Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 75 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

trường đại học lâm nghiệp

Phan Quang Tiến

Đánh giá tính đa dạng, thực trạng và đề xuất giải
pháp bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ vùng đệm
khu BTTN Pù Huống

Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60-62-60
LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC LÂM NGHIệP

Hà tây, 2006


bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

trường đại học lâm nghiệp

Phan Quang Tiến

Đánh giá tính đa dạng, thực trạng và đề xuất giải
pháp bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ vùng đệm
khu BTTN Pù Huống


Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60-62-60
LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC LÂM NGHIệP

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH: Nguyễn Nghĩa Thìn

Hà tây, 2006



1

Mở đầu
Tài nguyên rừng nói chung và Lâm sản ngoài gỗ nói riêng có ý nhĩa vô
cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của loài người, rừng là
cái nôi của sự sống, là lá phổi xanh của nhân loại, có giá trị to lớn trong việc
phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước chống xói mòn, rửa trôi, lũ lụt,
hạn hán, cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng. Rừng
còn có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có nhiều nguồn gen quý hiếm,
rừng phục các ngành Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Công nghiệp, Du lịch,
An ninh Quốc phòng,.... Ngoài ra rừng còn cung cấp gỗ và các LSNG phục vụ
nhu cầu của cộng đồng các dân tộc từ miền núi, nông thôn đến thành thị.
Khu vùc miỊn nói NghƯ An cịng nh­ miỊn nói vïng cao cả nước, từ lâu
người dân cư trú trong rừng và xung quanh rừng sống chủ yếu dựa vào tài
nguyên thiên nhiên. Ngoài loài cây lấy gỗ để xây dựng nhà cửa thì con người
sử dụng rất nhiều loài lâm sản khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
hàng ngày. Ngày nay, khi xà hội càng phát triển, tốc độ gia tăng dân số càng
nhanh, áp lực về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn, tình trạng chặt phá
rừng diễn ra gay gắt, tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Diện tích

rừng tỉnh Nghệ An tuy độ che phủ có tăng nhưng chất lượng rừng giảm sút và
xuống cấp đáng báo động, nhất là các khu rừng đặc dụng, người dân vẫn còn
công khai hoặc lén lút chặt phá, khai thác các sản phẩm từ rừng, làm cho tài
nguyên này trở nên cạn kiệt, nhiều loài đang ®øng tr­íc nguy c¬ diƯt chđng.
Khu BTTN Pï Hng NghƯ An nơi có tính đa dạng sinh học cao cũng nằm
trong tình trạng đó.
Một điều là lâu nay nói đến bảo tồn tài nguyên rừng người ta thường
quan tâm đến những nguồn gen cây gỗ hay một loài động vật đang bị tuyệt
chủng, loài quý hiếm, đặc hữu nào đó hay là toàn bộ hệ sinh thái rừng đặc
trưng cho vùng, cho một khu vực mà chưa quan tâm đến yếu tố mang lại
nguồn lợi cho người dân để nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo, giảm áp
lực phá rừng bừa bÃi, đó là các sản phẩm LSNG. Trong một thời gian dài các


2

sản phẩm LSNG bị xem thường và đến một lúc nào đó nếu chúng ta không có
biện pháp hữu hiệu bảo tồn và phát triển chúng thì không những ảnh hưởng
đến đời sống của người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa mà còn đe doạ suy
thoái tính đa dạng sinh học của rừng, hệ sinh thái rừng. Vì vậy, để bảo tồn và
phát triển bền vững tài nguyên rừng nói chung và các loài LSNG tại Nghệ An
nói riêng, góp phần cải thiện đời sống của người dân sống trong vùng đệm và
giảm áp lực chặt phá tài nguyên rừng đặc dụng Pù Huống, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
" Đánh giá tính đa dạng, thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn và
phát triển Lâm sản ngoài gỗ vùng đệm khu BTTN Pù Huống".
Đề tài nhằm giải quyết những vấn đề về LSNG mà từ trước đến nay
chưa được quan tâm, thể hiện rõ giá trị nhiều mặt của chúng, tìm hiểu được
các kiến thức bản địa của người dân trong việc thu hái, sử dụng, gây trồng một
số loài LSNG. Đồng thời hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân suy thoái, đề xuất

cách thức bảo tồn và phát triển LSNG, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số
sống xung quanh vùng đệm tự mình làm chủ cuộc sống, vươn lên ngay trên
mảnh đất rừng yêu thương của họ, không còn lệ thuộc bị động vào tài nguyên
thiên nhiên sẵn có, không còn khai thác bừa bÃi hay hay chặt phá vào các khu
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Đề tài được thực hiện sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, hoạch định chính
sách đề ra các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
quý giá một thời gian dài bị lÃng quên này.


3

Chương 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Vai trò của LSNG
LSNG luôn có vai trò quan trọng trong đời sèng cđa con ng­êi tõ th
cc sèng s¬ khai hoang dà của loài người đến thời đại văn minh như ngày
nay thì tài nguyên LSNG vẫn luôn gắn bó, đồng hành với con người. Từ các
công cụ sản xuất thô sơ như gùi, chổi,... đến các loại hương liệu công nghiệp
nước hoa cao cấp, loại sơn, chất cách nhiệt,... đều được sản xuất từ cây cỏ
thiên nhiên. Hiện nay, tài nguyên LSNG ở nước ta vẫn là nguồn cung cấp các
sản phẩm hàng ngày cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, góp phần không
nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số
miền núi vùng cao, vùng sâu. Ngoài ra LSNG còn là sản phẩm của đa dạng
sinh học, là bộ phận kết cấu bền vững của hệ sinh thái rừng, làm cho tài
nguyên rừng thêm đa dạng và phong phú.
Trên thế giới LSNG cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiÕt u cđa
con ng­êi. Mét sè n­íc ë Ch©u Phi, trong khẩu phần ăn tỷ lệ protein từ động vật hoang
dà chiếm tỷ lệ cao như Botsoana khoảng 40%, tại Zaia 75% (Myers, 1988b). Trong
thực tế cư dân các cộng đồng sống gần rừng đều phải vào rừng lấy rau, củ,... phục vụ

nhu cầu cuộc sống hàng ngày, nhưng giá trị này không tính vào khoản thu nhập GDP
của Quốc gia vì nhóm LSNG này không được bán và không được mua [25].
LSNG được bán ra chiếm 63% ngoại tệ thu được của ấn Độ (Gupta và
Guleria, 1982). Có 25% các đơn thuốc ở Mỹ sử dụng những chế phẩm được
điều chế từ cây, cỏ. Tại Trung Quốc có trên 5.000 loài cây và vùng hạ lưu
sông Amazôn có khoảng 2.000 cây được dùng chữa bệnh (Schultes và Rafauf,
1990) [25]. Năm 1998, ấn Độ xuất khẩu bột gia vị Bạch ®Ëu khÊu tíi 40 n­íc
thu vỊ 100 triƯu USD [33]. Hồng Kông thu lÃi từ chế biến LSNG mỗi năm đạt
68 triệu USD,... Riêng về hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ song mây đạt
600 triệu USD (1988 -1993), phần lớn sản phẩm này được xuất từ các nước


