BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ VŨ THANH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỖN HỢP GỖ KEO TAI TƯỢNG
(Acacia mangium Wild), BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre)
VÀO SẢN XUẤT VÁN LẠNG KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 60. 52. 24
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Hoàng Xuân Niên
2. PGS.TS. Trần Văn Chứ
Hà Nội - 2009
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ VŨ THANH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỖN HỢP GỖ KEO TAI TƯỢNG
(Acacia mangium Wild), BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre)
VÀO SẢN XUẤT VÁN LẠNG KỸ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội - 2009
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đời
sống của con người mỗi ngày một nâng cao, họ không ngừng đưa ra các yêu
cầu ngày càng cao về nhu cầu phục vụ cuộc sống trong đó những sản phẩm
liên quan đến gỗ được họ rất quan tâm. Nhu cầu sử dụng gỗ ngày một tăng
cao, cộng thêm việc khai thác rừng bừa bãi, khơng có quy hoạch nên diện tích
rừng nước ta bị giảm một cách nhanh chóng. Rừng ngày càng bị thu hẹp về
diện tích, từ một nước có độ che phủ rừng lớn trên thế giới, đến thời điểm này
Việt Nam chỉ cịn giữ được một diện tích nhỏ rừng ngun sinh. “Theo số liệu
điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 cịn 9,5 triệu ha rừng,
chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm 1981 cịn 7,4 triệu, chiếm 24%, đến
năm 1989 có 9,3 triệu, trong đó có những rừng mới trồng.”
Trong những năm gần đây, ngành Công nghiệp Chế biến Lâm sản Việt
Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, đã khẳng định được vị trí và vai trò
của ngành trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Một trong những yếu
tố để tạo nên sự thành cơng đó chính là nhờ có chính sách đúng đắn trong việc
thúc đẩy khoa học công nghệ Chế biến Lâm sản, đặc biệt là công nghệ sản
xuất ván nhân tạo.
Gần đây, kim ngạch nhập khẩu của ngành cơng nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam cao, phải nói đến cơng nghiệp ván lạng (có kim ngạch nhập lớn thứ 2 đạt
1,5 triệu USD, tăng 12% so với kim ngạch nhập khẩu ván lạng tháng 1/2008.
Giá nhập khẩu ván lạng trung bình tháng 1/2008 ở mức 0,6 USD/m3, tăng 0,1
USD/m3 so với cùng kỳ 2006)… Nguyên nhân các cơ sở chế biến ở nước ta
phải nhập nguyên liệu từ nước ngồi là do nguồn ngun liệu trong nước
khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
Đứng trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu cho ngành công
nghiệp sản xuất ván lạng, ở một số nước có ngành cơng nghiệp chế biến gỗ
2
phát triển như: Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Italia…, các nhà sản xuất đã tìm
đến cơng nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật.
Ta hiểu ván lạng kỹ thuật là gì? Ván lạng kỹ thuật (Engineered Wood
Veneer), tên học thuật là ván trang sức tổ chức lại (Reconstitued Decorative
Lumber), dùng ván mỏng (bóc hoặc lạng) gỗ mọc nhanh rừng trồng hoặc gỗ
bình thường làm nguyên liệu chủ yếu, dùng kỹ thuật điều chế màu ván mỏng,
ép lớp, ép khuôn dán định hình chế tạo thành, là loại vật liệu trang sức chất gỗ
kiểu mới có đặc tính cảm giác chất, hoa văn, màu sắc của loài gỗ quý tự nhiên
hoặc hoa văn nghệ thuật khác.
Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về loại hình cơng nghệ này mới
chỉ được cơng bố một cách rất hạn chế, mang tính giới thiệu, các nội dung
chun mơn ít được đề cập. Năm 2006, “Cơng trình nghiên cứu về cơng nghệ
sản xuất ván lạng kỹ thuật và kỹ thuật phòng chống biến màu gỗ” do Đoạn
Tâm Phương (Trung Quốc) đã được cơng bố, đó là cơng trình nghiên cứu khá
tổng hợp, chi tiết và rõ ràng về ván lạng kỹ thuật. Còn ở nước ta vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về cơng nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật.
Vì vậy, việc nghiên cứu về công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật và sử dụng
ván lạng kỹ thuật vào sản xuất hàng mộc là một việc làm hết sức cần thiết và
có ý nghĩa. Tuy nhiên, trong công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật, cần hết sức chú
ý đến nguyên liệu gỗ, cách thức tạo vân thớ, keo dán, chất lượng ván mỏng,
và các thông số chế độ ép tạo hộp gỗ trong quá trình lạng ván…
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium
Wild), Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) vào sản xuất ván lạng kỹ thuật”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng của con người ngày
càng tăng cho nên ván lạng gỗ được sử dụng ở Việt Nam với số lượng lớn.
Nguồn ván lạng gỗ chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Các cơ sở trong nước
sản xuất ra với số lượng rất ít. Lượng ván lạng sản xuất trong nước cũng như
nhập khẩu hàng năm đều tăng (lượng ván lạng nhập khẩu năm 2006 tăng tới
76% so với năm 2005). Các cơ sở sản xuất ván lạng trong nước đa phần phải
sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài do các loại gỗ của Việt Nam
chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng vân thớ, màu sắc.
Mặc dù được sử dụng nhiều, nhưng ván lạng gỗ có nhiều nhược điểm
như: màu sắc phụ thuộc nhiều vào gỗ tạo ra nó, vân thớ đơn điệu, chiều rộng
ván nhỏ,…
So với ván mỏng được lạng từ gỗ tự nhiên thì ván lạng kỹ thuật có
những ưu điểm: có thể làm thành một tấm trang sức hồn chỉnh từ đó mà đơn
giản hố cơng đoạn sản xuất ván trang sức đồng thời có lợi cho việc thực hiện
liên tục hố của q trình sản xuất; vân thớ và màu sắc của ván mỏng có thể
tự do thiết kế; có thể lạng ra ván mỏng có vân thớ như nhau.
