Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn tại một số tỉnh nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.39 KB, 82 trang )

1

bộ giáo dục đào tạo

bộ nông nghiệp và pTnt

Lời cảm ơn

Trường đại học lâm nghiệp

Hoàn thành Luận văn "Đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại


một số tỉnh Nam Bộ là thành quả của một quá trình mà ngoài những nổ lực
của bản thân, tác giả đà nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều đơn vị và
cá nhân. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cám ơn LÃnh đạo trường Đại
Trần đình thế
học Lâm Nghiệp, LÃnh đạo trường Đại học Tây Nguyên và LÃnh đạo cùng
toàn thể cán bộ Khoa sau đại học - Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

"đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại

- TS. Phạm Đức Tuấn - Cục Lâm nghiệp, là giáo viên hướng dẫn khoa

học đà quan tâm một
hướng số
dẫntỉnh
tác giảnam
trongbộ"
quá trình học tập và nghiên


cứu.

- TS. Ngun ViƯt C­êng - ViƯn Khoa häc L©m nghiƯp, đà tận tình
hướng dẫn và giúp chuyên
đỡ tác giả hoàn
thành lâm
luận văn.
ngành:
học
- PGS.TS. Bảo Huy - Trường ĐH.Tây Nguyên, đà tận tình hỗ trợ tác
mà số: 60.62.60
giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Minh Chí và
các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện khoa học
luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
Lâm nghiệp đà nhiệt tình hổ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn
hướng
khoa
học
: học tập, nghiên
bè, đồng nghiệp đà quanNgười
tâm, giúp
đỡ tácdẫn
giả trong
quá
trình
cứu và hoàn thiện luận văn.

TS. Phạm đức tuấn


Mặc dù làm việc rất nổ lực nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Hà Tây, tháng 08 năm 2007
hà tây 2007
Tác giả

12


2

Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu ...................................................................................... 1
Chương I - Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................. 3
1.1 Vai trò của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp .................. 3
1.2 Nghiên cứu về chọn giống bạch đàn trên Thế giới ........................ 5
1.3 Nghiên cứu về chọn giống bạch đàn ở Việt Nam .......................... 9
Chương II - Đối tượng nghiên cứu, Mục tiêu, Nội dung và
Phương pháp nghiên cứu ....................17
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................17
2.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................18
2.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................19
2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................19

Chương III - Kết quả nghiên cứu và thảo luận .........................................25
3.1 Đánh giá sinh trưởng bạch đàn lai
tại Minh Đức B×nh Ph­íc ............................................25
3.1.1 Sinh tr­ëng cđa gièng lai sau 2 năm khảo nghiệm ..........25
3.1.2 Sinh trưởng của giống lai sau 3 năm khảo nghiệm .........27
3.1.3 Sinh trưởng của giống lai sau 4 năm khảo nghiệm .........29
3.2 Đánh giá sinh trưởng bạch đàn lai
tại Tân Lập Bình Phước ................................................38


3

3.2.1 Sinh trưởng của giống lai sau 2 năm khảo nghiệm .........38
3.2.2 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 3 năm khảo nghiệm ....40
3.2.3 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 4 năm khảo nghiệm ....41
3.3 Đánh giá sinh trưởng bạch đàn lai tại Bầu Bàng - Bình Dương .....47
3.3.1 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 3 năm khảo nghiệm ....47
3.3.2 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 4 năm khảo nghiệm ....49
3.3.3 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 5 năm khảo nghiệm ....50
3.4 Đánh giá sinh trưởng bạch đàn lai tại Kinh Đứng - Cà Mau .........56
3.4.1 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 2 năm khảo nghiệm ....56
3.4.2 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 3 năm khảo nghiệm ....58
3.4.3 Sinh trưởng của bạch đàn lai sau 4 năm khảo nghiệm ....60
Chương IV - Kết luận và Khuyến nghị ......................................................70
4.1 Kết luận ..........................................................................................70
4.2 Khuyến nghị ...................................................................................71
Tài liệu tham khảo .......................................................................................72
Phần phụ lục .................................................................................................77



4

DANH MụC CáC BảNG BIểU
Bảng 3.1:

Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Minh Đức (đo: 5/2005)

Bảng 3.2a: Các tổ hợp sinh trưởng nhanh tại Minh Đức (đo: 7/2006)
Bảng 3.2b: Các dòng sinh trưởng nhanh tại Minh Đức (đo: 7/2006)
Bảng 3.3:

Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Minh Đức (đo: 5/2007)

Bảng 3.4a:

Các tổ hợp sinh trưởng nhanh tại Minh Đức (đo: 5/2007)

Bảng 3.4b: Các dòng sinh trưởng nhanh tại Minh Đức (đo: 5/2007)
Bảng 3.5:

Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Tân Lập (đo: 5/2005)

Bảng 3.6:

Các dòng sinh trưởng nhanh tại Tân Lập (đo: 7/2006)

Bảng 3.7:

Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Tân Lập (đo: 5/2007)


Bảng 3.8:

Các dòng sinh trưởng nhanh tại Tân Lập (đo: 5/2007)

Bảng 3.9:

Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Bầu Bàng (đo: 8/2005)

Bảng 3.10:

Các dòng sinh trưởng nhanh tại Bầu Bàng (đo: 7/2006)

Bảng 3.11: Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Bầu Bàng (đo: 5/2007)
Bảng 3.12: Các dòng sinh trưởng nhanh tại Bầu Bàng (đo: 5/2007)
Bảng 3.13: Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Kinh Đứng (đo: 8/2005)
Bảng 3.14a: Các tổ hợp sinh trưởng nhanh tại Kinh Đứng (đo: 7/2006)
Bảng 3.14b: Các dòng sinh trưởng nhanh tại Kinh Đứng (đo: 7/2006)
Bảng 3.15: Sinh trưởng của bạch đàn lai tại Kinh Đứng (đo: 5/2007)
Bảng 3.16a: Các tổ hợp sinh trưởng nhanh tại Kinh Đứng (đo: 5/2007)
Bảng 3.16b: Các dòng sinh trưởng nhanh tại Kinh Đứng (đo: 5/2007)


5

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 3.1:

Sinh trưởng đường kính của các tổ hợp lai được chọn tại M. Đức.

Hình 3.2:


Sinh trưởng đường kính của các dòng lai được chọn tại M.Đức.

Hình 3.3:

Sinh trưởng chiều cao của các tổ hợp lai được chọn tại Minh Đức.

Hình 3.4:

Sinh trưởng chiều cao của các dòng lai được chọn tại Minh Đức.

Hình 3.5:

Sinh trưởng thể tích của các tổ hợp lai được chọn tại Minh Đức.

Hình 3.6:

Sinh trưởng thể tích của các dòng lai được chọn tại Minh Đức.