4

Châu á - Thái Bình Dương (FAO, 1995). Trung Quốc cã 4, 2 triƯu ha rõng tre
nøa trång vµ rõng tự nhiên, mỗi năm xuấu khẩu mặt hàng bằng tre nứa đạt trị
giá 2,4 tỷ USD [33].
Các nước Đông Nam ¸ cã Ýt nhÊt 30 triƯu ng­êi sèng chđ u dựa vào
LSNG (Brockhoven, 1996), Philipine mỗi năm hàng mây tre xuất khẩu đạt
130 triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 100.000 công nhân [31]. Năm 1996
Inđônêxia thu 360 triệu USD từ mặt hàng làm bằng Mây [15], Thái lan chỉ
riêng xuất khẩu hàng Tre, Lau và nhựa Cánh kiến đỏ mỗi năm đà mang lại
hơn 4 triệu USD, Lào hiện có 80% người dân nông thôn vùng núi sống dựa
vào tài nguyên rừng, từ năm 1977 -1980, mỗi năm Lào thu vỊ 455.000 USD
tõ xt khÈu Sa nh©n. Sù gia tăng mức độ xuất khẩu Song mây tăng 250 lần
sau 17 năm ở Inđônêxia, 75 lần sau 15 năm ở Philippin, 23 lần sau 9 năm ở
Thái lan và 12 lần sau 8 năm ở Malaixia [12].
Tại Việt nam, trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng,
ngoài tác dụng về phòng hộ môi sinh, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
thì rừng còn là nguồn cung cấp các sản phẩm có giá trị, trong một thêi gian

dµi thêi bao cÊp, ng­êi ta cho r»ng chØ có gỗ là đóng góp cho nền kinh tế đất
nước mà không quan tâm đến các sản phẩm khác lấy từ rừng. Ngày nay, nhiều
vùng miền trong nước các sản phẩm LSNG đóng vai trò quan trọng, nhiều loài
đang là đối tượng để sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. Trong những năm gần
đây, kim ngạch xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ liên tục tăng, giá trị các mặt
hàng này tăng từ 235 triệu USD năm 2001 lên 600 triệu USD năm 2005, riêng
Mây tre đan xuất khẩu đạt đạt 53,06 triệu USD năm 1999 tăng lên 106,42
triệu năm 2003 [1]. Năm 1996, riêng Dược liệu thu về 689,9 triệu USD [15].
Tại tỉnh Lâm Đồng năm 2005, ước tính toàn tỉnh thu mua 200 tấn dây
rừng tạo ra 300.600 sản phẩm có trị giá 16 tỷ đồng, tương đương 1 triệu USD.
Năm 2004, riêng 7 xà của huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An tổ chức trồng 100 ha
cây Đậu thiều thả Cánh kiến đỏ thu về 11 tấn nhựa cho thu nhập 350 triệu đồng
gần bằng nguồn thu ngân sách của huyện trong một năm (356 triệu đồng) [1].


5

Các sản phẩm LSNG đà góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân
sống gần rừng, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Một số loài cây cho nhiều loại
sản phẩm khác nhau, tạo việc làm cho hàng triƯu lao ®éng tõ miỊn nói, trung du ®Õn
®ång b»ng. N­íc ta hiƯn nay cã 2.017 lµng nghỊ vµ cã 11 ngành nghề truyền thống
sản xuất 11 mặt hàng thủ công mỹ nghệ thu hút tới 1,35 triệu lao động, giá trị hàng
hoá đạt 7.000 - 9.000 tỷ đồng [1]. Riêng Nghệ An có 6 làng nghề Mây tre đan xuất
khẩu mỗi năm thu mua khoảng 1.000 tấn nguyên liệu, tạo việc làm cho hàng ngàn
lao động vùng nông thôn, cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với làm nông nghiệp,
Tỉnh đang có chủ trương mở rộng thêm một số làng nghề thủ công mây tre đan xuất
khẩu hiện có.
Cây Luồng là một trong những loài cây xoá đói giảm nghèo được trồng từ
hàng chục năm nay ở các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Nghệ An,... Sản phẩm của
Luồng có mặt khắp cả nước với nhiều công dụng khác nhau như vật liệu làm

nhà, bột giấy, chiếu trúc, đồ thủ công mỹ nghệ, lấy măng,... Một số địa phương
khác đà trồng nhiều loài cây như Quế, Hồi, Thảo quả, Sa nhân, Thông nhựa,...
là những loài cho LSNG có giá trị cao được dùng cho xuất khẩu.
Như vậy, LSNG ở nước ta rất phong phú và đa dạng, việc gây trồng và phát
triển các loài LSNG đÃ, đang và sẽ tạo việc làm, tăng cho thu nhập, ổn định cuộc
sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hàng triệu người dân và
đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị thu ngoại tệ về cho đất nước.
1.2. Khái niệm về LSNG
LSNG có tên viết tắt Tiếng Anh là NTFPs (Non-Timber Forest
Products), cho đến nay khái niệm này được các tài liệu trong và ngoài nước
dẫn giải với nhiều khía cạnh khác nhau, theo W.W.F (1989) cho rằng LSNG
bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên
phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống,
nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi. Còn theo Wickens
(1991) thì LSNG bao gồm "Tất cả những sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công
nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bét giÊy) cã thĨ lÊy ra tõ hƯ sinh th¸i rõng tù


6

nhiên, rừng trồng, được sử dụng trong gia đình, mua bán, hoặc có giá trị cho
tôn giáo, văn hoá hoặc xà hội,... ".
Như vậy LSNG là tất cả các sản phẩm sinh học khác nhau ngoài gỗ
được khai thác từ rừng để phục vụ mục đích nhu cầu phát triển của con người.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, người ta phát
hiện được nhiều tính năng công dụng của các loài động, thực vật rừng. Trong
đó ngày càng có nhiều loại LSNG được điều tra, phát hiện, khai thác và sử
dụng. Tuỳ theo mục đích sử dụng và đối tượng nghiên cứu của từng loại
LSNG mà có nhiều cách phân loại khác nhau, sau đây là một số cách phân
loại phân loại phổ biến [1]:

