Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Biện pháp thu nhận và sử dụng thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
  

NGUYỄN THỊ THANH SƢƠNG
BIỆN PHÁP THU NHẬN VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN
PHẢN HỒI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƢ PHẠM ĐỊA LÝ
Đà Nẵng, 5/2016

1


các
giảng viên trong khoa Địa lí, các bạn sinh viên lớp 12SDL
cùng thầy cô và học sinh ở các trƣờng THPT tại thành phố
Đà Nẵng đã tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm sƣ
phạm, em đã hoàn thành đề tài “Biện pháp thu nhận và sử
dụng thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh
trong dạy học Địa lí 11 Trung học phổ thơng”.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy
giáo – ThS Nguyễn Văn Thái đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài này.
Những ý kiến và kinh nghiệm q báu của các thầy cơ trong
khoa Địa lí, các thầy cô giáo và học sinh ở các trƣờng trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên


đề tài của em cũng không tránh đƣợc những thiếu sót, rất
mong đƣợc sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn
sinh viên để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Sƣơng

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
CN

Công nghiệp

ĐG

Đánh giá

ĐTB

Điểm trung bình

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHKT

Khoa học kĩ thuật

KQHT

Kết quả học tập

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KT

Kiểm tra

NXB

Nhà xuất bản


PATL

Phƣơng án trả lời

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Trung tâm công nghiệp

TTPH

Thông tin phản hồi

3



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Tên bảng biểu, hình ảnh

STT Bảng/Hình

Trang

1

Bảng 2.1

Ví dụ về cấu trúc của cơng cụ thu nhận TTPH

28

2

Bảng 2.2

Nội dung thông tin phản hồi về kiến thức

30

3

Bảng 2.3

Nội dung thông tin phản hồi về kĩ năng


34

4

Bảng 2.4

Tiêu chí ĐG câu hỏi khi dạy mục “Vị trí địa lí và lãnh
thổ Trung Quốc”

38

5

Bảng 2.5

Phân tích đáp án và các phƣơng án nhiễu của câu hỏi

40

trắc nghiệm
6

Bảng 2.6

Ví dụ về phân tích đáp án và các phƣơng án nhiễu của

40

câu hỏi trắc nghiệm
7


Bảng 2.7

Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản

41

8

Bảng 2.8

Ví dụ về các tiêu chí ĐG bài tập vẽ biểu đồ

41

9

Bảng 2.9

Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Đông Nam Á
lục địa và Đông Nam Á biển đảo.

42

10

Bảng 2.10

Ví dụ về tiêu chí ĐG bài tập với bảng biểu


42

11

Bảng 2.11

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc

43

12

Bảng 2.12

Ví dụ về tiêu chí ĐG bài tập nhận xét bảng số liệu, biểu

43

đồ.
13

Bảng 2.13

Bảng tiêu chí ĐG bài tập khai thác, phân tích bản đồ

45

14

Bảng 2.14


Tìm hiểu về cơng nghiệp và nơng nghiệp Trung Quốc

47

15

Bảng 2.15

Tiêu chí ĐG bài tập với bảng biểu

48

16

Bảng 2.16

TTPH thu nhận đƣợc qua dạy học phần “Các ngành kinh
tế Trung Quốc”

49

17

Bảng 2.17 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên giữa miền Đơng và miền
Tây Trung Quốc

51

18


Bảng 2.18

Tiêu chí ĐG bài tập “Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên

51

giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc”
19

Bảng 2.19

TTPH thu đƣợc qua bài tập “Tìm hiểu về điều kiện tự
nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc”

52

20

Bảng 2.20

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc

54

21

Bảng 2.21

Ví dụ về tiêu chí ĐG bài tập vẽ biểu đồ


54

22

Bảng 2.22

Ví dụ về thu nhận TTPH từ bài tập vẽ biểu đồ

54

23

Bảng 2.23

Phân loại ngƣời học và lời khuyên, yêu cầu tƣơng ứng

56

4


với các nhóm
24

Bảng 2.24

Biện pháp tác động tƣơng ứng với các nhóm ngƣời học

56


25

Bảng 2.25

Kế hoạch xây dựng hoạt động học tập

58

26

Bảng 2.26

Các nội dung cần ôn tập, củng cố, hoàn thiện ở nhà

61

27

Bảng 2.27

Câu hỏi, bài tập tƣơng ứng với trình độ nhận thức của
ngƣời học

61

28

Bảng 3.1


Thời gian giảng dạy và KT thực nghiệm

65

29

Bảng 3.2

KQHT mơn Địa lí trong học kì I năm học 2015 – 2016
của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

66

30

Bảng 3.3

Phân phối điểm bài KT sau thực nghiệm

66

31

Hình 2.1

Bản đồ các nƣớc trên thế giới và bản đồ các nƣớc Đơng
Nam Á.

44


32

Hình 2.2

Quy trình thu nhận TTPH về KQHT

45

33

Hình 2.3

Sơ đồ xử lí TTPH về KQHT của ngƣời học

47

34

Hình 2.4

Sơ đồ các biện pháp thu nhận TTPH trong dạy học Địa

50

lí lớp 11 THPT
35

Hình 3.1

Đồ thị phân phối tần suất bài KT sau thực nghiệm lớp

11/4 và lớp 11/2

67

36

Hình 3.2

Đồ thị phân phối tần suất bài KT sau thực nghiệm lớp
11/7 và lớp 11/3

67

5


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và khoa học kỹ
thuật (KHKT) trên thế giới, nƣớc ta cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ trong q
trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
xác định giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của Nhà
nƣớc và của toàn dân. Giáo dục là nền tảng và là biện pháp hữu hiệu nhất để đào tạo ra
lớp lớp thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất đảm nhiệm vai trò là chủ
nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho đất nƣớc, ngành giáo dục phải đổi
mới tồn diện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung và đặc biệt là phƣơng pháp dạy học
(PPDH). Điều 5, Luật giáo dục (2005) nêu rõ: “Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”.