Hình 3.7:

Sơ đồ phân loại quan hệ H D của các tổ hợp lai tại Minh Đức

Hình 3.8:

Sơ đồ phân loại quan hệ H D của các dòng lai tại Minh Đức

Hình 3.9:

Sinh trưởng đường kính của các dòng lai được chọn tại Tân Lập.


Hình 3.10: Sinh trưởng chiều cao của các dòng lai được chọn tại Tân Lập.
Hình 3.11: Sinh trưởng thể tích của các dòng lai được chọn tại Tân Lập.
Hình 3.12: Sơ đồ phân loại quan hệ H D của các dòng lai tại Tân Lập.
Hình 3.13: Sinh trưởng đường kính của các dòng lai được chọn tại Bầu Bàng.
Hình 3.14: Sinh trưởng chiều cao của các dòng lai được chọn tại Bầu Bàng.
Hình 3.15: Sinh trưởng thể tích của các dòng lai được chọn tại Bầu Bàng.
Hình 3.16: Sơ đồ phân loại quan hệ H D của các dòng lai tại Bầu Bàng.
Hình 3.17: Sinh trưởng đường kính của các tổ hợp lai được chọn tại K. Đứng.
Hình 3.18: Sinh trưởng chiều cao của các tổ hợp lai được chọn tại K. Đứng.
Hình 3.19: Sinh trưởng thể tích của các tổ hợp lai được chọn tại Kinh Đứng.
Hình 3.20: Sơ đồ phân loại quan hệ H D của các tổ hợp lai tại Kinh Đứng.
Hình 3.21: Sinh trưởng đường kính của các dòng lai được chọn tại K. Đứng.
Hình 3.22: Sinh trưởng chiều cao của các dòng lai được chọn tại Kinh Đứng.
Hình 3.23: Sinh trưởng thể tích của các dòng lai được chọn tại Kinh Đứng.
Hình 3.24: Sơ đồ phân loại quan hệ H D của các dòng lai tại Kinh Đứng.


1

mở đầu
Rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xà hội và bảo
vệ môi trường; nh­ng thùc tÕ cho thÊy, trong vßng 5 thËp kû qua, diện tích
rừng của Việt Nam giảm đi liên tục (năm 1943 được ước tính là 14,3 triệu ha
đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy nhiên, nhờ các chính sách khuyến
khích phát triển lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua mà
tình trạng diện tích rừng của Việt Nam đà được cải thiện đáng kể. Đến năm
2004, diện tích rừng ở nước ta là 12,3 triệu ha với độ che phủ là 36,7% [1];
đặc biệt là diện tích rừng trồng đà tăng nhanh trong vòng 10 năm trở lại đây.
Nếu như năm 1943, diện tích rừng trồng hầu như không đáng kể thì đến cuối

năm 1999 diện tích này đà lên đến 1,5 triệu ha.
Một điều nghịch lý là tuy diện tích rừng trồng có chiều hướng tăng
trong những năm gần đây nhưng chất lượng rừng lại rất kém. Sở dĩ có tình
trạng như vậy là vì trước đây mục tiêu đặt ra là trồng rừng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, nên trong một thời gian dài chúng ta không quan tâm đầy đủ
đến công tác cải thiện giống, giống cho trồng rừng được thu hái xô bồ. Kết
quả là chi phí cho trồng rừng rất tốn kém, nhưng năng suất rừng trồng vẫn rất
thấp và thậm chí nhiệm vụ phủ xanh vẫn không thực hiện được.
Trong Hội thảo quốc gia về loài cây ưu tiên cho trồng rừng ở Việt Nam
năm 2001, bạch đàn là đối tượng ưu tiên số 1 trong Danh mục các loài cây
ưu tiên cho trồng rừng trong toàn quốc[3]. Do đó, việc nghiên cứu lai tạo các
giống bạch đàn mới với chất lượng di truyền được cải thiện, phù hợp với mục
tiêu kinh tế và điều kiện sinh thái của từng vùng để không ngừng nâng cao
năng suất và chất lượng của rừng đang là vấn đề được các nhà sản xuất và các
nhà khoa học hết sức quan tâm .
Vấn đề lai tạo giống cây rừng ở nước ta tuy còn ít được nghiên cứu,
nhưng từ năm 1994 - 2005, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ®· thùc hiÖn


2

việc lai nhân tạo cho một số loài bạch đàn và đà tạo ra hàng trăm tổ hợp lai
(hybrid combination) gồm các cây lai khác loài và cây lai trong loài với 9 loài
bạch đàn chính của nước ta là Bạch đàn urô (E. urophylla), Bạch đàn caman
(E. camaldulensis), Bạch đàn liễu (E. exserta), Bạch đàn tere (E.tereticornis),
Bạch đàn grandis (E.grandis), Bạch đàn saligna (E.saligna), Bạch đàn
microcorys (E.microcorys), Bạch đàn pellita (E.pellita). Các tổ hợp lai này đÃ
được trồng khảo nghiệm ở các vùng khác nhau trên phạm vi cả nước và nói
chung, bước đầu được đánh giá là có khả năng sinh trưởng nhanh hơn các loài
bố mẹ tạo ra chúng và hơn cả các giống bạch đàn sản xuất đang sử dụng hiện

nay. Tuy nhiên để có thể tuyển chọn được giống bạch đàn lai nào có năng suất
cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nào thì cần phải được khảo
nghiệm và chọn lọc cây trội, rồi tiếp tục khảo nghiệm sau đó mới có thể đưa
vào sản xuất được.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khoa học nói trên, chúng tôi thực hiện
đề tài Đánh giá sinh trưởng các giống bạch đàn lai tại một số tỉnh Nam
Bộ với mong muốn đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống bạch đàn lai
được trồng khảo nghiệm tại một số tỉnh Nam Bộ một cách khoa học và chính
xác, làm cơ sở cho việc tuyển chọn các giống mới nhằm phục vụ sản xuất và
cung cấp nguồn cho công tác cải thiện giống.
Để đánh giá đầy đủ và chính xác về khả năng sinh trưởng của một giống
mới đòi hỏi phải có thời gian và cả một quá trình. Vì vậy, thực hiện đề tài này
tác giả đà kế thừa hiện trường và kết quả nghiên cứu về lai giống bạch đàn
trong giai đoạn 2001 - 2010 của Trung tâm nghiên cứu Giống c©y rõng thc
ViƯn Khoa häc l©m nghiƯp thùc hiƯn (TS. Nguyễn Việt Cường làm chủ
nhiệm). Do đó, ngoài những số liệu về sinh trưởng mà tác giả thu thập được,
tác giả còn kế thừa những số liệu về sinh trưởng của những năm trước do chủ
nhiệm đề tài và các cộng tác viên cung cấp.