Để có thể sử dụng hiệu quả gỗ mọc nhanh rừng trồng trong lĩnh vực
sản xuất này thì việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất ván lạng kỹ
thuật là giải pháp thực sự hữu hiệu. Với công nghệ này, giá trị sử dụng cũng
như phạm vi ứng dụng của gỗ mọc nhanh rừng trồng sẽ được tăng lên đáng kể
và tất nhiên cùng với nó thì việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên, các loại gỗ quý
hiếm cho sản xuất ván lạng cũng sẽ giảm.
Ở Việt Nam hiện chưa có cơng trình nghiên cứu nào về loại ván này và
chưa có bất cứ một nhà máy, xí nghiệp nào đi vào sản xuất.
4
Vì vậy, sử dụng hỗn hợp gỗ vào tạo ván lạng là việc làm hết sức cần
thiết và có ý nghĩa. Từ việc kết hợp các loại gỗ khác nhau, sử dụng các
phương pháp như nhuộm màu, tẩy trắng khác nhau sẽ tạo ra sự đa dạng vân,
đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Lịch sử nhân loại đã biết lợi dụng phối hợp màu sắc biến thành trang
sức đồ gia dụng và mơi trường nơi ở có thể có từ thời rất xa xưa. Ở nước ta
thời đại Tam hồng ngũ đế đã có kỹ thuật pha chế màu tương đối thành thục.
Trang sức cung điện, viên lãm, đồ gia dụng của Trung quốc cổ đại, như cung
của Tần, Hán, Minh, Cố cung… đều đã dùng ván lạng tiến hành nhuộm màu
vân thớ phối hợp trạm khảm hình thành hoa văn trang sức, và dùng kỹ thuật
thấp vàng tiến hành trang sức. Ở nước ngoài, 2000 năm trước đế quốc La mã
đã từng dùng các mảnh gỗ tiến hành phối hợp vân thớ, màu sắc tiến hành
trang sức đồ gia dụng. Có thể thấy, gỗ là vật liệu gắn liền với sinh hoạt, nghỉ
ngơi của con người, con người khơng chỉ đơn giản dùng nó để sản xuất đồ
mộc, mà rất sớm đã hiểu rằng lợi dụng màu sắc và vân thớ của các lồi cây
khác nhau thơng qua kỹ thuật ghép nối, trạm khảm, trang sức, vẽ, điêu
khắc…. hình thành màu sắc và hoa văn ưa thích để làm đẹp đời sống của con
người.
Nói chung, các cơng trình nghiên cứu về loại hình cơng nghệ này được
cơng bố một cách khái quát, mang tính giới thiệu, tham khảo chứ chưa đi sâu
vào nội dung chuyên môn. Năm 2006, tại Trung Quốc có cơng bố tài liệu về
cơng nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật và kỹ thuật phòng chống biến màu gỗ
của tác giả Đoạn Tâm Phương cũng khá chi tiết, rõ ràng về ván lạng kỹ thuật.
Qua cơng trình này, tác giả đã cho thấy việc ứng dụng công nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật từ một số loại gỗ của Trung Quốc như gỗ Ly, Vân Sam… đều
5
cho chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt công nghệ và thiết bị phục
vụ sản xuất không địi hỏi q phức tạp. Tuy nhiên, các thơng số kỹ thuật,
cơng nghệ mà cơng trình này cơng bố đều chỉ phù hợp với những loại gỗ
nghiên cứu và điều kiện sản xuất cụ thể của họ.
Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật được công bố từ những năm 60
của thế kỷ 20, là một trong những ngành có tiềm năng đối với các nước đang
phát triển như: Đức, Italia, Nhật Bản và Trung Quốc… và thành công về lĩnh
vực này phải kể đến Trung Quốc.
Vào những năm 70, Cộng hịa Liên bang Đức đã chuyển giao cơng
nghệ và đưa thiết bị sản xuất ván lạng kỹ thuật cho Trung Quốc. Tham gia
vào cơng trình này có sự đóng góp của nhà máy kiến thiết Thượng Hải, nhà
máy gỗ Bắc Kinh cùng với các nhà máy hữu quan tiến hành thiết kế. Từ đó,
Trung Quốc trở thành một nước phát triển mạnh về lĩnh vực trang sức bề mặt
sản phẩm ván nhân tạo.
Khơng dừng ở đó, những năm tiếp theo Trung Quốc còn phát triển
mạnh về sản xuất ván mỏng dán mặt. Họ nhập các loại máy móc thiết bị từ
Nhật Bản và một số nước khác. Tiêu biểu cho cơng nghệ này, có hai cơ sở sản
xuất đồ mộc Hồng Hải và Yến Đài. Bên cạnh đó, hai nhà máy Quang Hoa và
Bắc Kinh đã thành công ở kỹ thuật dán ván vi mỏng ướt trang sức, cung cấp
sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới.
Các nhà máy đồ mộc ở Thượng Hải cũng như các địa phương khác đã
bắt đầu ứng dụng kỹ thuật dán ván lạng vi mỏng cho bộ phận cấu kiện đồ mộc
hoặc trên tấm kim loại mỏng, hay dán lên sản phẩm phù điêu ván sợi ép và
ván dăm đã được xem là vật liệu kiến trúc dùng để trang sức nội thất.
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới công nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi. Các nhà sản xuất đã và
đang ứng dụng hiệu quả cơng nghệ này có thể kể đến: Alpiligum (Italia),
6
Anqing Hengtong Wood Co.Ltd.(Trung Quốc); Linyi Kaiyuan Wood Industry
Co.Ltd.; Guangzhou Weitian Timber Manufacturing Co.Ltd; Mac Douglas
Wood Flooring (Suzhou) Co.Ltd; Foshan Shunde Lulin Wood Products
Co.Ltd… Các sản phẩm sản xuất ra đã được các nhà sản xuất ván sàn, vật liệu
trang trí nội thất như: Shanghai YELS Artificial Plank Limmited Company
Shanghai King Yird Intl.Tranding Co.Ltd; Changzhou Shudi Wood Co.Ltd;
Hangzhou Hodin Decoration materials Co.Ltd; Jiashan Longsen lumbering
Co.Ltd; Foshan Nanhai Jingcheng Woodwook Co.Ltd: Hangzhou Mitsein
Wood Co.Ltd… sử dụng và đánh giá cao về độ bền cũng như hiệu quả thẩm
mỹ đạt được [4].