Nếu phân loại LSNG theo giá trị của sản phẩm được sử dụng, bao gồm:
+ Nhóm cây làm dược liệu, gồm các loài cây làm thuốc bổ và chữa bệnh cho
người, gia súc, diệt côn trùng độc hại, ruốc cá,...
+ Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm bao gồm nhóm cây cho sản phẩm tinh
bột, nhóm cây dùng làm rau và nhóm cây làm gia vị.
+ Nhóm cây cho tinh dầu gồm các loài cây cho hương liệu phục vụ các ngành
công nghiệp nước hoa hoặc chữa bệnh, gia vị.
+ Nhóm đan lát làm đồ thủ công mỹ nghệ bao gồm nhóm cây dùng ngâm tẩm, chẻ,
trau chuốt,... làm các mặt hàng dùng nội địa và xuất khẩu (mây, tre đan xuất khẩu).
+ Nhóm cây cho dầu béo bao gồm các loài cây thường có quả, hạt dùng để ăn
hoặc ép chế dầu dùng trong công nghiệp (Sơn, Véc ni,...).
+ Nhóm cây cho ta-nanh bao gồm các loài cây có độ chát cao có khả năng sát
khuẩn và nấm.
+ Nhóm cây cho màu nhuộm bao gồm các loài cây có khả năng sử dụng vỏ
cây, lá, vỏ quả,... để nhuộm màu vải vóc và thực phẩm có độ an toàn cao.
+ Nhóm cây cho nhựa, sáp, sơn bao gồm các loài cây lấy nhựa chảy ra từ
thân, cành, gốc và có mùi đặc trưng của từng loài.
+ Nhóm cây làm cảnh, cho bóng mát bao gồm các loài cây có hình dáng đẹp,
hoa thơm và đẹp.


7

+ Nhóm cây làm thức ăn chăn nuôi bao gồm các loài ra củ người ăn được và
các loài rau dại mà gia cầm, gia súc hoặc cá ăn được.
+ Nhóm cây làm nguyên liệu giấy sợi bao gồm các loài cây họ tre nứa, các
loài cây gỗ có nhiều sợi Xenlulo.
+ Nhóm các sản phẩm thuộc nấm bao gồm những loài dùng làm dược liệu
hoặc thực phẩm.
+ Nhóm các sản phẩm từ động vật bao gồm thịt, da, lông, sừng,...

ưu nhược điểm của cách phân loại theo giá trị sản phẩm được sử dụng:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ nhớ, dễ áp dụng.
- Nhược điểm: Mới chú trọng đến giá trị sử dụng mà chưa quan tâm đến
đặc điểm sinh học của các loài nên khả năng, kỹ năng nhận biết các loài gặp
nhiều khó khăn. Một số loài có nhiều công dụng sẽ bị trùng vào các nhóm
khác nhau.
Một cách phân loại khác là dựa vào đặc điểm hình thái và dạng sống
của cây mà chia thành:
+ Nhóm tre nứa: Các loài cây thuộc phân họ tre nứa để sản xuất đồ thủ công
mỹ nghệ, làm bột giấy, lấy măng làm thực phẩm.
+ Nhóm cau dừa: Các loài cây thuộc họ cau dừa, thân hình cột hoặc thân leo
sống dựa vào cây khác, đốt thường đặc, phân lóng dùng làm cảnh, đan lát, cho
hoa quả ăn được.
+ Nhóm cây dây leo: Các loài thuộc nhiều họ khác nhau và phân thành nhiều
tầng tán, về dạng sống phân thành dạng dây leo thân thảo và dây leo thân gỗ.
+ Nhóm cây ký sinh, bì sinh: Các loài cây sống trên thân, cành hoặc vách đá
gồm các loài cây nhỏ thuộc họ Phong lan, Tổ điểu, Tầm gửi.
+ Nhóm cây bụi, thảm tươi:
- Các loài cây bụi: Cây thường phân cành sát gốc, thường không rõ thân
chính và tán thường nhiều cành, chúng thường ở tầng thấp nhất của tán rừng
và dễ mọc các vùng đồi khô hạn.


8

- Tầng cây thảm tươi: gồm các loài cây thân thảo sống lớp sát mặt đất
dưới tán rừng, chủ yếu thuộc ngành Dương xỉ và lớp Một lá mầm,...
+ Nhóm cây thân gỗ: Nhóm này có loài gỗ lớn, gỗ nhỡ, gỗ nhỏ. Ngoài công dụng
chủ yếu lấy gỗ thì còn cho các sản phẩm tinh dầu, nhựa, ta nanh, quả hạt ăn được,...
+ Nhóm thực vật bậc thấp: bao gồm các loài thuộc ngành Nấm, ngành Rêu,...

dùng dược liệu, thực phẩm, chăn nuôi,...
ưu nhược điểm của cách phân loại theo đặc điểm hình thái và dạng sống:
- Ưu điểm: Cách phân loại này cho chúng ta biết về dạng sống của các
loài và đặc điểm phân bố của một số loài, nhóm loài trong tự nhiên.
- Nhược điểm: Không cho chúng ta biết đầy đủ về công dụng, có thể có một loài
nhưng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau, chưa nêu rõ các đặc điểm sinh học của loài.
Một cách phân loại nữa là theo hệ thống phân loại sinh học, theo cách
phân loại này chúng ta có thể thấy được sự phân hoá và cũng như sự tiến hoá
của các loài. Trong hệ thống phân loại này được phân chia theo thứ bậc gồm
Giới \ Ngành \ Líp \ Bé \ Hä \ Chi\ Loµi, trong họ thì có họ phụ và có các chi.
ưu nhược điểm của cách phân loại theo hệ thống phân loại sinh học:
- Ưu điểm: Phương pháp này nêu được nhiều đặc điểm sinh học của loài,
sự liên quan của các loài, nhóm loài gần giống nhau và sự tiến hoá của chúng.
- Nhược điểm: Đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức nhất định
về phân loại động - thực vật .
Trong nghiên cứu LSNG, tuỳ theo đối tượng, mục đích nghiên cứu mà người
ta có thể sử dụng một hay kết hợp các cách phân loại trên.
1. 3. Lược sử nghiên cứu
Trên phạm vi toàn cầu, cơ quan Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) thành
lập mạng lưới nghiên cứu LSNG trên toàn thế giới và ra "Tạp chí lâm sản ngoài
gỗ". Chính phủ Hà lan có nhiều dự án LSNG tài trợ cho nhiều nước, nhiều trường
đại học của Đức, úc, Canađa, Hà Lan, Mỹ,... quan tâm nghiên cứu đến ảnh hưởng
LSNG đến cộng đồng dân cư sống gần rừng, nhất là trong thời đại ngày nay.


