Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ngoai khoa Ho Xuan Huong Tho va doi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.53 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHỐ</b>
<b>HỒ XN HƯƠNG, THƠ VÀ ĐỜI </b>
<b>I- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. </b>


Nhà phê bình Nguyễn Đức Bính đã từng nói: “Cuối thế kỷ 18, có
<i>người con gái đã xắn quần lội xuống vũng nước, lấy chân gạt những lá cây</i>
<i>trên mặt nước để dòm chút trời xanh chiếu vào lòng nước âm u.”</i> . Cái vũng
nước đen ngòm ấy là xã hội phong kiến với những lễ giáo hà khắc, đặc biệt
với người phụ nữ; cái cô gái ấy, cô gái dám cả gan gạt lá cây nơi vũng nước
để dịm trời xanh chính là Hồ Xuân Hương với những vần thơ mang trả lại
sự sống bằng da bằng thịt, bằng máu nóng cho cuộc đời đã giá lạnh lúc bấy
giờ.


Những vần thơ thổn thức sự sống đa thanh, đa sắc màu mãi muôn đời
làm rung động mọi trái tim, giờ đây đã lại trở về với chương trình ngoại
khóa Hồ Xn Hương – thơ và đời của Phịng GD & ĐT Quỳnh Lưu hơm
nay.


Đến với chương trình ngoại khố Hồ Xn Hương- thơ và đời , tơi xin
trân trọng giới thiệu:


- Phịng GD: ……….
...
...
- Hiệu phó chun mơn, tổ trưởng chun mơn tổ KHXH các trường
trường THCS và PTCS trong toàn huyện.


Cùng các em học sinh trường THCS Hồ Xuân Hương.
<b>II- Ngâm thơ, múa phụ họa.</b>


<i>Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các em HS.</i>



Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với trái tim người đàn bà nổi dậy,
dám trèo qua bốn bức tường Công Dung Ngôn Hạnh hà khắc của thời đó để
lao vào sự sống. Ta gặp Hồ Xuân Hương trên khắp nẻo đường đất nước từ
thôn quê ra kẻ chợ, ở những chốn danh lam thắng cảnh hay những đô hội
phồn hoa . Chỗ này xướng hoạ với khách tao nhân; chỗ kia hồ mình với
quần chúng trong đám hội hè; một sáng đứng trên đèo ngắm cảnh bát ngát
non cao; một đêm hè tự tình đằm thắm; một đêm thu đau đáu cùng trăng;
một tiếng cười đanh đá chế giễu lũ quan thị; một chút ngậm ngùi cho số
phận bảy nổi ba chìm .


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> ( Hồ Xuân Hương ( HS đóng) ra sân khấu cùng tốp múa biểu diễn</i>
<i>phụ họa cho ba bài thơ : Bánh trôi nước, Trăng thu và Miếng trầu. Kết thúc</i>
<i>màn múa, Hồ Xuân Hương đứng lại sân khấu giao lưu với chương trình ).</i>
<b>DCT : Xin kính chào Bà chúa thơ nơm. </b>


<b>HXH: Chào tất cả các thầy cô giáo, các bạn học sinh thân mến!</b>


<b>DCT: Rất cảm ơn nữ sỹ đã để lại cho hậu thế những vần thơ rất đời, rất</b>
cuộc sống . Đến với chương trình ngoại khố văn học hôm nay, tất cả các
thầy cô giáo, các em học sinh đang rất muốn được trò chuyện với nữ sỹ. Nữ
sỹ có đồng ý khơng ạ?


<b>HXH: Kính thưa quý vị! </b>


Cảm động biết bao nhiêu khi mà thời gian trôi đi đã hằng bao thế kỷ,
Xuân Hương vẫn lưu mãi dấu ấn trong lòng mọi người. Đến với chương
trình ngoại khố hơm nay, XH cảm động vô cùng và rất muốn được trao đổi
với các bạn yêu thơ của Xuân Hương, đồng cảm với người phụ nữ trong thơ
XH. Nhất là các em học sinh.



<b>DCT: Nào các em HS, hãy ra gặp bà chúa thơ nôm .</b>
<i>( Hai đội chơi ra sân khấu )</i>


<b>Đội chơi: (Tất cả đồng thanh ) Chúng cháu chào nữ sỹ HXH ạ! </b>


<b>HXH: Chào các bạn học sinh. Ta rất xúc động trước lịng nhiệt tình của các</b>
bạn đối với thơ của ta.Thế các bạn đến với sân chơi ngoại khoá này gồm
những ai? Đến từ trường nào vậy? Đội chơi của các có tên là gì? Và các bạn
đến với sân chơi với mục đích gì nào?