3

CHương I
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Vai trò của công tác giống trong sản xuất Lâm nghiệp.
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của sản xuất nông lâm
nghiệp. Nhờ giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm
canh khác mà năng suất các loài cây nông nghiệp chủ yếu trong những năm
qua đà tăng gấp đôi so với những năm 1960. Trong nông lâm nghiệp, để tăng
năng suất cây trồng thì đồng thời vừa phải chọn tạo giống có năng suất cao,

vừa phải ¸p dơng c¸c biƯn ph¸p kü tht th©m canh kh¸c, tạo điều kiện hoàn
cảnh tối ưu cho sinh trưởng của cây trồng. Song trong lâm nghiệp, cây rừng có
đời sống dài ngày, lâu ra hoa kết quả, chu kỳ kinh doanh dài (từ 6 - 8 năm đối
với cây mọc nhanh), diện tích canh tác lại lớn, việc tạo hoàn cảnh tối ưu chỉ có
thể thực hiện được ở vườn ươm và giai đoạn đầu sau khi trồng. Do đó, việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác ngoài công tác giống để nâng
cao năng suất rừng trồng là rất khó. Muốn tăng năng suất rừng trồng phải sử
dụng giống được cải thiện có năng suất cao và phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh. Công tác giống trong lâm nghiệp chính vì thế lại càng có vai trò quan
trọng, đặc biệt là trong việc tăng năng suất và chất lượng rừng trồng.
Dự án trồng 5 triệu ha rừng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của
nước ta hiện nay có 1 triệu ha rừng trồng để phòng hộ, 2 triƯu ha rõng s¶n
xt. Nh­ vËy, Ýt nhÊt ph¶i cung cÊp gièng ®Ĩ trång míi 3 triƯu ha rõng, đặc
biệt là giống cho 2 triệu ha rừng sản xuất. ĐÃ nói đến rừng sản xuất thì phải
nói đến năng suất vì nếu không có năng suất cao thì trồng rừng sẽ không có
hiệu quả mong muốn. Mà muốn có năng suất cao thì phải có giống tốt với
chất lượng di truyền được cải thiện, phù hợp với mục tiêu kinh tế được đặt ra
và phù hợp với từng vùng sinh thái. Một trong những cách thức để tạo ra giống
có chất lượng di truyền được cải thiện là lai giống. Lai giống là phương pháp


4

đà được áp dụng từ lâu trong chọn giống cây nông nghiệp và cây ăn quả.
Trong lâm nghiệp tuy lai giống cũng có lịch sử khá lâu, song do cây rừng có
đời sống dài ngày, ít có điều kiện tạo dòng thuần như cây nông nghiệp, hơn
nữa việc khảo nghiệm và chọn lọc cây lai cũng khó khăn hơn, nên gần đây
mới được sử dụng ở một số nước và đà đưa lại những kết quả khả quan. Chẳng
hạn như mét sè tỉ hỵp lai cđa E. deglupta x E. pellita ở giai đoạn 4 tuổi tại
Philippin đà có thể tÝch th©n c©y 210,2 dm3/c©y, trong lóc thĨ tÝch th©n cây của

các loài bố mẹ là E. deglupta là 33,7 dm3/cây, của giống có năng suất cao nhất
trong E.pellita là 50,3 dm3/cây [31]. Một số giống bạch đàn lai của ta được
trồng trên đất đồng bằng ở Hà Nội như E. urophylla x E. camaldulensis sau 3
năm cũng đạt thể tÝch th©n c©y 155 dm3/c©y (U29C3), trong lóc thĨ tÝch của E.
urophylla là 74 dm3/cây, còn giống tốt nhất của E. camaldulensis là 49,3
dm3/cây (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường: 2000, 2001). Sử dụng giống lai
và nhân giống sinh dưỡng trong sản xuất lâm nghiệp là một hướng đi mới
đang được nhiều nước quan tâm.
Giống lai là giống được tạo ra do sự lai giống tự nhiên hoặc nhân tạo
giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. Đặc điểm nổi bật của giống lai là có ưu
thế lai hoặc sức mạnh của giống lai ở đời F1. ưu thế đó có thể là có năng suất
cao, chất lượng tốt hoặc có tính chống chịu với các điều kiện bất lợi tốt hơn bố
mẹ. Với sự phát triển của khoa học chọn giống và công nghệ sinh học hiện tại,
người ta đà có thể tạo ra nhiều dạng cây trồng mới bằng các con đường khác
nhau như gây đột biến, đa bội thể,... Song lai giống và chọn lọc cây lai vẫn là
phương pháp chủ yếu để tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao trên
thế giới. Tuy vậy, việc chọn tạo và sử dụng giống lai cho cây rừng khó khăn
hơn nhiều so với chọn tạo và sử dụng giống lai cho cây nông nghiệp ngắn
ngày, nên đến nay giống lai vẫn ít được sử dụng trong lâm nghiệp (trừ một số
nước như Brazil đà sử dụng bạch đàn lai trên quy mô lớn). Từ khi kü thuËt


5

nhân giống sinh dưỡng được phát triển, cho phép sử dụng ưu thế lai đời thứ
nhất (F1) trực tiếp vào sản xuất thì lai giống và giống lai mới được sử dụng
rộng rÃi trong lâm nghiệp. Zobel và Talbert (1984) ®· cho r»ng “®iĨm mÊu
chèt cđa viƯc sư dơng thµnh công trong tương lai của hầu hết các giống lai phụ
thuộc vào phương thức nhân giống sinh dưỡng nào sẽ được sử dụng trong sản
xuất. Có được hạt lai thường rất khó và đắt [49].

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật nuôi cấy mô và giâm
hom, nên nhân giống hàng loạt cho cây lai đời thứ nhất (F1) là một việc tương
đối dễ. Việc chọn tạo và sử dụng giống lai trong lâm nghiệp là rất có triển
vọng.
1.2. Những nghiên cứu về chọn giống bạch đàn trên Thế giới.