Chất lƣợng dạy học là sự đáp ứng phù hợp với mục tiêu dạy học. Để nâng cao
chất lƣợng dạy học thì ngƣời dạy phải tổ chức, điều khiển ngƣời học hoàn thành các
mục tiêu đề ra. Để điều khiển ngƣời học đạt đƣợc mục tiêu đề ra, ngƣời dạy phải tạo
và sử dụng có hiệu quả kênh thơng tin phản hồi (TTPH) về kết quả học tập (KQHT)
của ngƣời học.
TTPH về KQHT là thơng tin phản ánh mức độ hồn thành mục tiêu của ngƣời
học trong quá trình dạy học (QTDH). Nó vừa ghi nhận sự thành cơng vừa chỉ ra những
hạn chế, thiếu sót mà cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học cần phải khắc phục. TTPH đƣợc thu
nhận qua nhiều kênh khác nhau: quan sát, các sản phẩm hoạt động học tập của ngƣời
học, bài kiểm tra (KT),... Nhờ TTPH thu nhận đƣợc mà ngƣời dạy đánh giá (ĐG) đúng
trình độ nhận thức của ngƣời học, đề ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm giúp
ngƣời học đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Nhƣ vậy TTPH có vai trò rất quan trọng trong việc
điều khiển QTDH nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Tuy nhiên hiện nay việc thu nhận cũng nhƣ sử dụng TTPH về KQHT của ngƣời
học vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mặc dù đa phần ngƣời dạy đều ý thức đƣợc
tầm quan trọng của TTPH trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Do đó ngƣời dạy

6


chƣa kiểm soát đƣợc mức độ nhận thức để đề ra các biện pháp tác động phù hợp với
từng đối tƣợng ngƣời học. Đây là một vấn đề mang tính tất yếu, khách quan khi ngƣời
dạy chƣa đƣợc trang bị hệ thống cơ sở lí luận, cơng cụ thu nhận, các quy trình thu
nhận và sử dụng TTPH trong QTDH.
Từ thực tế trên việc nghiên cứu các biện pháp thu nhận và sử dụng TTPH về
KQHT của ngƣời học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học là vấn đề cấp thiết. Xuất phát
từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp thu nhận và sử
dụng thông tin phản hồi về kết quả học tập của học sinh trong dạy học Địa lí lớp
11 Trung học phổ thông”.
2. LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Trên thế giới
TTPH trong dạy học đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và sử
dụng để nâng cao hiệu quả dạy học. Có thể kể tên một số tác giả: Bloom (1976),
Tenebaum & Goldring (1989), Kumar (1991), Walberg (1999),.. đã nghiên cứu về
hiệu quả của TTPH trong dạy học.
Kate Day (2000) đã nghiên cứu về vấn đề sử dụng bảng hỏi để thu TTPH trong
việc bổ trợ kiến thức cho sinh viên.
Nhiệm Hoàn, Phƣơng Đại Bằng, Hàng Chí Vĩ (2000) đã nghiên cứu về việc sử
dụng TTPH trong dạy học văn học ở trƣờng phổ thông của Trung Quốc. Các tác giả đã
đề cập đến các vấn đề: tác dụng, yêu cầu của TTPH; thiết kế và các loại hình của kĩ
năng phản hồi.
Robert J.Marzano (2001) đã rút ra bốn khái quát có thể hƣớng dẫn giáo viên
(GV) trong việc sử dụng TTPH nhƣ sau:
(1) TTPH phải đúng về mặt bản chất.
(2) TTPH cần phải đƣa ra đúng thời điểm.
(3) TTPH phải cụ thể và theo một tiêu chí nhất định.
(4) HS cũng có thể đƣa ra TTPH có tác dụng.
Đặc biệt, ơng đã đƣa ra các biện pháp thực hành TTPH nhƣ: TTPH có hƣớng
dẫn chi tiết; TTPH những loại kiến thức, kĩ năng cụ thể; TTPH giữa ngƣời học với
nhau.

7


Paul Black, Wiliam Dylan đã nghiên cứu xem xét TTPH trong mối quan hệ gắn
liền với “ĐG quá trình”. Họ kết luận rằng: sử dụng TTPH để ĐG quá trình có ảnh
hƣởng rất lớn về chất lƣợng học tập. Nếu sử dụng TTPH tốt thì hiệu quả học tập sẽ
tăng gấp đơi.
David Nicol (2006) đã nghiên cứu mơ hình tự ĐG và tự điều chỉnh qua TTPH.
Qua mơ hình này, sinh viên có thể tự thu nhận, ĐG và sử dụng TTPH để tự điều chỉnh

quá trình học tập của mình.
John Hattie và Helen Timperley (2007) đã đƣa ra mơ hình dạy học bằng TTPH
để thu hẹp khoảng cách giữa hiểu biết hiện tại và mục tiêu mong đợi. Để đạt đƣợc điều
đó, theo ơng sinh viên cần trả lời đƣợc 3 câu hỏi: Mục tiêu tôi cần đạt là gì? Bằng cách
nào tơi có thể đạt mục tiêu đó? Và những mục tiêu tiếp theo của tơi là gì?
TTPH trong dạy học đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu trên
nhiều khía cạnh và đã đƣợc sử dụng ở nhiều cấp học, nhiều môn học khác nhau nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dạy học.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lí luận về TTPH đƣợc nghiên cứu trong các tài liệu về giáo dục
học, lí luận dạy học nhƣ:
Nguyễn Ngọc Quang (1994) cho rằng, để dạy tốt, học tốt thì phải đảm bảo sự
thống nhất điều khiển của ngƣời dạy; bị điều khiển và tự điều khiển của ngƣời học;
liên hệ ngƣợc thƣờng xuyên, bền vững giữa ngƣời dạy và ngƣời học.
Nguyễn Văn Hộ (2002) cho rằng, KQHT mà ngƣời học đạt đƣợc qua KT, ĐG
đƣợc so sánh với mục tiêu dạy học. Nhờ đó, ngƣời dạy có đƣợc những thơng tin về
mức độ nhận thức của ngƣời học. Trên cơ sở đó, ngƣời dạy điều chỉnh cách thức
truyền đạt, điều chỉnh nội dung, điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học. Mối liên hệ này
đƣợc coi là mối liên hệ ngƣợc bên ngoài. Cũng chính nhờ q trình này, bản thân
ngƣời học cũng rút ra đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu trong việc lĩnh hội nội dung, sử
dụng phƣơng pháp, tổ chức học tập để trên cơ sở đó tự điều chỉnh mình. Đây là mối
liên hệ ngƣợc bên trong của QTDH.
Lê Khánh Bằng, Đinh Văn Đệ, Phạm Hữu Lộc cũng có những nghiên cứu về
vận dụng lí thuyết điều khiển vào QTDH. Các tác giả đã chỉ ra rằng quá trình dạy đƣợc