<b>Đội chơi: Kính thưa nữ sỹ! Chúng cháu là HS trường THCS Hồ Xuân</b>
Hương. Và chúng cháu cảm thấy rất vinh dự được học dưới máu trường
mang tên của nữ sỹ.


<b>Đội chơi 1: ( Giới thiệu)</b>
<b>Đội chơi 2: ( Giới thiệu)</b>


<b>( Lời giới thiệu của hai đội có sự chuẩn bị riêng)</b>


<b>HXH: Cảm ơn các cháu rất nhiều. Chúng ta sẽ gặp nhau trong phần thi của</b>
các cháu nhé!


<b>Đội giao lưu : (Đồng thanh): Vâng hẹn gặp lại nữ sỹ.</b>
<i>( HXH cúi chào khan giả và đi vào) </i>


<i>( Các đội chơi vào vị trí của mình. DCT tiếp tục ). </i>


<b>DCT: Chúng ta vừa được gặp mặt các đội giao lưu qua cuộc trò chuyện với</b>
Hồ Xuân Hương. Các đội giao lưu đã sẵn sàng cho phần thi tìm hiểu về thân


thế, sự nghiệp của Hồ Xuân Hương. Trong một sân chơi, bao giờ cũng có sự
thi đua xem ai là người thắng cuộc. Và như vậy chúng ta cần một tổ trọng
tài. Đó chính là ban giám khảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Cô Nguyễn Thị Phương- Hiệu trưởng trường THCS Hồ Xuân
Hương.


- Cô Nguyễn Thị Hường, tổ trưởng tổ KHXH
<b>2- Thư ký: </b>


- Thầy Đặng Văn Thanh, giáo viên trường THCS Hồ Xuân Hương.
<b>IV- Nội dung chính: </b>


<b>1- Phần thi 1: Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp nữ sỹ Hồ Xuân</b>
<b>Hương: </b>


Chương trình sẽ đưa ra các câu hỏi, các đội nhanh chóng có tín hiệu
để giành quyền trả lời trước. Nếu đội này đưa ra đáp án sai thì đội kia tiếp
tục trả lời. Nếu cả hai đội đều không đưa ra được đáp án thì phần trả lời sẽ
dành cho khan giả. Khán giả nào có đáp án đúng sẽ nhận được phần quà của
chương trình.


Mỗi câu trả lời đúng, các đội sẽ ghi được 5 điểm.
Phần thi bắt đầu.


<b>a- Câu hỏi trực tiếp:</b>


<b>Câu 1: </b><i><b>Nhà thơ nào đã gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ nôm? </b></i>


<b>Câu 2: </b> <i>Người cổ lại cịn đeo thói nguyệt</i>


<i>Buồng xn chi để lạnh mùi hương</i>


<i><b>Hai câu thơ nới về ngôi nhà của Hồ Xuân Hương ở phường Khán</b></i>
<i><b>Xuân, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Tên của ngơi nhà đó là gì? </b></i>


<b>b- Câu hỏi tình huống:</b>


<b>Câu 3:( Sân khấu diễn hoạt cảnh về giai thoại Hồ Xuân Hương đi học</b>
<i>, trời mưa, đường trơn nên bị ngã, các nho sinh cười chế giễu, nàng liền ứng</i>
<i>khẩu đọc thơ chữa thẹn.)</i>


<b>Hoạt cảnh : Hồ Xuân Hương đọc thơ chữa thẹn:</b>
<b>Mở màn: Nhạc nổi lên.HXH xách túi bước ra sân khấu) </b>
<b>HXH:</b> Này chị em ơi!


Gặp nhau xin hãy dừng chân


Cho tơi được hỏi có cần xưng danh?
<b>Hậu trường: Có chứ ạ!</b>


<b>HXH: </b> Vậy xin được có đơi lời tự bạch với q thầy cơ và các em học
sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tiếng vùng đất kinh kỳ . Ơng hiểu con gái ơng thích được học chữ làm thơ .
Nên ông đã cho Xuân Hương ngày đêm đèn sách.


Và hôm nay, dù trời mưa to, đường trơn như đổ mỡ. Xuân Hương vẫn
đến trường với tâm trạng thật vui .Vì cha tơi đã bảo với tơi, những ngày này
của thế kỷ 21, tại huyện Quỳnh Lưu q cha, sẽ có buổi ngoại khố về thơ
của HXH. Ơi , tơi thật hạnh phúc !



