Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

SKKN thiết kế, sử dụng phiếu học tập trong dạy đọc hiểu nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 51 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG
DẠY HỌC ĐỌC – HIỂU NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5
Lĩnh vực : Phương pháp dạy học mơn Tiếng Việt lớp 5

Tác giả:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Nơi công tác:

Trường Tiểu học TT Rạng Đông

Nam Định, tháng 6 năm 2020


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.

Tên sáng kiến kinh nghiệm
“Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao

chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”
2.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5



3.

Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ ngày 15 tháng 8 năm 2019 đến ngày 25 tháng 6 năm 2020

4. Tác giả
Họ và tên:

Vũ Thị Thuý

Năm sinh:

1990

Nơi thường trú:

Nghĩa Hải - Nghĩa Hưng - Nam Định

Trình độ chuyên môn:

Đại học sư phạm

Chức vụ công tác:
Nơi làm việc:

Giáo viên
Trường Tiểu học TT Rạng Đông

Địa chỉ liên hệ: Tổ dân phố 4, thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định

Điện thoại:

0395 337 023

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:

100%

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tên đơn vị:
Địa chỉ:

Trường Tiểu học TT Rạng Đông
Tổ dân phố 4, thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định

Điện thoại: 03503 873 483


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đặt vấn đề
Mơn Tiếng Việt có vai trị quan trọng trong các mơn học ở Tiểu học. Bởi vì
Tiếng Việt khơng những dạy cho các em biết các kiến thức về ngữ pháp, về ngơn
ngữ trong giao tiếp mà cịn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt có
nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và hướng dẫn học sinh sử dụng từ - câu
một cách chính xác trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy lớp 5 nói chung và ở mơn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng,
tơi nhận thấy rằng: “Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5” giúp học sinh hình thành
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được
thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt (nghe – nói – đọc – viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội

dung sách hướng dẫn học tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính
cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới
hiện nay. Trong đó, Tập đọc là phân mơn giữ vị trí hết sức quan trọng trong q
trình học tập của học sinh. Trước hết, Tập đọc giúp học sinh trau dồi kiến thức
tiếng Việt, kiến thức đời sống, gia đình, con người, giáo dục tư tưởng đạo đức,
tình cảm thẩm mĩ. Nó là chìa khố, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp
xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời
sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ
trước và của cả người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết.
Giáo dục tiểu học là nền tảng cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân nên
giáo dục tiểu học cũng cần chuẩn bị cho học sinh những năng lực cần thiết và
phù hợp với tâm sinh lí của các em. Một trong những năng lực quan trọng là
năng lực đọc – hiểu. Năng lực đọc – hiểu là sự hiểu biết, phản hồi lại trước một
bài đọc, bài viết nhằm đạt được mục đích, phát hiện tr i thức cũng như việc tham
gia vào các hoạt động xã hội của cá nhân. Đọc – hiểu có vai trị rất quan trọng
trong đời sống xã hội. Đọc – hiểu là hoạt động tiếp nhận văn học và rèn kĩ năng
vận dụng ngơn ngữ cho học sinh. Ngồi ra, đọc hiểu cịn là công cụ để học sinh


2
học các mơn học khác. Trong đó kỹ năng đọc hiểu xác định những cái đích mà
việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời cũng là phương tiện để đạt được
sự thông hiểu văn bản của học sinh. Để tiếp thu những thành tựu văn hóa khoa
học của nhân loại, để hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho các em.
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường. Như chúng ta đã biết, vấn đề sử dụng phiếu học
tập đưa vào giảng dạy tuy không mới nhưng vẫn chưa được phổ biến một cách
rộng rãi. Vì vậy, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập nhằm nâng cao chất
lượng học Tiếng Việt, cụ thể là phân môn Tập đọc ( đọc hiểu ) ở Tiểu học là việc
làm vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên đứng lớp.

