Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

chuyên đề lý thuyết và các dạng bài tập peptit 4 mức độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.21 KB, 21 trang )

CHUYÊN ĐỀ 9: PEPTIT
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM
- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị   aminoaxit được gọi là liên kết
peptit.
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc   aminoaxit liên kết với nhau bằng các

liên kết peptit.
II. PHÂN LOẠI
- Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10   aminoaxit. Ví dụ nếu có hai gốc thì gọi là
đipeptit, ba gốc thì gọi là tripeptit (các gốc có thể giống hoặc khác nhau).
- Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc   aminoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên
protein.

III. ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
- Sự thay đổi vị trí các gốc   aminoaxit tạo nên các peptit khác nhau. Phân tử có n gốc
  aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân.

- Aminoaxit đầu N là aminoaxit mà nhóm amin ở vị trí  chưa tạo liên kết peptit cịn
aminoaxit đầu C là aminoaxit mà nhóm –COOH chưa tạo liên kết peptit.
- Tên peptit = gốc axyl của các   aminoaxit bắt đầu từ đầu chứa N,   aminoaxit cuối
cùng giữ nguyên tên gọi.
Ví dụ: Ala – Gly – Lys thì tên gọi là Alanyl Glyxyl Lysin.

IV. TÍNH CHẤT HĨA HỌC
1. Phản ứng màu Biure
Trang 1


Peptit và protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím đặc trưng. Đipeptit
khơng phản ứng này.


2. Phản ứng thủy phân hoàn toàn tạo các   aminoaxit
Khi thủy phân hồn tồn tùy theo mơi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:
- Trong môi trường trung tính:
n  peptit   n  1 H2O → aminoaxit.

- Trong môi trường axit HCl:
n  peptit   n  1 H 2O   n  x  HCl → muối amoniclorua của aminoaxit.

Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n – peptit
- Trong mơi trường bazơ NaOH:
n  peptit   n  y  NaOH → muối natri của aminoaxit   y  1 H 2 O

Với y là số mắt xích Glutamic trong n – peptit.
Trường hợp thủy phân khơng hồn tồn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các
aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo tồn
số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo tồn khối lượng.
Chú ý:
Peptit là một trong những đơn vị kiến thức khó trong phần hóa học hữu cơ lớp 12, để học
tốt phần này ta cần nắm được những kiến thức, phương pháp sau để giải quyết bài toán về
peptit.
Các cơng thức cần nhớ
1. Cơng thức tính khối lượng mol của peptit X n .M X  n.M X   n  1 .18
n

2. Công thức tổng quát của   aminoaxit no (X), mạch hở có 1 nhóm NH 2 và 1 nhóm –
COOH là:
C n H 2n 1 NO 2 � Công thức tổng quát của peptit (Y) được tạo bởi x gốc X là:
xCn H 2n 1 NO2   x  1 H 2 O � Cxn H 2nx x 2 N x Ox 1

3. Phân tử peptit được tạo bởi n gốc   aminoaxit no có  n  1 liên kết peptit

4. Từ n gốc   aminoaxit � số phân tử peptit chứa n gốc là n n
Từ n gốc   aminoaxit � số phân tử peptit chứa n gốc khác nhau là n!.
Trang 2


5. Công thức tổng quát của peptit tạo ra từ a gốc   aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm
NH2 và 1 nhóm –COOH là: Cn H 2n  2 N a Oa 1

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
DẠNG 1: LÝ THUYẾT

Bài 1. Khi thủy phân các pentapeptit dưới đây:

 1 : Ala-Gly-Ala-Glu-Val
 2  : Glu-Gly-Val-Ala-Glu
 3 : Ala-Gly-Val-Val-Glu
 4  : Gly-Gly-Val-Ala-Ala
Pentapeptit nào dưới đây có thể tạo ra đipeptit có khối lượng phân tử bằng 188?
A.  1 ,  3

B.  2  ,  3

C.  1 ,  4 

D.  2  ,  4 

Bài 2. Cho 1 đipeptit phản ứng với NaOH đặc đun nóng.
H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + 2NaOH → Y + H2O
Y là hợp chất hữu cơ gì?
A. Natri aminoaxetat B. Natri axetat