<i>( Vừa lúc đó có tiếng các nho sinh phía sau )</i>
<b>HXH- Hình như là các thầy khố.</b>


<b>Nho sinh 1: ( Nói vọng trong hậu trường, vừa nói vừa đi ra ): Này anh em</b>
ơi! Hôm nay chắc nàng Xuân Hương không đến trường đâu nhỉ. Trời mưa
thế này mà.


<b>Nho sinh 2: Không đâu! Cô nàng này ham học phải biết. Cứ chờ mà xem.</b>
<i>( Các nho sinh ra hẳn sân khấu. Dò dẫm đi trên đường trơn )</i>
<b>Nho sinh 1: Quái! Con đường này cứ mỗi lần trời mưa là đường trơn quá!</b>
<b>Nho sinh 2: Cẩn thận kẻo ngãn đấy nhé </b>


<b>Nho sinh 3: Này các anh em, Hồ Xuân Hương kìa.</b>


<b>HXH: Chào các thầy khoá ! Các thầy cũng đang đến trường đầy hở ? </b>
<b>Nho sinh ( Đồng thanh ): Vâng. </b>


<b>Nho sinh 1: Mà con gái như nàng đi học làm gì cho khổ nào. Trời mưa, ra</b>
đường, ướt hết cả cịn gì . Về mà kiếm một tấm chồng làm chỗ dựa cả đời có
phải sướng hơn khơng?


<b>HXH: Lấy chồng ư? Cũng rất tốt. Nhưng em lại muốn đi học cái đã. Đi học</b>
để còn làm thơ. Xướng họa với các thầy nữa chứ ạ! Hứ!


<i>( Nàng ngúng ngoảy bỏ đi như trêu ngươi . Bống , oạch, nàng bị ngã.</i>
<i>Các thầy khoá cười phá lên chế giễu.)</i>


<b>Các nho sinh: </b> Này này em ơi



Có thương nhau thì em nói chứ giận hờn chi nhau?


<b>HXH:( quay lại phía đội chơi, cứng cỏi nói) </b><i><b> Các bạn học sinh, tôi đã từng</b></i>
<i><b>ứng khẩu hai câu thơ trong tình huống này, nay nhờ các bạn đọc giúp tơi</b></i>
<i><b>nhé!</b></i> <i>( Quay lại các thầy khố ).Các thầy hãy nán lại nghe cho rõ nhé. Con</i>
tôi, tôi phải đến trường cho kịp thời gian đây.


<i>( Các thầy đứng lại nghe, còn HXH đi vào)</i>


<i>( Người DCT xuất hiện yêu cầu các đội chơi đưa ra câu trả lời.Đội chơi trả</i>
<i>lời xong, các nho sinh xuýt xoa ngợi khen HXH)</i>


<b> Nho sinh 1: Hồ Xuân Hương quả là bậc tài nữ hiếm thấy. Thơi chúng mình</b>
đến gặp nàng xin lỗi cho đáng mặt nam nhi.


<i>( Tất cảcúi chào khan giả và cùng vào ).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hướng lên sân khấu để theo dõi hoạt cảnh tiếp theo. Hoạt cảnh cũng là nội
dung của câu hỏi 4 trong phần thi mà các bạn cần vượt qua.


<b>Câu 4: </b><i>( Sân khấu diễn hoạt cảnh về giai thoại Hồ Xuân Hương gặp</i>
<i>một số nho sinh ở đền Trấn Võ, các nho sinh đang nho nhe làm thơ, viết thơ</i>
<i>lên chùa. Hồ Xuân Hương bực mình mời các thầy làm thơ có vần ng. Các</i>
<i>thầy kêu khó…) </i>


<b>Hoạt cảnh: Làm thơ tại chùa Trấn Võ.</b>
<i>( Tại chùa Trấn Võ, HXH xuất hiện )</i>
<b>HXH: Xin chào các thầy cô giáo và các bạn học sinh! </b>


Câu thơ tôi đọc chữa thẹn hôm trời mưa thực sự đã làm cho các thầy


khoá nhà ta phải tấm tắc đấy ạ! Cảm ơn các bạn đã đọc giùm tơi nhé !


Cịn bây giờ, các bạn hãy cùng tôi đi vãn cảnh chùa ở chùa Trấn Võ.
Nào chúng ta đi!


<i>( Nhạc nổi lên- HXH đi một vịng )</i>


<b>HXH- Chao ơi ! Chùa Trấn Võ. Gác chng thật cao. Quả chng thật lớn.</b>
Ơ kìa! Hình như các thầy khố nhà ta cũng lên vãn cảnh chùa. Ta hãy lánh
vào đây. Xem các thầy đàm đạo văn chương như thế nào chứ nhỉ.


