Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đại xá và đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.09 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
<b>KHOA LUT </b>


<b>NG ANH TUN </b>



ĐạI Xá Và ĐặC Xá



TRONG LT H×NH Sù VIƯT NAM



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUC GIA H NI
<b>KHOA LUT </b>


<b>NG ANH TUN </b>



ĐạI Xá Và ĐặC Xá



TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM



<i><b>Chuyên ngành</b></i><b>: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự </b>


<i><b>Mã số</b></i><b>: 60 38 01 04 </b>


<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


<i>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của </i>
<i>riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong </i>
<i>bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong </i>
<i>Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã </i>
<i>hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ </i>


<i>tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>


<i>Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để </i>
<i>tơi có thể bảo vệ Luận văn. </i>


<i>Tôi xin chân thành cảm ơn!</i>


NGƯỜI CAM ĐOAN


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC </b>


<i>Trang </i>


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>


<b>Chương 1:</b> <b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI XÁ, ĐẶC XÁ </b>
<b>TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ... 8 </b>


<b>1.1. </b> <b>Khái niệm và đặc điểm của chế định đại xá, đặc xá ... 8 </b>


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đại xá ... 8


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đặc xá ... 12


1.1.3. Đại xá, đặc xá là các chế định pháp lý hình sự ... 16



1.1.4. Phân biệt chế định đại xá với chế định đặc xá ... 16


<b>1.2. </b> <b>Mục đích và ý nghĩa của đại xá, đặc xá ... 18 </b>


1.2.1. Đại xá, đặc xá thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của
Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội ... 19


1.2.2. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo
người phạm tội, đấu tranh, phòng và chống tội phạm, bảo đảm
an ninh và trật tự an toàn xã hội ... 19
1.2.3. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc khắc phục những hậu


quả do hành vi phạm tội gây ra và được nhân dân đồng tình, ủng hộError! Bookmark not defined.
1.2.4. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc phục vụ những nhiệm


vụ đối ngoại của Nhà nước trong quá trình hội nhập và phát


triển; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, diễn biến hòa bìnhError! Bookmark not defined.
<b>1.3. </b> <b>Đại xá, đặc xá theo quy định của Pháp luật hình sự một số </b>


<b>quốc gia trên thế giới ... Error! Bookmark not defined. </b>


1.3.1. Đại xá, đặc xá theo pháp luật của Cộng hòa liên bang NgaError! Bookmark not defined.
1.3.2. Đặc xá theo pháp luật của Cộng hoà PhápError! Bookmark not defined.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

1.3.4. Đại xá, đặc xá theo pháp luật của Cộng hòa Ấn ĐộError! Bookmark not defined.


1.3.5. Đại xá, đặc xá theo pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa KỳError! Bookmark not defined.
<b>1.4. </b> <b>Chế định đại xá, đặc xá trong thời kỳ phong kiến Việt NamError! Bookmark not defined. </b>
1.4.1. Bộ luật Hồng Đức quy định về đại xá, đặc xáError! Bookmark not defined.



1.4.2. Đại xá, đặc xá theo quy định của Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt


luật lệ) ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>


<b>1.5. </b> <b>Một số chế định liền kề với chế định đại xá, đặc xáError! Bookmark not defined. </b>
1.5.1. Chế định Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hay Giảm mức


hình phạt đã tuyên ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
1.5.2. Chế định miễn trách nhiệm hình sự .... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
1.5.3. Chế định miễn hình phạt ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
1.5.4. Chế định Miễn chấp hành hình phạt ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
<b>Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ </b>


<b>ĐẠI XÁ VÀ ĐẶC XÁ ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.1. </b> <b>Quy định về đại xá, đặc xá tại Bộ luật hình sự và Bộ luật tố </b>


<b>tụng hình sự ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.2. </b> <b>Quy định về đặc xá tại Luật Đặc xá năm 2007 và các văn bản </b>


<b>khác có liên quan ... Error! Bookmark not defined. </b>
2.2.1. Những nguyên tắc thực hiện đặc xá .... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
2.2.2. Đối tượng được đề nghị đặc xá ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
2.2.3. Thời điểm tổ chức đặc xá ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
2.2.4. Thẩm quyền xét đặc xá ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
2.2.5. Điều kiện được đề nghị đặc xá ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
2.2.6. Trình tự, thủ tục đề nghị đặc xá ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
<b>Chương 3:</b> <b>THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐẠI XÁ, ĐẶC XÁ Ở NƯỚC </b>


<b>TA, ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ </b>


<b>GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẠI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3.1.1. Đại xá lần thứ nhất ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
3.1.2. Đại xá lần thứ hai ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
3.1.3. Nhận xét về việc thực hiện đại xá ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
<b>3.2. </b> <b>Thực tiễn công tác đặc xá ở nước ta Error! Bookmark not defined. </b>
3.2.1. Các giai đoạn đặc xá từ năm 1945 đến nayError! Bookmark not defined.
3.2.2. Một số nhận xét và đánh giá về công tác đặc xáError! Bookmark not defined.
3.2.3. Việc tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ những người được đặc xá tái


hòa nhập cộng đồng ... <b>Error! Bookmark not defined. </b>
<b>3.3. </b> <b>Những tồn tại, vướng mắc trong công tác đặc xá ở nước ta </b>


<b>hiện nay và một số giải pháp hồn thiện, góp phần nâng cao </b>


<b>hiệu quả công tác đại xá, đặc xá ... Error! Bookmark not defined. </b>


3.3.1. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác đặc xá ở nước ta hiện nayError! Bookmark not defined.
3.3.2. Một số giải pháp hồn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả công


tác đặc xá và việc xây dựng các quy định cụ thể về đại xáError! Bookmark not defined.
<b>KẾT LUẬN ... Error! Bookmark not defined. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận:


“<i>Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội </i>



<i>chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân</i>” [29, Điều 2, Khoản 1]. Một


nhà nước dân chủ tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo
đảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá
trị của cuộc sống. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện
rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ở nhà nước pháp quyền, sự
nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì con
người, hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và cơng lý cho con
người vì thế pháp luật ln mang tính nhân đạo sâu sắc, nghiêm minh mà
thấu tình đạt lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Là chế định thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta,
Chế định Đại xá, đặc xá khuyến khích, giáo dục, động viên những người bị
kết án đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam tích cực cải
tạo, học tập, lao động, chấp hành tốt các quy định, nội quy của trại giam, trại
tạm giam phấn đấu lập công chuộc tội để sớm trở về tái hoà nhập với cộng
đồng, trở thành người có ích cho xã hội.