Xuất phát từ những lí do trên, cùng với kinh nghiệm đứng lớp, tơi đã
thường xuyên thiết kế và sử dụng Phiếu học tập vào các tiết học Tiếng Việt. Tôi
thấy các Phiếu học tập ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, kích thích tư
duy độc lập và khả năng sáng tạo của học sinh. Vì vậy, tơi đã chọn và nghiên
cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học
Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình Tiếng Việt lớp 5 mới được chia thành các phân môn: Tập đọc
(đọc - hiểu), Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện. Mỗi phân mơn
đều đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng và
nhân cách cho học sinh. Đối với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sẽ chỉ tập trung
thiết kế Phiếu học tập dạy học các bài Đọc – hiểu ( Tập đọc) Tiếng Việt lớp 5.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Thiết
kế và sử dụng phiếu học tập nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học
sinh lớp 5” tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu


3
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

-

Phương pháp tìm hiểu thực tế.

-


Phương pháp phân tích –tổng hợp.

-

Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.

-

Phương pháp thực nghiệm.

AI.

1.

MƠ TẢ GIẢI PHÁP

Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con
người lao động năng động sáng tạo, phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội
dung chương trình thì đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là thiết kế và sử
dụng Phiếu học tập trong mỗi tiết học có một vị trí hết sức quan trọng. Đây là
việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện
được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đề ra.
Trong q trình dạy học mơn Tiếng Việt, giáo viên là người tổ chức, hướng
dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển
năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết
và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri

thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, khơng dập
khn máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của bạn. Đồng thời tạo
điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, biết áp dụng kiến
thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
Mơn Tiếng Việt theo chương trình mới có một vị trí quan trọng trong giáo
dục ở Tiểu học. Thiết kế phiếu học tập phục vụ cho từng nội dung, từng hoàn
cảnh cụ thể trong dạy học đọc hiểu lớp 5, nhằm tạo ra sự hứng thú học tập cho
học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh.
Qua đó, góp phần tăng khả năng sáng tạo và sử dụng phiếu học tập trong giảng


4
dạy của giáo viên cũng như hoàn thành mục tiêu bài học Tiếng Việt. Mà cụ thể
mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là:
-

Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt

(đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc
học Tiếng Việt nhằm từng bước tạo ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học
tập ở tiểu học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. - Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình
trường tiểu học mới Việt Nam góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư
duy cơ bản (phân tích, phán đốn tổng hợp,…)
-

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những

hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người; về văn hoá và văn học của
Việt Nam và nước ngồi để từ đó:

+

Góp phần bồi dưỡng tình u cái đẹp, cái thiện, lịng trung thực, lịng tốt, lẽ

phải và sự cơng bằng trong xã hội; góp phần hình thành lịng u mến và thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
+

Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức, biết

tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc; biết rèn luyện đời sống lành mạnh,
ham thích làm việc và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Tóm lại: Ở bậc Tiểu học, mơn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học
tốt mơn Tiếng Việt, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học
khác. Và chỉ khi nào học sinh hiểu được điều mình đang đọc mới được coi là biết
đọc. Khi đọc mà hiểu được thì học sinh sẽ hứng thú hơn, ham học hơn.

Tuy nhiên học sinh Tiểu học không phải lúc nào cũng hiểu được dễ dàng những
điều mình đang đọc vì cịn phải chú ý vào mặt chữ để đọc trơn và lưu lốt.
Ngồi ra do hạn chế về kỹ năng liên kết thành câu, thành ý, nên việc hiểu và nhớ
nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp tối ưu nhất nhằm
giúp học sinh lớp 5 tự mình chiếm lĩnh tri thức mới và chất lượng đọc hiểu đạt
được kết quả cao nhất.


5
1.2. Thực trạng
Những năm gần đây do càng ngày càng nhận thức được vai trò của
phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nên ngành đã liên
tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học.

Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay như sau:
*Thuận lợi
+

Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng

thuận và vào cuộc của cha mẹ học sinh.
+

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao qua các buổi sinh

hoạt chuyên môn, dự giờ tiết dạy, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy, cách
tổ chức lớp học một cách phù hợp.
+

Giáo viên cũng đã biết cách xây dựng các câu hỏi theo 4 mức độ và vận dụng

các phương pháp dạy học cũng như hình thức đánh giá nhằm phát huy năng lực
của từng học sinh.
+

Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng

những kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày.
*

Khó khăn
-

+


Đối với giáo viên:

Giáo viên còn ảnh hưởng nhiều cách dạy truyền thụ của chương trình sách

giáo khoa truyền thống, thiên về truyền đạt nội dung kiến thức, chưa tạo cơ hội
để học sinh được rèn kĩ năng làm bài, kĩ năng tự học, kĩ năng trải nghiệm và đặc
biệt chưa quan tâm đến việc giúp học sinh ứng dụng, liên hệ kiến thức đã học
vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
+

Một số giáo viên còn chưa nắm rõ các bước thiết kế phiếu học tập và xây dựng

các đề kiểm tra nên chưa đảm bảo ôn luyện đúng kiến thức trọng tâm trong
chương trình giúp HS hồn thành tốt mục tiêu của bài học.
+

Đối với học sinh nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 5:

Đa số học sinh làm được bài tập trong sách giáo khoa, các câu hỏi và bài tập ở

mức 1 và mức 2. Song khi làm bài tập vận dụng ( mức 3) và vận dụng sáng tạo (


6
mức 4) thì học sinh thường gặp khó khăn, chưa hiểu rõ và nắm chắc nội dung
của bài học nên làm bài chưa đúng, đạt kết quả chưa cao.
+

Đối với phụ huynh:


Một số phụ huynh chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm và đôn đốc, nhắc

nhở các em học tập.
Với thực trạng này bản thân tôi nhận thấy cần phải có phương pháp dạy học
phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy mơn Tiếng Việt 5. Đó chính là thiết kế và
sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt.

2.

Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1 Mục tiêu của giải pháp
Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh biết hợp tác với các bạn trong
nhóm và tự làm việc cá nhân. Học sinh phải tham gia các hoạt động học tập một
cách tích cực và hứng thú. Thông qua các phiếu học tập giúp từng cá nhân, từng
nhóm học tập tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội
dung kiến thức và sau bài học biết vận dụng kiến thức đó vào luyện tập thực
hành và trong cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp khá mới mẻ đối với
việc dạy đọc hiểu trong tiết Tập đọc, nhưng đây là một phương tiện có hiệu quả,
là phương pháp rất cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, giúp HS có
năng lực ngơn ngữ và phát triển tư duy. Khi sử dụng phiếu cần thao tác nhịp
nhàng theo từng bước.
2.2 Nội dung chương trình và các cách thức thực hiện giải pháp
2.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5
2.2.1.1. Nội dung chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5
Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5 được
học mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 61 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ
thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 44 bài văn xi ( 4 bài là trích đoạn kịch),

17 bài thơ ( có 3 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập


7
đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn
luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc ( bao gồm các mục giải
nghĩa từ, câu hỏi), phân mơn Tập đọc cịn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản, cụ thể là:
-

Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.

-

Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.

-

Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc như

sau:
-

Tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng / phút.

-

Đọc hiểu:


+

Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.

+

Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.

+

Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ trong các bài tập đọc có

giá trị văn chương.
+ Hiểu các kí hiệu, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu, …
2.2.1.2. Các chủ điểm trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5
Sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 được chia thành 10 chủ điểm, mỗi chủ
điểm sẽ được học trong 3 tuần. Các chủ điểm đó là:
+

