào những lỗi của các em</b>
Ví dụ: Bài viết của học sinh:


<i>Lan get up at six o’clock. She brushes her teeth, washes her face and have</i>
<i>breakfast. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>2 Sửa lỗi bằng cách gạch chân lỗi của học sinh và viết hình thức thích hợp</b>
<b>vào đúng vị trí của nó.</b>


Đây là phương pháp sửa lỗi trực tiếp giáo viên thường sử dụng kĩ thuật này
khi thời gian bị hạn chế.


Ví dụ: She bought many egges àeggs.



<b>3 Sử dụng kí hiệu ở bên lề/ ngay trên đầu lỗi để báo loại lỗi cho học sinh: </b>
Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi sai về các lỗi như thì động từ, trật tự từ, chính
tả... giáo viên đã sử dụng các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) để sửa.


Các ký hiệu này phải được cung cấp trước cho học sinh và yêu cầu học sinh
nhớ ý nghĩa của từng biểu tượng trong suốt cả quá trình học tập.


Các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) như:


√ good point <b>∩</b> word order


Sp <sub>spelling</sub> prep <sub>prepposition</sub>


G grammar

^

missing word


vocab <sub>wrong word ( vocabulary)</sub> / <sub>too many words</sub>


? <sub>not clear at all</sub> WT <sub>wrong tense</sub>


WF wrong form


Khi cho học sinh thực hiện phần writing theo nhóm, tơi sẽ đi lại để xem
học sinh mắc những lỗi cơ bản nào, tôi sẽ ghi chú lỗi đó lên và sử dụng nhứng ký
hiệu sửa lỗi lên phía trên góc phải của từ đó và gạch chân từ, hoặc đặt ký hiệu
vào vị trí lỗi. ví dụ:


<b>Code</b> <b>Explanation</b> <b>Example sentence</b>
WF Wrong form He is a good driveW<sub> </sub><i>F</i><sub> </sub>


WT Wrong tense I knew<i><b>WT</b></i><sub> him for years.</sub>


Sp Wrong spelling grandfathor<i><b>Sp</b></i>


4 Có th vi t bên l s lể ế ề ố ượng l i trong m i dòng, sau ó th ỗ ỗ đ ử để cho h c sinhọ
t xác ự định l i v ch a l i.ỗ à ử ỗ


<i><b>2</b></i>
<i><b>1</b></i>
<i><b>0</b></i>
<i><b>1</b></i>
<i><b>0</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

S: I li’ cup o’ tea
T: I li’


S: [silence]


T:Who can help him?
SS: [silence]


T: OK. Listen to me. I’d like a cup of tea. I’d like a cup of tea.
S: I li’ cup o’ tea


T: tea. Repeat
S: tea


T: cup of tea
S: cup of tea
T: like cup of tea
ect



<b>6 :Trao đổi bài của em này cho em khác chữa bằng cách sử dụng một trong</b>
<b>những phương pháp trên.</b>


<b>7. Dùng tranh, thẻ ...để sửa lỗi trong giờ luyện nói một số điểm ngữ pháp đặc</b>
<b>trưng. </b>


Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi về động từ thêm ING ở thì hiện tại tiếp diễn,
tôi đã sử dụng “thẻ- ING” Tiếng Anh gọi là “ING – Card ”


Tôi đã sử dụng kỹ năng này để dạy : Unit 8 A1(English 6)
Phương pháp làm như sau;


Lúc đầu tôi gọi một học sinh đứng dậy nhìn vào tranh để nói về các hoạt
động mà những người sau đây đang làm, kết quả là HS này nói thiếu “ing” 4/6
câu. Sau đó tơi đặt “ING – CARD ” của tơi ngay dưới động từ và yêu cầu cả lớp
đọc lại ba lần


Hầu hết học sinh đều rất ấn tượng với cái thẻ ING của tơi, và ít học sinh
gặp phải lỗi tương tự khi chia động từ ở thì hiện tại tiếp diễn.