8


điều khiển bởi những đƣờng liên hệ xuôi (từ ngƣời dạy đến ngƣời học thông qua hoạt
động dạy học) và đƣờng liên hệ ngƣợc (từ ngƣời học đến ngƣời dạy thông qua việc thu

nhận TTPH).
Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (1996) cho rằng: phƣơng pháp hỏi đáp
– tìm tịi bộ phận trong dạy học Sinh học cho phép thu đƣợc TTPH về chất lƣợng lĩnh
hội của HS. Những thông tin này khơng chỉ phong phú mà cịn chính xác, kịp thời giúp
GV điều chỉnh QTDH một cách linh hoạt.
Qua các nghiên cứu trên có thể kết luận rằng: QTDH là một hệ thống điều khiển
đƣợc. Một hệ thống muốn điều khiển đƣợc thì phải có TTPH. Nhờ hệ thống TTPH mà
ngƣời dạy đề ra đƣợc các biện pháp tác động phù hợp nhằm điều khiển quá trình nhận
thức của ngƣời học đạt kết quả tối ƣu. Đồng thời, nó cũng giúp ngƣời học tự điều
chỉnh hoạt động học tập của mình nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí lớp 11 nói riêng vấn đề thu
nhận và sử dụng TTPH chƣa đƣợc nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Do đó vấn đề mà
tơi chọn nghiên cứu là cấp thiết và có giá trị thực tiễn cao.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các biện pháp thu nhận và sử dụng TTPH về KQHT của học sinh
(HS) để tổ chức có hiệu quả và chất lƣợng hoạt động dạy học phần Địa lí lớp 11 Trung
học phổ thơng (THPT).
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về thu nhận và sử dụng TTPH về KQHT
của HS.
- Điều tra thực trạng thu nhận, sử dụng TTPH trong dạy học mơn Địa lí lớp 11
THPT.
- Xác định bộ công cụ thu nhận TTPH trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
- Xác định các quy trình, đề xuất các biện pháp thu nhận và sử dụng TTPH về
KQHT của HS trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá, khẳng định hiệu quả của quy trình, các
biện pháp thu nhận và sử dụng TTPH trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.

9



5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Quá trình thu nhận và sử dụng TTPH về KQHT của HS trong dạy học Địa lí lớp
11 THPT.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Tiến hành thu thập các tài liệu về thu nhận và sử dụng TTPH, chƣơng trình sách
giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 11, chuẩn kiến thức – kĩ năng Địa lí lớp 11,.... từ các
nguồn khác nhau nhƣ: sách chuyên khảo, bài báo, báo cáo khoa học, SGK Địa lí lớp
11, chuẩn kiến thức và kĩ năng Địa lí lớp 11,.... Từ những tài liệu thu thập đƣợc, tiến
hành phân tích, tổng hợp để hình thành cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và nền tảng khái
niệm để triển khai nghiên cứu đề tài.
6.2. Phƣơng pháp điều tra
Thiết kế phiếu điều tra, tiến hành điều tra, phân tích kết quả, ĐG thực trạng thu
nhận và sử dụng TTPH về KQHT của HS trong QTDH môn Địa lí lớp 11 THPT. Trên
cơ sở đó, tiến hành phân tích, rút ra những kết luận về tình hình thu nhận, sử dụng
TTPH trong dạy học mơn Địa lí lớp 11 ở trƣờng phổ thông.
- Đối tƣợng điều tra: HS lớp 11, GV giảng dạy mơn Địa lí lớp 11 ở một số
trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nội dung điều tra:
+ Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của TTPH đối với việc nâng cao chất
lƣợng dạy học mơn Địa lí lớp 11 THPT.
+ Thực trạng thu nhận và sử dụng TTPH trong QTDH mơn Địa lí lớp 11 THPT.
6.3. Phƣơng pháp chun gia
Tìm đọc các tài liệu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung đề tài, tham
khảo ý kiến của ngƣời hƣớng dẫn khoa học và các thầy cô giáo chuyên môn nhằm
củng cố, bổ sung những cơ sở lí luận cho đề tài.
6.4. Phƣơng pháp quan sát
Thiết kế phiếu quan sát và tiến hành quan sát giờ dạy của một số GV giảng dạy
mơn Địa lí lớp 11 tại trƣờng THPT nhằm đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng

thu nhận, cách xử lý cũng nhƣ phản hồi thông tin của GV trong QTDH bộ môn. Từ đó

10


đề xuất các biện pháp thu nhận và sử dụng có hiệu quả TTPH trong QTDH nhằm nâng
cao chất lƣợng dạy học Địa lí lớp 11 ở trƣờng phổ thơng.
6.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Mục đích thực nghiệm: Nhằm ĐG hiệu quả của quy trình, các biện pháp thu
nhận và sử dụng TTPH trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
- Phƣơng án thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm có đối chứng, lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm đƣợc bố trí song song.
6.6. Phƣơng pháp tốn học thống kê
Phƣơng pháp này cho phép xử lí các kết quả điều tra thực trạng, phân tích kết
quả thực nghiệm sƣ phạm thơng qua việc sử dụng các phép tốn thống kê để rút ra
những kết luận về thực trạng thu nhận, sử dụng cũng nhƣ tính khả thi, hiệu quả của
quy trình, các biện pháp thu nhận và sử dụng TTPH trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
7. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Nội dung TTPH về KQHT của HS bao gồm: kiến thức, kĩ năng và thái độ; tuy
nhiên, trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ tiến hành thu nhận TTPH về kiến thức và kĩ
năng của HS trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
- Tiến hành điều tra đối với GV giảng dạy mơn Địa lí và HS lớp 11 ở một số
trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng.
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu và phụ lục, phần nội dung của
đề tài đƣợc trình bày theo cấu trúc 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thu nhận TTPH về kết quả học
tập của HS trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.
Chƣơng 2: Các biện pháp thu nhận và sử dụng TTPH trong dạy học Địa lí lớp

11 THPT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

11


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU NHẬN
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Q trình dạy học và đánh giá kết quả học tập
1.1.1. Quá trình dạy học
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1994), QTDH là một hệ toàn vẹn, gồm 3 thành tố
cơ bản: khái niệm khoa học, học và dạy [13, tr.17].
Theo Nguyễn Ngọc Bảo (2007), QTDH là sự thống nhất biện chứng của hai
thành tố cơ bản trong QTDH – hoạt động dạy và hoạt động học. QTDH là một quá
trình dƣới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV, ngƣời học tự giác, tích cực, chủ
động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện
những nhiệm vụ dạy học [9, tr.139].
Theo Nguyễn Văn Hộ, QTDH là một q trình tƣơng tác (hợp tác) giữa thầy và
trị, trong đó thầy giữ vai trị chủ đạo (tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận
thức của HS), còn trị tự giác, tích cực, chủ động thơng qua việc tự tổ chức, tự điều
chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học [6, tr.10].
Các định nghĩa trên mặc dù đƣợc diễn đạt khác nhau, nhƣng đều thống nhất ở
các khía cạnh sau:
- QTDH là một hệ thống gồm hai thành tố cơ bản là hoạt động dạy và hoạt động
học. Hai thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một
thể thống nhất.
- Hoạt động dạy với chủ thể là ngƣời dạy và đối tƣợng là ngƣời học. Trong hoạt

động dạy, ngƣời dạy có chức năng lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của
ngƣời học.
- Hoạt động học với chủ thể là ngƣời học và đối tƣợng là tri thức, kĩ năng, thái
độ. Trong hoạt động học, ngƣời học có chức năng tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động
học tập của mình nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, hình thành thái độ một cách tích cực,
chủ động.

