Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng của lát hoa (chukrasia album (lour ) raeusch), giổi xanh (michelia mediocris dandy) và bạch đàn (eucalyptus urophtus s t balake) trồng thí nghiệm hỗn giao tại đoan hùng phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.6 KB, 77 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Nông nghiệp và ptnt

Trường đại học lâm nghiệp

Nguyễn Đức Thế

Nghiên cứu sinh trưởng
của lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), trám trắng (Canarium
album (Lour.) Raeusch), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) và
Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) trồng thí nghiệm
hỗn giao tại Đoan Hùng - Phú Thọ
Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Đức Nhân

Hà Tây, năm 2007


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Nông nghiệp và ptnt

Trường đại học lâm nghiệp

Nguyễn Đức Thế


Nghiên cứu sinh trưởng
của lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), trám trắng (Canarium
album (Lour.) Raeusch), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) và
Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) trồng thí nghiệm
hỗn giao tại Đoan Hùng - Phú Thọ
Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây, năm 2007


1

Đặt vấn đề

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ mất rừng khá nhanh, độ che
phủ của rừng trên quy mô toàn quốc bị suy giảm một cách nghiêm trọng [18].
Trong những năm qua, Nhà nước và nhân dân ta đà có nhiều nỗ lực để từng bước
phục hồi lại độ che phủ của rừng. Theo Maurand (dẫn từ Nguyễn Văn Đẳng 2001
[1]) trước năm 1945 độ che phủ rừng toàn quốc chiếm khoảng 45% diện tích tự
nhiên, đến năm 1993 số liệu kiểm kê công bố độ che phủ giảm xuống còn 28%
[25] và đến năm 2001 ®é che phđ cđa rõng ë n­íc ta xÊp xØ 34% [18].
Trong các nỗ lực phục hồi lại tài nguyên rừng, bảo đảm cho đất nước ta có
một độ che phủ thích hợp, trồng rừng luôn được đánh giá là một giải pháp quan
trọng và có hiệu quả, rừng trồng dễ dàng trong việc tiếp thu kinh doanh với cường
độ cao (G.Baur 1978 dẫn từ Phạm Xuân Hoàn 2004 [9]). Thực tiễn trồng rừng ở
nước ta là năm 1943 chưa có rừng trồng, đến năm 1976 cả nước có 92 héc-ta rừng
trồng [1] và đến năm 2004 nước ta có tỉng sè h¬n 2,2 triƯu hÐc-ta rõng trång víi

h¬n 40 loài cây [15].
Phần lớn rừng trồng được thiết lập ở Việt Nam hiện nay là rừng thuần loài
đồng tuổi, có kết cấu một tầng, cây trồng rừng chủ yếu là những loài sinh trưởng
nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, việc xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp víi ®iỊu kiƯn kinh tÕ - kü tht ë n­íc ta [9].
Hơn nữa, G.Baur (1978) thấy rằng về mặt thể tích có thể trở thành hàng hoá
của cây gỗ thì có thể trông đợi ở rừng trồng nhân tạo sản lượng lớn hơn nhiều so
với các rừng tái sinh tự nhiên (dẫn từ Phạm Xuân Hoàn 2004 [9]). Gần đây, năng
suất rừng trồng thuần loài Bạch đàn, Keo, thông v.v... ở nước ta đà được nâng lên
đáng kể, lượng tăng trưởng bình quân của một số dòng vô tính Bạch đàn urophylla
ở vùng Trung tâm Bắc bộ đạt từ 15 đến 25m3/ha/năm [3],[10],[22].
Mặc dù vậy, rừng trồng thuần loài ở Việt Nam (bao gồm cả trường hợp của
các loài cây bản địa), được đánh giá là một hệ sinh thái kém bền vững, năng suất


2

sinh học thấp [9]. Trong những nghiên cứu khác thấy rằng, Việt Nam nằm trong
vành đai nóng, giàu nhiệt và ẩm [20], tiềm năng rừng nhiều tầng là rất lớn và nếu
đất đai được bảo vệ tốt, công tác trồng rừng được xúc tiến mạnh mẽ trên cơ sở kỹ
thuật tốt, thì tiềm năng rừng nhiều tầng sẽ phát huy tác dụng to lớn [16] và xu thế
ngày nay muốn phát triển rừng trồng hỗn giao [2].
Tuy nhiên, việc trồng rừng hỗn giao, nhất là trồng với mục đích sản xuất gỗ
còn ít được sử dụng rộng rÃi bởi vì sự tăng thêm sản lượng gỗ thường không được
thấy rõ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu cho điều đó là sự lựa chọn loài cây
chung sống với nhau và quản lý cạnh tranh [43], [48].
Với mục đích góp phần thúc đẩy trồng rừng hỗn giao sản xuất gỗ ở Việt
Nam, thí nghiệm trồng hỗn giao các loài cây lấy gỗ đà được Viện Nghiên cứu Cây
nguyên liệu giấy thiết lập tại xà Tây Cốc huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ do
ACIAR tài trợ [48].

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá kết quả thí nghiệm trồng rừng
hỗn giao, đề tài: "Nghiên cứu sinh trưởng của Lát hoa (Chukrasia tabularis
A.Juss), Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch), Giổi xanh (Michelia
mediocris Dandy) và Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) trồng thí nghiệm
hỗn giao tại Đoan Hùng - Phú Thọ" đà được thực hiện.
Được sự đồng ý của Khoa Sau đại học, Trường đại học Lâm nghiệp, đề tài
này là nội dung bản luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học lâm
nghiệp của tác giả.