Đại xá, đặc xá là chế định pháp lý có ý nghĩa tổng hợp về mặt chính trị
- xã hội - pháp lý đặc biệt, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà
nước. Không chỉ thể hiện tính nhân đạo, đại xá, đặc xá cịn góp phần đấu
tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động âm
mưu chống phá Nhà nước ta dưới chiêu bài tự do tôn giáo và nhân quyền.


Chế định đại xá, đặc xá có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với chế định về
chấp hành hình phạt tù. Chế định chấp hành hình phạt tù - với tư cách chế
định lớn nhất của Luật Thi hành án hình sự là cơ sở cho các quy định về đặc
xá. Việc chấp hành hình phạt tù được đảm bảo nghiêm chỉnh, kịp thời, đúng
quy định pháp luật sẽ là những căn cứ đầu tiên cho việc thực hiện xét đặc xá.


Ở chiều ngược lại, việc đặc xá mang lại những tác động vơ cùng tích cực và
hiệu quả cho những người chưa được đặc xá cố gắng phấn đấu, rèn luyện.


Trước năm 2008, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự
kiện trọng đại của đất nước, Chủ tịch nước căn cứ vào Điều 103 Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm
2001, quyết định đặc xá tha tù cho những phạm nhân đang chấp hành hình
phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng
quản lý, hoặc miễn chấp hành hình phạt tù cho những người bị kết án phạt
tù đang được hỗn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có đầy đủ các
điều kiện, tiêu chuẩn theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

nghiệm trong công tác đặc xá của Nhà nước ta trong thời gian qua và tiếp thu
có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước về xây dựng và thực hiện pháp
luật về đặc xá, Luật đặc xá đã thể chế hóa những quan điểm của Đảng về
chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với những người phạm tội, bị kết án
phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhằm khuyến khích họ cải tạo tốt, sớm trở
về với gia đình và cộng đồng. Cùng đó, Luật Đặc xá năm 2007 cũng cụ thể
hóa quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước đối với hoạt động đặc xá
trong Hiến pháp. Điều này đã giúp cho Chủ tịch nước thực hiện tốt hơn quyền
của mình với tư cách Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước về đối
nội, đối ngoại, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tốt
cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.


Kể từ ngày Cách mạng tháng tháng Tám năm 1945 thành công đến nay,
Nhà nước ta đã 02 lần tiến hành đại xá và khoảng 46 lần tiến hành đặc xá cho
rất nhiều người phạm tội nói chung và người phạm tội bị kết án nói riêng.


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình áp dụng pháp luật
về đặc xá, đặc biệt khi Luật Đặc xá năm 2007 có hiệu lực, còn một số nội dung


bộc lộ những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về đại xá, đặc
xá đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn từ đó đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các chế định này. Điều này khơng những
có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là vấn đề mang tính
cấp thiết. Đây cũng là lý do cho việc chúng tôi lựa chọn đề tài “<i>Đại xá và đặc </i>


<i>xá trong Luật hình sự Việt Nam</i>” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.


<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

mức độ khác nhau đã được một số nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu.


Có thể kể tới một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý
nước ngoài như <b>Kelina X.G - “</b><i>Những vấn đề lý luận của việc tha miễn trách </i>


<i>nhiệm hình sự</i>” (NXB. Khoa học, Maxcơva, 1974); Kelina X.G – “<i>Những cơ sở </i>


<i>lý luận của việc tha miễn trách nhiệm hình sự</i>” (NXB. Khoa học, Maxcơva,


1994); “<i>Bộ hình thư về các hình phạt hình sự và hình phạt cải tạo năm 1845 – </i>


Trong sách<i>: Pháp luật Nga các thế kỷ X-XX (pháp luật nửa thế kỷ XIX)” </i>(NXB.
Sách pháp lý, Maxcơva, 1988); Marôgulôva I.L –“<i>Đại xá và đặc xá trong pháp </i>


<i>luật hình sự Nga</i>”. Maxcơva, 1951; Xinsơva T.A – “<i>Đại xá và đặc xá trong luật </i>


<i>nhà nước Xô viết”</i> – tạp chỉ Luật học, 1969; Xabanhin X.N – “<i>Đại xá và đặc xá </i>



<i>trong pháp luật hình sự Nga</i>”. – tạp chí Nhà nước và pháp luật, 1998.


Ở Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu, một số bài đăng trên
các tạp chí, báo liên quan tới nội dung về Đại xá, đặc xá tiêu biểu như: GS. TS
Nguyễn Ngọc Anh, Sách chuyên khảo “<i>Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt </i>


<i>Nam</i>”, NXB Tư pháp, 2007; GS. TS Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) cùng tập thể


tác giả, Sách chuyên khảo “<i>Bình luận Luật Đặc xá</i>”, NXB Tư pháp, 2013;
PGS. TS Trịnh Quốc Toản, Chương 4 – Các biện pháp miễn. giảm hình phạt
trong bộ luật hình sự hiện hành, Sách chuyên khảo “<i>Nghiên cứu hình phạt </i>


<i>trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người</i>”, NXB Chính


trị quốc gia – Sự thật, 2015; GS.TSKH Lê Cảm, Chương thứ tám – “<i>Các biện </i>


<i>pháp tha miễn trong luật hình sự</i>” - sách chuyên khảo sau đại học: “<i>Những vấn </i>


<i>đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)</i>”, NXB Đại học Quốc gia


Hà Nội, 2005; GS.TSKH Lê Cảm, “<i>Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản </i>


<i>chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam</i>” – tạp chí


Khoa học pháp lý, số 3/2001; GS.TSKH Lê Cảm, “<i>Chế định đặc xá, chế định </i>


<i>đại xá và mơ hình lý luận của chúng trong luật hình sự Việt Nam</i>” – Tạp chí


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>vị trí, vai trị của pháp luật về đặc xá</i>”, Tịa án nhân dân tối cao, Số 13/2007;



GS. TS Nguyễn Ngọc Anh, “<i>Vài nét về sự phát triển của pháp luật Việt Nam </i>


<i>về đặc xá trước năm 1945</i>”, Toà án nhân Dân tối cao, Số 16/2007.