C. Metylamin

D. Amoniac

Trang 3


Bài 3. Cho 1ml albumin (lòng trắng trứng) vào một ống nghiệm, thêm vào đó 0,5ml HNO 3
đặc. Hiện tượng quan sát được là:
A. dung dịch chuyển từ không màu thành màu vàng.
B. dung dịch chuyển từ không màu thành màu da cam.
C. dung dịch chuyển từ không màu thành màu xanh tím.
D. dung dịch chuyển từ khơng màu thành màu đen.
Bài 4. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol glyxin, 1 mol
alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thủy phân khơng hồn tồn X, thu được hỗn hợp sản
phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

B. Ala-Gly-Gly-Val-

Gly.
C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala.

D. Gly-Gly-Ala-Gly-

Val.
Bài 5. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol
Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 3.


B. 4.

C. 2.

D. 1.

Bài 6. Đun nóng chất H2NCH2CONHCH(CH3) CONHCH2COOH trong dung dịch NaOH
(dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH.

B. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.

C. H2NCH2COONa, H2NCH(CH3)COONa D. H2NCH2COONa, H2NCH2CH2COONa
Bài 7. Một peptit có cơng thức cấu tạo thu gọn là:
CH3CH(NH2)CONHCH2CONH(CH3)CHCONH(C6H5)CHCONHCH2COOH
Khi đun nóng peptit trên trong môi trường kiềm sao cho các liên kết peptit đều bị phá vỡ
thì số sản phẩm hữu cơ thu được là:
A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Bài 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.
C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

Trang 4


D. Protein có phản ứng màu biure.
Bài 9. Peptit X có cơng thức cấu tạo là H 2N-CH2- CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)COOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kí hiệu của X là Ala-Ala-Gly.
B. X thuộc loại tripeptit và có phản ứng màu biure.
C. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH loãng thu được ba loại muối hữu cơ.
D. Thủy phân không hoàn toàn X, thu được Ala-Gly.
Bài 10. Cho các phát biểu sau:

 a  Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
 b  Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
 c  Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
 d  Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
 e  Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các  -aminoaxit.
 f  Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là:
A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
Bài 1. Chọn đáp án D.
Bài 2. Chọn đáp án A.
Bài 3. Chọn đáp án A.

Bài 4. Chọn đáp án A.
Bài 5. Chọn đáp án B.
Bài 6. Chọn đáp án A.
Bài 7. Chọn đáp án A.
Bài 8. Chọn đáp án D.
Bài 9. Chọn đáp án B.
Trang 5


Bài 10. Chọn đáp án C.

DẠNG 2: BÀI TẬP THỦY PHÂN

Bài 1. Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam Glyxin. Peptit ban đầu là:
A. đipeptit

B. tripeptit

C. tetrapeptit

D. pentapeptit

Bài 2. Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit thiên nhiên X bằng dung dịch NaOH,
thu được sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Công
thức của X là:
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH hoặc H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-CH(C2H5)-CO-NH-CH2-COOH hoặc H2N-CH2-CO-NH-CH(C2H5)-COOH.
Bài 3. X là một tripeptit cấu thành từ các aminoaxit thiết yếu A, B và C (đều có cấu tạo

mạch thẳng). Kết quả phân tích các aminoaxit A, B và C này cho kết quả như sau:
Chất

%m C

%m H

%m O

%m N

M

A

32,00

6,67

42,66 18,67

75

B

40,45

7,87

35,95 15,73


89

C

40,82

6,12

43,53

147

9,52

Khi thủy phân khơng hồn tồn X, người ta thu được hai phân tử đipeptit là A-C và C-B.
Vậy cấu tạo của X là:
A. Gly-Glu-Ala

B. Gly-Lys-Val

C. Lys-Val-Gly

D. Glu-Ala-Gly

Bài 4. X là tetrapeptit, Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại  -aminoaxit (Z) có 1 nhóm
-COOH và 1 nhóm -NH2 và M X  1,3114 �M Y . Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác
dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cơ cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?
A. 75,0 gam


B. 58,2 gam

C. 66,6 gam

D. 83,4 gam

Trang 6


Bài 5. X và Y là 2 tetrapeptit, khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được 2 loại
aminoaxit no đơn chức mạch hở là A và B. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 23,256%
và trong Y là 24,24%. A và B lần lượt là:
A. alanin và valin