Nói chung, các cơng trình nghiên cứu về loại hình cơng nghệ này được
cơng bố một cách khái qt, mang tính giới thiệu, tham khảo chưa đi sâu vào
nội dung chuyên môn.
Năm 2006, tại Trung Quốc đã công bố tài liệu về ”Công nghệ sản xuất
ván lạng kỹ thuật và kỹ thuật phòng chống biến màu gỗ” của tác giả Đoạn
Tâm Phương. Tài liệu cũng khá chi tiết, rõ ràng về ván lạng kỹ thuật. Với
những kết quả thu được của tác giả Đoạn Tâm Phương đã giúp cho chúng ta
có những cơ sở căn bản để tiếp cận với công nghệ sản xuất mới này.
Tuy nhiên, quy trình cơng nghệ và các thơng số cịn nhiều hạn chế vì
nó chỉ phù hợp với những điều kiện và loài gỗ mà tác giả nghiên cứu.
1.2.2. Tại Việt Nam
Do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng cho nên ván lạng đã
được Việt Nam biết đến từ khá lâu, chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài
nhưng vào một số năm gần đây nhu cầu sử dụng ván lạng trong nước có xu
hướng tăng đáng kể. Lượng ván lạng sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu
hàng năm đều tăng (lượng ván lạng nhập khẩu năm 2006 tăng tới 76% so với
năm 2005). Các cơ sở sản xuất ván lạng trong nước đa phần phải sử dụng
7
nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nguyên liệu gỗ mọc nhanh
rừng trồng trong nước hầu như không được sử dụng.
Để có thể sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ mọc nhanh rừng trồng trong
lĩnh vực sản xuất này thì việc nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật là giải pháp thực sự hữu hiệu. Với công nghệ này, giá trị sử
dụng cũng như phạm vi ứng dụng của gỗ mọc nhanh rừng trồng sẽ được tăng
lên đáng kể và tất nhiên cùng với nó thì việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên, các
loại gỗ quý hiếm cho sản xuất ván lạng sẽ giảm đáng kể.
Hiện nay, ở nước ta chưa có cơng trình nghiên cứu nào về cơng nghệ
sản xuất ván lạng kỹ thuật được công bố, các nghiên cứu của nước ngồi chỉ
được cơng bố dưới dạng giới thiệu kết quả cuối, giới thiệu sản phẩm thương
mại, phần chi tiết công nghệ được giữ kín, hơn nữa cơng nghệ của họ chỉ phù
hợp với điều kiện sản xuất của họ. Chính vì vậy, các cơ sở sản xuất ván lạng
trong nước hầu hết chưa tiếp cận với công nghệ này.
Tại trong nước, Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật chưa được biết
đến nhiều nguyên nhân là do các lý thuyết nghiên cứu về vấn đề này còn
nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo còn hạn hẹp. Gần đây trong đề tài: “ Nghiên
cứu công nghệ sản xuất ván lạng từ gỗ mọc nhanh rừng trồng” của PGS.,TS.
Trần Văn Chứ đang trong quá trình nghiên cứu, bước đầu đưa ra một số kết
quả rất khả quan. Nhóm tác giả của đề tài đã nghiên cứu được một số yếu tố
như: loại gỗ, loại keo và một số yếu tố về công nghệ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá sự ảnh hưởng của hỗn hợp nguyên liệu gỗ (Bồ đề và Keo tai
tượng) tới chất lượng ván lạng kỹ thuật qua đó đề ra những giải pháp hợp lý
cho công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật.
8
- Tạo ra sản phẩm ván lạng kỹ thuật mới có chất lượng cao từ gỗ mọc
nhanh, rừng trồng. Các sản phẩm này sẽ thay thế các loại ván lạng gỗ tự nhiện
từ các loại gỗ quý hiếm qua đó mở ra hướng nghiên cứu mới cho ngành Chế
biến lâm sản.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo ra được một số loại ván lạng kỹ thuật từ sự kết hợp giữa gỗ Bồ đề
và gỗ Keo tai tượng. Qua đó, đề xuất được quy trình cơng nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật phù hợp với điều kiện và công nghệ sản xuất của Việt Nam.
- Tạo ra được các loại vân thớ phù hợp từ hai loại gỗ Bồ đề và Keo tai
tượng với công nghệ và điều kiện sản xuất trong nước.
- Đánh giá được một số chỉ tiêu về chất lượng của ván lạng kỹ thuật.
Qua đó, so sánh với chất lượng ván lạng gỗ.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu cơng nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật (đặc biệt
theo hướng sử dụng hỗn hợp các loại gỗ).
- Nghiên cứu các giải pháp tạo vân thớ trong công nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật (đặc biệt theo hướng tạo khn mẫu trong q trình sản xuất ván
lạng kỹ thuật).
- Tiến hành tạo khuôn mẫu và tạo hộp gỗ kỹ thuật trong quá trình sản
xuất ván lạng kỹ thuật.
- Tiến hành sản xuất, tạo vân cho ván lạng kỹ thuật sử dụng hai loại gỗ
Bồ đề và Keo tai tượng theo quy trình đã lựa chọn.
- Kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng ván lạng kỹ thuật. Đề
xuất quy trình cơng nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật phù hợp với điều kiện và
công nghệ sản xuất của Việt Nam.
9
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
a. Gỗ
Gỗ dùng trong nghiên cứu là gỗ Bồ Đề và gỗ Keo tai tượng.
b. Chất kết dính
Keo sử dụng cho sản xuất hộp gỗ kỹ thuật sẽ là hỗn hợp giữa keo UF và
keo PVAc. Việc kết hợp 2 loại keo này trước hết là sự biến tính keo UF đóng
rắn ở điều kiện nhiệt độ thường bằng tỷ lệ hỗn hợp với keo PVAc, mục đích
nhằm cải thiện tính cứng giịn của keo nhựa UF, tăng tính dẻo của lớp keo sau
đóng rắn, giảm mài mịn dao lạng, bề mặt ván lạng phẳng nhẵn.