Ngồi ra, cịn một số bài đăng của các tác giả khác trên các báo, tạp chí
chuyên ngành. Tuy nhiên, do mục đích và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của
các tác giả ở những góc độ, khía cạnh khác nhau nên các cơng trình nghiên cứu
chủ yếu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp riêng lẻ của công tác đặc xá là
chính, chưa đi sâu về chế định đại xá, đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam.


Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài “<i>Đại xá và đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam</i>”
là địi hỏi khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.


<b>3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn</b>


<i><b>3.1. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn</b></i>


Mục đích của luận văn là: nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đại
xá, đặc xá từ năm 1945 đến nay để làm sáng tỏ chế định đại xá, chế định đặc
xá dưới góc độ pháp luật hình sự, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây
dựng các quy định cụ thể liên quan đến chế định đại xá và sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện chế định đặc xá trong thời gian tới.


Từ mục đích đó, đề tài có các nhiệm vụ sau:


- Xem xét và lý giải về mặt lý luận và thực tiễn đại xá, đặc xá dưới góc độ
pháp luật hình sự, mà cụ thể là của Luật đặc xá, Luật hình sự, tố tụng hình sự.


- Làm rõ khái niệm, đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của chế định đại xá, chế


định đặc xá; phân biệt chế định đại xá với chế định đặc xá; tìm hiểu các quy
định về đại xá, đặc xá trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và
trong pháp luật phong kiến Việt Nam; tìm hiểu và so sánh một số chế định
liền kề khác với chế định đại xá, đặc xá trong pháp luật hình sự Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Tìm hiểu thực tiễn đại xá, đặc xá ở nước ta từ khi Cách mạng tháng
8/1945 thành công đến nay, công tác đặc xá từ khi Luật Đặc xá năm 2007 có
hiệu lực thi hành, kiến nghị hướng hoàn thiện trong quy định và thực hiện
công tác đại xá, đặc xá.


<i><b>3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b></i>


Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của chế định đại xá,
chế định đặc xá; các quy định về đại xá, đặc xá; cũng như thực tiễn công tác
đặc xá, đại xá, đặc biệt là công tác đặc xá ở nước ta từ năm 1945 đến nay
(trong đó thời điểm từ khi Luật Đặc xá năm 2007 ra đời và hiệu lực thi hành).


<b>4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu </b>


Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phịng
chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Nội dung luận văn cũng quán
triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI và
các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Luận văn cũng
kế thừa và vận dụng những thành tựu của các bộ môn khoa học pháp lý
chuyên ngành như: Lịch sử Nhà nước và pháp luật; Lý luận về Nhà nước và
pháp luật; Luật hình sự; Tội phạm học; Luật tố tụng hình sự; Luật thi hành án
hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật đặc xá và Triết học.



Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt
lý luận từng vấn đề tương ứng, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy
nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học….


<b>5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

chế định đại xá, đặc xá, trong đó đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về mặt
lý luận và thực tiễn liên quan tới đại xá và đặc xá. Trong luận văn này, tác giả
đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:


5.1. Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận
về chế định đại xá và đặc xá như: khái niệm đại xá và đặc xá; đặc điểm, bản
chất và hậu quả pháp lý của đại xá và đặc xá; ý nghĩa của đại xá và đặc xá;
các quy phạm luật thực định về đại xá và đặc xá qua đó đề xuất sửa đổi, bổ
sung các quy định về đặc xá, xây dựng chi tiết các quy định về đại xá.


5.2. Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về
đại xá và đặc xá trong pháp luật hình sự Việt Nam để từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá khách quan và tồn diện.


5.3. Phân tích những căn cứ, điều kiện là cơ sở pháp lý cho việc được
đại xá và đặc xá theo quy định của pháp luật.


5.4. Nghiên cứu, phân tích những nét cơ bản về thực tiễn áp dụng Luật
Đặc xá, đưa ra những đánh giá đúng đắn, giúp chỉ ra những tồn tại, hạn chế,
vướng mắc trong thực tiễn và ngun nhân của tình trạng này từ đó tìm giải
pháp khắc phục.



<b>6. Bố cục của luận văn </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:


<i>Chương 1.</i> Một số vấn đề lý luận về đại xá, đặc xá trong luật hình sự


Việt Nam.


<i>Chương 2.</i> Các quy định của pháp luật hiện hành về đại xá và đặc xá.


<i>Chương 3</i>. Thực tiễn công tác đại xá, đặc xá ở nước ta, đề xuất hướng


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Chương 1 </b>


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI XÁ, ĐẶC XÁ </b>
<b>TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM </b>


<b>1.1. Khái niệm và đặc điểm của chế định đại xá, đặc xá</b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đại xá</b></i>


Chế định đại xá là một chế định đặc biệt mà cho đến thời điểm hiện nay
dù Luật Đặc xá năm 2007 được ban hành, có hiệu lực thi hành được 8 năm
nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra được khái niệm pháp
lý cụ thể về đại xá.