Bạch đàn (Eucalyptus) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae)
bao gồm 664 loài có phân bố ë Australia, Indonesia, Philippin vµ Papua New
Ginea [46]. Ngµy nay, bạch đàn đà trở thành cây trồng của cả thế giới và được
gây trồng rộng rÃi với quy mô lớn ở hơn 100 nước trên thế giới. Theo số liệu
công bố vào năm 1993, thì rừng trồng bạch đàn năm 1990 đà đạt khoảng 10
triệu ha tại 3 châu lục lớn là Châu Phi, Châu Mỹ, Châu á và Thái Bình Dương,
chiếm tới 23% tổng diện tích rừng trồng. Hai nước có diện tích trồng bạch đàn
lớn nhất là Brazil (3,6 triệu ha) và ấn Độ (4,8 triệu ha). ở Trung Quốc, vào
năm 1989 đà có trên 400.000 ha rừng trồng bạch đàn với 3 loài chính là E.
citriodora, E. exserta vµ E. globulus [23], [27]. ChÝnh nhê sù phong phú về
loài, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh, năng suất cao và ít bị sâu bệnh
tác hại nên việc trồng rừng bạch đàn đà đưa lại hiệu quả kinh tế cao ở tất cả
các nước.
Trước đây, bạch đàn được gây trồng rộng rÃi bằng cây con thực sinh với
nguồn giống chưa được cải thiện, cho nên năng suất và chất lượng của rừng
bạch đàn không cao. Hiện nay, nhờ những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm


6

trong suốt 3 thập niên qua mà trồng rừng dòng vô tính (trồng rừng bằng cây
mô, hom đà qua khảo nghiệm và tuyển chọn), kết hợp với trồng rừng thâm
canh đà làm cho năng suất của rừng bạch đàn tăng lên không ngừng.
Mặc dù bạch đàn có rất nhiều loài, song qua khảo nghiệm chỉ có một ít

loài và xuất xứ được chọn để trồng rừng trên diện rộng. Hiện nay, đà có gần
200 loài được đưa vào khảo nghiệm tại các nước, song chỉ có khoảng 10 loài
được xếp vào diện được gây trồng rộng rÃi, đó là: E. camaldulensis, E.
tereticornis, E. urophylla, E. grandis, E. saligna, E. deglupta, E. globulus, và
các dòng bạch đàn lai cao sản như ở Công gô, Brazil, Trung Quốc v.v... [23].
Các chương trình khảo nghiệm bạch đàn ở một số quốc gia đà và đang được
chú trọng như ở Công gô, từ 1970 1981 đà khảo nghiệm trên 100 xuất xứ
của loài E. urophylla. Năm 1973, Jackson J.K, Ojo G.O.A đà tiến hành khảo
nghiệm 19 xuất xứ của loài bạch đàn E. camaldulensis trên 7 địa điểm khác
nhau ở Nigeria với nguồn hạt giống được thu thập từ các vùng khác nhau của
nước úc. Năm 1980, Chew T.K đà khảo nghiệm 10 loài bạch đàn tại 3 địa
điểm khác nhau trên bán đảo Malaysia. Kết quả thu được sau 10 năm trồng
cho thấy loài sinh trưởng tốt nhất là bạch đàn E. camaldulensis (2 xuất xứ Bắc
úc) và E. degluta, các loài cã triĨn väng cho vïng lµ E. urophylla, E.
tereticornis vµ E. brassiana.
Trên thế giới, nhiều nước đà bắt đầu các chương trình chọn giống cho
nhiều loài bạch đàn khác nhau. Năm 1952, Brazil đà chọn cây trội và xây
dựng vườn giống cây con thụ phấn tự do cho loài E. maculata. Hoa kỳ đà bắt
đầu chọn giống cho loài E. robusta từ năm 1966. Từ năm 1970 đến 1973,
Australia đà tuyển chọn 160 cây trội cho loài E. regnans và 170 cây trội cho
loài E. grandis. Cũng như vậy, 150 cây trội đà được chọn trong rừng tự nhiên
cho loài E. diversicolor ë Australia vµ E. deglupta ë Papua New Guinea.


7

Các giống bạch đàn lai tự nhiên cũng được phát hiện ở nhiều nước trên
thế giới. Cụ thể là ở Zambia năm 1960 đà phát hiện giống lai tự nhiên giữa E.
tereticornis x E. grandis và E. grandis x E. tereticornis, những giống lai này
đều tỏ ra rất có triển vọng, sức sinh trưởng tốt hơn bố hoặc mẹ và hình dáng

đẹp hơn, chịu được khô hạn hơn E. grandis nhưng lại kém E. tereticornis, tính
chất gỗ cũng trung gian giữa bố và mẹ [38]. ở Công gô trong thập niên 1960
đà phát hiện được 3 giống bạch đàn lai tự nhiên là E. torelliana x E.
citriodora, E. tereticornis x E.grandis, E.alba x giống lai chưa xác định
(undetermined hybrid). Những giống lai này đều có sinh trưởng nhanh và
thích nghi tốt hơn loài bố mẹ.
Từ năm 1978 cho đến nay bạch đàn lai đà được sử dụng rộng rÃi trong
rừng trồng công nghiệp như các giống lai tự nhiên E. alba x giống lai chưa
xác định, 12ABL x E.saligna, E. tereticornis x E. grandis, và các giống lai
nhân tạo là E. urophylla x E. grandis, E. urophylla x E. pellita [45]. Giống lai
nhân tạo giữa 12ABL x E. saligna đạt năng suất 35m3/ha/năm ở tuổi 6, trong
khi đó cũng ở tuổi này 12ABL chỉ đạt 12m3/ha/năm và E. saligna là 6m3
/ha/năm (dẫn từ FAO,1979)[29].
Mặc dù chưa có nhiều thành tựu trong viƯc lai gièng vµ sư dơng gièng
lai nh­ trong nông nghiệp; nhưng cho đến nay lai giống cho cây rừng tạo ra ưu
thế lai về năng suất, chất lượng, tạo hình dáng thân đẹp và khả năng chống
chịu vẫn là hướng đi được nhiều nước quan tâm nghiên cứu nhằm cung cấp gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ và các nhu cầu khác.
Năm 1963 Danks đà tạo ra được tổ hợp lai giữa E.grandis víi
E.tereticornis, E. torelliana víi E. pellita vµ E. urophylla ë Philippin. Năm
1976 Pryor lai ba cho (E. delgatensis x E. bicostata) x E. ficifolia đà không
thành công [38].


8

Viện nghiên cứu lâm nghiệp Dehra Dun ở ấn Độ đà tạo được 2 giống
bạch đàn lai ký hiệu là F.R.I-4 vµ F.R.I-5, cã søc sinh tr­ëng nhanh vµ cã
tÝnh thích nghi rộng hơn loài thuần, tại tuổi 4 cây lai có khối lượng thể tích
gấp 3 lần E.tereticornis cùng tuổi. Tổ hợp lai E. tereticornis x E.grandis có