3

Chương 1

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu sinh trưởng của những loài cây ở rừng trồng hỗn giao đÃ
được tiến hành ở nhiều nước, cả ở vùng ôn đới và nhiệt đới trong nhiều thập kỷ.
Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài.
1.1. ở nước ngoài
1.1.1. Rừng trồng hỗn giao thành công
Nghiên cứu sinh trưởng từ một số thí nghiệm đà cho thấy việc lựa chọn loài
cây phối hợp có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của trồng rừng hỗn giao sản
xuất gỗ. Những điều tra của Shilling (1925) và Buse (1931) ở Trung Âu đà chỉ ra
rằng sản lượng thể tích của các quần thụ vân sam và thông vượt sản lượng của
chúng trong các quần thụ thuần loài (dẫn từ Wormald 1992) [50]. Jonsson (1962)
[44] đà thấy rằng trên các địa điểm trung gian, rừng hỗn giao của vân sam Na uy và
thông Scots sinh trưởng tốt hơn, cho sản lượng nhiều hơn khi trồng riêng biệt.
Kennel (1965) thấy rằng ở Bayern-Đức, vân sam trong hỗn giao với sồi có sản
lượng cao hơn trong thuần loài, nhưng mặt khác sồi lại mọc tốt hơn trong các quần

thụ thuần loài. Hỗn giao của bu-lô và vân sam nâng cao sản lượng lên 135 - 160%
(Cuprov 1976 trÝch dÉn trong Wormald 1992 [50]). Linh sam Douglas trong quần
thụ hỗn giao với tuyết tùng đỏ (Toona australis) đạt tới 217 m3/ha so với các quần
thụ thuần loài linh sam Douglas 203 m3/ha và tuyết tùng đỏ chỉ 175 m3/ha (Miller
vµ Muray 1978 trÝch dÉn trong Wormald 1992 [50]). Jensen (1983) thông qua
nghiên cứu sinh trưởng thấy rằng ở Đan mạch, vân sam trong hỗn giao với linh sam
bạc có sản lượng cao hơn chính nó. Tương tự, bulô hỗn giao với thông mọc tốt hơn
bulô thuần loài. Hỗn giao 25-50% của Betula pendula làm tăng sản lượng của vân
sam ở tất cả các tuổi (Mielikainen 1980 trích dÉn trong Burkhardt 1992 [33]).


4

Các hỗn giao thành công nhất là những hỗn giao của các cây cố định đạm và
cây không cố định đạm. Trên địa điểm thiếu đạm, tổng sinh khối của các hỗn giao
tống quán sủi đỏ và linh sam Douglas tăng 2,5 lần [30]. Trong những nghiên cứu
khác, DeBell và cộng sự đà thấy rằng Eucalyptus grandis và Eucalyptus saligna đÃ
cải thiện tăng trưởng chiều cao trong hỗn giao với Albizia trên những địa điểm ẩm
ướt hơn. Đặc biệt, hỗn giao 34% Eucalyptus với 66% Albizia cho thấy sản lượng
lớn nhất [29], [31], [32]. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể là sự kết hợp
của (1) Sự sử dơng dinh d­ìng nhiỊu h¬n cđa Eucalyptus, (2) sù quay vòng dinh
dưỡng lớn hơn dưới Albizia, và (3) Sự dành được nhiều ánh sáng hơn và sự sử dụng
ánh sáng hiệu quả trong các quần thụ hỗn giao [31], [35], [37]. Ba kiểu rừng trồng,
mỗi kiểu (rừng trồng) là hỗn giao của 4 loài cây bản địa có sự chịu bóng khác nhau
trong vùng đất thấp ẩm ướt của Costa Rica cho thấy rằng từ 2-4 năm tuổi, đường
kính ngang ngực trong các quần thụ hỗn giao là lớn hơn trong các quần thụ thuần
loài của những loài mọc nhanh nhất [42]. Thiệt hại do sâu bệnh cũng ít nghiêm
trọng trong hỗn giao đối với 3 trong số 12 loài được kiểm tra và giá thành trồng
rừng đối với các loài mọc chậm trong hỗn giao thấp hơn trong trồng thuần loài, hỗn
giao có sản lượng tương đối cao, cộng với lợi thế các loài khác có giá trị kinh tế

cao. Một nghiên cứu khác ở vùng đất thấp thuộc Đại Tây Dương của Costa Rica chỉ
ra rằng thông thường tăng trưởng của Hyeronima alchorneoides và Cordia
alliodora trong hỗn giao nhanh hơn trong các quần thụ thuần. Điều đó có thể là do
sự khác nhau trong hình học hệ thống rễ và tán cho phép phối hợp loài trong không
gian một cách hiệu quả [41], [42]. Haggar và Ewel (1995) [41] đà báo cáo rằng
tăng trưởng của các cây cá thể của Cordia alliodora ở Costa Rica trong hỗn giao là
nhanh hơn trong các quần thụ thuần (7,9m trong hỗn giao và 4,9m trong thuần loài
ở 2 năm tuổi). Parrotta (1999) [47] đà báo cáo rằng ở 4 năm tuổi cả 2 loài
Eucalyptus robusta và Casuarina trong rừng hỗn giao với tỉ lệ 50/50 cao hơn đáng
kể so với các quần thụ đơn loài của các loài đó. Hỗn giao 48 tháng tuổi của
Eucalyptus camaldulensis và Acacia auriculiformis ở Thái lan đà cho thấy tỉ lệ
tăng trưởng của Eucalyptus tăng 15% so với trong thuần loài [49].