Từ điển bách khoa Việt Nam có giải thích về khái niệm của chế định
đại xá như sau: “<i>Đại xá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng bố </i>


<i>hoặc vô tội, hoặc cho miễn giảm một phần hoặc tồn bộ hình phạt đối với một </i>


<i>loại hoặc một số loại can phạm nhất định</i>” [18, tr.722].


Đối với khái niệm đại xá, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học
luật hình sự cũng như những người thực thi pháp luật của Việt Nam và thế
giới đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.


Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm cụ thể và rõ
ràng về chế định đại xá trong các tác phẩm có liên quan như:


<i>Theo PGS.TS. Trịnh Quốc Toản: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Theo GS. TSKH. Lê Cảm: </i>


Về nội dung, đại xá là sự khoan hồng mang tính chất tổng hợp
về mặt pháp lý hình sự và TTHS được thực hiện theo trình tự ngồi
Toà án bằng việc áp dụng đối với người phạm tội (bị kết án) không
nhất định một trong các biện pháp tha miễn của PLHS nếu người đó
đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà văn bản đại xá quy định.


Về hình thức, văn bản đại xá là văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan lập pháp tối cao (Quốc hội) ban hành dưới dạng
quyết định nhân dịp có sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất
nước, có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với tất cả các cơ quan
bảo vệ pháp luật và Toà án căn cứ vào giai đoạn TTHS cụ thể
tương ứng [10, tr.849].


<i>Theo TS. Trịnh Tiến Việt thì: </i>



Đại xá được hiểu là văn bản (quyết định) của Quốc hội
miễn TNHS hoặc miễn hình phạt hoặc thay đổi hình phạt đã
tuyên bằng một hình phạt nhẹ hơn đối với một loại người phạm
tội nhất định [51, tr.83].


<i>Theo Th.S Đinh Văn Quế: </i>


Đại xá là việc miễn TNHS đối với một loại tội phạm hoặc
một loại người phạm tội nhất định. Văn bản đại xá có hiệu lực đối
với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó xảy ra trước
khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy cứu TNHS; nếu đã
khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải đình chỉ, nếu đã chấp hành
xong hình phạt thì được coi là khơng có án tích [23, tr.159].


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

GS. TSKH luật Karơg A.I. quan niệm rằng: a) Trong luật hình sự đại xá
được hiểu là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao mà theo đó các
loại người hoặc tất cả những người đã phạm những loại tội nhất định được
miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành một phần hoặc hồn tồn hình phạt
hay thay thế hình phạt đã được Tồ án quyết định bằng hình phạt khác nhẹ
hơn; b) Văn bản về đại xá không thay đổi và không huỷ bỏ đạo luật quy định
trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã
hội nào, không đặt ra nghi ngờ đối với bản án của Toà án đã được tuyên đối
với vụ án cụ thể.


Theo GS. TSKH luật Haumơv A.V. thì văn bản đại xá không đưa những
thay đổi vào đạo luật hình sự, tức là khơng phi tội phạm hoá các hành vi tương
ứng mà những người được đại xá đã thực hiện, không đặt ra sự nghi ngờ đối
với tính hợp pháp và có căn cứ của bản án kết tội mà Toà án đã tuyên.


Theo nữ GS. TSKH luật Heznamơva Z.A. thì đại xá là một dạng tha


miễn có tính chất hỗn hợp vì bằng văn bản đại xá với tư cách là văn bản ngồi
Tồ án có thể áp dụng bất kỳ việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt và
thực tế là trong bất kỳ giai đoạn trách nhiệm hình sự nào; đại xá được áp dụng
chỉ đối với những tội phạm đã hoàn thành trước thời điểm văn bản đại xá có
hiệu lực pháp luật; miễn hình phạt do có văn bản đại xá có thể được thực hiện
trong thời điểm tuyên bản án kết tội hoặc trong quá trình chấp hành hình phạt;
miễn việc tiếp tục chấp hành hình phạt do có văn bản đại xá bao gồm - miễn
chấp hành hình phạt trước thời hạn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, thay
đổi hình phạt đã quyết định bằng hình phạt khác nhẹ hơn hoặc xố án tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>đất nước, nhằm tha miễn một cách hoàn toàn và triệt để đối với hàng loạt các </i>
<i>đối tượng phạm tội nhất định được quy định trong Văn bản đại xá.</i>


Từ những quan điểm đề cập khái niệm của Đại xá trên, có thể đưa ra những
đặc điểm cơ bản của chế định Đại xá trong Luật hình sự Việt Nam như sau:


<i>Thứ nhất</i>, đại xá là sự tha miễn, khoan hồng của Nhà nước, có ý nghĩa


chính trị - xã hội - pháp lý hết sức đặc biệt, thể hiện Nguyên tắc nhân đạo của
Pháp luật hình sự Việt Nam. Đại xá được áp dụng đối với một loạt người
phạm tội nhất định thuộc đối tượng đại xá được ghi trong văn bản đại xá.


<i>Thứ hai</i>, đại xá thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội - cơ quan


quyền lực cao nhất của Nhà nước, quy định tại Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đại xá được Quốc hội
quyết định nhân sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Văn bản đại
xá là văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới dạng nghị quyết (quyết
định) của Quốc hội.



<i>Thứ ba,</i> phạm vi của đại xá rất rộng lớn, không chỉ được áp dụng với


những người đang bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
hoặc đảm bảo việc thi hành án mà còn được áp dụng đối với những phạm
nhân đang chấp hành án. Đại xá được áp dụng với bất kỳ ai đã phạm vào một
trong những loại tội được hưởng đại xá. Đại xá không xem xét từng trường
hợp cụ thể và cũng không đặt ra các tiêu chí cụ thể để được đại xá như vấn đề
về nhân thân, quá trình chấp hành nội quy trại tạm giam, trại giam…


<i>Thứ năm</i>, hậu quả pháp lý của đại xá đối với các đối tượng được hưởng


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

án tuyên bản án kết tội có hiệu lực pháp luật); xố án tích (đối với người đã
chấp hành xong hình phạt và các quyết định khác của Toà án).