Chủ điểm 1: Việt Nam- Tổ quốc em

+

Chủ điểm 2: Cánh chim hịa bình

+

Chủ điểm 3: Con người với thiên nhiên

+


Chủ điểm 4: Giữ lấy màu xanh

+

Chủ điểm 5: Vì hạnh phúc con người

+

Chủ điểm 6: Người cơng dân

+

Chủ điểm 7: Vì cuộc sống thanh bình

+

Chủ điểm 8: Nhớ nguồn

+

Chủ điểm 9: Nam và nữ


8
+ Chủ điểm 10: Những chủ nhân tương lai
2.2.2 Đặc điểm của phiếu học tập
2.2.2.1 Khái niệm về phiếu học tập
Phiếu học tập vẫn được hiểu đó là những bài tập được giáo viên thiết kế sẵn
các vấn đề học tập dưới dạng làm bài tập trắc nghiệm, gạch, nối, trả lời câu hỏi,

hoàn thành sơ đồ hay bảng biểu, phát biểu suy nghĩ của học sinh về một vấn đề
nào đó trên mẫu giấy rời nhằm yêu cầu học sinh thực hiện trong một thời gian
ngắn của tiết học tại lớp hoặc cũng có thể giao cho học sinh thực hiện trước ở
nhà. Hay ta có thể nói là có thể sử dụng phiếu học tập giao cho học sinh thực
hiện với mọi thời điểm nhằm rèn luyện kĩ năng và hoàn thành nội dung trọng
tâm của bài học cũng như đem lại kết quả học tập tốt hơn cho học sinh.
2.2.2.2 Vai trò của phiếu học tập
Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu
hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó. Cơng cụ
hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu
hoạt động, những vấn đề để yêu cầu học sinh giải quyết, hoặc thực hiện kèm
theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm...
2.2.2.3 Phân loại phiếu học tập
+

Dựa vào mục đích: Phiếu học tập, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra.

+

Dựa vào nội dung: Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở

rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài. Phiếu bài tập: Nội dung là các
bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố. Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và
tình huống cần phải giải quyết. Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những
nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng.
+

Dựa vào hình thức, cách thức tổ chức: Giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập:

trị chơi, hành trình khám phá tri thức mơn Tốn, mơn học khác cũng như các

kiến thức trong xã hội; đóng vai người có trách nhiệm (thám tử, quan tịa, nhà
phân tích…) để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống…


9
2.3 Một số giải pháp để thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc
– hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5
2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng phiếu học tập theo từng chủ đề nhằm phát triển
năng lực đọc hiểu cho từng cá nhân học sinh.
2.3.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống phiếu bài tập theo chủ đề.
* Hệ thống phiếu bài tập cần xây dựng sao cho kiểm tra, bồi dưỡng, phát triển
được các kiến thức, kĩ năng cơ bản; nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Định hướng này nhằm xác định rõ tính mục tiêu của việc xây dựng hệ thống
bài tập là nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh
* Hệ thống phiếu bài tập cần được xây dựng sao cho phù hợp với nhiều đối
tượng học sinh với khả năng học tập khác nhau về môn Tiếng Việt.
Định hướng này nhằm giúp giáo viên xác định đến tính đa đối tượng của hệ
thống bài tập, phù hợp cho việc dạy học phân hoá.
*Hệ thống phiếu bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn.
Nội dung các bài tập phải gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Câu hỏi là
công cụ mở rộng kiến thức vốn hiểu biết của học sinh một cách đa dạng khơng
nhàm chán mà cịn mang hiệu quả tích cực.
2.3.1.2. Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng
phát triển năng lực.
+

Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ

năng của mơn học. Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây
dựng câu hỏi/ bài tập.

+

Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được

trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học.
Chú ý kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau
mỗi bài tập.
+

Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô

tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông


10
hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ,
đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết
theo chủ đề.
Các bậc nhận thức
Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, tài liệu
được học tập trước đó như đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, các sự kiện,
thuật ngữ hay các chọn ra, …
nguyên lí, quy trình.
Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện,
nguyên lý, giải thích tài liệu học tập,
nhưng khơng nhất thiết phải liên hệ
các tư liệu.
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng
các tài liệu đó vào tình huống mới cụ
thể hoặc để giải quyết các bài tập.