5

ở miền Bắc Queensland-Australia, Cameron và Jermyn (1992) [34], Keenan
và céng sù (1995) [45] b¸o c¸o r»ng chØ cã hai nghiên cứu về rừng hỗn giao lâu dài.
Một trong số đó là rừng trồng của tuyết tùng đỏ dưới tán cây phù trợ Grevillea
robusta. Nghiên cứu thứ hai bao gồm Flindersia brayleyana trồng với Araucaria
cunninghamii vào năm 1931. Cả hai loài đà sinh trưởng tốt ở rừng hỗn giao và có
một số bằng chứng rằng hỗn giao đà cải thiện kÕt qu¶ sinh tr­ëng cđa Flindersia.
Theo Lamb (1993) [46] ë nơi đất sâu Araucaria có nhiều rễ nhỏ hơn của
Flindersia. Tức là, có bằng chứng đưa ra giả thiết rằng có sự phân chia của rễ theo
chiều thẳng đứng trong đất và vì thế có thể giảm sự cạnh tranh ở rễ giữa hai loài.
Hơn nữa, cũng đà có báo cáo rằng các cây Flindersia trong rừng trồng hỗn giao lớn
hơn Flindersia trồng thuần loài. Nguyên nhân của điều đó có khả năng là có sự
phân phối lại nguồn carbon từ những cành thấp vào tăng trưởng thân cây lớn hơn,
được gây ra bởi các cây Araucaria cao xung quanh.
Nghiên cứu của Huỳnh Đức Nhân (2001) [43] đà chứng minh được rằng ở

miền Bắc Queensland (Australian), trong số bốn loài được kiểm tra, ba loài có sinh
trưởng và hình dạng thân cây ở rừng trồng hỗn giao tốt hơn ở rừng thuần loại của
chúng sau trồng 38 tháng. Lượng tăng thêm lớn nhất được ghi nhận ở rừng hỗn giao
giữa Bạch đàn với các loài cây chịu bóng, ví dụ với Flindersia tăng hơn 62%. Hỗn
giao có ảnh hưởng đến cấu trúc tán của các loài, Eucalyptus và Elaeocarpus hỗn
giao với Flindersia có thể tích tán lớn hơn so với trồng thuần loài.
1.1.2. Những rừng trồng hỗn giao không thành công
ở các nước Bắc Âu, Agestam (1985) [27] đà không thể chỉ ra rằng quần thụ

hỗn giao của vân sam Na uy có sức sinh trưởng và sản lượng cao hơn quần thụ
thuần loài [33]. Tính bất hợp của thông hỗn giao với các loài cây lá rộng dẫn đến
thông sinh trưởng kém, sản lượng thấp (Darah và Dodds 1967 trích dẫn từ
Wormald 1992 [50]). Tương tự, óc chó đen và thông đỏ có kết quả rất xấu, đôi khi
gây chÕt (Alten 1968 trÝch dÉn tõ Wormald 1992 [50]). Bates và Thor (1970) [28]
không tìm thấy bất kì một dấu hiệu nào của sự tăng trưởng được tăng lên trong hỗn


6

giao cđa Pinus echinata vµ Pinus strobus vµ Liliodendron tulipifera ở các quần thụ
25 năm tuổi. Clatterbuck, Oliver và Burkhardt (1987) [35] đà báo cáo rằng Populus
deltoides đà chết và Quercus falcata đà bị kìm hÃm bởi Platanus occidentalis ở bên
cạnh. Hỗn giao với các cây cố định đạm có tỉ lệ chết cao trên các địa điểm mầu mỡ
[29], [30], [32] và đà không cải thiện tăng trưởng của Eucalyptus saligna trên các
địa điểm khô hơn [38]. So với Eucalyptus thuần (bón nhiều phân: 94 t/ha chất khô)
hỗn giao của những loài này với 11 và 25% Albizia đà làm giảm sản lượng tới 29%
[39], [40].
1.2. ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng hỗn giao
Việt Nam là một trong các quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới, trồng rừng

hỗn giao đà được Chính phủ, ngành Lâm nghiệp và các tổ chức quốc tế quan tâm
[18]. Dưới đây là một số nghiên cứu trồng rừng hỗn giao đà được thực hiện ở nước
ta.
Theo Phạm Xuân Hoàn (2000) [8], mười loài cây bản địa, bao gồm Gội
trắng, Re hương, Nhội, Trám, Sấu, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ và Kim giao đÃ
được đưa vào trồng dưới tán các lâm phần Keo lá tràm và Keo tai tượng ở Vườn
quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) theo phương thức trồng hỗn giao theo hàng. Đánh giá
kết quả thí nghiệm năm 2000 cho thấy, dưới tán rừng Keo tai tượng các loài cây
bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán của Keo lá tràm. Tỷ lệ sống của các loài cây
bản địa trồng hỗn giao dưới tán Keo tai tượng đạt 79,1%, thậm chí loài sấu chết
hoàn toàn. Trong khi đó ở dưới tán Keo lá tràm tỷ lệ này là 95,3%. Lượng tăng
trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá
tràm cao hơn. Ví dụ như Gội trắng có tăng trưởng đường kính gốc 0,61cm, tăng
trưởng chiều cao vút ngọn đạt 0,45m và tăng trưởng đường kính tán lá đạt 0,08 m
và tác giả cho rằng tầng cây cao là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây bản địa tầng dưới.


7

Một thí nghiệm hỗn giao khác là trồng hỗn giao theo đám ở Trường Đại học
Lâm nghiệp (dẫn từ Phạm Xuân Hoàn 2004) [9]. Có 165 loài cây bản địa được gây
trồng dưới tán của thông và keo, trong đó dưới tán rừng thông là 27 loài, dưới tán
rừng keo là 21 loài, số còn lại được trồng dưới tán của các trạng thái hỗn giao thông
với Keo lá tràm, thông với Keo tai tượng, bạch đàn ... Đánh giá thí nghiệm năm
2001 cho thấy dưới tán rừng thông, tỷ lệ sống của cây bản địa là 93,2% và ở dưới
tán rừng Keo lá tràm là 91,2%. Tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình
quân của cây bản địa có sự phân hoá rõ ràng ở các loài. Đáng chú ý là một số loài
cây thường được đánh giá là sinh trưởng chậm như đinh thối, Re hương, Lim xanh,
Sưa ... nhưng ở giai đoạn chịu bóng dưới tán rừng thông, keo chúng lại có tăng