12


- Sự tƣơng tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học nhằm đạt đƣợc mục tiêu
dạy học đề ra.
Nhƣ vậy, QTDH là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất biện chứng của hai thành
tố cơ bản: hoạt động học và hoạt động dạy. Trong đó, thầy là chủ thể của hoạt động
dạy, có chức năng lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của trò. Dƣới sự điều
khiển của thầy, trò thực hiện hoạt động học một cách tự giác, tích cực bằng cách tự tổ
chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học đề ra.
1.1.1.2. Bản chất của QTDH
Trƣớc đây, ngƣời ta thƣờng quan niệm QTDH là quá trình thầy truyền thụ kiến
thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục HS theo mục tiêu của nhà trƣờng. Thầy là nhân vật
trung tâm, giữ vai trị chủ đạo, hoạt động tích cực, còn HS thụ động tiếp nhận, thực
hiện và ghi nhớ những điều thầy dạy. Theo quan niệm này, giữa hoạt động dạy và hoạt
động học khơng có sự tƣơng tác và quan hệ với nhau. Tuy nhiên, trải qua thời gian,
các quan niệm mới, hiện đại về QTHD đã đƣợc hình thành và phản ánh đúng, chính
xác hơn về bản chất của QTDH.
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1994), bản chất của QTDH là sự tƣơng tác giữa/của
các thành tố của nó theo những quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau
tạo nên sự thống nhất biện chứng: giữa dạy và học, giữa lĩnh hội và tự điều khiển trong
học, giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy [13, tr.19].
Theo Nguyễn Ngọc Bảo (2002), bản chất của QTDH là q trình nhận thức độc

đáo của HS dƣới vai trị chủ đạo của GV. Đó là q trình tái tạo lại các tri thức của
nhân loại, diễn ra theo con đƣờng khám phá, dƣới sự tổ chức, điều khiển, chỉ đạo của
GV trong những điều kiện sƣ phạm nhất định [9, tr.140].
Qua phân tích các quan niệm trên, có thể hiểu bản chất của QTDH là quá trình
điều khiển và tự điều khiển hoạt động nhận thức của ngƣời học nhằm lĩnh hội tri thức,
phát triển kĩ năng, hình thành thái độ, từ đó hình thành nhân cách mới cho ngƣời học.
Để ngƣời học phát huy tối đa khả năng nhận thức của mình thì quá trình điều khiển, tự
điều khiển phải dựa vào TTPH thu đƣợc từ KQHT của ngƣời học. Để thu đƣợc TTPH
có chất lƣợng thì phải tổ chức tìm tịi, khám phá một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Dƣới vai trò hƣớng dẫn, chỉ đạo, điều khiển của GV, HS tự điều khiển hoạt động nhận

13


thức của mình sao cho đạt đƣợc mục đích dạy học đề ra.
1.1.2. Đánh giá kết quả học tập
1.1.2.1. Khái niệm
KQHT là các minh chứng thể hiện sự thành công, tiến bộ của ngƣời học sau
một quá trình học tập. Nó đƣợc thể hiện trên ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
KQHT là cơ sở để ĐG chất lƣợng dạy – học, bởi nó là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của
HS khi tham gia vào quá trình học tập [13, tr. 33].
ĐG KQHT là quá trình thu thập và xử lí thơng tin về mức độ nhận thức của
ngƣời học và nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, là q trình hình thành những nhận
định, rút ra những kết luận phán đốn về trình độ, phẩm chất của ngƣời học hoặc đƣa
ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở thông tin đã thu thập đƣợc một
cách hệ thống trong suốt QTDH. Thông tin thu đƣợc từ việc ĐG KQHT là cơ sở cho
những quyết định sƣ phạm của ngƣời dạy, nhà quản lí và cho bản thân ngƣời học để họ
học tập ngày một tiến bộ hơn.
1.1.2.2. Vai trò của đánh giá KQHT đối với việc thu nhận TTPH
ĐG không chỉ xác nhận KQHT của ngƣời học qua điểm số mà còn cung cấp

TTPH để điều khiển QTDH đạt hiệu quả tối ƣu. Việc ĐG thƣờng xuyên, liên tục,
chính xác, khách quan sẽ giúp ngƣời dạy thu đƣợc các thông tin ngƣợc để đƣa ra các
quyết định sƣ phạm phù hợp, hiệu quả. ĐG KQHT giúp ngƣời dạy xác định đƣợc thực
trạng về mức nhận thức của ngƣời học và nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó để điều
khiển các hoạt động học tập nhằm giúp ngƣời học chỉnh lí, sửa đổi, bổ sung, hồn
thiện tri thức.
Ngồi ra, ngƣời dạy cịn tự ĐG mục tiêu, nội dung, PPDH của mình đã phù hợp
hay chƣa, có cần thay đổi, bổ sung hay khơng. Qua đó, ngƣời học rèn luyện đƣợc kĩ
năng tự ĐG, củng cố tính cẩn thận, tự tin, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự chịu trách
nhiệm về KQHT của mình, góp phần phát huy tính tích cực trong học tập, qua đó nâng
cao hiệu quả học tập. Nhờ việc tự ĐG mà ngƣời học có cơ sở để điều chỉnh phƣơng
pháp học tập cho phù hợp sao cho đạt đƣợc mục tiêu học tập mong đợi.
1.1.2.3. Xu hướng mới trong đánh giá KQHT
Thực tế, việc ĐG trong giáo dục của nƣớc ta nói chung và ĐG KQHT của ngƣời

14


học nói riêng hầu nhƣ chỉ có chức năng xác nhận KQHT của ngƣời học dựa trên điểm
số. Còn chức năng cung cấp TTPH cho ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thƣờng xuyên
điều khiển và tự điều khiển QTDH hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm.
Từ giữa thập niên 1980, trên thế giới đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự
về KT ĐG với những thay đổi căn bản cả về triết lí, quan điểm, phƣơng pháp và các
hoạt động cụ thể. Sự ra đời của quan điểm này cùng với các xu hƣớng mới trong KT
ĐG đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong hệ thống lí luận về KT ĐG:
- ĐG không chỉ chú ý đến thành tích mà cần chú ý đến tính phát triển: Thay vì
ĐG chỉ chú trọng đến thành tích của ngƣời học mà khơng cần biết thành tích đó đã đạt
đƣợc ra sao, ĐG cần chú ý tới việc thu nhận TTPH để điều khiển QTDH nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động học tập và phát triển tối đa khả năng của ngƣời học.
- Chuyển từ ĐG theo định hƣớng nội dung sang ĐG tiếp cận năng lực: thay vì