Vận dụng cao:
Khả năng đặt các thành phần với
nhau để tạo thành một tổng thể hay
hình mẫu mới, hoặc giải các bài tập
bằng tư duy sáng tạo.
Khả năng phê phán, thẩm định giá trị
của tư liệu theo một mục đích nhất
định.


11
+

Bước 4: Xác định hình thức cơng cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập):

Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung
cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương
ứng với các mức độ trên. Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống
trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài học.
2.3.1.3 Thiết kế hệ thống phiếu học tập cần dựa theo bốn mức độ trong
Thông tư 22
Theo điều 10 trong thông tư 22, đã quy định về đề kiểm tra cần phù hợp
với chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi
và bài tập được thiết kế theo các mức sau:
-Mức độ 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học
-

Mức độ 2 : hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức


theo cách hiểu của cá nhân.
-Mức độ 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống.
-Mức độ 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn
đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, trong cuộc sống một
cách linh hoạt. Học sinh có khả năng vận dụng các khái niệm cơ bản để giải
quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải
nghiệm trước đây.
Việc xây dựng câu hỏi, hệ thống bài tập kiểm tra theo bốn mức độ trong
Thông tư 22 phải phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian học tập, lượng chủ
đề kiến thức để tiến hành kiểm tra đánh giá.
2.3.1.4 Thiết kế một số phiếu học tập cho các chủ điểm trong sách hướng dẫn
học Tiếng Việt lớp 5
*

Chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em:
Chủ điểm này được học trong 3 tuần: từ tuần 1 đến tuần 3.


12
PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM Quang
cảnh làng mạc ngày mùa
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng
rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng
ngày ra thì trơng thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới
đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư
những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi
tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh

vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa
xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá
vàng như những vạt áo nắng, đi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt
ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giịn. Quanh đó con gà, con
chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi
có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
(Tơ Hồi)
Câu 1 ( M1). Tìm những chi tiết nói về con người khiến bức tranh làng quê
thêm sinh động?
A. Hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo
đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.
B. Ai cũng vậy cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra ngồi đồng
ngay.
C. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng
ngày ra thì trơng thấy màu trời có vàng hơn thường khi. D. Cả A và B
Câu 2 (M1). Chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng q thêm đẹp
và sinh động?
A. Khơng có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.


13
B. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
C.Ngày không nắng, không mưa
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3 (M2) Từ nào sau đây có nghĩa là "màu vàng gợi cảm giác như được
phơi khô bởi nắng"?
A. vàng giòn
B. vàng xuộm
Câu 4 ( M2) Từ nào sau đây có nghĩa chỉ “Màu vàng gợi sự giàu có, ấm
no”?

A. Vàng trù phú, đầm ấm
B. Vàng mới
Câu 5 (M2) Các sự vật trong bài đều được miêu tả bằng một màu vàng với
nhiều mức độ khác nhau, theo em màu vàng trong bài biểu thị điều gì? A.
Màu vàng của sự giàu có, trù phú.
B. Màu vàng của sự vàng vọt, yếu ớt
C. Màu vàng của sự bền vững
D. Màu vàng của sự sống động, tươi mới.
Câu 6 ( M3): Tìm các từ chỉ màu vàng có trong bài văn và đặt câu với một
trong các từ em vừa tìm được.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
Câu 7 ( M3) Bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” thể hiện tình cảm
gì của tác giả đối với quê hương?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..


14
Câu 8 ( M3)Ý nghĩa của bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa là gì?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
Câu 9 ( M4). Em hãy viết 5-7 câu văn tả về quang cảnh làng mạc ngày mùa



quê em.

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Đối với mỗi phiếu học tập tôi thường thiết kế như sau:
+

Câu 1, câu 2 sẽ được thiết kế ở mức độ 1 để dành cho tất cả học sinh trong

lớp, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình yếu. Những câu hỏi này giúp học
sinh nhận biết, tìm được các ý trả lời ngay trong đoạn văn đọc hiểu.
Ví dụ : Câu 1 trong phiếu học tập ở trên, sau khi học sinh đọc xong bài văn,
các em sẽ tìm được những chi tiết nói về con người khiến bức tranh làng quê
thêm sinh động, gạch chân dưới các ý tìm được trong bài văn và chọn được đáp
án đúng.
Tương tự với câu hỏi số 2 là tìm các chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh
làng quê thêm đẹp và sinh động, học sinh cũng tìm ý và gạch chân trong bài văn,
sau đó sẽ tìm được đáp án đúng.