<i>Thứ sáu</i>, khi Quyết định đại xá có hiệu lực, người được đại xá trên tồn


quốc được trả tự do ngay, được phục hồi toàn bộ quyền công dân và được coi
như không phạm tội.


<i>Thứ bảy</i>, do tính chất vơ cùng đặc biệt, tha miễn một cách hoàn toàn,


triệt để, mức độ áp dụng rộng lớn nên việc áp dụng đại xá ít phổ biến hơn các
hình thức khác.


<i><b>1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đặc xá</b></i>


Đặc xá là hoạt động đặc biệt, một hình thức thể hiện tính nhân đạo của
Nhà nước, do người có thẩm quyền quyết định theo quy định của Hiến pháp
nhằm miễn chấp hành hình phạt (hoặc thay đổi hình phạt khác nhẹ hơn) đối
với người đang chấp hành hình phạt với những điều kiện, tiêu chuẩn hoặc khi


có những sự kiện nhất định. Đặc xá thường được tổ chức nhân dịp những sự
kiện trọng đại của đất nước, của dân tộc và đáp ứng nhiệm vụ của Nhà nước
trong từng giai đoạn cụ thể.


Theo Từ điển Tiếng Việt, đặc xá là việc cơ quan quyền lực tối cao của
một nước tha hẳn hoặc giảm hình phạt cho những phạm nhân nhất định. Cụ
thể hơn, Từ điển Bách khoa Việt Nam của Trung tâm biên soạn Từ điển bách
khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 ghi:


Đặc xá là thể thức miễn tội, giảm hình phạt, miễn hình phạt
hoặc xố án đối với một người hoặc một số người có biến cải đặc biệt
và theo đơn xin của người phạm tội, của gia đình họ, của cơ quan và
tổ chức hữu quan hoặc căn cứ vào chính sách đối nội, đối ngoại của
Nhà nước khi xét thấy cần thiết. Người bị kết án tử hình nếu được đặc
xá thì được tha tội chết, giảm thành tù chung thân [18, tr.747].


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

định của người đứng đầu Nhà nước miễn tồn bộ hay một phần hình phạt cho
người bị kết tội theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu quyết định ân xá chỉ
giảm hình phạt thì hình phạt được hạ xuống bậc dưới trong thang hình phạt.
Án phạt khơng bị xoá bỏ, vẫn được ghi vào lý lịch tư pháp có ghi chú việc ân
xá. Ân xá có hai hình thức: đặc xá và đại xá.


Trong cuốn Từ điển Nghiệp vụ phổ thông dùng trong Công an nhân
dân (xuất bản năm 1977) đưa ra khái niệm:


Đặc xá là xét tha trước hạn tù cho những phạm nhân cải tạo
tiến bộ đạt các tiêu chuẩn quy định nhân dịp Quốc khánh 2/9 hoặc
khi có những sự kiện chính trị đặc biệt [45, tr.179].


Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân (xuất bản năm 2006) thì:


Đặc xá là miễn toàn bộ hay một phần hình phạt trước thời
hạn cho những phạm nhân có q trình cải tạo tốt, đạt những tiêu
chuẩn quy định nhân dịp những sự kiện chính trị đặc biệt của quốc
gia. Người bị kết án tử hình nếu được đặc xá thì được tha tội chết,
giảm thành chung thân [46, tr.432].


Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, trước khi Luật Đặc xá năm
2007 được ban hành thì giữa các nhà nghiên cứu, những người thực thi pháp
luật còn nhiều quan điểm khác nhau về chế định đặc xá như sau:


<i>Theo GS. TSKH Lê Cảm thì: </i>


Đặc xá là sự khoan hồng mang tính chất tổng hợp về mặt
pháp lý hình sự được thực hiện theo trình tự ngồi Toà án bằng việc
áp dụng đối với riêng một (những) người bị kết án cụ thể nhất định
một trong các biện pháp tha miễn của PLHS nếu người đó đáp ứng
đầy đủ những điều kiện mà văn bản đặc xá quy định [10, tr.843].


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Đặc xá là việc Chủ tịch nước (người đứng đầu nhà nước)
quyết định tha tù trước thời hạn cho phạm nhân hoặc quyết định
miễn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án phạt tù đang được
hỗn chấp hành hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt,
có q trình cải tạo tốt hoặc xét thấy có những lý do khác đáng
được hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ đặc biệt [2, tr.18].


Ngày 21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII đã thơng qua Luật Đặc xá năm 2007. Luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/3/2008. Sau khi Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước
đã Công bố Lệnh thông qua Luật này.



Luật Đặc xá năm 2007 bao gồm 6 chương, 36 điều quy định thế nào là đặc
xá; thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều
kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá, người được đặc xá.


Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2007 hiện hành quy định: “<i>Đặc xá là sự </i>


<i>khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời </i>
<i>hạn cho những người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện </i>


<i>trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt</i>” [32].


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Từ định nghĩa trên ta thấy chế định đặc xá có những đặc điểm sau:


<i>Thứ nhất</i>, đặc xá là sự tha miễn, khoan hồng của Nhà nước, có ý nghĩa


chính trị - xã hội - pháp lý hết sức đặc biệt, thể hiện Nguyên tắc nhân đạo của
Pháp luật hình sự Việt Nam.


<i>Thứ hai</i>, đặc xá thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước –


Nguyên thủ quốc gia, quy định tại Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Đặc xá năm 2007.