B. Glyxin và alanin

C. Glyxin và axit  -aminobutiric

D. alanin và axit  -aminobutiric

Bài 6. Khi thủy phân 500 gam một polipeptit thu được 170 gam alanin. Nếu polipeptit đó
có khối lượng phân tử là 50000 thì có bao nhiêu mắt xích của alanin?
A. 175

B. 170

C. 191

D. 210


Bài 7. X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val
Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu
Thủy phân m gam hỗn hợp gồm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại amino- axit
trong đó có 30 gam Glyxin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là:
A. 87,4 gam

B. 73,4 gam

C. 77,6 gam

D. 83,2 gam

Bài 8. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa
đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá
trị của m là:
A. 1,46

B. 1,36

C. 1,64

D. 1,22

Bài 9. Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit trong môi trường axit thu được 32,88 gam AlaGly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9
gam Alanin còn lại là Gly-Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly-Gly:Gly là 5:4. Tổng khối
lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
A. 43,2 gam

B. 32,4 gam


C. 19,44 gam

D. 28,8 gam

Bài 10. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit
mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô
cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các aminoaxit đều có một nhóm
-COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 54,30

B. 66,00

C. 44,48

D. 51,72

Trang 7


Bài 11. Thủy phân m gam pentapeptit A có cơng thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được
hỗn hợp B gồm 3 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam
Gly-Gly- Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:
A. 8,5450 gam

B. 5,8345 gam

C. 6,672 gam

D. 5,8176 gam


Bài 12. Thuỷ phân hoàn toàn 0,015 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các aaminoaxit phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm - COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ
thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng
lớn hơn khối lượng của X là 12,81 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 15.

B. 17.

C. 16.

D. 14.

HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
Bài 1. Chọn đáp án C.
Bài 2. Chọn đáp án C.
Bài 3. Chọn đáp án A.
Bài 4. Chọn đáp án A.
Bài 5. Chọn đáp án D.
Bài 6. Chọn đáp án C.
Bài 7. Chọn đáp án D.
Bài 8. Chọn đáp án A.
Bài 9. Chọn đáp án D.
Bài 10. Chọn đáp án D.
Bài 11. Chọn đáp án D.
Bài 12. Chọn đáp án A.

DẠNG 3: BÀI TẬP ĐỐT CHÁY

Trang 8



Bài 1. Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly.
Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O 2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 25,08

B. 99,15

C. 54,62

D. 114,35

Bài 2. Một  - aminoaxit có cơng thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol
oligopeptit X tạo nên từ  - aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước. Vậy X là:
A. Đipeptit

B. Tetrapeptit

C. Tripeptit

D. Pentapeptit

Bài 3. X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và
1 nhóm -NH2. Đốt cháy hồn tồn 0,3 mol X cần 2,025 mol O 2 thu được sản phẩm gồm
CO2, H2O, N2. Vậy công thức của aminoaxit tạo nên X là
A. H2NCH2COOH

B. H2NC3H6COOH

C. H2N-COOH


D. H2NC2H4COOH

Bài 4. Một tripeptit no, mạch hở X có cơng thức phân tử C xHyO6N4. Đốt cháy hồn tồn
0,1 mol X thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là:
A. 19,80

B. 18,90

C. 18,00

D. 21,60

Bài 5. X là một  -aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH 2. Từ m gam X
điều chế được m1 gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m 2 gam tripeptit. Đốt cháy
m1 gam đipeptit thu được 0,3 mol nước. Đốt cháy m 2 gam tripeptit thu được 0,55 mol
H2O. Giá trị của m là:
A. 11,25 gam

B. 13,35 gam

C. 22,50 gam

D. 26,70 gam

Bài 6. Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở X công thức Ala-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly
thu được hỗn hợp Y gồm Ala; Gly; Ala-Gly; Gly- Gly; Gly-Gly-Gly và Gly-Gly-Gly-Gly.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 2,415 mol O 2. Giá trị m gần với giá trị nào nhất
dưới đây?
A. 68


B. 58

C. 78

D. 48

Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước
vôi trong dư. Tính khối lượng bình tăng?
A. 56 gam