<i>( HXH nấp sau một … )</i>


<b>Nho sinh 1: Các anh em.Chùa Trấn Võ hơm nay có vẻ thanh vắng hơn</b>
nhỉ.Đây là lúc anh em mình cùng nhau trổ tài thơ văn đấy chứ. Các anh em
nhìn xem, bên cạnh quả chuông lớn kia người ta đề nhiều thơ quá . Chúng
ta cũng phải làm thơ để lại dấu ấn chứ nhỉ.


<b>Nho sinh 2: Chúng ta hãy thi nhau vịnh chùa chứ? </b>


<b>Các nho sinh (Đồng thanh ): Phải đấy! Phải đấy! Lên chùa thì phải vịnh</b>
chùa mới ấn tượng.


<b>Nho sinh 1: Tơi có bài thơ này: </b>


Xem này Trấn Vũ Quan đông vui
Tấp nập vào ra đến lắm người
Tướng lớn đen xì ơng hộ pháp
Hố vàng đỏ loét lửa ma trơi



<i>( Đọc xong, vẻ tự đắc )</i>
Nào! Ai đó nối vần đi chứ.


<b>Nho sinh 3: Được, được! Tôi sẽ nối vần</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Nho sinh 1: Chữ nghĩa thật tinh. Niêm luật hồn hảo . Vần gieo q chuẩn.</b>
Khơng hổ danh học hành hiểu biết !


<i>( HXH bước ra. )</i>
<b>HXH: Xuân Hương xin chào các thầy khoá ! </b>


<b>Nho sinh 1: A. Chào nàng Xuân Hương. Hôm nay nàng cũng vãn cảnh chùa</b>
hả? Thong thả đấy nhỉ.


<b>Nho sinh 2: Thế lúc nãy đến giờ nàng ở đâu? Có nghe chúng tôi đọc thơ</b>
không đấy?


<b>HXH: Vâng . Hôm nay XH cũng lên vãn cảnh chùa. Được gặp các thầy thật</b>
là vinh hạnh. Các thầy trò chuyện thực rõ ra vẻ tài hoa, uyên bác vô cùng.
Dám xin các thầy cho một bài thơ ạ!


<b>Các nho sinh: ( Vui sướng): Sao? Sao? Cái gì chứ thơ thì được lắm. Được</b>
lăm! Xin cô cứ ra đề cho?


<b>HXH ( Chỉ vào quả chuông ) : Dạ, Xin các thầy vịnh quả chuông. Lấy vần</b>
<i>Uông cho tiện. </i>


<i>( Các nho sinh vị đầu bứt tai , nói với nhau ):</i>
<b>Nho sinh 1: Cái cô nàng này ghê thật!</b>



<b>Nho sinh 2: Đáo để thật! Tưởng đọc được thơ cho cô nàng nghe, ai dè lại…</b>
<b>Nho sinh 3: Ghép vần ng vào cái chữ gì bây giờ? </b>


<i>( HXH cứ đứng mìm cười nhìn các thầy xoay xở tìm chữ, tìm câu )</i>
<b>Nho sinh 1: Này cơ! Cái vần uông của cô không ổn, cô ạ!</b>


<b>HXH: Sao lại không ổn?</b>


<b>Nho sinh 2: Không ổn là không ổn mà. Ai đời thủa nào làm thơ có vần</b>
<i>ng. </i>


<b>Nho sinh 3: Tôi thách người nào học rộng tài cao mà làm thơ vần uông</b>
được đấy.


<b>HXH ( mỉm cười): XH thử làm vài câu cho các thầy nghe nhé!</b>
<b>Các nho sinh: Thách cô đấy.</b>


<b>Nho sinh 3: Hồ Xuân Hương ơi! Đến chúng tôi học hành thế này mà làm</b>
không ra nữa là…


<b>HXH- Các thầy nghe nhé. À… mà không phải em nói đùa đâu! Mấy câu</b>
thơ có vần ng ấy các em học sinh trong buổi ngoại khố này đều thuộc
đấy ạ. ( Quay lại với hai đội giao lưu). Các bạn học sinh, hãy đọc câu thơ có
vần ng gium tơi để các thầy khố hiểu thêm về thơ.