ĐG chỉ tái hiện lại các kiến thức từ sách vở, ĐG cần phải chú ý tới việc KT các năng
lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và đƣợc thực hiện trong bối cảnh thực tế. ĐG
HS theo cách tiếp cận năng lực là ĐG theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhƣng sản phẩm
đó khơng chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ
năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
- ĐG nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học: ĐG phải gắn bó
hữu cơ với q trình học tập, ĐG cũng là một phần của học tập. Tức là quá trình ĐG
phải đƣợc thực hiện ngay cả trong q trình học tập, có nhƣ vậy ngƣời học sẽ chủ
động, tích cực, sáng tạo, phát huy tối đa khả năng của mình.
1.2. Thơng tin phản hồi
1.2.1. Khái niệm
- Thơng tin là tất cả những gì mang ý nghĩa về mặt tri thức và đƣợc truyền đạt
qua các đối tƣợng tiếp nhận nó và đƣa lại cho chúng ta một sự hiểu biết nhất định về
thế giới xung quanh.
Thông tin cơ bản trong QTDH là tất cả những thông tin khoa học mang ý nghĩa
tri thức, đƣợc truyền đạt qua lại giữa thầy và trị, nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng,
thái độ cho trò đảm bảo mục tiêu học tập đề ra. Dựa vào loại hình chứa đựng thơng tin
có thể chia thành hai kênh thơng tin chủ yếu: thông tin kênh chữ và thông tin kênh

15


hình.
- Phản hồi là sự tác động trở lại của kết quả đầu ra đối với đầu vào của một quá
trình. Trong giáo dục, phản hồi là sự tác động trở lại của kết quả đầu ra của ngƣời học
đối với ngƣời dạy, nhà quản lí và đối với chính bản thân ngƣời học [13, tr.20].
- TTPH là thông tin về kết quả của một quá trình tác động và một đối tƣợng,
trong mối quan hệ ảnh hƣởng trở lại đối với yếu tố đầu vào của q trình đó.
Trong QTDH, TTPH đƣợc hiểu là những thông tin thu nhận từ ngƣời học có tác
động trở lại đối với cả chính ngƣời học và ngƣời dạy làm cho QTDH ngày càng hiệu

quả hơn. Những TTPH thu đƣợc từ ngƣời học bao gồm:
+ Thông tin phản ánh KQHT của ngƣời học: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ Thông tin phản ánh của ngƣời học về ngƣời dạy: nội dung, phƣơng pháp, cách
thức tổ chức, ĐG, phong cách,... của ngƣời dạy.
+ Thông tin phản ánh về các yếu tố tác động đến q trình học tập: hồn cảnh,
điều kiện học tập,...
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ xét TTPH về KQHT. Đó là những thơng
tin phản ánh KQHT của ngƣời học có tác động trở lại đến ngƣời dạy và chính bản thân
ngƣời học nhằm điều tiết q trình dạy – học.
1.2.2. Bản chất của TTPH về KQHT của ngƣời học
Theo W. Fred Miser (2007), TTPH là “sự mô tả hiệu suất thực hiện mục tiêu
cần đạt của ngƣời học. Không giống nhƣ ĐG, TTPH giúp đỡ ngƣời học ĐG hiệu suất
của họ, xác định các khu vực mà họ chƣa đạt và cung cấp cho họ lời khuyên về những
gì họ có thể làm để cải thiện trong các lĩnh vực cần sửa chữa” [13; tr.21].
Grant Wiggins (1998) cho rằng “TTPH không phải lời khen ngợi hay lời chê
trách, tán thành hay không tán thành về việc phê duyệt. Đó là những gì ĐG thuộc về
giá trị. TTPH có giá trị trung lập, nó mơ tả những gì bạn đã làm và đã không làm” [13,
tr.21].
Các ý kiến trên cho thấy, TTPH về KQHT của ngƣời học phản ánh mức độ
nhận thức hiện tại khi họ đã trải qua một hoạt động học tập. Mức độ nhận thức thể
hiện ở chỗ ngƣời học đã đạt đƣợc những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, chỗ nào cịn sai,
cịn thiếu cần phải bổ sung, sửa chữa trong các hoạt động tiếp theo nhằm kiểm soát và

16


duy trì hiệu quả học tập. Trong QTDH, TTPH là kết quả của sự tƣơng tác tích cực giữa
ngƣời dạy và ngƣời học. Qua hệ thống câu hỏi, bài tập ngƣời dạy giao cho ngƣời học,
ngƣời học cung cấp TTPH qua câu trả lời. GV dựa vào TTPH đó để phân tích, ĐG và
phản hồi trở lại bằng cách đƣa ra lời nhận xét và định hƣớng, giao các câu hỏi, bài tập

cho các hoạt động tiếp theo.
1.2.3. Phân loại TTPH về KQHT của ngƣời học
1.2.3.1. Căn cứ vào nội dung phản hồi
- TTPH về kiến thức
TTPH về kiến thức là những thông tin phản ánh mức độ đạt đƣợc các mục tiêu
kiến thức của ngƣời học. Nó cho biết những kiến thức mà ngƣời học đã đạt, chƣa đạt,
còn sai sót cần sửa chữa bổ sung.
- TTPH về kĩ năng
TTPH về kĩ năng trong dạy học là những thông tin phản ánh mức độ hình thành
kĩ năng của ngƣời học qua quá trình luyện tập. TTPH về kĩ năng chỉ có thể thu đƣợc
khi ngƣời học bộc lộ các hành động, thao tác hoặc sản phẩm của hành động, thao tác
đó. Nó cho biết những kĩ năng nào ngƣời học đã đạt, chƣa đạt, cần sửa chữa, bổ sung.
TTPH về kĩ năng giúp ngƣời dạy theo dõi, điều khiển quá trình hình thành và phát
triển hệ thống kĩ năng của ngƣời học, nhằm giúp họ đạt đƣợc mức độ thành thạo của kĩ
năng.
- TTPH về thái độ
TTPH về thái độ trong QTDH là những thông tin phản ánh mức độ nhận thức,
cảm xúc, hành vi của ngƣời học đối với quá trình học tập. TTPH về thái độ trong
QTDH có vai trị rất quan trọng. Nó giúp ngƣời dạy theo dõi đƣợc những biểu hiện của
sự tiến bộ về mặt thái độ của ngƣời học. Từ đó, ngƣời dạy có biện pháp điều chỉnh,
sửa chửa, uốn nắn những lệch lạc trong quan điểm, cách nhìn nhận và những hành
động cụ thể, nhằm làm cho QTDH ngày càng hiệu quả hơn.
1.2.3.2. Căn cứ vào thời điểm thu nhận TTPH
- TTPH trước khi dạy học
TTPH trƣớc khi dạy là thông tin phản ánh mức độ nhận thức về các vấn đề đã
học có liên quan đến nội dung sắp học. Nó đƣợc thu nhận trƣớc khi học một môn học,