Ngoài việc sử dụng “<i><b>ING</b></i><b>– CARD ” để sửa lỗi khi chia động từ ở thì hiện tại</b>
tiếp diễn ra thì chúng ta cũng có thể sử dụng <b>“</b><i><b>ING</b></i><b> – CARD ” để sửa lỗi về động</b>
từ thêm ING ở thì quá khứ tiếp diễn, hoặc dùng <b>“S- CARD” </b>s a l i trong luy nử ỗ ệ
t p danh t s ít, s nhi u, ho c ậ ừ ố ố ề ặ động t chia ngôi th ba s ít c a thì hi nừ ứ ố ủ ệ
t i ạ đơn.


S:
T:
S:
T:



<i>What this?</i>


<i>( shows the “S” card)</i>
<i>What’s this?</i>


<i>Good</i>


<i>S</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>8. Điều chỉnh ngón tay ( Finger correction)</b>


Sử dụng mỗi ngón tay của bàn tay trái của bạn để đại diện cho một từ.Giữ
lịng bàn tay về phía bạn, ngón tay út của bạn đại diện từ đầu tiên của câu. Di
chuyển từ tay phải của bạn. Di chuyển từ phải sang trái (phía sau) để học sinh
đọc từ trái sang phải.


Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
<b>8.1 Thiếu từ viết ngắn ( Missing contraction)</b>


Hiển thị từ đầu tiên ("I") với một ngón tay và từ viết
ngắn ("have") với ngón tay tiếp theo.
Bóp hai ngón tay với nhau để cho thấy sự co lại
(I’ve)


I got a house
(I’ve got a house)


<b>8.2 Thiếu từ ( Missing word)</b>



Chỉ ngón tay đại diện cho từ thiếu trong câu


I’ve got car
( I’ve got a car)
<b>8.3 Thừa từ ( too many words)</b>


Chỉ ngón tay đại diện cho từ thừa/ không cần thiết
trong câu rồi ấn/gập ngón tay đó xuống để chỉ thấy
bỏ từ đó đi


I’m agree with you
( I agree with you )


<b>9. Hỏi nhấn mạnh ( Question mark )</b>


Sử dụng dấu hỏi, giọng điệu hoặc cử chỉ khuôn mặt
S: I go yesterday


T: [ turns face to the side a bit and frowns] go?
S: oh. Yes. I went yesterday


<b>10. Sự thay đổi ( Alternatives)</b>
S: He go to the market
T: He go or he goes?
S: He goes


T: Say it again


S: He goes to the market
<b>11. Gợi ý trên bảng ( BB prompt)</b>


S: I’ve been here since two years


T: [ points at the word “for” on the board]
S: I’ve been here for two years


I’ve been here for two years



<b>12: Phân cặp hoặc nhóm, yêu cầu học sinh chữa lỗi cho nhau bằng cách sử</b>
<b>dụng một trong những phương pháp trên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

T: [ uses finger correction to elicit “play”]
S1: I can soccer


T: [ points to S2 and then to S1] Help him
S2: I can play soccer


S1: I can play soccer.


13. Ch a gián ti p ( indirect correction)ữ ế


Trong khi học sinh thực hành cặp/ nhóm, giáo viên đi chung quanh
nhóm này đến nhóm khác với tập giấy nhớ và bút. Lắng nghe và ghi
lại lỗi sai cần chú ý. Cuối tiết học hoặc đầu tiết sau, giáo viên đọc
hoặc viết các lỗi lên bảng. Gọi học sinh chữa các lỗi đó.


<b>V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỮA LỖI CÓ HIỆU QUẢ</b>
<i><b>!. Cách để học sinh biết họ mắc lỗi.</b></i>


Có nhiều cách khác nhau để học sinh thấy rằng họ đã mắc lỗi. Sử dụng cách
nào thì tùy thuộc vào hồn cảnh, mức độ khó dễ của lỗi và khả năng ngơn ngữ


của người mắc lỗi. Có thể sử dụng trong những cách sau:


1. Gật đầu với vẻ hơi dò hỏi, chỉ cho học sinh thấy rằng câu trả lời đúng phần
nào đó, nhưng vẫn có thể sửa chữa để làm nó hồn chỉnh hơn.