B. 48 gam

C. 26,04 gam

D. 40 gam

Bài 8. A là hỗn hợp gồm các peptit mạch Ala- Gly; Ala-Ala-Val; Gly-Gly-Gly và Ala-AlaAla- Ala-Val. Chia một lượng A làm 3 phần bằng nhau:
Trang 9


+ Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn được 16,73 gam muối khan.
+ Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn được 14,7 gam muối khan.
+ Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn cần vừa đủ b mol O2. Giá trị b là
A. 0,875

B. 0,435

C. 1,050

D. 0,525


Bài 9. Cho hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng
một aminoaxit no, mạch hở, có một nhóm cacboxyl và một nhóm amino. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy có tổng khối lượng 40,5 gam. Nếu
cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau
phản ứng cơ cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 87,3 gam

B. 9,99 gam

C. 107,1 gam

D. 94,5 gam

Bài 10. Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoaxit
no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được
sản phẩm gồm H2O, CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO 2 và H2O bằng 56,1 gam. Nếu
đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?
A. 2,8 mol

B. 1,8 mol

C. 1,875 mol

D. 3,375 mol

HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
Bài 1. Chọn đáp án D.
Bài 2. Chọn đáp án B.
Bài 3. Chọn đáp án A.

Bài 4. Chọn đáp án A.
Bài 5. Chọn đáp án A.
Bài 6. Chọn đáp án B.
Bài 7. Chọn đáp án C.
Bài 8. Chọn đáp án B.
Bài 9. Chọn đáp án D.
Bài 10. Chọn đáp án B.

Trang 10


DẠNG 4: SỰ KẾT HỢP PHẢN ỨNG CHÁY VỚI PHẢN ỨNG THỦY PHÂN
Chú ý: Dạng bài tốn này có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết bài tốn.
Ví dụ: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A chứa hai peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém
nhau 1 liên kết) cần vừa đủ 120 ml KOH 1M, thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly,
Ala, Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác, đốt cháy hoàn
toàn 13,68 gam A cần dùng 14,364 lít khí O 2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó
tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong
Z gần nhất với:
A. 45%

B. 50%

C. 55%

D. 60%

Giải:
+ Cách 1: Ta có thể giải quyết chúng bằng phương pháp truyền thống đi từ bản chất
Bước 1: Dựa vào phản ứng với KOH xác định số mol từng peptit trong 0,045 mol hỗn hợp

và số dạng peptit của X, Y.
Bước 2: Xác định số mol peptit X, Y trong 13,68 gam hỗn hợp. Sau đó chặn khoảng giá trị
phân tử khối của peptit Y.
Bước 3: Tính khối lượng muối tạo thành ở thí nghiệm 1, tính số mol muối Gly � Xác
định cấu tạo các peptit.
Bước 4: Tính phần trăm khối lượng muối Ala tạo thành.
 0,045 mol A + 0,12 mol KOH → 3 muối của Gly, Ala, Val.
Đặt số mol X, Y lần lượt là x, y. Đặt số đơn vị aminoaxit tạo X là a, số đơn vị aminoaxit
tạo Y là a  1 .
�x  y  0,045
0,12
� 0,045a  y  0,12 � a 
 2,67 � a  2

0,045
�nNaOH  xa  y (a  1)  0,12
�x  0,015
��
� X là đipeptit, Y là tripeptit
�y  0,03

 Đốt cháy 13,68 gam A cần 0,64125 mol O2 → 31,68 gam (CO2 + H2O)
Áp dụng bảo tồn khối lượng có mN  13,68  32.0,64125  31,68  2,52 gam
2

� nN2  0,09 mol � 2nX  3nY  0,18 mol
Trang 11


Mà n X :n Y =x:y=0,015:0,03=1:2

�nX  0,0225 mol
�nY  0,045 mol

Suy ra trong 13,68 gam A chứa �
� 0,0225M X  0, 045M Y  13, 68

M X min  2M Gly  M H2O  2.75  18  132



M X max  2M Val  M H2O  2.117  18  216

13, 68  0, 0225.216
��
 
0, 045

MY

13,68  0,0225.132
0, 045

196 M Y

238

n X  0, 0225 mol

n Y  0, 045 mol



 13,68 gam A chứa �
� 13, 68.