17



một phần, một chƣơng hoặc một bài. TTPH trƣớc khi dạy giúp ngƣời dạy biết đƣợc
trình độ nhận thức và nhu cầu của ngƣời học về nội dung sắp học, từ đó đề ra nội
dung, PPDH phù hợp. Đồng thời, bản thân ngƣời học cũng tự nhận thức năng lực thực
tế của mình để có kế hoạch hồn thiện bản thân.
Mặt khác, TTPH trƣớc khi dạy còn giúp ngƣời học ôn tập, tái hiện kiến thức đã
học, tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, vận dụng những kiến thức đã học để
giải quyết các vấn đề mới.
- TTPH trong khi dạy học
TTPH trong khi dạy học là thông tin phản ánh mức độ đạt đƣợc về kiến thức, kĩ
năng, thái độ của ngƣời học trong quá trình học tập. Nó đƣợc thu nhận ngay khi diễn
ra quá trình học tập, rèn luyện của ngƣời học. TTPH trong khi dạy giúp ngƣời dạy biết
đƣợc khả năng tiếp thu bài học của ngƣời học và có biện pháp khắc phục các sai sót,
củng cố, hồn thiện kiến thức, kĩ năng cho ngƣời học một cách thƣờng xuyên, kịp thời
và đúng lúc.
Loại TTPH này có vai trị rất quan trọng đối với QTDH. Nó trực tiếp và tức thời
tác động đến ngƣời dạy và ngƣời học ngay trong giờ học để kịp thời bổ sung những lỗ
hổng về kiến thức, kĩ năng trong quá trình tiếp thu bài mới cho ngƣời học. Ngồi ra, nó
cịn kích thích q trình học tập, phát huy tính tích cực và khơi dậy tiềm năng của
ngƣời học.
- TTPH sau khi dạy học
TTPH sau khi dạy là thông tin phản ánh mức độ nhận thức của ngƣời học sau
khi hồn thành một q trình học tập. Nó đƣợc thu nhận khi ngƣời học đã học xong
một đơn vị kiến thức, một bài, một chƣơng, một môn học. Dựa vào TTPH sau khi dạy
học, ngƣời dạy đề ra các biện pháp tác động và có kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức
cho ngƣời học. Đồng thời qua đó ngƣời học cũng tự ĐG đƣợc trình độ của bản thân,
tìm ra điểm mạnh, điểm yếu nhằm đề ra kế hoạch và phƣơng pháp học tập hợp lí.
1.2.4. Vai trị của TTPH trong dạy học
Đối với người dạy
TTPH giúp ngƣời dạy ĐG đúng hiệu quả tác động của hoạt động dạy học đến
ngƣời học theo mục tiêu mong đợi. Việc thu nhận TTPH về KQHT của ngƣời học một


18


cách thƣờng xuyên là cơ sở để ngƣời dạy ĐG sự tiếp thu kiến thức, kĩ năng của ngƣời
học. Mặt khác, trong QTDH, đặc điểm nhận thức của mỗi ngƣời học không giống nhau
nên kiến thức họ thu đƣợc cũng khác nhau. Nhƣ vậy, TTPH không chỉ giúp ngƣời dạy
ĐG đƣợc trình độ chung của lớp mà cịn phân loại đƣợc ngƣời học nhằm có biện pháp
hợp lí đối với các nhóm ngƣời học khác nhau để có biện pháp tác động hiệu quả nhằm
đạt đƣợc mục tiêu dạy học nhƣ:
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học hợp lí.
- Lựa chọn và điều chỉnh PPDH hiệu quả hơn.
Mặt khác, qua TTPH về KQHT của ngƣời học, ngƣời dạy có thể chỉnh lí, tổng
hợp, xâu chuỗi các kiến thức phân tán tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, giúp ngƣời
học nắm vững tri thức một cách hệ thống, vững chắc.
Đối với người học
- Là động lực thúc đẩy ngƣời học tự hoàn thiện kiến thức và kĩ năng
Dựa vào thông tin về KQHT của ngƣời học, ngƣời dạy đƣa ra những nhận xét,
ĐG, chỉ ra chỗ còn thiếu, còn yếu của ngƣời học. Đồng thời, bản thân ngƣời học cũng
tự ĐG đƣợc mức độ tiếp thu kiến thức của mình. Một khi biết đƣợc điều đó, họ sẽ
quyết tâm hơn để tìm mọi cách hồn thiện kiến thức cho mình.
- Giúp ngƣời học lựa chọn và điều chỉnh phƣơng pháp học tập hiệu quả hơn
Qua sự phản ánh về thơng tin KQHT của mình, ngƣời học có thể tự ĐG về mức
độ hiệu quả trong phƣơng pháp học của mình. Từ đó họ có thể thay đổi, điều chỉnh
phƣơng pháp, kế hoạch, tài liệu học tập phù hợp.
- Củng cố lịng tự tin và ý chí tiến thủ của ngƣời học
TTPH giúp ngƣời học tự ĐG đƣợc trình độ của mình. Muốn tự học có hiệu quả
thì tự ĐG là quan trọng nhất. Muốn tự ĐG đúng thì bản thân phải có ý chí, bản lĩnh,
khơng giấu dốt. Tập cho HS thói quen tiếp thu phản hồi về KQHT chính là rèn luyện
bản lĩnh đó.

Khơng có biện pháp nào hiệu quả hơn để có chất lƣợng cơng việc tốt bằng biện
pháp tự mình thƣờng xuyên điều chỉnh hành động hƣớng vào mục tiêu chất lƣợng
công việc.

19


1.2.5. Các tiêu chí ĐG chất lƣợng TTPH
TTPH có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học nhằm điều
khiển hệ thống dạy – học đạt kết quả tối ƣu. Để đạt đƣợc điều đó, TTPH phải đảm bảo
các tiêu chí sau:
- Chính xác, khách quan: TTPH phải phản ánh khách quan chính xác về những
đặc điểm, những tiêu chí phẩm chất của đối tƣợng đang xem xét.
- Đầy đủ: TTPH phải phản ánh mọi khía cạnh liên quan đến tất cả các tiêu chí,
phẩm chất của đối tƣợng đang xét.
- Kịp thời và thƣờng xuyên: TTPH cần phải thu nhận thƣờng xuyên trong suốt
QTDH, đúng thời điểm và phải đƣợc sử dụng kịp thời để điều chỉnh hoạt động dạy
học.
- Đáp ứng mục tiêu dạy học: TTPH phải phản ánh mức độ đạt đƣợc mục tiêu
dạy học sau một quá trình tác động của các yếu tố sƣ phạm.
- Tƣờng minh bằng các minh chứng cụ thể: Những minh chứng này có giá trị
cho việc phân tích, ĐG đƣợc chính xác và có thể đƣợc lƣu vào hồ sơ để ngƣời dạy và
ngƣời học nhận ra quá trình tiến bộ về KQHT.
1.3. Đánh giá trong giáo dục
1.3.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm về ĐG trong lĩnh vực giáo dục:
Theo C.E.Beeby (1997): “ĐG là sự thu thập và lí giải một cách có hệ thống
những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [13,
tr.32].
Theo P.E.Griffin (1996): “ĐG là đƣa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện,

nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chƣơng trình,
một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đƣa
ra nhằm mục đích nhất định” [13, tr.32].
Theo Marger (1993): “ĐG là việc miêu tả tình hình của HS và GV để quyết
định công việc cần phải tiếp tục và giúp HS tiến bộ” [13, tr.32].
Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2009): “ĐG là quá trình tiến hành có hệ thống để
xác định mức độ mà đối tƣợng đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục nhất định” [13, tr.32].