trưởng rất tốt. Cụ thể như Re hương có tăng trưởng đường kính gốc đạt 0,6 cm, tăng
trưởng chiều cao vút ngọn đạt 0,5 m và tăng trưởng đường kính tán đạt 0,2 m.
Đánh giá một số mô hình trồng rừng hỗn giao ở các tỉnh phía Bắc của Hoàng
Văn Thắng và cộng sự (2005) [21] cho thấy khi thực hiện Chương trình 327, các Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đà dựa vào kinh nghiệm sản xuất và những
quy định kỹ thuật của chương trình để chọn đất, cây trồng và phương thức trồng.
Nhiều loài cây được lựa chọn sử dụng, bao gồm cả các loài cây mọc chậm, cây mọc
nhanh; cây lá kim, cây lá rộng; cây bản địa và cây nhập nội... Đa số các mô hình bố
trí trồng hỗn giao gồm hai loài cây và ba phương pháp hỗn giao chính là hỗn giao
giữa các cây trong cùng hàng hoặc hỗn giao theo hàng hoặc hỗn giao theo đám.
Loài keo được sử dụng làm cây phù trợ là chủ yếu bất luận mối quan hệ giữa cây
trồng chính với keo như thế nào. Vì thế nhiều mô hình sau 2 đến 3 năm trồng các
loài cây chính đều sinh trưởng kém và bị keo lấn át. Tuy nhiên, cũng có được một
số mô hình như ở Cầu Hai do được chọn loại cây trồng và cự ly bố trí giữa các cây
tương đối hợp lí (3x4m) nên cây phù trợ phát huy được tác dụng hỗ trợ cho cây
trồng chính sinh trưởng và phát triển bình thường.
Mô hình trồng rừng hỗn giao theo hàng giữa Keo dificilis và lim xanh trên
đất bị thoái hoá mạnh ở Cẩm Quỳ - Hà Tây (dẫn từ Hoàng Văn Thắng và cộng sự,
2005) [21] là ví dụ về trồng hỗn giao thành công. Keo dificilis được đưa vào trồng


8

trước với cự ly 3x6 m, hai năm sau mới đưa Lim xanh vào trồng dưới tán và keo đÃ
hỗ trợ tốt cho Lim xanh sinh trưởng, lượng tăng trưởng bình quân chung về đường
kính của Lim xanh đạt 0,6 cm/năm và chiều cao đạt 0,5 m/năm.
Mô hình trồng rừng hỗn giao Keo trắng (Paraserianthes falcataria) và cây
Lõi thọ (Gmelia arboria) ở Lương Sơn - Hoà Bình (dẫn từ Hoàng Văn Thắng và
cộng sự, 2005) [21] cho thấy trên đất rừng sau nương rẫy, có độ dốc từ 15 đến 200,
hỗn giao theo băng đà được thực hiện, cả Keo trắng và Lõi thọ đều sinh trưởng tốt,

không thấy xuất hiện sâu, bệnh hại và Lõi thọ đà bắt đầu ra hoa, có thể chuyển hoá
thành rừng giống.
Một nghiên cứu có so sánh sinh trưởng giữa rừng trồng hỗn giao và thuần
loài của Lê Trọng Cúc (1996) (dẫn từ Huynh Duc Nhan 2001) [43] cho thấy tăng
trưởng của rừng hỗn giao 3 năm tuổi giữa Eucalyptus camaldulensis với Acacia
auriculiformis đà không tốt hơn quần thụ thuần loài của chúng ở miền Bắc Việt
Nam, chiều cao của hỗn giao là 11,2m so với 12,3m ở rừng thuần loài và đường
kính là 8,3 cm so víi 9,2 cm.
1.2.2. Nghiªn cøu vỊ Giỉi xanh, Lát hoa, Trám trắng và Bạch đàn urophylla
Mô tả hình thái, phân loại thực vật, phân bố tự nhiên và khả năng bảo tồn các
loài cây Giổi xanh, Lát hoa, Trám trắng và Bạch đàn urophylla đà được thực hiện
bởi Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên [4]. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hoá của
Giổi xanh làm cơ sở đề xuất một số giải pháp kỹ thuật gây trồng loài cây này đÃ
được thực hiện bởi Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2003) [24]
Nguyễn Bá Chất (1996) đà nhận thấy việc chọn loài phối hợp với Lát hoa
đang còn khoảng trống cơ sở lý luận và thực tiễn. Thí nghiệm trồng hỗn giao Lát
hoa với các loài Trai, Nghiến, Bứa, Gội, Sang lẻ ở tuổi 5 chưa thấy có ảnh hưởng
đến sinh trưởng của Lát hoa [5]. Khi so sánh mười tám loài cây bản địa và nhập nội
(trong đó có Giổi xanh, Lát hoa cùng với Bạch đàn urophylla) trồng thử nghiệm
thuần loài tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc ở 18 tháng tuổi Hoàng Văn Sơn (1996) nhận
thấy hầu hết các loài đều có tỷ lệ sống thấp và chúng không thích hợp với viƯc ph¸t


9

quang thực bì khi trồng [17]. Đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng ở
Trung Trung bộ, Lại Hữu Hoàn (2004) [7] nhận thấy Trám trắng được trồng theo
phương thức hỗn giao có tỷ lệ sống cao đạt 80%, tăng trưởng chiều cao 1,25m/năm
và đường kính 1,3cm/năm.
Bạch đàn urophylla là loài cây nhập nội, các nghiên cứu chọn giống đà chỉ ra

xuất xứ Egon và Lewotobi của loài Bạch đàn urophylla thích nghi với điều kiện
trồng rừng ở vùng Trung tâm Bắc bộ [3], [10], [12], [14]. Sau các khảo nghiệm
dòng dõi và dòng vô tính, năng suất rừng trồng bằng các dòng vô tính PN2, PN14,
PN3d, PN46 ... của loài này đà được nâng lên từ 15-25m3/ha/năm [3],[10].
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu sinh trưởng của cây ở rừng trồng hỗn giao đà thu
hút được sự quan tâm của nhiều tác giả trên thế giới và trong nước. Do đời sống cây
rừng dài ngày, mối quan hệ giữa các cây trong rừng hỗn giao cũng như mèi quan
hƯ cđa chóng víi m«i tr­êng sèng xung quanh rất phức tạp, nên các kết quả nghiên
cứu về sinh trưởng của các loài vẫn còn có những đánh giá ch­a thèng nhÊt.