<i>( Người DCT xuất hiện)</i>
<b>DCT. Xin mời các đội chơi. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Dắt díu nhau lên trước cửa đền
Cũng địi học nói, nói khơng nên


Ai về nhắn nhủ phường lịi tói
Muốn sống đem vơi qt trả đền
<i>( Quay lại khan giả ): Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ cho XH </i>


<i>( Cúi chào và đi vào.)</i>


<b>Câu 5: ( Sân khấu diễn hoạt cảnh : Xướng họa giữa Hồ Xuân Hương và bạn</b>
<i>thơ).</i>


<b>Hoạt cảnh: Hồ Xuân Hương xướng họa với bạn thơ.</b>


<i>( Tại Cổ Nguyệt đường, Xuân Hương vừa dọn bàn ghế, hàng qn vừa nói</i>
<i>một mình).</i>


<b>HXH: Các bạn biết khơng. Cổ Nguyệt đường vừa có một đám quan thị đến</b>
chơi. Họ đua địi nói chuyện thơ văn, sáng tác thơ văn. Ôi dào. Sao bắng
nhắng hợm mình vậy khơng biết.(Lắc đầu) Thật chán q! Thơ với chả thẩn.
Đúng là:


Mười hai bà mụ ghét chi nhau
Đem cái xn tình vứt bỏ đâu
Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu


Đố ai biết được vơng hay trốc
Cịn kẻ nào hay cuống với đầu
Thơi thế thì thơi thơi cũng được
Ngàn năm cịn khỏi tiếng nương dâu


<i>( Người bạn thơ từ từ đi ra như đã nghe HXH đọc thơ từ lâu )</i>



<b>Bạn thơ: ( Vỗ tay ): Hay! Hay! Bài thơ hay quá! Xin nàng cho nghe thêm</b>
một lần nữa.


<b>HXH: ( cười bẽn lẽn ): Xin chào quan nhân. Chẳng hay chàng có việc gì ở</b>
đất kinh kỳ mà có dịp q bộ vào Cổ Nguyệt đường này ạ?


<b>Bạn thơ: Có phải nàng là chủ quán? Nàng chính là HXH ? </b>
<b>HXH- Thưa ngài vâng ạ!</b>


<b>Bạn thơ: Ấy. Đừng gọi tôi như thế. Khách sáo quá. Tôi nghe bảo nàng là</b>
phu nhân của quan phủ Vĩnh Tường, một vị quan phụ mẫu vào loại vịn vai
đời mà sống. Và nàng cũng là một bậc nữ lưu tài danh…


<b>HXH- Quan nhân quá khen. Tiện thiếp vốn chỉ là được theo đòi dăm ba chữ,</b>
người đời yêu mà đồn đại thêm thôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Bạn thơ: Chuyện kể rằng có cơ gái nọ hỏi vay chàng trai năm quan tiền.</b>
Chàng trai đã hẹn cho vay đủ năm quan nhưng sau đó chỉ đưa cho cơ gái có
ba quan. Nàng nghĩ sao về câu chuyện? Nếu nàng là cơ gái, nàng sẽ nói gì
với chàng trai?


<b>HXH: Chàng trai là người nói dối. Tiện thiếp sẽ trách rằng: </b>
Sao nói rằng năm lại có ba


Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho xin năm lá đa


<b>Bạn thơ: Rất hay. Bản lĩnh. Dám nói vị quân tử kia nói dối như cuội. Cịn</b>


ta, ta là chàng trai, ta cũng không vừa đâu nhé. Ta sẽ đáp lại rằng:


Rằng gián thì năm q có ba
Bởi người thục nữ đốn khơng ra
Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt
Cho cả cành đa lẫn củ đa.


<b>HXH: Chao ôi! Thật xứng danh hiền nhân quân tử. Không như lũ quan thị</b>
kia, thật chán.


<b>Bạn thơ: Cảm ơn nàng đã khen. Câu chuyện kia cịn kể tiếp rằng: sau đó cơ</b>
gái nhắn gửi chàng trai, cần gặp nhau để nói cho ra nhẽ nhưng chàng rai bận
quá khôgn đến được. Vậy là cô gái lại trách. Ta rất muốn nàng thay cơ gái
đó gửi lời tới chàng trai lời nhắn đó. Xin mời nàng.


<b>HXH: Tiện thiếp có thể nói rằng: </b>


Những bấy lâu nay luống nhắn nhe
Nhắn nhe toan những sự gùn ghè
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám
Chưa dám cho nên phải rụt rè


<b>Bạn thơ: Bản lĩnh cao cường lắm, Xuân Hương. Và ta là chàng trai, ta sẽ</b>
gửi cho nàng lời đáp:


Hỡi hỡ cô nàng tớ bảo nghe


Bảo nghe khơng được gậy ơng ghè
Ơng ghè khơng được ông ghè mãi
Ghè mãi cho nên cũng phải rè.