2. Tỏ ra bối rối và lắc đầu.


3. Dùng cử chỉ để chỉ ra lỗi đó thuộc lỗi gì: đưa tay ra phía trươc, sau, xuống
dưới để ra hiệu rằng có lỗi sai về ngữ pháp; giơ ngón tay trỏ để ra hiệu
thiếu một từ; giơ ba ngón tay để ra hiệu rằng động từ cần chia ngơi thứ ba
số ít; v.v…


4. Nhắc lại câu trả lời của học sinh nhưng dừng lại ở chỗ sai.


5. Nhắc lại từ hoặc đoạn sai nhưng lên giọng để biểu lộ sự ngạc nhiên.
6. Bỏ qua câu trả lời và nhắc lại câu hỏi.


7. Giả vờ không hiểu.


8. Bằng lời nói chỉ ra đó là loại lỗi gì.
9. Dùng các kí hiệu báo lỗi.


<i><b>2. Ai là người sửa lỗi ?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

những lỗi ở những hoàn cảnh nhất định nên để cho học sinh tự chữa, nhưng có
những lỗi ở những hồn cảnh khác thì giáo viên chữa lại có kết quả tốt hơn. Vậy
giáo viên sẽ quyết định ai là người sửa lỗi. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh,
quỹ thời gian, khả năng của cá nhân, độ phức tạp của câu trả lời, bản chất của lỗi
v.v…Ta có thể lựa chọn những cách sau:



1. Chính giáo viên sửa lỗi, sau đó đặt lại câu hỏi để đảm bảo rằng học sinh
đã trả lời đúng câu hỏi đó.


2. Chọn một học sinh khác sửa lỗi rồi yêu cầu học sinh mắc lỗi nhắc lại câu
trả lời đúng của học sinh thứ hai này.


3. Chỉ định một học sinh khác trả lời rồi lại tiếp tục bài học với câu hỏi mới.
4. Mời cả lớp cùng sửa đồng thanh ( giáo viên nói: Class?)


5. Khuyến khích học sinh xung phong ( giáo viên hỏi: Who can help?)
6. Khuyến khích chính học sinh đó tự sủa lỗi.


7. Ngồi ra, cịn có một cách là cứ làm ngơ tất cả các lỗi của học sinh.
<b>3. Chữa lỗi trong kĩ năng nói </b>


Giờ học nói thường xuyên diễn ra các cuộc thảo luận nhóm, học viên trình
bày ý kiến của mình. Vậy giáo viên có nên chỉ ra lỗi sai ngay trong lúc các em
diễn đạt? Về cơ bản, có hai quan điểm (two schools of thought):


<i>+ Chữa lỗi thường xuyên và kĩ lưỡng (<b>Correct often and thoroughly</b>), </i>
<i>+ Cứ để học viên mắc lỗi. (<b>Let students make mistakes</b>). </i>


Đôi lúc giáo viên kết hợp 2 sự lựa chọn trên bằng cách để cho những người
mới học (beginners) mắc lỗi và chữa lỗi đối với những học viên ở trình độ cao
hơn (advanced learners).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

homework” thì khơng cần phải chữa trong buổi học đó. Sau đây là ví dụ về một
trong những cách mà giáo viên áp dụng để chữa lỗi trong mơn nói:


<i>Student 1: Do you go to the cinema yesterday? </i>



<i>Teacher: Mm…try again? (cảnh báo để học sinh tự chữa lỗi)</i>


Trong khi thực hành tiếng Anh đặt câu theo mẫu và phát triển ý, điều quan
trọng đối với người giáo viên là hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và sáng
tạo theo ý của mình. Nhưng khơng phải lúc nào học sinh cũng làm được ngay. Vì
vậy cả khi học sinh cịn lúng túng hoặc sai thì giáo viên phải nhạy cảm nắm bắt,
hiểu ý muốn nói của các em, chủ động sửa hoặc gợi ý cho học sinh tự sửa lỗi.
Dựa vào tình huống vấn đề đặt ra và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng
mà chúng ta có thể đưa ra những phương pháp khác nhau mà mục đích cuối cùng
là học sinh hiểu biết vận dụng đúng.