khả năng sinh trưởng tốt trên đất khô và nghèo dinh dưỡng mà chính ở đó E.
grandis lại sinh trưởng rất kém. Chøng tá ­u thÕ lai thĨ hiƯn m¹nh nhÊt ë nơi
trồng không thuận lợi cho loài thuần [28], [34].
Chương trình cải thiện giống bạch đàn dựa trên phép lai đôi và lai ba
cũng được thực hiện tại Brazil. Sinh trưởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá
thể lai ba E. urophylla x (E. camaldulensis x E. grandis) lµ 0.331 m3/cây đÃ
vượt các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi (E. grandis x E. urophylla, E.
grandis x E. camaldulensis, E. urophylla x E. camaldulensis) cã c¸c trị số
tương ứng là 0.290 m3/cây, 0.253 m3/cây, 0.234 m3/cây và loài thuần E.
urophylla, E. grandis với các trị số tương ứng là 0.229 m3/cây và 0.247 m3/cây
(Assis. 2000)[25].
Năm 1975 Viện nghiên cứu lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) đà lai
giữa E. saligna với E. exserta tạo ra được một số tổ hợp lai có khả năng vượt
trội hơn loài E. exserta tíi 82% vỊ thĨ tÝch th©n c©y, trong đó tổ hợp lai
nghịch E. exserta x E. saligna có sinh trưởng nhanh hơn tổ hợp lai thuận E.
saligna x E. exserta, giống lai giữa bạch đàn Saligna với bạch đàn Exserta có
khả năng chịu được gió bÃo rất tốt, do đó ở Trung Quốc giống lai này được
trồng vùng gần biển [40]. Từ năm 1989, Viện lâm nghiệp nhiệt đới của Trung
Quốc cũng tạo ra được 204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E. urophylla với các
loài E. tereticornis, E. camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. saligna và E.
pellita. Trong đó, tổ hợp lai giữa E. urophylla x E. camaldulensis và E.
urophylla x E. tereticornis đà có một số cá thể có sinh trưởng vượt trội so víi


9

bè mĐ trùc tiÕp lai gièng, c©y lai cã thĨ tích vượt trội bố mẹ với các trị số
tương ứng là 120,7% và 84,9% [39], [48]. Điều này chứng tỏ ở cây lai đà thể
hiện ưu thế lai về sinh trưởng.
Các nghiên cứu về lai giống cho thấy ưu thế lai cũng chịu ảnh hưởng

của tế bào chất, điều kiện hoàn cảnh và thay đổi theo các giai đoạn phát triển
cá thể [14]. Việc chuyển đổi vị trí của cây bố mẹ trong phép lai thuận nghịch
đà làm thay đổi sinh trưởng của cây lai, nói cách khác là ưu thế lai chịu ảnh
hưởng của tế bào chất.
Theo Fowler (1978), khi giao phối giữa các loài bố mẹ thích ứng cao
chưa chắc đà sản sinh ra cây lai cũng có tính thích ứng cao với chính lập địa
mà các loài bố mẹ đà sinh sống [30]. Còn theo Eldridge và các tác giả khác
(1993) thì nhiều giống bạch đàn lai đà sinh trưởng kém hơn bố mẹ thuần (khi
bố mẹ được chọn lọc cẩn thận về loài và xuất xứ) [28]. Nh­ vËy ­u thÕ lai cã
thĨ bao gåm c¶ sự vượt trội theo chiều dương, lẫn chiều âm của cây lai so với
bố mẹ của chúng, nghĩa là có cả ưu thế lai tăng lên và ưu thế lai giảm xuống
[41].
1.3. Những nghiên cứu về chọn giống bạch đàn ở Việt Nam.

Bạch đàn đóng vai trò quan trọng trong các chương trình trồng rừng
nguyên liệu cho công nghiệp ở Việt Nam. Gỗ bạch đàn được dùng để sản xuất
bột giấy, ván dăm cũng như dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc. Ngoài ra,
bạch đàn còn là nguồn cung cấp gỗ củi cho nhân dân ở vùng nông thôn. Bạch
đàn được coi là cây trồng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long. Có thể nói cùng với một số loài keo, bạch đàn là nhóm
loài cây trồng quan trọng đà góp phần tích cực vào cải thiện đời sống của nhân
dân vùng đồi thấp, đặc biệt là nhân dân ở các tỉnh miền Trung và vùng Trung
Du miền Bắc [1].


10

Bạch đàn được nhập nội vào nước ta từ trước năm 1945 nhưng chưa trồng
thành rừng kinh tế. Riêng các tỉnh phía Bắc, từ năm 1959 bạch đàn đà trở
thành cây chủ lực để lục hóa đồi trọc và trồng cây phân tán. Theo thống kê

của Tổng cục lâm nghiệp đến năm 1971, riêng khu vực Quốc doanh đà trồng
được 40.000 ha rừng bạch đàn. Trong số đó, Bạch đàn liễu (E. exserta) chiếm
đa số, ngoài ra còn có các loài Bạch đàn trắng (E. camaldulensis), Bạch đàn
đỏ (E. robusta), Bạch đàn chanh (E. citriodora)[9]. Hiện nay, bạch đàn là một
trong số các loài cây trồng rừng chính của Việt Nam. Trong tỉng sè 1,5 triƯu
ha rõng trång ë ViƯt Nam tính đến cuối năm 2001 thì diện tích rừng bạch đàn
đà đến 398.000 ha (Bộ Nông Nghiệp & PTNT, 2002). Nhìn chung, rừng trồng
bạch đàn ở nước ta năng suất thấp, đạt bình quân trên dưới 10m3/ha/năm. Gần
đây, Việt Nam đà nhập một số dòng bạch đàn cao sản và bạch đàn lai, theo
đánh giá bước đầu chúng có nhiều triển vọng. Hiện nay, nhờ quan tâm đến
công tác cải thiện giống (chủ yếu là chọn giống và nhập giống mới) nên năng
suất của bạch đàn đà ngày càng cao hơn.
Nghiên cứu chọn giống bạch đàn là một khâu quan trọng trong hệ thống
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; bao gồm các khâu chọn loài, chọn xuất xứ,
chọn cây trội, lai giống và khảo nghiệm hậu thế. Để thực hiện việc chọn loài
và xuất xứ phù hợp với từng vùng một cách chắc chắn phải tiến hành một loạt
các khảo nghiệm loài và xuất xứ. Việc chọn đúng loài và xuất xứ cho từng
vùng sinh thái mới phát huy được tác dụng của giống.
ở Việt Nam, chọn giống bạch đàn có thể được bắt đầu từ những năm
1930 khi các nhà lâm nghiệp Pháp là những người đầu tiên đà xây dựng các
khu khảo nghiệm loài Bạch đàn trắng (E. tereticornis), Bạch đàn đỏ
(E.robusta)... ở một số vùng sinh thái chính trong cả nước [4]. Trong những
năm 1950 - 1958 đà xây dựng được các khu khảo nghiệm cho 18 loài bạch
đàn ở Lang Hanh - Đà Lạt nh­ E. saligna, E. microcorys, E. camaldulensis, E.