<i>Thứ ba,</i> Đặc xá được áp dụng đối với một số người phạm tội nhất định


thuộc đối tượng đặc xá được ghi trong Quyết định về đặc xá. Phạm vi của đặc
xá áp dụng với những người được đề nghị đặc xá gồm phạm nhân đang chấp
hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; người bị kết án
phạt tù đã chấp hành được một phần hình phạt nhưng đang được tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù và người bị kết án phạt tù giam nhưng đang được hoãn


chấp hành hình phạt và các trường hợp khác thuộc trường hợp đặc biệt. Đặc
xá trong trường hợp đặc biệt là đặc xá được thực hiện theo yêu cầu đột xuất
trong những trường hợp cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể (thường là đơn
lẻ), mang tính chất đối nội, đối ngoại hoặc ân giảm hình phạt tử hình xuống
hình phạt tù chung thân cho người bị kết án tử hình …


<i>Thứ tư,</i> thời điểm đặc xá: Đặc xá được Chủ tịch nước quyết định nhân


sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc hay trường hợp đặc biệt.


<i>Thứ năm</i>, người được hưởng đặc xá sẽ được “<i>tha tù trước thời hạn</i>”


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>Thứ sáu</i>, Văn bản đặc xá là văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới


dạng Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước. Khi Quyết định
đặc xá có hiệu lực, người được đặc xá trên toàn quốc được trả tự do ngay.


<i><b>1.1.3. Đại xá, đặc xá là các chế định pháp lý hình sự </b></i>


Từ các quan điểm về đại xá, đặc xá cũng như thực tiễn công tác đại xá,
đặc xá từ năm 1945 đến nay, chúng tôi khẳng định rằng đại xá, đặc xá là các
chế định pháp lý hình sự, bởi lẽ:


<i>Thứ nhất</i>, về mặt lập pháp, từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, các


nhà làm luật lần đầu tiên quy định đại xá là một trường hợp của miễn trách
nhiệm hình sự (Điều 25); đại xá, đặc xá là một trường hợp của miễn Chấp
hành hình phạt (Điều 57). Như vậy, bằng những quy định này, nhà làm luật đã
chính thức thừa nhận đại xá, đặc xá là các chế định của Pháp luật hình sự, thể
hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với tội phạm trong giai đoạn


xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


<i>Thứ hai</i>, về mặt lý luận, bản chất của việc áp dụng chế định đại xá, đặc


xá là do có sự việc phạm tội, đối tượng được hưởng đại xá, đặc xá là người
phạm tội. Như vậy chế định đại xá, đặc xá bắt nguồn và gắn liền với tội phạm
và người phạm tội (do luật hình sự điều chỉnh).


<i>Thứ ba</i>, về thực tiễn áp dụng, qua các lần đại xá, đặc xá từ năm 1945


đến nay, mặc dù mỗi giai đoạn, mỗi lần đại xá, xét đặc xá được quy định cụ
thể khác nhau nhưng luôn có chung đối tượng là người phạm tội.


Từ ba căn cứ trên khẳng định rằng đại xá, đặc xá là chế định pháp lý
hình sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hình sự.


<i><b>1.1.4. Phân biệt chế định đại xá với chế định đặc xá</b></i>


Từ khái niệm và đặc điểm trên cho thấy, đại xá và đặc xá có sự khác
nhau rất rõ ràng về thẩm quyền, nội dung, phạm vi và hậu quả pháp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Quốc hội mới có quyền quyết định đại xá (khoản 11 Điều 70 Hiến pháp nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013) cịn đặc xá lại thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch nước được quy định tại khoản 3 Điều 88 Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật đặc xá năm 2007.
Tuy đều là biện pháp khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội nhưng
đại xá có ý nghĩa chính trị to lớn hơn so với đặc xá.


<i>Về nội dung</i>, thông thường căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị cũng



như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho
những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào. Người phạm tội thực hiện
những hành vi được nêu trong văn bản đại xá thì dù đang ở giai đoạn điều tra,
truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự; Nếu đã bị tuyên hình
phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt cịn
lại và được xóa án tích; Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định
khác của Tịa án thì được xóa án tích.


Trong khi đó, việc đặc xá được xem xét cụ thể theo yêu cầu (có đơn)
của người bị kết án hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, thậm chí có những
trường hợp theo u cầu của người nước ngoài. Việc xét đặc xá bao gồm xét
đặc xá tha tù và xét ân giảm án tử hình áp dụng trong giai đoạn 1945 - 1948,
có nghĩa là đối tượng được xét đặc xá phải là những người đang thi hành án
phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, người bị kết án được
hỗn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Người bị kết án tử hình có đơn xin
ân giảm gửi Chủ tịch nước. Chế định đặc xá nhằm khuyến khích người phạm
tội lập cơng chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo tốt, nhanh chóng hịa nhập
với cộng đồng, trở thành con người có ích cho xã hội. Ý nghĩa chính trị của
đặc xá tuy có hạn chế hơn so với đại xá nhưng nó phúc đáp kịp thời yêu cầu
thực tiễn trong hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

động đại xá và đặc xá: đại xá là sự xá miễn được áp dụng đối với một hoặc một
số hành vi phạm tội nhất định, theo đó, hàng loạt người đã thực hiện hành vi
được xác định trong quyết định đại xá sẽ được tha, miễn trách nhiệm hình sự.
Điều đó có nghĩa đại xá được thi hành rộng rãi, tuy nhiên, vẫn có loại trừ một
số tội phạm nguy hiểm mà nếu tha sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an
ninh quốc gia. Còn đặc xá được áp dụng với trường hợp người phạm tội cụ thể,
căn cứ vào tình hình thực tiễn Chủ tịch nước đưa ra tiêu chuẩn của từng đợt đặc
xá, dựa vào đó người đang chấp hành án phạt tù làm đơn xin được xét đặc xá
hoặc cơ quan tổ chức hữu quan đề nghị lập thành danh sách cụ thể trình Chủ


tịch nước quyết định. Do vậy, phạm vi của đặc xá hẹp hơn so với đại xá.