15
+ Câu 3, câu 4 hoặc câu 5 sẽ được thiết kế ở mức độ 2 để dành cho tất cả học

sinh trong lớp, đặc biệt là học sinh có học lực trung bình. Với những câu hỏi này
các em sẽ trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của bản thân mình.
Ví dụ: câu số 3 trong phiếu học tập u cầu học sinh tìm từ có nghĩa là
"màu vàng gợi cảm giác như được phơi khô bởi nắng". Sau khi đọc bài văn, hiểu
nghĩa của các từ chỉ màu vàng trong từng câu văn, các em sẽ tìm được từ chỉ
màu vàng có nghĩa như u cầu của câu hỏi.
+

Câu 6, câu 7 hoặc câu 8 sẽ được thiết kế ở mức độ 3 chủ yếu dành cho học

sinh có nhận thức khá.
Ví dụ : câu số 6 trong phiếu học tập yêu cầu: Tìm các từ chỉ màu vàng có
trong bài văn và đặt câu với một trong các từ vừa tìm được. Học sinh sẽ đọc
đoạn văn và tìm các từ chỉ màu vàng, sau đó chọn một trong các từ đó để đặt
thành một câu có ý nghĩa và trình bày câu đúng ngữ pháp.
Câu 7: yêu cầu học sinh nêu lên tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài
văn. Các em sẽ đọc bài văn, tóm tắt ý và nêu lên được tình cảm của tác giả.
+

Câu cuối cùng trong phiếu học tập sẽ được thiết kế dành cho học sinh có nhận

thức tốt ( học lực giỏi).
Ví dụ: Câu 9 yêu cầu học sinh viết 5-7 câu văn tả về quang cảnh làng mạc
ngày mùa ở quê em. Sau khi đọc bài văn, các em đã hiểu được nội dung, ý nghĩa
của bài văn và dựa vào các chi tiết, hình ảnh trong bài văn cũng như những hiểu
biết, quan sát của mình về quang cảnh làng mạc ngày mùa ở nơi mình ở để viết
được đoạn văn theo đúng u cầu.
*Chủ điểm Cánh chim hịa bình
-


Chủ điểm này được dạy trong 3 tuần: từ tuần 4 đến tuần 6


16
PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM CÁNH CHIM HỊA BÌNH
Những con sếu bằng giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa
tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống
Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã
cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm
gần
100

000 người ở Hi-rơ-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ ngun tử.
Khi Hi-rơ-si-ma bị ném bom, cơ bé Xa-xa-cơ Xa-xa-ki mới hai tuổi đã

may mắn thốt nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm
bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày cịn lại của đời
mình, cơ bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một
nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng
lẽ gấp sếu..
Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi
hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cơ. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em
mới gấp được 644 con.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã
quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom
nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao
hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tơi muốn
thế giới này mãi mãi hịa bình".

(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
Câu 1(M1) . Nước Mĩ đã chế tạo và ném thứ gì lên Nhật Bản?
A. Tàu vũ trụ
B. Bom B52
C. Hạt nhân nguyên tử
D. Bom nguyên tử


17
A.

Hi-rơ-si-ma và Na-ga-sa-ki

B.

Na-ga-sa-ki và Tơ-ky-ơ

C.

Hi-rơ-si-ma và Ơ-sa-ka

D.