20


Nhƣ vậy, có thể quan niệm: ĐG là q trình thu thập thông tin để xác định mức
độ đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục đề ra và đƣa ra quyết định tác động vào quá trình
giáo dục, đào tạo nhằm đạt đƣợc kết quả dạy học tối ƣu.
1.3.2. Một số hình thức đánh giá KQHT
- ĐG chẩn đốn
Theo B.Bloom, ĐG chẩn đoán là một phần thiết yếu của việc giảng dạy có hiệu
quả, đảm bảo chắc chắn cho việc truyền thụ kiến thức phù hợp với nhu cầu và trình độ
của HS.
Ngơ Cƣơng cho rằng: “ĐG chẩn đốn là loại ĐG đƣợc thực hiện trƣớc khi một
hoạt động bắt đầu, để kế hoạch thực hiện có hiệu quả hơn nên tiến hành dự toán, trắc
định hoặc giám định cơ sở, điều kiện của đối tƣợng ĐG”.
ĐG chẩn đoán thể hiện sự ƣu tiên đối với việc truyền thụ kiến thức:
Một là, nó có thể hƣớng đến xác nhận “sự sẵn sàng” của một HS để bắt đầu
nhập học.
Hai là, ĐG chẩn đốn có thể tập trung vào thái độ hoặc kĩ năng đã đƣợc nhận
xét, phán định để làm điều kiện tiên quyết cho một khóa học hoặc một đơn vị bài học.
Ba là, ĐG chẩn đoán cũng để xem xét liệu HS đã thành thạo, nắm vững một số
hay tất cả các mục tiêu, mục đích hay chƣa để cho phép HS đƣợc chuyển tiếp lên một
trình độ học vấn cao hơn.

Cuối cùng, ĐG chẩn đoán nhằm phân loại HS theo những đặc điểm nhất định về
sở thích, tính cách, trình độ giáo dục, năng khiếu, kĩ năng hay lịch sử học hành đƣợc
giả định có liên quan đến mục tiêu dạy học hay phƣơng pháp truyền thụ kiến thức đặc
biệt.
- ĐG quá trình
Theo C.Boston (2009), việc sử dụng ĐG mang tính chẩn đốn nhằm cung cấp
phản hồi cho ngƣời dạy và ngƣời học trong suốt quá trình giảng dạy đƣợc gọi là ĐG
quá trình. Dạng ĐG này khác căn bản với dạng ĐG tổng kết, thƣờng diễn ra sau một
q trình giảng dạy và địi hỏi có những ĐG quá trình học tâp đã xảy ra [13, tr.36].
Black và Wiliam (1998) định nghĩa ĐG theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt
động mà ngƣời dạy và ngƣời học đã thực hiện để thu thập TTPH về KQHT của ngƣời

21


học. Những TTPH này có thể đƣợc sử dụng để điều khiển quá trình giảng dạy và học
tập. Việc ĐG trở thành q trình khi thơng tin đƣợc sử dụng để điều khiển việc giảng
dạy và học tập sao cho đáp ứng đƣợc các nhu cầu của ngƣời học [13, tr.36].
Nhƣ vậy, ĐG quá trình là việc ĐG thực hiện trong suốt QTDH nhằm thu thập
TTPH về KQHT của ngƣời học để điều khiển hoạt động học tập của họ sao cho đạt
đƣợc kết quả tối ƣu.
- ĐG tổng kết
ĐG tổng kết là hình thức ĐG KQHT của ngƣời học sau khi học một bài, một
chƣơng, một môn học, nhằm ĐG kết quả chung, củng cố, mở rộng những nội dung đã
học, đồng thời tạo điều kiện để chuyển sang bài, chƣơng, mơn học mới hoặc kết thúc
một chƣơng trình, một khóa học,...
ĐG tổng kết thƣờng đƣợc tiến hành thơng qua các bài KT cuối bài học, cuối
chƣơng, cuối môn học nhằm ĐG mức độ đạt đƣợc mục tiêu của một hoạt động dạy
học theo những tiêu chí phẩm chất mong đợi. Nó có bản chất ĐG kết quả đầu ra của
một tác động sƣ phạm đến ngƣời học.

Trƣớc đây, chúng ta quan niệm rằng ĐG tổng kết là ĐG sau khi kết thúc một
môn học. Hiện nay khái niệm ĐG tổng kết đƣợc mở rộng, bao gồm tất cả các ĐG về
các nội dung đã học sau một đơn vị là bài học, chƣơng hoặc môn học. Với quan niệm
này, tùy vào phạm vi xem xét mà một ĐG có thể đƣợc xem là ĐG q trình hay ĐG
tổng kết.
1.4. Đặc điểm chƣơng trình và SGK Địa lí lớp 11 THPT
1.4.1. Cấu trúc và nội dung chƣơng trình mơn Địa lí lớp 11
1.4.1.1. Cấu trúc chương trình mơn Địa lí lớp 11
Chƣơng trình Địa lí lớp 11 cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về địa lí KT-XH
thế giới. Về cấu trúc, chƣơng trình chia làm hai phần là phần Khái quát nền KT-XH
thế giới và phần Địa lí khu vực và quốc gia. Mỗi phần có một vai trò nhất định trong
việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chƣơng trình tổng thể, tƣơng đối hồn
chỉnh về địa lí KT-XH thế giới trên cơ sở kế thừa và phát triển chƣơng trình Địa lí ở
trung học cơ sở (THCS).
Chƣơng trình chuẩn Địa lí lớp 11 bao gồm hai phần, 12 bài dạy trong 35 tiết

22


trong đó có 21 tiết lí thuyết, 8 tiết thực hành, 6 tiết ôn tập và kiểm tra. Cụ thể nhƣ sau:
- Phần A: Khái quát nền KT-XH thế giới bao gồm 5 bài, trong đó có 6 tiết lí
thuyết, 1 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra.
- Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia bao gồm 7 bài, trong đó 15 tiết lí thuyết, 7
tiết thực hành và 5 tiết ôn tập, kiểm tra.
1.4.1.2. Nội dung chương trình Địa lí lớp 11
Chƣơng trình gồm hai phần: Khái quát nền KT-XH thế giới; Địa lí khu vực và
quốc gia:
 Phần Khái quát nền KT-XH thế giới
- Về mặt lí thuyết, phần này tập trung vào các nội dung:
+ Sự tƣơng phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nƣớc: phát triển,