11

robusta, E. citriodora, E.globulus, E. botroides, E. maideni, E. resinifera v.v..
trong đó các loài E. microcorys, E. saligna có khả năng thích ứng khá và sinh

trưởng nhanh nhất ở vùng Đà Lạt. Sau 40 năm các loài này có chiều cao 35 40m víi ®­êng kÝnh ngang ngùc 50 - 60cm [10].
Từ những năm 1970, đà có các khảo nghiệm loài và xuất xứ ở một số
lập địa chính trong cả nước. Các loài được khảo nghiệm là E. camaldulensis,
E.tereticornis, E. urophylla, E.grandis, E.pellita, E.cloeziana v.v... đà xác
định được một sè loµi cã triĨn väng lµ E. camaldulensis, E. tereticornis, E.
urophylla. Đây cũng chính là cơ sở ban đầu cho việc xây dựng các chương
trình trồng rừng bạch đàn ở Việt Nam.
Trong các năm 1975 - 1995, đà có hàng trăm xuất xứ của 16 loài bạch
đàn, trong đó E. camaldulensis cã 64 xuÊt xø, E. tereticornis cã 18 xuÊt xứ và
E. brassiana có 8 xuất xứ đà được đưa vào khảo nghiệm ở nhiều nơi trong
nước. Kết quả cho thÊy chØ cã mét sè Ýt xuÊt xø lµ cã triển vọng và đà được
trồng trên diện rộng. Năm 1992 ®· cã 8 xt xø cđa E. pellita ®­ỵc tham gia
khảo nghiệm tại vùng Trung tâm nguyên liệu giấy Vĩnh Phú. Kết quả khảo
nghiệm sau 2 năm cho thấy sinh trưởng của các xuất xứ không có sự khác biệt
rõ rƯt, trong 8 xt xø cđa E. pellita th× cã 2 xuất xứ có sinh trưởng tương
đương với E. urophylla [20].
Khảo nghiệm loài và xuất xứ là một khâu rất quan trọng trong công tác
cải thiện giống cây rừng. Nhờ kết quả khảo nghiệm loài và xuất xứ được tiến
hành trong nhiều năm qua mà chúng ta đà xác định được loài và xuất xứ có
triển vọng nhất cho một số vùng trồng rừng chủ yếu trên cả nước. Sau khi đÃ
xác định được loài và xuất xứ tốt, đáp ứng mục tiêu kinh tế và phù hợp với
mỗi vùng, cần phải tiến hành chọn lọc cây trội, là bước đi quan trọng nhất của
bất kỳ một chương trình nào trong cải thiện giống cây rừng. Theo Eldridge
(1976), cây trội là nền tảng của một chương trình chọn giống. Các cây trội đÃ


12

được chọn về thực chất mới chỉ là kiểu hình, chưa hẳn đà phản ánh đúng bản
chất di truyền của cây đó. Vì thế, không phải cây trội nào cũng cho cây đời

sau có kiểu hình tốt như các cây bố mẹ. Để có thể đánh giá kiểu gen và khả
năng di truyền của chúng về các tính trạng cần được cải thiện, phải tiến hành
xây dựng các khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính.
Tại Trảng Bom sau khi chọn lọc cây trội đà nhân giống bằng hom và
tạo được 19 dòng vô tính sau 6 tháng khảo nghiệm chỉ 3 dòng vượt cây hạt đối
chứng, 10 dòng vượt cây hom đối chứng [12].
Kết quả khảo nghiệm 43 dòng vô tính E. camaldulensis tại Ba Vì - Hà
Tây cho thấy cấp sinh trưởng của một số dòng vô tính đà thay đổi khá rõ rệt
sau 2 năm và 5 năm khảo nghiệm. Ví dụ dòng số 35 sau 2 năm (1995) được
xếp hạng đầu (trong 10 dòng tốt nhất) thì 5 năm sau (1998) tụt xuống vị trị thứ
8 (thực tế là thứ 28 trong 43 dòng) với thể tích thân cây chỉ bằng khoảng 1/3
của dòng số 22 là dòng đứng đầu (mà 2 năm trước chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong
10 dòng này) [14]. Từ đó cho thấy để bảo đảm độ tin cậy trong khảo nghiệm
giống thì cần có thời gian đủ lớn (với loài cây sinh trưởng nhanh như bạch đàn
thì cần sau 3 - 4 năm).
Trong sản xuất Lâm nghiệp, mặc dù biết rằng việc nhân giống vô tính sẽ
rút ngắn thời gian khảo nghiệm xuất xứ đến sản xuất đại trà nhưng cho đến
năm 1990, nhân giống vô tính cho bạch đàn ở Việt Nam mới thực sự được
quan tâm. Lê Đình Khả cùng các tác giả (1990) đà công bố kết quả nghiên
cứu về nhân giống bằng hom cho bạch đàn bằng việc sử dụng 2 chất kích
thích sinh trưởng AIA và AIB. Cũng vào thập niên 1990 một số giống bạch
đàn đà được nhân giống bằng nuôi cấy mô như bạch đàn U6 (E. urophylla)
nhập từ Trung Qc (xÝ nghiƯp gièng thµnh phè Hå ChÝ Minh), GU, PN2,
PN14 (Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh). Trung tâm
nghiên cứu nguyên liệu giấy Phù Ninh đà trồng được 30 ha rừng Bạch đàn


13

urophylla bằng cây mô từ những dòng nhập của Trung Quốc và một số dòng

được tuyển chọn như PN2, PN14... rừng trồng sau 2 năm có độ đồng đều khá
cao, hệ số biến động bình quân về đường kính và chiỊu cao < 10%, trong lóc
rõng trång tõ h¹t th­êng >20%. Sinh trưởng của cây mô nhanh hơn hẳn cây từ
hạt, trữ lượng bình quân sau 30 tháng tuổi của mô hình thâm canh là
42,5m3/ha, trong lúc cây từ hạt đà được tuyển chọn làm đối chứng là
28,5m3/ha và rừng sản suất là 7,6m3/ha [6].
Năm 1970 các nghiên cứu về giống lai tự nhiên giữa Bạch đàn trắng (E.
camaldulensis) với Bạch đàn đỏ (E. robusta) đà cho thấy bạch đàn lai có sinh
trưởng về đường kính gấp 2,3 lần Bạch đàn trắng (ở Mạo Khê và Yên Lập
thuộc Quảng Ninh) đến gấp 5,39 lần (ở Ba Hàng và Lưu Xá thuộc Bắc Thái).
Về chiều cao gấp 1,63 lần (ở Ba Hàng) đến 2,05 lần (ở Đền Hùng -Vĩnh Phú)
[9].
Lai giống cho cây rừng đà được áp dụng ở những nước có nền lâm
nghiệp phát triển và đà tạo ra được những giống mới có năng suất, chất lượng
cao, từ đó đà tăng năng suất rừng trồng. Riêng đối với Việt Nam, lai giống cho
cây rừng là một việc hết sức mới mẽ. Trong những năm 1970 - 1975, Tiến sĩ
Hoàng Chương đà tiến hành lai giống đầu tiên cho Bạch đàn liễu E. exserta,
song chưa mang lại kết quả mong muốn.
Từ năm 1991, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đà tiến hành chọn
lọc cây trội cho một số loài Bạch đàn E. urophylla, E. camaldulensis, E.
exserta và tiến hành lai giống cho 3 loài Bạch đàn nói trên. Bằng phương pháp
thụ phấn có kiểm soát đà tiến hành lai thuận nghịch và đà tạo ra hơn 70 tổ hợp
lai, gồm các cây lai khác loài và cây lai trong loài (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt
Cường) [11],[15]. Các tổ hợp lai được tạo ra đà được trồng khảo nghiệm so
sánh với các giống bố mẹ và giống sản xuất ở giai đoạn vườn ươm , giai đoạn
rừng trồng trong những nơi có điều kiện sinh thái khác nhau. Qua theo dâi c¸c