Theo tài liệu [4], tỷ lệ các thành phần có trong keo UF và keo PVAc
là:
Keo UF có hàm lượng chất rắn 65%, độ nhớt 200~300 mPa.s (250C),
hàm lượng Formaldehyde tự do ≤ 0,3%, pH = 8,0~8,8.
Keo PVAc có hàm lượng chất rắn 40%, độ nhớt ≥ 4000 mPa.s.
Chất đóng rắn khoảng 0,5~1,0%.
Lượng keo tráng 350g/m2.
Đơn pha chế:
- Keo bột UF Samino :
100 phần trọng lượng
- Nước
:
60 phần trọng lượng
- Keo sữa PVAc
:
45 phần trọng lượng
- Chất đóng rắn
:
10 phần trọng lượng.
1.5.2. Cơng nghệ
Thực nghiệm tạo ra sản phẩm ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề và Keo tai
tượng có vân thớ theo quy trình cơng nghệ đã chọn dựa trên cơ sở các yếu tố
công nghệ được cố định:
+ Nguyên liệu: Ván mỏng được bóc từ gỗ Bồ đề và Keo tai tượng.
+ Loại chất kết dính: Keo PVAc, Keo UF, chất đóng rắn…
10
+ Dùng phương pháp ép ván là phương pháp ép nguội.
Các chỉ tiêu đánh giá:
- Hộp kỹ thuật:
+ Màu sắc, hoa văn
+ Khả năng bám dính giữa các lớp ván
+ Khả năng trượt giữa các lớp ván
- Chất lượng ván kỹ thuật: + Chỉ tiêu ngoại quan (màu sắc, vân thớ…)
+ Tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt
+ Sai số chiều dày
+ Khả năng bám dính của ván lạng kỹ thuật
+ Khả năng chống chịu với môi trường.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu cấu tạo gỗ Bồ đề và Keo tai tượng, các
kết quả nghiên cứu về cấu tạo gỗ ở các đề tài tốt nghiệp của sinh viên.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng.
1.6.2. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được ứng dụng tạo ra các mẫu
sản phẩm ván lạng kỹ thuật theo quy trình đã lựa chọn. Các bước tiến hành
như sau:
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu: Ván mỏng được bóc từ gỗ Bồ đề, Keo tai
tượng. Keo dán (keo PVAc, keo UF và chất đóng rắn).
+ Kiểm tra chất lượng ván mỏng và keo dán.
+ Chuẩn bị thiết bị: Khn mẫu, máy móc thiết bị phục vụ cho việc tạo
ván lạng kỹ thuật (máy ép, máy lạng…).
+ Lựa chọn quy trình tạo ván lạng kỹ thuật hợp lý.
+ Tiến hành sản xuất ván lạng kỹ thuật.
11
+ Tạo mẫu để kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng
ván lạng kỹ thuật.
1.6.3. Phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm
a) Kiểm tra nguyên liệu
- Kiểm tra độ ẩm ván mỏng nguyên liệu
+ Độ ẩm là tỉ lệ phần trăm giữa lượng nước có trong gỗ so với khối
lượng gỗ khơ kiệt.
W
m1m0
100 %
m0
Trong đó: m1 - khối lượng gỗ ban đầu (có nước) (g)
m0 - khối lượng gỗ khô kiệt (g)
Sử dụng máy đo độ ẩm kiểu cảm ứng để xác định độ ẩm ván mỏng
Hình 1.1. Máy đo cảm ứng
b) Kiểm tra ván mỏng
Ván mỏng bao gồm ván bóc nguyên liệu và ván lạng kỹ thuật.
+ Kiểm tra sai số chiều dày
Các bước tiến hành kiểm tra như sau:
12
+ Dụng cụ thí nghiệm.
- Panme điện tử, độ chính xác lấy tới 10-2mm.
- Kích thước mẫu thử: 100 x 100 (mm), 10 mẫu.
+ Phương pháp thí nghiệm:
Ta kẻ 4 điểm t1, t2, t3, t4 trên mẫu như hình vẽ:
100
t1
t2
t3
t4
100
25
25
Dùng thước panme đo lần lượt 4 điểm t1, đến t4 cho 10 mẫu thử rồi tính
giá trị trung bình.
+ Kết quả: Sai số chiều dày của ván mỏng được tính theo cơng thức :
S=
Tdn Ttb
x 100 (%).
Tdn
Trong đó:
Tdn - chiều dày ván mỏng danh nghĩa;
Ttb - chiều dày ván mỏng trung bình.
+ Kiểm tra tần số vết nứt và chiều sâu vết nứt
Các bước tiến hành kiểm tra:
+ Dụng cụ kiểm tra.
- Mực tàu, chổi quét, cốc đựng; kéo cắt và kính lúp.
+ Phương pháp thí nghiệm:
- Ta kẻ mẫu thành các ơ có kích thước 100 x 100 (mm), dùng mực tàu
quét vào các ô xen kẽ với nhau như hình vẽ:
13
- Ta để ván khô khoảng 30 phút, rồi dùng kéo cắt các mẫu đã quét mực tàu.
- Dùng kính lúp đếm các vết nứt lần lượt trên 10 mẫu và đo chiều sâu vết nứt
đó.
+ Kết quả: Tần số vết nứt được xác định theo công thức:
Ts =
N
, Vết/cm.
10
Trong đó:
Ts - Tần số vết nứt (vết/cm);
N - Số lượng vết nứt đo được trên mẫu.
Chiều sâu vết nứt được tính theo cơng thức:
10
Hi
Cs =
Trong đó:
i 1
N .t
x 100 (%)
Hi - Chiều sâu vết nứt thứ i (mm);
t - Chiều dày trung bình của ván (mm).
N - Số lượng vết nứt đo được trên mẫu.
+Kiểm tra khả năng chống chịu với mơi trường.
- Khả năng chịu khí hậu: Để ván ở nhiệt độ mơi trường, nếu ván khơng
có hiện tượng phồng rộp, khơng phát sinh vết nứt thì ta kết luận rằng ván lạng
kỹ thuật có khả năng chống chịu với môi trường tốt và ngược lại.