<b>4. Khi chuẩn bị bài :</b>


GV cần suy nghĩ xem học sinh có thể mắc những điển hình lỗi nào, sửa những
lỗi nào, sửa như thé nào , sửa khi nào và sửa bao nhiêu cho phù hợp.


GV cần gạch đầu dịng những lưu ý trên vào giáo án.
Có hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu.


<b>5. Khi sửa lỗi:</b>


GV cần có thái độ đúng đắn, tích cực, phù hợp với học sinh mắc lỗi khi sử
dụng ngôn ngữ, không quá tập trung sửa lỗi vào một học sinh hoặc một nhóm học
sinh tránh tình trạng để học sinh bị “mất mặt”.


Tạo khơng khí vui tươi gây húng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh có
được cảm giác thoải mái nếu mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ, và xem việc mắc lỗi
khi sử dụng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi.



Nên động viên khuyến khích học sinh tập trung vào những gì học sinh
đúng nhiều hơn chứ không thiên về những điều sai, chỉ nên lấy cái sai ra để so
sánh và tránh lặp lại lỗi sai đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Tránh miệt thị học sinh hoặc làm cho học sinh cảm thấy việc đặt câu hoặc
việc trả lời sai là việc rất tồi tệ.


Giáo viên chủ động điều khiển sửa lỗi nhanh, nếu không sẽ mất nhiều thời
gian mà phần bài trên lớp chưa hết, nhiều học sinh khác sẽ khơng có cơ hội thực
hành.




<b>VI. HẠN CHẾ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA ĐỀ TÀI</b>
<i><b>1.Những cái chưa làm được</b></i>


ở chuyên đề này với kinh ngiệm giảng dạy cịn ít , thời gian nghiên cứu cịn
hạn chế và đặc biệt khó khăn trong việc tìm tài liệu hướng dẫn nên tơi cịn trăn
trở một số vấn đề chỉ đề cập được nhưng chưa sâu và đa dạng về ví dụ. Tuy nhiên
những vấn đề đưa ra là phổ thông và sát thực.


Chuyên đề này chưa kết hợp được nhiều phương pháp chữa lỗi đưa học sinh
vào những tình huống có vấn đề.


<i><b>2.Biện pháp khắc phục </b></i>


Qua q trình giảng dạy tơi sẽ tích luỹ kinh nghiệm thêm, đồng thời luôn luôn
học hỏi đồng nghiệp , tự học tập rèn luyện bồi dưỡng thường xun bằng cách
-Tìm tịi nghiên cứu tài liệu tham khảo



-Áp dụng thường xuyên vào các tình huống khác nhau


-Chú ý tới các lỗi sai, thậm chí đơi khi giáo viên có thể tạo ra các lỗi sai để
giúp học sinh sửa và hiểu hơn trong quá trình học tập.


<b>VII. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thơng dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu
hiệu đáng mừng đối với các em.


Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả
quan của đợt kiểm tra học kì I vừa qua, cụ thể là:


L p không áp d ng ớ ụ đề à t i


Lớp


TS <b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>T.Bình</b> <b>Yếu</b> <b>Kém</b>


HS SL % SL % SL % SL % SL %
8A 44 3 <i>6.8</i> 12 <i>27.3</i> 22 <i>50.0</i> 5 <i>11.4</i> 2 4.5
9B 31 2 <i>6.5</i> 8 <i>25.8</i> 15 <i>48.3</i> 4 <i>12.9</i> 2 6.5


L p th nghi m áp d ng ớ ử ệ ụ đề à t i


Lớp


TS <b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>T.Bình</b> <b>Yếu</b> <b>Kém</b>


HS SL % SL % SL % SL % SL %


8B 42 5 <i>11.9</i> 13 <i>31.0</i> 22 <i>52.4</i> 2 <i>4.8</i> 0 0
9A 32 4 <i>12.5</i> 9 <i>28.1</i> 17 <i>53.1</i> 2 <i>6.3</i> 0 0


<b>VIII. NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ.</b>


Ở chuyên đề này, với kinh nghiệm giảng dạy cịn ít, thời gian nghiên cứu
còn hạn chế, phần lớn tập chung vào chương trình mới và phương pháp mới. Hơn
nữa tơi gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn nên tôi đề cập
vấn đề chưa được sâu và đa dạng về ví dụ.