0, 03
 9,12 gam A chứa
0, 045

n X  0, 015 mol


n Y  0, 03 mol


Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng với KOH có:
9,12  56.0,12  mmuối 18.0, 045 � mmuối  15, 03 gam
� nmuối của Gly 

33,832%.15, 03
 0, 045 mol  n A
113

� Chứng tỏ X và Y đều chứa 1 đơn vị Gly.

 Có M Gly  M Ala  M Val  2M H O  75  89  117  18.2  245  238
2

� Y không thể chứa đơn vị Val � Y gồm 1 đơn vị Gly và 2 đơn vị Ala.
� X gồm 1 đơn vị Gly và 1 đơn vị Val.


 %mmuối của Ala 

127.2.0, 03
.100%  50,70% gần với giá trị 50 nhất. � Chọn đáp án B.
15, 03

+ Cách 2: Ta dùng phương pháp giải nhanh: Phương pháp quy đổi

C2 H3ON : a  mol 

� 57a  14b  18c  13, 68
 Quy đổi 13,68 gam A thành �CH 2 : b  mol 

H 2 O : c  mol 


 1

 Khi đốt cháy A:
C 2 H 3ON  2, 25O2 � 2CO2  1,5H 2 O  0,5N 2
CH 2

1,5O2 � CO 2  H 2 O

� n O2  2, 25a 1,5b  0, 64125

 2
Trang 12



BTKL: n N  a 

m A  mO2  m CO2  m H2O
14



13,68  0,61425.32  31, 68
 0,18
14

 Từ  1 ;  2  và a  0,18 � b  0,1575; c  0, 0675
 Nếu cho 13,68 gam A tác dụng với KOH vừa đủ � n KOH  0,18 (mol)
� Khối lượng hỗn hợp muối thu được là Z:
� m Z  13, 68  0,18.56  0, 0675.18  22,545 (gam)

 Do vậy trong Z muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng (theo định luật thành phần
không đổi)
� n Gly K  

33,832.22,545
 0, 0675  mol 
113.100

n Ala  K   x  mol 


BT  N  x  y  0, 0675  0,18



��
n Val K   y  mol 
BT  C  3x  5y  2.0, 0675  0,18.2  0,1575




Đặt �

� x  0, 09  mol  ; y  0, 0225  mol 
� %m Al K  

127.0, 09
.100 �50, 7%
22,545

Nhận xét: Như vậy mỗi bài tập có nhiều phương pháp để có thể giải, tuy nhiên hiện nay
để giải nhanh bài toán peptit thường sử dụng những phương pháp sau:
 Qui đổi peptit thành aminoaxit và nước:
Peptit bất kỳ đều tạo thành từ quá trình trùng ngưng nhiều aminoaxit ban đầu
Pentapeptit: 5Cn H 2n 1 NO2  4H 2 O � C5n H10n 3 N5 O6
Nếu để cho pentapetit ta qui đổi thành aminoaxit trừ đi lượng nước thích hợp mol nước là
số âm.
C H 2n 1 NO2 : a.mol

H 2O : b  0


n
qd

peptit ��� �

Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố C, H, O, N
C H 2n N 2 O3

H 2O


qd
�� n
 Qui đổi peptit thành đipeptit: peptit ��

Trang 13


Qui đổi thành đi peptit có giúp giải nhanh câu tốn peptit vì đặc điểm của đipeptit là mol
CO2 và mol nước bằng nhau. Nếu đề cho mol nito ta suy ra được ngay mol đipeptit dựa
vào phương pháp bảo toàn nguyên tố nito.

C H 2n 1ON  x mol  �


H 2 O  y mol 




qd
�� n
 Quy đổi X thành gốc aminoaxit và H2O. peptit ��


 Dùng đồng đẳng hóa: Nếu các peptit chỉ được cấu tạo từ các đơn vị Gly, Ala, Val
(trong đó Ala; Val là đồng đẳng của Gly chúng hơn kém nhau các nhóm CH 2). Khi đó mọi
C2 H 3ON


peptit hoặc hỗn hợp các peptit đều có thể coi là hỗn hợp gồm �CH 2

H2O


Chú ý: n C H ON  �n a.a ; n H O  n peptit
2

3

2

 Đặt công thức chung cho cả hỗn hợp peptit (tạo bởi các  -a.a no mạch hở 1 nhóm NH2
và 1 nhóm COOH): Ckn H 2kn 2k N k O k 1
 Trùng ngưng hóa các hỗn hợp các peptit