14
- Khả năng chịu ẩm: Tiến hành thí nghiệm ngâm ván trong nước ở điều
kiện môi trường với các khoảng thời gian: 30 phút; 1 giờ; 2 giờ; 3 giờ; 5 giờ;
7 giờ; 10 giờ. Kết quả thu được các mẫu ván ngâm trong các khoảng thời gian
là như nhau nếu khơng có hiện tượng bong tách màng keo, màu sắc của ván
nhuộm cũng khơng bị biến màu. Khi đó, ta kết luận rằng ván có khả năng chịu
ẩm tốt và ngược lại.
c) Kiểm tra và đánh giá sơ bộ hộp gỗ kỹ thuật
+ Kiểm tra và đánh giá sự trượt giữa các lớp ván mỏng.
+ Kiểm tra và đánh giá sự bong tách giữa các lớp của hộp gỗ.
+ Kiểm tra hiện tượng thay đổi bán kính cong của hộp gỗ kỹ thuật do
gỗ đàn hồi trở lại trạng thái phẳng.
d) Kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng ván lạng kỹ thuật
+ Đánh giá theo chỉ tiêu ngoại quan: màu sắc, hoa văn và khuyết tật gia
công.
Màu sắc của sản phẩm. Ưu điểm nổi bật của Ván lạng kỹ thuật chính là
ở tính đa dạng và cảm giác đẹp của màu sắc. Màu sắc bao gồm sắc điệu và
ánh màu, ánh màu thường liên quan đến lồi cây ngun liệu. Vì thế, trong
thực tế nghiêng về kiểm tra sắc điệu có ở trong phạm vi sắc điệu thiết kế hay
không, ánh màu trên cùng 1 mặt ván đồng đều điều hồ khơng, giữa các loạt
khác nhau của cùng một loại sản phẩm có tồn tại chênh lệch không. Đương
nhiên, mức độ tốt xấu của hiệu quả trang sức, thường thường do cảm giác,
hứng thú, yêu thích, phong tục, tập qn… khác nhau mà có chênh lệch rất
lớn. Vì thế yêu cầu đối với màu sắc chỉ có thể xem xét từ hiệu quả tổng thể,
khơng thể yêu cầu màu sắc hoàn toàn như nhau, như thế sẽ mất đi cảm giác
đẹp tự nhiên của bản thân gỗ.
Hoa văn. Hoa văn là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá
tính năng trang sức của ván lạng kỹ thuật, trên thực tế hoa văn thường được
15
xem là một tổng thể, từ góc độ tổng hợp để đánh giá hiệu quả trang sức. Khi
kiểm tra sản phẩm sản xuất, thường dùng phương pháp so sánh tiến hành
phán đoán, tức tiến hành so sánh với hoa văn thiết kế trước, thường yêu cầu
nó tự nhiên nhịp nhàng, sai khác với hoa văn thiết kế gốc không lớn là đạt;
phương pháp khác là so sánh sản phẩm với sản phẩm, sản phẩm giữa các
loạt… có chênh lệch rõ rệt khơng, nếu chênh lệch tương đối lớn, thì khơng sử
dụng trang sức trong cùng một không gian.
Khuyết tật gia công. Khuyết tật gia công chủ yếu bao gồm rạn nứt bề
mặt, bẩn bề mặt, vết keo, độ nhấp nhô… Ván lạng cịn có dày mỏng, lỗ mọt,
gỗ xẻ có cong vênh, xước cạnh, nứt… Trên nguyên tắc khuyết tật gia công
cần khống chế nghiêm ngặt, đặc biệt đối với khuyết tật ảnh hưởng tương đối
lớn đối với tính trang sức, còn đối với khuyết tật tự nhiên của bản thân gỗ,
như mắt, lỗ mọt nhỏ… nên khống chế vừa phải, đặc biệt là mắt sống, càng thể
hiện đẹp tự nhiên của gỗ.
+ Kiểm tra và đánh giá khả năng bám dính
Ván lạng kỹ thuật thường dùng phương pháp kiểm tra tính năng bong
ngâm tẩm. Sau thực nghiệm thơng qua quan sát mặt dán có bong lớp hay
khơng phán đốn tính năng dán. Đối với ván lạng kỹ thuật dùng nội thất phải
phù hợp tiêu chuẩn cường độ dán loại II. Phương pháp thực nghiệm thông
thường dùng phương pháp thực nghiệm bong ngâm tẩm điều 4.17 trong
phương pháp thực nghiệm tính năng vật lý, hố học ván nhân tạo và tấm ván
nhân tạo mặt trang sức.
Các bước tiến hành kiểm tra như sau:
+ Dụng cụ thí nghiệm.
- Nồi nước, thước bằng thép, độ chính xác 1mm.
- Tủ sấy đối lưu khơng khí, nhiệt độ khơng đổi độ nhạy 10C, phạm vi
nhiệt độ 40~2000C.
16
- Kích thước mẫu thử: 75 x 75 mm, 6 mẫu.
+ Phương pháp thí nghiệm: Ngâm mẫu thử vào nồi nước nhiệt độ
6330C, sau khi ngâm 3h, lấy mẫu ra lau sạch nước bám trên bề mặt, cho vào
tủ sấy (63 30C) sấy 3h, quan sát bề mặt mẫu thử có hiện tượng bong hay
khơng, dùng thước đo chiều dài bong của mỗi mẫu thử.
+ Kết quả: Dùng chiều dài bong hoặc phần phân lớp biểu thị, nếu bong
hoặc phân lớp của một cạnh chia thành vài đoạn thì cần cộng lại chính xác
đến 1 mm.
1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.7.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận văn nêu ra các vấn đề cốt yếu về lý thuyết tạo ván lạng kỹ thuật
với các trang thiết bị và điều kiện sản xuất của Việt Nam. Các vấn đề cốt yếu
về lý thuyết tạo ván lạng kỹ thuật được trình bày rõ như:
+ Quá trình tạo vân thớ và các yếu tố trong tạo vân thớ.
+ Q trình cơng nghệ tạo ván lạng kỹ thuật.
+ Các vấn đề về kỹ thuật khi tạo ván lạng kỹ thuật, như: sự ảnh hưởng
của các yếu tố nguyên liệu, các yếu tố công nghệ, sự ảnh hưởng của loại keo,
lượng keo, các chỉ tiêu nhuộm màu đến các chất lượng ván lạng kỹ thuật.