9

Các nước trong vùng nhiệt đới có nhiều công trình nghiªn cøu nh­: Jenne H
de Beer et al (1989), Virgilio de La Cruz et al (1989), FAO (1991, 1995), Nepstad
et al (1992), French et al (1996), Brockhoven (1996), Leakey et al (1996), Taylor

(1996), Vorhies (1997), Wollenberg et al (1998), Agarwal (1999),...
Đối với Đông Dương công trình khoa học có tính hệ thống đầu tiên viết
về LSNG là "Danh mục các sản vật Đông Dương", "Rừng Đông Dương" gồm
nhiều tập, của các tác giả nước ngoài, trong đó Chương 1 viết rất chi tiết về
các lâm sản ngoài gỗ [12].
Hiện nay, LSNG được các nước Đông Nam á quan tâm và nghiên cứu,
đặc biệt là ở các nước như Inđônêxia, Thái Lan, Philippine, Malaixia,... Bên
cạnh đó, nhiều nước không có nguồn tài nguyên này nhưng họ đà kiếm lợi rất
nhiều nhờ việc chế biến tạo ra các thành phẩm LSNG có giá trị cao như Hồng
Kông, Singapo, Đài loan,...
Đối với Việt Nam, Hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, cho đến nay có
11.373 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.524 chi của 378 họ được ghi nhận
[27], trong đó có 3.948 loài thuộc 1.572 chi của 307 họ thực vật (kể cả Rêu và
Nấm) có công dụng làm thuốc, với trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự
nhiên [1], có khoảng 660 loài thực vật cho tinh dầu và khoảng 600 loài cho ta
nanh, 93 loài cho chất màu, 76 loại cho nhựa thơm,... [16]. Riêng về họ Tre
trúc có 30 loài được phân loại thì phần lớn được dùng để đan lát, làm nhà, bột
giấy, trồng lấy thực phẩm,... [34].
Một số công trình nghiên cøu vỊ LSNG ë ViƯt Nam ra ®êi, nh­ Danh
mơc những loài thực vật chứa Tanin ở Miền Bắc Việt Nam của Phan Kế Lộc
(1973); Những loài Thực vật có Ých thc hä ThÇu dÇu ë ViƯt Nam cđa
Ngun NghÜa Thìn (1989); 1.900 loài cây có ích của Trần Đình Lý (1995);
Những cây tinh dầu Việt Nam của Vũ Ngọc Lộ (1996); Những loài cây có ích
của Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999);... Riêng nghiên cứu dược liệu làm thuốc
được chú ý hơn cả, nổi tiếng là công trình tương đối đồ sộ về Cây thuốc và vị


10

thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (1966 - 2001) và Từ điển cây thuốc Việt Nam

của Võ Văn Chi (1996).
Việc nghiên cứu chuyên về LSNG trước đây ở Việt nam chỉ có Trung
tâm nghiên cứu lâm đặc sản thực hiện, đà nghiên cứu một số loài như Quế,
Cánh kiến đỏ, Pơ mu, Sa nhân,... còn hầu như chủ yếu là khai thác các sản
phẩm LSNG từ rừng tự nhiên [9]. Trong những năm gần đây LSNG mới được
chú ý nghiên cứu và phát triển. Từ năm 1998 đến năm 2007, được sự tài trợ về
tài chính của Chính phủ Hà Lan và hỗ trợ về kỹ thuật của Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Bộ Nông Nghiệp & PTNT đà thành lập dự án
Quốc gia nghiên cứu phát triển các loài LSNG. Mục tiêu của dự án là xây
dựng chiến lược phát triển bền vững LSNG, chính sách thị trường và phát
triển, xây dựng mạng lưới và thực hiện các dự án, đề tài nhỏ về phát triển
LSNG gắn với phát triển cộng đồng. Tổ chức xây dựng một số mô hình thực
nghiệm, trình diễn ở huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh, huyện Tuyên Hoá,
Dăkrông tỉnh Quảng trị, huyện Hoành Bồ, Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, huyện
Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Một số kết quả mà dự án đà thực hiện là mô hình
trồng Mây tắt, Củ mài, Hương lâu, trồng Nấm, nuôi Tắc kè, tổ chức hội thảo,
nghiên cứu thị trường và phát triển LSNG,... [1].
Một số đề tài nghiên cứu liên quan về LSNG nh­ nghiªn cøu vỊ bé phơ
tre nøa cđa Tr­êng Đại học Lâm nghiệp; Nghiên cứu một số loài tre lấy măng
của Viện khoa học Lâm nghiệp; Xây dựng mô hình phát triển cây Luồng ở
huyện Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá; Nghiên cứu nhân giống tre Lồ Ô và Luồng
của Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế".
Đối với Nghệ An, là một trong những tỉnh có diện tích rừng giàu và lớn
nhất cả nước, riêng Vườn Quốc gia Pù Mát đà ghi nhận được 2.494 loài thực
vật có mạch và 919 loài động vật [11, 28]. Rừng Nghệ An có nhiều loài
LSNG được sử dụng từ hàng ngàn ®êi nay ë vïng miỊn nói cịng nh­ ®ång
b»ng. ViƯc nghiên cứu LSNG ở Nghệ An còn chưa được chú ý nhiều, gần đây
một số công trình nghiên cứu của Trường Đại học Vinh chủ yếu tập trung vào



11

nhóm cây thuốc, nổi bật nhất là các công trình của tập thể các nhà khoa học
Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhà và Nguyễn Thị Hạnh từ những năm 1994
đến 1998 ở huyện Con Cuông. Một số chương trình bảo tồn có sự tham gia
của dự án Bảo tồn thiên nhiên Nghệ An (do cộng đồng EC tài trợ) thực hiện ở
Vườn Quốc gia Pù Mát, trong đó có một số loài LSNG. Một số khảo sát về
LSNG ở vùng ®Ưm Pï Hng cđa mét sè chuyªn gia nh­ Sureeratna
Lakanavichian (Thái Lan), Đào Minh Châu đà thống kê được 48 loài có tên
Khoa học, tên Việt và tên Thái ở Bản Lằm, Bản Lầu xà Châu Phong huyện
Quỳ Châu [26]. Khảo sát đánh giá đào tạo về LSNG của Sharon Brown (úc).
Dự án Bảo vệ rừng Nghệ An phối hợp với Viện điều tra quy hoạch rừng điều
tra dánh giá thực vật khu BTTN Pù Huống phát hiện 1.114 loài thực vật, trong
đó có 235 loài cây LSNG. Sinh viên Nguyễn Mạnh Hà và Nguyễn Văn Bảo
thực hiện chuyên đề tốt nghiệp liên quan đến công tác quản lý bảo tồn, kiến
thức bản địa LSNG ở một số bản thuộc xà Châu Cường, Châu Thái thuộc vùng
đệm khu BTTN Pù Huèng.