10

Chương 2

Đặc điểm khu vực, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đoan Hùng là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách thành
phố Việt Trì khoảng 50km. Quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy xuyên qua huyện.
- Phía Bắc giáp huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang.
- Phía Nam giáp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Đất đai của Đoan Hùng chủ yếu là đồi và núi thấp, độ cao so với mực nước
biển khoảng từ 100-250m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang

Đông. Độ dốc phổ biến dưới 300.
Kết quả điều tra, khảo sát lập bản đồ thổ nhưỡng của Viện Nông hoá thổ
nhưỡng (2005) đà chỉ ra huyện Đoan Hùng có 6 nhóm đất chính, gồm: (1) Đất phù
sa ven sông, (2) Đất glây vùng trũng, (3) Đất glây tầng mỏng, (4) Đất cát bÃi bồi
ven sông, (5) Đất xám và (6) Đất đỏ. Trong đó đất xám chiếm khoảng 70%. Tầng
đất dày từ 50-70cm, đất ít kết von. Nhìn chung đất chua, nghèo lân, giàu mùn và
đạm tổng số nhưng lượng dễ tiêu ít.
Đất đồi núi quy hoạch cho lâm nghiệp được đánh giá phù hợp với các loài
cây Giổi xanh, Lát hoa, Trám trắng và Bạch đàn.


11

2.1.1.3. Khí hậu
Đoan Hùng thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,10C, mùa nóng nhiệt độ từ 27280C và mùa lạnh từ 15-160C.
-Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.850mm. Mưa tập trung từ tháng 4-10
hằng năm, chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa là 160 ngày/năm.
- Số giờ nắng là 1.570,7 giờ/năm.
- Bức xạ tổng cộng trung bình năm là 118,9 Kcal/cm2.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%.
- Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.176mm.

Lượng mưa
(mm)

Nhiệt độ
(oC)


500

250

400

200

300

150

200

100

100

50

0

0
I

II

III

IV


V

VI

Lượng mưa (mm)

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (oC)

Hình 2.1. Biểu đồ Gaussen-Walter của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Trạm khí tượng Phú Hé)


12

Khí hậu ở vùng Đoan Hùng cơ bản thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, các chỉ tiêu khí hậu chủ yếu không có điểm cực trị. Một số năm có
xảy ra mưa bÃo, gió xoáy làm đổ, gÃy cây trồng.

2.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hai con sông lớn chảy qua là sông Lô và
sông Chảy. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương và các suối nhỏ thuận tiện cho
việc tưới tiêu và vận tải thuỷ.
Nhận xét chung
Đoan Hùng là huyện trung du miền núi, có điều kiện giao thông, thuỷ lợi
thuận tiện. Điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây khác nhau. Gió
bÃo và lốc xoáy tuy không xuất hiện thường xuyên nhưng là một trong những trở
lực đáng kể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó có
cây lâm nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xà hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Tổng dân số huyện Đoan Hùng là 106.962 người (năm 2005). Trong đó có
86.064 người (chiếm khoảng 83,5%) làm nông nghiệp. Số người trong độ tuổi lao
động chiếm khoảng 53% tổng số dân.
2.1.2.2. Cơ cấu ngành nghề
Các ngành kinh tế chủ yếu của huyện Đoan Hùng là nông lâm nghiệp, tiểu
thủ công và dịch vụ. Trong đó sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ là một lĩnh vực quan
trọng.
Toàn huyện Đoan Hùng có khoảng 11.809 ha đất nông nghiệp, bao gồm
khoảng 5.600 ha đất trồng cây hàng năm và 6.209 ha ®Êt v­ên.


13

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đoan Hùng khoảng 13.077 ha
(chiếm 43,2% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó có khoảng 12.582 ha đất rừng sản
xuất.
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện chủ yếu dưới sự quản
lý của Lâm trường Đoan Hùng và một phần của Ban quản lý dự án 661 huyện.

Công nhân lâm trường và các hộ gia đình tham gia theo hình thức nhận khoán từng
công đoạn của quá trình trồng và bảo vệ rừng.
Nhận xét chung
Huyện Đoan Hùng có lực lượng lao động chủ yếu tham gia vào sản xuất
nông lâm nghiệp. Người lao động có trình độ tương đối cao, có nhiều kinh nghiệm
trong việc trồng và chăm sóc rừng.
Quá trình sản xuất lâm nghiệp được quản lý và điều hành bởi các đơn vị
chuyên trách, có trình độ chuyên môn.
Chính quyền địa phương có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)
Theo Lê Mộng Chân và Nguyễn Thị Huyên (2000) [4], Lát hoa có tên khoa
học là Chukrasia tabularis A.Juss, họ Xoan (Meliaceae Juss).
Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 100cm. Thân thẳng. Vỏ màu
xám tro, nhiều đốm dài vòng quanh thân. Cây lớn vỏ nứt dọc, sau bong mảng, vỏ
trong màu nâu đỏ. Cành già màu nâu xẫm, cành non phủ lông hung vàng, sẹo lá
rụng trên cành rõ. Cành xếp thành tầng.
Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách mang 10 - 18 lá chét. Lá chét mọc
gần đối hoặc mọc cách, hình trái xoan dài, lệch, dài 10 - 12cm, rộng 5 - 6cm. Đôi
khi lá non xẻ thuỳ làm thành lá kép lông chim hai lần giả. Gân lá lõm ở mặt trên,
nổi rõ ở mặt dưới, nách gân có tóm l«ng.