<i>Về hậu quả pháp lý</i>: Quyết định đặc xá và đại xá sẽ dẫn đến hai hậu quả


pháp lý khác nhau, đó là thời gian xóa án tích cho người phạm tội. Đối với
hành vi phạm tội được đại xá thì dù đang ở trong giai đoạn nào từ điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án đều được tha tội hồn tồn, có nghĩa sẽ được trả tự
do ngay, phục hồi tồn bộ quyền cơng dân và được coi như không phạm tội.
Người được đại xá sẽ là người khơng có tội và cũng sẽ khơng có án tích trong
lý lịch tư pháp của mình. Cịn quyết định đặc xá thì chỉ tính trong giai đoạn
đang thi hành án phạt tù và người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần
hình phạt cịn lại nhưng khơng được xóa án tích ngay như người được quyết
định đại xá và vẫn có tiền án trong lí lịch tư pháp. Thời gian tính để xóa án
tích cho những người được đặc xá theo quy định của Bộ luật hình sự bắt đầu
từ thời điểm được đặc xá.


<b>1.2. Mục đích và ý nghĩa của đại xá, đặc xá </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

nhiên, khi khảo sát, nghiên cứu các quyết định đại xá, đặc xá của Nhà nước ta
ban hành từ năm 1945 đến nay, chúng tơi nhận thấy, mục đích và ý nghĩa mà
đại xá, đặc xá luôn thể hiện những điểm cơ bản sau:


<i><b>1.2.1. Đại xá, đặc xá thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của </b></i>
<i><b>Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội</b></i>


Đại xá, đặc xá thể hiện Nhà nước luôn luôn quan tâm đến người dân, kể
cả trong trường hợp họ phạm tội, đang bị trừng phạt, qua quá trình cải tạo họ
đã tiến bộ, đạt được tiêu chuẩn, điều kiện nhất định thì Nhà nước thay đổi
chính sách trừng phạt đối với họ, khơi phục quyền, lợi ích cơ bản của cơng
dân. Thực tế là Nhà nước cho họ được hưởng chính sách khoan hồng, nhân


đạo. Đặc xá, đại xá thể hiện bản chất ưu việt, thể hiện rõ nét nhất tinh thần
nhân đạo, bao dung của người Việt Nam qua bao đời.


Đối với đặc xá, đó là sự ghi nhận của Nhà nước đối với kết quả cải tạo,
chấp hành tốt nội quy, quy chế của phạm nhân. Nhà nước ta tôn trọng quyền
con người, đặc biệt đối với những người có quá khứ lầm lỗi mà trong quá
trình lao động, cải tạo, chấp hành án phạt họ đã nhận thức được lỗi lầm của
mình, giá trị của cuộc sống và thực sự mong muốn đóng góp sức mình cho xã
hội, cộng đồng, gia đình và chính bản thân.


<i><b>1.2.2. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo </b></i>
<i><b>người phạm tội, đấu tranh, phòng và chống tội phạm, bảo đảm an ninh và </b></i>
<i><b>trật tự an toàn xã hội</b></i>


Đặc xá là sự thể hiện nhất quán chính sách hình sự của Nhà nước ta
trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục người phạm tội tái
hoà nhập cộng đồng. Vì vậy, mục đích đầu tiên của cơng tác đặc xá là phải
góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, đấu tranh phòng
và chống tội phạm, bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

hạn và những hình phạt hạn chế quyền tự do khác phải có tác dụng thực sự
khuyến khích, động viên những người đang phải chấp hành án phạt tù hoặc
hình phạt hạn chế quyền tự do khác có quyết tâm và động lực cải tạo tốt để
được sớm tái hoà nhập cộng đồng, hồn lương, trở thành những cơng dân có
ích cho xã hội và gia đình họ.


Thực tiễn công tác đặc xá đã chứng minh rằng, không có một biện pháp
giáo dục, cải tạo nào có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tâm lý của người
phạm tội như công tác đặc xá bằng việc những phạm nhân được trực tiếp
chứng kiến thực tế việc trả lại tự do cho những phạm nhân khác được hưởng


đặc xá. Những phạm nhân đang chấp hành hình phạt thường có tâm lý bi
quan, mặc cảm và từ đó tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến việc tự huỷ hoại cuộc
sống của bản thân họ hoặc có những hành động tiêu cực khác. Thực hiện đặc
xá phải đem lại cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù khát vọng được trở
về xã hội, tái hoà nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời. Từ đó, họ quyết tâm
cải tạo, hồn lương để được hưởng đặc xá.


Ngồi ra, đặc xá cịn ghi nhận công sức đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm
nhiệm vụ quản lý trại giam, trại tạm giam cùng với gia đình phạm nhân và xã
hội nhằm giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) (2013), <i>Bình luận Luật Đặc xá</i>, NXB Tư
pháp, Hà Nội.


2. Nguyễn Ngọc Anh (2007), <i>Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam</i>,
NXB Tư pháp, Hà Nội.


3. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên), Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Cơng
(2008), <i>Tìm hiểu pháp luật về đặc xá</i>, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Bộ Công an (2009), <i>Báo cáo số 66/BCĐ-V26 ngày 24/02/2009 tổng kết </i>


<i>công tác đặc xá năm 2009 (đợt 1), </i>Hà Nội.


5. Bộ Công an (2009), <i>Báo cáo số 341/BC-BCA ngày 20/8/2009 về kết </i>


<i>quả thực hiện công tác đặc xá năm 2009 (đợt 2), </i>Hà Nội.


6. Bộ Công an (2010), <i>Báo cáo số 501/BC-BCA-C81 ngày 16/10/2010 về </i>



<i>kết quả thực hiện công tác đặc xá năm 2010, </i>Hà Nội.


7. Bộ Công an (2011), <i>Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 của </i>


<i>Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt </i>


<i>tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, </i>Hà Nội.


8. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (2013), <i>Thông tư liên tịch số </i>
<i>02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/05/2013 hướng dẫn thi hành các quy định </i>


<i>về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, </i>Hà Nội.