14


khảo nghiệm trên trong 3 năm đầu, các tác giả đà có nhận xét rằng: mặc dù
khuynh hướng chung là cây lai ngày càng có sinh trưởng vượt trội so víi bè
mĐ chóng, song thø tù cơ thĨ cđa c¸c tổ hợp lai và các loài bố mẹ có những
thay đổi nhất định theo diễn biến từng năm.
*Những nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng bạch đàn:
ở nước ta, những nghiên cứu khảo nghiệm đánh giá sinh trưởng loài cây
trồng rừng được bắt đầu từ những năm 1930 do các nhà lâm nghiệp người
Pháp thực hiện. Các loài cây được quan tâm nghiên cứu như Lim xanh
(Erythrophloeum fordii), Long nÃo (Cinnamomum camphora), Bạch đàn trắng
(Eucalyptus camaldulensis)...
Những công trình nghiên cứu về sinh trưởng do các nhà lâm nghiệp Việt
Nam thực hiện tuy còn ít so với thế giới nhưng đà thực hiện được cho khá
nhiều loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta, trong đó có bạch đàn.
Năm 1980, nhiều nghiên cứu đánh giá sinh trưởng một số loài bạch đàn
được thực hiện. Trần Hậu Huệ tiến hành khảo sát đánh giá sinh trưởng các
loài E.urophylla, E.Camldulensis, E.tereticornis tại lâm trường nguyên liệu
giấy Trị An, Đồng Nai cho kết quả loài E.Camldulensis là đáng chú ý nhất vì
sinh trưởng tốt nhất.
Huỳnh Đức Nhân đà tiến hành nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của loài
Bạch đàn urophyla tại trung tâm nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp Phù
Ninh. Kết quả cho thấy loài Bạch đàn urophylla trồng trong vùng nguyên liệu
giấy tỏ ra là loài cây thích hợp, mọc nhanh, hình dáng cân đối.
Nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng của loài Bạch đàn urophyla phục vụ
nguyên liệu giấy vùng trung tâm, Mai Đình Hồng (2002) đà tập trung vào một
số dòng chọn lọc PN2, PN14. Kết quả là loài Bạch đàn urophyla sinh trưởng
khác nhau khi được trồng trên các dạng lập địa khác nhau [7]. Điều đó khẳng


15


định cần có những biện pháp tác động riêng cho từng điều kiện lập địa khi
trồng loài cây này.
Lê Đình Khả, Hoàng Quốc Lâm, Nguyễn Việt Cường (2002) đà tiến
hành nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của một
số giống bạch đàn lai trên một số điều kiện lập địa khác nhau. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các giống bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với các
loài bố mẹ. Chúng có tỷ trọng gỗ và khối lượng gỗ cao hơn bố mẹ được dùng
trong lai giống. Một số giống lai có hàm lượng xenlulo và hiệu suất bột giấy
cao hơn các loài bố mẹ. Qua đó thấy được những ưu thế của các giống bạch
đàn lai về cả sinh trưởng và tiềm năng bột giấy.
Tóm lại: bạch đàn là loài cây được sử dụng rộng rÃi để phục vụ công tác
trồng rừng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trồng rừng sản xuất. ở Việt
Nam, bạch đàn đà được nghiên cứu và sử dụng ngay từ những ngày đầu mới
trồng rừng. Bạch đàn đà trở thành loài cây quen thuộc trong các phong trào
trồng cây nhân dân, trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng
nguyên liệu và phục vụ chế biến của nước ta từ trước đến nay. Hiện nay, với
chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng thì keo và bạch đàn đà chiếm đến 65%
diện tích. ĐÃ có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước nhằm
đi sâu vào giải quyết nhiều nội dung cơ bản về công tác giống để phục vụ
trồng rừng bạch đàn từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, chọn lọc cây
trội, nhân giống và kể cả lai tạo giống mới để nâng cao năng suất và chất
lượng của rừng trồng. Riêng đối với lĩnh vực lai tạo giống mới tuy đà được đặt
nền móng từ lâu, nhưng đến nay thành quả của nó vẫn còn rất khiêm tốn. Mặc
dù một số nước như Brazil, Trung Quốc, Công Gô... đà có một số nghiên cứu
về lai tạo giống bạch đàn và đà đạt được những thành tựu nhất định trong việc
tạo ra các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ sản xuất;
nhưng ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Việc lai
tạo giống cây rừng nói chung và đặc biệt là cây bạch đàn nói riêng để tạo



16

giống mới phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nước đang rất được quan tâm
trong thời gian gần đây. Công trình nghiên cứu lai giống cho một số loài bạch
đàn của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng do GS.Lê Đình Khả và
TS.Nguyễn Việt cường thực hiện từ năm 2000 đà tạo ra được một số tổ hợp lai
và đà được trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước.
Thành công của công trình này là đà tạo ra được một số tổ hợp bạch đàn lai và
với kết quả khảo nghiệm ban đầu đà cho thấy các giống lai mới này có nhiều
triển vọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh trưởng của
các giống lai này một cách đầy đủ làm cở sở cho việc tuyển chọn các giống lai
có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với đặc điểm sinh thái của các vùng
khác nhau trong cả nước thì đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
nào được thực hiện. Đây chính là điểm mới mà khi thực hiện đề tài này tác giả
hy vọng góp một phần nhỏ để tuyển chọn được giống mới phục vụ cho nhu
cầu sản xuất lâm nghiệp ở khu vực Nam Bé.