<i>( Hai người cùng cười )</i>


<b>HXH: Cảm ơn quan nhân đã có đơi lời xướng họa với tiện thiếp. Đây quả là</b>
một hạnh phúc cho Xuân Hương lắm lắm.


<b>Bạn thơ: Ta cũng cảm ơn nàng đã xướng hoạ cùng ta. Ta hiểu, thơ nàng là</b>
một khối tình và ta cảm thấy rằng khối tình đó sẽ : cọ mãi cùng non sông.
Bậc tài danh như nàng nhất định ta sẽ trở lại để cùng nhau đàm đạo thơ văn.
Thôi, bây giờ ta tạm chia tay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>( Hai người chia tay. Sau đó, chào khán giả và vào hậu trường. Người DCT</i>
<i>xuất hiện trên sân khấu ).</i>


<b>DCT: Các bạn vừa xem hoạt cảnh: Hồ Xuân Hương xướng hoạ với</b>
bạn thơ. Đây là câu hỏi của chương trình: <i><b>Tên người bạn thơ xướng họa</b></i>
<i><b>với Hồ Xuân Hương trong hoạt cảnh là gì?</b></i>


<i><b>(</b>Các đội trả lời xong, chương trình sẽ đưa ra 1 câu hỏi dành cho</i>
<i>khán giả<b>)</b></i>


<b>Câu hỏi dành cho khán giả: Các bạn vừa nghe đội giao lưu đưa ra</b>
đáp án về người bạn thơ xướng hoạ cùng HXH. Chương trình sẽ có câu hỏi
cho các bạn như sau: <i><b>Em đã được học văn bản nào của PĐH, theo giao</b></i>
<i><b>thoại là CH, trong chương trình Ngữ văn THCS? </b></i>


<i>(Khán giả trả lời . Sau đó là một tiết mục văn nghệ đan xen )</i>
<b>Phần thi thứ 2: Bình thơ :</b>


( Hai đội cùng bình bài thơ Bánh trơi nước)



<b>DCT: Bài thơ hai đội cùng bình là Bánh trơi nước. Thời gian cho mỗi lời </b>
bình không quá 3 phút. Quá thời gian trên, các bạn sẽ bị trừ điểm. Điểm cho
phần bình thơ là 10 điểm. Phần thi bắt đầu.


1- Đội Bánh trơi bình bài thơ Bánh trơi nước
2- Đội Miếng trầu bình bài thơ Mời trầu
<b>DCT: Mời GK nhận xét, cho điểm phần bình thơ. </b>


<b>Phần thi 3: Ngâm thơ</b>


<b>DCT: Bây giờ sẽ là một phần giao lưu rất đặc biệt. Phần thi ngâm thơ HXH.</b>
Mỗi đội chọn cho mình một bài thơ của Hồ Xuân Hương và thể hiện bài thơ
ấy ngay trên sân khấu của chương trình. Phần thi ngâm thơ bắt đầu.


1- Đội Bánh trôi
2- Đội Miếng trầu.


<i>( Hai đội chọn hai bài thơ của Hồ Xuân Hương mà mình thích để thể hiện.</i>
<i>Các đội ngâm thơ xong, DCT mời ban giám khảo nhận xét và cho điểm. )</i>
<b>DCT: Mời GK nhận xét, cho điểm phần bình thơ. </b>


<b>Phần thi thứ 4: Phần thi dành cho khán giả</b>


<b>DCT: Chương trình xin được tiếp tục cho phần giao lưu với khán giả.</b>
Câu hỏi 2: Xin mời các em cùng nghe bài thơ sau:


<i>( Cô Hoa ngâm bài thơ “ Khóc tổng Cóc”)</i>


<i><b>Bài thơ chúng ta vừa nghe có sử dụng một số từ cùng trường nghĩa. Bạn</b></i>


<i><b>hãy chỉ ra.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đáng được quý yêu và cổ vũ nhưng vợ cả của tổng Cóc lại sinh lịng ghen
ghét nên bới lơng tìm vết mà tạo ra khơng ít điều tiếng cho HXH. Tổng Cóc
trước cơn bão gia đình đã phải bất đắc dĩ viết thư từ giã XH. HXH đã bỏ
Tổng Cóc ra đi từ dịp ấy, chấm dứt mối tình cay nghiệt của nàng. Trước khi
đi nàng đã để lại lời từ biệt là bài thơ chúng ta vừa nghe. Bài thơ có lối chơi
chữ độc đáo với các chữ cùng trường nghĩa chỉ họ hàng nhà Cóc: chẫu
<i>chàng, nhái bén, nịng nọc, chẫu chuộc ( có thể vì nàng biết thủa bé, vì hiếm</i>
hoi nên tổng Kình được cha mẹ đặt tên cho là Cóc).