12

Chương 2
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xà hội của khu vực nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên rừng
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm trong vùng có toạ độ địa lý từ
1040 13 đến 1050 16 độ kinh Đông, từ 190 15 đến 190 29 độ vĩ Bắc. Vùng
đệm của khu bảo tồn nằm trên địa bàn hành chính của 12 x· thuéc 5 huyÖn
gåm: HuyÖn QuÕ Phong cã 2 x· Cắm Muộn và Quang Phong; Huyện Quỳ
Hợp có 3 xà Châu Thành, Châu Cường và Châu Thái; Huyện Quỳ Châu có 2

xà Châu Hoàn và Diễn LÃm; Huyện Tương Dương có 4 xà Nga My, Yên Hoà,
Yên Tĩnh và Hữu Khuông; Huyện Con Cuông có 1 xà Bình Chuẩn [13].
2. 1. 2. Địa hình
Vùng đệm của Khu bảo tồn Pù hng n»m c¶ vỊ hai h­íng nói cđa dÉy
Pï Hng. Dẫy này có độ cao trung bình từ 200 800 m, gi¶i nói chÝnh Phu
Lon – Pï Hng cịng là giông núi cao nhất với các đỉnh Phu Lon 1.447 m, Pù
Huống 1.200 m. Giông núi này phân cách các huyện Quế Phong, Quỳ Châu,
Quỳ Hợp với các huyện Tương Dương, Con Cuông. Địa hình chia cắt mạnh và
sâu, tạo nên nhiều dòng suối dốc và hiểm trở, ở phía Bắc có Nậm quang, Nậm
gươm, Huổi bô, Huổi khi, Hi n©y. ë phÝa Nam cã NËm lÝp, NËm chao, Huổi
kít, Nậm ngàn, Nậm chon, Huổi uôn, khoảng cách suối từ 120 200 m, mạng
lưới suối dày đặc này là đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu.
Trong vùng đệm chủ yếu là núi đất, phía bắc tạo thành dÃy đồi bát úp
thấp dần từ chân Pù Huống tới các xà Quang Phong, Cắm Muộn, Châu Hoàn,
Diễn LÃm, Châu Thành, Châu Thái, Châu Cường. Phía Nam các Sườn dốc cao
và hiểm trở hơn thuộc các xà Bình Chuẩn, Nga My, Yên Hoà, Yên Tĩnh và
Hữu Khuông. Tuy nhiên một phần núi đá vôi xen kẽ rÃi rác ở các xà trong
vùng đệm. Núi ở đây được cấu tạo bởi các đá rắn cát kết và đá phiến, sỏi kết
và riolÝt, cã ®é dèc lín tõ 150 ®Õn 350.


13

2. 1.3. Địa chất và thổ nhưỡng
Điều kiện lập địa vùng đệm Pù Huống rất đa dạng. Do các yếu tố địa
hình, địa mạo, vị trí sườn Bắc, sườn Nam của dÃy núi Pù huống, độ dốc, độ
dày tầng đất, mức thoái hoá của các thực bì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
lập địa. Nhìn chung chất lượng lập địa ở Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và
Con Cuông tốt hơn ở Tương Dương, gồm các loại đất sau:
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, đá mẹ chủ yếu là

riolit và granit, chiếm phần lớn diện tích khu bảo tồn và vùng đệm khu BTTN
Pù Huống.
+ Đất feralit phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi: Phân bố rÃi
rác tạo thành từng đám nhá nh­ ë Quang Phong, C¾m Mn cđa hun Q
Phong, xà Châu Cường và Châu Thái huyện Quỳ Hợp, xà Bình Chuẩn huyện
Con Cuông, xà Nga My và Hữu Khuông huyện Tương Dương.
+ Đất bồi tụ không gley hoá hoặc gley yếu phân bố dọc theo các khe
suối, hình thành các bÃi tương đối bằng nằm xen kẽ trong rừng, đây là vùng
mà người dân thường khai thác để trồng lúa nước.
2.1.4. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu vùng đệm khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường
Sơn Bắc, miền này có khác với Đông Bắc và Tây Bắc. Khí hậu không những
phân hoá theo độ cao từ 200m đến 1.600 m mà còn phân hoá do ảnh hưởng
yếu dần của gió mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống. Sườn Nam lại chịu
ảnh hưởng của vùng khô hạn, điển hình Mường Xén - Kỳ Sơn. Sự mạnh lên
của gió mùa Tây Nam và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi tới Pù Huống tạo
nên những nét riêng của khí hậu Pù Huống ảnh hưởng tới vùng đệm Khu bảo
tồn. Chế độ nhiệt, mưa ẩm, số ngày mưa và ẩm độ cũng sai khác qua các trạm
bao quanh Pù huống như: Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu... thể hiện
qua bảng thống kê sau (Bảng 2.1)


14

Bảng 2.1: Các yếu tố khí tượng thuỷ văn khu vực xunh quanh khu BTTN Pù Huống
Nhân tố khí tượng

Tây Hiếu

Quỳ

Hợp

Quỳ Châu

Con

Tương

Cuông

Dương

1. Nhiệt độ trung bình năm

23,0

23,3

23,1

23,5

23,6

2. Nhiệt độ không khÝ cao nhÊt tut ®èi

41,6

40,8


41,3

42,0

42,7

3. NhiƯt ®é tèi thÊp trung bình tuyệt đối

-0,2

-0,3

0,4

2

1,7

4. Nhiệt độ mặt đất trung bình

26,7

26,7

26,4

26,4

27


5. Lượng mưa trung bình năm

1591,7

1640,9

1734,5

1791,0

1268,3

137

142

150

139

133

25

17,9

19,6

22


5,6

835,2

945,4

703,9

812,9

867,1

9. Độ ẩm trung bình năm

81

84

86

81

64

10. Độ ẩm tối thấp trung bình năm

63

60


65

64

59

279

208

290

449

192

6. Số ngày mưa trung bình năm
7. Số ngày mưa phùn trung bình năm
8. Lượng bốc hơi trung bình năm

11. Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất

(Số liệu khí tượng thuỷ văn của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung bộ).

Qua bảng thống kê theo dõi khí tượng trên có thể thấy sự chênh lệch và
khác biệt giữa hai vùng, vùng Bắc với các trạm Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tây Hiếu
do có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và tiểu khí hậu miền đà có số ngày mưa,
lượng mưa, độ ẩm, số ngày mưa phùn cao hơn vùng Nam là Tương Dương.
Trạm Tương Dương cho thấy các chỉ số về mưa ẩm đà thấp, các chỉ số
về nóng, bốc hơi, khô hạn lại cao hơn phía Bắc như lượng bốc hơi năm, nhiệt

độ mặt đất, nhiệt độ không khí tối cao thấp. Do có nhiều yếu tố khí tượng
khác nhau của từng vùng xunh quanh khu BTTN Pù Huống cũng tạo ra nhiều
loài thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loài LSNG sống phù hợp những
vùng có các yếu tố khí hậu khác nhau.
2. 1.5. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của 12 xà là 160.483 ha, trong ®ã diƯn tÝch khu
BTTN Pï Hng 49.806 ha chiÕm 31,04% tổng diện tích tự nhiên, diện tích
vùng đệm 110.677 ha chiÕm 68,96 tỉng diƯn tÝch tù nhiªn, diƯn tÝch ®Êt cã
rõng lµ 50.368 ha chiÕm 45,51%, diƯn tÝch ®Êt kh«ng cã rõng 53.624,3 ha
chiÕm 48,45% tỉng diƯn tÝch vïng ®Ưm, nh­ vËy ®Êt trèng ch­a sư dơng trong
vïng ®Ưm còn lớn, đây là những nương rẫy cũ và mới của đồng bào, những