Qua việc áp dụng chun đề, tơi thấy mình cịn có những hạn chế mà chưa
khắc phục được. Tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập
cho các em. Thực hiện hoạt động nhóm, cặp cần ở giáo viên khơng những phải
biết sử dụng thành thạo các phương pháp, thủ thuật mà còn yêu cầu cách tổ chức
linh hoạt, khéo léo.


<b>IX. NHỮNG VẤN ĐỀ KHUYẾN NGHỊ:</b>


Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiển, mục đích dạy học cũng như những
thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng
Anh nói chung, hoạt động nhóm /cặp nói riêng đạt chất lượng ngày càng cải thiện
bản thân tơi có những kiến nghị sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Giáo viên cần nhớ rằng một phần thưởng bao giờ cũng có tác dụng tốt hơn
là một hình phạt. Vì vậy bất cứ một câu trả lời tốt nào cũng xứng đáng được khen
ngợi, đôi khi chỉ cần bằng một cái gật đầu, một nụ cười, hay một lời khen. Thậm
chí một câu trả lời chỉ đúng một phần thơi cũng thể hện sự đóng góp và cố gắng.
Các giáo viên có kinh nghiệm thường biết cách bày tỏ sự hài lòng bằng các cử
chỉ, nét mặt điệu bộ chứ ít cần phải dùng lời nói, Ngược lại giáo viên cũng cần
hết sức tránh tỏ thái độ đe dọa, chê bai khi học sinh mắc phải một nhầm lẫn nào


đó. Điều đó có hại hơn là có lợi vì nó khiến học sinh e dè khơng dám mạnh bạo
phát biểu nữa, ảnh hưởng không tốt đến bầu khơng khí của tồn lớp học. Tồi tệ
hơn nữa, học sinh đó có thể sợ hoặc sẽ khơng ưa bạn và cả thứ ngôn ngữ bạn bạn
đang dạy họ.


 Hãy để việc chữa lỗi vào cuối buổi học;
 Ghi lại lỗi mà nhiều học sinh cùng mắc phải;
 Phân loại lỗi sai;


 Gợi ý lỗi sai và để các em tự sửa;


 Hỏi học sinh nhận xét về lỗi mắc phải mà tự giải thích tại sao lại mắc lỗi.
<i><b>2. Đối với học sinh:</b></i>


- Để giờ học đạt kết quả cao, các em nên xem bài học sắp tới. Tăng cường đông
viên, giúp đỡ nhau trong học tập. Thường xuyên nghe băng đài để học cách phát
âm, nói đúng ngữ điệu Tiếng Anh.


<i>- Tự giác thực hành các tình huống của giáo viên yêu cầu. Phát huy đồng bộ bốn</i>
kĩ năng nghe- nói- đọc- viết. Tích cực thực hành nói Tiếng Anh từ những câu
đơn giản đến phức tạp. Khơng nên nơn nóng hay nản chí vì sợ sai.


- Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Tạo ra khơng khí ngoại ngữ trong
lớp học để thấy được mơn học ngoại ngữ có đặc thù riêng.


- Thực hành theo từng mẫu câu để rồi sau đó vận dụng làm bài tập ở sách bài
tập , nâng cao, viết câu, viết đoạn.


<i><b>3. Đối với lãnh đạo cấp trên:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Giới thiệu các tài liệu có liên quan để giáo viên tham khảo, học hỏi, vận dụng.