Bài 1. Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng
như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol
tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O và N2. Dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng
46,48 gam, khí thốt ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hồn toàn hỗn
hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A. 1:1


B. 1:2

C. 2:1

D. 2:3

Bài 2. Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T
(đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của
Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy tồn bộ khí và
hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vơi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam
và có 0,84 lít khí (đktc) thốt ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095
gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0

B. 6,5

C. 7,0

D. 7,5
Trang 14


Bài 3. Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X  Cx H y O z N 6  và Y  Cn H m O6 N t  cần
dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin
và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O 2 vừa đủ thu được hỗn
hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO 2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b
gần nhất với
A. 0,730

B. 0,810


C. 0,756

D. 0,962

Bài 4. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 peptit (trong cấu tạo chỉ chứa
glyxin, alanin và valin) trong dung dịch chứa 47,54 gam KOH. Cô cạn dung dịch thì thu
được 1,8m gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hồn tồn 0,5m gam X thì cần dùng
30,324 lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào bình chứa 650 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M,
thấy khối lượng bình tăng 65,615 gam, đồng thời khối lượng dung dịch tăng m 1 gam và có
một khí trơ thốt ra. Giá trị  m  m1  gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 76.

B. 120.

C. 78.

D. 80.

Bài 5. Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các  -aminoaxit đều có cơng thức dạng
H 2 NC x H yCOOH . Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O 2, chỉ thu

được N2; 1,5 mol CO 2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng
400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cơ cạn cẩn thận tồn
bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m
lần lượt là
A. 9 và 51,95

B. 9 và 33,75


C. 10 và 33,75

D. 10 và 27,75

Bài 6. Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa
đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các
aminoaxit đều có dạng H 2 NCm H n COOH . Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O 2
(đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản
ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị
của m là
A. 32,5

B. 27,5

C. 31,52

D. 30,0

Bài 7. X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các  -aminoaxit no, hở, có 1 nhóm
-NH2 và 1 nhóm -COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X
Trang 15


cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cơ cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp
chất rắn Y. Đốt cháy hồn tồn Y trong bình chứa 12,5 mol khơng khí, tồn bộ khí sau
phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì cịn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các
phản ứng xảy ra hồn tồn, các khí đo ở đktc, trong khơng khí có 20% thể tích O 2 cịn lại
là N2. Giá trị gần nhất của m là?
A. 46 gam


B. 41 gam

C. 43 gam

D. 38 gam

Bài 8. X, Y, Z  M X  M Y  M Z  là ba peptit mạch hở, được tạo từ các aminoaxit thuộc dãy
đồng đẳng của Gly; trong đó 3  M X  M Z   7M Y . Hỗn hợp H chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol
tương ứng là 6 : 2 :1 . Đốt cháy hết 56,56 gam H trong oxi vừa đủ, thu được
n CO2 : n H2 O  48 : 47 . Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56 gam H trong 400 ml dung dịch

KOH 2M (vừa đủ), thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết
thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B  M A  M B  . Tỉ lệ a : b là
A. 0,843

B. 0,874

C. 0,698

D. 0,799

Bài 9. X, Y, Z là 3 peptit mạch hở. Thuỷ phân 1 mol X thu được a mol alanin và a mol
valin. Thuỷ phân 1 mol Y thu được b mol alanin và a mol valin. Thuỷ phân 1 mol Z thu
được a mol alanin và b mol valin. Đốt m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z có tỉ lệ số mol
X : Y : Z  1: 2 : 3 cần 17,52576 lít O2 (đktc) thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O là

35,9232 gam. Đốt 0,02 mol Y rồi hấp thụ khí CO 2 vào dung dịch chứa 0,la mol Na 2CO3 và
0,lb mol NaOH thu được dung dịch chứa m1 gam chất tan. Tổng m  m1 gần với giá trị
A. 92,0