1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Tạo ra ván lạng kỹ thuật là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lớn. Những kết
quả nghiên cứu và kết luận của luận án hồn tồn có thể áp dụng vào thực tiễn
sản xuất của Việt Nam. Điều này chẳng những giúp cho ván nhân tạo của Việt
Nam nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, mà còn mở ra các hướng
mới cho ngành Chế biến lâm sản.
1.7.3. Ý nghĩa của nghiên cứu, phát triển ván lạng kỹ thuật
Cùng với việc tài nguyên rừng tự nhiên ngày càng giảm, lượng ứng
dụng của gỗ mọc nhanh rừng trồng ngày càng lớn; và cùng với việc gỗ quý
17
của rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, người ta đã chú trọng nghiên cứu đi
sâu vào hướng gia công đối với gỗ mọc nhanh, làm cho nó có đặc trưng của
lồi gỗ q, từ đó thay thế nó, giảm tiêu hao của gỗ quý. Gỗ kỹ thuật là
một trong những thành quả quan trọng của hướng nghiên cứu này.
Gỗ kỹ thuật lấy gỗ tự nhiên làm nguyên liệu, trong q trình chế tạo nó
khơng phá huỷ cấu tạo vi mơ và thuộc tính vốn có của gỗ tự nhiên, hồn tồn
giữ lại thuộc tính tự nhiên: cách nhiệt, cách điện, điều ẩm, điều nhiệt… Khắc
phục khuyết tật tự nhiên và những hạn chế của màu sắc, vân thớ, kích thước
quy cách gỗ tự nhiên. Tính năng sử dụng, tính năng trang sức thì tốt hơn rất
nhiều gỗ tự nhiên, phù hợp xu thế tiêu dùng và mong muốn tiêu dùng gần tự
nhiên, trở về tự nhiên của mọi người hiện nay và sau này có thị trường tiêu
thụ rộng lớn.
Gỗ kỹ thuật làm cho màu sắc gỗ được vươn xa, có thể chế tạo ra sản
phẩm tương tự vân thớ, màu sắc gỗ quý tự nhiên, có thể phát huy đầy đủ sức
tưởng tượng chế tạo ra sản phẩm nghệ thuật đặc sắc. Vân thớ, màu sắc đa
dạng, chủng loại sản phẩm phong phú, tạo cho thị giác môi trường gỗ nội hàm
mới và thế giới sắc, kết hợp quan điểm thẩm mỹ của gỗ với nhau, phong cách
của nó có thể thay đổi theo thay đổi của thời đại và có thể căn cứ kích thước,
hình thể cần tiến hành chế tác, đáp ứng nhu cầu trang sức khơng gian diện tích
lớn, thứ tự gia cơng đơn giản thuận tiện, dễ gia công cắt xén, sau gia công khó
biến dạng phá bỏ phong cách thiết kế ngành gỗ truyền thống bị hạn chế vì
ngun liệu có lợi cho thực hiện cơ giới hố tiếp tục gia cơng sau, nâng cao
năng suất lao động.
Gỗ kỹ thuật trong quá trình chế tạo ứng dụng tổng hợp kỹ thuật mới
hiện đại, kỹ thuật điều chế màu gỗ, kỹ thuật dán gỗ, kỹ thuật ép khn định
hình, thiết kế khn và chế tạo, thiết kế mơ phỏng trên máy vi tính… và có lợi
cho kỹ thuật cao ứng dụng đầy đủ trong lĩnh vực chế biến gỗ, như chất chống
18
cháy làm cho nó có cơng năng chống cháy, cho thuốc bảo quản làm tăng tuổi
thọ sử dụng của nó, thơng qua kỹ thuật sinh vật làm cho nó có công năng điều
tiết nhiệt độ và độ ẩm nội thất… là ứng dụng tổng hợp các khoa học, kỹ thuật
sẽ nâng cao hơn giá trị kinh tế của sản phẩm.
Do lượng keo sử dụng trong gỗ kỹ thuật rất ít, trong q trình chế tạo
có thể dùng keo bảo vệ mơi trường hoặc keo có tính tan trong nước khơng
chứa Formaldehycle, phù hợp tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong nước và
quốc tế, cịn ngun liệu thì lợi dụng gỗ mọc nhanh rừng trồng có thể thực
hiện kinh doanh lâu dài, kéo theo sự phát triển của các loại gỗ mọc nhanh
rừng trồng, bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên, cung cấp con đường mới để phát
triển các sản phẩm đồ gia dụng, ván nhân tạo và vật liệu trang sức.
Tài nguyên rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm tìm được sản phẩm
thay thế vô cùng hợp lý, tức là vừa đáp ứng nhu cầu hiệu quả trang sức và số
lượng các loài cây khác nhau lại làm cho tài nguyên rừng quý được kéo dài, là
sản phẩm màu xanh trên ý nghĩa chân chính, phù hợp với chiến lược phát
triển bền vững của ngành chế biến gỗ.
Phát triển gỗ kỹ thuật mở ra con đường mới lợi dụng gỗ bình thường và
gỗ mọc nhanh, giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn cung cầu thiếu tài nguyên gỗ
quý trang sức cao cấp, phát huy ưu thế gỗ – tài nguyên có thể tái sinh, phong
phú chủng loại sản phẩm dịng chính của vật liệu trang sức chất gỗ, thúc đẩy
nghiên cứu và phát triển trang sức bề mặt vật liệu chất gỗ. Hiện nay, nhiều
nước đã hạn chế hoặc cấm khai thác rừng tự nhiên và hạn chế xuất khẩu gỗ…
Lợi dụng gỗ bình thường và gỗ mọc nhanh rừng trồng trở thành dịng chính
cho cơng nghiệp chế biến gỗ từ nay về sau. Vì thế, phát triển mạnh gỗ kỹ
thuật là một trong những con đường quan trọng phát triển bền vững cơng
nghiệp gia cơng gỗ, có ý nghĩa lâu dài và quan trọng.
19
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về ván lạng kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm về ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật (Engineered Wood) là một loại sản phẩm ván nhân tạo
được chế tạo từ những loại gỗ mọc nhanh rừng trồng hoặc gỗ bình thường
thơng qua xử lý nhuộm màu ván mỏng, ép lớp, ép khn dán định hình.