17

Chương II
Đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
STT

1

Địa điểm n/c
Minh Đức

Bình Phước

2

Tân Lập Bình
Phước

3

Bầu Bàng Bình
Dương

Thời điểm trồng

Mật độ

Công thức
27 tổ hợp lai

7 / 2003

1100

40

9 dòng lai
4 đối chứng
27 dòng lai

7 / 2003


1100

30

3 đối chúng
33 dòng lai

8 / 2002

1100

30

3 đối chứng
24 dòng lai

4

Kinh Đứng Cà

7 / 2003

1100

35

Mau

7 tổ hợp lai

4 đối chứng

Vật liệu được dùng để nghiên cứu là các tổ hợp và các dòng bạch đàn
lai đà được trồng khảo nghiệm ở một số tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Cụ
thể là:
* Tại Minh Đức, Bình Phước có 40 công thức, bao gồm :
- 9 Dòng bạch đàn lai: UC1, UC2, UU8, UE5, UC78, UU33, UE30,
UE3 Và UE4.
- 27 Tổ hợp lai: T1P17, C18P17, C18U29C3, P18U29, C9G15,
C9P16, C1P17, C1P16, T2P16, U29C3G4, C9P17, T4P17, T2G15,
U29C3S14, U29G31, U29C3E1, T2G8, C9U29U24, U29C3G16,
T2G4, U29C3E2, T2G16, U29C3M1, T1G16, T1M1, C1G8 vµ
U29C3G8.


18

- 4 Công thức đối chứng: U29C3, P18, U29 và P14
* Tại Tân Lập, Bình phước có 30 công thức, bao gồm:
- 27 Dòng bạch đàn lai: UE24, UE27, UC1, GU94, UC2, UE59, UE5,
UE33, UC80, UE34, UE85, UE4, UE31, UC nh, UE3, UC18, UE84,
UC20, UC81, UC19, UE73, UU8, UU16, UU15, UE30, UU9 và
UE86.
- 3 Đối chứng: U6, PN2 và PN14.
* Tại Bầu Bàng, Bình Dương có 36 công thức, bao gồm:
- 33 Dòng bạch đàn lai: UE3, UC1, UE33, UC80, UE23, UE59,
UE27, UE30, UE26, UU15, UE85, UE35, UC77, UU9, UE86, UC2,
UE73, UU16, UE34, UE31, UE5, GU94, UE24, UC20, UE84,
GU92, UE4, UU11, UC78, UC18, UU8, UE25 và UC81.
- 3 Đối chứng: PN2, PN14 và U6.

* Tại Kinh Đứng, Cà Mau có 35 công thức, bao gồm:
- 24 Dòng Bạch đàn lai: UE73, UE30, UE31, UC1, UE59, UC80,
UC18, UE33, UE27, UE86, UU8, UC2, UC78, GU94, UE4, UE84,
UC20, UE3, UC81, UU15, UE5, UU9, UE85 và UC19.
- 7 Tổ hợp bạch đàn lai: U29T11, U29E6, E2, U29T14, U29E1, T3 và
T10.
- 4 Đối chứng : U6, Ectg, Uctg và PN14.
2.2. Mục tiêu đề tài.
2.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tuyển chọn được các giống bạch đàn lai có năng suất cao và chất lượng
tốt, bổ sung vào nguồn giống tốt đang sử dụng hiện nay nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất Lâm nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và trong khu vực
Nam Bộ nói riêng.


19

2.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá tốc độ sinh trưởng các giống bạch đàn lai đà được Trung tâm
nghiên cứu Giống cây rừng lai tạo và đang được trồng khảo nghiệm tại vùng
Nam Bộ nhằm tìm hiểu sự thể hiện ưu thế lai về sinh trưởng của các giống lai
làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống mới có năng suất và chất lượng cao.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau
đây:
* Nghiên cứu sinh trưởng của các giống bạch đàn lai được trồng
khảo nghiệm tại những địa điểm sau đây thuộc khu vực Nam Bộ:
- Đánh giá sinh trưởng của bạch đàn lai được trồng khảo nghiệm tại
Tân Lập và Minh Đức, tỉnh Bình Phước.
- Đánh giá sinh trưởng của bạch đàn lai được trồng khảo nghiệm tại

Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương.
- Đánh giá sinh trưởng của bạch đàn lai được trồng khảo nghiệm tại
Kinh Đứng, tỉnh Cà Mau.
Quá trình đánh giá sinh trưởng của bạch đàn lai tại những địa điểm
trên đây được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu cụ thể sau đây:
- Sinh trưởng về đường kính 1.3 (D1.3)
- Sinh tr­ëng vỊ chiỊu cao vót ngän (Hvn)
- Sinh tr­ëng vỊ thể tích thân cây (V)
- Tỷ lệ sống (%).
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp luận.
- Sinh trưởng của cây rừng nói chung là sự tăng kích thước về đường
kính ngang ngùc, chiỊu cao vót ngän, thĨ tÝch th©n c©y... Nói cách khác, đó là
sinh trưởng của một thực thể sinh học; nó chịu tác động của các nhân tố m«i


20

trường và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi một cá thể và quần thể. Vì
vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnh hưởng tổng hợp của
các nhân tố đó.
- Sinh trưởng của cá thể và của quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác
nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của lâm phần gồm
toàn bộ sự tăng khối lượng vật chất được tích lũy bởi từng cá thể và vật chất bị
mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải (chết hoặc bị tỉa thưa). Những
đại lượng sinh trưởng bình quân như đường kính ngang ngùc, chiỊu cao vót
ngän, thĨ tÝch th©n c©y cã vá,… luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những
quy luật nhất định. Sự tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của
hai quá trình trên. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của
cây rừng, sự lớn lên của các đại lượng sinh trưởng trên đà tạo ra những biến

đổi về chất của cây rừng đó theo những nguyên lý của quy luật lượng đổi
chất đổi.
Bản chất của nghiên cứu sinh trưởng rừng là định lượng được tác động
của đặc tính nội tại và những yếu tố môi trường tự nhiên của các biện pháp kỹ
thuật tác động tới năng suất sản phẩm. Thực hiện đề tài này, tác giả chỉ nghiên
cứu sinh trưởng của các giống bạch đàn mới được lai tạo nhằm đánh giá khả
năng sinh trưởng của chúng so với các giống bạch đàn tốt trong sản xuất hiện
nay. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn ở việc đánh giá
tốc độ sinh trưởng của các giống lai do công tác lai tạo giống mang lại.
2.4.2. Thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu về chỉ tiêu sinh trưởng theo giáo trình Điều tra
rừng (Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997)
Tiến hành đo đếm toàn bộ số cây được trồng theo các công thức ở
những khu vực khảo nghiệm với 3 lần lặp lại về các chỉ tiêu sau:
+ Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo ở vị trí 1,3m tính từ mặt đất,
đơn vị tính là centimet (cm)
+ Chiều cao vút ngọn của cây (Hvn) được đo từ mặt đất lên đỉnh sinh
trưởng cao nhất, đơn vị tính bằng mét (m).


×