Na-ga-sa-ki và Ky-ơ-tơ

Câu 3 (M2). Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã để lại hậu
quả nghiêm trọng như thế nào?
A. Hàng trăm nghìn người mất nhà, lưu lạc, thương vong.
B. Hàng trăm nghìn người chết đói vì bom phá tan các ruộng đồng, nhà cửa,
C. Gần nửa triệu người thiệt mạng, sau 6 năm có thêm gần 100 000 người

chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
D. Gần triệu người thiệt mạng, sau 6 năm có thêm gần 100 000 người ở Naga-sa-ki chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Câu 4 (M2). "Chúng tơi muốn thế giới này mãi mãi hịa bình". Em hãy tìm
từ trái nghĩa với từ gạch chân trong câu văn trên?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 5(M3) Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm và đặt câu
với từ đó?
Xa-xa-cơ đã chết nhưng hình ảnh của em cịn………. Mãi trong kí ức
của lồi người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


18
Câu 6(M3). Em thấy Xa-xa-cô là cô bé như thế nào? Em hãy viết 1- 2 câu
nêu lên nhận xét của em?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 7 (M3). Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Câu 8 (M4): Nếu là em, em sẽ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hịa bình?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....…………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


19
*Chủ điểm Con người với thiên nhiên
PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM CON NGƯỜI VỚI
THIÊN NHIÊN Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một
thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm
tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tơi
có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc
những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới

chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng
lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến
đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt
nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tơi nhìn thấy một
bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh
mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt
như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng đang giẫm trên
thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ
xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tơi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Câu 1(M1). Khi loanh quanh trong rừng, tác giả đã bắt gặp điều gì?
A. Một lối đi đầy hoa và ong bướm bay lượn
B. Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ
C. Một chiếc cầu xinh xắn bắc ngang một dịng sơng thơ
mộng D. Mối lối đi đầy nấm dại
Câu 2 (M1). Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú
vị gì?


20
A. Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm.
B. Tác giả thấy vạt nấm rừng như những chiếc ô nhỏ xinh với màu sắc sặc
sỡ.
C. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.
D. Bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đơ của vương
quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp

dưới chân.
Câu 3(M2). Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
A. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện
cổ tích và thêm sống động hơn.
B. Làm cho những cây nấm gần gũi hơn với con người.
C. Làm cho cảnh vật trong rừng khiến người khác sợ hãi, cẩn trọng hơn khi
bước vào.
D. Làm cho cảnh vật thêm sống động.
Câu 4(M2). Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
A. Vì trong rừng tồn một sắc xanh, chỉ có một cái cây lá vàng rợi ở nơi
trung tâm.
B. Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một khơng gian rộng lớn.
C. Vì người dân đặt tên “vàng rợi” theo màu sắc u thích của người đã tìm
ra khu rừng này.
D. Vì “vàng rợi” là màu sắc đem lại sự may mắn nên người dân đặt tên cho
rừng khộp như
vậy là mong mọi người luôn gặp may mắn trong cuộc sống.
Câu 5(M2). Tìm một câu văn trong bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật so
sánh miêu tả cây nấm.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 6(M3). Tác giả cảm thấy như thế nào khi bước vào khu rừng?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


21
*Chủ điểm Giữ lấy màu xanh
PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM GIỮ LẤY MÀU XANH
Chuyện một khu vườn nhỏ

Bé Thu rất khối ra ban cơng ngồi với ơng nội, nghe ơng rủ rỉ giảng
về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti
gơn thích leo trèo, cứ thị những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như
những cái vịi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt
một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gơn hé
nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ
lớn, nó xịe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới
nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo
ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu
phát hiện ra chú chim lơng xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ
mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội
xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban cơng có chim về đậu
tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi.
Sợ Hằng khơng tin, Thu cầu viện ơng:
-

Ơng ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ơng
nhỉ! Ơng nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

-

Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo VÂN LONG

Câu 1(M1). Bé Thu thích ra ban cơng để làm gì?
A. Bé Thu thích ra ban cơng để hít thở khơng khí trong lành.
B. Bé Thu thích ra ban cơng để ngồi với ơng nội, nghe ơng rủ rỉ giảng về
từng lồi chim, lồi hoa.

