Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.18 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Thư gửi thầy giáo dạy văn</b>
Cập nhật:20/11/2009 :6:6:55 GMT
<b>Mới lần đầu tiếp xúc, ấn tượng đầu tiên với chúng tơi là thầy nói nhanh, nói nhiều và</b>
<b>rất hay... khoe. Thầy khoe về nghề văn, về sách hay, tư liệu quý mà thầy tìm được, về</b>
<b>những đứa học trò đỗ đạt. </b>
Thầy Nguyễn Ðức Anh - 60 tuổi - giáo viên dạy văn Trường THPT Nguyễn Du (quận 10,
TP.HCM) là một giáo viên đặc biệt như thế.
Một tiết dạy văn của thầy Nguyễn Đức Anh cho học
sinh lớp 12A6 Trường THPT Nguyễn Du, Q.10,
TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG (Tuổi Trẻ).
<b>Bài tập cuối</b>
Buổi học cuối của năm học, thầy Nguyễn Ðức Anh cho cả lớp làm một bài kiểm tra với đề
bài: "Hãy viết cảm nhận về giáo viên dạy văn của em" với gợi ý "HS không cần đề tên,
lớp, cứ thoải mái viết về ưu, nhược điểm của thầy".
Mỗi buổi học cuối như vậy suốt 35 năm dạy văn và vài lần chuyển trường đã để lại cho
thầy Anh một "bộ sưu tập" bài làm văn đồ sộ. Có những bài văn mà giấy đã úa màu...
Học trò viết hồn nhiên:
"Lớp B3 chúng em là một lớp hư, thái độ của thầy cô khi bước vào lớp hoặc là la mắng,
khó chịu (em có thể hiểu được điều đó), hai là e dè, lảng tránh như đụng phải quái vật.
Nhưng không, thầy bước vào lớp với một thái độ rất... bình thường. Dường như thầy
khơng quan tâm mình đang dạy trong một lớp chọn hay lớp dành cho học sinh cá biệt.
Thầy không sáo rỗng dặn HS phải làm cái này, cái kia... mà chỉ khuyên nhủ chân tình và
gần gũi. Thầy nhận ra sự tiến bộ (dù chỉ một chút) của một bạn nào đó. Thơng điệp của
<b>Một "bài làm" khác:</b>
dạy của thầy cũng vậy. Những lúc thầy răn dạy, con thấy thật vơ ích, khơng đáng quan
tâm. Chỉ sau những trải nghiệm, những lần vấp ngã con mới bình tâm suy nghĩ lại. Giống
như một đứa trẻ, lúc đói mới nhớ tới mẹ, thầy ơi...".
Vào lớp, thầy "mở bài" bằng câu hỏi: "Những ai không tin câu "ở hiền gặp lành" thì giơ
tay". Lớp 53 HS thì có đến 50 cánh tay giơ lên. Lúc đó người thầy mới ơn tồn giảng giải
bằng những câu chuyện đời, những tấm gương vĩ nhân, luật nhân - quả...
Buổi học kết thúc, thầy hỏi lại: "Ai tin?", cả lớp đều giơ tay, ánh mắt long lanh đầy tin cậy
vào những lời thầy cố công diễn giải từ trái tim để kéo học trò khỏi sa vào những quan
niệm sống lệch.
"Thầy biết khơng, em thích nhất những lần thảo luận như hôm cả lớp cùng trả lời câu hỏi
"Thứ gì q nhất?". Có bạn nói tiền bạc, tình u, sức khỏe... Nhưng bất ngờ nhất mà
khơng ai phản bác được: đó là sự sống".
Thầy Anh nói: "Ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm và thầy cũng thế". Sắp về hưu, người
thầy ấy vẫn muốn lắng nghe những cảm nhận từ học trò với mong mỏi những giờ văn tiếp
theo sẽ lắng đọng hơn nữa, súc tích hơn nữa, sẽ ít đi những hiểu lầm và e dè giữa thầy trò.
"Thầy hay dùng từ "ăn chơi" với những bạn khơng lo học. Nhưng lớp em có nhiều bạn
không hề "ăn chơi" đâu thầy ạ. Chẳng qua là con trai nên các bạn ấy khơng thích mơn văn
thơi. Thầy có thể dùng từ "lười biếng" được khơng thầy?". Hay: "Ðơi lúc thầy vui tính
nhưng cũng có lúc nghiêm khắc quá. Em thích thầy vui tính nhiều hơn cơ".
Những lời chia sẻ thân thương của học trò được người thầy giáo già ghi khắc và lưu giữ
cẩn thận như những tài liệu quý giá nhất của đời dạy học, bởi thầy nói: "Thầy giáo nào
<b>Trái tim người thầy</b>
"Thầy ơi! Con thích thầy dạy văn lắm. Con hay kể cho mẹ con nghe về những bài giảng
của thầy. Con thường dạy các em con như thầy đã dạy con, rằng "lời nói gieo hành động,
hành động gieo thói quen, thói quen gieo tính cách, tính cách gieo số phận".
Một thói quen của thầy Anh là mỗi sáng thức dậy học thuộc một câu danh ngôn trên tờ
lịch của ngày mới. Người thầy thẩm thấu, đo lường bằng những dẫn chứng xác thực trong
cuộc đời rồi truyền đến cho tâm hồn của những học trị cịn non nớt. Có lẽ nhờ vậy mà học
trị thầy Anh thuộc rất nhiều điển tích, danh ngơn, ngụ ngơn.
Những câu chuyện về chữ hiếu, chữ nghĩa, thói quen tiết kiệm, sự giản dị, tình yêu
thương... xuyên suốt từng lời giảng, đã làm thay đổi cách suy nghĩ của khơng ít học trị
vốn chỉ biết tụ tập, chơi game hay chưa từng coi trọng môn văn... "Nhờ thầy mà tuy bữa
cơm nhà em đơn giản, thiếu thốn nhưng em vẫn cảm thấy ấm áp vô cùng" - lời tự sự của
một HS nam.
Em không ngạc nhiên vì điểm số mà thật sự kính trọng với cách chấm điểm của thầy. Nhìn
vào bài văn được chấm cẩn thận, cơng phu với những dấu gạch chéo vì thiếu ý, những
đoạn gạch chân vì phân tích đúng, em cảm giác bài văn của mình được tơn trọng. Từ đó,
em đã có thái độ khác với những giờ học văn với thầy".
Sự tôn trọng, gần gũi của người thầy, những lời nói ra từ tâm can với cách biểu đạt thiết
tha, chân thành đã khiến những học trò mới lớn lắng lịng. Với thầy Anh, khơng có học trị
giỏi, học trò kém. Thầy cố gắng mở cánh cửa tâm hồn các em bằng những mẩu chuyện
chắt lọc về cuộc đời của các vĩ nhân, về những tấm gương đáng học tập, về một lối sống
đẹp hay những thói quen nguy hại cho cuộc đời.
Thầy tập cho học sinh làm thơ, nào hình ảnh, nào nhịp điệu, nào tứ thơ và biểu đạt xúc
cảm. Bài thơ đầu của học trị lại viết về chính thầy mình:
... Cảm ơn thầy những ngày ngắn ngủi qua
Nhờ có thầy mà chúng em mới hiểu
Là thất bại phải tự mình đứng lên
Phải có nghị lực thật vững bền...
... Thầy Ðức Anh là người thầy đặc biệt
Là người thầy dễ mến lắm thầy ơi...
(HS HỒ ĐẮC SANG, khóa 2006-2007)
Theo Lưu <b>Trang</b>