đang phát triển, các nƣớc cơng nghiệp mới (NICs).
+ Các biểu hiện và hệ quả của xu hƣớng tồn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.
+ Một số vấn đề mang tính tồn cầu: dân số, mơi trƣờng, hịa bình,...
+ Tiềm năng và một số vấn đề cần giải quyết để phát triển KT-XH của các nƣớc
ở châu Phi, Mỹ La-tinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- Về mặt thực hành: tập trung vào làm rõ hơn phần lí thuyết và rèn luyện kĩ năng đọc,
phân tích tài liệu, rút ra nhận xét.
 Phần Địa lí khu vực và quốc gia
- Về mặt lí thuyết, phần này tập trung vào các nội dung:
+ Những kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cƣ và KT-XH của Hoa Kì, Cộng hịa liên bang Đức,
Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a và khu vực Đơng Nam Á.
+ Sự hình thành, quy mơ, vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trong nền kinh tế
thế giới và các kiến thức cơ bản về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Về mặt thực hành, nội dung chƣơng trình nhằm vào việc rèn luyện các kĩ năng:
+ Đọc, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, lƣợc đồ, các tƣ liệu về đặc điểm tự
nhiên, dân cƣ, kinh tế của các quốc gia.
+ Nhận biết, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ.
+ Vận dụng kiến thức ở mức độ nhất định để giải thích các hiện tƣợng địa lí

23


đang diễn ra trên thế giới.
1.4.2. Đặc điểm sách giáo khoa Địa lí lớp 11
Đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính phổ thơng, cơ bản, hiện đại và cập nhật
nhằm đáp ứng mục tiêu bộ môn đối với sách cơ bản thì nội dung SGK Địa lí lớp 11
gồm 2 mảng kiến thức về Khái quát nền KT-XH thế giới và Địa lí khu vực và quốc
gia. Tuy nhiên ở mảng kiến thức nào nó cũng thể hiện qua kênh chữ và kênh hình.
 Kênh chữ

Kênh chữ trình bày tiêu đề của bài; trình bày các thơng tin của bài trong từng
đoạn kiến thức ngắn; trình bày các câu hỏi giữa bài, câu hỏi kèm theo hình ảnh; câu
hỏi và bài tập cuối bài; trình bày tóm tắt của bài.
Kênh chữ là phần quan trọng hàng đầu của SGK Địa lí lớp 11. Thơng qua kênh
này các khái niệm cơ bản, các vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội,…đƣợc trình bày rõ
ràng giúp cho HS nhận thức đƣợc nội dung chính của bài học. Đây có thể coi là kiến
thức rất cơ bản, đƣợc chọn lọc kĩ lƣỡng sao cho vừa cô đọng, khúc triết vừa phù hợp
với trình độ của HS.
 Kênh hình

Kênh hình trong SGK Địa lí lớp 11 rất phong phú, đa dạng với 8 sơ đồ, 29 lƣợc
đồ, 36 tranh ảnh, 10 biểu đồ, 7 bảng kiến thức, 41 bảng số liệu.
Hệ thống kênh hình trong SGK có ý nghĩa rất to lớn, trƣớc hết nó bổ sung, minh
hoạ cho kênh chữ, là kiến thức thực tiễn chứng minh cho kênh chữ. Bên cạnh đó hệ
thống kênh hình cịn bổ sung cho những kiến thức cịn thiếu, kênh hình trong SGK nhƣ
nguồn tri thức thứ hai, khi khai thác kênh hình sẽ giúp HS tìm ra đƣợc những kiến thức
mới mẻ, bổ ích, mặt khác có thể rèn luyện khả năng tƣ duy và kĩ năng địa lí cho HS.
 Hai hệ thống kênh hình và kênh chữ khơng tồn tại biệt lập mà chúng có mối
liên hệ mật thiết, đan xen, hoà quyện vào nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất, là
cơng cụ hữu ích cho HS tìm kiếm tri thức và rèn luyện kĩ năng địa lí.
 Câu hỏi và bài tập
Các câu hỏi và bài tập là một bộ phận hữu cơ trong SGK Địa lí lớp 11. Các câu
hỏi thƣờng dƣới 2 dạng: Dạng câu hỏi xen kẽ trong bài và dạng câu hỏi, bài tập ở cuối
bài. Tuy mức độ có khác nhau nhƣng dạng câu hỏi, bài tập cuối bài có tác dụng giúp

24


cho HS hệ thống hóa kiến thức và trong chừng mực nhất định góp phần tăng cƣờng rèn
luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí.

Sách có hệ thống câu hỏi và bài tập hết sức phong phú và đa dạng với 153 câu
hỏi và bài tập. Có các câu hỏi vận dụng trí nhớ để kiểm tra mức độ hiểu biết bài học,
tập trung vào các vấn đề trọng tâm của chƣơng trình; có các câu hỏi phát triển tƣ duy
cho HS, yêu cầu HS suy luận, giải thích các vấn đề nêu ra trong bài; có các câu hỏi và
bài tập rèn luyện kĩ năng và củng cố kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ…
 Bài thực hành
SGK Địa lí lớp 11 THPT có 8 bài thực hành. Nội dung các bài thực hành rất đa
dạng, rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng khác nhau nhƣ: kĩ năng bản đồ; kĩ năng xử lí,
phân tích bảng số liệu, kĩ năng vẽ, nhận xét, giải thích biểu đồ; kĩ năng phân tích, tổng
hợp, so sánh và viết báo cáo…
Với đặc điểm chƣơng trình và SGK Địa lí lớp 11 THPT hiện nay, việc dạy học
thu nhận và sử dụng TTPH có nhiều thuận lợi: SGK Địa lí lớp 11 hiện nay đã đƣợc cải
cách và biên soạn theo hƣớng gợi mở, định hƣớng cho GV và HS thực hiện việc dạy
và học theo hƣớng tích cực; một số nội dung kiến thức trong SGK Địa lí lớp 11 đƣợc
soạn theo hƣớng hệ thống hóa và cụ thể hóa kiến thức trong từng bài, mục, những kiến
thức gần gũi với thực tế cuộc sống đƣợc trình bày qua kênh chữ, kênh hình, bài tập,
bài thực hành,... giúp GV có thể dễ dàng thu nhận và sử dụng TTPH trong QTDH. Tuy
nhiên, với một hệ thống kiến thức lớn về Địa lí KT-XH thế giới đƣợc bố trí gói gọn
trong 35 tiết, nên hầu hết GV khơng có đủ thời gian để thu nhận và sử dụng TTPH về
KQHT của HS một cách có hiệu quả.
1.5. Thực trạng thu nhận và sử dụng TTPH trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT
1.5.1. Mục đích, nội dung điều tra
 Đối với HS
- Nội dung điều tra: Thực trạng vận dụng TTPH vào QTDH mơn Địa lí lớp 11.
 Đối với GV
- Nội dung điều tra: Nhận thức của GV đối với TTPH trong QTDH và thực
trạng vận dụng TTPH vào QTDH môn Địa lí lớp 11 THPT.

25



×