<b>Câu hỏi 3: Sau đây là một đoạn thơ trong một bài thơ của HXH: </b>
<i>Mõ thảm không khua mà cũng cốc</i>
<i>Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om? </i>
<i>Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ</i>
<i>Sau giận vì duyên để…</i>


<b>Chọn các từ sau điền vào chỗ trống sao cho hợp vần, hợp ý: </b><i><b>già tom,</b></i>
<i><b>mõn mòm, còm nhom.</b></i>


<i>( Trong khi chương trình tiến hành phần chơi dành cho khan giả, thư ký</i>
<i>chương trình tổng hợp điểm, xếp giải , nói rõ người trao giải , sau đó</i>
<i>chuyển về cho DCT.) </i>


<b>VI : Công bố giải và trao thưởng.</b>
<b>VII: Bài hát về trường Hồ Xuân Hương</b>
<b>KẾT THÚC NỘI DUNG NGOẠI KHĨA</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHĨA: HỒ XN HƯƠNG, THƠ VÀ ĐỜI.
Phần 1: Giới thiệu đại biểu ( hiện tên chương trình, ảnh Hồ Xuân


Hương )


Phần 2: Màn ngâm thơ ( Hiện tên chương trình, ảnh nhà thơ; nội dung
ba bài thơ được ngâm.)


Phần 3: Các đội giao lưu ra chào khán giả và giới thiệu về đội mình:
( Hiện tên chương trình, ảnh nhà thơ, ảnh trường HXH ).


Phần 4: Giới thiệu giám khảo, thư ký (Hiện tên chương trình, ảnh nhà
thơ)


Phần 5: Giao lưu giữa hai đội: ( Hiện tên chương trình, ảnh nhà thơ,
câu hỏi và đáp án ):


* Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp nữ sỹ Hồ Xuân
Hương :


<b>Câu 1: </b><i><b>Nhà thơ nào đã gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ nôm? </b></i>
<i><b>( Đáp án: Xuân Diệu )</b></i>


<b>Câu 2: </b> <i>Người cổ lại cịn đeo thói nguyệt</i>
<i>Buồng xuân chi để lạnh mùi hương</i>


<i><b>Hai câu thơ nới về ngôi nhà của Hồ Xuân Hương ở phường Khán</b></i>
<i><b>Xuân, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội. Tên của ngơi nhà đó là gì?</b></i>


<i><b>(Đ A: Cổ Nguyệt Đường )</b></i>


<b>b- Câu hỏi tình huống (Trong khi các đội diễn hoạt cảnh, màn hình</b>
hiện tên chương trình, tên phần thi . Khi Hồ Xuân Hương ra câu hỏi, màn


hình chạy nội dung câu hỏi )


<b>Câu 3: </b><i><b>Hãy cho biết hai câu thơ Hồ Xuân Hương đọc chữa thẹn</b></i>
<i><b>trong tình huống bị ngã ? </b></i>


<i><b>Đáp án: </b></i>


<i>( Giơ tay với thử trời cao thấp</i>
<i>Xoạc cảng đo xem đát vắn dài.) </i>


<b>Câu 4: </b><i><b>Hãy đọc câu thơ có vần “ ng ” của Hồ Xuân Hương. </b></i>
<i><b>Đáp án: </b></i>


<i>Một đàn thằng ngọng đứng xem chng</i>
<i>Nó bảo nhau rằng “ Ấy ái ng”</i>


<b>Câu 5: </b><i><b>Tên người bạn thơ xướng họa với Hồ Xuân Hương trong</b></i>
<i><b>hoạt cảnh là gì?</b></i>


<i><b>Đáp án: </b> </i> <i>Chiêu Hổ</i>


<b>Câu 6: </b><i><b>Em đã được học văn bản nào của Phạm Đình Hổ mà trong giai</b></i>
<i><b>thoại là Chiêu Hổ , thuộc chương trình Ngữ văn THCS? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Phần thi thứ 2: Bình thơ (Hiện tên chương trình, ảnh nhà thơ. Hiện </b>
bài thơ Bánh trôi nước ).


<b>Phần thi 3: Ngâm thơ ( Hiện tên chương trình, ảnh nhà thơ. Hiện bài </b>
thơ: Tự tình.)