14

Hoa tự xim viên chùy ở đầu cành. Hoa đều lưỡng tính, dài 1,5cm. Đài hình
đĩa, phía ngoài phủ lông hình sao. Cánh tràng 5, màu vàng nhạt phớt tím. Nhị 10,
hợp thành ống hình trụ, bao phấn đính ở mép ống. Bầu 3 ô, phía ngoài phủ lông dài,
mỗi ô 20 - 40 noÃn đính thành 2 tầng.

Quả nang hoá gỗ hình trái xoan, đường kính 3 - 3,5cm khi chín màu nâu đen.
Hạt dẹt hình quạt, có cánh mỏng, xếp chồng chất ngang trong từng ô của quả.
Lát hoa mọc tương đối nhanh, nơi điều kiện sống thích hợp tăng trưởng chiều
cao có thể đạt 1 m/năm, đường kính có thể đạt 2 cm/năm.
Mùa hoa tháng 6 - 7, mùa quả chín tháng 10 - 02 năm sau. Thường rụng lá
vào cuối đông đầu xuân.
Lát hoa là cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng. Phân bố tự nhiên ở vùng có nhiệt
độ bình quân năm 18 - 240C, lượng mưa năm 1200 - 2000mm và đất ferralit phát
triển trên đá mẹ granit, đá vôi. Ưa đất tơi xốp, ẩm nhiều mùn.
Có khả năng tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che cao.
Lát hoa phân bố từ Hà Tĩnh trở ra Bắc.
Gỗ có giác màu hồng nhạt, lõi nâu hồng, có ánh vân đẹp. Gỗ có độ cứng và
nặng trung bình, dễ làm, ít co giÃn, không bị mối mọt, thường dùng đóng đồ, gỗ
dán lạng và trang sức bề mặt.
Lát hoa là loài cây gỗ quý, mọc khá nhanh, dễ gây trồng, có thể phát triển
trên diện rộng.
2.2.2. Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch)
Theo Lê Mộng Chân và Nguyễn Thị Huyên (2000) [4], Trám trắng có tên
khoa học là Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae Bunth).
Trám trắng là cây gỗ lớn, có thể cao 25m và đường kính 120cm. Thân cây
tròn thẳng, vỏ xám trắng, lúc già thường bong vảy nhỏ. Vết vỏ đẽo có nhựa thơm
hơi ®ôc.


15

Lá kép lông chim lẻ có 7 - 13 lá chét; lá chét hình trái xoan thuôn hoặc hình
trứng dài 6 - 15cm, rộng 2,5 - 5,5cm đầu nhọn dần, đuôi lệch, mép nguyên, mặt
dưới lá thường có nhiều vảy sáp trắng. Gân bên 12 - 16 đôi. Có lá kèm nhỏ sớm
rụng.

Hoa tự xim viên chuỳ hoặc chùm ở nách lá gần đầu cành, thường ngắn hơn
lá. Hoa tạp tính, đài dài 2,5 - 3cm hợp gốc. ở hoa đực mép ống đài có 3 răng, nhị 6
hợp gốc, ở hoa cái chỉ nhị đều hợp.
Quả hạch hình trái xoan dµi 2,5 - 3cm, khi chÝn mµu xanh vµng. Hạch
thường có 6 múi, 2 đầu nhọn.
Trám trắng là loài mọc nhanh. Mùa hoa tháng 4 - 5, quả chín tháng 10 - 12.
Trám trắng là loài cây ưa sáng, có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện đất và
khí hậu ở Việt Nam. Tái sinh hạt và chồi tốt.
Trám trắng phân bố rộng từ Bắc đến Nam.
Gỗ xám trắng, mềm, nhẹ, dễ gia công, dễ bị mối mọt; có thể dùng làm gỗ
dán lạng, làm gỗ trụ mỏ và đóng đồ dùng thông thường. Quả chín để ăn hoặc làm
thuốc.
Nhựa Trám trắng có mùi thơm dùng để crưng cất tinh dầu Trám trắng, lấy
tùng hương dùng trong công nghệ sơn, in.
Trám trắng là loài cây đa tác dụng, mọc nhanh có biên độ sinh thái rộng, dễ
gây trồng.
2.2.3. Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)
Theo Lê Mộng Chân và Nguyễn Thị Huyên (2000) [4], Giổi xanh có tên
khoa học lµ Michelia mediocris Dandy, hä Ngäc lan (Magnoliaceae Juss).
Giỉi xanh là cây gỗ lớn, cao 25 - 30m, đường kính có thể tới 100cm. Thân
tròn thẳng, vỏ màu xám tro, vết vỏ đẽo có màu xám vàng, mùi hắc. Cành non phủ
nhiều lông, rải rác các đốm tròn mầu xẫm, vòng sẹo lá kèm rõ.


16

Lá đơn mọc cách, trải đều trên cành; lá kèm mang nhiều lông màu nâu vàng
ở phía ngoài. Lá hình trái xoan hoặc trứng ngược trái xoan đầu có mũi nhọn, đuôi
hình nêm, dài 10,5cm rộng 3,5 - 4,5cm, mỏng, dai và nhẵn, khi non phủ lông mịn.
Gân bên 12 - 15 đôi. Cuống lá dài 1 - 2cm, không có sẹo, nhẵn.

