Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

221 Hinh thanh the gioi quan duy vat bien chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.64 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>2.2.1 Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.</b>


Mục tiêu: Nhà trường phổ thơng có trách nhiệm hình thành và phát triển tư tưởng,
đạo đức tác phong cho học sinh. Hóa học là mơn khoa học nghiên cứu về cấu tạo và
sự biến đổi của các chất nên sẽ giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc đời sống của tự
nhiên, các qui luật phát triển của nó: ln ln biến đổi và chuyển hóa. Chính vì thế,
nó đã góp phần vào việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh
quan xã hội chủ nghĩa cho học sinh.


<b> 2.2.1.1.Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất</b>


Hóa học cho phép làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng và một số định luật của
phép biện chứng.


+ Vật chất là thực tiễn khách quan: Khái niệm vật chất trong triết học đựơc đưa ra
trên cơ sở tổng quát hoá những kiến thức khoa học tự nhiên về tính chất và cấu tạo
của vật chất. Có hai dạng cơ bản của vật chất: Chất và trường. Chất là đối tượng
nghiên cứu của Hoá Học. Nếu hiểu rõ tính chất và cấu tạo của các chất thì học sinh sẽ
hiểu rõ hơn khái niệm về chất.


Khái niệm về chất được hình thành dần dần: bắt đầu từ THCS, học sinh đã biết rằng
trong tự nhiên có rất nhiều chất khác nhau (khoảng vài triệu chất),các hợp chất này
muôn màu mn vẻ nhưng chỉ do một số ít ngun tố Hóa học tạo thành (khoảng 110
nguyên tố). Bản chất vật chất của các chất là ở chỗ chúng do nguyên tử và phân tử tạo
nên. Các chất khác nhau vì do những nguyên tử, phân tử khác nhau hợp thành hoặc
do những nguyên tử khi kết hợp lại với nhau theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều
dẫn chứng xác minh sự tồn tại khách quan của những phần tử nhỏ bé của vật chất.
+ Sự thống nhất của thế giới vật chất


Những phân tử của một hợp chất đều do các nguyên tử của những nguyên tố nhất
định hợp thành dù những phân tử đó ở đâu trên trái đất hay ở địa điểm nào trong hệ thái


dương.


Thế giới vật chất có tính thống nhất, sự thống nhất đó được học sinh xét đến khi
học về sự phân loại các hợp chất vô cơ: KL- PK-oxit –axit-bazơ-muối.


Trong bảng tuần hồn các ngun tố Hóa học, tất cả các ngun tố Hóa học đều
tìm thấy vị trí của mình trong đó. Tính chất của chúng chịu sự chi phối của một định luật
tổng quát: định luật bảo toàn các nguyên tố Hóa học. Thuyết cấu tạo nguyên tử làm sáng
tỏ bản chất sâu xa của sự thống nhất các nguyên tố Hóa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sự vân động của vật chất có nhiều dạng, trong đó phản ứng hố học là dạng vận động
Hóa học của vật chất, cùng với 4 dạng vân động khác của vật chất là vận động cơ học, lí
học, sinh học và xã hội. Vật chất vận động không ngừng nhưng tồn tại vĩnh viễn.


Từ một chất có thể phân huỷ thành nhiều chất hay ngược lại từ nhiều chất có thể hố
hợp lại thành một chất.


Bản chất của những biến đổi Hóa học là do sự vận động của các nguyên tử, có thể là
sự phân tích phân tử ra những nguyên tử hoặc sự kết hợp của các nguyên tử thành phân
tử.


Định luật bảo toàn khối lượng và định luật thành phần khơng đổi chính là sự biểu
hiện tính chất tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng của vật chất.


<b>2.2.1.2 Khả năng nhận thức được thế giới</b>


Hoá học cung cấp nhiều ví dụ chứng tỏ con người có thể nhận thức được thế giới
khách quan. Ví dụ như nguyên tử, electron, hạt nhân nguyên tử...


Ngày nay con người đã biết cấu tạo sâu xa của vật chất, tìm ra những qui luật chi phối


sự biến đổi của các chất.


<b>2.2.1.3.Các định luật của phép biện chứng.</b>


- <b>Định luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:</b>
+Giải thích nguồn gốc sự vận động và biến đổi của sự vật


+Qua các ví dụ của Hố Học cần tập cho học sinh biết nhìn thấy các mặt đối lập,
những tính chất mâu thuẫn của vật chất, như q trình oxi hố - khử; kim loại và phi kim,
đơn chất và hợp chất …


<b>- Định luật chuyển những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và</b>
<b>ngược lại (Định luật lượng đổi chất đổi): Giải thích q trình biến đổi xảy ra như thế nào.</b>
Ví dụ Phần cấu tạo nguyên tử (tuy do cùng một nguyên tố tạo nên nhưng số lượng
nguyên tử khác nhau mà tạo ra các chất khác nhau: O2, O3) và định luật tuần hoàn.


- Định luật phủ định của phủ định: Chứng minh quan hệ giữa cái mới và cái cũ, chỉ
ra tính chất tiến hóa của sự phát triển.


Ví dụ định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khi thể hiện sự phủ định những tính chất của halogen và khí hiếm, kim loại của chu
kì mới khơng lặp lại y nguyên những đặc tính của kim loại thuộc chu kì trên. Như vậy
phủ định của phủ định khơng phải là sự chuyển động theo vòng luẩn quẩn, luân hồi mà là
sự phát triển theo hình trơn ốc, một sự tiến hóa.


<b>2.2.1.4 Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên.</b>


</div>

<!--links-->

×