<b>Phần thhi thứ 4: Dành cho khan giả.</b>


<b>Câu 7: </b><i><b>Bài thơ “ Khóc tổng Cóc” có sử dụng một số từ cùng </b></i>
<i><b>trường nghĩa. Bạn hãy chỉ ra.</b></i>


<i><b>Đáp án: </b>chẫu chàng, nhái bén, nòng nọc, chẫu chuộc</i>
<b>Câu 8: </b>


<i>Mõ thảm không khua mà cũng cốc</i>
<i>Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om? </i>
<i>Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ</i>
<i>Sau giận vì duyên để…</i>


<b>Chọn các từ sau điền vào chỗ trống của đoạn thơ trên sao cho hợp</b>
<b>vần, hợp ý: già tom, mõm mòm, còm nhom.</b>


<i><b>Đáp án: </b>mõm mòm. </i>


<b>PHỊNG GD&ĐTQ.LƯU CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc</b>


<b>NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LÀM CHO CHƯƠNG TRÌNH </b>
<b> NGOẠI KHỐ THƠ HỒ XN HƯƠNG</b>


<b>1- Công tác chuẩn bị: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Cụ thể kịch bản ( Lời dẫn, các phần thi, hoạt cảnh …) : Cô Vân ,
cô Hương ( từ 4- 11 tháng 10 )


- Câu hỏi phần thi dành cho khán giả ( 3 câu ): Cô Hương, cô Vân.( từ


4- 11 tháng 10)


- Lấy danh sách đội chơi ( khối 7 và khối 8, mỗi khối 6 em ): Cô
Hương, cô Vân . ( ngày 11 tháng 10 ).


- Lấy danh sách đội chơi khán giả và hướng dẫn cách chơi : Cô
Hương. ( ngày 11 – 18 tháng 10 )


- Lấy danh sách đội múa và diễn hoạt cảnh: Cô Vân, cô Hương.( ngày
11 tháng 10 )


- Thu băng ngâm thơ: Cô Vân, Thầy Kỳ ( ngày 11 tháng 10 )


- Tập luyện múa phụ họa và diễn hoạt cảnh: Cô Vân, cô Hương.( từ
12 – 18 tháng 10 )


- Tập luyện xâu nối tổng thể chương trình ( màn múa, đội chơi, hoạt
cảnh…): Cô Vân, cô Hương.( ngày 19 tháng 10 )


- Tập luyện ngâm thơ cho đội chơi: Cô Vân. ( từ 12 – 18 tháng 10 )
- Hướng dẫn đội chơi cách giới thiệu : Cô Hương, cô Vân. ( từ 12 –
18 tháng 10)


- Lời giới thiệu của đội chơi: Cô Hường ( Hướng dẫn và kiểm tra )
(12- 15 tháng 10 )


- Lời bình thơ của HS: Cơ Hường ( Hướng dẫn và kiểm tra ) ( 12-15
tháng 10 )


- Thuê trang phục, chuẩn bị đạo cụ sân khấu: Cô Thuý ( Nhờ thêm


đoàn viên )( ngày 18 – 19- 20 tháng 10 )


- Loa đài + Nhạc: Thầy Kỳ ( Nhờ thầy Kỳ đọc kịch bản thật kỹ để có
những âm thanh phụ hoạ tốt nhất ).


<i><b>( chương trình cần 8 micro: Nho sinh : 3 chiếc; HXH: 1 chiếc; DCT: 1</b></i>
<i><b>chiếc; hai đội chơi: 2 chiếc; ban giám khảo và người phụ trách đội chơi:</b></i>
<i><b>1 chiếc . Nếu có được một Micro đeo, khơng phải cầm tay, cho nhân vật</b></i>
<i><b>HXH thì vơ cùng tốt ) </b></i>


- Tập bài hát cho HS: hát đan xen và hát vào phần cuối chương trình:
Thầy Kỳ.( ngày 12-18 tháng 10 )


- Trang trí sân khấu : thầy Tứ.( ngày 20 tháng 10 )


- Chuẩn bị trống, hoặc cờ (để ra tín hiệu trả lời ) cho đội chơi: Thầy
Tuấn.( ngày 12-> 19- 20 tháng 10 )


- Mua và gói quà cho đội chơi: Nhờ cô Đặng Hương ( từ 12-18,20
tháng 10 )


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Tổng duyệt chương trình: Cơ Phương, cơ Hường, nhóm văn + Tổ xã
hội.( ngày 19 tháng 10 )


<b>2- Tại buổi ngoại khoá ( ngày 21 tháng 10 )</b>
- Giám khảo: Cô Phương, cô Hường.
- Thư ký: thầy Thanh


- DCT: Cô Vân



- Phụ trách đội chơi : Thầy Tuấn


- Phụ trách các màn múa, hoạt cảnh, phụ trách phần chơi khán giả :
Cô Hương.


</div>

<!--links-->

×