15

vùng này có nhiều loài LSNG phát triển mạnh như Bách bộ, Sa nhân sẹ, Cỏ
lào, Lau, Chít, Tàu bay, ...
Do có nhiều loại kiểu rừng khác nhau nên thành phần LSNG rất đa dạng
và phong phú. Tài nguyên rừng vùng đệm Pù Huống xuất hiện nhiều loài
LSNG có giá trị ngoài gỗ cho các loại đặc sản như Trầm hương, các loại dầu
xá xị như tinh dầu Quế, Re hương, Vù hương, Long nÃo,... Các loài dùng đan
lát mỹ nghƯ xt khÈu nh­ Lng, Giang, Lïng, Nøa, M©y n­íc, Mây tắt,
Mây đắng, Guột,...
Rừng Quế mọc tự nhiên ở một số xà như Cắm Muộn, Diễn LÃm, Châu
Hoàn, Châu Thành nhưng một thời khai thác quá mức đến nay sản phẩm Quế
Quỳ nổi tiếng đang có nguy cơ mất nguồn gen quý.
2.1.6. Thảm thực vật
Vùng đệm của khu Pù Huống cã mét sè kiĨu rõng sau:
+ Rõng nguyªn sinh:
- Rõng nhiệt đới mưa ẩm lá rộng thường xanh: Phân bố ở độ cao từ 200m đến

900m, các họ thực vật cho nhiều sản phẩm LSNG thuộc họ Re (Lauraceae), họ
Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà
phê (Rubiaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae), họ Mua (Melastomataceae), họ
Xoan (Meliaceae), ... Về Động vật các loài chủ yếu phân bố ở loại hình rừng
này vì có nhiều loại thức ăn phong phú và đa dạng hơn, bao gồm các loài cho
sản phẩm LSNG thuộc họ Gấu (Ursidea), họ Cầy (Viverridea), họ Nai
(Cervidea), họ Mèo (Felidea),... Tuy nhiên do lợi nhuận của các loài động vật
cao nên tình trạng săn bắn quá mức và ráo riết đang xảy ra vùng đệm và cả
vùng lõi khu BTTN Pù Huống. Hiện nay chỉ có các loài như Lợn rừng, các
loài Cầy mực, Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy giông, Cầy vằn,... là đang còn
nhiều, còn các loài thú lớn khác ngày càng hiếm.
- Kiểu phụ rừng núi đá: Chiếm khoảng 850 ha phân bố ở 2 phía Nam và Bắc khu
Bảo tồn thuộc địa phận Bình Chuẩn, Châu Cường, Quang Phong, Cắm Muộn,...
Kiểu rừng này hầu như còn nguyên vẹn và hiểm trở, trong đó nhiều loài LSNG


16

như Sến, Dứa dại, Đa, Si, ... Trong rừng này nơi trú ngụ của một số loài động vật
như Sơn Dương, Nai, Hoẵng, Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Vượn đen má trắng, Dơi,...
+ Rừng Thứ sinh
Cây gỗ rừng nguyên sinh ít, xuất hiện nhiều loài ưa sáng mọc nhanh,
phân bố ®é cao d­íi 400 m gåm c¸c kiĨu phơ rõng thø sinh sau:
- Rõng thø sinh sau khai th¸c kiƯt: Rừng này chủ yếu phân bố gần với khu
dân cư và rừng trước dây của các lâm trường Quỳ Hợp, Hồng Chân, Quế
Phong. Các loài cây gỗ lớn có giá trị bị chặt hết hiện tại chỉ còn các loài cây
gỗ tạp đường kính (từ 20-30cm) nhỏ chiếm ưu thế như Táu Muối, Giẻ, De,...
trong rừng này còn có thể khai thác các sản phẩm LSNG như Mật ong, khai
thác hạt Dẻ, các cây lấy thuốc như Dây máu chó, rễ Hoàng đằng, hạt Máu
chó, Thổ phục linh, củ Mài... và một số loài thú như lợn rừng, các loài cầy,...

- Rừng tre nứa: Rừng này cho SPNG chủ yếu dùng đan lát đồ thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu, phân bố thành đám rộng 150 đến 300 ha rải rắc kh¾p 2 s­ên
nói. Ch¾c ch¾n r»ng rõng tre nøa ë đây xuất hiện sau nương rẫy. Tuy gọi là
rừng tre, nhưng từng đám vẫn còn một số loài cây thân gỗ rải rác như Hu đay,
Bời lời, Côm, Lòng mang... Trong kiểu rừng này xuất hiện một số loài động
vật gặm nhấm cho thịt như Nhím, Chuột rừng, Dúi, Don,...
- Rừng thứ sinh sau nương rẫy: Rừng này còn lại chủ yếu các loài cây ưa sáng
mọc nhanh như Sau sau, Bục bục,... các sản phẩm LSNG chủ yếu là các loài cây
thuốc Sa nhân sẹ, Bách bộ,... các loài cây làm hương liệu như Hương bài,
Hương lâu.
- Trảng cây bụi : Có hầu hết ở các xÃ, các loài LSNG chủ yếu là cây làm
thuốc, ưa sáng, một số loài dây leo như Bìm bìm, Lạc tiên,...
- Trảng cỏ tái sinh sau nương rẫy: Chủ yếu các loài cỏ và cây thân thảo như
Cỏ tranh, Lau, Chít,...
- Thảm cây trồng nông nghiệp: Chủ yếu là sác nương Ngô, Sắn, Lúa, Đậu,
Lạc,... được người dân trồng, các loài LSNG có thể trồng xen hoặc mọc hoang
là Riềng, các loại dưa nói, ...


17

2.2. Những đặc điểm dân sinh và kinh tế
2.2.1. Tình hình nhân khẩu, diện tích, đất đai, thu nhập
Vùng đệm Khu BTTN Pï Hng thc 12 x· cđa 5 hun. Tổng diện tích
đất tự nhiên vùng đệm là 110.677 ha, dân số có 49.699 người (bình quân 2,23
ha/người). Đất rừng đà được giao cho hộ gia đình, cộng đồng theo Nghị đinh
163/CP. Tuy nhiên, có một phần đất tuy đà giao nhưng thuộc quyền quản lý của
BQL Rừng phòng hộ của các huyện (Bảng 2.2). Đất rừng ở đây có độ dốc lớn,
địa hình chia cắt mạnh, trong khi đó diện tích đất dành cho nông nghiệp bao gồm
cả nương rÉy chØ cã 7.5512, ha (0,15 ha/khÈu). DiƯn tÝch lóa nước rất ít, như xÃ