<b>C - KẾT LUẬN</b>


Việc chỉ ra lỗi sai là vô cùng cần thiết trong các mơn học khác nói chung
và tiếng Anh nói riêng. Nếu giáo viên cứ để mặc học sinh phạm lỗi, tức là họ đã
vơ tình ủng hộ các lỗi sai mà các em phạm phải. Rất nhiều giáo viên e ngại rằng
nếu họ không sửa lỗi, họ sẽ càng làm tăng việc “sản sinh” ra lỗi, tạo thành một lối
mòn trong cách sử dụng ngơn ngữ, rất khó sửa sau này. Quan điểm nên chữa lỗi
cũng được nhiều học sinh ủng hộ, bởi các em luôn mong muốn giáo viên chữa lỗi
để tránh phạm phải cho các lần học sau.


Trong chuyên đề này tôi mới chỉ đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu. Tôi
rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn
thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. SGV, SGK mới lớp 6,7,8,9 của Bộ GD-ĐT.


2. English language Teaching Methodology của Bộ GD-ĐT 2003.
3. The ELTTP Methodology course.


4. Teach English – Atraining couse for teachers- Adrian Doff.
5. A couse in TEFL- NXB ĐHSP HN.


6. Sách “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS môn tiếng
Anh... của Bộ GD-ĐT ”



7. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 6,7,8,9.
8. Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh- NXB GD.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

MỤC LỤC


<b>A- Đặt vấn đề</b> <i>4</i>


I. Cơ sở lí luận <i>4</i>


II. Cơ sở thực tiễn <i>4</i>


III. Phạm vi nghiên cứu <i>5</i>


IV. Mục đích nghiên cứu <i>5</i>


V. Phương pháp nghiên cứu <i>5</i>


<b>B- Nội dung</b> <i>6</i>


I. Tìm hiểu về lỗi <i>6</i>


1. Lỗi và nhầm lẫn <i>6</i>


2. Bản chất của lỗi <i>6</i>


3. Bản chất của nhầm lẫn <i>6</i>


4. Tại sao chữa lỗi là cần thiết <i>6</i>



II. Các dạng lỗi thường gặp và nguyên nhân <i>7</i>


1. Các dạng lỗi thường gặp <i>7</i>


2. Nguyên nhân <i>7</i>


III. Một số phương pháp sửa lỗi cơ bản <i>9</i>


1. Tại sao lại phải sửa lỗi? Sửa lỗi khi nào? <i>9</i>


2. Sửa cái gì? <i>9</i>


3. Các phương pháp sửa lỗi cơ bản <i>10</i>


IV. Một số thủ thuật chữa lỗi <i>11</i>


V. Một số kinh nghiệm chữa lỗi có hiệu quả <i>15</i>
VI. Những hạn chế và những biện pháp khắc phục <i>18</i>
VII. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài <i>18</i>


VIII. Những vấn đề bỏ ngỏ <i>19</i>


IX. Những vấn đề khuyến nghị <i>19</i>


<b>C- Kết luận</b> <i>21</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>KINH NGHIỆM </b>


<b>TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, NHÓM </b>
<b>TRONG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG ANH CĨ HIỆU QUẢ</b>



MƠN: TIẾNG ANH
KHỐI LỚP: 6, 7, 8, 9
<b>NHẬN XÉT CHUNG</b>


...
...


...
...
...


...
...
...
...


...


<b>ĐIỂM THỐNG NHẤT</b>


<b>Bằng số:...</b>
<b>Bằng chữ:...</b>


<b>Giám khảo số 1:...</b>
<b>Giám khảo số 2:...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG</b>
<b>TRƯỜNG THCS HOA THÁM</b>



<b>KINH NGHIỆM </b>


<b>TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, NHÓM </b>
<b>TRONG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG ANH CĨ HIỆU QUẢ</b>


MƠN: TIẾNG ANH


TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN TUẤN DUY


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

...
...
...
...
...


...


<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG</b>
<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÍ LINH</b>


<b>KINH NGHIỆM </b>


<b>TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, NHÓM </b>
<b>TRONG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG ANH CĨ HIỆU QUẢ</b>


<b>MƠN: TIẾNG ANH</b>
KHỐI LỚP: 6, 7, 8, 9


Số phách



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP HUYỆN
( Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu )


...
...


...
...
...


...
...


Tên tác giả:...
Đơn vị công tác:...


</div>

<!--links-->

×