C. Bé Thu thích ra ban cơng để ngồi với ơng nội, nghe ơng rủ rỉ giảng về
từng lồi cây.


22
D. Bé Thu thích ra ban cơng để cùng với bạn bè chăm sóc cây ở ban
cơng. Câu 2(M1). Ban cơng nhà Thu có gì?
A. Có rất nhiều lồi chim được ơng nội ni trong những chiếc lồng nhỏ
xinh.
B. Có rất nhiều chú chó và chú mèo xinh xắn.
C. Có rất nhiều cây xanh.
D. Có rất nhiều đồ chơi, mỗi khi buồn Thu thường cùng bạn bè lên đây chơi
đồ chơi.
Câu 3(M1). Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban cơng, Thu muốn báo ngay
cho Hằng biết?
A. Vì Thu cho rằng ban cơng có chim về đậu nghĩa là vườn, Thu muốn Hằng
cơng nhận ban cơng của nhà mình cũng là vườn.
B. Vì Thu muốn cùng với Hằng ngắm nhìn chú chim xinh đẹp trên ban cơng
nhà mình.
C. Vì Thu muốn rủ Hằng cùng lên ban cơng tìm cách bắt chú chim xinh đẹp.
D. Vì Thu muốn rủ Hằng đi tìm ơng nội rồi cùng lên ngắm nhìn chú chim.
Câu 4(M2): Từ in đậm trong câu : “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi
thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” thuộc từ loại nào?
A.Đại từ
B.Danh từ
Câu 5(M2). Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 6(M3). Nội dung của câu chuyện là gì?
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 7(M3). Bài văn đã thể hiện tình cảm gì của bé Thu đối với khu vườn?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


23
*Chủ điểm Vì hạnh phúc con người
PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐIỂM VÌ HẠNH PHÚC CON
NGƯỜI Quà tặng cho bạn nhỏ vùng lũ lụt
Miền Trung nước ta lại gánh chịu những trận mưa lũ lớn. Trên các
phương tiện truyền thông tràn ngập hình ảnh thương tâm của đồng bào nơi
tâm bão. Cả nước hướng về miền Trung.
Hai con tôi vừa đi học về đã bảo:
-Mẹ ơi, trường con đang kêu gọi tụi con gom sách, vở cho các bạn miền
Trung…
-Ừ, rồi cả nhà mình cùng tham gia….
Ăn cơm xong, hai đứa bé thấy tôi xếp quần áo cũ vào một thùng giấy
lớn, thì chúng cũng chạy về phịng mình tìm kiếm sách vở, đồ chơi.
Một lát sau, Minh khệ nệ bê ra một chồng sách truyện cùng mấy cái xe
đồ chơi rồi giúp mẹ xếp vào thùng. Còn bé Mai, mãi sau mới cầm ra con
búp bê Eo-sa(Elsa) - con búp bê mà nó đã phải năn nỉ cả tuần lễ, tơi mới
mua cho nó. Bé Mai cẩn thận đặt Eo-sa vào thùng. Tơi ngạc nhiên:
-Mẹ nhớ là con thích Eo-sa lắm mà. Sao con lại tặng nó cho người khác?
-Mẹ ơi, Eo-sa làm con vui lắm. Các bạn ở miền Trung đang buồn, nên con
gửi Eo-sa đến đó, để Eo-sa làm các bạn vui lên.
Nghe con nói, tơi chợt nhận ra ai cũng có thể cho đi những thứ họ khơng
cịn cần tới nữa. Tuy nhiên, lịng nhân ái thực sự phải là có thể cho đi những
thứ bạn yêu thích nhất.

Theo In-tơ-nét
Câu 1(M1): Người mẹ và các con đã làm gì để giúp đỡ đồng bào miền
Trung?
A.Qun góp thật nhiều tiền.
B.Quyên góp đồ dùng và quần áo mới.
C. Quyên góp thức ăn, nước uống.
D.Quyên góp những đồ dùng, sách vở, quần áo cũ.


×