cao nhất là Châu Thái 913 m2/người, thấp nhất là xà Diên LÃm 173 m2/người,
thậm chí có bản sống gần rừng như bản Cướm - xà Diễn LÃm chỉ có 87
m2/người, trung bình chung toàn vùng ®Ưm 388m2/ng­êi. Tuy nhiªn, diƯn tÝch
lóa n­íc trång mét vơ chiếm phần lớn ở những vùng ven khe suối, do mưa lũ
không trồng được. Do vậy lương thực thiếu trầm trọng, hàng năm Nhà nước vẫn
phải chu cấp một phần lương thực chống đói. Tổng số hộ là 8.535 hộ, thu nhập
bình quân đầu người chỉ có 189.160 đ/người/năm (Bảng 2.2.1).
Hiện tại 233 hộ với 1.342 khẩu của 3 bản thuộc xà Nga My huyện
Tương Dương vẫn còn định cư trong vùng lõi Khu Bảo tồn và có 98 hộ của 2
bản thuộc xà Bình Chuẩn và Cắm muộn mới xâm nhập trái phép vào vùng lõi.
Cộng đồng dân cư ở vùng đệm chủ yếu là người Thái, còn lại là Khơ Mú, một
số rất ít người Thổ, Mường, Kinh,...
Nguồn sống chính của dân trong vùng dựa vào nông nghiệp và nương
rẫy, một số lao động tham gia khai thác gỗ, làm rẫy trái phép trong vùng lõi
Rừng đặc dụng Pù Huống và Rừng phòng hộ.
Thu nhập bình quân đầu người giữa các xà không đồng đều, những xà có
đường giao thông thuận tiện, gần trung tâm huyện lỵ, đất trồng lúa nước nhiều
hơn, giao lưu thị trường phát triển như Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ
Hợp) có thu nhập cao hơn, còn lại những xà đường giao thông khó khăn, cách


18

xa trung tâm huyện lỵ như Nga My, Hữu Khuông, Yên Hoà, Yên Tĩnh huyện
Tương Dương thì thu nhập thấp hơn.
Bảng 2.2: Thống kê tình hình dân sinh kinh tế các xà vùng đệm khu BTTN Pù Huống
Đất lâm nghiệp
Huyện xÃ

I- Quế Phong

1. Cắm Muộn
2. Quang Phong
II- Quỳ Châu
3. Châu Hoàn
4. Diễn LÃm
III- Quỳ Hợp
5. Châu Thành
6. Châu Cường
7. Châu Thái
IV-Tương Dương
8. Nga My
9. Yên Hoà
10. Yên Tĩnh
11.Hữu Khuông
V- Con Cuông
12. Bình Chuẩn

Diện tích
(ha)

Tổng
(ha)



Đất nông

Dân số

Số hộ


rừng

nghiệp (ha)

(khẩu)

(hộ)

(ha)

Thu nhập

Nhóm dân

BQ năm

tộc chủ

(đ/người)

yếu

11.263,0
14.479,0

10.734,3
13.638,4

6.467,5

9.730,8

528,7

(129,3)
488,5 (179,9)

5210
5090

742
788

150.000
140.000

Thái,Kmú
Thái

7.674,0
13.921,0

7.481,1
13.786,1

4.943,5
9.864,9

192,9
134,9


(76,1)
(36,3)

1960
2093

350
325

200.000
190.000

Thái
Thái

7.505,0
8.393,0
7631,0

7.339,5
7.874,3
4955,4

3.007,4
3.572,5
2320,8

165,5 (145,0)
518,7 (208,6)

1440,3 (609,0)

3711
4663
6667

654
923
1268

220.000
240.000
230.000

Thái
Thái
Thái

30.796,0
12.851,0
15.615,0
12.093,0

29.535,1
12.261,0
15.068,6
11.520,2

17818,6
7.087,5

3.615,9
4.350,3

1260,9
590,0
546,4
572,8

5643
4219
3664
3089

863
791
579
568

190.000
180.000
180.000
170.000

Thái, K'mú
Thái,
Thái
Thái, Kmú

18.262,0


17.150,4

11588,4

1111,6 (102,8)
7.551,2 (1926,2)

3697

614

180.000

Thái

(156,7)
(115,4)
(96,7)
(70,4)

160483,0 151344,4 84368,1
49699
8535
189.160
Cộng
( Nguồn từ Dự án khả thi khu BTTN Pù Huống và UBND các xÃ, phần (...) là diƯn tÝch lóa n­íc).

Ngay trong mét x· th× tû lƯ đói nghèo giữa các bản không giống nhau, ví dụ
như 3 bản của xà Diễn LÃm là Bản Cướm, Na Lạnh, Bản Chao thì tỷ lệ hộ đói
nghèo tương ứng là 54,0%, 70,3%, 35,0% (Nguồn từ dự án Bảo vệ rừng).

Đối với những hộ thiếu ăn hàng năm thì giải pháp duy nhất là khai thác
lâm sản từ rừng, trong đó các loài LSNG có vị trí đặc biệt. Thời gian từ tháng
10 năm trước đến tháng 3 năm sau thì hàng ngàn người ở các bản sống vùng
đệm từ Thanh niên, Phụ Nữ, Trẻ em,... đều phải vào rừng khai thác LSNG như
rễ Hoàng đằng, củ Bách bộ, bông Đót, bông Lau, Củ mài,...để bán lấy tiền
đong gạo.


19

Bảng 2.3: Thống kê diện tích đất thuộc BQL rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp quản lý
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8

Diện tích do BQL rừng phòng
hộ hoặc Công ty (ha)
Châu Thái
3.709,9
Trong đó: 1.853,7
1.856,2
Châu Cường
4.674,4
Trong đó: 292,6

4.381,8
Châu Thành
2.854,9
Trong đó: 676,0
2.178,9
Quang Phong
5.617,0
Hữu Khuông
11.569,3
Nga My
6.760,5
Yên Tĩnh
3.124,0
Yên Hoà
5.303,0
Cộng
43.613,0
(Nguồn các BQL rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp)
Tên xÃ

Tên đơn vị quản lý đất
BQL Rừng phòng hộ Quỳ Hợp
Công ty Lâm nghiệp Quỳ hợp
BQL Rừng phòng hộ Quỳ Hợp
Công ty Lâm nghiệp Quỳ hợp
BQL Rừng phòng hộ Quỳ Hợp
Công ty Lâm nghiệp Quỳ hợp
Công ty lâm nghiệp Quế Phong
BQL rừng phòng hộ Tương Dương