Hoa mọc lẻ ở đầu cành hoặc đối diện với lá trên đầu cành. Nụ hình trứng dài,
phủ nhiều lông nâu vàng. Cuống hoa dài 2 - 3,5cm, cánh bao hoa 9 - 10; 3 cánh
phía ngoài thường hẹp và dài hơn. Nhị nhiều, trung đới có mũi nhọn ngắn, lá noÃn
7 - 14 xếp xoắn ốc, phủ dầy lông. Mỗi lá noÃn mang 4 - 5 noÃn.
Quả đại kép dài 10cm. Đại hình trứng, dài 2,2cm đường kính 1,3cm; vỏ đại
nhiều nốt sần, đại mang 4 - 5 hạt. Cây có rễ cọc ăn sâu.
Giổi xanh là cây mọc nhanh, mùa hoa tháng 3 - 4, quả chín tháng 9 - 10
cùng năm. Cây ưa sáng, ưa đất sét pha cát. Thường gặp trong rừng rậm thường xanh
mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới ở độ cao 800m trở xuống, đôi khi là loài cây ưu
thế trong rừng hỗn loại.
Giổi xanh phân bố ở các tỉnh phía Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia
Lai, Kon Tum, Bình Định.
Gỗ có giác màu vàng nhạt, lõi xẫm hơn. Gỗ cứng, thớ mịn dễ làm, ít biến
dạng, không mối mọt. Gỗ Giổi xanh thường được sử dụng để làm nhà cửa, đóng đồ.
Hạt có vị cay, mùi thơm dùng làm gia vị, làm thuốc.
Là loài cây bản địa đà và đang được gây trồng ở nhiều nơi.
2.2.4. Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
Theo Lê Mộng Chân và Nguyễn Thị Huyên (2000) [4], Seed Leaflet
(89/2004) [36], Bạch đàn urophylla có tên khoa học Eucalyptus urophylla
S.T.Blake họ Sim (Myrtaceae Juss).
Bạch đàn urophylla là cây gỗ lớn, cao 20 - 25m, đường kính có thể tới
100cm. Thân thẳng, vỏ long mảng nhỏ, màu nâu vàng. Tán hình tháp, phân cành


17

thấp. Tán thưa, lá phân bố đều, tạo điều kiện ánh sáng lọt qua. Cành và lá non có
màu đỏ tía.
Lá đơn mọc cách, hình ngọn giáo dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm rộng; phiến lá
dài 16 - 19cm, rộng 3,5 - 4cm, cuống lá mảnh, dài 1,5cm, hơi lõm ở mặt trên.

Hoa tự tán, cuống hoa tự bẹt có 2 cạnh sắc, dài 1 - 1,5cm thường gồm 4 - 7
hoa. Cuống hoa rất ngắn.
Quả hình bán cầu, mép qu¶ lâm. Khi chÝn mÐp qu¶ nøt 4 - 5 ô vết nứt chín
trong quả. Hạt màu nâu.
Cây mọc khá nhanh. Nơi nguyên sản cây bình thường cao 25 - 45m, đường
kính tới 100cm và ở những nơi đặc biệt thích hợp cây có thể cao đến 50m và đường
kính tới 2m. Mùa quả chín tháng 4 - 5.
Cây ưa sáng, ưa đất sâu ẩm nhưng cũng có thể mọc trên đất đồi trọc khô
chua, nghèo dinh dưỡng.
Bạch đàn urophylla là loài bản địa của một số đảo ở miền đông Indonesia, đÃ
được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay là một
trong những loài cây trồng chính ở miền Bắc và miền Trung.
Gỗ được dùng chủ yếu làm bột giấy, gỗ dán, gỗ chống lò, đóng đồ và gỗ xây
dựng. Tỷ trọng gỗ trung bình 540 - 570kg/m3.
Có thể gây trồng thành rừng thuần loài hoặc hỗn giao với Keo ở các tỉnh
vùng trung du.
2.3. Lịch sử rừng trồng
Địa điểm thí nghiệm: xà Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Toạ độ địa lý: 1050 08 41 kinh độ Đông và 2103729 vĩ độ Bắc.
Độ cao so với mực nước biển khoảng 60m. Độ dốc 100 - 150.
Rừng thí nghiệm được thiết lập tháng 7 năm 2002.
Cự ly trồng: 2 x 2m (2.500 c©y/ha)


18

Trước khi trồng rừng thí nghiệm đất được sử dụng trồng rừng Bồ đề và Keo
tai tượng.
Xử lý thực bì trước khi trồng rừng: Phát dọn cây bụi, cỏ dại.
Bón lót 100g phân NPK cho mỗi cây. Không bón vôi trước khi trồng.

Bảng 2.1. Thông tin cây giống trồng thí nghiệm

số
1
2
3
4

Loài cây

Kích thước bầu D x R
(cm)

Chiều cao cây con
(cm)

Nguồn gốc

50
50
80 - 100
30

Hạt
Hạt
Hạt


Giổi xanh
11 x 8

Lát hoa
11 x 8
Trám trắng
20 x 18
11 x 8
Bạch đàn urophylla
Nguồn: FRC/Dự án FST/2000/003

2.4. Phạm vi nghiên cứu
2.4.1. Không gian
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thí nghiệm rừng trồng hỗn giao
của Dự án FST/2000/003 do Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy thiết lập năm
2002 tại xà Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
2.4.2. Thời gian
Nghiên cứu được thực hiện ở giai đoạn rừng 56 tháng tuổi sau khi trồng.
2.4.3. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài cây Giổi xanh, Lát hoa, Trám trắng và Bạch
đàn urophylla. Bốn loài cây được trồng theo các công thức thuần loài và các công
thức hỗn giao cặp đôi với tỷ lệ hỗn giao 50:50 của chúng. Cụ thể có bốn công thức
trồng rừng thuần loài và sáu công thức trồng hỗn giao, mỗi công thức thí nghiệm
được lặp lại ba lần cho tổng số có 30 ô thí nghiệm.
2.4.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung của đề tài được giới hạn trong phạm vi so sánh đánh giá sinh
trưởng của từng loài cây và từng công thức trồng rừng.