B. 92,5

C. 93,0

D. 93,5

Bài 10. X, Y, Z  M X  M Y  M Z  là ba peptit mạch hở, được tạo từ các  -aminoaxit như
glyxin, alanin, valin; Y khơng có đồng phân. Hỗn hợp H chứa X, Y, Z (số mol X chiếm
75% số mol H). Đốt cháy hết 81,02 gam H trong oxi dư, thu được 0,51 mol N 2 . Đun nóng
cũng lượng H trên trong dung dịch chứa KOH 1,4M và NaOH 2,1M, kết thúc phản ứng
thu được 129,036 gam rắn T có chứa 3 muối và số mol muối của alanin bằng 0,22 mol.
Đốt cháy hoàn tồn lượng rắn T trên thì thu được 70,686 gam muối cacbonat trung hòa.
Biết tổng số nguyên tử oxi trong H bằng 14. % khối lượng Z trong hỗn hợp H gần nhất với
giá trị
A. 19%

B. 21%

C. 12%

D. 9%
Trang 16


Bài 11. Thủy phân hoàn toàn m gam hexapetit X mạch hở thu được  m  4, 68  gam hỗn
hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hóa hồn toàn hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ a mol khí O 2,
thu được hỗn hợp Z gồm CO 2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đặc dư,
thấy khối lượng khí thốt ra khỏi bình giảm 18b gam so với hỗn hợp Z, tỉ lệ a : b  51: 46 .
Để oxi hóa hồn tồn 27,612 gam X cần tối thiểu V lít O 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 33,4152 lít.


B. 30,1392 lít.

C. 29,7024 lít.

D. 33,0239 lít.

Bài 12. X là peptit có dạng C x H y Oz N 6 ; Y là peptit có dạng Cn H mO 6 N t (X, Y đều được tạo
bởi các aminoaxit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm - COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn
hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E
thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn tồn bộ sản phẩm cháy vào nước vơi
trong lấy dư thu được 123,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam.
Giá trị của a là:
A. Tăng 49,44.

B. Giảm 94,56.

C. Tăng 94,56.

D. Giảm 49,44.

Bài 13. Hỗn hợp A gồm 3 peptit (cấu tạo từ Gly, Ala, Val; tỉ lệ số C/N như nhau) và x mol
Gly2Ala4, 2x mol Gly4AlaVal. Phần trăm khối lượng oxi trong A là A. Cho m gam hỗn hợp
A tác dụng với NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp muối B (muối Gly chiếm l,616948a% về
khối lượng) và 0,9 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được 3,9 mol N 2. Đốt cháy
hoàn toàn B thu được 21 mol H2O. Biết peptit có số mắt xích Ala lớn nhất trong A chiếm
l,478448a% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của peptit có số mắt xích Gly lớn nhất
trong A là bao nhiêu?
A. 44,59%


B. 33,56%

C. 38,37%

D. 51,23%

Bài 14. Hỗn hợp E chứa peptit X  Cx H y O5 N 4  và chất hữu cơ Y  C8 H16O 4 N 2  . Để phản ứng
hết 40,28 gam E cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, chưng cất dung dịch sau
phản ứng thu được m gam một ancol Z duy nhất và hỗn hợp chứa 2 muối của 2  aminoaxit; trong đó có a gam muối A và b gam muối B  M A  M B  . Dẫn toàn bộ m gam Z
qua bình đựng Na dư, thấy thốt ra 2,016 lít khí H 2 (đktc); đồng thời khối lượng bình tăng
6,66 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất là.
A. 0,8

B. 0,6

C. 0,9

D. 0,7

Trang 17


Bài 15. Hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy
phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin, và 8,19
gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của
m là
A. 18,83

B. 18,29


C. 19,19

D. 18,47

Bài 16. Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Tổng số liên kết
peptit trong X, Y, Z nhỏ hơn 8. Thủy phân hoàn toàn m gam E thu được 45 gam Gly, 71,2
gam Ala và 117 gam Val. Giá trị của m là:
A. 202,6.