Trước đây khi chưa thành lập BQL khu BTTN Pù Huống (năm 2002) thì
người dân còn tự do khai thác lâm sản trong khu rừng đặc dụng nhưng đến nay
thì rừng đặc dụng được khoanh vùng nên người dân ít có cơ hội vào rừng khai
thác LSNG. Mặt khác có 43.613 ha rừng thuộc quyền quản lý của các BQL
rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp. Do rừng và đất rừng không giao cho người
dân sử dụng lâu dài nên rất khó khăn cho việc phát triển kinh tế và quyền lợi
của người dân cũng bị hạn chế. Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân ở Bản
Khì xà Châu Cường cho hay Cha ông họ sống ở đây hàng trăm năm và đều nhờ
vào rừng, nhưng giờ đây Nhà nước quản lý (Công ty Lâm nghiệp Quỳ Hợp)
rừng và đất rừng thì người dân không biết lấy gì để tồn tại và phát triển.
2.2.2. Tình hình giao thông, thị trường
Hiện nay, đường ô tô đà vào được trung tâm của các xÃ, từ thị trấn Hoà
Bình - Tương Dương vào các xà Hữu Khuông, Nga My, Yên Tĩnh, Yên Hoà
khoảng cách từ 35- 50 km, đường vào các xà Châu Hoàn, Diễn LÃm cách trị
trấn Quỳ Châu 35-40 km nhưng phải vượt qua dốc Pù Xén (Châu Phong),
đường vào các xà Quang Phong, Cắm Muộn cách trị trấn Quế Phong cũng gần
20 km, đường đi vào các xà lại rất khó khăn có nhiều đá nổi, khe suối, dốc về
mùa mưa hay bị tắc nghẽn, thông thường đi từ các xà vùng đệm ®Õn trung t©m


20

huyện lỵ đi xe lai phải mất từ 200.000 đ/người đến 500.000 đ/người một lượt
đi và về. Hiện nay, đang xây dựng con đường liên huyện nối huyện Con
Cuông với Quỳ Hợp qua các xà vùng đệm khu BTTN Pù Huống (Bình Chuẩn Con Cuông, Châu Thái - Quỳ Hợp).
Trong khu vực các xà thuộc vùng đệm Pù Huống đều không có chợ, việc
trao đổi vật liệu làm nhà, hàng hoá, gỗ,... phương tiện duy nhất phải dùng ô tô 3
cầu chuyên chở. Các hàng hoá nhỏ lẻ người dân phải đến các trung tâm thị tứ,
huyện lỵ cách hàng chục km, do đó giao lưu, trao đổi thị trường còn hạn chế.
2.2.3. Y tế, giáo dục, văn hoá

Mỗi xà vùng đệm đều có một trạm y tế có từ 3-5 y t¸, y sÜ, ch­a cã b¸c
sÜ. Trong vïng đệm có 4 trung tâm phòng khám khu vực cụm xÃ: Châu Thôn
(Quế Phong), Châu Thành (Quỳ Hợp), Châu Phong (Quỳ Châu), Yên Na
(Tương Dương), mỗi trung tâm có 2-3 bác sĩ và 5-9 y tá, y sĩ.
Mỗi xà có một trường Trung học Cơ sở và một trường Tiểu học và một
trường Mầm non. Tuy nhiên khoảng cách giữa các bản xa nhau nên thường xây
dựng trường học theo từng bản hay cụm bản. Toàn bộ các xà khu vực vùng
đệm không có trường Trung học Phổ thông, do đó học sinh đều phải ra trung
tâm thị trấn huyện lỵ để học tập. Số người mũ chữ vẫn còn nhiỊu, riªng x·
DiƠn L·m 700 ng­êi (chiÕm 34,11% tỉng sè nhân khẩu toàn xÃ).
Do tập quán lâu đời nên phần lớn các hộ gia đình vẫn nhốt gia súc, gia
cầm dưới sàn nhà, nguồn nước dùng cho sinh hoạt là nước khe suối bị ô nhiễm
nặng nề, nhất là mùa mưa bÃo, tiềm ẩn nguyên nhân gây ra dịch bệnh.
Hiện tại có nhiều bản, xà chưa có diện lưới Quốc gia như xà Quang
Phong, Cắm Muộn, Châu Hoàn, Diễn LÃm, Nga My, Yên Hoà, Yên Tĩnh và
Hữu Khuông, sinh hoạt của người dân chủ yếu vẫn dùng đèn dầu và thuỷ điện
nhỏ, thống kê bước đầu cả 12 xà có khoảng 2.200 máy thuỷ điện nhỏ. Mỗi xÃ
hiện nay có một trạm bưu điện văn hoá xÃ, thông tin liên lạc bằng trạm tiếp
sóng không dây nên hay bị trục trặc kỷ thuật, sách báo rất sơ sài chỉ có báo
nhân dân, Nghệ An, Dân tộc miền núi, Nông nhiệp,... ph­¬ng tiƯn duy nhÊt


21

thông tin phổ biến nhất là đài Radio, rất ít số hộ có Tivi vì không có điện lưới,
rừng núi hiểm trở chưa có trạm phát, tiếp sóng.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên và kinh tế xà hội của các xà vùng đệm Khu
BTTN Pù Huống gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống lạc
hậu, kinh tế chưa phát triển còn mang tính tự cung, tự cấp nhiều, giao lưu thị
trường và hàng hoá kém phát triển, số hộ đói nghèo và thiếu ăn vẫn còn nhiều,

cuộc sống của người dân vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có trong rừng đó
là khai thác gỗ và LSNG. Nếu có định hướng phát triển các loài LSNG thì đây
là một trong những giải pháp tốt để cải thiện cuộc sống của đồng bào vùng
đệm khu BTTN Pï Huèng.


22

Chương 3
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Lập danh lục các loài LSNG trong vùng đệm khu BTTN Pù Huống.
+ Đánh giá tính đa dạng của nhóm LSNG trên các mặt khác nhau làm
cơ sở cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững.
+ Đánh giá đa dạng về dạng sống.
+ Đánh giá về thị trường thu mua, mùa vụ thu hái LSNG.
+ Tìm hiểu một số mô hình nuôi trồng LSNG.
+ Các nguyên nhân suy thoái và từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý,
sử dụng và phát triển bền vững các loài LSNG phù hợp với phong tục tập
quán, phát huy kiến thức bản địa về LSNG.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung yêu cầu phải thực hiện là:
1. Điều tra thành phần và các hình thức thu hái, chế biến, bảo quản và sử dụng
các loài LSNG theo kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân sống
xung quanh khu BTTN Pù Huống. Xác định chính xác tên khoa học các loài
đà thu thập.
2. Đánh giá tính đa dạng sinh học của nguồn LSNG.
- Đánh giá về phân loại: Đa dạng ngành (tỷ lệ %), đa dạng về họ (họ tập
trung), đa dạng chi (chi đa dạng).
- Đánh giá về đa dạng công dụng khác nhau, phân thành các nhóm công dụng

khác nhau như nhóm dùng làm dược liệu, nhóm đan lát thủ công mỹ nghệ,
nhóm cho tinh dầu và hương liệu, nhóm cho rau và gia vị, nhóm loại quả hạt
ăn được, nhóm cho cây cảnh, nhóm loài dùng nhuộm, nhóm loài quý hiếm,
nhóm nguy cấp phân loại theo Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/CP.
- Đánh giá về các bộ phận sử dụng: bao gồm, thân cành, hoa, lá, quả, hạt, vỏ
hay toàn bộ cây. Các bộ phận sử dụng nhiều nhất liên quan đến công tác bảo
tồn sử dơng bỊn v÷ng.


×