19

Chương 3


Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng cơ së thùc tiƠn vµ khoa häc vỊ sinh tr­ëng cđa bốn loài
cây Lát hoa, Trám trắng, Giổi xanh và Bạch đàn ở rừng thí nghiệm trồng thuần loài
và hỗn giao của chúng tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
3.1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá kết quả sinh trưởng và chất lượng rừng của từng loài cây.
- Tìm hiểu tổng sản lượng tương đối của các loài trong các công thức thí
nghiệm.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu ở mục (3.1.2), đề tài thực hiện các nội dung nghiên
cứu sau:
3.2.1. Sinh trưởng và chất lượng rừng thuần loài
3.2.2. Sinh trưởng và chất lượng rừng trong hỗn giao so với thuần loài
- Tỷ lệ sống: Số cây sống của mỗi loài ở từng công thức trồng
- Chất lượng cây: Số cây tốt, xấu, trung bình của mỗi loài ở từng công thức
trồng.
- Đường kính gốc, chiều cao và thể tích thân cây
- Hình dạng thân cây: Độ thẳng và Tỷ số chiều cao/đường kính
- Kích thước tán: Diện tích tán và chiều sâu tán


20

3.2.3. Sản lượng tương đối và tổng sản lượng tương đối
Sản lượng của loài A tăng thêm hoặc giảm trong hỗn giao được đánh giá
bằng chỉ số sản lượng tương đối (RYA). Chỉ số này được xác định trên cơ sở sản
lượng của loài A trong ô hỗn giao so với sản lượng của loài A trong ô thuần loài.

Tổng sản lượng tương đối của ô hỗn giao tăng thêm hoặc giảm được đánh giá
bằng chỉ số tổng sản lượng tương đối. Chỉ số này được xác định trên cơ sở lấy sản
lượng tương đối của loài A (RYA) cộng với sản lượng tương đối của loài B (RYB)
(Harper 1977, Kelty 1992 và Huỳnh Đức Nhân 2001 [43]).
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp luận tổng quát
Đề tài sử dụng hệ thống ô nghiên cứu định vị ngoài hiện trường kết hợp phân
tích, tổng hợp số liệu thống kê với sự hỗ trợ của máy tính.
Quá trình nghiên cứu của đề tài được mô phỏng theo sơ đồ Hình (3.1).

Hình 3.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu


21

3.3.2. Thiết kế thí nghiệm
Bốn loài cây thí nghiệm được trồng thuần loài và hỗn giao, cho tổng số 10
(mười) c«ng thøc thÝ nghiƯm, bao gåm 4 (bèn) c«ng thøc thuần loài và 6 (sáu) công
thức hỗn giao của chúng víi nhau. ThiÕt lËp thÝ nghiƯm theo kiĨu khèi ngÉu nhiên
đầy đủ, gồm 3 khối, mỗi khối có 10 ô cho tổng số có 30 ô thí nghiệm.
Mỗi công thức thuần loài được trồng thành 4 hàng cây, mỗi hàng có 10 cây,
cho tổng số có 40 cây/ô. Số liệu được thu thập ở hai hàng giữa ô.
Mỗi công thức hỗn giao được thiết kế hỗn giao theo hàng, mỗi loài trồng 3
hàng cây xen kẽ nhau, mỗi hàng có 10 cây, cho tổng số có 60 cây/ô. Số liệu được
thu thập ở 4 hàng giữa ô, gồm 2 hàng của loài A và 2 hàng của loài B.

Hình 3.2. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm


22


3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.3.1. Kế thừa số liệu
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xà hội ở khu vực nghiên cứu được
kế thừa có chọn lọc từ Lâm trường Đoan Hùng, Trạm Khí tượng Phú Hộ và UBND
huyện Đoan Hùng. Thông tin lịch sử thí nghiệm và các số liệu nghiên cứu thí
nghiệm năm 2005, 2006 được kế thừa có chọn lọc từ Viện nghiên cứu cây nguyên
liệu giấy/Dự án FST-2000-003.
3.3.3.2. Phương pháp đo đếm trong các ô thí nghiệm
- Chiều cao của Bạch đàn được đo bằng thước đo cao điện tử Forester Vertex
với độ chính xác đến dm; chiều cao của cây bản địa đo bằng thước sào với độ chính
xác đến dm.
- Đường kính tán được đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng đứng của
mép tán lá xuống mặt phẳng nằm ngang với độ chính xác đến dm. Đo hai chiều
hàng cách hàng và cây cách cây, rồi tính trị số bình quân.
- Đường kính gốc được đo bằng thước Pan-me với độ chính xác đến mm. Đo
hai chiều hàng cách hàng và cây cách cây, rồi tính trị số bình quân.
- Chất lượng cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hình thái theo ba cấp:
+ Cây tốt: Là những cây khoẻ mạnh, thân thẳng, tán lá cân đối, không
bị sâu bệnh.
+ Cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, tán lệch.
+ Cây trung bình: Là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt và
cây xấu.
- Độ thẳng thân cây được cho điểm theo ba cấp:
+ Điểm 0 cho những cây mà trục thân thẳng từ gốc đến ngọn.
+ Điểm 1 cho những cây mà trên trục thân có 1 điểm cong.
+ Điểm 2 cho những cây mà trên trục thân có từ 2 điểm cong trë lªn.


23


3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, tính toán và phân tích theo phương
pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 11.5 For Windows và
Microsoft Office Excel 2003 cài đặt trên máy vi tính.

- Thể tích hình nãn th©n c©y:
.d i2 .h i
12

(dm3)

(3.1)

Lt = Hvn - Hdc (dm)

(3.2)

vi

- Chiều dài tán lá:

Trong đó:

Lt: Chiều dài tán lá
Hvn: Chiều cao vút ngọn; Hdc: Chiều cao dưới cành

- Tỷ lệ cây (T,X,TB) =
Trong đó:


n (T, X, TB)
.100 (%)
N

(3.3)

n(T,X,TB) là tổng số cây Tốt, Xấu, Trung bình
N là tổng số cây điều tra trên ô thí nghiệm

- Tỷ lệ cây (T,C,HC) =
Trong đó:

n (T, C, HC)
.100 (%)
N

(3.4)

n(T,C,HC) là tổng số cây Thẳng, Cong, Hơi cong
N là tổng số cây điều tra trên ô thí nghiệm

- Tỷ lệ sống =

N
.100 (%)
N0

Trong đó:

N là số cây hiện tại trong ô;


(3.5)
N0 là số cây trồng ban đầu

- Tổng sản lượng tương đối:
RYT = RY(A) + RY(B)

(3.6)


×