9. Lê Cảm (2005), “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mơ hình lý luận
của chúng trong luật hình sự Việt Nam”, <i>Tạp chí Tồ án nhân dân</i>, (5).
10. Lê Cảm (2005), <i>Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự </i>


<i>(Phần chung)</i>, NXB Đai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), <i>Nghị </i>
<i>định số 76/2008/NĐ-CP ngày 04/7/2008 của Chính phủ quy định chi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), <i>Nghị </i>
<i>định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định biện </i>
<i>pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong </i>


<i>án phạt tù, </i>Hà Nội.



13. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), <i>Tuyên ngôn độc lập ngày mùng 2 tháng </i>


<i>9 năm 1945</i>.


<i>14.</i> Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), <i>Quyết định </i>
<i>số 1251/2013/QĐ-CTN ngày 20/7/2013 của Chủ tịch nước về đặc xá </i>


<i>năm 2013, </i>Hà Nội.


15. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), <i>Quyết định </i>
<i>số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch nước </i>


<i>về đặc xá năm 2015, </i>Hà Nội.


16. Nguyễn Thành Dũng (2013), “Kể chuyện… đặc xá xưa và nay (Bài
viết)”, <i>Báo điện tử Công an nhân dân</i>.


17. Trần Văn Độ (2003), <i>Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)</i>,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


18. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
(1995), <i>Từ điển bách khoa Việt Nam</i>, NXB Trung tâm biên soạn từ điển


Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.


19. Hội đồng tư vấn đặc xá (2015), <i>Hướng dẫn số 91/HD-HĐTVĐX ngày </i>


<i>15/7/2015 về triển khai Quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10 </i>


<i>tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015, </i>Hà Nội.



20. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), <i>Thuật ngữ pháp lý (Tập I)</i>, NXB Chính trị


Quốc gia, Hà Nội.


21. Kiên Long (2015), “Hơn 18 nghìn phạm nhân được đặc xá (Bài viết)”,


<i>Báo điện tử Đại đoàn kết</i>, Cơ quan trung ương của Mặt trận tổ quốc


Việt Nam.


22. Nguyễn Xuân Mai (2011), <i>Đặc xá - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

23. Đinh Văn Quế (2000), <i>Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 – </i>


<i>Phần chung</i>, NXB thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.


24. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), <i>Hiến pháp</i>, Hà Nội.


25. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), <i>Hiến pháp</i>, Hà Nội.


26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), <i>Hiến </i>
<i>pháp</i>, Hà Nội.


27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), <i>Hiến </i>
<i>pháp</i>, Hà Nội.


28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), <i>Hiến pháp </i>


<i>năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)</i>, Hà Nội.



29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), <i>Hiến </i>


<i>pháp, </i>Hà Nội.


30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), <i>Bộ luật </i>


<i>Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)</i>, Hà Nội.


31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), <i>Bộ luật Tố </i>


<i>tụng hình sự</i>, Hà Nội.


32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), <i>Luật Đặc </i>
<i>xá</i>, Hà Nội.


33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), <i>Luật Thi </i>


<i>hành án hình sự</i>, Hà Nội.


34. Nguyễn Quyết (2013), “Hơn 1,5 vạn phạm nhân được đặc xá dịp 2-9
(Bài viết)”, <i>Báo điện tử Người Lao động</i>.


35. Lê Thị Sơn (1997), “Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình
sự”, <i>Tạp chí Luật học</i>, (5).


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

37. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2016), <i>Đề án triển khai thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện </i>


<i>(Ban hành kèm theo Quyết định số 1461/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm </i>



<i>2016 của Thủ tướng Chính phủ), </i>Hà Nội.


38. Yên Thủy (2016), “Đã có hơn 82.000 phạm nhân, người hoãn án phạt
tù được đặc xá (Bài viết)”, <i>Báo điện tử Vietnamplus thuộc Thông tấn </i>


<i>xã Việt Nam</i>.


39. Nguyễn Dũng Tiến (2005), <i>Đặc xá, đại xá một số vấn đề lý luận và </i>


<i>thực tiễn</i>, Luận văn thạc sĩ Khoa Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc


gia Hà Nội, Hà Nội.


40. Trịnh Quốc Toản (2015), <i>Nghiên cứu hình phạt trong Luật hình sự Việt </i>


<i>Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người</i>, NXB Chính trị quốc gia –


Sự thật, Hà Nội.


41. Trung tâm thông tin báo chí (2011), “Họp báo công bố đặc xá năm
2011 (Bài viết)”, <i>Cổng thông tin điện tử Bộ Công an</i>.


42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), <i>Giáo trình Luật hình sự Việt Nam </i>


<i>(Tập I)</i>, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.


43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), <i>Giáo trình lý luận Nhà nước và </i>


<i>Pháp luật</i>, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.



44. Xuân Tùng (2015), “Công bố quyết định đặc xá cho gần 18.300
phạm nhân dịp 2/9 (Bài viết)”, <i>Báo điện tử Vietnamplus thuộc Thông </i>


<i>tấn xã Việt Nam</i>.


45. Viện Nghiên cứu khoa học Công an (1977), <i>Từ điển Nghiệp vụ phổ </i>


<i>thông</i>, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.


46. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2006), <i>Từ điển bách khoa </i>


<i>Công an nhân dân Việt Nam</i>, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

48. Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1995), <i>Tội phạm học, Luật </i>


<i>hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam</i>, NXB Chính trị quốc gia,


1995, Hà Nội.


49. Viện Ngôn ngữ (2007), <i>Từ điển Tiếng Việt</i>, NXB Từ điển bách khoa,
Hà Nội.


50. Viện Sử học (1995), <i>Quốc triều hình luật</i>, NXB Chính trị quốc gia,


Thành phố Hồ Chí Minh.


51. Trịnh Tiến Việt (2004), <i>Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong </i>


<i>Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999</i>, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.



52. Trịnh Tiến Việt (2007), “Về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự”, <i>Tạp </i>


<i>chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật</i>, (23), tr.103-114.


53. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2002), <i>Giáo trình luật hình sự Việt </i>


<i>Nam</i>, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.


54. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), <i>Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng </i>


</div>

<!--links-->

×