B. 227,8.

C. 206,2.

D. 211,6.

Bài 17. X, Y là hai este mạch hở có cơng thức Cn H 2n  2O 2 ; Z, T là hai peptit mạch hở đều
được tạo bởi từ glyxin và alanin (Z và T hơn kém nhau một liên kết peptit). Đun nóng
27,89 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng dung dịch chứa 0,37 mol NaOH, thu được
3 muối và hỗn hợp chứa 2 ancol có tỉ khối so với He 8,4375. Nếu đốt cháy hoàn toàn
27,89 gam E rồi lấy sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O, N2 dẫn qua bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư thu 115,0 gam kết tủa; khí thốt ra có thể tích 2,352 lít (đktc). Phần trăm khối
lượng T  M Z  M T  có hỗn hợp E?
A. 12,37%

B. 12,68%

C. 13,12%

D. 10,68%


Bài 18. Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol
tương ứng là 2:1:1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu
được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O là 39,14. Giá trị
của m là
A. 16,78.

B. 25,08.

C. 20,17.

D. 22,64.

Bài 19. Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được
tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ
gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M, sau khi các phản ứng
xảy ra hồn tồn thấy có 840 ml (đktc) một khí duy nhất thốt ra và thu được dung dịch có
khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH) 2 ban đầu. Giá trị của m
gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,26

B. 6,26

C. 8,25

D. 7,25
Trang 18


Bài 20. X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ các  -aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng

của glyxin. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều thu được lượng CO 2 là như
nhau. Đun nóng 31,12 gam hỗn hợp H gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 4 : 1
trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chỉ chứa 0,29 mol muối A và 0,09 mol muối
B  M A  M B  . Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 11. Phân tử khối
của peptit Z là
A. 472

B. 402

C. 486

D. 444

Bài 21. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều
hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa
đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho  m  15,8  gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ
lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na 2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm
CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình
tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thốt ra khỏi
bình. Xem như N2 khơng bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần
phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
A. 35,37%

B. 58,92%

C. 46,94%

D. 50,92%

Bài 22. Hỗn hợp X gồm đipeptit C5Hl0N2O3, este đa chức C4H6O4, este C5H11O2N. Cho X

tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được m gam muối khan và hỗn hợp khí Z gồm các chất hữu cơ. Cho Z thu được tác dụng
với Na dư thấy thốt ra 0,448 lít khí H 2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 1,76
gam CO2. Cịn oxi hóa Z bằng CuO dư đun nóng, sản phẩm thu được cho vào dung dịch
AgNO3/NH3 dư thì thấy tạo thành 10,8 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 6,99

B. 7,67

C. 7,17

D. 7,45

Bài 23. Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở, trong đó có hai peptit cùng số nguyên tử
cacbon, tổng số oxi trong 3 peptit là 11.Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ
thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối của Gly; Ala; Val. Đốt cháy hỗn hợp Y cần dùng 1,095
mol O2 thu được Na2CO3 và 1,92 mol hỗn hợp CO2; H2O; N2.Phần trăm khối lượng peptit
có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X là:
A. 60,8%

B. 69,5%

C. 56,5%

D. 65,2%
Trang 19


Bài 24. Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở,
hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, M Y  M Z ).

Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn
chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối
của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O 2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38
mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 18,39%

B. 20,72%

C. 27,58%

D. 43,33%

Bài 25. X và Y ( M X  M Y ) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y
hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH 3COO)3C3H5. Đun nóng tồn bộ 31,88 g hỗn
hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dung dịch B
chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối
lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất là
A. 27%

B. 36%

C. 16%

D. 18%

HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
Bài 1. Chọn đáp án A.
Bài 2. Chọn đáp án A.
Bài 3. Chọn đáp án A.
Bài 4. Chọn đáp án A.

Bài 5. Chọn đáp án B.
Bài 6. Chọn đáp án C.
Bài 7. Chọn đáp án C.
Bài 8. Chọn đáp án B.
Bài 9. Chọn đáp án C.
Bài 10. Chọn đáp án A.
Bài 11. Chọn đáp án A.
Bài 12. Chọn đáp án D.
Bài 13. Chọn đáp án C.
Bài 14. Chọn đáp án C.
Trang 20


Bài 15. Chọn đáp án C.
Bài 16. Chọn đáp án C.
Bài 17. Chọn đáp án A.
Bài 18. Chọn đáp án A.
Bài 19. Chọn đáp án B.
Bài 20. Chọn đáp án A.
Bài 21. Chọn đáp án C.
Bài 22. Chọn đáp án D.
Bài 23. Chọn đáp án B.
Bài 24. Chọn đáp án A.
Bài 25. Chọn đáp án D.

Trang 21




×