Hộp gỗ này được tạo thành bởi sự dán dính nhiều lớp ván bóc theo
chiều dọc thớ gỗ. Q trình sản xuất ván lạng kỹ thuật như sau: trước tiên ta
xếp các tấm ván bóc đã qt keo vào khn mẫu chuẩn bị trước đó, dán ép
chúng lại với nhau để trở thành hộp gỗ, sau đó từ hộp gỗ lạng thành ván
mỏng. Khi lạng hộp gỗ ta căn cứ vào yêu cầu thiết kế để định ra phương chiều
lạng gỗ.
Như vậy, ván lạng kỹ thuật là dùng loại ván mỏng (bóc hoặc lạng) gỗ
mọc nhanh rừng trồng hoặc gỗ bình thường làm nguyên liệu chủ yếu, dùng kỹ
thuật điều chế ván mỏng ép lớp, ép khn dán định hình chế tạo thành, là một
loại trang sức chất gỗ kiểu mới có đặc tính cảm giác chất, hoa văn, màu sắc
của lồi gỗ q tự nhiên hoặc hoa văn nghệ thuật khác.
Ván lạng kỹ thuật do ván mỏng ép lớp tổ chức lại mà thành. Thông
thường chiều dày của ván mỏng như nhau, chiều thớ song song nhau. Quy
cách của ván lạng kỹ thuật có thể căn cứ cơng dụng khác nhau trực tiếp chế
tạo thành kích thước quy cách cần. Kết cấu của nó do ván mỏng và lớp keo
dán cấu thành, về lượng keo đưa lên rất nhỏ, lớp keo dán của nó chủ yếu lấy
hình thức lớp hỗn hợp keo dán và ván mỏng tồn tại. Lớp keo dán ván lạng kỹ
thuật mơ phỏng vịng sinh trưởng hoặc vòng năm của gỗ tự nhiên thiết kế.
Như thế, trên mặt cắt của ván lạng kỹ thuật lớp keo dán và lớp ván mỏng cấu
thành hoa văn.[4]
20
2.1.2. Đặc điểm của ván lạng kỹ thuật
2.1.2.1. Phân loại ván lạng kỹ thuật
a. Chia theo hình thái sản phẩm. Phương pháp phân loại này chia ván
lạng kỹ thuật thành hai loại, sản phẩm tồn tại ở hình thái ván lạng, dùng để
làm mặt trang sức gọi là ván ván lạng kỹ thuật, sản phẩm tồn tại ở hình thái
hộp ván, chủ yếu là hình thức gỗ xẻ sử dụng gọi là ván lạng kỹ thuật.
b. Chia theo phương pháp chế tạo. Phương pháp chế tạo ván lạng kỹ
thuật thay đổi theo loại keo sử dụng, thường dùng nhất là keo đóng rắn nhiệt
độ thường, gọi là phương pháp ép nguội, cũng có thể dùng phương pháp đóng
rắn ép nhiệt, đóng rắn giã nhiệt cao tần…
c. Chia theo nguồn gốc thiết kế hoa văn. Căn cứ gỗ mộc thiết kế và hoa
văn của ván lạng kỹ thuật khác nhau, có thể chia làm hai loại lớn: một loại là
nhóm phỏng tự nhiên, màu sắc và hoa văn của nó mơ phỏng màu sắc và hoa
văn của gỗ quý tự nhiên thiết kế, chế tạo ra; một loại là nhóm hoa văn nghệ
thuật, là màu sắc và hoa văn tính nghệ thuật dung hợp giữa yêu thích của con
người và tư tưởng thiết kế mà thành.
d. Chia theo vân thớ mặt trang sức.
- Vân thớ bổ đôi. Mặt trang sức của ván lạng kỹ thuật phỏng theo mặt
cắt bổ đôi của vòng năm hoặc vòng sinh trưởng, hoa văn biểu hiện là do các
dây gần như song song chiều dài tổ thành.
- Vân thớ bổ tư. Mặt trang sức phỏng theo chiều xuyên tâm vòng năm
hoặc vòng sinh trưởng thành một góc cắt nhất định mà thành, hoa văn tương
tự hoa văn bổ đôi, nhưng chiều rộng của dây rộng hơn vân thớ bổ đôi.
- Vân thớ tiếp tuyến. Mặt trang sức cắt theo chiều tiếp tuyến vòng năm
hoặc vòng tăng trưởng mà thành, hoa văn biểu hiện sắp xếp gần như chữ V
hoặc hình đường cong.
21
- Chia theo công dụng đặc biệt. Căn cứ công năng đặc biệt của ván lạng
kỹ thuật có thể chia thành ván lạng kỹ thuật chống cháy, ván lạng kỹ thuật
chống nước, ván lạng kỹ thuật chống ẩm ướt, ván lạng kỹ thuật thu âm… [4]
2.1.2.2. Đặc tính sản phẩm của ván lạng kỹ thuật
a. Tổ thành vật lý của ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật giữ lại tổ thành vốn có và đặc tính tự nhiên của gỗ,
thơng qua điều chế đối với màu sắc và sắp xếp lại tổ chức kết cấu của nó, làm
cho nó có tính năng trang sức và tính năng vật lý, cơ học đặc biệt, tỷ lệ các
thành phần ván lạng kỹ thuật khơ kiệt có sai khác đơi chút theo lồi gỗ
nguyên liệu, loại keo sử dụng và phương pháp gia công, nhưng thành phần
chủ yếu do gỗ tự nhiên, keo dán và chất phụ gia, chất bắt màu (bao gồm thuốc
nhuộm và thuốc màu)… Trong đó gỗ tự nhiên chiếm 92~95%; chất phụ gia
của keo chủ yếu là chất biến tính keo, như chất làm dẻo, chất loại bỏ
Formaldehycle và chất độn; vật liệu phụ gia chủ yếu là chất phụ trợ để hình
thành hoa văn, như giấy, vải màu… Tỷ lệ khối lượng các thành phần của ván
lạng kỹ thuật khô kiệt thường gặp như sau:
+ Gỗ tự nhiên: 92 ~ 95%
+ Keo và chất phụ gia: 4 ~ 6%
+ Chất bắt màu (bao gồm thuốc nhuộm và chất màu): 0 ~ 2%
+ Vật liệu phụ gia: 0 ~ 0,5%.
b. Đặc tính sản phẩm của ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật giữ lại thuộc tính tự nhiên như cách nhiệt, cách điện,
điều ẩm, điều nhiệt của gỗ tự nhiên và có các đặc điểm sau:
- Màu sắc phong phú, vân thớ đa dạng. Ván lạng kỹ thuật có thể căn cứ
yêu cầu ở các thời kỳ của người tiêu dùng tiến hành biến tính đối với màu sắc
gỗ, và tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp được mọi người yêu thích, màu sắc
càng tươi sáng cảm giác lập thể hoa văn càng mạnh, hoa văn càng động và có
22
sức sống, thỏa mãn đầy đủ đa dạng hóa và cá tính hóa của người tiêu dùng
hiện đại u cầu.
- Tính năng vật lý, cơ học càng ưu việt. Ván lạng kỹ thuật trên kết cấu
tiến hành tổ chức lại ưu hóa đối với gỗ tự nhiên, khắc phục khuyết điểm dễ
biến dạng cong vênh của gỗ tự nhiên, khối lượng thể tích, độ cứng, cường độ
uốn tĩnh… đều tốt hơn gỗ tự nhiên nguyên liệu của nó.
- Tỷ lệ lợi dụng tổng hợp sản xuất và tỷ lệ lợi dụng thành phẩm cao.
Ván lạng kỹ thuật có thể lợi dụng hết mức ván mỏng bóc từ gỗ trịn, biến gỗ
trịn thành vng, nâng cao tỷ lệ lợi dụng tổng hợp của gỗ; đồng thời cịn có
thể căn cứ nhu cầu khác nhau gia cơng thành kích thước khổ theo nhu cầu, khắc
phục tính hạn chế của đường kính gỗ tự nhiên, hoa văn và màu sắc của nó đều
có tính quy luật nhất định, trong q trình sử dụng tránh được sự cắt và ghép
nối do chênh lệch vân thớ, màu sắc của gỗ tự nhiên xẩy ra, có thể lợi dụng hết
vật liệu.
- Loại bỏ khuyết tật tự nhiên của gỗ tự nhiên. Ván lạng kỹ thuật trong
quá trình sản xuất chế tạo, có thể loại bỏ khuyết điểm vốn có của gỗ tự nhiên,
khắc phục khuyết tật không thể tránh khỏi lỗ mọt, nứt, mục, biến màu, chênh
lệch màu… vốn có của gỗ tự nhiên, là một loại vật liệu hầu như khơng có bất
kỳ khuyết tật nào.
- Có thể tạo cho gỗ nhiều loại cơng năng. Ván lạng kỹ thuật trong q
trình chế tạo có thể tiến hành xử lý biến tính phịng mục, phịng mọt, chống
ẩm ướt, thu âm, chậm cháy thuận tiện, tạo cho gỗ các loại cơng năng, và có
thể tập trung nhiều loại công năng ở trong gỗ, phát huy đầy đủ tính năng của
gỗ.[4]
2.1.2.3. Ý nghĩa của nghiên cứu phát triển ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn cho đời sống. Cùng với ngày
càng giảm của tài nguyên rừng tự nhiên, lượng ứng dụng của gỗ mọc nhanh
23
rừng trồng ngày càng lớn; và cùng với ngày càng giảm của gỗ quý rừng tự
nhiên, thông qua gia công sâu đối với gỗ mọc nhanh, làm cho nó có đặc trưng
của lồi gỗ q, từ đó thay thế nó, giảm tiêu hao của gỗ quý, đã thành đề tài
mới phát triển bền vững công nghiệp gia công gỗ. Ván lạng kỹ thuật là 1
trong những thành quả quan trọng của đề tài mới này.
a. Ván lạng kỹ thuật lấy gỗ tự nhiên làm nguyên liệu, trong quá trình
chế tạo khơng phá hủy cấu tạo vi mơ và thuộc tính vốn có của gỗ tự nhiên,
hồn tồn giữ lại thuộc tính tự nhiên cách nhiệt, cách điện, điều ẩm, điều
nhiệt… của gỗ tự nhiên, khắc phục khuyết tật tự nhiên và hạn chế của màu
sắc, vân thớ, kích thước quy cách của gỗ tự nhiên, tính năng sử dụng, tính
năng trang sức thì tốt hơn rất nhiều gỗ tự nhiên, phù hợp xu thế tiêu dùng và
mong muốn tiêu dùng gần tự nhiên, trở về tự nhiên của con người.
b. Ván lạng kỹ thuật làm cho màu sắc gỗ được vươn xa, có thể chế tạo
ra sản phẩm tương tự vân thớ, màu sắc gỗ quý tự nhiên, lại có thể phát huy
đầy đủ sức tưởng tượng chế tạo ra sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, vân thớ, màu
sắc đa dạng, chủng loại sản phẩm phong phú, tạo cho thị giác môi trường gỗ
nội hàm mới và thế giới màu sắc và kết hợp quan điểm thẩm mỹ của gỗ với
nhau, phong cách của nó có thể thay đổi theo thay đổi của thời đại, và có thể
căn cứ kích thước, hình thể cần tiến hành chế tác, đáp ứng nhu cầu trang sức
khơng gian diện tích lớn, thứ tự gia công đơn giản thuận tiện, dễ gia công cắt
sén, sau gia cơng khó biến dạng phá bỏ phong cách thiết kế ngành gỗ truyền
thống bị hạn chế vì nguyên liệu có lợi cho thực hiện cơ giới hóa tiếp tục gia
công sau, nâng cao năng xuất lao động.
c. Ván lạng kỹ thuật trong quá trình chế tạo ứng dụng tổng hợp kỹ thuật
mới hiện đại kỹ thuật điều chế màu gỗ, kỹ thuật dán gỗ và kỹ thuật ép khn
định hình, thiết kế khn và chế tạo, thiết kế mơ phỏng máy vi tính…, và có
lợi cho kỹ thuật cao ứng dụng đầy đủ trong lĩnh vực gỗ.